lang son

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lạng sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông bắc của Tổ quốc Việt nam:

- Diện tích là 830.521 ha ( 8.305,21Km2) , đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km.

- Có vị trí từ 20027' - 22019' vĩ Bắc; 106006' - 107021' kinh Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng : 55 km

- Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc. : 253 km

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. : 148 km

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh. 48 km

- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn : 73km

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên : 60 km Lạng Sơn có 2 cửa khẩu Quốc tế : Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có hai cửa khẩu Quốc gia là : Chi ma ( Huyện Lộc Bình ), Bình nghi ( Huyện Tràng Định ) ... và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Có một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam.

Tỉnh Lạng sơn có 10 huyện và 01 Thành phố : 226 xã phường, thị trấn bao gồm : Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu lũng; Chi Lăng; Cao Lộc; Lộc Bình; Đình Lập; Văn Lãng; Tràng Định; Văn Quan; Bình Gia; Bắc Sơn. Thành phố Lạng Sơn là Trung tâm Chính Trị - Kinh tế xã hội của Tỉnh,

Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là:

núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biến, nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541 m.

Đồi núi chiếm > 80 % diện tích cả tỉnhKhí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam.

Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

Nhiệt độ trung bình năm : 17 - 22oC

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 - 1600 mm

- Độ ẩm tuơng đối trung bình năm 80 - 85%.

- Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời.

- Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.

Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa Lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 - 2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là:Sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, chảy về lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc.

Độ dài : 243 km

Diện tích lưu vực : 6660 km2

Sông Ba Thín

Sông Ba thín bắt nguốn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc ) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.

Độ dài : 52 km

Diện tích lưu vực : 320 km2 Sông Bắc Giang

Độ dài : 114 km

Diện tích lưu vực : 2670 km2

Sông Bắc Khê

Độ dài : 54 km

Diện tích lưu vực : 801 km2

Sông Thương

Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguốn từ dãy núi Na Pa Phước ( huyện Chi Lăng ) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và trên địa phận tỉnh Bắc Giang.

Độ dài : 157 km

Diện tích lưu vực : 6640 km2

Sông Hoá

Độ dài : 47 km

Diện tích lưu vực : 385 km2

Sông Trung

Độ dài : 65 km

Diện tích lưu vực : 1270 km2

Giới động vật Lạng Sơn khá phong phú và đa dạng.

- Lớp thú có 8 bộ với 56 loài. ( Hổ , Báo hoa mai, Báo gấm, Beo, Gấu ngựa, Cầy vằn,Cáo, Sơn dương, Hươu sao, Hươu xạ, Lửng lợn, Khỉ vàng, Khỉ bạc má, Khỉ cộc, Vượn đen, Sóc, . . .) - Lớp chim có18 bộ, 46 hộ với 200 loài ( Phượng hoàng, Công, Trĩ, Sáo, Bìm bịp, Gà lôi trắng, Hồng hoàng, Cao cát, Gà tím, Gõ kiến, Vẹt, Diều hâu, Cò , Vạc, Cu gáy, . . . )

- Lớp bò sát lưỡng cư có 3 bộ, 17 họ với 50 loài. Một số loài thường gặp là : Tắc kè, Trăn, Rắn, ếch, Nhái, Ba ba, Rùa hộp, Rùa núi vàng, . . )

- Lớp cá có hàng chục họ. Trong đó có những loài quí hiếm như : Cá măng giả, Cá chép gốc, Cá anh vũ, Cá sinh gai, . . .

Lạng Son có tài nguyên thực vật khá phong phú

- Kiều rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

- Kiều rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

- Kiều rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm, cận nhiệt đới núi thấp.

Các cây rừng tự nhiên có giá trị : Đinh, Lim, Sến, Nghiến, Hoàng đàn, Lát, Pơ mu, Sa mu, Trầm, . .

Các cây rừng nhân tạo chủ yếu : Bạch đàn, Keo, Thông, . .

Các loại cây đặc sản chủ yếu :

Cây công nghiệp : Hồi, Thuốc lá.

Các kiểu thảm thực vật phân bố ở Lạng Sơn là: Cây ăn quả: Hồng không hạt, Na dai, Quýt vàng, Đào, Mận, Lê,

Khoáng sản kim loại đen:

Kim loại mầu:

Nhóm kim loại mầu gồm có Nhôm, Đồng, Chì, Kẽm và đa kim. Trong số đó Nhôm có trữ lượng lớn nhất sau đó là Đồng, Chì, Kẽm và đa kim.

- Nhôm: Có 37 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở khối núi Bắc sơn, ngoài ra ở dọc đường Quốc lộ 1A từ Lạng sơn đi Đồng Đăng. Quặng nhôm ở Lạng sơn gồm 2 loại : Bô xít và alit

- Sắt: Bao gồm 1 mỏ và 7 điểm quặng. Trước đây người Pháp và người Nhật phát hiện và đã từng khai thác từ những năm 1937, 1938.

- Mỏ Sắt Gia Chanh nằm ở xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, các điểm quặng ở Nà mò, Khau khiêng, làng Diệu, Lân Nài, Lân Rì, Kẽm Càng.

Kim loại mầu:

Nhóm kim loại mầu gồm có Nhôm, Đồng, Chì, Kẽm và đa kim. Trong số đó Nhôm có trữ lượng lớn nhất sau đó là Đồng, Chì, Kẽm và đa kim.

- Nhôm: Có 37 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở khối núi Bắc sơn, ngoài ra ở dọc đường Quốc lộ 1A từ Lạng sơn đi Đồng Đăng. Quặng nhôm ở Lạng sơn gồm 2 loại : Bô xít và alit

- Các mỏ và điểm quặng Bôxít: Đã phát hiện đợc 8 mỏ và điểm quặng bôxít tập trung ở khu vực gần Thành phố Lạng sơn: Ma Mèo, Tam Lung, Bản loóng, Khỏn Pích khu vực Thanh Mọi, Nà Doòng và Nà Chuông... Trong đó mỏ Ma Mèo có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn.

- Các mỏ và điểm quặng alít: Đã phát hiện được 12 mỏ và điểm ở khu vực Cầu Bóng huyện Bắc Sơn. đặc biệt mỏ alit ở Ba Xã ở huyện Văn Quan, nằm trong khối đá vôi Bắc Sơn với 7 dải quặng với trữ lượng quặng nhôm khoảng 7 triệu tấn ( trong đó chủ yếu là quặng gốc ).

- Đồng: tồn tại dưới dạng các vành phân tán.

- Chì, Kẽm: Có hai mỏ ( Háp Cây và Mỏ Ba ), 2 điểm quặng ( Làng Nấc và mỏ Trạng ) và 13 vành phân tán nguyên tố và 9 vành phân tán khoáng vật của chì, kẽm. Trữ lượng chì, kẽm cả tỉnh khoảng 100.000 tấn. - Đa kim: Có mỏ Tình Sùng xã Gia Cát huyện Cao Lộc, trữ lượng khai thác khoảng 500 tấn Kim loại quí:

Vàng được phát hiện thấy ở trên 35 mỏ, điểm khoáng hoá và vành phân tán từ Hữu Lũng qua Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Mịch, Thất Khê. Trong khu vực này còn phát hiện hằng trăm mẫu đãi vàng sa khoáng nằm rải rác trong các thung lũng, sông, suối.

Kim loại hiếm:

- Thiếc: 2 vành phân tán, đó là vành phân tán Gia Hoà ở tây nam thị trấn mỏ Nhài huyện Bắc sơn và vành phân tán Kao Tiang ở trung tâm đới khoáng hoá vàng nội sinh Bình Gia - Văn Mịch - Thất khê. - Môlípđen: Chỉ gặp dưới dạng nguyên tố trong vành phân tán kim lượng. - Vanađi: Có nhiều ở vùng Thất Khê.

- Thuỷ ngân: gặp dưới dạng khoáng vật xinoba.

Khoáng sản phi kim loại:

Khoáng sản nhiên liệu:

- Than nâu ( Than lửa dài ): Có tại mỏ Na Dương huyện Lộc bình và điểm quặng Thất khê. Mỏ Than Na Dương trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn.

- Than bùn: Có ở Nà Mò ( huyện Lộc bình ) và thị trấn Bình Gia. Điểm than bùn thị trấn Bình Gia trữ lượng có thể tới vài trăm nghìn tấn.

Khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện ).:( Thạch anh kỹ thuật

Khoáng sản dùng làm nguyên liệu hoá học:).

Trữ lượng Phốtphorít ở Lạng sơn khoảng 666.000tấn ( đã khai thác 555.513 tấn ) còn lại khoảng hơn 100.000 tấn .

Barit được phát hiện gần đây ở Đình Lập, trữ lượng chưa xác định.

Khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng:

- Đá cacbônat rất phổ biến ở Lạng Sơn, chiếm 1/4 diện tích của Tỉnh, chủ yếu ở phía tây và tây nam. Đá sét trữ lượng khoảng 32.296.500 tấn .

- Cát, cuội, sỏi: Tập trung ở các dải dọc sông Kỳ Cùng và Sông Hoá.

- Sét và vôi sét: có mặt trong hệ tầng Mẫu sơn.

- Đá phun trào và đá mafic tuổi triat: Có thể làm đá ốp lát chất lượng cao. Với khối lượng khá lớn và gần Quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên.- Dân số trung bình 733.700 người ( năm 2001 ), mật độ 88 người/ km2

- Tỷ lệ tăng dân số 0,97%.

Các dân tộc:

Dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao,Hoa, Sán Chay, H'Mông.

Trình độ nghề nghiệp

- Trên đại học : 46 người

- Đại học : 6.133 người

- Cao đẳng :

Các tuyến Quốc lộ trên địa bàn:

- Quốc lộ 1A: Là tuyến quốc lộ xuyên Việt, từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan qua địa phận Lạng Sơn về Hà Nội .

- Quốc lộ 1B: Lạng Sơn qua Thái Nguyên

- Quốc lộ 4A: Lạng Sơn đi Cao Bằng

- Quốc lộ 4B: Lạng Sơn qua Tiên Yên đến thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.

- Quốc lộ 31 : Đình lập - Bắc Giang.

- Quốc lộ 279 : Bắc kạn - Bình gia ( Tỉnh Lạng Sơn ) - Lục ngạn ( Tỉnh Bắc Giang ).

Các tuyến đường liên huyện, xã:

Cơ bản đến nay đường giao thông đã đến trung tâm các xã.

Các tuyến đường sắt:

- Đường sắt liên vận Quốc tế Hà Nội - Trung Quốc chạy qua địa phận Lạng Sơn khoảng trên 100 km.Là đường hỗn hợp gữa hai khẩu độ 1m và 1,435m.

- Đường sắt Lạng Sơn - Na Dương.- Tại Thành phố Lạng Sơn có thể liên lạc được với 220 nước trên Thế giới - Tổng số máy điện thoại: 24.995 máy.(năm 2001) - 75,7% số xã, phường, thị trấn có điện thoại. - 181/226 xã, phường, thị trấn có báo đọc hàng ngày. - Các dịch vựu bưu chính viễn thông: - Mạng điện thoại di động phủ sóng Thành phố Lạng sơn, khu vực cửa khẩu và một số huyện trong tỉnh. - Thư chuyển phát nhanh ( EMS ), thư điện tử, bưu phẩm, bưu kiện phát nhanh ( EXPRES ), điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện... - Dịch vụ tự động trả lời các thông tin kinh tế xã hội ( 108 ), Dịch vụ nhắn tin (107), dịch vụ điện thoại thẻ Việt Nam, dịch vụ Internet, truyền số liệu, Fax, telex...

Truyền tải điện năng

Điện lưới Quốc gia mở rộng đến 85,4% xã, phường, thị trấn . - Sản lượng điện thương phẩm đạt 82,5 triệu KW giờ/năm 2000.

Hệ thống cung cấp nước sạch

Tại Thành phố Lạng Sơn do Công ty cấp thoát nước Lạng Sơn cung cấp chủ yếu từ hệ thống nước ngầm công suất 11000m3 / ngày đêm, đáp ứng 85 % nhu cầu dân cư đô thị. - Một số thị trấn, thị tứ thôn bản sử dụng hệ thống cấp nước của các chương trình nước sạch VSMT Quốc gia.

Hệ thống Y tế - Giáo dục

Đã có 64,7 % xã, phường, thị trấn có bác sĩ. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 28%. - Trên 98,5 % các cháu trong độ tuổi đã được đến trường. - Năm 1997 Tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ. - Đến hết năm 2002 đã thực hiện phổ cập trung học cơ sở được 91 xã, phường, thị trấn

Hệ thống các Bệnh Viện

- Bệnh viện đa khoa tỉnh với số giường bệnh là 250 giường - Bệnh viện Lao tỉnh có 60 giường bệnh. - Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh có 50 giường bệnh. - Bệnh viện điều dưỡng tỉnh có 40 giường bệnh - 10 bệnh viện huyện tại mỗi huyện có trến 50 giường bệnh.

Hệ thống Ngân hàng Bảo hiểm

Hệ thống ngân hàng: - Ngân hàng Nhà nước. - Các ngân hàng chuyên doanh : + Ngân hàng Đầu tư và phát triển, chi nhánh Lạng Sơn + Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn. + Ngân hàng phục vụ người nghèo Lạng Sơn. + Ngân hàng công thương Lạng Sơn. Hệ thống Bảo hiểm: - Bảo hiểm xã hội. - Các loại hình bảo hiểm khác như Bảo việt, Bảo minh

Cửa khẩu Hữu Nghị

Giao thông: Đường bộ

Từ TP Lạng Sơn đến cửa khẩu: 17 Km

Giờ làm việc: Giời hành chính

Tính chất: Quốc tế

Khả năng thông thương:Đảm bảo nhanh nhất

Lưu lượng hàng hoá/tháng:

- 9.000 lượt hành khách

- XNC bằng hộ chiếu/tháng

- Kim ngạch XNK đạt khoảng 13 triệu USD/tháng

Chú ý:

Làm thủ tục Hải quan đối với tất cả các loại hình hàng hoá Xuất nhập khẩu

2 - Cửa khẩu Đồng Đăng

Giao thông: - Đường sắt

Giờ làm việc: Giời hành chính

Tính chất: Quốc tế

Khả năng thông thương:Đảm bảo nhanh nhất

Lưu lượng hàng hoá/tháng:

- 1.000 lượt hành khách XNC bằng hộ chiếu/tháng

- Kim ngạch XNK đạt khoảng 14 triệu USD/tháng

Chú ý:

Chỉ làm thủ tục HQ đối với các loại hàng hóa mậu dịch vận chuyển bằng đường sắt, mà không làm thủ tục đối với hàng tiểu ngạch

3 - Cửa khẩu Tân Thanh

Giao thông: Đường bộ

Từ TP Lạng Sơn đến cửa khẩu: 28 Km

Giờ làm việc: Giời hành chính

Tính chất: Cặp chợ biên giới

Khả năng thông thương:Đảm bảo nhanh nhất

Lưu lượng hàng hoá/tháng:

- Chủ yếu là cư dân biên giới qua lại bằng sổ thông hành.

- Kim ngạch XNK đạt khoảng 3 triệu USD/tháng

Chú ý: Đây là khu Kinh tế cửa khẩu, làm thủ tục đối với tất cả các loại hình hàng hoá Xuất nhập khẩu.

4- Cửa khẩu Chi Ma

Giao thông: Đường bộ

Từ TP Lạng Sơn đến cửa khẩu: 37 Km

Giờ làm việc: Giời hành chính

Tính chất: Quốc Gia

Khả năng thông thương:Đảm bảo nhanh nhất

Lưu lượng hàng hoá/tháng:

- Chủ yếu là cư dân biên giới qua lại bằng sổ thông hành.

- Kim ngạch XNK đạt khoảng 1,5 triệu USD/tháng

Chú ý:

Làm thủ tục đối với tất cả các loại hình hàng hoá Xuất nhập khẩu

Chú ý: tại tất cả các cửa khẩu: hàng XK từ VN nếu có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E do Việt Nam cấp thì được hưởng thuế NK ưu đãi theo Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc

5- Cửa khẩu Cốc Nam

Phố chợ Kỳ lừa: Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nước cùng với các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc của Lạng Sơn Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh . Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn, Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp ban thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục,còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng. Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sác dân tộc. Chợ Kỳ lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn

Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Có từ thời Lê, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng ' Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng nay là phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử chùa Tam thanh vẫn giữ được nhiều vẻ đẹp ban đầu hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Trong động có tượng phật A Di Đà lớn tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV là tác phẩm nghệ thuật giá trị cao,hồ Âm Ti nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn, với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa tạo nên những hình thù sinh động, hấp dẫn .

Bến đá Kỳ Cùng

Bến đá Kỳ Cùng: Trong tám cảnh của Lạng Sơn, Ngô Thì Sĩ gọi đây là Kỳ Cùng Thạch độ.

Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên:

Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên: Cách cầu Kỳ cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng. Đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận. Động Chùa Tiên Nằm ngang chừng núi, lối lên có 64 bậc, cửa phụ quay về hướng đông, có cửa thông hiên, có đường xuống hồ thu thuỷ. Chùa Tiên còn được gọi là chùa Song tiên, được lập vào thời Hồng Đức ( 1460 - 1497 ). Trong động có nhiều thạch nhũ có hình dáng tiên ông , con voi hoặc con dơi bay. Nhiều tấm bia ma nhai của các nhà văn, các danh nhân cũng được thấy ở chùa Tiên này. Đằng sau núi Voi - Chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

Khu Du lịch Mẫu Sơn:

Khu Du lịch Mẫu Sơn: Cách Thành phố khoảng 15 km về phía đông bắc Lạng Sơn, là một dãy núi cao nằm theo hướng Đông - Tây, cả dãy có nhiều ngọn núi hình người đứng nhấp nhô, đỉnh cao nhất 1541 m so với mặt biển gọi là núi Mẹ và núi Cha. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,50C đỉnh núi quanh năm có mây phủ rất lý tưởng cho nghỉ dưỡng sức khoẻ con người. Từ năm 1935 người Pháp đã quy hoach và xây dựng tại đây nhiều nhà nghỉ mát, Ngày nay Tỉnh Lạng sơn đang cho xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và đón khách du lịch. Đến nghỉ tại đây quý khách sẽ được thưởng thức các sản phẩm độc đáo có tính chất riêng biệt của Lạng sơn và đồng bào dân tộc ở đây như Đào Mẫu Sơn, Chanh rừng, ếch hương, mật ong, rượu trắng Mẫu Sơn...đến Mẫu Sơn du khách còn được thưởng thức những giá trị bản sắc văn hoá của đồng bào Dao, Nùng, Tày được thể hiện quan các làn điệu dân ca, các ngày lễ hội truyền thống.

Khu danh thắng Hang Gió:

Khu danh thắng Hang Gió: Ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng, thuộc huyện Chi Lăng, cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy núi Mai Sao. Đây là hang động có qui mô lớn, chiều dài hàng trăm mét, rộng 50 - 70m. Hang có 4 tầng và trong hang có nhiều hình thù kỳ thú, các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể xem như thiên đình nơi hạ giới

Thành Nhà Mạc: Nằm trong khu vực phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi, đây là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.

Di tích Đoàn Thành Lạng Sơn:

Thành Cổ

Đoàn Thành được xây dựng dưới thời Lý ( Đại Việt). Đây là một di tích kiến trúc quân sự thuộc phường Chi lăng Thành phố Lạng Sơn. Đoàn Thành có giá trị về lịch sử cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đoàn Thành Lạng sơn khi mới xây dựng là trấn thành ( Quân sự) sau đó trở thành một đô thị, một trung tâm hành chính. Đã được xếp hạng di tích Quốc gia

Khu di tích lịch sử Chi Lăng

Ải Chi Lăng

Ở phía nam tỉnh Lạng sơn, khu di tích lịch sử bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20 km. Được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía đông và dãy núi Bảo Đài - Thái Hoạ ở phía tây. Hai đầu aỉ có những ngọn núi đá độc lập chót vót tạo thành những thế hiểm, chính giữa có sông Thương chảy qua. Đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1962.

Những di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Những di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thành phố Lạng Sơn: Sân vận động Đông Kinh nơi Bác về thăm Lạng Sơn năm 1960. Thị trấn Thất Khê nơi Bác Hồ về thăm năm 1961

Chùa Thành ( Diên Khánh Tự ):

Chùa Thành ( Diên Khánh Tự ): Nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, là công trình có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật được xây dựng năm Cảnh thinh thứ 4 ( 1796 ) có bia Tấm bia và Chuông là di sản quý, Chùa thành được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1993.

Đền cửa đông:

Đền cửa đông: Phố Cửa đông, phường Chi Lăng Thành phố Lạng Sơn, tên cũ là đền Bách Đế, thờ thần sông Kỳ Cùng.

Đền cửa Tây:

Đền cửa Tây: Thuộc phường Chi Lăng Thành phố Lạng Sơn

Đền Tả Phủ ( Tên chữ: Tả Phủ Linh Từ ):

Đền Tả Phủ ( Tên chữ: Tả Phủ Linh Từ ): Được xây dựng năm Chính Hoà thứ tư ( 1683 ) ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa - Thành phố Lạng Sơn. Đền Tả Phủ thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật- Lưu niệm danh nhân. Đền thờ một viên tướng thời hậu Lê tên là Thân Công Tài, chức Tả Đô Đốc Hán quận Công. Ông là người xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, Phủ Lạng Giang nay là xã Nghi Thiết, huyện Việt yên tỉnh Bắc Giang. Ông có công mở thương trường Chợ Kỳ lừa. Đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1993.

Vịt Quay:

Vịt Quay: Món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, nhất là Vịt Quay Thất Khê. Vịt sau khi được làm sạch, được nhồi gia vị và nhất là lá cây Mác Mật vào bụng rồi khâu kín lại. Sau đó bỏ vịt vào dầu lạc hoặc mỡ đun sôi đến khi chín vàng. Thịt vịt quay da giòn, có hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị mọi người và rất được ưa thích.

Lợn Quay

Lợn Quay: Có nguồn gốc đặc sản nổi tiếng của người Hoa. Lợn được quay trên Than củi hồng, thường là Lợn khoảng 30 - 40 kg để khi quay thịt có độ giòn và ít mỡ. Là món ăn không thể thiếu tại các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn.

Khau Nhục

Khau Nhục: Được chế biến từ thịt lợn ba chỉ. Đây là món ăn đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều các loại gia vị và là món ăn truyền thống tại các lễ cưới của nhân dân trong vùng.

Phở chua:

Phở chua: Món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, được khách du lịch và mọi người ưa thích.

Rượu Mẫu Sơn:

Rượu Mẫu Sơn: Là rượu trắng, được trưng cất từ gạo và men lá do đồng bào sống ở vùng núi cao Mẫu Sơn tự chế biến. Đặc điểm loại rượu này có mùi vị thơm dịu của lá, rễ cây thuốc miền núi Lạng Sơn .

Cơm Lam:

Cơm Lam: Là món ăn rất đặc trưng của người Tày và người Nùng.

Du lịch nội địa:

Du lịch nội địa: Tới các danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh theo nhu cầu của khách du lịch.

Du lịch nước ngoài:

Du lịch nước ngoài: Tới một số nước trên thế giới và đặc biệt là du lịch tới các vùng của đất nước Trung Quốc.

Lồng Tồng : ( Hội xuống đồng )

Tổ chức vào đầu xuân năm mới sau dịp tết nguyên đán tại các bản làng. Hội này của các dân tộc Nùng, Tày. Mục đích lễ hội cầu trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bền vững cộng đồng.

Hội chùa Tam Thanh:

Hội chùa Tam Thanh: Tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, còn có tên gọi là hội Chúng sinh. Lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương đến lễ chùa, tham quan và tham gia các hoạt động của ngày hội.

Hội chùa Tiên:

Hội chùa Tiên: Tổ chức vào ngày 18 tháng giêng âm lịch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#history