Lap than

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giới Tử Thư - gia huấn của Gia Cát Khổng Minh

Bài [Giới Tử Thư], là gia huấn Gia Cát Lượng viết cho hậu nhân của ông:

"Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy,vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !"

Gia cát Lượng dạy con “Phải giữ chí hướng cao xa”

Gia Cát Lượng (181-234 sau Công Nguyên) là Thừa Tướng của nước Thục thời hậu Hán, và cũng là một nhà chiến lược nổi danh về chính trị và quân sự. Cuộc đời của ông là vì nước vì dân, khắc phục bản thân để phụng sự công chúng, và đã để lại tấm gương tốt cho hậu thế. Ông dạy con cái phải có chí hướng cao xa. Năm ông 54 tuổi, đã viết quyển sách nổi tiếng là “Giới tử thư” (Sách khuyên bảo con cái) để lại cho đứa con 8 tuổi là Gia Cát Chiêm. Đây là tổng kết kinh nghiệm một đời của Gia Cát Lượng, mà cũng là những yêu cầu của ông đối với con cái: “Hành vi của người quân tử, là phải yên tĩnh mà tu thân, cần kiệm để bồi dưỡng đức, nếu không sống đạm bạc thì không thể có ý chí sáng suốt, nếu tâm không tĩnh lặng thì không thể đạt được những gì cao xa. Người quân tử khi học là phải tĩnh lặng, rồi mới có trí tuệ thực sự để học hỏi, không học thì không có tài năng rộng lớn, không có chí hướng thì cũng không thể thành tài được.” Ông khuyên bảo con cái là phải làm được đến mức tâm yên tĩnh, không ngừng tu thân và tự kiểm điểm chính mình; phải sống cần kiệm, thì mới có thể bồi dưỡng đạo đức và tiết tháo cao thượng của bản thân. Nếu tâm không trong sạch, ít ham muốn, thì không thể làm cho chí hướng của mình được rõ ràng; nếu tâm không an định và tĩnh lặng, thì không thể thực hiện cái lý tưởng to lớn, cao xa của mình. Muốn thực hiện lý tưởng thì cần phải không ngừng học tập tri thức, chỉ có tĩnh tâm, khắc khổ, mới có thể học được tri thức thật sự, không có ý chí kiên định, thì không thể thành công được.

Gia Cát Lượng đặt nhiều hy vọng đối với con cái. Sau này, con của ông ta đều coi nhẹ danh lợi, một lòng tận trung báo quốc, vì quốc gia xã tắc mà cống hiến cuộc đời, đây chính là giá trị và ý nghĩa của việc giữ “tâm tĩnh lặng” và “chí hướng cao xa”.

Khấu mẫu dạy con: “Tu thân vì vạn dân”

Khấu Chuẩn thời Bắc Tống, cha mất sớm, gia đình nghèo khổ, chỉ dựa vào nghề dệt vải của mẹ để sống qua ngày. Khấu mẫu đêm khuya thường thường một bên kéo sợi dệt vải, một bên dạy Khấu Chuẩn đọc sách. Bà đôn đốc và chỉ dẫn Khấu Chuẩn khổ cực học thành tài. Sau này Khấu Chuẩn lên kinh đô đi thi, đỗ được tiến sĩ. Tin mừng truyền về đến quê nhà, lúc đó mẹ của Khấu Chuẩn đang mang bệnh nặng, trước lúc lâm chung, bà giao một bức họa do chính tay bà vẽ cho người nhà là bà Lưu rằng: “Ngày sau Khấu Chuẩn nhất định sẽ làm quan, nếu nó có làm điều gì sai trái, thì bà hãy giao bức họa này cho nó!”

Sau đó, Khấu Chuẩn làm đến chức Tể tướng, để mừng ngày sinh nhật của mình, ông ta đã mời 2 đoàn gánh hát, chuẩn bị yến tiệc mời bạn bè và các quan trong triều. Bà Lưu cho rằng thời cơ đã đến, bèn đem bức họa của Khấu mẫu giao cho ông. Khấu Chuẩn mở ra xem, nhìn thấy một bức vẽ “Hàn song khóa tử” (Người đi thi đang học hành), trên bức họa có đề một bài thơ: “Cô đăng khóa độc khổ hàm tân, vọng nhĩ tu thân vi vạn dân, cần kiệm gia phong từ mẫu huấn, tha niên phú quý mạc vong bần.” (tạm dịch: Khổ sở học hành dưới ngọn đèn đơn chiếc, mong con tu thân bởi vì muôn dân, mẹ hiền dạy bảo nhà mình sống cần kiệm, khi hưởng giàu sang không được quên lúc nghèo khổ.) Đây rõ ràng là di huấn của người mẹ, Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại ba lần, bất giác nước mắt chảy ra như suối. Sau đó, lập tức dẹp bỏ tiệc mừng thọ. Từ đó về sau, luôn luôn giữ mình trong sạch và thương yêu dân chúng, hành xử công bằng và vô tư, đã trở thành một hiền tướng nổi tiếng của triều đại nhà Tống.

Từ Miễn thề phải để thanh bạch lại cho con cháu

Trung Thư Lệnh Từ Miễn ở triều đại nhà Lương, suốt đời giữ địa vị cao, nhưng nghiêm khắc khép mình vào kỷ luật, hành sự công bằng mà cẩn thận, tiết kiệm và không tham lam, không mua sắm gia sản. Bình thường, lương bổng của ông, phần lớn đem chia cho những người nghèo trong đám bạn bè, người thân và dân chúng nghèo khổ, vì vậy trong nhà không tích tụ bất cứ tiền của dư thừa nào. Trong đám bạn bè, thân thuộc và môn khách, có người khuyên ông ta rằng, phải sắm gia sản để lại cho đời sau, ông ta trả lời rằng: “Người ta để lại tài sản cho con cháu, tôi để lại sự thanh bạch cho con cháu. Con cháu nếu có đức, thì chúng tự mình có thể sắm được gia sản; Nếu chúng không thành tài, thì dù có để lại tài sản, cũng vô dụng.

Từ Miễn thường dạy con cái là phải trọng phẩm hạnh và tiết tháo, ông ta đã từng viết thư cho đứa con Từ Thông rằng: “Gia thế của chúng ta đời đời thanh liêm, do đó đời sống hằng ngày là rất đạm bạc.” Còn về việc mua sắm gia sản, chưa từng bao giờ nhắc qua, không những không bao giờ kinh doanh nó. Người xưa từng nói: ‘Để cả thúng vàng lại cho con cháu, không bằng dạy cho chúng học một môn kinh thư’. Nghiên cứu tỉ mỉ những lời nói này, thì thật sự nó không phải là câu nói rỗng tuếch. Tuy rằng tôi không có tài năng gì cả, nhưng lại có tâm nguyện của bản thân, may mắn được tuân theo giáo huấn của người xưa mà làm, không dám bỏ dở nửa đường. Từ khi tôi được ngồi trên cương vị cao, đã gần 30 năm, một số bạn bè thân và môn khách, đều cực lực khuyên tôi phải thừa lúc có chức có quyền, mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho con cháu, tôi đều cự tuyệt, không nhận những lời đề nghị đó. Vì tôi nghĩ rằng, chỉ có để lại sự thanh bạch quí báu cho đời sau, mới có thể khiến cho người đời sau hưởng dụng vô cùng. Con cái sau này của Từ Miễn đều trở thành hiền sĩ nổi tiếng gần xa.

Đặc điểm của sự giáo dục trong gia đình là phải dùng hành vi và lời nói của chính mình, để làm gương và dạy dỗ con cháu, từ từ mà cải hóa chúng. Vì con cái có tính dễ bắt chước theo người khác, cho nên sự giáo dục về phẩm hạnh đối với chúng là rất quan trọng. Đối với một số đạo lý mà chúng nhất thời chưa hiểu rõ được, chúng có thể từ từ mà hiểu được trong lúc thực hành, chỉ có sự chỉ dẫn chính xác mới có thể khiến cho chúng bước đi một cách chân chính. Làm người cha mẹ, đều muốn để lại cái gì tốt nhất cho con cái; thật ra, dù có để lại bao nhiêu là tài sản, thì đều là vật ngoài thân, chỉ có dạy cho chúng trọng đức và hướng thiện, mới là điều tốt nhất cho tương lai lâu dài của chúng, mới có thể khiến cho chúng thật sự được lợi ích, mới có thể bảo trì đầu óc chúng sáng suốt ở bất cứ lúc nào, để biện minh đúng hay sai, và lựa chọn được con đường đời chính xác cho bản thân.

Chiều 26/3, tại trụ sở NIIT, số 123 Trương Định, quận 3, TP.HCM, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực HD-LEADMAN đã tổ chức tọa đàm “Nhân tướng học trong nhận diện tính cách & năng lực nhân sự” với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và cán bộ giảng dạy một số trường đại học tại TP.HCM.

Phần đầu tọa đàm, “Thanh từ Dịch học sĩ” Trần Quốc Thái (một danh xưng khá độc đáo) đã giới thiệu tổng quát môn khoa học nghiên cứu về Nhân tướng học.

Qua ý kiến của ông Trần Quốc Thái, cử tọa được tiếp cận một cách bài bản các nguyên tắc học thuật của vấn đề dựa trên khát vọng người xưa: “Thượng thông thiên văn - Hạ đạt địa lí - Trung tri nhân sự”.

Bộ môn này cũng giúp con người hướng đến những cái đích rất sáng: hiểu và sửa mình, hoàn thiện bản thân, rèn tâm, sửa tướng. Việc học tập, tích lũy kiến thức về Nhân tướng học cũng nhằm biết về người khác để giúp đỡ họ.

Cũng từ các định tính rút ra từ bộ môn này, giúp người ta định hướng nghề nghiệp sát hơn. Cuối cùng, nếu rèn luyện tốt, đạt tới một hạn mức cao trong nghề nghiệp còn có thể dự đoán vận mệnh một cách chủ động trong lộ trình “tri thiên mệnh - tận nhân lực”, làm chủ cuộc sống.

Hơn thế nữa, Nhân tướng học còn tạo ứng dụng để nhận diện ra những năng lực nằm trong nhu cầu nhân lực, để tạo nguồn cốt cán cho mỗi công ty, tổ chức.

Trong phần thứ hai của tọa đàm, ông Trần Việt Quân - Tổng giám đốc Bách khoa Computer đã nghiên cứu bí quyết chiêu hiền đãi sĩ và tuyển mộ tướng tài của các bậc tiền bối xưa rồi diễn giải lại cho phù hợp với chiến lược quản trị nhân sự trong các công ty hiện đại.

Ông đi sâu vào chuyên đề về cách dùng người, cách định dạng của các danh nhân như Trần Hưng Đạo, Khổng Minh Gia Cát Lượng… giúp người nghe nhận thức về những ứng dụng của môn khoa học này từ nhiều thế kỷ xa xưa.

Theo cuốn Gia Cát Lượng, nhà quân sư tiên tri, thì đầu tiên cần chọn “tướng có lòng nhân ái”. Xét trong bối cảnh doanh nghiệp thời nay thì là chọn người quản lý hoặc nhóm trưởng có đức: biết quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên thuộc cấp, để dốc lòng giúp họ giải quyết khó khăn. Tiếp theo đó là “tướng có lòng nghĩa hiệp”.

Tuýp quản lý này không bị dao động bởi lợi nhuận, không chấp nhận luồn cúi, nên thà “chết vinh còn hơn sống nhục”. Họ làm việc có trách nhiệm và thậm chí chấp nhận thiệt thòi, miễn sao bảo đảm quyền lợi tập thể. Quan trọng thứ ba là “tướng có lễ nhượng”. Cơ bản trong lễ là “kính trên nhường dưới”, nên người quản lý, đặc biệt là người được cất nhắc thăng chức từ vị trí nhân viên trước đây, cần tiếp tục duy trì thái độ khiêm nhường, hành vi nhã nhặn. Tài năng nhưng không tự mãn; cứng cỏi nhưng luôn nhẫn nhịn. Có như thế, mới được tập thể kính nể và tin yêu.

Sau nhân, nghĩa, lễ, rồi mới xét đến trí. Vị tướng có mưu trí tương đương với người quản lý nhanh nhạy khi ứng phó với những biến cố đột ngột phát sinh. Đồng thời, còn là người có khả năng lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng. Tiêu chí thứ năm là “tướng có lòng tín thực”: công - tư phân minh, thưởng - phạt rõ ràng.

Cụ thể hơn, khi công ty ký được hợp đồng giá trị, thì người làm “sếp” phải nghĩ ngay đến cống hiến của anh chị em nhân viên để nhanh chóng khen thưởng, khích lệ tinh thần, bồi bổ vật chất. Ngược lại, Khi công ty bị thiệt hại nặng, thì phải xử phạt nghiêm minh. Tuyệt đối không chỉ vì tình riêng mà miễn truy cứu trách nhiệm. Có như thế mới bảo đảm công bằng và ổn định tập thể. Thêm vào đó, “tướng thủ hạ của bậc đại tướng” và “tướng cưỡi ngựa” đòi hỏi người quản lý phải tinh thông kiến thức và dày dặn kinh nghiệm chuyên ngành. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp hãy chọn người quản lý có dũng khí đương đầu thử thách, dám đứng đầu sóng ngọn gió với khí thế phi thường như “tướng mạnh dạn”.

Vượt hẳn tám hạng tướng kể, bậc đại tướng sẽ hội đủ những phẩm chất: khiêm nhường và nể trọng người tài; lắng nghe và cân nhắc lời can gián; có chủ kiến nhưng cũng biết tiếp nhận lời khuyên để đưa ra quyết định cuối cùng một cách sáng suốt; giản dị, chân thành; và có khả năng xử lý tình huống tốt.

Bên cạnh những phẩm chất trên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn đánh giá cao những vị tướng “thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử”, tức là người quản lý có bản lĩnh, luôn điềm tĩnh. Không dễ dàng bộc lộ vui buồn, phơi bày tâm can, nhằm tránh để đối phương đoán biết điểm yếu và đường đi nước bước những dự định.

Người quản lý phải vững chãi mới có thể làm chỗ dựa cho tập thể, chứ tuyệt đối không được “gặp sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh”. Đặc biệt, Đức Thánh Trần đánh giá thấp những người không tự tin ở điều mình làm, để khi có sai sót thì ngụy biện, lấp liếm… (*)

Áp dụng rập khuôn hoặc đòi hỏi hoàn hảo là sai lầm, nhưng các doanh nhân có thể nghiền ngẫm và thử thực hành một cách linh hoạt, tùy hoàn cảnh, để ổn định nhân tố con người, vốn là cái gốc để phát triển doanh nghiệp.

Cuộc tọa đàm về Nhân tướng học được kỳ vọng sẽ trở thành bước tiền khởi trên con đường dài chinh phục khoa học, trong đó có khoa học về con người, rất đáng khích lệ.

(*) Trích “Tâm tướng và ứng dụng trong đánh giá con người và đối tác kinh doanh” của diễn giả Trần Việt Quân, Tọa đàm “Ứng dụng Nhân tướng học trong Quản Trị nhân sự” của Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp – Trung tâm phát triển nguồn nhân lực HD-LEADMAN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lemon