lbjpdfl

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lưu Tử Cố quê ở Hải Châu (*), năm mười lăm tuổi đến đất Cái thăm cậu, thấy trong cửa hiệu tạp hóa có một cô gái yểu điệu, xinh đẹp vô song, lòng rất yêu thích, lần vào trong hiệu giả vờ mua quạt. Cô gái lên tiếng gọi bố. Bố ra, ý định của Lưu bị cản trở, bèn cố ý trả rẻ mà lui ra. Xa trông thấy người cha đi nơi khác bèn quay lại, cô gái toan tìm bố. Lưu ngăn lại nói:

- Không cần, cứ nói giá, tôi không trả rẻ đâu.

Cô gái được lời, cố ý nâng giá lên. Lưu không nỡ mặc cả, rút tiền trả rồi đi. Hôm sau lại đến, lại làm như trước. Vừa đi được vài bước, cô gái gọi theo:

- Trở lại đã! Vừa rồi nói dối đấy, giá thế đắt quá!

Nhân mới lấy nửa tiền trả lại. Lưu càng cảm lòng thành thực, hễ rỗi lại đến, vì thế ngày càng quen.

Cô gáo hỏi:

- Chàng ở đâu?

Lưu cứ thực nói. Lại hỏi lại thì tự nói là họ Diêu tên là A Tú (**). Lúc Lưu sắp đi, cô gái đem những vật đã mua, lấy giấy bọc hộ cẩn thận, rồi lè đầu lưỡi, thấm ướt để dán lại. Lưu đem về không dám động đến, sợ mất hẳn lằn lưỡi của nàng.

Được nửa tháng, người đầy tớ nhòm biết, mới ngầm cùng cậu, cố bắt Lưu phải về. Chàng bâng khuâng vơ vẩn không khuyây, đem những thứ như khăn mặt, phấn, sáp đã mua cất giấu vào trong một cái tráp, lúc vắng người lại khép cửa, tự mình lần giở xem một lượt. Hễ thấy món nào cũng tưởng nhớ ngẩn ngơ.

Năm sau lại đến đất Cái. Hành lý vừa cởi, liền đến ngay chỗ cô gái. Tới nơi thì thấy cửa ngõ đóng chặt, thất vọng mà về, bụng vẫn nghĩ rằng đi đâu vắng chưa về. Sáng hôm sau lại đến, cửa vẫn khóa như cũ. Hỏi các nhà hàng xóm mới biết, họ Diêu vốn người Quảng Ninh, vì buôn bán không lợi lắm nên tạm về quê ở. cũng không biết rõ bao giờ sẽ trở lại. Tâm thần như nghiêng như đổ; chàng ở vài ngày rồi rầu rĩ mà về.

Mẹ bàn dạm vợ cho, nhưng mấy lần chàng đều ngãng ra. Mẹ vừa giận vừa lấy làm lạ. Người đầy tớ liền kể chuyện mấy năm trước cho mẹ biết, mẹ càng đề phòng ráo riết. Đường sang đất Cái từ đó tuyệt hẳn. Lưu đâm thảng thốt, rồi giảm ăn kém ngủ. Mẹ lo lắng không tìm ra cách gì, bèn nghĩ: chẳng bằng theo ý con vậy.

Ngay hôm đó liền sắm sửa hành trang cho chàng sang đất Cái, lại chuyển lời nhắn với người cậu nhờ làm mối dùm. Cậu nhận lời, đến nhà họ Diêu, một lát trở về nói với Lưu:

- Việc không xong rồi. A Tú đã hứa gả cho một người ở Quảng Ninh!!

Lưu cúi đầu ngao ngán, lòng nguội như tro, hy vọng mất hết. Về nhà rồi thường ôm tráp mà khóc, bồi hồi tưởng nhớ, chỉ mong thiên hạ lại có người giống như thế.

Gặp khi người mối đến, khen người con gái họ Hoàng ở Phục Châu tuyệt đẹp. Lưu sợ không đúng, bèn sai đánh xe đến đất Phục. Vào cổng Tây, thấy một nhà hướng Bắc, hai cánh cửa cổng nửa khép nửa mở, trong đó một cô gái giống A Tú lạ. Lại chú ý dõi theo, thấy cô gái vừa đi vừa trông lại mà vào, đích thị không sai.

Lưu rất xúc động bèn thuê nhà bên Đông, hỏi dò kỹ thì là nhà họ Lý. Nghĩ đi nghĩ lại, chẳng lẽ thiên lại có người giống nhau đến thế ư? Ở mấy hôm, không cậy ai được, chỉ hằng ngày đăm đăm trông chờ ngoài cổng, hy vọng cô gái có lúc lại đi ra.Một hôm mặt trời xế về Tây, cô gái quả ra thực, bỗng thấy Lưu, liền quay vào, lấy tay chỉ ra đằng sau, lại để bàn tay lên trán, đoạn mới vào. Lưu mừng hết sức nhưng không hiểu ý ra sao. Ngẫm nghĩ một lát, rảo bước ra sau nhà, thì thấy vườn hoang trống trải, phía Tây có một bức tường thấp độ ngang vai, mới chợt hiểu, liền ngồi phục trong đám cỏ sương. Một lúc lâu, có người từ bên tường kia thò đầu sang khẽ hỏi: "Đã đến đấy à". Lưu đáp : "Vâng" rồi đứng dậy, nhìn kỹ thì thật A Tú. Nhân khóc nức nở, nước mắt như dây giòng (***). Cô gái cách tường tay vuốt ve lên mình Lưu lấy khăn lau nước mắt cho chàng, kiếm lời an ủi ân cần.

Lưu nói:

- Xoay xỏa trăm kế chẳng xong, tự bảo kiếp này thôi thế là thôi, nào ngờ lại có đêm nay. Nhưng sao nàng lại đến đây?

Đáp:

- Họ Lý là chú bên ngoại của thiếp.

Lưu xin trèo tường sang, cô gái nói:

- Chàng cứ về trước, bảo người nhà đi ngủ chỗ khác, thiếp sẽ tự đến.

Lưu làm như lời nàng, ngồi đợi. Một lúc sau cô gái lặng lẽ đi vào, ăn mặc không lộng lẫy lắm, vẫn quần áo ngày trước. Lưu kéo ngồi xuống, kể lể nổi nhớ, nhân hỏi:

- Nghe nói nàng đã nhận lời người ta, sao còng chưa cưới?

Cô gái nói:

- Ai bảo thiếp nhận lời là nói sai đấy. Cha thiếp thấy đường sá xa xôi không muốn gả thiếp cho chàng. Có lẽ đó là cậu nói thác ra để chàng đừng mong tưởng nữa mà thôi.

Rồi đó lên giường chung gối; lả lướt muôn nghìn cách, đưa đón thật hoan lạc, không sao nói hết cho được. Đến canh tư vội trở dậy trèo tường mà đi. Từ đấy Lưu quên hẳn ý định đến nhà họ Hoàng, trọ liền nửa tháng tại đây, tuyệt nhiên không nói gì đến việc về nữa.

Một đêm người đầy tớ dậy cho ngựa ăn, thấy trong nhà đèn còn sáng, nhòm vào thấy A Tú sợ lắm, không dám hỏi chủ. Sáng dậy, ra hỏi các cửa hàng ngoài chợ, rồi trở về hỏi Lưu:

- Người đêm đêm vẫn đi lại với công tử là ai vậy?

Lúc đầu Lưu chối, người đây tớ nói:

- Nhà này vắng vẻ là nơi quỷ hồ tụ tập, công tử nên giữ gìn. Cô gái họ Diêu làm gì mà đến chốn này?

Lưu mới thẹn nói:

- Nhà hàng xóm phía Tây là chú bên ngoại của nàng, có gì mà ngờ.

Người đầy tớ đáp:

- Tôi đã hỏi kỹ. Nhà bên Đông chỉ có một bà cụ già, nhà bên Tây chỉ có một người con trai còn nhỉ, nggoài ra chẳng có thân thích nào nữa. Người cậu gặp gỡ đây tất là ma quỷ, nếu không, chẳng lẽ cái áo mấy năm vẫn không thay? Vả lại da mặt trắng quá, hai má lại hơi gầy, lúc cười không thấy lúm đồng tiền không đẹp bằng A Tú.

Lưu suy đi nghĩ lại đâm hoảng, nói:

- Bây giờ làm thế nào?

Người đầy tớ bàn tính đọi cô gái đến, cầm binh khíxông vào cùng đánh. Chập tối, cô gái đên, nói với Lưu rằng:

- Biết chàng sinh lòng ngờ vực, nhưng thiếp cũng không có ý gì khác, chẳng qua cho trọn cái duyên phận với nhau thôi.

Nói chưa dứt, người đầy tớ đẩy cửa xông vào. Cô gái mắng:

- Bỏ ngay binh khí xuống, rồi mang rượu đến đây, để ta từ biệt chủ nhân.

Người đầy tớ tự nhiên ném dao xuống như bị người giằng lấy. Lưu càng sợ cố gằng tiếp rượu. Cô gái cười như thường, giơ tay chỉ vào Lưu mà nói:

- Biết tâm sự chàng, vẫn định lo toan giúp chàng chút ít, sao lại nỡ phòng bị ngầm? Tuy thiếp không phải A Tú, nhưng cũng tự cho mình không kém. Chàng tự nhìn kỹ xem, không phải ư?

Lưu rợn hết lông chân, miệng đờ ra không nói được. Cô gái nge canh đã sang ba, liền cầm chén hớp một hớp, đứng dậy nói:

- Tôi hẵng đi đã, đợi đến sau hôm động phòng hoa chúc sẽ lại đến so với người đẹp của chàng xem ai hơn ai kém.

Đoạn quay mình ra, biến mất.

Lưu tin lời hồ nói, lại sang đất Cái. Oán cậu nói dối mình, không đến nhà cậu nữa mà trọ ở gần nhà họ Diêu, nhờ mối đến nói chuyện, đút cho nhiều tiền. Bà vợ họ Diêu nói:

- Chú nó định kiếm chồng cho cháu ở Quảng Ninh nên ông nó sang đấy. Việc thành hay không chưa thể biết; phải đợi ông ấy về, mới có thể bàn được.

Lưu nghe nói, bàng hoàng không biết làm thế nào, đành phải cố đợi ông Diêu về.

Được hơn mười ngày, bỗng nghe có loạn, còn ngờ là lời đồn huyễn; lâu về sau, tin càng gấp, bèn thu xếp hành trang ra đi. Giữa đường gặp loạn thầy tớ lạc nhau, Lưu bị quân trinh sát bắt. Thấy Lưu họ trò yếu đuối, họcũng lơ là việc canh phòng, Lưu liền ăn trộm ngựa trốn đi.Đến giáp giới Hải Châu, thấy một người con gái, đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc, bước chân thất thiểu, dường không lê nổi. Lưu ruổi ngựa vượt lên trước, cô gái vội vàng gọi:

- Người cưỡi ngựa có phải là chàng Lưu đó không ?

Lưu dừng roi lại, nhìn kỹ thì ra là A Tú. Bụng còn sợ là hồ, liền hỏi:

- Nàng là A Tú thật đó chăng?

Cô gái hỏi:

- Tại sao lại hỏi câu đó?

Lưu kể lể những chuyện mình đã gặp. Cô gái nói:

- Thiếp là A Tú thực. Cha thiếp đem thiếp từ Quảng Ninh về, gặp loạn bị bắt, họ đưa ngựa cho cưỡi , nhưng mấy lần đều bị ngã. Chợt một người con gái nắm lấy cổ tay lôi đi, trốn lẩn lút trong đám quân cũng không có ai hỏi. Cô gái ấy đi nhanh như cắt, thiếp khốn khổ mà không theo kịp, mới độ trăm bước đã mấy lần tụt lại phía sau.Một lúc lâu, nghe thâý tiếng người reo ngựa hí xa gần, mới buông tay thiếp ra, nói:

- Từ giã thôi! Đường trước mặt đều yên ổn, có thể thủng thẳng mà đi; người yêu của em cũnga sắp đến, nên theo chàng cùng về.

Lưu biết đấy là hồ, lầy làm cảm kích, nhân kể rõ đầu đuôi vì sao mình lưu lại đất Cái. Cô gái nói rằng chú nàng định gả cho người họ Phương, chưa kịp ăn hỏi thì gặp loạn, Lưu mới biết lời cậu nói không phải là dối trá, bèn đỡ nàng lên ngựa, cùng cưỡi về.

Vào cổng, mẹ già vẫn không việc gì, Lưu rất mừng, bèn buộc ngựa mà vào nhà, kể chuyện đầu đuôi. Mẹ cũng mừng, liền sửa soạn cho cô gái đi tắm rửa. Nàng trang điểm, dung nhan lộng lẫy, mẹ vỗ tay nói:

- Chả trách gì thằng con si mộng hồn không lúc nào yên.

Bèn trải đệm bảo cô gái nằm chung với mình. Lại sai người đến đất Cái đưa thư cho họ Diêu biết. Chưa được mấy ngày, vợ chồng Diêu cùng đến, chọn ngày lành cho con gái thành hôn rồi mới đi.

Lưu đem cái tráp mình cất giữ ra, dấu phong còn nguyên vẹn.. Có hộp phấn mở ra thì hóa ra đất đỏ. Lưu lấy làm lạ. Cô gái bưng miệng cười nói:

- Vụ trôm mấy năm trước, nay bị phát giác rồi. Ngày ấy, thấy chàng để mặc thiếp tự gói, không xem lại thật giả, nên làm thế để bỡn nhau đấy thôi.

Đang lúc cười đùa, một người vén màn bước vào nói:

- Thích ý như thế, thì phải tạ ơn bà mối chứ?

Lưu nhìn lại thì lại một A Tú nữa, vội gọi mẹ. Mẹ và người nhà đều cùng đến, mà không ai pân biệt được. Lưu vừa đảo mắt một cái cũng lẫn luôn. Phải chú mục giây lâu mới biết mà vái tạ. Cô gái ấy tìm gương tự soi, rồi thẹn thùng đi vội ra, theo tìm thì đã biến mất rồi. Vợ chồng cảm nghĩa lập bài vị thờ trong nhà.

Một đêm, Lưu uống rượu say về, trong nhà tối tăm không có ai, đương tìm đèn để thắp thì A Tú đến. Lưu kéo lại hỏi đi đâu, cười nói rằng:

- Hơi men sặc người, làm người ta không chịu được. Như thế mà còn tra hỏi vòng vo! Ai đã trốn vào ruộng dâu đâu nào!

Lưu cười nâng hai má nàng lên. Cô gái nói tiếp:

- Chàng trông thiếp với chị hồ ai hơn?

Lưu nói:

- Mình đẹp hơn, nhưng người nào chỉ xem bề ngoài thì không sao phân biệt được.

Thế rồi khép cửa lại ôm nhau giao hợp, chốc lát có tiếng gõ cửa, cô gái liền đứngdậy cười nói:

- Chàng cũng là kẻ chỉ biết xem bề ngoài thôi nhá.

Lưu chưa hiểu, ra mở cửa thì A Tú bước vào, rất kinh ngạc, mới biết người vừa nói chuyện vừa rồi là hồ. Trong đêm tối lại nghe thấy tiếng cười. Hai vợ chồng trông vào quảng không mà vái, cầu xin nàng hiện hình trơ lại. Hồ nói:

- Tôi không muốn trông thấy A Tú.

Hỏi:

- Tại sao không biến thành khuôn mặt khác?

Nói:

- Không thể được.

Hỏi tại sao, nói rằng:

- A Tú là em gái tôi, kiếp trước không may chết yểu. Khi còn sống, cùng tôi theo mẹ lên thiên cung, thấy Tây Vương Mẫu đem lòng yêu mến, lúc về cồ sức bắt chước. Em tôi thông tuệ hơn tôi, chỉ một tháng là bắt chước giống hệt, tôi học đến ba tháng mới giống mà rồi cũng không bằng nó. Đến nay đã khác kiếp, tự nghĩ hơn nó, không ngờ vẫn như ngày xưa. Tôi cảm lòng thành của hai người, nên thỉnh thoảng sẽ đến thăm, bây giờ thì đi đây.

Liền không nói gì nữa. Từ đấy, dăm ba ngày lại đến một lần, những việc khó khăn nghi ngại đều giải quyết được cả.

Khi A Tú về thăm cha mẹ thì ở luôn mấy ngày không đi, người nhà đều sợ mà tránh. Nhà có mất gì thì lại ăn mặc kịch sự, cài cái trâm đồi mồi dài mấy tấc, bắt người nhà đứng xung quanh, rồi nghiêm giọng bảo rằng:

- Vật lấy trộm, đêm nay phải mang đến chỗ ấy chỗ nọ mà để, nếu không đầu sẽ nhức buốt lên, hối không kịp đâu.

Trời sáng quả lấy lại được đúng chỗ đã bảo.

Ba năm sau, tuyệt không đến nữa. Bỗng nhiên gặp chuyện mất tiền lụa. A Tú bắt chước ăn mặc đúng như cô ta mà đe người nhà, cũng thường thấy kiến hiệu.

Co Tu Ho Ho

CÔ TƯ HỌ HỒ

(Hồ Tứ Thư )

Thư sinh họ Thượng, ngường đất Thái Sơn (*), ở một mình nơi thư trai thanh tịnh. Gặp đêm thu, sông Ngân vằng vặc, trăng sáng lưng trời, chàng bồi hồi dưới bóng hoa, thả hồn tưởng nghĩ xa xôi. Bỗng một cô gái trèo qua tường vào, cười nói:

- Cậu tú nghĩ gì lung thế?

Chàng đến gần nhìn thì mặt đẹp như tiên, mừng đến thảng thốt. bèn dìu nàng vào, cùng nhau ân ái thỏa sức. Nàng tự xưng họ Hồ, tên là cô Ba. Hỏi nhà cửa ở đâu, chỉ cười không nói. Chàng cũng thôi không cật vấn nữa, chỉ hẹn gắn bó lâu dài mà thôi. Từ đó không đêm nào nằm suông.

Một đêm ngồi kề đùi dưới ánh đèn thấp thoáng sau mán, chàng yêu quá, mắt nhìn nàng không chớp. Nàng cười nói:

- Sao nhìn thiếp đăm đăm thế?

Chàng đáp:

- Nàng như hoa hồng dược, hoa bích đào, nhìn suốt đêm cũng không chán.

Cô Ba nói:

- Thiếp thô lậu thế này mà còn được mắt xanh tưởng đến, nều gặp em Tư nhà thiếp thì không biết chàng còn điên đảo đến đâu.

Chàng nghe vậy càng thêm động lòng, chỉ hận chưađược một lần thấy mặt, bèn quỳ gối van nài. Đêm sau quả nhiên cô gái dắt cô Tư cùng đến. Tuổi mới cập kê, như hoa sen đượm sương, hoa hạnh khói tỏa, nét cười tươi rói, xinh đẹp tuyệt trần. Chàng mừng cuống cuồng, vội dẫn vào ngồi.

Trong khi cô Ba cùng chàng chuyện trò cười nói thì cô Tư chỉ ngồi cúi đầu, tay mân mê giảu lưng thêu. Lát sau cô Ba đứng dậy cáo biệt, em gái cũng định ra theo, nhưng chàng kéo lại, không chịu buông, mắt nhìn sang cô Ba cầu cứu:

- Ái Khanh, phiền nàng nói giúp một câu.

Cô Ba bèn cười nói:

- Anh chàng cuồng si này yêu quýnh lên thật rồi. Em hãy nán lại một lát.

Thấy cô Tư không nói gì, cô chị mới giã từ ra đi. Hai người bèn giao hoan thật thỏa thích. Xong đâu đấy mới gối đầu trên cánh tay, thố lộ hết chuyện bình sinh, không còn dấu diếm điều gì. Cô Tư tự nói mình là hồ, nhưng chàng Thượng vì đang mê đắm nhan sắc nên cũng không lấy thế làm quái lạ. Cô Tư nhân thế lại nói:

- Chị Ba em ác độc như lang sói, nghiệp của chị là phải giết được ba người. Ai đã bị chị mê hoặc thì không tránh khỏi chết. Em may mắn được chàng đoái thương, không nỡ nhìn chàng bị hại, hãy sớm dứt tình với chị đi.

Chàng sợ, xin bày cho cách đối phó. Cô Tư nói:

- Em tuy là hồ, nhưng lại học được chính pháp của tiên. Để em viết một lá bùa dán lên cửa phòng ngủ của chàng thì có thể dứt bỏ được.

Nói rồi viết liền. Trời sáng, cô Ba trở lại thấy bùa bèn lui ra nói:

- Con tiện tỳ này nỡ phụ bụng ta! Hết lòng với tân lang mà không nhớ gì đến bà mối nữa. Song hai chúng bay cũng có chút duyên trước với nhau, ta chẳng thù hận gì. Có điều hà tất phải làm thế.

Nói rồi đi ngay. Mấy hôm sau cô Tư có việc phải đi nơi khác, hẹn cách một đêm sẽ đến. Hôm đó, chàng ngẩu nhiên ra cửa nhìn về phía xa, nơi đám rừng sồi dưới chân núi. Chợt thấy một thiếu phụ từ trong lùm cỏ rậm đi ra, nhác trông cũng ra chiều phong vận. Nàng đến gần bảo chàng:

- Cậu tú việc gì phải bo bo quyến luyến chị em nhà họ Hồ? Chúng có đồng nào để tặng chàng đâu!

Nói rồi đưa ngay cho Thượng một quan, bảo:

- Hãy cầm về trước mua rượu ngon, thiếp sẽ đem một ít đồ nhắm đến để vui cùng với chàng.

Thượng cầm tiền về, làm như lời dặn. Lát sau thiếu phụ đến, đặt lên bàn một con gà quay, một vai lợn muối, rồi rút dao thái thành từng miếng. Rượu rót ra cùng nhắm, chuyện trò đùa giỡn vui vẻ lạ thường. Rồi tắt đèn lên giường, yêu đương quấn quít, buông thả đến cùng cực. Trời sáng mới dậy. Đang ngồi ở đầu giường xỏ chân vào giày, bỗng nghe có tiếng người. Vừa mới lắng tai, bước chân đã vào đến màn ngủ, thì ra chính là chị em họ Hồ. Thiếu phụ vừa nhìn thấy liền vội vàng lẩn trốn, bỏ lại đôi giày cạnh giường. Hai chị em đuổi theo mắng rằng:

- Con chồn ô uế kia, sao dám cùng ngủ với người?

Đuổi một lúc lâu mới quay lại. Cô Tư giận dỗi nói:

- Chàng không thể khá được! Đã chung chạ với con chồn ô uế ấy thì không thể thân cận được nữa!

Nàng đùng đùng bỏ đi. Chàng hoảng sợ, phải tự mình tạ lỗi, lời lẽ khẩn khoảng rất thảm. Cô Ba đứng bên hòa giải giúp, cơn giận của cô Tư mới tạm nguôi. Tư đó lại yêu mến nhau như buổi đầu.

Một hôm có người ở đất Thiểm cưỡi lừa đi qua cửa nói:

- Ta đi tìm loài yêu quái, chẳng phải một sớm một chiều, thế mà mãi hôm nay mới gặp.

Người cha nghe nói lấy làm lạ hỏi rõ nguồn cơn, thì nói:

- Tiểu sinh ngày ngày lênh đênh với khói sóng, du ngoạn bốn phương; một năm hơn mười tháng thì vắng nhà đến tám chín. Bọn yêu quái nhân đó đã giết hại em trai tôi. Khi trở về biết tin, lòng khôn xiết đau thương, uất hận, thề phải tìm diệt chúng kỳ hết. Bôn ba đã mấy nghìn dặm mà tuyệt chưa thấy dấu vết gì. Hôm nay biết chúng đang ở trong nhà cụ. Nếu không diệt đi hẳn sẽ lại bị hại như em tôi.

Thường ngày chàng ngấm ngầm đi lại với cô gái, cha mẹ đã phọng phanh biết chuyện.Nghe khách nói thế, ông bà rất sợ, xin mời vào nhà, xin làm phép trừ yểm. Khách lấy ra hai bình, đặt xuống đất, niệm chú một lúc lâu. Bỗng bốn luồng khói đen bay tới, chia ra mà chui lọt vào trong hai bình. Khách mừng nói:

- Cả nhà nó đều vào đây hết rồi!

Sau đó lấy bong bóng lợn bịt miệng bình, buộc lại thật chặt. Cha chàng cũng mừng, cố giữ khách lại dùng cơm. Riêng chàng thấy buồn bã trong lòng, lại gâ2n bình nhìn trộm. Bỗng nghe cô Tư ở trong bình nói vọng ra:

- Nỡ ngồi nhìn mà không cứu, sao chàng phụ lòng nhau đến thế?

Chàng càng cảm động, vội mở miệng bình, nhưng dây buộc không thể cởi ra được. Cô Tư lại nói:

- Đừng làm thế. Chỉ cần hất đổ lá cờ trên đàn cúng, lấy kim châm thủng một lỗ trên lớp bong bóng là em sẽ ra được ngay.

Chàng làm như lời cô gái, quả nhiên trông thấy một sợi khói trắng chui qua chỗ kim châm, bay vụt lên trời đi mất.

Khách ra, thấy cờ đổ xuống đất, cả sợ nói:

- Trốn mất rồi! Việc này chắc hẳn là do công tử thôi.

Bèn lắc bình, ghé tai nghe rồi nói:

- May chỉ có một con trốn thoát. Con này dẫu có giao hợp với người cũng chẳng chết ai; còn có thể tha được.

Nói rồi mang bình từ biệt mà đi.

Về sau, có lần chàng đang trông coi người gặt lúa ngoài đồng, chợt xa xa thấy cô Tư ngồi dưới gốc cây. Chàng đến cầm tay ân cần hỏi thăm. nàng đáp:

- Xa nhau chốc đã mười năm. Nay tu luyện đã thành, chỉ vì lòng nhớ chàng chưa dứt nên trở lại thăm nhau một lần nữa.

Chàng muốn đưa náng cùng về, nàng nói:

- Thiếp bây giờ không còn như ngày xưa; không thể vướng vào ái tình nơi cõi trần được nữa, sau này sẽ còn gặp lại nhau.

Nói rồi chẳng thấy đâu nữa.

Lại hơn hai chục năm qua, vừa khi chàng đang ở nhà một mình thì cô Tư từ ngoài bước vào. Chàng mừng rỡ, cùng trò chuyện. Cô gái nói:

- Thiếp nay đã ghi tên trong sổ tiên, lẽ ra không trở lại cõi trần. Nhưng cảm lòng chàng, thiếp đến báo tin cho chàng biết: hạn kỳ tuổi thọ đã hết, hãy sớm thu xếp việc nhà. Cũng đừng buồn phiền, thiếp sẽ độ trì cho chàng làm quỷ tiên, cũng không đến nỗi khổ đâu.

Nói rồi từ biệt mà đi. Đến ngày quả nhiên chàng qua đời.

Thư sinh họ Thương là người thân thích của Lý Văn Ngọc, bạn ta chính chàng đã từng được gặp.

Cong Tu Ho Vi

Công tử họ Vi dòng dõi thế gia ở Hàm Dương (*) tính buông thả dâm dật. Những người hầu gái có nhan sắc trong nhà không ai thoát khỏi bàn tay chàng. Chàng từng mang mấy nghìn vàng ra đi, tính thưởng thức hết kỹ nữ danh tiếng trong thiên hạ. Các chốn phồn hoa không đâu không tới. Không phong nhã lắm thì ngủ một đêm rồi đi ngay. Còn như vừa ý thì lưu lại hàng trăm ngày.

Chú ruột chàng cũng là một vị quan có tiếng, mới hồi hưu, thấy hạnh kiểm cháu như vậy thì giận lắm, bèn mời thầy giỏi về nhà, dựng một cơ ngơi riêng, bắt cháu cùng các con đóng cửa học tập. Tối đến, công tử chờ thầy ngủ rồi, trèo tườing trốn về, sáng mới trở lại; như thế đã thành quen. Một hôm bị trợn chân ngã, gãy cánh tay, thầy mới biết, báo cho chú. Ông liền đánh cho một trận bò lê bò càng rồi mới thuốc thang cho. Khi khỏi ông lại giao hẹn: nếu học vược hẳn các em, văn hay chữ tốt, thì đi chơi không cấm. Nhưng vụng trộm giở trò phóng dật thì sẽ bị đánh đòn như trước.

Công tử rất thông minh, học thường vượt mức. Vài năm sau đậu khoa thi hương. Chàng muốn bỏ lời ước cũ, nhưng người chú vẫn ra sức kiềm chế. Chàng lên kinh đô, ông sai người lão bộc đi theo, giao cho một quyển sổ nhật ký, dặn phải ghi chép lời nói việc làm của chàng hàng ngày. Vì vậy liền mấy năm, chàng không có hành vi gì sai trái.

Sau khi đậu tiến sĩ, ông chú mới hơi nới lệnh cấm. Công tử muốn làm gì vẫn sợ chú biết. Vào chơi các ngỏ hẻm, phải giả danh là họ Ngụy. Một hôm, qua Tây An, thấy một thiếu niên làm con hát tên là La Huệ Khanh, tuổi độ mười sáu mười bảy, xinh đẹp như con gái. Chàng thích lắm đêm giữ lại quấn quít, rồi cho rất nhiều tiền. Ngh nói cô vợ mới cưới của Huệ Khanh lại còn phong nhã, tình tứ hơn, chàng ngỏ ý riêng với Huệ Khanh. Huệ Khanh không tỏ ra khó chịu, tối đến dấn vợ tới thực. Ba người ngủ chung một giường. Lưu lại vài hôm, quyến luyến yêu đương rất mực. Bàn tính đem nhau cùng về. Hỏi tới người nhà, Huệ Khanh đáp rằng:

- Mẹ mất sớm chỉ còn cha. Tôi vốn không phải họ La. Mẹ tôi hồi nhỏ hầu hạ nhà họ Vi ở Hàm Dương. Bị bán hết nhà họ La được bốn tháng thì sinh ra tôi. Nếu được theo công tử về, may ra cũng hỏi thăm được gốc gác.

Công tử kinh ngạc, hỏi đến họ của người mẹ. Khanh đáp:

- Họ Lã.

Chàng kinh hãi cực độ, mồ hôi toát đầm mình mẩy. Vì mẹ Khanh chính là thị tỳ nhà chàng trước kia.

Chàng không nói một lời. Lúc ấy trời đã sáng. Chàng cho Huệ Khanh rất nhiều tiền và khuyên cậu nên bỏ nghề. Rồi vờ thác còn có việc phải đi, hẹn khi nào trở về sẽ cho gọi, thế là chàng từ giã bỏ đi tuốt.

Sau được bổ làm quan huyện ở Tô Châu. Ở đây có một con hát tên là Thẩm Vi Nương, xinh nhã tuyệt trần. Chàng rất yêu, giữ lại cùng chung chăn gối. Đùa cợt, hỏi nàng rằng:

- Tiểu tự của em có phải lấy ý tứ câu thơ: " Xuân phong nhất khúc Đỗ Vi Nương" chăng?

Nàng đáp:

- Không phải thế. Mẹ em mười bảy tuổi đã là kỳ nữ nổi tiếng. Có vị công tử ở Hàm Dương cùng họ với ngài, lưu lại cùng mê em ba tháng, thề thốt chuyện cưới xin. Công tử đi rồi, tám tháng sau thì sinh ra em. Do đó mới đặt tên là Vi. Thực ra đó là họ của em. Lúc lâm biệt công tử có tặng mẹ em đôi chim uyên ương bằng vàng, đến nay hãy còn. Sau khi công tử bỏ đi, bặt không tin tức. Mẹ em vì phẫn uất buồn rầu mà chết. Tư thuở lên ba, em được bà Thẩm nuôi nấng, bèn lầy theo họ Thâm.

Công tử nghe nói xấu hổ không còn chịu nổi. Lặng đi một lúc, chợt nảy ra một kế. Chàng chợt nhỏm dậy khêu đèn, gọi Vi Nương vào uống rượu rồi ngầm bỏ thuốc độc vào trong chén. Vi Nương vừa nuốt khỏi cổ, lliền vật vã kêu rên, mọi người chạy tới, thì đã tắt thở. Chàng gọi con hát đến, giao phó tử thi, rồi đút lót cho chúng rất nhiều tiền.

Nhưng những kẻ giao hảo với Vi Nương hết thảy lại là đám con nhà thần thế. Nghe tin chúng đều bất bình, cho tiền và xúi giục con hát kiện lên quan trên. Chàng hoảng sợ, phải dốc sạch túi chạy vạy dập đi. Cuối cùng chàng bị cách chức vì tội sa đà bừa bãi.

Trở về nhà, tuổi đã ba mươi tám, chàng rất hối hận về những việc làm làm khi trước, mà vợ và hầu gái năm sáu người đều không có con. Muốn xin đứa cháu nội của ông chú về làm con kế tự, nhưng ông nghĩ cửa nhà ấy vô hạnh, vợ trẻ con nhiễm phải thói xấu, nên tuy nhận lời cho thừa kế, song phải đợi khi nào chàng già yếu mới cho sang. Chàng phẫn uất muốn cho gọi Huệ Khanh, người nhà đều cho là không được, bèn thôi.

Vài năm sau, chàng bỗng lâm bệnh, thường đấm vào ngực mà nói rằng: "Dâm bôn với con hầu, ngủ với kỹ nữ không phải là giống người". Ông chú nghe thấy thế bảo:

- Thế này thì sắp chết rồi.

Bèn cho đứa con của người con trai thứ sang nhà chàng để sớm hôm nâng giấc. Hơn một tháng, quả nhiên chàng mất.

Uong Si Tu

Ở Lỗ Châu (*) có chàng Uông Sĩ Tú là người cứng cỏi, khỏe mạnh, nhấc bổng đưọc cối đá. Hai bố con chàng đều giỏi đá bóng. Năm người bố ngoại tứ tuần, khi qua sông Tiền Đường bị chết đuối. Tám chín năm sau, Uông có việc đến Hà Nam, đêm đậu thuyền trên hồ Động Đình. Lúc bấy giờ trăng rằm nhô lên ở đỉnh đằng Đông, mặt nước lặn trông khác nào tấm lụa. Uông đang ngắm nhìn, bỗng thấy năm người từ dưới hồ nhô lên, mang theo chiếc chiếc rất to, trải lên mặt hồ rộng ước nửa mẫu, đoạn lăng xăng bày tiệc rượu, cốc chén chạm nhau lách cách, song tiếng va dịu trầm, không tiếng sành sứ. Bày xong ba người ngồi xuống chiếu, hai ngườikia hầu rượu. Trong số người ngồi, một áo vàng, hai áo trắng, cả ba đều đội khăn màu xám cao ngất nghiểu, đuôi khăn viền với vai và lưng,, kiểu rất khác lạ; phải nỗi trăng sáng mênh mang, trông không được rõ lắm. Hai người hầu đều mặt áo đen, một người tựa tiểu đồng, một người tựa ông già.

Chợt nghe người áo vàng nói:

- Đêm nay trăng đẹp tuyệt phải uống cho thỏa thích mới được.

Người áo trắng đáp:

- Phong cảnh đêm nay chẳng khác nào cái hôm Quảng Lợi Vương thết tiệc ở đảo Lê Hoa.

Ba người chuốc rượu lẫn nhau, nâng chén phù bạch(**) nhưng nói hơi khẽ nên không nghe được câu nào nữa.

Người lái thuyền nép mình, không dám thở mạnh. Uông nhìn kỹ người hầu già thấy rất giống cha, nhưng nghe tiếng nói lại không giống. Canh hai sắp tàn, bỗng một người nói:

- Nhân lúc trăng sáng thế này, nên đem bóng ra đá cho vui.

Tức thì thấy tên tiểu đồng ngụp xuống nước lấy lên một quả bóng to đẫy một ôm, bên trong chứa đầy chất gì như thủy ngân, sáng thấu từ trong ra ngoài. Mấy người ngồi đứng dậy cả. Người áo vàng gọi ông già cùng đá. Họ đá bổng lên đến hơn một trượng, bóng đi lấp loáng chói cả mắt. Lát sau nghe "bình" một tiếng, bóng từ xa bay vọt vào khoang thuyền. Uông ngứa nghề lấy hết sức đá trả, thấy bóng nhẹ lạ thường. Cú đá mạnh như phá, bóng vọt cao lên mấy lần, mỗi lần lên đến gần trượng, bên trong có cái gì bắn sáng ra, tia xuống tựa cầu vồng, rồi bỗng rơi xuống rất nhanh như một ngôi sao chổi lao thẳng xuống nước, sôi lên mấy tiếng ùng ục rồi mới tắt ngấm.

Mấy người trên tiệc chiếu đều nổi giận:

- Đứa trần tục quái nào dám làm chúng tao mất hứng thế?

Người hầu già cười:

- Không tồi! Không tồi! Đó là món "quặt sao băng" (***) của nhà tôi đấy!

Người áo trắng nghe giọng bỡn cợt ấy thì trừng mắt lên, giận dữ:

- Ta đang bực mình, thằng hầu già lại dám vui đùa hả? Mau cùng thằng oắt áo đen đi bắt tên ngông cuồng kia về đây, bằng không chân cẳn chúng baysẽ được xơi dùi đấy!

Uông liệu chẳng trốn đi đâu được nên cũng không sợ nữa, bèn xách dao đứng giữa thuyền. Thấy ông già và tiểu đồng cầm khí giới đi đến, Uông nhìn kỹ thì đúng là cha mình thật, vội vàng gọi to:

- Cha ơi! Con đây mà!

Ông già kinh sợ, nhìn con mà buồn đứt rả ruột. Tiểu đồng thấy vậy quay về ngay. Ông già bảo:

-- Con trốn ngay đi kẻo chết cả hai cha con bây giờ.

Nói chưa dứt lời ba người kia đã lêen cả trên thuyền. Người nào người nấy mặt đen sì, mắt to hơn trái lựu. Chúng túm lấy ông già lôi đi, Uông cố sức giằng lại làm thuyền tròng trành đứt cả dây néo. Chàng dùng dao chém đứt được cánh tay một người rơi xuống. Người áo vàng bỏ chạy, một người áo trắng xông tới. Uông cứ nhằm đầu mà chém, hắn ngã "ùm" xuống nước rồi mất tăm.

Hai cha con đang tính trẩy thuyền đi ngay đêm ấy thì thấy một cái mõm rất to nổi lên khỏi mặt nước. Mõm ấy sâu, miệng như miệng giếng nước hồ bốn bên chảy cả vào đó, réo lên thành tiếng ào ào. Lát sau nó phụt nước lên, đánh sóng cao ngất đến tận nhưng vì sao, làm hàng vạn chiếc thuyền đều bị lắc tròng trành. Người trên hồ đều sợ khiếp vía. Trên thuyền của Uông có hai cái trống đá, mỗi cái nặng đến hơn trăm cân, chàng nhấc một cái ném xuống, nước bắn tóe lên vang như sấm, sóng êm dần; ném cái nữa, sóng gió lặn hẵn.

Uông ngờ cha mình là ma. Ông già nói:

-Cha chưa chết con ạ. Mười người đắm đò thì bọn yêu quái ăn thịt đến chín. Cha vì giỏi đá bóng mà được toàn tánh mạng. Bọn yêu đắc tội với Đức Vương ở sông Tiền Đường nên chúng phải tránh sang hồ Động Đình này. Cả ba đưá đều là cá thành tinh, quả bóng vừa đá là bong bóng cá đấy.

Cha con mừng rỡ, chèo thuyền đi ngay lúc nửa đêm. Sáng ra thấy trên thuyền có cái vây cá, đường kính dài đến bốn năm thước ,mới chợt nghĩ ra đó là cánh tay chặt đứ được đêm qua.

Hoa Co Tu

An Ấu Dư đỗ khoa bạt cống (*) là người ở Thiểm Tây. Tính chuộng nghĩa, hay vung tiền vì người khác, lại thích phóng sinh, gặp ai săn được chim đều không ngại giá cao, mua lấy rồi thả ra.

Gặp lúc nhà ông cậu có tang, chàng đến giúp việc đưa đám, chiều tối trở về qua núi Hoa Nhạc, bị lạc lối quẩn quanh trong núi, lòng rất lo sợ. Chợt thấy cách một quãng xa chừng mũi tên bắn có ánh đèn, bèn xăm xăm đi lại. Được mấy bướcbỗng thấy một cụ già lưng còng kéo lê gậy, băng đường tắt đi tới rất mau. An dừng chân toan hỏi thăm thì cụ già đã hỏi trước chàng là ai. An thưa là lạc lối và nói chỗ có ánh đèn kia hẳn là xóm núi, định đến ngủ nhờ.

Cụ già bảo:

- Đấy không phải là nơi yên ổn đâu. May gặp lão đây, hãy theo về, nhà tranh cũng xếp được nơi nghỉ cho ngài.

An mừng quá, đi theo chừng một dặm tới một xóm nhỏ. Ông già gõ vào cửa phên, một bà già ra mở cửa chào hỏi:

- Ông nó đã về đấy à?

Ông già đáp:

- Phải.

An bước vào thấy nhà thấp mà hẹp. Cụ già khêu đèn giục chàng ngồi rồi bảo có gì thì bày lên mời khách. Lại bảo với cụ bà:

- Ông đây không phải ai khác, chính là ân nhân của nhà ta đó. Bà đi lại không thuận, hãy gọi Hoa Cô Tử ra lọc rượu đi.

Lát sau một cô gái bưng mâm bát vào rồi đứng cạnh ông cụ liếc mắt nhìn chàng. An nhìn lại thấy nàng nhỏ tuổi mà xinh đẹp như tiên. Ông già nghoảnh lại sai hâm rượu. Phía Tây phòng trong có lò than, cô gái vào đó cời lửa. An hỏi:

- Cô đó là người thế nào với cụ!

Cụ già đáp:

- Lão họ Chương, bảy chục tuổi đầu chỉ có một mụn con gái đó thôi. Nhà nông ít tôi tớ, lại vì ngài không phải là ai khác lạ, cho nên mới dám gọi vợ con ra bái kiến, mong chớ chê cười!

An lại hỏi:

- Nhà chồng cô em ở làng nào?

Cụ gìa đáp:

- Còn chưa có ai.

An luôn miệng khen cô gái xinh đẹp thông minh. Cụ già vừa mới ngỏ ý khiêm nhường bô4ng nghe cô gái la hoảng, chạy vào thì rượi sôi lửa bốc. Cụ giập tắt xong, mắng:

- Lớn chừng ấy, rượu trào ra không biết à?

Ngoái lại thấy bên cạnh lò có hình nữ thần Tử Cô (**) ghép bằng ruột cây quỳ còn dở dang, ông già lại mắng:

- Tóc bồng bồng chừng ấy mà còn như con nít.

Bèn cầm lên cho An xem và nói:

- Nó mải làm cái trò kiếm ăn này để cho rượu sôi trào lên. Được ngài quá khen, há chẳng thẹn chết đi được ư?

An ngắm nghía thấy mắt mày xiêm áo làm rất tinh xảo, bèn khen:

- Tuy tựa đồ chơi trẻ nhỏ nhưng cũng cho thấy em nhà rất sáng dạ.

Chuốc chén giờ lâu, cô gái nhiều lần ra rót rượu, mỉm miệng cười tươi không ngượng ngùng chút nào. An nhìn chăm chú, xao xuyến tâm tình. Bỗng nghe bà cụ gọi, ông lão bèn đi vào. An thấy không có ai, bảo cô gái:

- Em đẹp quá khiến tôi mất cả hồn vía. Muốn nhờ mối lái, nhưng sợ việc không thành, ý em thế nào?

Nàng lẳng lặng ôm hồ rượu, tới bên lò, dường như không nghe tiếng. Hỏi mấy lần đều không đáp, chàng bèn vào buồng. Cô gái đứng phắt dậy nghiêm mặt nói:

- Ông khùng này vào buồng định làm gì thế?

An cứ quì nài nỉ mãi, nàng định đi nhanh tới cửa định ra ngoài. Chàng vụt đứng lên chắn lối, ôm chầm lấy, hôn vào miệng vào môi. Nàng run rẩy gọi to lên, ông già vội vàng chạy vào hỏi. An buông tay bước ra, vừa thẹn vừa sợ. Nhưng cô gái thong dong thưa với cha:

- Rượu lại sôi trào, nếu ông đây không vào thì tiêu tan cả hồ rượu rồi.

An nghe nàng nói như thế trong lòng mới yên, càng cảm ơn nàng, hồn phách đảo điên, mất cả ý định ban nãy. Bèn vờ say rời chiếu rượu, cô gái cũng bỏ ra ngoài. Ông già trải chăn nệm xong, đóng cửa rồi ra nốt. An không ngủ được, trời chưa sáng đã gọi ông cụ từ biệt.

Về đến nhà, chàng lập tức nhờ bè bạn thân tới nhà cô gái cầu hôn, nhưng mất cả ngày rồi về mà không tìm được xóm nhà đâu cả. An bèn sai người hầu thắng yên cương tự tìm đường đi đến. Đến nơi chỉ thấy vách núi cao ngất, chẳng có xóm làng nào. Hỏi thăm các thôn xóm gần quanh thì chẳng có mấy ai họ Chương . Chàng thất vọng ra về, bỏ cả ăn ngủ, từ đấy mắc chứng ngẩn ngơ, cố ép húp tí nước cháo thì nôn naomuốn mửa. Trong cơn mê sảng cứ gọi tên Hoa Cô Tử, người nhà chẳng hiểu ra sao, đành suốt đêm đứng quanh theo dõi, thế xem ra muốn nguy. Một đêm, người canh mỏi mệt ngủ cả, chàng lờ mờ thấy có người đụng vào mình, hé mắt nhìn thì Hoa cô Tử đứng ngay bên giường, bất giác thần khí tỉnh táo hẳn, nhìn nàng chăm chú, hai hàng nước mắt muốn trào rơi. Nàng nghiêng đầu cười bảo:

- Anh si tình sao đến nông nỗi này?

Bèn trèo lên giường, ngồi lên đùi An, lấy hai tay day huyệt thái dương. An cảm thấy mùi xạ hương thơm lạ lùng, xộc vào mũi thấm tận xương. Day một lúc, bỗng trên sống mũi đổ mố hôi, dần dần lan tới chân tay mình mẩy. Nàng khẽ nói:

- Trong nhà đông người em không tiện ở lại. Ba ngày nữa em lại đến thăm.

Lại lấy trong ống tay áo thêu ra mấy cái bánh hấp đặt ở đầu giưòng rồi lẳng lặng ra đi. Đến nửa đêm, An toát hết mồ hôi, thấy thèm ăn, bèn quờ bánh mà ăn. Không biết bánh bao nhân gì mà thơm ngon lạ thường, ăn liền ba cái, rồi lấy áo đậy lên chỗ bánh còn lại, thiêm thiếp ngủ say, đến sáng bảnh mới tỉnh giấc, như trút được gánh nặng. Ba ngày ăn hết bánh, tinh thần càng sảng khoái, bèn cho ngươì nhà tản đi hết; sợ nàng đén không vào được cửa, bèn lẻn ra mảnh sân ăn thông vào thư phòng mở hết then khóa. Lát sau, quả nhiên nàng đến, cười nói:

- Anh chàng si tình kia không tạ ơn bà lang à?

An mừng quá, ôm lấy nàng cùng giao hoan, ân ái hết mực. Sau đó cô gái nói:

- Thiếp mạo hiểm chịu nhơ là vì cớ báo đền ơn sâu đó thôi, thực không thể vui hòa cầm sắc dài lâu, xin chàng sớm lo nơi chốn khác.

An nín lặng hồi lâu mới hỏi:

- Vốn không rõ bình sinh đã từng giao tiếp với gia đình nàng ở đâu, quả thực không nhớ nữa.

Cô gái không chịu nói, chỉ bảo:

- Chàng tự nghĩ thì biết.

An cố nài xin được gắn bó dài lâu, nàng đáp:

- êm nào cũng trốn đi thì hẳn không được rồi, mà mãi mãi vui vầy lứa đôi cũng không được nốt.

An nghe nói rầu rầu buồn bã, cô gái bèn bảo:

- Nếu muốn nên việc, đêm mai mời chàng đến nhà thiếp.

An bèn đổi buồn thành vui, hỏi:

- Đường sá xa xôi, bước chân em nhỏ bé thế kia, sao tới được đây?

Nàng đáp:

- Thiếp đã về nhà đâu. Bà điếc ở xóm Đông này là bà dì của thiếp. Vì chàng mà thiếp nấn ná đến nay, sợ ở nhà nghi ngại.

An chung chăn với nàng chỉ thấy từ hơi thở đến thịt da, không chỗ nào không thơm,bèn hỏi:

- Nàng xức thứ dầu thơm gì mà thấm cả vào xương thịt thế?

Nàng đáp:

- Thiếp sinh ra đã như thế rồi, không phải do xức dầu thơm đâu.

An càng lấy làm lạ. Nàng dậy sớm từ biệt, An sợ mình lạc đường, nàng hẹn sẽ đứng chờ bên đường. Đến chiều tối An phóng ngựa đi, quả nhiên nàng đón đợi, cùng đi tới chốn cũ. Hai ông bà vui vẻ đón tiếp, cơm rượu chẳng c1 món gì ngon, chỉ toàn những món rau tạp, ăn xong mời khách đi nghỉ. Cô gái chẳng ngó ngàng gì đến, An càng nghi ngại. Canh khuya nàng mới đến, nói:

- Cha mẹ rì rầm mãi không ngủ khiến chàng vất vả chờ đợi lâu.

Hai người quấn quít suốt đêm, rồi nàng mới bảo An:

- Gặp đêm nay để rồi xa cách trăm năm đấy.

An sửng sốt hỏi lại, nàng đáp:

- Cha thiếp thấy xóm này lẻ loi vắng vẻ nên sắp dời đi xa. Sum vầy với chàng đêm nay là hết.

An không nỡ buông nàng ra, thở than buồn bã. Trong lúc bịn rịn màn đêm dần tan, ông già bỗng sồng sộc bước vào mắng:

Con ranh, làm nhơ nhuốc cửa nhà thanh sạch khiến tao xấu hổ muốn chết.

Cô gái tái mặt vội vội vàng vàng chạy mất. Ông già cũng ra theo, vừa đi vừa chửi mắng con. An kinh sợ cuống quít, không còn biết làm thé nào đành lẻn trốn về nhà. Mấu ngày bồi hồi, trong lòng bức rứt không yên, nhân nghĩ rằng đến đêm lần tới đó, trèo tường vào xem sao. Ông cụ đã nói ta có ơn với họ, thì dù việc có bại lộ chắc cũng không khiển trách quá nặng nề. Bèn thừ lúc đêm tối cấ lẻn ra đi. Chàng lần mò giữa núi,, lạc lối chẳng biết đường nào. Sợ quá đang tìm lối về thì thấy trong hẻm núi thấp thoáng có nhà cửa. Mừng rỡ đến nơi thấy tường cao cổng rộng tựa nhà thế gian, mấy lớp cử vào còn chưa đóng. Chàng hỏi thăm người gác cổng về nhà họ Chương. Có cô hầu áo xanh ra hỏi:

- Đêm hôm ai hỏi thăm nhà họ Chương thế?

An đáp:

- Đó là người quen thân với tôi, tự nhiên lạc mất lối đến nhà.

Cô hầu nói:

- Ông không phải hỏi họ Chương nữa. Đây là nhà mợ của cô ấy, Hoa Cô hiện đang ở đây, để tôi báo với cô ấy.

Cô hàu vào một lát rồi trở ra mời An vào. Vừa mới bước vào hành lang, Hoa Cô đã bước nhanh ra đón, rồi bảo cô hầu:

- Chàng An xuôi ngược đêm hôm hẳn đã mệt mỏi, hãy sửa soạn chỗ ngủ đi!

Lát sau dắt tay An vào màn, An hỏi:

- Nhà mợ sao không còn ai khác nữa?

Cô gái đáp:

-Mợ đi vắng để thiếp lại trông nhà. May được gặp chàng, há không phải có duyên số từ trước hay sao?

Nhưng trong lúc tựa kề bên nhau, An thấy mùi rất tanh hôi, lòng ngờ có điều lạ. Nàng ôm lấy cổ An, thè ngay lưỡi liếm vào lỗ mũi, như mũi kim đâm buốt lên tận óc. An sợ quá chỉ muốn trốn thoát nhưng thân thể như bị dây chão trói chặt, giây lát băn bặt thiếp đi.

An không về, người nhà tìm hết những nơi có thể tìm được. Có người mách một chiều tối gặp An trên đường vào núi. Người nhà bèn vào núi, tìm thấy chàng trần truồng nằm chết dưới chân vách núi cao, lạ lùng kinh sợ chẳng rõ nguyên do, khiêng về nhà. Cả nhà xúm lại than khóc thì có một cô gái đến viếng, từ ngoài cửa gào khóc đi vào, vỗ thây day mũi, nước mắt rỏ ròng ròng, rồi kêu to:

- Trời ôi! Trời ôi! Sao lại ngu muội đến thế?

Nàng đau đớn kêu khóc khản cả tiếng, một lúc sau mới nguôi, bảo với người nhà:

- Xin để đó bảy ngày đừng liệm vội!

Mọi người không biết là ai, toan hỏi thì nàng không chào hỏi gì hết, chỉ nuốt nước mắt lừng lững đi ra, giữ lại cũng không thèm nghoảnh mặt. i theo dấu chân, chớp mặt đã không thấy đâu nữa. Ai nấy ngờ là thần, kính cẩn vâng theo lời dặn. Đêm, nàng lại đến khóc như ngày hôm trước. Đến đêm thứ bảy, An bông hồi tỉnh, trở mình ren rỉ, người nhà đều kinh hãi. Cô gái bước vào ngẹn ngào nhìn chàng. An giơ tay vẫy bảo mọi người lui ra. Cô gái lấy ra một bó cỏ tươi, nấu với chừng một đấu nước rồi cho uống ngay trên giường. Lát sau An nói được, thở dài bảo nàng:

- Giết chết tôi lần nữa là nàng mà tái sinh tôi cũng là nàng đấy!

Nhân đó kể lại những chuyện đã gặp. Nàng bảo:

- Con yêu rắn giả mạo làm thiếp đó. Hôm chàng lạc lối đầu tiên nhìn thấy ánh đèn chính là của nó đấy!

An hỏi:

- Sao nàng có thể làm cho người chết hồi sinh, xương khô mọc được thế? Chẳng phải là tiên ư?

Cô gái đáp:

- Bấy lâu nay định nói nhưng lại e chàng kinh lạ. Năm năm trước đây, trên đường núi Hoa Sơn, chàng từng mua lại con chương săn được rồi thả ra, có phải thế không?

An đáp:

- Đúng, có việc đó.

Nàng bảo:

- Con chương ấy là cha thiếp. Trưóc đây thiếp nói ơn lớn chính là về cớ đó. Hôm mới rồi chàng đã đầu thai vào nhà ông ph3 chính họ Vương ở thôn Đoài, thiếp cùng cha kiện với Diêm Vương, nhưng Diêm Vương không nghe. Cha thiếp tình nguyện hủy đạo để chết thay cho chàng, nài nỉ đến bảy ngày mới nên việc. Buổi gặp gỡ hôm nay là may mắn lắm. Nhưng chàng tuy sống lại vẫn bị tê liệt, phải lấy được máu rắn ấy hoà với rượu mà uống thì bệnh mới khỏi hẳn.

An nghiến răng căm giận nhưng lo nghĩ không có phép gì bắt được nó. Cô gái bảo:

- Không khó đâu. Có điều giết nhiều sinh mạng sẽ để lụy cho thiếp trăm năm không được lên tiên thôi. Hang của nó ở sườn núi cũ ấy, vào lúc xế trưa chất cỏ mà đốt, bên ngoài phòng bị thêm nỏ cứng ắt bắt được con yêu ấy.

Nói xong, nàng từ biệt rằng:

- Thiếp không thể hầu chàng mãn đời, thực rất đau buồn. Nhưng vì cứu chàng mà sự nghiệp tổn thất hết bảy phần rồi, xin chàng thương xót dùm thiếp. Một tháng nay nghe máy trong bụng, chắc là nghiệt căn. Con trai hay con gái, sang năm sẽ gửi cho chàng.

Rồi rơi lệ mà ra đi. Qua đêm ấy, An thấy từ thắt lưng trở xuống như chết rồi, cấu vét cũng không biết đau, bèn đem lời cô gái dặn bảo với người nhà. Người nhà tới nơi, hun đốt hang như lời nàng. Có con rắn trắng lớn xông qua lửa trườn ra, bị cung nỏ bắn một loạt giết được. Lửa cháy vào hang, rắn lớn rắn bé mấy trăm con đều chết cháy, mùi tanh nồng mũi. Người nhà ra về, đưa máu rắn cho An. Chàng uống ba ngày, hai chân dần dần có thể xoay trở, nửa năm mới đứng lên được.

Sau đó,một mình vào núi, gặp bà già ôm đứa trẻ quấn tã cói trao cho, bảo rằng:

- Con gái già gửi cho chàng đây.

An toan hỏi thăm, loáng đã không thấy đâu nữa. Giở tã ra xem thì là trai. Chàng bế về nhà, rồi suốt đời không lấy ai nữa.

Huong Ngoc

Ở trong cung Hạ Thanh núi Lao Sơn có cây nại đông cao hai trượng, thân lớn mươi chét tay, cây mẫu đơn cao hơn trượng, khi trổ hoa rực rỡ như gấm. Thư sinh họ Hoàng ở Mục Châu làm nhà ở đấy để đọc sách.

Một hôm ngồi trong cửa sổ trông ra thấy một cô gái áo trắng thấp thoáng trong đám hoa, bụng nghĩ trong đạo quán sao lại có người như thế được, vội chạy ra thì đã trốn mất. Từ đó thường thấy luôn. Bèn nấp trong bụi cây, đợi người ấy tới. Chẳng bao lâu cô gái ấy lại cùng một người mặc xiêm hống nữa đến. Từ xa trông tháy cả hai đều tuyệt đẹp, đi tới gần thì cô xiêm hồng lùi bước nói:

- Ở đây có người.

Chàng bèn đứng vùng dậy, hai cô sợ hãi bỏ chạy, áo quần phấp phới, thoang thoảng hương thơm. Đuổi theo quá bứa tường ngắn thì đã biến mất tăm. Chàng ái mộ hết sức, nhân đó đề bài thơ lên thân cây rằng:

Tưởng nhớ bao đau khổ

Tần ngần ngóng trước song

Gặp tay Sa Trá Lợi

Đâu còn thấy Vô Song (1)

Về phòng học ngồi mơ tưởng, chợt một bóng thiếu nữ bước vào. Chàng vừa mừng vừa ngạc nhiên, đứng dậy đón chào. Người cười nói:

- Chàng hùng hổ như giặc, khiến người ta hoảng sợ, ai hay cũng là người tao nhã, có gần cũng không hại gì.

Chàng bèn hỏi qua thân thế, cô gái đáp:

- Thiếp tiểu tự là Hương Ngọc, người chốn bình khang, bị đạo sĩ nhốt ở trong núi này, thực không phải là ý nguyện.

Chàng hỏi:

- Đạo sĩ tên là gì? Tôi sẽ rửa hờn cho nàng.

Cô gái nói:

- Bất tất. Hắn ta cũng chưa dám ép buộc gì. Mượn nơi này để cùng khách hào hoa làm chốn gặp gỡ vắng vẻ kể cũng hay.

Chàng nói:

- Cô gái mặc áo hồng là ai thế?

Đáp:

- Chị ấy tên là Giáng Tuyết, chị kết nghĩa của thiếp.

Bèn ôm nhau đi nằm. Khi tỉnh giấc trời đã rạng đông. Nàng vội đứng dậy nói:

- Ham vui quên cả trời đã sáng.

Mặc áo, đi giày xong lại nói:

- Thiếp xin khẩu chiếm đáp lại chàng bài thơ, chớ có cười nhé:

Chóng hết đêm vui thế

Vừng đông đã dọi song

Muốn như đôi én nọ

Cùng chốn đậu song song.

Chàng nắm cổ tay nói:

-Nàng đã đẹp lại thông minh, khiến người ta yêu quên chết. Một ngày xa nhau như cách biệt ngàn năm, nàng lúc nào rỗi cứ lại, đừng đợi đêm nữa.

Nàng nhận lời. Từ đó sớm tối cùng nhau. Chàng vẫn thường bảo mời Giáng Tuyết, mà nàng không thấy đến, nên lấy làm buồn bực. Nàng nói:

- Chị Giáng Tuyết là người lạnh lùng, không si tình như thiếp. Cứ thong thả để thiếp khuyên nhủ, không việc gì phải vội.

Một hôm nàng buồn thảm bước vào nói rằng:

- Chàng không giữ được đất Lũng mà còn mong lấy được đất Thục ư (2)? Thôi từ nay xin vĩnh biệt.

Chàng hỏi đi đâu thì lấy tay áo lau nước mắt rồi nói:

- Cũng do số mệnh cả, không thể nói cùng chàng được. Câu thơ ngày trước này thành lời sấm:

Người đẹp vào tay Sa Trá Lợi

Nghĩa sĩ đâu còn Cổ Áp Nha.

Đem vịnh cảnh ngộ thiếp thế mà đúng.

Gạn hỏi nàng không chịu nói, chỉ nức nở khóc, suốt đêm không ngủ. Sáng dậy đi sớm. Chàng lấy làm lạ. Hôm sau có họ Lam người ở Tức Mặc, vào cung quán vãn cảnh, thấy cây bạch mẫu đơn, thích ý đào lên mang đi. Chàng mới hiểu ra rằng Hương Ngọc là tinh của hoa vậy, buồn rầu mãi không thôi.

Cách vài hôm nghe nói họ Lam đem hoa về trồng , càng ngày càng héo, chàng lại càng ân hận, làm năm mươi bài thơ khóc hoa, ngày ngày đến viếng chỗ hố đào, nước mắt tuông rơi đầm đìa.

Một hôm đi vãng cảnh quay về, xa xa thoáng thấy cô gái mặc áo hồng đứng khóc bên hố đất. Chàng thong thả đi đến gần, nàng cũng không trốn tránh, nhân níu vạt áo, nhìn nhau rưng rưng nước mắt, rồi mời vào nhà. Nàng cũng đi theo than rằng:

- Chị em với nhau từ tấm bé, một sớm chia lìa, thấy chàng thương cảm, thiếp cũng mủi lòng nước mắt rơi xuống suối vàng may ra cảm thấu lòng thành mà tái sinh chăng? Nhưng lẻ chết đi thần khí đã tan, trong chốc lát làm sao có thể cùng hai chúng ta cười nói được.

Chàng nói:

- Tiểu sinh phận bạc, làm hại tới người yêu, thực không có phúc được cả hai người đẹp. Ngày trước nhiều lần nhờ Huơng Ngọc đạo đạt lòng thành, sao cô nương không hạ cố?

Nàng nói:

- Thiếp cho rằng bọn học trò trẻ tuổi, mười người thì có chín người là phường bạc hãnh, có biết đâu chàng là khách chung tình. Tuy nhiên thiếp cùng chàng giao hảo, xin lấy chữ tình, không lấy chữ dâm, còn như đêm ngày suồng sả thì thiếp không kham được.

Nói xong xin từ biệt. Chàng nói:

- Phải xa Hương Ngọc lâu ngày bỏ cả ăn cả ngủ. Nhờ nàng ở lại đây chốc lát cho khuây khỏa nỗi nhớ, sao lại quyết liệt như vậy?

Nàng bèn ở lại, hết đêm ra về, mấy ngày sao không trở lại. Một hôm mưa lạnh bên ngoài, chàng nhớ thương Hương Ngọc, trằn trọc trên giường lệ đẫm chăn gối, bèn xốc áo đứng lên, khêu đèn cầm bút vịnh một bài thơ nối theo vần trước:

Nhà núi chiều mưa lạnh,

Buông rèm tựa trước song.

Người tương tư chẳng thấy,

Đêm nhỏ lệ song song.

Làm xong thơ tự ngâm nga, chợt có tiếng người ngoài cửa sổ:

- Có xướng tất phải có họa chứ.

Nghe chính là Giáng Tuyết, mở cửa mời vào. Nàng xem thơ xong nối vần liền:

Chung gối người đâu nhỉ?

Đèn le lói rọi song.

Một mình nơi núi thẳm,

Đổi bóng bỗng thành song.

Chàng đọc thơ, hai hàng nước mắt tuôn rơi, nhân trách nàng thưa gặp mặt. Nàng nói:

- Thiếp không thể nồng nàn như Hương Ngọc được, chỉ có thể an ủi chàng khuây cảnh tịch mịch đôi chút thôi.

Chàng muốn cùng nàng chăn gối. Nàng nói:

Niềm vui gặp gỡ, đâu phải vì chuyện đó.

Từ đó, cứ lúc nào chàng thấy quạnh hiu thì nàng lại đến. Đến thì yến ẩm xướng họa, có khi không ở lại ngủ đêm, tan tiệc rồi là về. Chàng cũng chiều theo, thường bảo nàng:

- Hương Ngọc là vợ yêu của ta, Giáng Tuyết là bạn tốt của ta.

Mỗi lần gặp lại hỏi:

- Nàng là cây thứ mấy trong viện, xin sớm bảo cho biết, anh sẽ mang về trồng ở trong nhà, khỏi bị bọn ác cướp đi mất như Hương Ngọc, để hận lại suốt đời.

Giáng Tuyết đáp:

- Chốn cũ khó dời, nói cho chàng biết cũng vô ích. Vợ còn chẳng giữ được, huống hồ là bạn.

Chàng không nghe, kéo tay cùng đi ra, đến mỗi cây mẫu đơn lại hỏi:

- Có phải nàng đây không?

Nàng không nói gì, chỉ bưng miệng cười.

Cuối năm chàng về quê ăn tết. Vào khoảng tháng hai, chợt nằm mơ thấy giáng Tuyết đến, buồn rầu nói:

- Thiếp gặp nạn lớn, chàng hãy mau trở lại, may còn được gặp nhau, nếu chậm là không kịp nữa.

Tỉnh dậy lấy làm lạ, vội bảo ngưòi nhà lấy ngựa, ruổi lên núi ngay; đến nơi thấy đạo sĩ sắp làm nhà, có cây nại đông vướng chỗ xây cất, thợ mộc sắp chặt bỏ đi. Chàng liền cản lại (3). Đến đêm, Giáng Tuyết vào tạ ơn. Chàng cười bảo:

Trước kia không nói thực nên gặp nạn này. Bây giờ biết đích nàng rồi, nếu không tới tôi sẽ lấy mồi ngải đốt cứu cho mà coi.

Nàng đáp:

- Thiếp vốn biết thế, nên trước kia mới không dám nói đấy.

Ngồi một lát,chàng nói:

- Nay ngồi với bạn tốt, lại càng nhớ vợ đẹp. Lâu không đi viếng Hương Ngọc, bây giờ nàng có thể cùng tôi đến viếng được chăng?

Hai người bèn đi đến bên hố đất mà khóc. Đến lúc sắp tan canh một, Giáng Tuyết lau nước mắt khuyên chàng thôi, rồi ra về. Cách vài ngày sau chàng đang ngồi một mình buồn bã, Giáng Tuyết tười cười bước vào bảo rằng:

- Có tin mừng báo chàng hay. Thần hoa cảm động vì lòng chí tình của chàng, cho Hương Ngọc tái sinh ơởtrog cung này.

Chàng mừng hỏi:

- Bao giờ?

Đáp:

- Không biết chắc nhưng cũng không lâu nữa.

Trời sáng bước xuống giường, chàng bảo nàng:

- Tôi vì nàng mà đến đây, chớ để người ta chịu hiu quạnh lâu nhá!

Nàng cười gật đầu. Hai ngày không thấy đến, chàng bèn đi đến ôm lấy thân cây, vuốt ve lay động, gọi tên Giáng Tuyết mấy lần, không nghe tiếng gì đáp lại. Bèn ra về ngồi trước đèn vê mồi ngải định tới đốt cây. Giáng Tuyết lật đật chạy vào, giật mồi ngải ném đi mà nói:

- Chàng hay đùa nhả, khiến người ta bị đau, phải đoạn tuyệt với chàng thôi.

Chàng cười ôm lấy nàng, vừa ngồi chưa yên thì Hương Ngọc lững thững đi vào. Chàng trông thấy từ xa đã bật khóc, vội vàng đứng lên ôm lấy nàng, Hương Ngọc giơ một tay kéo Giáng Tuyết, nhìn nhau nghẹn ngào. Đến khi ngồi xuống (4) chàng cầm tay Hương Ngọc mà cảm thấy trống không như tự nắm tay mình, nên rất ngạc nhiên hỏi nàng. Hương Ngọc ứa nước mắt nói:

- Ngày trước thiếp là thần hoa cho nên thể chất ngưng tụ, nay thiếp là ma nên thể chất hư tán, chàng đừng nên coi là chân tướng, chỉ nên coi là người trong mộng thôi.

Giáng Tuyết nói:

- Em lại đây tốt quá; chị bị chồng em quấy quả lằng nhằng muốn chết.

Nói rồi liền cáo thoái.

Hương Ngọc vẫn âu yếm như xưa, song lúc tựa kề nhau, phảng phất như là một hình tựa bóng.Chàng bần thần không vui , Hương Ngọc cũng bâng khuân tủi hận, bèn dặn:

- Chàng lấy ít bột bạch liễm trộng với ít lưu hoàng đem vun bón và mỗi ngày tưới một chén nướ cho thiếp, đến ngày này sang năm sẽ đền ơn chàng.

Nói đoạn cũng từ biệt mà đi.

Hôm sau ra xem chỗ cũ thấy có một nhánh mẫu đơn mới mọc, chàng bèn làm theo lời dặn, ngày nào cũng vun tưới, lại làm hàng rào vây quanh để giữ gìn. Hương Ngọc đến bội phần cảm kích. Chàng bàn dời cây, mang về nhà. Nàng không chịu, nói:

-Thiếp vốn thể chất yếu đuối, không chịu được cảnh đào lên trồng xuống. Vả lại mọi vật sinh ra đều có nơi có chốn cả, thiếp từ trước vốn không tính sinh ở nhà chàng, làm trái đi sợ giảm tuổi thọ; nhưng nếu có thương yêu nhau thì thế nào cũng sum họp.

Chàng hận Giáng Tuyết không đến. Hương Ngọc nói:

- Nếu muốn cưỡng bức bắt đền, thiếp có thể làm được.

Bèn bảo chàng khêu đèn lên, đến dưới gốc cây, lấy một cuộn cỏ, lấy gang tay làm cữ, rồi đo từ dưới lên, đến bốn thước sáu tấc đánh dấu vào chỗ đó, bảo chàng lâý hai móng tay gãi. Giây lát Giáng Tuyết từ sau thân cây đi ra cười mà mắng rằng:

- Con nhỏ này đến đây giúp Kiệt làm điều bạo ngược à? (5)

Đoạn dắt tay cùng về. Hương Ngọc nói:

- Xin chị đừng phiền trách, tạm thời nhờ chị hâù hạ chàng, một năm sau, không dám quấy rầy nữa.

Từ đó bèn đi lại như thường. Chàng ngắm chồi hoa ngày càng tốt tươi nảy nở. Hết mùa xuân đã mọc gần hai thước. Sau khi về nhà, lấy vàng bạc tặng đạo sĩ, nhờ vun tưới cho cây. Sang năm sau, tháng Tư trở lại cung quán, thấy một bông hoa hàm tiếu; đang lúc tần ngần, hoa bỗng lay động như muốn gãy, lát sau đã nở lớn như cái mâm, nghiễm nhiên có một người đẹp nhỏ xíu ngồi trong nhụy hoa, chỉ bằng ba ngón tay, nháy mắt đã nhẹ nhàng nhảy xuống, chính là Hương Ngọc. Nàng nhoẻn miệng cuời:

- Thiếp chịu mưa gió để đợi chàng, sao tới muộn thế?

Đoạn cùng vào nhà, thấy Giáng Tuyết đã đến, cười bảo:

- Ngày ngày làm vợ thay người, bây giờ may mắn lại được rút lui làm bạn.

Rồi cùng nhau ngồi chuyện trò xướng họa. Đến nửa đêm, Giáng Tuyết ra về, hai người cùng đi nằm, lại mặn nồng như xưa.

Về sau, vợ chàng mất, chàng vào ở hẳn trong núi, không về nhà nữa, bấy giờ cây mẫu đơn đã lớn bằng như cánh tay. Chàng thường chỉ vào cây và bảo:

- Ngày sau ta gửi hồn ta ở đó, sẽ mọc bên trái nàng.

Hơn mười năm sau, thốt nhiên chàng mắc bệnh, con đến thăm, nhìn mà thương xót. Chàng cười mà bảo:

- Đây là ngày ta sinh chứ không phải là ngày ta chết, sao mày lại buồn?

Lại nói với đạo sĩ:

- Sau này, dưới gốc mẫu đơn có một mầm đỏ mọc lên, mọc một lúc năm lá tức là tôi đó.

Đoạn không nói gì nữa. Con lấy xe chở về, đến nhà thì chết. Năm sau quả có một cái mầm lớn vụt mọc lên, đủ năm lá như chàng nói trước. Đạo sĩ lấy làm lạ, năng tưới vun cây ấy. Ba năm sau cao mấy thước, to một ôm, nhưng không trổ hoa.

Đến khi đạo sĩ già rồi chết đi, đệ tử không biết, nhân thấy cây không trổ hoa, đẳn bỏ đi. Cây bạch mẫu đơn cũng héo đi rồi chết. Chẳng được bao lâu, cây nại đông củng chết nốt.

Tien Ong Ho thanh

Chàng họ Chu, người Văn Đăng (1) cùng với chàng họ Thành, thuở nhỏ cùng theo đòi nghiên bút, do đó mà kết thành bạn thiết (2). Nhưng Thành nghèo, nên quanh năm nhờ vả vào Chu. So với tuổi tác thì Chu lớn hơn, nên gọi vợ Chu bằng chị dâu. Các dịp giỗ tết vẫn đi lại với nhau như một nhà. Vợ Chu sau sinh được đứa con trai thì bạo bệnh chết. Chu cưới vợ kế họ Vương; Thành lấy cớ cô còn ít tuổi nên chưa từng gặp mặt.

Một hôm em trai cô Vương đến nhà Chu thăm chị, yến tiệc mở ở ngay phòng ngủ. Thành cũng vừa đến chơi. Người nhà vào báo tin, Chu đang ngồi cho mời vào. Thành không vào từ tạ ra về. Chu phải dời bàn tiệc ra nhà ngoài, rồi chạy theo giữ, Thành mới quay lại. Vừa ngồi vào bàn thì có người vào báo, một người đầy tớ trai giữ trại cho nhà Chu bị quan huyện đánh rất đau. Nguyên trước đây, kẻ giữ trâu nhà quan lại bộ họ Hoàng để trâu xéo lên ruộng của Chu, vì thế mà đâm ra cãi nhau. Tên giữ trâu của họ Hoàng chạy về trình chủ. Chủ cho bắt đầy tớ của Chu giải lên quan, rồi bị quan phạt đòn.

Chu hỏi rõ tình đầu, nổi giận nói:

- Tên nặc nô chăn lợn (3) họ Hoàng kia sao dám làm vậy! Tổ tiên nó còn phải hầu hạ tổ phụ ta, thế mà nay mới gặp thời đác chí đã không coi ai ra gì nữa.

Giận tràn lên cổ, chàng phẫn chí vùng dậy, muốn chạy ngay đi tìm Hoàng. Thành kéo tay ngăn lại, nói:

- Giữa thời buổi bạo ngược này, làm gì phân rõ đen trắng. Huống chi quan lại ngày nay quá nửa cũng là lũ trộm cướp không cầm giáo cung đấy thôi!

Chu không nghe. Thành năn nỉ hai ba lần, đến chảy nước mắt, chàng mới chịu, nhưng uất ức vẫn không nguôi, trằn trọc suốt đêm. Sáng ra bảo gia nhân rằng:

- Họ Hoàng khinh ta quá, ta thù hận nó, nhưng hẵng để đấy đã. Còn quan huyện là quan của triều đình, chẳng phải là quan của quyền thế, nếu có chuyện tranh chấp thì cũng cần hỏi cả hai bên, chứ sao lại như con chó "suỵt" đâu chạy đấy được? Ta cũng phải làm đơn kiện đầy tớ nhà kia xem nó phân xử thế nào.

Đám gia nhân hết thảy đều vun vào, chàng bèn quyết kế, viết tờ cáo trạng gửi lên quan huyện. Quan huyện xé vứt đi. Chu uất, nói những lời xúc phạm đến quan. Quan vừa thẹn vừa căm, lấy cớ bắt chàng tống ngục.

Sáng hôm sau, Thành sang thăm Chu mới biết đã vào thành thưa kiện. Vội vàng chạy theo để ngăn lại, thì đã bị nhốt vào ngục rồi, chàng giậm chân than thở, không biết làm thế nào. Bây giờ vừa tóm được ba tên giặc biển; quan huyện và Hoàng đút lót tiền dặn chúng vu cho Chu là đồng đảng, rồi vịn vào lời khai đó mà lột bỏ mũ áo nhà nho, dùng roi tra khảo Chu một cách thảm khốc. Thành vào ngục nhìn nhau mà cay đắng. Bàn tính kêu lên tận cửa khuyết. Chu bảo:

- Nay thân đã bị xiềng trong cũi, giống như chim trong lồng; dẫu còn một chú em yếu hèn thì cũng chỉ làm được việc đưa cơm tu mà thôi.

Thành sốt sắng tự nhận lấy, nói rằng:

- Đây là phận sự của tôi. Khó khăn không giúp nhau thì còn gọi là bạn bè làm gì.

Rồi chàng lên đường ngay. Em trai Chu định đưa tiền lộ phí đi thì đã đi lâu rồi.

Đến kinh chưa biết cửa nào vào mà kêu thì nghe đồn xa giá sắp sửa đi săn. Thành dự tính nấp sẵn trong khu chợ gỗ. Chốt lát xa giá đi qua, chàng ra sụp lạy kêu van thảm thiết. Sớ bèn được chuẩn, giao cho các trạm chuyển về để bộ viện cứu xét và tâu lên. Bấy giờ đã trải qua hơn mười tháng, Chu đã bị ghép bừa vào tội hình. Pháp viện tiếp được ngự phê cả sợ, phải cho tra xét lại cả lời cung lẫn nghị án. Hoàng cũng sợ mưu giết Chu. Nhân đó hối lộ cho cai ngục, để chúng tuyệt hẵn đường cơm nước. Em Chu mang thức ăn vào thăm cũng bị cấm ngặt. Thành lại lên tận viện bày tỏ điều khuất khúc, Chu mới được gia ơn hỏi đến, thì đã đói lã không dậy được nữa. Quan pháp viện tức giận, cho đánh trượng cai ngục đến chết. Hoàng đâm hoảng phải dùng nghìn lạng vàng đút lót chạy vạy thoát thân, mới được bỏ qua đi một cách mập mờ. Còn quan huyện thì vì bẻ cong pháp luật phải khép tội đày.

Chu được thả về càng phục Thành can đảm. Riêng Thành từ sau khi trải qua kiện tụng, tình đời nguội lạnh như tro. Muốn rủ Chu cùng mình đi ẩn, nhưng Chu còn đắm đuối vợ trẻ, nên nghe nói thì cười chàng viễn vong. Thành tuy không đáp song y đã quyết. Sau khi chia tay, mấy ngày không thấy chàng trở lại, Chu cho người sang nhà Thành thám thính, thì người nhà cũng ngỡ chàng đang ở nhà Chu; hai nơi đều không thấy nên mới đâm ngờ. Chu biết có chuyện lạ, cho người đi tìm; chùa quán, hang hốc không đâu không dò hỏi. Thỉnh thoảng lại đem vàng lụa chu cấp cho con của bạn.

Được khoảng tám chín năm thì Thành bỗng tự tìm về. Khăn vàng áo lông, nghiễm nhiên đã có dáng dấp đạo sĩ. Chu mừng nắm tay bạn hỏi:

- Anh đi đâu để tôi tìm khắp?

Cười đáp:

- Mấy ngàn hạc nội, nào có nhất định ở đâu. Nhưng từ bấy đến nay may vẫn mạnh khỏe.

Chu sai bày tiệc rượu, kể sơ với bạn nổi niềm xa cách, có ý muốn Thành cởi bỏ áo đạo đổi lấy áo thuờng. Thành chỉ cười không nói,. Chu bảo:

- Ngu thật! Sao có thể bỏ vợ bỏ con như bỏ cái chổi cùn được.

Thành cười mà rằng:

- Không phải thế! Người định bỏ ta chứ ta nào có bỏ được người.

Hỏi đến chỗ ở thì chỉ trả lời là trên cung Thượng Thanh núi Lao Sơn.

Tiệc xong trở về giường nằm, Chu mơ thấy Thành trần truồng nằm đè lên ngực, ngạt muốn tức thở. Gặng hỏi làm gì vậy, tuyệt nhiên không đáp. Giật mình tỉnh dậy, gọi Thành không thấy thưa, nhổm lên nhìn thì đã bỏ đi đâu mất tăm. Định thần nhìn lại mới biết mình đang ở trên giường của Thành. Sợ hãi kêu lên:

- Tối qua không say, sao mà đảo điên đến thế?

Bèn gọi người nhà. Người nhà thắp đèn lên, thì người ngồi đấy là Thành. Chu vốn nhiều râu, lấy tay sờ thì cằm lơ thơ chẳng có mấy sợi. Vội tìm gương soi, lạ lẫm thốt lên:

- Thành sờ sờ ở đây, thế thì mình đi đâu rồi?

Nói xong vụt hiểu ra, Tành sùng ảo thuật để gọi mình đi ẩn. Muốn về thăm vợ (4) nhưng người em thấy dung mạo khác anh ngăn lại không nghe. Chu cũng không cớ cách gì biện bạch, liền sai sắp ngựa và đầy tớ để đi tìm Thành.

Mấy ngày sau, đến núi Lao Sơn. Ngựa chạy nhanh đầy tớ theo không kịp. Chu tạm nghỉ dưới gốc cây, thấy những người khách mặc áo lông chim (5) qua lại rất đông. Một đạo nhân trong số đó đưa mắt nhìn Chu. Chu nhân dịp hỏi thăm về Thành thì đạo sĩ cười đáp: Cũng có nghe anh. Hình như ở trên cung Thượng Thanh thì phải.

Nói xong đi ngay. Chu đưa mắt nhìn theo thì thấy ông ta đi ước chừng ngoài một tầm tên bắn, dừng lại chuyện trò với một người nào đấy nhưng cũng chỉ dăm câu rồi đi luôn. Người vừa chuyện trò với đạo sĩ dần dần đi đến, thì ra là người học trò cùng làng. Thấy Chu, anh ta kinh ngạc kêu lên:

- Bao năm không gặp, nghe người ta nói anh lên non học đạo, thế mà nay còn dạo chơi cõi trần tục được ư?

Chu kể lại chuyện đổi lốt kỳ dị của mình; chàng kia hốt hoảng nói:

- Thế thì tôi vừa gặp anh ta kia mà cứ ngỡ là anh. Mới đi chưa được bao lâu, chắc cũng không xa đây lắm.

Chu kinh dị nói:

- Quái thật! Sao lại mặt mũi của mình mà mình vừa nhìn tận mặt cũng không nhận ra được?

Đầy tớ cũng vừa tìm tới, vội gấp gáp đuổi theo, nhưng rốt cuộc dấu vết vẫn mất hút. Nhìn lên phía trước chỉ thấy mịt mù xa tắp tiến thoái không còn biết đường nào mà tính. Tự nghĩ còn nhà đâu nữa mà về. Bèn quyết ý đuổi theo đến cùng. Mà đường thì quá cheo leo hiểm trở, không thể đi ngựa được nữa, đành giao ngựa cho đầy tớ dắt về, một mình thất thiểu đi tiếp.

Bỗng đâu xa xa nhác thấy một cậu tiểu đồng ngồi lẻ loi, vội đến gần hỏi đường, và nói rõ duyên cớ.Tiểu đồng tự nhận là đệ tử của Thành, thân mang giúp áo quần, lương thực dẫn chàng cùng đi. Nằm sương gối đất, vượt muôn dặm hành trình ba ngày mới tới, thì hóa ra Thượng Thanh lại chẳng phải như lời thế giam vẫn đồn. Bấy giờ đã là giữa tháng mười thế mà hoa rừng nở đầy lối đi, chẳng có vẻ gì là đầu mùa đông.

Tiểu đồng vào báo tin khách đến, Thành vội vàng chạy ra, chàng mới nhận ra được hình dáng của mình. Cầm tay dắt vào bày tiệc rượu chuyện trò yếm ẩm. Chu thấy nhiều giống chim sắc màu kỳ dị, dạn dĩ không sợ người, thường đến đậu ngay chỗ ngồi mà hót, tiếng nghe như đàn sáo, trong lòng rất lấy làm lạ. Nhưng lòng trần còn vấn vít, không có ý muốn lưu lại. Dưới đất trải hai tấm bồ đoàn, Thành kéo Chu cùng ngồi. Quá canh hai, muôn vàn lo nghĩ đều lắng xuống, vừa chợp mắt một cái, bỗng cảm thấy giữa mình và Thành thân hình lại có sự trao đổi. Ngờ vực, đưa tay sờ cằm, thì lại rậm râu như cũ.

Sáng ra, hăng hái muốn về ngay. Thành cố giữ lại, sau ba ngày mới bảo:

- Xin cứ ngủ một lúc, sáng mai sẽ đưa anh về.

Mới thiu thiu thì đã nghe tiếng Thành gọi: "Hành trang đã sẵn rồi!" Bèn trở dậy theo đi. Con đường lần này khác xa lối cũ. Chưa được bao lâu đã cảm thấy làng quê hiện ra trong tầm mắt. Thành ngồi lại bên đường đợi, bảo Chu cứ về. Chu cố nài không được, đành lầm lũi đi về. Đến trước cổng nhà, gõ không thấy thưa, đang định trèo tường vào thì cảm thấy thân nhẹ tựa như chiếc lá, nhảy một cái phóc qua tường ngay. Vượt qua mấy lớp tường thấp mới tới phòng ngủ. Bên trong đèn đuốc sáng trưng, vợ mình vẫn chưa ngủ, đang trò chuyện thì thầm với ngưòi nào đấy. Chàng dùng lưỡi nhấm giấy dán cửa sổ, khẽ nhòm vào, thì cô vợ đang ngồi cùng một tên đầy tớ vai u thịt bắp (6) chuốc rượu cho nhau, bộ dạng rất lả lơi. Lửa giận bốc lên, đã toan xông vào bắt, lại sợ thế cô thắng không nổi, bèn lẳng lặng nhảy ra khỏi cửa, chạy đến báo với Thành, nhờ giúp một tay, Thành khảng khái nhận lời, cùng đi thẳng tới buồng ngủ của vợ. Chu nhấc một hòn đá đập cửa. Bên trong hoảng sợ rối rít. Cửa càng đập gấp, trong càng cài chặt. Thành rút gươm đưa một nhát, cửa bậc tung ra. Chu ập vào, tên đầy tớ vùng chạy ra cửa. Thành đứng ngoài cửa dùng kiếm chém, đứt lìa cánh tay đến tận vai. Chu bắt vợ ra tra khảo, mới biết nàng tư thông với đứa ở từ hồi chàng còn trong ngục. Chu mượn gươm chặt đầu vợ, treo ruột lên cành cây trước sân, rồi theo Thành quay ra, tìm đường trở về núi. Thốt nhiên giật mình tỉnh dậy, thì thân thể vẫn đang nằm trên giường. Chàng kinh ngạc nói:

- Mộng mị quàng xiên, làm mình đâm hoảng.

Thành cười đáp:

- Mơ thì anh bảo là thực, thực anh lại bảo là mơ.

Chu ngạc nhiên hỏi lại, Thành đưa gươm cho xem thì thấy vết máu vẫn còn nguyên. Chu sợ đến thất thần, nhưng lại trộm ngờ Thành bày trò ảo thuật dối gạt. Thành biết ý, bèn sắp sửa hành trang đưa chàng về.

Thấm thoát đã đến đầu làng. Thành bảo:

- Đêm đó tôi chống kiếm đợi anh, chẳng phải ở đây là gì! Tôi đã chán nhìn trò đời vẩn đục, xin lại được đợi anh ở đây. Nếu quá giờ thân anh không ra, sẽ đi một mình.

Chu đến nhà, nhìn thấy cửa ngõ tiêu điều, dường như không có người ở, bèn vòng sang nhà người em. Vừa gặp anh, em đã giàn giụa nước mắt kể lể:

- Sau khi anh đi, đang đêm cướp vào giết chị, khoét ruột thảm thương không thể tả. Đến nay quan lùng bắt chưa được.

Chu như người trong mộng chợt tỉnh, bèn đem tình thực mà nói, lại dặn đừng truy cứu nữa làm gì. Người em đứng ngây ra một lúc lâu. Chu hỏi thăm con mình. Bèn gọi vú già bế tới. Chu bảo em:

- cái vật trong bọc tã này có quan hệ đến việc nối dõi tông đường, em hãy cố mà chăm sóc. Anh nay sắp từ giã việc đời rồi.

Thế rồi đứng dậy đi ngay. Người em nước mắt lã chã, chạy theo níu lại, chỉ cười mà đi thẳng. Ra đến ngoài làng gặp lại Thành, cùng nhau đi tiếp. Khi đã xa quay đầu lại dặn:

- Sự đới nhẫn nhục là hay nhất.

Người em muốn nói thì Thành đã khoát tay áo một cái, lập tức không còn nhìn thấy đâu nữa. Đành đứng sững hồi lâu, gào khóc rồi về.

Em Chu là ngưòi vụng về chất phác, không biết dạy bảo người nhà trông nom vườn ruộng. Sống được vài năm thì nhà càng nghèo. Con trai Chu dần lớn lên, không thể đón được thầy, phải tự mình dạy cháu học. Một hôm đến thư trai vào sáng sớm, thấy một phong thư để trên án, niêm rất kỹ ngoài đề: "Em trai mở". Nhìn xem thì đúng là nét chữ của anh. Mở ra, trống rỗng chẳng có gì, chỉ thấy một cái móng dài chừng hai đốt tay. Bụng lấy làm kỳ quái. Đặt móng tay lên nghiên mực rồi bước ra, hỏi người nhà thư ở đâu gửi tới, song không ai biết cả. Quay trở lại nhìn thì thấy nghiên đá sáng chói, đã hóa thành vàng. Vô cùng kinh ngạc. Đem đặt thử lên đồng, sắt đều như thế cả. Từ đấy giàu to. Đem ngàn vàng giúp cho con Thành. Vì thế, thiên hạ đồn rằng hai nhà này có thuật điểm kim.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#biography