tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

điệu như không cầu nổi giận mà vẫn có khí thế khuất phục người khác, khiến y không dám xem thường.

Tiểu nha đầu Thỏ Đình ở cạnh cửa rụt rè nói:
- Thiếu gia, Lỗ y sư đã đến.

Trương Nguyên vội nỏi:
- Mau mời vào, Tiểu Vũ đi trước.

Tiểu hề nô Vũ Lăng đi bước nhanh ra ngoài nghênh đón Lỗ Vân Cốc, Trương Ngạc không đi ngay, y muốn nhìn Lỗ Vân Cốc trị mắt cho Trương Nguyên.

...

Văn phong tại thời Thiệu Hưng cực thịnh, đại đa số con cháu thiếu niên ở Thiệu Hưng có gia thế trong sạch đều được đi học ở trường xã, đến chừng hai mươi tuổi không còn hy vọng thi đỗ tú tài nữa, lúc này mới chuyển sang chọn nghề, hoặc buôn bán, hoặc làm các nghề khác.
Lỗ Vân Cốc cũng như thế, thi cử không thành chuyển sang tự học nghề y, lão đối với nghề y rất có thiên phú, chữa bệnh không theo thầy không theo sách, không theo lối mòn, lại có gan dùng tân dược, đã nhiều lần có hiệu quả, lão tinh thông nhất là trị bệnh cho trẻ em, hành nghề y có mấy năm ngắn ngủi, đã nổi danh ở tám huyện của Thiệu Hưng.

Lỗ Vân Cốc không tầm thường, ngoài việc làm nghề y, cũng có nghiên cứu về trà nghệ, thổi sáo rất hay, tự tay trồng được nhiều loại hoa lan quý hiếm. Lão rất ghét thấy người khác hút thuốc, say xỉn và khạc nhổ bừa bãi, bởi vì không muốn nhìn thấy những thứ ấy, nên lão rất ít khi đến khám bệnh tại nhà, chỉ ở trong nhà tiếp khách chữa bệnh, đến tận nhà trị mắt cho Trương Nguyên xem như là ngoại lệ rồi, lần đầu tiên đến là vì không thể để mặc cho Trương mẫu Lã thị đau khổ cầu xin, hai lần kế tiếp lại là do y tự nguyện tới trị, bởi vì lão cảm thấy người thiếu niên Trương Nguyên ăn nói cực kỳ có ý tứ, không phải người thô tục.

Lỗ Vân Cốc đi theo tiểu hề nô Vũ Lăng đến đại sảnh của nhà họ Trương ngồi chờ, liền nhìn thấy Trương Nguyên đang bịt mắt, tay thì vịn lên đầu một tiểu nha đầu đang đi ra, mà đi theo bên cạnh Trương Nguyên chính là Trương Ngạc.

Lỗ Vân Cốc nhận ra Trương Ngạc, Trương Ngạc nổi tiếng là con ông cháu cha ở huyện Sơn Âm, tai tiếng không nhỏ. Lỗ Vân Cốc đối với Trương Ngạc quả thực là căm ghét đến tận xương tuỷ, nguyên nhân là do vào đầu năm ở hội hoa Long Sơn có người bán một chậu mai quý Xuân Lan, Lỗ Vân Cốc vốn định mua, lại bị Trương Ngạc đoạt trước, giành trước cũng thôi đi, lại còn chọc tức người ta, gã dùng chân nghiền cho nát nhừ bình hoa mai Xuân Lan quý trị giá năm lượng bạc, làm cho người yêu hoa như Lỗ Vân Cốc, tức giận vô cùng, đi tới lý luận, Trương Ngạc buông một câu:

- Liên quan gì đến ngươi.

Rồi nghênh ngang rời đi.

- Lỗ tiên sinh, trời nóng như vậy mà lại làm phiềm ngươi hạ giá quang lâm, cám ơn rất nhiều, cảm ơn.
Trương Nguyên lạy dài, vừa kêu Vũ Lăng mau dâng trà.

Lỗ Vân Cốc đứng dậy trả lễ, cũng không nhìn Trương Ngạc bên cạnh, nói:
- Ta đến tái khám, xem xem thị lực của ngươi khôi phục như thế nào? Người không có phận sự kính xin tránh lui cho.

Trương Ngạc biết Lỗ Vân Cốc không ưa hắn, nên "xì" một tiếng cười lạnh, rồi châm chọc lỗ Vân Cốc:
- Còn người không có phận sự thì tránh ra. Ngươi tưởng ngươi là Huyện lệnh Sơn Âm à.

Lỗ Vân Cốc giận dữ đứng dậy, quay về phía Trương Nguyên chắp tay:
- Cáo từ.

Trương Nguyên vội vàng nói:
- Lỗ tiên sinh! Lỗ tiên sinh! Xin chờ một chút.

Lỗ Vân Cốc thấy Trương Nguyên bịt mắt bước nhanh đi về hướng hắn, lo Trương Nguyên té nhào, khẩn trương bước lên tới để đỡ lấy Trương Nguyên, đồng thời vội vàng nói:
- Để hôm khác tại hạ lại đến vậy.

Trương Nguyên nói:
- Lỗ tiên sinh đợi chút, trước hết nghe ta nói một lời đã.
Trương Nguyên quay đầu lại nói:
- Tam huynh, còn nhớ rõ lời của mình đã nói không?

Trương Ngạc lập tức ỉu xìu, không có cách nào khác trả lời
- không quên đâu.

Trương Nguyên nói:
- Lỗ tiên sinh tới là chữa bệnh cho ta, sao huynh có thể vô lễ như thế. Mau xin lỗi Lỗ tiên sinh đi.

Lỗ Vân Cốc mở to hai mắt nhìn. Trương Ngạc nổi danh là bướng bỉnh không chịu thuần phục, cho dù là Phụ thân của y là Trương bảo sinh bắt Trương Ngạc đi xin lỗi người khác cũng hơi khó. Bây giờ, Trương Ngạc sẽ nghe lời Trương Nguyên sao?

Chỉ thấy da mặt Trương Ngạc đổi sang màu tím , đầu lắc tới lắc lui, dường như muốn né tránh cái gì đó. Bỗng nhiên y cúi đầu, đi đến, khom người trước mặt Lỗ Vân Cốc, giọng điệu buồn bực hờn dỗi nói:
- Lỗ tiên sinh! Đã đắc tội, cáo từ.
Nói xong y quay đầu bước ra bên ngoài phòng rồi đi nhanh như bay.

Lỗ Vân Cốc ngẩn người, sau một lúc lâu hỏi:
- Giới tử thế huynh! Người mới vừa rồi thật sự là Trương Ngạc Trương Yến khách?

Trương Nguyên cười nói:
- làm sao sai được , tộc huynh của ta mà. Lỗ tiên sinh! Mời ngồi.

Lỗ Vân Cốc ngồi xuống, lắc đầu cười nói:
- Trương Yến khách đổi tính rồi. Chịu xin lỗi Lỗ mỗ đây thì đúng là một chuyện bất ngờ đây.

tiểu hề nô Vũ Lăng bên cạnh trong lòng vui sướng, không kiểm soát được miệng mình, nói:
- Lỗ tiên sinh có điều không biết. Thiếu gia nhà ta vừa mới đánh cuộc thắng Yến Khách công tử, về sau Yến khách công tử nhất định phải nghe lời thiếu gia nhà ta.

- Thua, thắng cái gì?
Lỗ Vân Cốc không hiểu ra sao.

Trương Nguyên giải thích nói:
- là đọc một đoạn, cho ta đoán tên sách.

Lỗ Vân Cốc cười ha ha, có thể làm cho kẻ ăn chơi nổi tiếng là Trương Yến Khách chịu thua như vậy cũng không phải là chuyện dễ dàng. Y liền, hỏi:
- Đánh cuộc phần nào của sách?

Trương Nguyên ho khan một tiếng, đáp:
- Kim Bình Mai .

Lỗ Vân Cốc suy tư một lát, chưa từng nghe nói có một bộ sách như vậy, hỏi:
- là " bình sử " mà Viên trung lang thường nói về trồng xen canh hoa phải không ?

Có bình, có mai, không phải là trồng hoa sao?

Trương Nguyên đang bưng tách trà uống liền phun ngay ra ngoài, rồi liên tục ho khan.

Tiểu nha đầu Thỏ Đình vội vỗ lưng cho thiếu gia.

Lỗ Vân Cốc lấy giọng điệu thầy thuốc nói:
- Lúc uống trà, ăn cơm đừng nói chuyện. Nếu muốn nói cũng không nên gấp gáp mà hãy từ từ.
Y lại hỏi một câu: là nói về trồng hoa phải không ?

Trương Nguyên đành phải đáp:
- Gần giống vậy, cũng có nói về xen canh đó.

Lỗ Vân Cốc nói:
- Có thể cho Lỗ mỗ mượn " Kim Bình Mai " xem một chút không?

Trương Nguyên nói:
- Thật xin lỗi, Lỗ tiên sinh. Sách kia là của Trương Yến khách đấy.

Lỗ Vân Cốc "Ồ" một tiếng, không hỏi nữa chuyện " Kim Bình Mai " nữa, đi đến trước mặt Trương Nguyên. Y kêu Trương Nguyên ngồi vào chỗ khuất bóng, sau đó tháo bịt mắt, cẩn thận xem mắt của Trương Nguyên, sau khi hỏi rất lâu liền gật đầu nói:
- Giới tử thế huynh tâm có thể tĩnh tâm lại như vậy rất tốt. Bệnh của người là do thuở nhỏ thích ăn kẹo quá mức, hơn nữa tính tình lại nóng, dưỡng mắt trước hết phải dưỡng gan, muốn dưỡng gan trước tiên phải dưỡng tính. Tính tình bình thản,tâm tĩnh thần thanh, tự nhiên tai thính mắt tinh, mắt ngươi có thể khỏi rất nhanh—— hôm nay là hai mươi hai tháng sáu, trước lễ vu lan mười lăm tháng bảy có thể tháo bịt mắt ra rồi. Mấy ngày này chỉ cần không ra nắng, không được nhìn thẳng vào ánh nến thì ở trong phòng không bịt mắt cũng được. Chỉ có điều không được đọc sách viết chữ, nhớ là sau này hết sức ăn đồ ngọt ít lại, không được dùng mắt quá độ , dưỡng mắt là việc cả đời.

Trương Nguyên nói:
- Ta nhớ rồi, đa tạ Lỗ tiên sinh đã tỉ mỉ khám bệnh cho.
Nhưng hắn lại thầm nhủ trong lòng:
- Xem ra ta cũng cần 1 cặp kính mát, không biết ở Macao này người Tây Dương có bán kính râm không.

Hôm nay Lỗ Vân Cốc rảnh rỗi, đến nhà tái khám cho Trương Nguyên, thuận tiện cũng muốn trò chuyện với hắn.

Hai người ngồi ở ngoài hành lang của chính sảnh, phe phẩy quạt hương bồ nói chuyện phiếm.

Buổi trưa hè, nhìn ánh sáng ở ngoài hiên nhà trải dài trên những miếng ngói xanh cảm giác giống như khí nóng đang bốc lên. Tiết trời như vậy ngồi dưới mái hiên ve vẩy chiếc quạt nói chuyện phiếm đương nhiên là thoải mái, thỉnh thoảng cón có những cơn gió lướt nhẹ qua.

Tâm trạng Lỗ Vân Cốc rất tốt, mỗi lần cùng nói chuyện với người thiếu niên mười lăm tuổi này, y đều có cảm giác rất mới mẻ, như hiểu ra rất nhiều điều mà có khi chính hắn nghĩ mãi vẫn không rõ sự tình. Nhưng người thiếu niên này lại có thể nói một câu toạc ra, ví như chiếc đũa cắm ở trong chén nước, vì sao nhìn trong nước giống bị cong gãy?

Lỗ Vân Cốc nghĩ thầm rằng:
"Người thiếu niên Đông trương này trước đây sao lại không có tiếng tăm, mà chỉ nghe nói tới Trương Tông Tử của Tây Trương, thành nam thì có Kỳ Hổ Tử là hai đại thần đồng của bổn huyện. Theo ta thấy Trương Nguyên - Trương giới tử này không hề dưới hai vị kia, chỉ sợ còn hơn nữa.


Chạng vạng, Trương mẫu Lã thị từ điền trang giám hồ trở về, nói là thu hoạch không tốt, lúa của tá điền chỉ lấy được sáu phần. Nói chung mấy năm này thu hoạch đều không tốt.

Trương Nguyên nghĩ thầm rằng:
- Hơn nửa năm nay đều là mưa thuận gió hoà sao, sao lại thu hoạch không tốt. Bên giám hồ đều là ruộng tốt, chỉ cần không bị lũ lụt, làm gì có năm nào cũng thu hoạch kém được?

Trương Nguyên có một cảm giác cha của Trương Thái là Trương Đại Xuân có khả năng mưu lợi bất chính, bởi vì phụ thân hắn Trương Thụy Dương nhiều năm ở xa, mẫu thân họ Lã dù sao cũng là đàn bà con gái. Điền tô mấy năm nay của nhà Trương Nguyên đều là do Trương Đại Xuân xử lý.

Những nghi vấn hiện tại của Trương Nguyên chỉ để ở trong lòng, mắt hắn còn không dùng được, không nên quan tâm nhiều quá. Đợi sau khi bỏ bịt mắt đi rồi, hắn sẽ giúp mẫu thân sắp xếp công việc một chút cũng không muộn. Bây giờ chỉ cần để ý nhiều hơn một chút là được rồi.

Ngày hôm sau, hai người Phạm Trân, Chiêm Sĩ Nguyên cứ như bình thường đến đọc " Xuân thu kinh truyện tập giải " cho Trương Nguyên. Mỗi khi đọc xong một quyển, trong thời gian nói chuyện phiếm, Phạm Trân nói:
- Giới tử thiếu gia cũng biết chuyện Yến Khách công tử?

- Chuyện gì?
Trương Nguyên hỏi.

Phạm trân nói:
- Chạng vạng hôm qua Yến khách công tử uống đến say không còn biết gì, rồi xách một cây trúc tiết tiên, gặp người là đánh, sau lại bảo người bịt kín mắt hắn, nói phải mở rộng trí tuệ. Y nói năng bậy bạ loạn xạ, nghiêng ngả lảo đảo, mượn rượu làm càn."

Phạm Trân, Chiêm Sĩ Nguyên biết hôm qua Trương Ngạc tới gặp Trương Nguyên, nhưng khi trở về thì trở nên điên cuồng, không biết có phải do Trương Nguyên gây ra hay sao?

Trương Nguyên nói:
- Tam huynh là người cực thông minh, là thiên lý mã. Mà thiên lý mã tất bất tuân, ừ, từ từ rồi cũng tốt thôi.

Lại qua vài ngày nữa, Phạm Trân nói với Trương Nguyên:
- Mấy ngày này Yến khách công tử học tĩnh tọa, còn cả ngày bịt mắt, tuy rằng không nói rõ, nhưng hiển nhiên là học Giới Tử thiếu gia, không biết tại sao nữa?

Trương Nguyên cười nói:
- Ngày đó Tam huynh nghe ta nói tâm tĩnh sinh trí, tai nghe hơn mắt nhìn, nghe sách càng thuộc hơn, chắc là duyên cớ này.

Phạm, Chiêm hai người đều cười.

Phạm Trân híp mắt nhìn Trương Nguyên . Người thiếu niên mười lăm tuổi này bỏ bịt mắt thì nhìn dung mạo khá thanh nhã, nhưng vẫn còn có chút trẻ con , chỉ có điều thần thái giọng điệu lại vững vàng bình tĩnh, khiến cho Phạm Trân nghĩ thầm rằng:
- Chẳng lẽ thực sự có chuyện này, nghe sách có thể càng nhớ rõ? Tuy nhiên thiếu niên này thật sự là có tài

Trương Nguyên thông qua hai người Phạm, Chiêm hiểu được muốn vào các kỳ thi khảo đồng sinh, kỳ thi tú tài, phải đọc các sách như:

Tứ thư tập chú , Hiếu kinh , Tiểu học , Ngũ kinh truyện chú, Chu lễ , Lễ nghi , Xuân thu tam truyện , Quốc ngữ , Chiến quốc sách , Tính lý , Văn tuyển , Bát gia văn tập , Văn chương chính tông ——

Bước đầu phỏng chừng, đọc thuộc lòng những sách này ít nhất cần ba năm thời gian, sau đó từ trong Ngũ kinh tuyển chọn lấy một bản kinh. Trong kỳ thi huyện kỳ thi, phủ đều theo bản kinh ra đề mục, Trương Nguyên chọn đề mục cho chính mình chính là " Xuân thu ", ba mươi cuốn " Xuân thu kinh truyện tập giải " hắn đã nghe Phạm, Chiêm đọc xong, cũng đã cố gắng ghi nhớ, chỉ có điều không nghĩ tới còn phải đọc thêm nhiều sách như vậy. Đám học trò nhỏ thật sự rất khó bước vào kỳ thi tú tài.

Nhưng nghe Phạm Trân lại nói:
- Cũng có mưu lợi thi đậu tú tài đấy, sách khác cũng không đọc, chỉ đọc " Tứ thư tập chú " và bản kinh, sau đó nghiền ngẫm bát cổ văn bát cổ, trúng tủ cũng có không ít. Ha hả! Cái thứ tú tài không học vấn, không nghề nghiệp đó còn không bằng ta cùng lão Chiêm.

"Tứ thư tập chú" và "Ngũ kinh" Trương Nguyên đã nghe qua một lần, những sách bốn trăm năm sau như "Quốc ngữ", " Chiến quốc sách lược" thì đã đọc qua, còn nếu đặc biệt như "Xuân thu", vậy thì " Xuân thu phồn lộ " của Đổng Trọng Thư và "Xuân thu cốc lương truyền sơ " của Dương Sĩ Huân không thể không đọc, trong nhà Trương Nguyên lại không có hai bộ sách này, đành phải nhờ Phạm Trân mượn từ Tây Trương tới đọc cho hắn nghe.

ĐLúc này đã là thượng tuần tháng bảy âm lịch, mắt Trương Nguyên cũng đã hồi phục rất tốt rồi. Hắn từng thử tự mình xem một trang sách và nghe người ta đọc một trang sách, khả năng ghi nhớ không giống nhau. Tự mình đọc sách chỉ có thể nhớ một nửa, mà nghe lại một lần lại có thể nhớ toàn bộ

Trương Nguyên nghĩ thầm rằng:
- Xem ra ông trời muốn cả đời ta dưỡng mắt. Cũng tốt, xem qua là thuộc không quá ngạc nhiên, nghe qua không quên mới khó được. Chỉ có điều hai người thường xuyên đi bên cạnh có thể đọc sách cho ta nghe là, lão Phạm và lão Chiêm không lâu dài. Còn người khác... ừ, trong tay áo đẹp lại lồng thêm mùi thơm (nghĩa bóng là làm việc gì đó còn có người đẹp bồi tiếp). Trong đêm nghe đọc sách cũng không tệ, có thể ta còn nhỏ, chưa có bạc, từ từ, bàn bạc kỹ hơn vậy.

Cả nhà Trương Nguyên đối với sự thay đổi của Trương Nguyên dường như cũng không kinh ngạc, Trương mẫu Lã thị cho rằng đứa con đã trải qua chuyện khổ tâm trong khoảng thời gian ngắn mà trở nên hiểu chuyện, còn tiểu hầu Vũ lăng thường xuyên tiếp xúc Trương Nguyên nên đối với chuyện này chỉ cảm thấy rất vui. Nó thích thiếu gia bây giờ, hai lần chỉnh được Tây Trương Yến Khách công tử tới mặt xám mày tro, thật sự là vui sướng. Thỏ Đình mới mười tuổi có thể không chú ý, còn Y Đình , không biết chữ, không cảm thấy thiếu gia đọc sách và không đọc sách có cái gì khác nhau. Về phần cha con Trương Đại Xuân, Trương Thái thì bọn họ chưa lĩnh giáo bãn lĩnh của Giới Tử thiếu gia.

Đầu tháng bảy , sau giờ ngọ lễ Ngưu Lang chức nữ, Trương Nguyên đang trong thư phòng nghe hai người Phạm, Chiêm hai người đọc cho hắn " xuân thu phồn lộ ", thì nghe ở hậu viên có người ở gõ cửa. Bình thường từ cửa sau ra vào đều là người hầu tôi tớ, Trương Nguyên liền kêu Vũ Lăng đi xem là ai?

Chỉ chốc lát, Vũ Lăng dẫn một tỳ nữ mười bảy, mười tám tuổi, dung mạo xinh đẹp đến. Tỳ nữ này quỳ gối bên ngoài thư phòng, buồn bã khóc nói:
- Giới tử thiếu gia, tiểu tỳ xin giới tử thiếu gia ——

Đứa tỳ nữ đó mới mở miệng, Trương Nguyên đã nhận ra đây chính là người ngày đó đi theo Trương Ngạc đến để làm tiền đặt cược. Hắn liền hỏi:
- Chuyện gì?

Trương mẫu Lã thị sau khi nghe có người gõ cửa, kêu đại a đầu Y Đình sang đây xem, Y Đình vừa thấy tỳ nữ Tây Trương quỳ gối bên ngoài thư phòng thiếu gia thì ngạc nhiên nói:
- A, Thu Lăng! Ngươi tới nơi này làm gì?

Bình thường Thu Lăng rất hay tỏ vẻ. Khi Y Đình ra sông giặt quần áo, nàng thi thoảng lại đứng bên cạnh bờ sông dưới gốc cây liễu vừa gặm hạt dưa vừa nói chuyện phiếm với Y Đình, có một lần còn cố ý so với Y Đình xem tay ai đẹp hơn. Một năm bốn mùa Y Đình đều phải xuống nước giặt quần áo, tay tự nhiên thô ráp, nào có non mịn như Thu Lăng, nhưng Y Đình cũng không phải dễ chọc, đáp lễ nói:
- Ta là vất vả một chút, nhưng chưa từng bị đánh. Thái thái nhà tôi đối xử với tôi tớ rất tốt .
Thu lăng thẹn quá thành giận, sau đó không thèm để ý đến Y Đình nữa

Mà lúc này Thu Lăng không còn giữ được sự kiêu kỳ đó nữa, khóc sướt mướt nói:
- Y Đình tỷ, giúp ta van cầu Giới Tử thiếu gia đi. Công tử nhà ta muốn tặng ta cho lão đầu trông cửa già nua.

PhạmTrân không kìm nổi cười bật cười thành tiếng, nói với Trương Nguyên:
- Đúng là có chuyện như vậy, Yến Khách công tử học Giới tử thiếu gia che mắt tĩnh tọa vài ngày, dường như không thấy nhanh trí, kêu người ta đọc sách cho hắn nghe, càng nghe càng nóng nảy. Không biết Thu Lăng làm thế nào chọc tới Yến Khách công tử cứ dăm ngày là bị đánh. Tuy nhiên việc tặng cho lão đầu trông cửa già nua thì Phạm mỗ lại chưa nghe nói —

Thu Lăng quỳ gối ngoài cửa tiếp lời nói:
- Chính là chuyện sáng sớm nay, Tam công tử lệnh cho tiểu tỳ cùng lão đầu già nua thành thân.

Phạm Trân cười nói:
- Là cái lão đầu họ Ngô già nua ấy ư, hơn sáu mươi tuổi rồi. Đúng là một cây lê đè hải đường à.
Nói xong y "Chậc chậc" hai tiếng, giống như rất cực kỳ hâm mộ.

Thu Lăng khóc ròng nói:
- Tiểu tỳ van cầu Giới Tử thiếu gia ——

Y Đình nói:
- Đúng là chuyện lạ, Yến Khách công tử muốn gả ngươi cho hạ nhân, ngươi tới cầu thiếu gia nhà ta làm gì!

Thu Lăng nói:
- Yến Khách công tử từng đánh cuộc với Giới Tử thiếu gia. Tiểu tỳ —— tiểu tỳ tình nguyện hầu hạ Giới Tử thiếu gia.

Trương Nguyên vừa nghe vậy, trong lòng có phần không thoải mái:
"Ngày đó Thu Lăng nghe Trương Ngạc thua định đưa nàng cho ta, liền kêu không muốn, đến hôm nay bị Trương Ngạc tặng cho lão đầu họ Ngô thì mới nghĩ đến đông trương. Ha ha! Ttrương Giới Tử ta cũng chỉ hơn lão Ngô đầu một chút thôi sao?"
Nghĩ vậy hắn lắc đầu nói:
- Ta không cần ngươi hầu hạ.

Thu Lăng khóc lớn nói:
- Giới tử thiếu gia, xin ngươi cứu tiểu tỳ đi. Lão đầu già nua kia vừa già vừa xấu thì thôi, nhưng toàn thân đầy mụn ghẻ, tiểu tỳ thà chết cũng không lấy hắn. Van xin Giới Tử thiếu gia, chỉ có Giới Tử thiếu gia có thể làm cho Tam công tử hồi tâm chuyển ý, van thiếu gia.

Phạm Trân ngạc nhiên hỏi:
- Đánh cuộc cái gì?

Thu Lăng lúc này cũng bất lực , kể chuyện ngày đó Trương Ngạc thua Trương Nguyên ra.

Phạm Trân, Chiêm Sĩ Nguyên ngơ ngác nhìn nhau, thầm nghĩ khó trách Yến Khách công tử ngày ấy mượn rượu làm càn, hóa ra là có chuyện buồn như vậy

Phạm Trân cười nói:
- Lời nói nữ tỳ này đáng thương, lão Ngô kia cũng đích xác không xứng, Giới Tử thiếu gia! Nếu có thể đưa nàng về thì đó cũng là một chuyện tốt.

Trương Nguyên lén nhìn Thu Lăng kia, mặc dù có vài phần quyến rũ, cũng chỉ là vẻ đẹp bình thường, hơn nữa lại chê nghèo tham giàu thế, hắn không có hứng thú gì nên lắc đầu nói:
- Ta không cần nàng hầu hạ —— Vũ Lăng, đưa nàng đi.

- Khoan đã
Phạm Trân liền vái Trương Nguyên một cái
- Giới Tử thiếu gia, có thể nói chuyện chút không?

Chiêm Sĩ Nguyên hiểu được tâm ý Phạm Trân, cười nói:
- Tại hạ đi về trước, Phạm huynh ở lại nói chuyện với Giới Tử thiếu gia vậy

Sau khi Chiêm Sĩ Nguyên đi, trong thư phòng chỉ có Trương Nguyên và Phạm Trân, Phạm Trân vái Trương Nguyên thật sâu, thấp giọng nói:
- thiếu gia cũng biết , Phạm mỗ mất vợ sớm, vẫn chưa tái giá, nếu thiếu gia có thể khiến cho Tam công tử hứa gả Thu Lăng cho ta làm thiếp, Phạm mỗ vô cùng cảm kích.

Trương Nguyên mỉm cười đánh giá Phạm Trân. Tuổi y đã gần năm mươi, chòm râu dê. Dáng người hơi gầy.. "Ừm! Cũng được, Quân tử giúp người là .chuyện tốt, coi như làm một chút việc thiện." Nghĩ vậy hắn liền nói:
- Ta thử xem sao.

Phạm Trân mừng rỡ, liên tục nói lời cảm tạ.

Trương Nguyên liền kêu Thu Lăng vào, nói Phạm tiên sinh có ý muốn cưới nàng làm thiếp, xem ý Thu Lăng như thế nào?

Thu Lăng chỉ sợ gả cho lão Ngô đầu vừa già vừa xấu lại vừa bẩn, hơn nữa phải đối mặt sự khinh miệt của người hầu Tây Trương thì quá mất mặt còn không bằng chết đi. Phạm môn khách này nhã nhặn, tuy rằng tuổi cũng không nhỏ, nhưng so với lão Ngô đầu kia lại giỏi hơn nhiều, sao lại không chịu chứ.

Trương Nguyên liền viết một phong thư, kêu Thu Lăng trở về giao cho Trương Ngạc. Thấy Thu Lăng nao núng không dám đi, Trương Nguyên nói:
- Sự thành hay không, là ở nơi tấm thư này.
Nghe thấy vậy Thu Lăng mới nhận thư về Tây Trương .

Trương Nguyên nói:
- Phạm tiên sinh, hãy còn sớm, mời Phạm tiên sinh đọc quyển thứ bảy này cho xong đi.

Phạm Trân liền bắt đầu đọc sách, ước chừng đọc hơn mười trang, chợt nghe Trương Thái tới báo, Tây Trương Tam công tử đến.

Phạm Trân thầm nghĩ:
- Quả nhiên là ngay lập tức

Lại nghe Trương Nguyên nói:
- Phạm tiên sinh tạm lánh một chút trước, ta cũng phải để Tam huynh ta chút mặt.

Phạm Trân âm thầm gật đầu, Trương Nguyên xử sự thật không giống thiếu niên mười lăm tuổi, khí độ và lòng dạ như thế, tuyệt không phải người bình thường .


Trương Ngạc đi vào thư phòng, thấy chỉ có một mình Trương Nguyên, trong lòng bớt căng thẳng. Lông mày y giãn ra, chắp chắp tay, hỏi:
- Giới tử, gọi ta có chuyện gì?

Trương Nguyên nói:
- Tam huynh mời ngồi. Ta có một chuyện muốn cùng Tam huynh thương lượng.

Trương Ngạc thấy ngôn ngữ khách khí của Trương Nguyên cảm thấy vui mừng, nói:
- Giới Tử có chuyện gì?

Trương Nguyên nói:
- Nghe nói Tam huynh muốn gả Thu Lăng cho lão Ngô trông cửa, Thu Lăng kia chạy đến nơi này của ta khóc sướt mướt, nói tình nguyện hầu hạ ta cũng tuyệt không chịu lão Ngô đầu kia, như vậy xem ra, Trương Giới Tử ta so với kia lão Ngô đầu vẫn là lấy được lòng mỹ nhân một chút .

Trương Ngạc cười ha ha, nói:
- Con tiện tỳ đó lại chạy đến nơi này của ngươi khẩn cầu. Sao? Giới Tử ngươi muốn cô ấy?

Trương Nguyên nói:
- Ừ, tặng ta đi, như thế nào cũng phải thắng lão Ngô đầu kia .

Trương Ngạc cười nói:
- Tốt lắm, đợi chút kêu cô ấy đến. Giới Tử ta muốn cùng ngươi chơi ván kế tiếp trước.

Trương Nguyên vẫn che mắt chơi cờ với Trương Ngạc, kết quả đấu cờ là, Trương Nguyên lại thắng.

Trương Ngạc bây giờ cũng đã có chỗ khâm phục tộc đệ nhỏ hơn hắn phân nữa số tuổi này rồi, liền nói:
- Giới Tử ngày mai ta với ngươi đánh cờ vây, ngươi có dám che mắt cùng ta đánh cờ không ?

Người có thể đánh cờ tướng bằng lời nói không ít, nhưng cờ vây thiên biến vạn hóa, con số phong phú, vẫn chưa nghe nói ai có thể che mắt mà đánh cờ.

Trương Nguyên nói:
- Thử xem xem.

Trương Ngạc nói:
- Được , ngày mai gặp.

Chạng vạng hôm đó, Thu Lăng đến, mang theo Nô Khế của mình và thư xác nhận của Trương Ngạc

Tòa tiểu trúc đình ở dưới chân cầu vòm đã được xây xong từ trước, vì gần đây Trương Ngạc bịt mắt tĩnh tọa, mãi vẫn chưa đi xem cái đình đó, may mà cũng không có mưa, đình còn chưa bị nước sông cuốn đi, giờ ngọ ngày hôm sau sau khi Thu Lăng tới, Trương Ngạc để thanh kỹ Vương Khả Xan đi mời Trương Nguyên đến đình trúc dưới chân cầu vòm đánh cờ.

Không khí hôm nay có vẻ oi bức hơn, nắng gắt cuối thu mà, phía xa chân trời mây xám dày đặc, đã vào cuối thu rồi mà trời vẫn nóng như vậy, thật là khác thường, xem ra trễ chút nữa sẽ có một trận mưa to đây.

Sau khi Trương Nguyên đến cưới chân cầu vòm liền bỏ bịt mắt ra, vải bịt mắt này không phải kính mát, mang lâu không thấy thoải mái, ai lại muốn suốt ngày phải mò mẫm tìm kiếm cơ chứ.

-Ha ha, Giới Tử.

Trương Ngạc cười to nghênh đón bạn, thấy bên cạnh Trương Nguyên có một tiểu hề nô Vũ Lăng đi cùng, bèn nói:
- Sao vẫn là Tiểu Vũ đi theo vậy, Thu Lăng đâu?

Chẳng đợi Trương Nguyên trả lời, y lại đến sát hơn hạ giọng cười nói:
- Giới Tử, tỳ nữ xinh đẹp kia hầu hạ ngươi có tốt không nào?

Trương Nguyên cười nói:
- Cái gì mà tỳ nữ xinh đẹp, ngươi đánh người ta khắp người chỗ thì xanh chỗ thì tím, ta trông thấy là mất cả hứng, ta đã đưa qua cho Phạm Trân rồi.

Trương Ngạc sửng sốt nói:
- Tặng người ta rồi! Giới Tử ngươi còn phá của hơn ta nữa, tỳ nữ son sắc như vậy, chí ít cũng phải trăm mấy lượng bạc, trên người có chút tím tái thì đã sao, dưỡng vài hôm chẳng phải lại trắng trẻo nõn nà ra à.

Trương Nguyên nói:
- Không nói nữa, đã tặng mất rồi, đi, chúng ta đánh cờ.
Rồi bước vào trong đình trúc.

Tặng rồi thì tặng rồi, Trương Nguyên cũng chẳng cảm thấy gì, y vốn dĩ xài tiền như nước, món đồ bỏ khối tiền ra mua, sau khi chơi chán rồi lại tiện tay vứt đi, đây vốn là chuyện bình thường mà, bèn lắc đầu nói:
- Thu Lăng đã là người bên Đông Trương ngươi, ngươi xử trí thế nào là chuyện của ngươi, chỉ là hời cho Lão Phạm quá, về chuyện giường chiếu thì con tiện ti Thu Lăng kia cũng khá hấp dẫn đấy.
Y đi theo vào Trương Nguyên vào đình.

Trúc đình này tuy nhỏ nhưng tao nhã, nó được dựng bởi trúc non vừa mới chặt xuống mà làm thành, có thể ngửi thấy hương trúc tươi mát, chỉ có điều khung cảnh xung quanh không hợp cho lắm, bên bờ là bãi sông đá vụn, trên đỉnh lại là cầu vòm, dựng tòa trúc đình ở đây, thật sự là chẳng ra làm sao cả, nhưng Trương Ngạc thì lại cảm thấy khá đẹp.

Một cái bàn gỗ lê vàng tinh tế, hai cái ghế tròn gỗ mun tám chân, trên bàn có đặt một bàn cờ bằng gỗ phỉ ngàn năm, cùng với những quân cờ xuất xứ từ Vĩnh Hưng phủ, đặt ngay bốn góc.

Trương Ngạc hỏi:
- Giới Tử, muốn đánh cược chút không?

Trương Nguyên nói:
- Không đánh cược.

Trương Ngạc cười cười, cũng không cưỡng cầu đòi đánh cược, giờ y chỉ đang hứng thú không biết Trương Nguyên sẽ đánh cờ mồm thế nào đây, từ lúc vua Nghiêu sáng tạo ra cờ vây đến khi dạy dỗ con trai là Tử Đan, chưa từng nghe nói có người che mắt đánh cờ vây bao giờ.

Sai tiên (thuật ngữ cờ vây, cách quyết định xem ai đi trước), Trương Nguyên cờ trắng đi trước.

Trương Nguyên quay lưng lại, mắt hướng nước sông Đầu Lao, nhắm nửa con mắt, nói:
- Khứ Vị Nhân Quan.

Bước đầu tiên này kỳ thật chính là Tinh Vị Tiểu Phi Quải, nhưng cách ghi chép của cờ xưa lại ghi như thế này, họ chia cờ vây ra làm bốn khu vực, Đông Bắc là Khứ Vị, Tây Bắc là Thượng Vị, Đông Nam là Nhập Vị, Tây Nam là Bình Vị, sau đó lại dùng 19 chữ để kí hiệu cho 19 đạo, 19 chữ này chính là "Thiên địa nhân thì hành quan đấu phương châu nhật đông nguyệt nhuận trĩ vọng tương sinh tùng khách", vì phải đánh cờ mồm, đêm qua Trương Nguyên lâm trận mới mài gươm, tìm hiểu và đồng thời chuẩn bị trước một chút.

Trương Ngạc gật đầu nói:
- Hay, ngươi cũng thật dám đánh cờ mồm đấy.
Xong y liền nhặt một viên cờ trắng đặt ngay vị trí "Khứ Vị Nhân Quan", đây là đi thay cho Trương Nguyên, đồng thời miệng đọc:
- Khứ Vị Nhân Nhật
Đây là vị trí kẹp thấp của ba gian cờ đen.

Thoặt đầu Trương Nguyên cũng có chút hồi hộp, lo sợ mình nhớ nhầm thuật cờ phức tạp của cờ vây, dù sao đánh cờ vây bằng mồm cũng là chuyện cực kỳ khó khăn, cho dù là đại kỵ sĩ cấp bậc đỉnh cao cũng không thể đánh cờ vây bằng mồm, theo hắn biết, đời sau chỉ có một người tên là Bảo Vân, với bậc nghiệp dư cấp 6 có thể đánh cờ mồm được--------------

Mấy mươi nước cờ qua đi, Trương Nguyên dần tự tin lên, hắn có thể nhớ được vị trí quân cờ một cách rõ rệt, cờ vây không giống với cờ tướng, trong cờ vây, ngoài việc quân cờ bị ăn mất, sau khi xuống cờ lại không thể di chuyển được nữa, trái lại mà nói thì cờ vây lại dễ nhớ hơn một chút, khó là khó ở chỗ số lượng nó quá nhiều, hơn nữa phải cố gắng tránh bị cướp cờ, cướp cờ quá phức tạp, rất có thể sẽ nhớ lẫn lộn cả lên.

Cờ đen của Trương Ngạc thì trái lại càng lúc càng kinh hãi, giống như cờ tướng vậy, cờ vây của Trương Nguyên cũng là theo học từ Trương Ngạc, trước kia y phải nhường Trương Nguyên hai con cờ, nhưng giờ cả hai chỉ phân xem ra cờ trước, chỉ vỏn vẹn năm mươi nước, cờ đen của Trương Ngạc đã rơi xuống thế hạ phong.

Trương Ngạc nhìn chằm chằm vào sau gáy Trương Nguyên, y thật sự không hiểu nổi, cờ vây của Trương Nguyên sao lại sắc bén đến vậy?

Nếu như cờ tướng chỉ cần có bí kíp mày mò một chút, học được vài đường là có thể ứng dụng được, nhưng rõ ràng cờ vây không thể chỉ dựa vào xem bí kíp là có thể nâng cao kỹ nghệ, xem ra Giới Tử quả thật là tâm tịnh sinh trí, mở mang kiến thức rồi, điều này khiến Trương Ngạc vừa cảm thấy ngưỡng mộ lại vừa cảm thấy đố kỵ, y che mắt tịnh tọa cả nửa tháng trời, nửa chút trí khôn cũng chẳng thấy, tâm khí thì nóng nảy khiến cho miệng cũng phải nổi nhọt.

.....

Nổi gió rồi, đám mây xám xít chất đống trên đường chân trời giống y như bom hơi vậy, đang bành trướng dần, màu sắc của mây dần biến thành màu đen đậm, chớp điện nổ đùng đùng, tiếng sấm ầm ầm, một trận mưa to sắp kéo tới.

Có hai người lặng lẽ đi xuống cầu, cũng hướng đến trúc đình, Trương Nguyên quay lưng lại, không biết là ai, nhưng từ lúc hai người này xuất hiện, nước cờ của Trương Ngạc có sự biến đổi, xuống cờ rõ ràng mạnh hơn Trương Ngạc một chút, Trương Ngạc biết thực lực của Trương Nguyên trước kia ra sao, Trương Nguyên cũng nắm rõ thực lực của Trương Ngạc, nếu theo cách đánh giá của người đời sau, kỳ lực của Trương Ngạc tương đương với nghiệp dư yếu cấp hai, giờ Trương Nguyên đang có được thực lực nghiệp dư mạnh cấp bốn, có thể nhường Trương Ngạc ba con cờ....

- Có người tiếp chiêu hộ Trương Ngạc rồi, kỳ lực của người này tầm tam đẳng yếu.

Trương Nguyên cũng không nói gì, tiếp tục đánh cờ, cờ trắng đã hiện thế áp đảo, lúc này cho dù Nhiếp Vệ Bình đến hắn cũng chẳng sợ.

Mây đen bao phủ cả bầu trời, dưới cầu tối đen như mực, đám người Trương Ngạc sắp không nhìn rõ được bàn cờ nữa, đầu dí cả vào bàn cờ mà căng mắt nhìn.

Trương Nguyên thì lại nhàn nhã hơn, vì sợ ánh sáng sấm sét chói mắt, đành nhắm tịt mắt lại.

Bỗng nhiên, "xoẹt" một cái, đến từ xa, tựa như một bày vịt trên cát kéo tới, trận mưa to đổ ào xuống, con sông Đầu Lao vốn dĩ trầm lặng như tờ, thoáng chốc đã sôi động hẳn lên, cứ như một con tiềm long ẩn mình dưới mặt đất, lắc đầu nguẩy đuôi bắt đầu trổi dậy.

Vũ Lăng hạ giọng nói:
- Thiếu Gia, nơi này không thể ở lâu được, thủy triều sắp dâng lên rồi ạ.

Trương Ngạc nói:
- Không được, thắp đèn chiến đêm cũng phải đánh hết ván cờ này.

Trương Nguyên lèo nhèo với tên điên Trương Ngạc này, liền nói:
- Tam huynh, các người là mấy người chiến một mình đệ đấy.

Trương Ngạc không lên tiếng, nghe thấy có một tên khác cười rộ lên, người này nói:
- Giới Tử, đúng là ba ngày không gặp, mở rộng tầm mắt nha, từ lúc nào mà ngươi học được tay nghề đánh cờ giỏi như vậy, e rằng ngay cả ta cũng không phải đối thủ của ngươi.

Trương Nguyên xoay người lại, sau khi trời mưa, bầu trời tỏ hơn một chút, thấy có hai người bên cạnh Trương Ngạc có hai người đang đứng, một là thanh kỹ Phan Tiểu Phi, người còn lại là một thiếu niên mắt thanh mày tú tầm 16, 17 tuổi, thân hình bình thường, song quyền hơi nhô, cằm hơi nhọn, mắt cực kỳ có thần.

- A, là đại huynh Tông Tử.

Vị đại huynh Tông tử này không xuất hiện, Trương Nguyên cũng chưa kịp nhớ ra, lúc này lại xuất hiện ở trúc đình, ký ức hai thế giới của Trương Nguyên đột nhiên giao thoa, Trương Đại Trương Tông Tử, Đại gia tiểu văn phẩm cuối đời Minh mà Chu Tác Nhân, Lâm Ngữ Đường, Hoàng Thường cực kỳ sùng bái, thời Trương Nguyên còn học đại học, có một vị giáo sư chính là fan hâm mộ của Trương Đại, bảo rằng bài <Hồ Tâm Đình Khán Tuyết> là bài văn đệ nhất thiên hạ, cũng bởi vì vị giáo sự này sùng bái đến vậy, nên Trương Nguyên cũng từng xem qua không ít tác phẩm của Trương Đại, điều mà hắn thưởng thức nhất chính là tính tình khoáng đạt khôi hài của Trương Đại, có bài <Tự Đều Tiểu Tượng> của Trương Đại đã tự giễu nói rằng:

-Công danh thì thất bại, phú quý thì như mơ, trung thần thì sợ đau, cày cuốc thì sợ nặng, viết sách hai mươi năm chỉ để đậy nắp lu, người như vậy có ích hay không?

Đây là lời cảm thán của Trương Đại sau thời minh vong, nhìn có vẻ khóang đạt nhưng thật chất lại tràn đầy thương cảm, mà giờ phút này, Trương Đại mới có 16 tuổi, là con cháu tộc họ Trương Thiệu Hưng, là trưởng tôn con vợ cả Tây Trương, hơn nữa còn là một gã ăn chơi trác táng có phẩm vị.

-Thời trẻ y thích ăn chơi trác táng, cực yêu giàu sang, thích nhà đẹp, thích tỳ nữ xinh, thích nam kỹ, thích áo mới, thích đồ ngon, thích ngựa tốt, thích đèn rực rỡ, thích hoa viên, thích trống thổi, thích đồ cổ, thích chim chóc, kiêm cả thích uống trà nói chuyện vui, thích đàm luận thơ ca.

Đây chính là Trương Đại của lúc này, là tộc huynh lớn hơn Trương Nguyên một tuổi.

- Giới Tử, mấy tháng nay ta tu học tại Vũ Lâm, không biết ngươi bị đau mắt, giờ đã lành hẳn chưa?

Trương Đại vừa cười vừa đánh giá trên dưới vị tộc đệ Trương Nguyên này, hôm qua y mới từ Hàng Châu trở về lại Sơn Âm, nghe Vương Khả Xan kể lại, bảo là Trương Nguyên có thể đánh cờ mồm, y có chút hiếu kỳ, vừa rồi lại nghe thấy em họ Trương Ngạc đấu cờ với Trương Nguyên ở dưới cầu, y bèn chạy đến xem, thấy Trương Nguyên quả nhiên quay lưng lại không nhìn vào bàn cờ, hoàn toàn chỉ dựa vào trí nhớ mà đánh cờ, điều này khiến cho một người tự cho rằng mình thông minh hơn người như Trương Đại, cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bởi vì Trương Đại hiểu rất rõ việc đánh cờ vây bằng mồm khó khăn đến mức nào, cờ đen của Trương Ngạc đã hiện thế bại trận, y tiếp tay giúp gã một chút, nhưng cũng chẳng thể cứu vãn được tình thế.

Trương Nguyên cũng đưa mắt dò xét vị tộc huynh lưu danh đời sau này, đáp lời nói:
- Đã lành lặn nhiều rồi, đa tạ Tông Tử đại huynh quan tâm.
Lúc này hắn mới nhớ ra Trương Đại đi học tập tại Hàng Châu cũng là vì chuẩn bị cho kỳ thi hương, bởi vì năm nay là năm Nhâm Tử, Mỗi năm Tử, Ngọc, Mão Dậu chính là năm đến kỳ thi hương, ba năm một lần, cử hành vào tháng 8, nên được gọi là Thu Vi, sĩ tử trúng cử năm sau sẽ được tham gia vào hội thi Kinh Thành.

Trương Đại là thần đồng của Thiệu Hưng phủ, lúc 8 tuổi theo tổ phụ là Trương Nhữ Lâm đến biệt thự tại Tây Hồ nghỉ hè, đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng du ngoạn thăm viếng bạn bè tại Tây Hồ, Trần Kế Nho cưỡi một con hươu sừng to, đi đến bên bờ hồ, tựa như thần tiên hạ phàm.

Một hôm nọ, Trần Kế Nho đến thăm hỏi Trương Nhữ Lâm, trông thấy Trương Đại, ông ta liền nói với Trương Nhữ Lâm rằng, nghe nói đứa cháu này của ông rất giỏi đối ẩm, ta phải đích thân thử tài nó mới được, nói rồi ông ta liền chỉ vào bình phong có ghi <<Lý Bạch Cưỡi Kình Đồ>> và ra câu đối:
- Thái Bạch cưỡi kình, nhặt đá bên sông vớt trăng đêm.
Trương Đại 8 tuổi đối lại nói:
- Mi Công cưỡi hươu, ngay huyện Tiền Đường hứng gió thu.
Trần Kế Nho có biệt hiệu là Mi Công, Trần Mi Công phá lên cười lớn, sờ vào đầu tiểu Trương Đại nói:
- Lanh lợi thông minh thế, cậu bạn nhỏ.

Lúc 12 tuổi Trương Đại liên tiếp đậu kỳ thi huyện, thi phủ, thi đạo, trở thành tú tài nhỏ tuổi nhất của huyện Sơn Âm, mọi người Thiệu Hưng đều nói bên Tây Trương sắp có trạng nguyên rồi, cao tổ của Trương Đại là Trương Nguyên Biện chính là Trạng nguyên của bốn mươi năm về trước.

Bởi vì tuổi còn nhỏ, Trương Đại không tham gia kỳ thi hương năm Kỷ Dậu được, còn lần này, hẳn là y có chí thì nên.

Người có được kiến thức đời sau như Trương Nguyên hiểu rất rõ rằng, Trương Đại tài cao mệnh khổ, thiếu niên thành danh, đến lúc bạc đầu lại vẫn là một lão tú tài, tuy kỳ khoa cử này trông có vẻ công bằng, nhưng vẫn có nhiều kẻ có tài mà chẳng thành danh, lận đận một đời, xa thì không nói đến, ngay mảnh đất Sơn Âm này đã có Từ Vị- Từ Văn Trường, Từ Văn Trường tài hoa hơn người, nhưng có chết cũng chẳng thi đổ cử nhân, Đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng chỉ được cái danh tú tài, thế nên Trần Kế Nho từ bỏ khoa cử đi làm một cao nhân ẩn sĩ, cuộc sống cũng không tồi.

Sinh vào đời này, chạy đến Thiểm Tây kêu gọi đồng bào bị nạn đứng lên tạo phản, tự xưng là Tướng Sấm, Trương Nguyên thì không có cái lý tưởng này, giống như Phạm Văn Trình làm công thần khai quốc của Mãn Thanh, Trương Nguyên càng căm ghét hơn, cũng không thể học Trần Kế Nho làm một ẩn sĩ nhàn nhã thảnh thơi, Trần Kế Nho đã mất trước khi đời Minh bị diệt vong, Trương Nguyên hắn giờ chỉ mới có 15 tuổi, vì vậy chỉ có thể chọn con đường khoa cử, đi từng bước một, chỉ hy vọng đường đừng quá dài, sẽ mệt mỏi lắm, còn phải để dành chút sức lực mà hưởng thụ cuộc sống này nữa chứ.

Nhưng từ trải nghiệm của Trần Kế Nho và Trương Đại mà nói, học thức chất đầy năm xe, tài hoa hơn người cũng chưa chắc có thể thuận lợi mà thi đậu khoa cử, thi văn bát cổ nhất định phải có bí quyết khác, hắn nhất định phải tìm thấy cái bí quyết này, nếu đợi đến Sùng Trinh năm 16 mới thi vào tiến sĩ, thế thì tai họa rồi.

...

Trương Đại thấy Trương Nguyên nhắm mắt thất thần, không biết đang nghĩ điều gì, bèn kêu lên một tiếng:
- Giới Tử----------

Trương Nguyên lúc này mới bừng tỉnh nói:
- Ỏ, chẳng phải đầu tháng 9 này Tông tử đại huynh thi khoa hương ư, sao lại quay về thế này?

Trương Đại nói:
- Lần này quay về chủ yếu là để thỉnh giáo tổ phụ một số việc, cũng tiện thể cho khuây khỏa tinh thần, cuối tháng ta quay về Vũ Lâm.

Trương Ngạc nói:
- Đại huynh lần này thi hương, hẳn là dễ như trở bàn tay rồi, có gì phải sốt ruột chứ, cũng chỉ xem vị trí cao hay thấp thôi, nếu có thể đậu vị trí Giải Nguyên (người đứng đầu khoa hương) thì tuyệt quá rồi.

Khóe miệng Trương Đại mỉm cười, kiêu ngạo nói:
- Giải Nguyên là mệnh số rồi, tranh không được đâu.

Trương Đại 16 tuổi hiển nhiên là tràn đầy lòng tin, trúng Giải Nguyên phải nhờ vào mệnh trời, nhưng trúng cử thì chắc chắn rồi.

Trương Nguyên ở bên cạnh lại thầm than ngắn thở dài, vị Tông tử đại huynh trước mắt đang phong thái khoan thai, ý chí ngời ngời này, cứ thi suốt đến khi đời Minh bị diệt vong, thi cả 30 năm ròng vẫn không thi đổ cử nhân, sau đó nước mất nhà tan, xõa tóc lên núi như người điên, chỉ đành mượn ngòi bút trong tay hoài niệm chuyện xưa, nhớ lại thời phồn hoa hưng thịnh, quả thật là đáng buồn đáng thương....

-Nếu có thể, ta phải giúp vị đại huynh Tông Tử này.
Xong hắn lại nghĩ:
-Quốc gia bất hạnh thơ gia hạnh, ngòi bút tang thương càng chỉnh chu, không trải qua nỗi đau xót tang thương nước mất nhà tan, đại huynh Tông Tử chắc chắn không viết ra được những dòng văn phóng khoáng tự nhiên, bao hàm thâm tình tuyệt vời như vậy------những tiểu phẩm tuyệt diệu như
hồ tâm đình khán tuyết , tây hồ thất nguyệt bán , kim sơn dạ hí , nhị thập tứ kiều phong nguyệt ...rồi sẽ ra sao, đây đều là ngọc báu quý giá của văn học mà, không thể chỉ vì vận mệnh của đại huynh Tông Tử mà thay đổi đến mất đi được.

.....

Trời mưa càng lúc càng to, tiếng mưa sàn sạt trên mặt cầu, nước mưa men theo khe đá chảy xuống, thoặt đầu là tí ta tí tách, tiếp đó xuyên thành dòng, con sông Đầu Lao kia cũng huyên náo sôi động hẳn lên, tiếng gió, tiếng mưa kèm theo tiếng sấm, nói chuyện dưới cầu vòm phải hét thật lớn tiếng mới nghe được.

Trương Ngạc vẫn còn luyến tiếc ván cờ này, kêu gào nói:
- Giới Tử, ván cờ này còn đánh được nữa không?

Trương Đại lắc đầu gào lên nói:
- Không đánh được nữa, thua đến không thể thua nữa, tam đệ, ngươi đánh không lại Giới Tử đâu.

Trương Ngạc không phục, nhưng năng lực đánh cờ của đại huynh Trương Đại hơn hẳn gã một cái đầu, đại huynh đã nói như vậy, ván cờ này e rằng thật sự không xong rồi.

Lần này Trương Ngạc không thẹn quá hóa giận, đá bay bàn cờ nữa, gã chỉ than ngắn thở dài, đột nhiên phấn chấn lên nói:
- Đại huynh, huynh đến đây đánh một ván với Giới Tử đi, lĩnh giáo một chút lợi hại của Giới Tử này.

Trương Đại có chút nóng lòng muốn so tài, nhưng lại bảo:
- Nước nhanh chóng sẽ tràn lên đây, nếu không đi nữa thì ngay cả cái đình này cũng bị cuốn trôi đi mất, phải rồi, trúc đình này là Tam đệ sai người dựng nên phải không?

Trương Ngạc cười nói:
- Ngoài trừ ta còn ai, ai có thể tao nhã như ta đây chứ.

Trương Đại cười nói:
- Để xem cái trúc đình tao nhã này có chống đỡ nổi với thủy triều đang dâng lên không?

Lúc này, tiểu nha đầu Thỏ Đình cầm hai cây dù giấy dầu tới, dưới cầu có Trương Đại, Trương Nguyên, Trương Ngạc, Vũ Lăng, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi, tính cả Thỏ Đình tổng cộng có bảy người, chỉ có hai cây dù sao mà đủ.

Thỏ Đình nói:
- Trong nhà cũng không có nhiều dù như vậy.

Phan Tiểu Phi nói:
- Ta đi sai người mang dù đến.
Cởi bỏ giày xanh đen cầm trên tay, dầm mưa chạy đi.

Thanh kỹ Phan Tiểu Phi có cái tên giống con gái, nhưng lại là đóng vai con gái, tính tình cũng thẳng thắn cởi mở, còn vương Khả Xan thì thần thái cử chỉ đều giống con gái.

Phan Tiểu Phi nhanh chóng quay lại, sau lưng dẫn theo hai người hầu vạm vỡ, mỗi người kẹp ba cây dù dưới nách, bản thân thì dầm mưa mà đến, như vậy sẽ chạy nhanh hơn.

Trương Đại nói:
- Giờ chưa vội quay về, chúng ta nán lại trên cầu ngắm sông đi.

Trương Nguyên liền cùng Trương Đại, Trương Ngạc đi lên cầu Thạch Củng để ngắm sông Đầu Lao, hai ngàn năm trước Việt Vương Câu Tiễn thề nguyền phạt Ngô, phụ lão Hội Kê dâng lên hồ tương rượu nồng, Câu Tiễn quỳ xuống nhận rượu, lệnh người mang rượu đổ xuống dòng sông này, quân sĩ nghênh dòng mà uống, đó là lý do vì sao dòng sông này có tên gọi là Đầu Lao (đổ rượu).

Một trận mưa to, nước sông Đầu Lao cũng theo đó mà bành trướng hẳn lên, dòng sông dâng lên rất nhanh, mắt thấy bên dưới cầu vòm nước đang chảy ào qua, cái trúc đình kia cũng đã bị dìm hết một nửa trong nước, đám người Trương Nguyên cầm dù đứng trên cầu nhìn xem khi nào trúc đình bị nước cuốn trôi?

Trương Đại hỏi Trương Nguyên về chuyện đánh cờ mồm, Trương Nguyên ngược lại chẳng nói gì, chỉ có Trương Ngạc là dốc sức thổi phồng câu chuyện, nói rằng Trương Nguyên nghe qua là nhớ,
Xuân thu kinh truyện tập giảidài lê thê đến ba mươi quyển, vậy mà nghe qua một lượt là thuộc làu làu, điều thần kỳ hơn nữa chính là bệnh đau mắt đã mở túc tuệ cho hắn, thậm chí sách đọc từ kiếp trước cũng có thể nhớ ra được.

Trương Đại thầm cảm thấy chuyện thần kỳ, y hiểu rất rõ thói quen của em họ Trương Ngạc, tự cao tự đại, ngang tàng bướng bỉnh, làm sao có thể khen người khác hết lời như vậy được!

Trương Đại nói:
- Thế thì ta phải mở rộng tầm mắt, xem Giới Tử nghe qua là nhớ như thế nào, giờ mình quay về nhà Giới Tử đi, cũng phải thỉnh an Ngũ Bá Mẫu, thấy thế nào?
Cha của Trương Nguyên là Trương Thụy Dương được xếp hạng thứ 5 bên Đông Trương, vì vậy Trương Đại gọi mẫu thân của Trương Nguyên là Ngũ Bá Mẫu.

- Mau nhìn kìa, trúc đình nổi lên rồi.
Phan Tiểu Phi lớn tiếng kêu lên.

Trương Nguyên thò đầu ra nhìn, trúc đình dưới cầu vòm nửa nổi nửa chìm trồi lên mặt nước, chầm chậm nghiêng ngửa trôi về trước.

Trương Ngạc liên tục kêu lên:
-Thú vị thú vị, hạ lưu có người vớt được cái đình này rồi.
Liếc mắt sang tiểu nha đầu Thỏ Đình đang đứng bên cạnh Trương Nguyên, liền thêm vào một câu:
- Vớt được cái Thỏ đình.

Lời nói đùa này chẳng buồn cười gì cả, vậy mà Trương Ngạc ôm bụng cười sằng sặc, gã này thật chẳng được bình thường.

Sét lại đánh, trời lại mưa, tiểu nha đầu Thỏ Đình đã cầm dù đi khá lâurồi, sao vẫn chưa thấy Trương Nguyên về, Trương Mẫu Lã Thị hơi lo lắng, có YĐình đi cùng, đôi chân nhỏ lẻ loi cẩn thận bước qua những vũng nước còn đọnglại trong hậu viên, đứng ở cửa sau nhìn sang xung quanh sông Đầu Lao kia, vừahay nhìn thấy bọn Trương Nguyên chạy tới, lúc này mới yên tâm.

-Ngũ bá mẫu mạnh khỏe.


qui<


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro