Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm :

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận về nội dung, lịch trình, phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

2. Nội dung :

a. Chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán :

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán : Kiểm toán viên đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán 1 khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toán và ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng của công ty kiểm toán. Để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành các công việc sau :

+ Xem xét chất lượng hệ thống kiểm soát.

+ Xem xét tính liêm chính của ban giám đốc khách hang, tính liêm chính của ban giám đốc có vai trò rất quan trọng đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ ban giám đốc có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc giấu diếm thông tin dẫn đến có sai phạm trọng yếu.

+ Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm (kiểm toán viên cũ).

- Kiểm toán viên kế tục (kiểm toán viên mới) phải trao đổi với kiểm toán viên cũ về những thông tin như tính liêm chính của ban giám đốc, những bất đồng giữa ban giám đốc với kiểm toán viên cũ và lý do thay đổi kiểm toán viên của khách hàng.

- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng : đó là việc xác định người sử dụng báo cáo tài chính và mục đích sử dụng báo cáo tài chính để thực hiện công việc này kiểm toán viên có thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm của mình kiểm toán viên xem xét mục đích sử dụng báo cáo tài chính của họ. Từ đó ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán để lựa chọn đội ngủ nhân viên thích hợp

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán : lựa chọn nhân viên kiểm toán thích hợp vừa thực hiện hiệu quả của cuộc kiểm toán vừa tuân thủ chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến.

- Hợp đồng kiểm toán đó là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.

b. Thu thập thông tin cơ sở :

- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng : kiểm toán viên phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng bao gồm: hiểu biết chung về lĩnh vực hoạt động của đơn vị, tổ chức hoạt động của đơn vị ngoài ra phải hiểu biết về cơ cấu tổ chức dây truyền công nghệ, cơ cấu vốn, kiểm toán nội bộ,… giúp cho kiểm toán viên nhận thức và xác định các dữ kiện, nhiệm vụ hoạt động của đơn vị mà theo kiểm toán viên nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.

- Tham quan nhà xưởng quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp gỡ các nhân vật chủ chốt giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể về công việc kinh doanh của khách hàng về hàng tồn kho, sản phẩm ứ đọng, máy móc công nghệ…

- Nhận diện các bên hữu quan : kiểm toán viên nên xác định tất cả các bên hữu quan và xem xét mối quan hệ này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Kinh nghiệm các bên hữu quan là các bộ phận trực thuộc các chủ sở hữu chính thức của công ty khách hàng hay bất kỳ công ty chi nhánh, tổ chức hay cá nhân nào mà khách hàng có quan hệ có khả năng điều hành kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đến chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của khách hàng.

- Dự kiến nhu cầu của chuyên gia bên ngoài : Kiểm toán viên phải đánh giá khả năng chuyên môn nghề nghiệp và mối quan hệ giữa khách hàng với chuyên gia.

c. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng :

- Giấy phép thành lập, điều lệ công ty về nghiên cứu tài liệu này giúp kiểm toán viên nắm được quá trình hình thành mục tiêu hoạt động lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của công ty cũng như các vấn đề nội bộ của công ty như cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, thủ tục phát hành cổ phiếu…

- Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra, biên bản kiểm tra của năm hiện hành và trong vài năm trước: việc nghiên cứu các tài liệu này giúp kiểm toán viên có thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, thấy rõ được thực trạng hoạt động của khách hàng và dự kiến hướng kiểm tra.

- Biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, đại hội cổ đông: đây là các tài liệu chính thức, tóm lược những vấn đề quan trọng trong các cuộc họp đó giúp cho kiểm toán viên xác định những dữ kiện có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc trình bày tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính.

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng như hợp đồng mua bán, bán hàng… giúp kiểm toán viên tiếp cận những hoạt động chính của khách hàng.

d. Thực hiện các thủ tục phân tích (quy trình phân tích)

- Khái niệm: thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu thông qua tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

- Thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán, mức độ, phạm vi & thợi gian áp dụng các thủ tục phân tích.

- Thủ tục phân tích bao gồm hai loại .

·  Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm :

+ So sánh số liệu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau

+ So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viên.

+ So sánh dữ kiện của công ty với dữ kiện chung của ngành

·  Phân tích dọc (đối chiếu dọc): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu các khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính như nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán, nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính

e. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

* Đánh giá trọng yếu

- Khái niệm: trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (quy mô) và bản chất của các sai phạm kể cả bỏ sót của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm.

- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu :

+ Khái niệm: là mức ước lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của những người sử dụng báo cáo tài chính hay đó là các sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ báo cáo tài chính.

+ Khi xác định mức ước lượng ban đầu về trọng yếu kiểm toán viên cần xem xét :

·  Trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn, là một khái niệm tuyệt đối một sai phạm có quy mô nhất định có thể ảnh hưởng đến công ty này không ảnh hưởng đến công ty khác.

·  Yếu tố định lượng của một trọng yếu quy mô sai phạm là một yếu tố quan trọng xem xét sai phạm đó có trọng yếu hay không, có thể xác định mức trọng yếu dựa trên thu nhập trước thuế, tổng tài sản, hàng tồn kho…

·  Yếu tố định tính của trọng yếu: để đánh giá một sai sót là trọng yếu hay không kiểm toán viên đánh giá cả về quy mô cả về bản chất của sai sót đó.

- Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính:

+ Sai số có thể chấp nhận được đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính.

+ Mục đích của việc phân bổ là giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với từng khoản mục.

+ Đối tượng phân bổ do hầu hết các thủ tục kiểm toán tập trung vào các tài khoản trên bảng cân đối kế toán do vậy phải phân bổ ước lượng ban đầu cho các tài khoản trình bày trên bảng cân đối kế toán.

+ Cơ sở tiến hành phân bổ: bản chất các khoản mục, rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán.

* Đánh giá rủi ro kiểm toán :

- Khái niệm: rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu (như vậy dựa vào kết quả kiểm toán sẽ là sai lầm).

- Phân loại rủi ro :

·  Rủi ro tiềm tàng (rủi ro cố hữu) (IR)

+ Rủi ro tiềm tàng là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ, hoặc tính gộp dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Đánh giá khả năng tiềm tàng dựa trên các yếu tố: bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của ban giám đốc, kết quả kiểm toán lần trước, hợp đồng kiểm toán lần đầu & dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ước tính kế toán, quy mô của số dư các tài khoản .

·  Rủi ro kiểm soát (CR):

+ Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ không hoạt động hoặc hoạt động có hiệu quả do đó không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.

+ Đánh giá rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá đốí với từng khoản mục trên BCTC thong qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với từng khoản mục này.

·  Rủi ro phát hiện (DR):

+ Rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra sai sót hoặc gian lận trên báo cáo tài chính mà không được ngăn chặn và phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ, và bởi kiểm toán viên.

+ Đánh giá rủi ro phát hiện được xác định từ 3 loại rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát

- Mối quan hệ rủi ro kiểm toán với các loại rủi ro kiểm toán: rủi ro & trọng yếu có mối quan hệ ngược chiều nhau nếu mức trọng yếu càng cao thì mức rủi ro kiểm toán càng thấp & ngược lại. Kiểm toán viên phải quan tâm đến mối quan hệ này khi xác định bản chất, thời gian & phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện.

f. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đây là công việc rất quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán.

Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát được tiến hành theo trình tự bao gồm 4 bước:

- Bước 1: thu thập sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc.

+ Kiểm toán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ trên 2 mặt: thiết kế kiểm soát nội bộ (quy chế & bộ máy kiểm soát) & hoạt động liên tục và có tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ

+ Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng

+ Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hang

+ Xem xét sổ tay về thủ tục & chế độ của công ty khách hang

+ Kiểm tra sổ sách chừng từ đã hoàn tất

+ Quan sát các mặt hoạt động & quá trình hoạt động của công ty khách hàng

- Bước 2: đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên báo cáo tài chính.

+ Nhận diện các mục tiêu kiểm soát: kiểm toán viên vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho từng nghiệp vụ chủ yếu của công ty mà theo đó có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục

+ Nhận diện quá trình kiểm toán đặc thù: kiểm toán viên chỉ nhận diện & phân tích các quá trình kiểm soát chủ yếu đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán

+ Nhận diện & đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm toán xác đáng mà điều này làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC

+ Đánh giá rủi ro kiểm soát

- Bước 3: thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ).

Mục đích: thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế & thủ tục kiểm soát để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên các số dư & nghiệp vụ

- Bước 4: lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ. Thường phản ánh các thong tin:

+ Mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục & nghiệp vụ

+ Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ

+ Bản chất & tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng với thực trạng đó

+ Đánh giá của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục & nghiệp vụ

g. Nghiên cứu về hệ thống kế toán

Tìm hiểu các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó, ảnh hưởng các chính sách mới về kế toán.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro