ldstnb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRƯỜNG CAO ĐẲNG  PT-TH II

      KHOA BÁO CHÍ

           Tài liệu tham khảo:

                LAO ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA NHÀ BÁO

                       GIẢNG VIÊN:             Nguyễn Tài Hoạt

                                                 Ngô Thị Hồng Minh

                                   TP.HỒ CHÍ MINH – 8/2008

        CHƯƠNG I:     

                                       NHÀ BÁO

                                           (5 TIẾT)

I.VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI XÃ HỘI

   1. Khái niệm báo chí: có nhiều cách định nghĩa

       a.- Báo chí là một hình thái ý thức- xã hội

           - Lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh

           - Nhằm tác động vào ý thức công chúng xã hội( ý thức quần chúng)

       b. – Báo chí là một bộ môn khoa học ứng dụng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.

            -Họat động báo chí gắn liền trực tiếp với mọi trạng thái tinh thần thực tế và các tiến trình vận động của xã hội.

       c. Báo chí là loại hình họat động thông tin chính trị xã hội.

   2.   Báo chí gồm: Báo + Tạp chí.

         - Báo xuất bản có định kỳ ngắn, ra hàng ngày, buổi, hoặc cách nhật, hoặc tuần (báo tuần). Báo phát thanh truyền hình phát nhiều lần trong ngày có thể coi như những loại hình báo được định kỳ theo giờ.

          Báo có nhiệm vụ thông tin thời sự và bình luận kịp thời về những sự việc, sự kiện, con người, tình huống, hòan cảnh tiêu biểu, điển hình mới xuất hiện vừa nảy sinh trong đời sống hàng ngày.

          - Tạp chí là những ấn phẩm được xuất bản với định kỳ thưa hơn báo, thường một tháng 1 kỳ, hoặc 3-4 tháng một kỳ.

            Tạp chí có nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và thong tin những vấn đề chuyên ngành: Tạp chí văn học, tạp chí ngôn ngữ, tạp chí cộng sản, tạp chí baóp chí và tuyên truyền vv…

             - Đứng trước một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả, còn báo in thì bình luận.

3.Vai trò của báo chí đối với xã hội:

           -Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng, năng động nhất phục vụ tới mọi tầng lớp trong xã hội với những quan tâm sở thích và nhu cầu không giống nhau với những cách thức riêng( qua ngôn ngữ, thể tài báo chí)

             -Báo chí  là một thế lực, trở thành một lực lượng thông tin hết sức quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội.

              -Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa : Nhà báo- Tác phẩm- Công chúng báo chí.

               - Báo chí tác động vào dư luận xã hội thông qua việc:

a.      Khơi nguồn

b.      Phản ánh dư luận

c.      Định hướng và điều hòa dư luận, tâm lý, tâm trạng xã hội

d.       Giám sát xã hội

4.Về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây tuy báo chí đã phát triển nhanh về số lượng nhưng so với mặt bằng nhiều nước trong khu vực và đặc biệt là so với những nước phát triển, vẫn còn rất khiêm tốn. Ví dụ như Na Uy có 619 tờ báo và tạp chí, trong đó có 120 tờ nhật báo cho chỉ vài triệu dân, Thụy Điển có 522 tờ báo, tạp chí và 14.000 nhà báo cho 9 triệu dân. Đức có khoảng 411 tờ nhật báo cho 60 triệu người. Ở Singapore, báo mạng điện tử đặc biệt phát triển, đáp ứng tối đa nhu cầu của công chúng. Cứ 1.000 dân Singapore có 400 máy tính (đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ - 407 và gấp đôi Nhật Bản - 202). Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, trình độ dân trí ở Việt Nam đã tăng lên, nhu cầu học tập, nhu cầu giải trí và thông tin cũng tăng lên và ngày càng đa dạng hơn.

Phát thanh và Truyền hình chỉ là hai loại hình báo chí - cho dù là hai loại hình quan trọng và được đầu tư nhiều nhất - trong hệ thống báo chí cả nước. Do vậy, việc xem xét sự phát triển của Phát thanh và Truyền hình, xu hướng phát triển của nó, nhu cầu nhân lực của nó phảiđược đặt trong tổng thể hệ thống báo chí nước nhà.

. Tính đến hết  năm 2006, cả nước có trên 600 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí: 172 báo, 448 tạp chí, 88 báo điện tử, 67 Đài PT-TH, trong đó có 2 Đài quốc gia, 1 Đài truyền hình kỹ thuật số và hơn 600 Đài Truyền thanh –Truyền hình cấp huyện, hàng ngàn bản tin, trang tin điện tử của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp. Hơn 13.000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng ngàn người là cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo.

Trong hệ thống báo chí cả nước, Phát thanh và Truyền hình có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đài TNVN, Đài THVN, các Đài PT-TH các tỉnh, thành phố, Đài TH kỹ thuật số, mạng lưới phát thanh cơ sở là nguồn thông tin nhanh nhạy, toàn diện và có chiều sâu, thiết thực với đời sống của  nhân dân .

VỀ PHÁT THANH

Hoạt động của ngành Phát thanh đang có rất nhiều thuận lợi. Mặc dù hiện nay, các nguồn thông tin trở nên đa dạng và có cả sự cạnh tranh lẫn nhau nhưng trong các phương tiện thông tin đại chúng, Phát thanh đã, đang và sẽ vẫn là phương tiện thông dụng, thuận tiện, gần dân, sát dân nhất, với mạng lưới tổ chức từ thôn bản đến quốc gia. Đây là thế mạnh của Phát thanh mà

Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có 6 hệ chương trình mỗi ngày phát sóng khoảng 450 chương trình phát thanh với tổng thời lượng trên 200 giờ. Ngoài Đài phát thanh quốc gia, Phát thanh địa phương cũng được chú trọng phát triển. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Đài Phát thanh hoặc PT-TH. Cả nước có 612 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, trong đó có khoảng 288 đài phát sóng FM và 7916 đài truyền thanh cấp xã. Mỗi buổi phát thanh của đồng bào địa phương gồm chương trình của đài ba cấp: quốc gia – tỉnh – huyện / thị xã / thành phố, đảm bảo phục vụ cho nhân dân những thông tin nhanh nhất về tình hình đất nước, tình hình địa phương.

Hiện nay, công nghệ Phát thanh đang thay đổi mạnh mẽ. Xu thế số hoá phát thanh trở thành xu thế tất yếu. Một trong những hình thức của Phát thanh số là Phát thanh “nhìn” (visual radio), là hình thức nghe phát thanh với các âm thanh, hình ảnh và thông tin hiển thị trên màn hình ti vi hay điện thoại di động. Một kênh Phát thanh có hình như vậy đang được Đài TNVN chuẩn bị và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2008. Phát triển báo nói trên internet cũng là hướng đi mới thu hút thính giả trẻ, những người thích sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin. Trên nền tảng công nghệ số, Phát thanh sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hóa các thể loại, tăng thời lượng phát sóng, mở thêm hệ mới, kênh mới. Điều này sẽ nâng cao thế mạnh của Phát thanh khi nó đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của những loại hình báo chí khác

VỀ TRUYỀN HÌNH

Đài Truyền hình Việt Nam luôn giữ vị trí là một trong những cơ quan báo chí hàng đầu ở Việt Nam, có vai trò tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Những năm qua, Đài truyền hình Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến chương trình, nâng cao thời lượng phát sóng. Việc ra đòi của các kênh truyền hình VTV6, VTV9 mới đây là những biểu hiện sinh động của những nỗ lực đó.

Truyền hình địa phương cũng được đầu tư phát triển ở cấp tỉnh, với mỗi tỉnh một Đài Truyền hình hoặc PT-TH, đáp ứng nhu cầu thông tin đại chúng một cách nhanh nhất. Một số Đài Truyền hình địa phương như Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài PTTH Đồng Nai, Đài PT-TH Bình Dương và nhiều Đài khác đã có nhiều kênh phát sóng và phát sóng 24/24 giờ.

II.TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN CỦA NHÀ BÁO

   1.Về khái niệm nhà báo (tìm hiểu khái niệm này ở môn PL BC&XB)

   2. Về khái niệm phóng viên 

       - Phóng viên là người trình bày tất cả các sự kiện trên mặt báo và tất cả các phương tiện truyền thông ( báo ảnh, báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử)

        - Phóng viên được hiểu là người lính tác chiến tạo ra những sản phẩm báo chí đúng nghĩa (Ký giả)

     3. Phân biệt khái niệm người viết báo và khái niệm người làm báo

         - Thư ký  và toà soạn, biên tập chương trình để sản xuất ra một trang báo , một chương trình phát thanh, truyền hình gọi là người làm báo

         - Bên cạnh các chức danh của những người viết báo chuyên nghiệp (Phóng viên) còn có các thuật ngữ khác : thông tin viên, cộng tác viên để chỉ những người  tuy không làm việc trực tiếp ở tờ báo nào đó,nhưng vẫn thường xuyên cung cấp thông  tin và viết bài cộng tác.

II. Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo.

               Traùch nhieäm xaõ hoäi cuûa nhaø baùo vaãn thöôøng xuyeân ñöôïc nhaéc tôùi treân caùc dieãn ñaøn lieân quan ñeán ngheà laøm baùo. Vì söùc taùc ñoäng cuûa baùo chí raát lôùn, cho neân baát cöù thôøi naøo trong lòch söû hieän ñaïi, quaù trình phaùt trieån cuûa ñaát nöôùc cuõng luoân phaûi keâu goïi ñeán traùch nhieäm xaõ hoäi vaø nghóa vuï coâng daân cuûa nhaø baùo.

       1.Nhaø baùo coù traùch nhieäm vaø nghóa vuï thöïc hieän chöùc naêng coâng daân trong hoaït ñoäng baùo chí,  nhaèm  taïo ra moät saûn phaåm haøng hoùa ñaëc bieät cho xaõ hoäi.

-Hoaït ñoäng hôïp phaùp

-Theo luaät baùo chí (trang 28, luaät BC, photo taøi lieäu ñính keøm)

Nhaø baùo Lyù Quyù Chung cho raèng: “Neáu coù moät ngheà naøo ñoù maø vò trí xaõ hoäi ít ñöôïc aán ñònh roõ raøng nhaát, theo toâi ñoù laø ngheà laøm baùo. Nhaø baùo coù theå ñöôïc heát söùc kính troïng, coù moät aûnh höôûng lôùn, laø moät trong nhöõng nhaân vaät trung taâm cuûa dö luaän xaõ hoäi. Nhöng ngöôïc laïi, cuõng coù theå bò coi thöôøng – moät caùi ngheà bò coi laø “noùi laùo aên tieàn”.

          2.Laø ngöôøi trinh thaùm cuoäc soáng, phaùt hieän vaø theo doõi nhöõng vaán ñeà

        -Noùi caùch khaùc laø söï Toø Moø. Khoâng phaûi laø toïc maïch chuyeän ngöôøi khaùc maø laø muoán tìm hieåu, muoán ñi ñeán cuøng cuûa söï hieåu bieát.

+Maùc coù caâu: “Khoâng coù gì trong cuoäc soáng xa laï ñoái vôùi toâi”

" NB: “Khoâng coù gì laø ñöông nhieân caû”.

+Phoùng vieân cuûa tôø Le Mont (Phaùp) toø moø khoâng hieåu vì sao VN thaéng Myõ. OÂng ñaõ ñem söï toø moø aáy ñeán Vieät Nam vaø vieát taùc phaåm: “Söï cuoàng nhieät muoán laø ngöôøi Vieät Nam”.

            -Ñ/c Nguyeãn Vaên Linh, nguyeân TBT: “Nhaân daân cuøng caùc cô quan thoâng tin caàn tieáp tuïc phaùt hieän, theo doõi ñeå giuùp ñôõ phaùp luaät vaø caùc cô quan coù traùch nhieäm ñieàu tra, xöû lyù nhanh choùng, chính xaùc, trieät ñeå moïi vuï vieäc” – Nhöõng vieäc caàn laøm ngay – Baùo ND soá ra ngaøy 30/5/1987

         -Nhaø baùo caàn trinh thaùm cuoäc soáng vaø ñi tìm söï thöïc chöù khoâng phaûi ñi minh hoïa nhöõng giaùo ñieàu, ñi phaûn aùnh caùi ngöôøi ñôøi ñaõ bieát. Chính vì theá maø tröôùc ñaây, baùo chí chuùng ta laûng traùnh nhieäm vuï naøy, nhaân daân gheû laïnh vôùi baùo chí, coøn nhöõng ngöôøi laõnh ñaïo quan lieâu thì ñöôïc pheùp coi thöôøng, nhöõng keû baát löông trong moïi taàng lôùp xaõ hoäi ñề phoøng vaø caêm gheùt.

            -Laø ngöôøi ñi tìm söï thaät. Chính vì töø khi baùo chí chuùng ta ñi tìm söï thaät, coâng khai söï thaät ñeå goùp phaàn daân chuû hoùa xaõ hoäi, ñoåi môùi ñaát nöôùc neân baùo chí ñöôïc ñoùn nhaän nhieät lieät.

+Nhaø baùo khoâng ñöôïc sai laàm. Chæ thò 15 cuûa Ban bí thö TW Ñaûng: “Coâng khai treân baùo, ñaøi phaûi baûo ñaûm chaân thöïc veà baûn chaát vaø chính xaùc veà chi tieát”.

                 -Laø ngöôøi trung gian giöõa söï kieän vaø coâng chuùng. NB laø nhaân chöùng, ngöôøi quan saùt vaø thoâng tin moät caùch trung thöïc veà taát caû nhöõng ñieàu maét thaáy tai nghe.

+Coù yù kieán cho raèng: NB laø ngöôøi bieát noùi nhöõng ñieàu tôùi quaàn chuùng ñeå ai cuõng bieát vaø hieåu ñöôïc. (Laáy thí duï veà caùc loaïi hình: Caâu chuyeän truyeàn thanh, Toâi yeâu VN (truyeàn hình), Chuyeän thöôøng ngaøy (baùo Tuoåi Treû)

+Trong baøi phaùt bieåu taïi hoäi thaûo toaøn quoác: “Traùch nhieäm xaõ hoäi vaø nghóa vuï coâng daân cuûa NB” ngaøy 27/11/1998, nguyeân TBT Leâ Khaû Phieâu ñaõ khaúng ñònh: “Laø NB chaân chính phaûi löïa choïn, xöû lyù thoâng tin nhanh choùng, trung thöïc, chính xaùc, phaûn aùnh ñuùng taâm tö, nguyeän voïng cuûa coâng chuùng, ñuùng ñònh höôùng chính trò cuûa Ñaûng, taùc ñoäng tích cöïc, coù hieäu quaû ñeán tieán boä xaõ hoäi. Ñoù laø söùc maïnh cuûa baùo chí, traùch nhieäm xaõ hoäi cuûa baùo chí”.

            Trong baøi vieát “Baøn veà traùch nhieäm xaõ hoäi cuûa nhaø baùo” treân taïp chí “ngöôøi laøm baùo” soá 3/2003,  theo  taùc giaû Traàn Quang, neân chaêng boå sung nhöõng yeâu caàu ñoái vôùi moät neàn baùo chí coù traùch nhieäm xaõ hoäi nhö:

-         Phaûn aùnh caùc söï kieän ñuùng söï thaät, thaáu ñaùo, thoâng minh vaø lyù giaûi chuùng trong moái lieân quan chung.

-         Thöïc hieän trao ñoåi yù kieán vaø pheâ bình taïi moät dieãn ñaøn chung cuûa toaøn xaõ hoäi.

-         Taïo ra böùc tranh ñaày ñuû veà caùc moái quan heä xaõ hoäi cuûa moïi taàng lôùp nhaân daân.

-         Dieãn ñaøn vaø lyù giaûi caùc muïc tieâu vaø yù töôûng veà caùc giaù trò cuûa xaõ hoäi.

-         Taïo ñieàu kieän cho nhaân daân tieáp caän nhöõng tri thöùc môùi.

III. Nhöõng yeâu caàu ñoái vôùi nhaø baùo

1.Phaåm chaát chính trò vaø ñaïo ñöùc ngheà nghieäp

              -Baùo caùo cuûa BCH Hoäi nhaø baùo taïi Ñaïi hoäi VII hoäi nhaø baùo 2000: ‘Ñoái vôùi ngöôøi laøm baùo caùch maïng, phaåm chaát chính trò vaø ñaïo ñöùc ngheà nghieäp bao giôø cuõng laø ñieàu kieän tieân quyeát ñeå hoaït ñoäng baùo chí coù hieäu quaû cao. Phaåm chaát chính trò cuûa ngöôøi laøm baùo Vieät Nam trong giai ñoaïn hieän nay chính laø söï trung thaønh tuyeät ñoái vôùi ñöôøng loái ñoåi môùi cuûa Ñaûng, haønh ngheà vì muïc tieâu caùch maïng cuûa Ñaûng, vì lôïi ích cuûa Toå quoác vaø nhaân daân”.

            -Nhaø baùo Höõu Thoï, nguyeân Chuû tòch Hoäi NB VN, coá vaán cuûa Toång bí thö:

+ Nhaø baùo phaûi coù “Maét saùng – Loøng trong – Buùt saéc

+ “Reøn caùi taøi ñaõ khoù, giöõ cho caùi taâm khoâng gôïn baån, luoân trong saùng, trung thöïc, thaúng thaén, theo toâi coøn khoù hôn. Nhaát laø trong cô cheá thò tröôøng, ñoàng tieàn vaø caùi danh haõo ñang coù söùc caùm doã raát lôùn” – Nghó veà ngheà baùo, NXB Giaùo duïc 1997.

2.Trình ñoä vaên hoùa, trình ñoä nghieäp vuï thaønh thaïo ñeå naém baét ñöôïc coâng ngheä hieän ñaïi

*Kieán thöùc veà vaên hoùa (Vaên hoïc, Söû hoïc, Kinh teá chính trò hoïc, sinh vaät, Ñòa lyù..v..v)

*Kieán thöùc veà xaõ hoäi

-Toân giaùo

+Ñaïo Khoång

+Ñaïo giaùo

+Phaät giaùo

-Con ngöôøi: Hieåu bieát veà ñôøi soáng coâng nhaân, noâng daân, trí thöùc

-Phong tuïc taäp quaùn ñòa phöông

-Caùch giao tieáp

*Kieán thöùc veà chuyeân moân nghieäp vuï coâng taùc

Phaïm Quang Nguyeân – Toång thö kyù Hoäi NBVN, nguyeân TGÑ Ñaøi TNVN: “Ngöôøi laøm baùo muoán laøm troïn vai troø laø ngöôøi thoâng tin, ngöôøi giaùo duïc thì tröôùc heát caàn khoâng ngöøng tieáp thu thoâng tin, boài boå kieán thöùc. Ñieàu ñoù caét nghóa vì sao ngöôøi laøm baùo phaûi hoïc taäp thöôøng xuyeân, hoïc taäp suoát ñôøi, hoïc trong cuoäc soáng, hoïc trong saùch baùo, qua moïi phöông tieän truyeàn thoâng, hoïc töø ñoäc giaû cuûa mình, hoïc baïn beø, ñoàng nghieäp…”.

3. Loøng say meâ ngheà nghieäp, thaâm nhaäp cuoäc soáng ñeå phaûn aùnh nhöõng ñieån hình vaø nhaân toá môùi (daán thaân) "coù ñöôïc nhöõng taùc phaåm hay.

     -Săn tin:  xác định giá trị của thông tin (mới, thiết thực, nhiều người quan tâm, tác động xã hội, lạ, gây dư luận…)

-Phaân tích vaø daãn chöùng caùc taám göông nhaø baùo trong nöôùc nhö:

+Tam Lang: “Toâi ñi keùo xe”

+Huyønh Duõng Nhaân, Baùo Lao Ñoäng: “Toâi ñi baùn toâi”.

+Nguyeãn Töôøng Loäc: Baùo SGGP

+Ñöùc Hieån: Phaùp Luaät

+Lan Anh, Voõ Hoàng Quyønh: Tuoåi Treû

+Tröôøng Kieân: Ngöôøi vieãn xöù

4.Trí töôûng töôïng vaø lyù luaän: Nghieäp vuï + phöông phaùp luaän " Caùch nhìn (duy vaät bieän chöùng cuûa Trieát hoïc) thoâng qua nhöõng traûi nghieäm cuûa cuoäc ñôøi (Maxim Gorki, Jack London, Nam Cao). 

(Cho sinh vieân ñoïc tham khaûo theâm:

-Traùch nhieäm coâng daân cuûa nhaø baùo, p.284, Cô sôû lyù luaän cuûa baùo chí, taäp 2, Proâkhoâroâp)

-Traùch nhieäm cuûa ngöôøi laøm baùo, P.166, Höôùng daãn caùch vieát baùo)

Trao đổi về một số bài báo sau:

NHÀ BÁO VỚI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

       Báo chí là một hiện tượng xã hội đa chức năng trong một hệ thống xã hội liên tục vận động và phát triển, chính vì vậy vai trò chức năng quan trọng nhất của báo chí  và nhà báo là chức năng xã hội - bao gồm  chức năng thông tin, tư tưởng, giải trí, tổ chức, quản lý chỉ đạo và giám sát - Cho nên dễ hiểu vì sao báo chí được các nước phưong Tây tuyệt đối hoá thành quyền lực thứ tư, sau quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát cả ba quyền này, trở thành siêu quyền lực.

           Gắn với sự nghiệp cách mạng, Đảng ta cũng xác định rằng báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và nhà nước, là công cụ lợi hại trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, loại trừ phi nghĩa; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của  Nhân dân. Điều này đã khẳng định Báo chí và Nhà báo đã được giao cho những trọng trách và sứ mạng to lớn cao cả - cùng dẫn dắt , thúc đẩy xã hội phát triển.

           Có lẽ hơn ai hết , các Nhà báo chính là người  rành mạch hơn cả  về  những chức năng, vai trò, trách nhiệm của nghề báo; Những  yêu cầu về sự  trung thực, tính định hướng; về chức năng tư tưởng,  vai trò giám sát, phản biện  xã hội của báo chí. Thực tế, trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, các nhà báo và  cơ quan báo chí  của chúng ta  thực sự trở thành vũ khí sắc bén của Đảng, chính quyền, thành chỗ dự tin cây của nhân dân. Đảng, Nhà nước cần báo chí để quản lý điều hành, giám sát xã hội.Nhân dân cần báo chí để  được định hướng thông tin, để bảo vệ cái đúng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Và trong hơn 80 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng việt nam đã thực hiện được sứ mạng  đó của mình. Chính vì vậy,  nghề báo và nhà báo của chúng ta luôn được xã hội trân trọng, vị nể.

             Báo chí có chức năng thông tin, tuyên truyền. Thông tin của báo chí phải trung thực, phải phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,  trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo cũng  đồng thời phải trả lời câu  hỏi “ Thông tin để làm gì ?”; “ Vì lợi ích của ai ?”; “ Trung thực với ai ?” ….và không phải tất cả các nhà báo trong mọi bài viết đều trả lời đúng những câu hỏi này.

            Nghề báo là một nghề thú vị nhưng cũng là một “nghề nguy hiểm”. Thú vị vì nó cho nhà báo rất nhiều cơ hội để tìm hiểu, để khám phá….Nhưng cũng vì sự khám phá ấy mà Nhà báo thường xuyên phải đối mặt với những thử  thách, những hiểm nguy. Không chỉ có thể bị đe doạ  đến  sức khoẻ, tính mạng,  sự nghiệp mà đôi khi, không vượt qua nổi những thử thách, cám dỗ, có nhà báo đã tự đánh mất mình.

            Thời kinh tế thị trường, một tờ báo ngoài việc đảm bảo nhiệm vụ chính trị còn phải lo làm kinh tế để tự nuôi sống mình. Chính vì vậy có thể hiểu được vì sao đã có những nhà báo,  những tờ báo đi theo hướng khai thác phản ánh những thông tin mới lạ; Thiên về đưa những tin tức  giật gân; Khai thác những mảng tối, những tiêu cực của  xã hội….  nhằm thoả mãn chí tò mò của độc giả, lôi kéo độc giả. Cũng  có nhà báo do sự non kém về nghề  nghề nghiệp và thiếu sự mẫn cảm chính trị, chỉ chăm chăm tìm kiếm những  cái lạ, cái bất thường, những hiện tượng tiêu cực xã hội…. Rồi thì bé xé ra to,  đưa thông tin một chiều , thông tin không được kiểm chứng…. Tất cả những thông tin thiếu định hướng ấy nhiều khi đã gây ra sự hoang mang, mất niềm tin trong  nhân dân và những tác động, những ảnh hưởng xấu cho xã hội.

            Tôi đã từng không ít lần đọc được những thông tin vô thưởng vô phạt trên báo chí, kiểu như chó hai đầu, mèo ba chân hoặc tượng đức mẹ khóc; Hay kiểu viết thổi phồng vấn đề,  dùng từ ngữ đao to búa lớn như  chuyện “ bò ngựa thả rông quanh hồ Xuân Hương – các nhà lãnh đạo thành phố nghĩ gì ?”; Rồi rầm rộ thông tin về  “làng ung thư”,  về những cơn “bão giá”, những tiên liệu xấu kiểu “ vẽ đường cho hươu chạy ”. Thậm chí có tờ báo TW cũng  để “ lọt” những tin bài làm cho người đọc cảm  thấy tác giả - Nhà báo – đã thoát ly hẳn ý thức chính trị, đứng ngoài chế độ xã hội để nhìn nhận, phán xét  một vấn đề  theo chủ quan của cá nhân hoặc một nhóm người.

           Báo chí cách mạng là một bộ phận không thể tách rời trong  sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chính vì vậy  phải trung thực với lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt nam  và phải bảo vệ  lợi ích của  đảng của nhà nước, của nhân dân. Nhà báo không thể đứng ngoài chính trị, không thể vì lợi ích cục bộ mà công bố hoặc không công bố một thông tin nào đó. Thông tin được công bố phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Đây là một yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đại chúng. Yêu cầu này  không phải chỉ xuất phát từ bản chất hoạt động chính trị của báo chí mà còn từ yêu cầu của cuộc sống. Chính yêu cầu về tính định hướng của tác phẩm báo chí đòi hỏi nhà báo phải lựa  chọn vấn đề, chi tiết , ngôn ngữ cách thức phản ánh ….  và cấp độ lựa chọn phụ thuộc vào quan điểm, thái độ chính trị và năng lực của người làm báo. Vai trò chức năng tư tưởng của báo chí thể hiện ở việc bám sát đời sống thực tiễn, biểu dương cái tích cực, phê phán cái tiêu cực. Tuy nhiên, biểu dương hay phê phán cũng phải nhằm tạo ra hiệu quả xã hội tích cực, làm phong phú thêm nhận thức, ổn định, khích lệ tư tuởng cho quần chúng nhân dân. Tôi đã từng nghe một giám đốc doanh nghiệp phàn nàn rằng: doanh nghiệp của họ đang ăn nên làm ra, đạt không biết bao nhiêu thành tích, được cả xã hội thừa nhận, vậy mà chỉ một chút sai sót nhỏ kết quả ấy đã bị nhà báo phủi sạch bằng cái cách  chỉ chăm chắm vào khai thác sai sót ấy của họ để đưa lên mặt báo, khiến dư luận và cả  người lao động trong doanh nghiệp hoang mang nghi ngờ, ảnh hưởng rất tiêu cực đến không khí, kết quả thi đua của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Điều này thật đáng tiếc!

          Báo chí Cách mạng Việt nam sẽ  luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước, là vũ khí sắc bén của Đảng, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân và hoạt động báo chí chính là một hoạt động chính trị, vì vậy Nghề báo và Nhà báo không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng  mà còn rất cần có một  bản lĩnh, một nhãn quan chính trị sắc bén để hoàn thành vai trò, trách nhiệm xã hội của mình.

Mai Thy

01/07/2008 14:56:21

Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo

http://dangcongsan.vn ( Phóng sự & Ký sự )

Cách đây 10 năm (1998), Hội thảo quốc gia "Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức đã được sự hưởng ứng cao của nhà báo cả nước. Tại Hội thảo, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách tư tưởng và khoa giáo Nguyễn Phú Trọng đã dự và phát biểu chỉ đạo, định hướng cho người làm báo cách mạng Việt Nam. Đến hôm nay, chủ đề của Hội thảo ngày ấy vẫn mang tính thời sự "nóng hổi" với báo giới.

Vì sao chủ đề hội thảo lúc ấy "Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo" lại có tính thời sự ngày hôm nay?

Vì đất nước ta hôm nay đang đặt ra nhiệm vụ chính trị quan trọng và những yêu cầu mới của tình hình mới, với nhiều thuận lợi lớn và nhiều thách thức lớn, phức tạp. Sau 22 năm đổi mới, đất nước ta thu được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có rất nhiều mặt tích cực, nhưng cũng xuất hiện nhiều mặt trái, tác động vào đời sống xã hội. Báo chí hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường ngày càng mở rộng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp mà báo chí phải tiếp xúc, phải xử lý thông tin hàng ngày. Bên cạnh rất nhiều cái tốt đẹp, nhiều nhân tố tích cực, nhiều tài năng sáng tạo đóng góp vào sự phát triển nhanh của đất nước, trong xã hội ta cũng xuất hiện khá nhiều điều xấu: chủ nghĩa cơ hội, thực dụng phát triển biểu hiện ở không ít người mua danh, bán lợi, lừa đảo, sống vì tiền, tham nhũng, lãng phí của công, một bộ phận trong xã hội phai nhạt lý tưởng, suy thoái đạo đức, lối sống. "Thương mại hoá" phát triển tràn lan kể cả ở các lĩnh vực xã hội, giáo dục, văn hoá và báo chí... Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, chính sách chỉ đạo điều hành, quản lý vĩ mô và vi mô để thực hiện chủ trương, định hướng: tăng trưởng kinh tế nhưng phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhờ đó tình hình có chuyển biến nhưng rất nhiều tiêu cực vẫn len lỏi vào đời sống xã hội và len lỏi cả vào các cơ quan công quyền, cơ quan báo chí. Trước tình hình như vậy, báo chí và mỗi người làm báo, với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân cần làm gì và làm như thế nào để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đổi mới, tăng trưởng kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Và nhất là trong tình hình những tháng cuối năm 2008, cả nước đang dồn sức kiềm chế lạm phát, giữ vững an sinh xã hội, thì trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội càng phải cao để góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Vì cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận để bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại các luận điểm sai trái của những người cơ hội chính trị và các phần tử phản động vẫn đang diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch hàng ngày đã và đang sử dụng ưu thế về tài chính, phương tiện thông tin hiện đại, lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa của Việt Nam để thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình" mà mũi đột phá của chúng là lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Vì vậy với "trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân" mỗi nhà báo cần suy nghĩ viết như thế nào để vừa mang tính chiến đấu vừa không để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, bóp méo sự thật, tuyên truyền kích động, chống đối Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của chúng ta.

Vì lực lượng báo chí của chúng ta phát triển nhanh và vai trò, uy tín của báo chí trong Đảng và xã hội ngày càng lớn, trách nhiệm xã hội của báo chí ngày càng cao. Đến nay, Việt Nam đã có 700 ấn phẩm báo chí và trên 10.000 nhà báo được cấp thẻ, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong 22 năm đất nước đổi mới, báo chí đã thực hiện thành công phương hướng "Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước" được Đảng, Nhà nước, nhân dân yêu mến, tin cậy. Rất nhiều nhà báo giữ vững đạo đức, phẩm chất trung thực và gắn bó với đời sống nhân dân, tâm huyết với nghề nghiệp, lao động sáng tạo và đổi mới tư duy làm báo. Tuy nhiên, trong những năm qua, còn có những nhà báo nhận thức chưa sâu sắc về chức năng của báo chí cách mạng và trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo, thông tin thiếu trung thực, thiếu khách quan, bị dư luận chê trách, làm giảm uy tín của một số báo chí. Trước tình hình này, nhân dân đòi hỏi nhà báo càng phải là người có trách nhiệm cao với xã hội và làm tròn nghĩa vụ công dân.

Vì dân trí của nước ta ngày càng vao. Trình độ học vấn, sức sáng tạo về khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng lớn để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi báo chí và những người làm báo muốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân thì phải không ngừng học tập lý luận và thực tiễn để nâng cao hiểu biết nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao năng lực tác nghiệp, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.

 Như vậy nói "trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân" của nhà báo là nói đến sự gắn bó chặt chẽ của hoạt động báo chí với thực tiễn sôi động, đa dạng  và phong phú của đời sống xã hội đang diễn ra từng phút, từng ngày mà báo chí có nghĩa vụ tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ và phản ảnh trên công luận một cách trung thực, chính xác, đúng định hướng.

Vậy trách nhiệm xã hội của nhà báo ở chỗ nào? Chính là ở chỗ nhà báo xác định đúng vị trí, chức năng của mình, thông tin trung thực, khách quan, đúng định hướng vì lợi ích của đất nước của nhân dân, ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nước ta với bầu bạn trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Văn hoá là một mặt trận". "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Trong điện gửi Hội nhà báo Á Phi, Bác Hồ viết "Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng". Còn đối với các nhà báo trong nước Bác Hồ dạy "Ngòi bút của các bạn cũng là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà" và Bác chỉ rõ "Báo của ta có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết... " Những lời chỉ dạy của Bác Hồ kính yêu, càng rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò, chức năng của báo chí và trách nhiệm xã hội của người làm báo cách mạng trong bối cảnh, tình hình hiện nay.

Trách nhiệm xã hội của nhà báo trước hết là trách nhiệm thông tin. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin ngày càng cao, càng đa dạng. Là nhà báo chân chính thì phải phát hiện, lựa chọn, xử lý thông tin không chỉ nhanh, kịp thời mà quan trọng là phải trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tích cực và có hiệu quả đến tiến bộ và sự phát triển của xã hội.

Trách nhiệm xã hội của nhà báo trong khi thông tin càng cần đến cách nhìn toàn diện, không nên phiến diện, không tô hồng, thổi phồng và càng không được bôi đen. Thông tin phải chân thật, nói đúng sự thật và cân nhắc hiệu quả xã hội. Không được tuỳ tiện thông tin, khi chưa có điều tra kỹ lưỡng làm xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến tư tưởng quần chúng. Thời gian qua có một số thông tin không chính xác, giật gân do một số báo chí đưa ra đã gây hoang mang và sự phản ứng của dư luận như thông tin ăn bưởi bị ung thư vú, phun thuốc hoá chất vào các cây rau làm rau lớn nhanh như thổi chỉ sau 1 đêm; quả vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang) phun thuốc trừ sâu, giá gạo tăng cao... chưa nói đến thông tin quá chi tiết những vụ án giết người gây tâm lý hoang mang, lo sợ của nhân dân và một số thông tin trong một vài vụ tham nhũng chưa chính xác đã phải đính chính

Trách nhiệm xã hội của nhà báo là phát hiện trong thực tiễn sinh động, hào hùng của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để phản ánh, cổ vũ, nhân rộng những nhân tố mới, những điều thiện, điều tốt đẹp đầy lòng nhân ái trong xã hội ta – đó là bản chất của chế độ ta. Trách nhiệm xã hội của nhà báo không phải chỉ phê phán hiện thực mà rất cần thiết phải nêu ra các giải pháp tích cực, đúng đắn, tiến bộ. Ngay trong những bài viết đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí cũng mang ý thức xây dựng. Những người làm báo chân chính Việt Nam rất tự hào trong đội ngũ của mình có nhiều nhà báo dũng cảm, nhiệt huyết phát hiện và tích cực viết bài đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên không phải không còn có nhà báo đã làm những điều trái với đạo đức của nhà báo cách mạng.

Phải nói rằng, trong những năm đổi mới vừa qua, với trách nhiệm xã hội cao, báo chí nước ta đã tập trung thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường  lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và tuyên truyền các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Nhưng trong dư luận xã hội, vẫn cảm thấy việc tuyên truyền nhân tố mới, người tốt, việc tốt còn ít và chưa thuyết phục so với thông tin các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Đây là vấn đề được nêu ra đã lâu và đến nay vẫn chưa khắc phục được là bao, xoay quanh chính vẫn là trách nhiệm xã hội của người làm báo đối với đời sống xã hội.

"Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân" của nhà báo quan hệ hữu cơ với nhau. Nhà báo muốn làm tròn trách nhiệm xã hội thì trước hết phải là một công dân – công dân gương mẫu, có nghĩa vụ và quyền lợi thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong đời sống và trong hoạt động nghề nghiệp.

Và ngược lại, một khi nhà báo gương mẫu làm tròn nghĩa vụ công dân của mình, thì ý thức trách nhiệm đối với xã hội được đề cao. Và như vậy thực sự mới là một nhà báo chân chính, hoàn thành trọng trách vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao cho, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương hướng" Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước"./.

 Trúc Thanh

*Trao  đổi về bài báo của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt:

CHÀO BUỔI SÁNG

Sứ mệnh của nhà báo

01:02:17, 21/06/2007

Võ Văn Kiệt - Nguyên Thủ tướng Chính phủ

Chưa bao giờ báo chí Việt Nam phát triển như ngày nay, con số hơn 600 đầu báo, với đủ loại hình, đang hoạt động là một ví dụ. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là sự ảnh hưởng mà báo chí tạo được trên nhiều mặt đời sống của đất nước.

 Những ảnh hưởng xã hội đó, đã đưa báo chí lên một vị thế mới, đồng thời, cũng đòi hỏi những người làm báo cùng các cơ quan quản lý báo chí, phải hành xử chức phận của mình một cách có trách nhiệm với xã hội hơn.  

Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh theo đúng các chuẩn mực văn minh nếu trong xã hội đó thiếu sự công khai, minh bạch. Tôi lấy ví dụ từ một vụ việc vừa được báo chí đề cập: Hàm lượng chất 3-MCPD trong một số loại nước tương vượt quá giới hạn cho phép đã được phát hiện từ trước. Thế nhưng, từ các cơ quan chức năng cho đến nhà sản xuất vẫn để cho các loại nước tương có thể gây hại cho sức khỏe đó lưu hành cho đến khi kết quả kiểm nghiệm được thông tin trên báo chí. Sức mạnh của sự công khai, có thể nói, đã giúp người tiêu dùng có thái độ đúng, buộc các cơ quan nhà nước phải thực thi trách nhiệm và thức tỉnh các nhà doanh nghiệp ý thức đầy đủ hơn đạo đức và văn hóa kinh doanh.

Vụ "nước tương" cho thấy, báo chí không chỉ công khai những gì mình muốn mà còn có nghĩa vụ công khai tất cả những điều xã hội cần. Cũng không thể nhận thức một cách thô thiển, báo chí chỉ là công cụ trực tiếp của một cơ quan, tổ chức nào đó. Báo chí chỉ thực sự hữu ích khi đồng thời trở thành công cụ của xã hội, của đại chúng.

Kinh tế thị trường, mà chúng ta áp dụng, trên thực tế đã không thương mại hóa báo chí theo hướng mà không ít người lo ngại. Chính thị trường đang làm cho báo chí gần gũi với người đọc hơn bởi sự tồn tại và phát triển của báo chí là do chính người đọc quyết định. Sự phát triển theo hướng đó đã tạo ra những tiêu chí đánh giá mới. Tầm quan trọng của báo chí hiện nay không còn lệ thuộc hoàn toàn vào các thang bậc của thời bao cấp: báo chí cấp I, báo chí cấp II, cấp III. Sự tín nhiệm của công chúng, của bạn đọc quyết định vị trí của các sản phẩm báo chí. Càng đi theo những tiêu chí đó, càng nói tiếng nói của nhân dân, trở thành công cụ của nhân dân, báo chí Việt Nam càng trở về, một cách gần gũi hơn, với bản chất của nền báo chí cách mạng: yêu nước, tiến bộ.

Sự phát triển đó của báo chí cũng đang làm xuất hiện không ít điểm bất cập trong mối quan hệ giữa báo chí và các cơ quan chủ quản. Rất nhiều cơ quan chủ quản vốn dĩ là một tổ chức hành chính nhà nước. Nhiều cơ quan chủ quản khác là đoàn thể chính trị nhưng lại đang có khuynh hướng hành chính hóa những hoạt động của mình. Trong khi báo chí càng ngày càng năng nổ, bám sát đời sống để cố gắng nói lên tiếng nói của quần chúng nhân dân, thì có không ít cơ quan chủ quản, bởi khuynh hướng hành chính hóa đó, đang xa cách dần với quần chúng và trở thành "chiếc áo chật chội" cho những "cơ thể" đã trưởng thành. Trong tình huống đó, các cơ quan chủ quản, có khuynh hướng, hoặc là mặc kệ; hoặc sử dụng quyền lực một cách áp đặt, thay vì định hướng và thuyết phục để lãnh đạo báo chí sáng suốt và có hiệu quả.

Sự phát triển của báo chí trong những năm qua cũng đã từng bước thu hút được những người thực sự có năng lực đứng vào đội ngũ các nhà báo. Môi trường hoạt động báo chí với mức độ tiếp cận tri thức mới và cọ xát thực tiễn cao cũng đã giúp cho các nhà báo trưởng thành nhanh hơn. Lãnh đạo một đội ngũ những người làm báo như thế, rõ ràng không chỉ đòi hỏi sự vững vàng về quan điểm mà còn cần phải có sự vươn lên về trí tuệ.

Chúng ta có hàng chục nghìn nhà báo đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước, am hiểu thực tế và có thể nắm bắt kịp thời mọi diễn biến xã hội. Nếu chỉ sử dụng báo chí nói một chiều theo ý mình, sẽ không phát huy được tính năng động, sáng tạo của đội ngũ nhà báo đông đảo đó. Báo chí "một chiều" chỉ có thể trở thành những công cụ dễ dàng làm vừa lòng mình nhưng không thực sự giúp được gì cho mình. Trong điều kiện một Đảng lãnh đạo, báo chí càng cần phải trở thành một kênh thông tin từ nhân dân, một công cụ giám sát quyền lực Nhà nước của nhân dân; vừa phát hiện và vừa đóng vai trò phản biện.

Nếu báo chí thụ động, các nhà báo cứ quen chờ đợi sự chỉ đạo, chúng ta sẽ thường xuyên bị động trên mặt trận thông tin. Về kinh tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập. Về phương diện thông tin, Việt Nam càng không thể biệt lập với bên ngoài. Trong thời đại ngày nay, nếu báo chí trong nước tạo ra bất cứ khoảng trống nào về thông tin, báo chí bên ngoài sẽ ngay lập tức chiếm chỗ. "Bức tường" tốt nhất để ngăn cản các thông tin xấu là chủ động thông tin và tạo ra không khí đối thoại cởi mở trong xã hội.

Báo chí cũng đang đứng trước không ít cám dỗ. Nếu coi báo chí như là một thứ quyền lực đứng trên pháp luật thì nhà báo cũng rất dễ bị tha hóa. Các nhà báo và các hoạt động báo chí cũng phải được đặt dưới sự chế tài của luật pháp. Ngược lại, xử lý những sai sót của báo chí và của các nhà báo cũng phải căn cứ vào pháp luật. Tôi tin rằng, các nhà báo chân chính, dám nói tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân, không cầu an khi dấn thân vào nghề này. Nhưng, sẽ không công bằng khi những nhà báo thật sự dũng cảm, dám đương đầu với tham nhũng, chống lại cái xấu và cổ động cho cái mới lại phải chịu nhiều "bầm dập".

Tôi nghĩ, phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như là một nghề chỉ để kiếm sống. Tôi tin, báo chí đang và sẽ được nhìn nhận đúng như vai trò mà xã hội luôn chờ đợi ở mình: hành xử có trách nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc.

Võ Văn Kiệt - Nguyên Thủ tướng Chính phủ

*Trao đổi về bài báo Tấn công rượu  giả đăng trên báo Thanh niên ngày thứ năm 21/8

   CHÖÔNG II:

 LAO ÑOÄNG SAÙNG TAÏO CUÛA NHAØ BAÙO

                                                            (20 TIẾT)

I.ĐẶC TRƯNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO BÁO CHÍ

1.Tính thường xuyên và liên tục

- Do tính chất nghề nghiệp cho nên hằng ngày, các cơ quan báo chí phải thu thập và xử lý một khối lượng tin tức rất lớn. Đồng thời phải sử dụng nhiều phương tiện và hình thức thể hiện khác nhau để chuyển các tin tức đó đến công chúng và các cơ quan báo chí theo ý đồ đã định trước.

-Vì thế, lao động báo chí luôn yêu cầu NB sự sáng tạo thường xuyên, biểu hiện ở:

+Khả năng phát hiện những giá trị thông tin của các sự kiện, hiện tượng

+Sử dụng phương pháp, hình thức diễn đạt tốt nhất đảm báo tính hiệu quả của thông tin.

2.Tính khách quan

-Phẩm chất hàng đầu để tạo nên sự hấp dẫn và khả năng thuyết phục của báo chí là tính khách quan.

-Mặt khác, báo chí muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính khách quan.

+Tính khách quan trong sáng tạo tác phẩm báo chí thường thể hiện ở sự cân đối của các tin tức, đặc biệt là đối với những sự kiện đang gây tranh cãi.

+Muốn đảm bảo tính khách quan, nhà báo cần phản ánh đúng sự thật và đầy đủ mọi mặt, mọi khía cạnh của vấn đề.

+Sự thiên vị trong lúc đưa tin là sự đối lập rõ nhất của tính khách quan.

- Tuy nhiên, tính khách quan còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như chính trị, tư tưởng, lợi ích quốc gia – dân tộc và thực tiễn xã hội.

-Nhận thức tính khách quan trong sáng tạo báo chí cần liên hệ với tính khoa học, dân chủ và tính tư tưởng.

                        +Tính khoa học: Có ảnh hưởng rất lớn tới tính khách quan.

Một tác phẩm phản ánh một sự kiện dù chính xác nhưng không thể coi là khách quan nếu thiếu tính khoa học.

VD: Một sự kiện rùng rợn, nếu thông báo trên các phương tiện TTĐC sẽ có hại cho tâm lý, tinh thần của công chúng đặc biệt là đối với trẻ em. Vì thế, tác phẩm đó không phù hợp với tính khoa học.

+Tính dân chủ: Yêu cầu báo chí cung cấp cho nhân dân mọi tin tức cần thiết để họ có thể giám sát xã hội, tham gia vào công tác quản lý nhà nước.

Mặt khác tính dân chủ cũng đòi hỏi báo chí không được phép công bố những tin tức có hại cho đời sống tinh thần và tâm lý của họ, đặc biệt là những tin tức làm tổn hại đến lợi ích kinh tế quốc gia và hủy hoại văn hóa dân tộc.

VD: Vụ khu vườn thần kỳ chữa bệnh ở Long An, vụ Thánh vật sông Tô Lịch.

+Tính tư tưởng: Không có nền báo chí nào hoạt động mang tính phi giai cấp và phi chính trị.

.Hoạt động của báo chí luôn phụ thuộc vào hệ tư tưởng " quyết định nền chính trị cho mỗi quốc gia – dân tộc.

.Tính tư tưởng trong lao động sáng tạo báo chí yêu cầu NB thông tin đầy đủ, chính xác mọi vấn đề của cuộc sống…

3.Tính chính trị

-Lao động sáng tạo của nghề báo liên quan chặt chẽ đến các hoạt động chính trị - xã hội " đây chính là nội dung hoạt động báo chí.

-Tính chính trị thể hiện ngay trong dự định ban đầu của nhà báo. Một lời bình luận ngắn cũng thể hiện quan điểm chính trị rõ ràng.

VD: Tối ngày 11/9, sau khi tháp đ ôi (tòa nh à thương mại và lầu năm góc của M ỹ bị tấn công, tổng thống Mỹ đã gọi bọn khủng bố là kẻ hèn nhát, thì sau đó vài tiếng đồng hồ, một bình luận viên của đài truyền hình Mỹ nói: Chúng ta (tức lực lượng quân sự Mỹ) chỉ dám bắn những quả tên lửa khi ở cách mục tiêu mấy nghìn dặm, vậy mà Tổng thống dám gọi những kẻ liều mình lao cả máy bay vào nhà trắng là hèn nhát.

"Lời bình luận này đã thể hiện thái độ phê phán Tổng thống Mỹ một cách công khai.

-Bản lĩnh chính trị trong lao động sáng tạo của nhà báo VN thể hiện ở lòng nhiệt tình và sự trung thành với Tổ quốc, lợi ích nhân dân

"Mọi khám phá, phát hiện, xây dựng tác phẩm để công bố đều phải phục vụ cho mục đích tối cao này.

4.Tính thực tiễn

-Đây là điều kiện bắt buộc và quan trọng nhất của thông tin báo chí.

-Nhà văn hay họa sĩ phản ánh cuộc sống một cách gián tiếp (thông qua hình tượng nghệ thuật), còn báo chí phản ánh xã hội một cách trực tiếp.

-Nhờ có tính thực tiễn, khả năng tác động của báo chí đến cuộc sống rất mạnh

"có thể tạo nên và định hướng dư luận xã hội, giáo dục, nâng cao nhận thức của  nhân dân .

-Bám sát thực tiễn, nhà báo trực tiếp chứng kiến những thời điểm cao trào của cuộc sống và thu thập thông tin, phát hiện nguyên nhân, bản chất sự vật, phản ánh kịp thời. "trực tiếp tham gia vào quá trình xã hội, góp phần khắc phục khó khăn, dự báo chiều hướng và tính chất của các quá trình kinh tế, xã hội.

5.Sự hòa hợp giữa cái chung và cái riêng

-Một tờ báo, một chương trình PT, TH là sản phẩm của tập thể + vai trò quan trọng của từng cá nhân. 

-Không có một chương trình PT, TH hay một tờ báo chỉ do một người tạo nên. Ngay cả đối với một bài báo cụ thể, chỉ do một cá nhân viết nên vẫn mang dấu ấn tập thể (gợi ý đề tài của BBT, chỉnh sửa, morat, in ấn, phát hành).

-Lê Nin đã nhấn mạnh: “Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”.

"Quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong lao động báo chí là quan hệ biện chứng.

-Giữa cá nhân nhà báo và tập thể có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để hoàn thành công việc chung.

Một bài viết có chất lượng cao làm tăng thêm khả năng thuyết phục của báo chí.

Một tập thể tòa soạn đoàn kết, thống nhất về quan điểm sáng tạo sẽ là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển tài năng của mỗi thành viên trong tập thể đó.

6.Tính khẩn trương và hạn chế về thời gian trong lao động sáng tạo

-Được quy định bởi tính định kỳ của báo chí. " Tính định kỳ càng ngắn – tính khẩn trương càng cao.

                        +Tạp chí: 1, 2 hoặc 3 tháng (Đẹp, Mỹ thuật, Sành điệu)

+Bán nguyệt san: 15 ngày (Thị trường quốc tế và tiêu dùng)

+Báo tuần: 1 tuần/số hoặc 1 tuần/2-3 số (Phụ nữ: thứ 3, 6, CN)

+Báo ngày: Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật

+PT-TH: Chương trình thời sự có tính định kỳ rất ngắn, cách nhau 3-4 giờ.

-Do tính chất của từng loại hình báo chí, thời gian eo hẹp đòi hỏi nhà báo phải làm việc căng thẳng nhưng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của cơ quan báo chí.

"đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng sáng tạo cá nhân của nhà báo và tập thể tòa soạn là vô cùng quan trọng.

Toùm laïi:  

            +Lao động báo chí là loại hình lao động sáng tạo

            +Nhà báo là một người làm chính trị bằng ngòi bút

+Khả năng sáng tạo của nhà báo là cả quá trình học tập và lao động, tích lũy kiến thức.

+Sản phẩm báo chí là kết quả của sự vận dụng kết hợp giữa kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức + vốn sống, năng khiếu + kinh nghiệm, đồng thời là kết quả của sự hợp tác giữa các cá nhân nhà báo và tập thể ban biên tập.

II.QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ

        Đây là quá trình đáng quan tâm nhất đối với mỗi nhà báo khi thực hiện nhiệm vụ của một phóng viên. Kết quả lao động sáng tạo tác phẩm báo chí là một quá trình lao động của cơ quan báo chí và nhà báo. Quá trình này có thể chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có 2 bước như sau:

I. Xác định chủ đề bài viết

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

-Muốn có chủ đề tốt, nhà báo phải nghiên cứu, xác định được giới hạn của vấn đề và ý nghĩa thời sự của bài báo đối với công chúng.

-Chủ đề bài báo chính là phần kiến thức của tác giả về sự kiện hay mâu thuẫn cụ thể trong thực tế được ghi lại bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh.

-Chủ đề có thể biểu hiện bằng:

+Nhận định, phán đoán về một sự kiện cần thông báo cho công chúng

                        +Hoặc là một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.

-Lựa chọn chủ đề là một việc làm rất quan trọng, mang tính sáng tạo cao, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của NB trước công chúng.

Để lựa chọn chủ đề tốt, cần phân biệt giữa chủ đề và đề tài:

Diễn giải

Hình thức

Ví dụ

M ục đ ích

Đề tài

-Là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất định của cuộc sống.

-Có tính ổn định tương đối như Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Thể thao, Quốc phòng…

-Đề tài có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Dân số

Hưởng ứng, tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước.

Chủ đề

-Là một mặt nào đó thuộc thực tế khách quan.

-Được lựa chọn trong thời điểm cụ thể

-Là vấn đề cốt lõi của sự kiện, hiện tượng cuộc sống được NB lựa chọn để xây dựng tác phẩm

-Không được phép lặp lại, nghĩa là dùng lại những tư liệu cũ khi mọi người đã biết thì tác phẩm không còn tính độc đáo.

Những khó khăn của một gia đình nghèo đông con.

Nêu nên 1 hiện tượng có thật. Góp phần nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh niên đang độ tuổi sinh đẻ - không nên có nhiều con.

Bước 2: Xác định nội dung cụ thể của tác phẩm

-Căn cứ vào nhiệm vụ của báo chí nói chung và nhiệm vụ của mỗi tờ báo, nói riêng trong từng thời kỳ, giai đoạn, quý, tháng để xác định khả năng tác động của bài báo mà mình sắp trình bày:

+Nhằm mục đích gì?

+Thu được kết quả gì?

+Bài báo đó sẽ tác động đến ai, tác động như thế nào, và tác động đến đâu.

-Lựa chọn thể loại báo chí, bố cục, độ dài ngắn của tác phẩm.

2.Xây dựng kế hoạch, tổ chức thu thập tư liệu, xử lý thông tin

Bước 3: X ây dựng đề cương tác phẩm

-Nguyên nhân sự kiện

-Hiện tượng, ý nghĩa của sự kiện

-Quá trình xuất hiện sự kiện

Bước 4: Thu thập tài liệu

Nghĩa là thu thập nhiều thông tin liên quan đến chủ đề tác phẩm. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và sức thuyết phục của tác phẩm.

*Đọc tài liệu lưu trữ trong sách báo:

- Đây là nguồn tư liệu đồ sộ, có thể cung cấp cho NB nhiều vấn đề liên quan đến ý đồ thể hiện của tác phẩm.

-Chỉ nên đọc những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài đang ấp ủ.

-Giúp nhà báo tránh được chủ đề đã cũ hoặc những chi tiết mà người khác đã khai thác trước, không cần nhấn mạnh thêm. 

*Đến nơi có sự kiện xảy ra: (đi thực tế)

-Để lấy tài liệu từ hiện trường

-Chuẩn bị chu đáo mọi phương tiện hành nghề (đi lại -xe cộ; thông tin –

điện thoại; máy móc -máy ảnh, ghi âm, quay phim)  " đến nơi bắt tay vào khai thác tư liệu ngay.

-Chuẩn bị một số câu hỏi phục vụ cho việc khai thác tư liệu:

+Câu hỏi xã giao (báo chí phương Tây gọi là “hâm nóng”) không được sử dụng vào bài báo nhưng có vai trò quan trọng: xóa đi khoảng cách và sự dè chừng giữa NB và người đối thoại. 

+Bố trí câu hỏi từ dễ đến khó "làm nổi bật chủ đề bài viết (ko có nguyên tắc chung, dựa vào đặc điểm người đối thoại để sử dụng câu hỏi thích hợp).

            +Nội dung câu hỏi:

                                                -Hỏi về sự việc

                                                -Hỏi về vấn đề

                                                -Hỏi về ý kiến (quan điểm của người được hỏi)

            +Hình thức câu hỏi:

                                                -Câu hỏi đóng: Có hoặc không

                                                -Câu hỏi mở: Cho phép người trả lời trình bày nhiều

-Câu hỏi nhắc lại: Nếu người trả lời chưa nói ra điều NB cần biết

                                                -Câu hỏi phụ: Nói rõ hơn về chủ đề chính.

3.Xác định thể loại và lập dàn bài chi tiết

*Bước 5: Lựa chọn thể loại

-Thể loại báo chí được xác định bởi 4 tiêu chí:

+ Đặc thù của đối tượng mô tả

+Chức năng, nhiệm vụ của tác phẩm

+Phạm vi phản ánh hiện thực và giá trị của các tổng kết và kết luận

+Các phương tiện tái hiện hình ảnh và mức độ truyền cảm

-Một số thể loại thường được sử dụng trên báo chí:

+Tin:

Là một thông báo khách quan về một sự kiện thời sự mà nhà báo thấy nó cần cho công chúng hoặc gây được hứng thú đối với họ, được diễn đạt theo một quy tắc nhất định.

+Tường thuật: Đưa tin chi tiết và hệ thống về một sự kiện cùng với diễn biến sự kiện đó

+Bài phản ánh: Còn được gọi là tin mở rộng, tin sâu, bài thông tấn

"đề cập đến một số sự kiện cùng dạng và phân tích, lý giải " chỉ ra nguyên nhân kết quả sự kiện

                        "nhận xét, đánh giá về các biến cố được đề cập trong tp

+Bình luận:

"trình bày, giải thích bản chất sự kiện làm cho người đọc hiểu đúng, có thái độ hành động tích cực

"rất cần thiết vì có nhiều vấn đề, sự kiện hàng ngày mà công chúng cảm thấy khó hiểu hoặc không có điều kiện theo dõi đầy đủ thông tin trên báo chí.

+Tiểu luận:

"nghiên cứu về một hiện tượng, vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội.

"người viết phải sử dụng nhiều tư liệu khác nhau trong một phạm vi thời gian và không gian rộng lớn.

"Các tổng kết và kết luận có giá trị to lớn.

"Quan điểm và chính kiến của riêng tác giả được thể hiện rõ ràng

+Phê bình và giới thiệu tác phẩm:

"Giới thiệu & đánh giá những thành công, hạn chế của một tác phẩm thuộc lĩnh vực chính trị-xã hội hay văn học-nghệ thuật.

+Thư của Ban biên tập:

"Trao đổi, bàn luận về những vấn đề thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống được người viết và người nhận cùng quan tâm.

"Là hình thức trao đổi trực tiếp giữa tác giả và công chúng

+Điều tra:

                        "Làm rõ sự thật của vấn đề mà công chúng đang quan tâm

+: là thể loại chính luận-nghệ thuật, phản ánh người thật việc thật một cách sinh động.

                        "Khác với các thể loại chính luận khác ở tính nghệ thuật

                        " Khác với các thể loại nghệ thuật khác ở tính cụ thể

                        "Tính chính xác cao trong sự tái tạo hiện thực

                        "Tính hàm súc của chính luận

+Ghi nhanh:

"Phản ánh một cách nhanh chóng và có nghệ thuật một sự kiện thời sự

"Tư liệu trong bài chỉ mới là “phần nổi” của sự kiện đó

+Phóng sự:

                        "Dạng bài linh hoạt, có tính độc lập

"Hiện thực được thể hiện một cách nhanh chóng, chính xác mà tác giả là người tận mắt chứng kiến.

"Kết hợp chặt chẽ và có tổ chức các yếu tố của các thể loại tin tức và chính luận

+Trào phúng:

"Ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát.

"Thông qua đó, tác giả thể hiện quan điểm của mình trước sự việc hoặc hiện tượng đó

+Ngoài ra còn có Xã luận, điểm báo, tư liệu báo chí và một số biến thể khác (Sviên tìm hiểu kỹ hơn khi đi sâu vào từng thể loại báo chí này)

*Bước 6: Lập dàn bài chi tiết

-Quan trọng nhất: Sắp xếp tư liệu theo thể loại người viết đã lựa chọn.

+VD:

Tiểu phẩm - bố trí thế nào để thông tin gây bất ngờ + tạo tiếng cười

            Tường thuật - bố trí thông tin theo diễn biến sự kiện

-Thường chia thành 3 phần: Mở đầu - phần chính - kết luận

            +Mở đầu (mào đầu): Ngắn, nhưng gây hứng thú

+Phần chính: Trình bày tỉ mỉ diễn biến sự kiện + trích dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật)

+Kết luận:

.Tổng kết nội dung đã trình bày

.Nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để công chúng tự rút ra kết luận và lựa chọn phương thức hành động. 

.Nên viết ngắn gọn, chặt chẽ.

CKhông phải tất cả các thể loại đều thực hiện theo 3 phần một cách máy móc. Đây chỉ là mô hình gợi ý để tác giả tìm ra kết cấu thích hợp trong những trường hợp cụ thể.

4.Hoàn thành tác phẩm

     Đây là giai đoạn tác giả dựa vào dàn bài và tư liệu đã có để viết thành bài báo hoàn chỉnh.

*Bước 7: Sử dụng tất cả các phương tiện theo yêu cầu của tác phẩm hay chương trình để hoàn thành công việc.

-Dù là tác phẩm báo in hay PT-TH thì ngôn ngữ vẫn là phương tiện chủ yếu.

+Tùy thuộc vào từng thể loại để sử dụng ngôn ngữ thích hợp, nhưng phải đảm bảo yêu cầu chung: cô đọng, súc tích.

-Mở đầu: Rất quan trọng, khiến độc giả đọc tiếp hay bỏ qua

+Viết gọn, hấp dẫn, đảm bảo tính trung thực của những thông tin được công bố.

-Phần chính:

+Nêu đầy đủ thông tin cần thiết về diễn biến sự kiện, nguyên nhân - kết quả

                        +Lập luận giàu sức thuyết phục

+Trong quá trình lập luận, chú ý đến hoàn cảnh của vấn đề, tính phổ quát

+Sử dụng các phương pháp kích thích trí tò mò của người đọc, xem: Đặt câu hỏi, phản đề, so sánh v.v…

*Bước 8: Biên tập lại tác phẩm

-Biên tập và chữa lại bài của chính mình là công việc không thể thiếu đối với bất cứ người cầm bút nào (Lấy ví dụ về các kinh nghiệm của bản thân - ngày đầu tiên đi làm báo chủ quan không coi lại bài).

+Đọc lại một lượt, kiểm tra lại những điều mình đã viết, chữa lại câu, ý để bài viết rõ ràng hơn.

+Chú ý: Tác phẩm thực hiện đúng ý đồ chưa?

            Làm nổi bật chủ đề chưa?

            Khả năng tác động của bài báo đến đâu?

            Có khả năng thỏa mãn người đọc không?

            +Rút gọn, sửa chữa văn phong, đặt đầu đề cho bài báo

"Đầu đề bài báo hay khi nó thâu tóm được cái “thần” của nội dung, được diễn đạt bằng ngôn từ đẹp, thích hợp và gây ấn tượng mạnh.

III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HOAT ĐỘNG CỦA NHÀ BÁO

1. Phương pháp quan sát

1.Các dạng quan sát

-Trong nghề báo, một người quan sát giỏi chưa chắc là người làm báo giỏi, nhưng một người làm báo giỏi dứt khoát phải là một người quan sát giỏi.

-Quan sát không đơn giản là “nhìn” mà là sự phối hợp đồng bộ của các giác quan và các phương pháp nhận thức khác nhau.

+Quan sát từ bộ phận " toàn thể

+Quan sát từ gần " xa

+Quan sát trong sự vận động

+Quan sát trong sự so sánh

2.Phân tích thông tin từ việc quan sát: Tính chủ quan & khách quan

-Ưu thế (khách quan): Độ tin cậy, xác thực cao (trực tiếp nhìn thấy những điều đã xảy ra)

-Nhược điểm (chủ quan): Dễ bị sa vào những cái ngẫu nhiên, không thể hiện đúng bản chất (Nhìn hiện tượng đánh giá bản chất).

3.Rèn luyện phương pháp quan sát đối với NB, phóng viên

Ghi nhớ: Quan sát + Suy nghĩ = Phân tích, đánh giá & kết luận

(Luôn quan sát kết hợp với suy nghĩ để phân tích đánh giá về những biểu hiện nhỏ nhất, qua đó rút ra Kluận cần thiết.) 

2.Phương pháp ghi chép và quản lý tư liệu hiệu quả

a. Phương pháp sử dụng sổ ghi chép, những nguyên tắc của việc ghi chép

-Sổ ghi chép: Tùy theo từng cách làm việc của phóng viên lựa chọn cho mình loại sổ ghi chép thích hợp

-Nguyên tắc chép: Có hai cuốn sổ tay, kẻ trang giấy thành hai cột. 

b.Phương pháp và kinh nghiệm quản lý tư liệu

- Các văn bản của nhà nước (thông báo, nghị định, công văn… là dạng đầu tiên của tư liệu (xin bản sao các loại văn bản của nhà nước liên hệ đến vụ việc đó).

VD: Khởi tố 1 người vì lý do gì?

Khởi tố - Lệnh (sao)

-Lệnh bắt hay không (tạm giam)

-Lệnh có được VKS phê chuẩn

-Ngành chức năng đã thi hành hay chưa

" Phải có lệnh này thì mới đưa bản tin 100 chữ

" Nếu ngành chức năng không cho bản sao, thì phải xin đọc tại chỗ và ghi:

                                    -Ngày ra lệnh

                                    -Số văn bản

                                    -Người ký văn bản

                                    -Nội dung căn bản của văn bản

-Các hình ảnh liên quan tới vụ việc

*Hình ảnh:

-Ảnh chụp: Ảnh sống động

-Phim nhựa, video

c-Thư từ, thủ bút, bản thảo viết tay

d-Tư liệu còn ở lời nói được thâu băng Cassette, điện thoại, mp3

e-Văn kiện lưu giữ trong kho của cơ quan chức năng hoặc tin tức, kiến thức lấy được trên mạng

Khi sử dụng tư liệu, NB nên sử dụng có mức độ vừa phải. Không nên đưa lên mặt báo những gì mình có, đề phòng họ kiện tụng lại mình.

c.Các phần mềm quản lý tư liệu

-Điện thoại: Sổ tay địa chỉ

-USB

-Email

-CD

3. Phương pháp khai thác tài liệu

            *.Các dạng tài liệu

Những tài liệu tốt bao giờ cũng có khả năng gợi mở những hướng đi đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn.

*Nghiên cứu tài liệu

Trước khi thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó, người làm báo có kinh nghiệm thường chủ động tìm kiếm những tài liệu liên quan để nghiên cứu, tìm hiểu trước. Những kiến thức ban đầu này sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết trên cơ sở đó có được những sự thẩm định đúng đắn, chính xác

Ví dụ: Viết bài phỏng vấn, tìm hiểu thông tin về nhân vật….

Viết về kinh tế nông nghiệp (hoa phong lan chẳng hạn) phải tìm hiểu nguồn tư liệu tại Sở NN&PTNT, trước khi đi thực tế.

-Ưu thế: Độ tin cậy cao

-Nhược điểm: Thông tin không mới, dễ bị khô khan

4.Phương pháp phỏng vấn (tìm hiểu kỹ hơn ở môn Phỏng vấn)

Đây vừa là phương pháp, vừa là mục đích. NB muốn điều tra lấy tư liệu phải tiếp cận thực tế, gặp gỡ phỏng vấn các nhân vật.

+Hỏi để biết

+Hỏi để thu thập thông tin

+Hỏi để tăng cường hiểu biết.

       CHƯƠNG III:

 HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA NHÀ BÁO

PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

                                                              (15 tiết)

Nhà báo hoạt động trong các loại hình báo chí PT-TH trước hết cũng phải có những phẩm chất của một nhà báo nói chung như: -Bản lĩnh chính trị vững vàng

-Năng lực nghề nghiệp

-Đạo đức nghề nghiệp

Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của phương thức truyền thông trên sóng điện từ nên họ phải đáp ứng một số yêu cầu nghề nghiệp khác. Những yêu cầu này gắn liền với đặc trung của loại hình báo PT-TH

I. Đặc trưng báo PT-TH

1.Thông tin mang tính cấp thời

           -PT-TH đặt ra một tiêu chí của giá trị tin tức – tính cấp thời – trên những cái khác.

"Khi một sự kiện xảy ra thường quyết định việc một tin có được đưa trong bản tin hay không.

"Những câu chuyện nóng được quyền ưu tiên hàng đầu và chương trình thường lệ có thể bị ngắt giữa chừng.

Vd: Vụ sập cầu Cần Thơ sáng 26/9/2007 là sự kiện nóng bỏng, thu hút sự chú ý của khán giả trong cả nước. Vì vậy, Đài THVN đã ưu tiên phát đi thông tin này vào đầu chương trình thời sự lúc 19g cùng ngày và chiếm một lượng thời gian 30 phút (Quay lại cảnh sập cầu, cảnh bệnh viện 121 cấp cứu suốt ngày đêm, pvấn GĐ bệnh viện, GĐ Sở y tế ngay tại phòng mổ, quay cảnh người thân tìm tung tích người bị nạn, các công văn, điện khẩn, các thông tin liên quan đến việc khắc phục hậu quả: Đoàn chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu cấp tốc đến hiện trường, đích thân Phó TT hiến máu nhân đạo…).

-Tiếp theo mới là những tin quan trọng về Chính trị-xã hội khác (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal và có bài phát biểu tại khóa họp lần thứ 62 Đại hội đồng LHQ ..v.v).

              -PT-TH là phương tiện truyền thông “bây giờ”. Đây là một ưu thế của PT-TH, có thể đưa thông tin một cách nhanh nhất cùng lúc với sự kiện đang diễn ra.

               -Tính cấp thời chi phối mọi thứ trong việc đưa tin phát sóng, từ việc tường thuật đến tường thuật như thế nào. " thổi vào đó hơi nóng của tính cấp bách, cảm giác mạnh của thời hiện tại và xoáy vào cái gì đang diễn ra bây giờ. 

2.Tác động nghe nhìn

+Phát thanh là Nghe + Liên tưởng, (Lê Nin đã nhận xét: “Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”.)

+Truyền hình là Xem + Chứng kiến

-Một số tin tức được chọn cho phát thanh cho pviên ghi được âm thanh sôi động từ hiện trường.

-Một số tin được chọn cho truyền hình vì sự lôi cuốn, hấp dẫn của hình ảnh.

"Nếu một nhóm pv truyền hình đem về đài những hình ảnh sống động về sự kiện thì tin đó sẽ nổi trội hơn bản tin kế tiếp, bất chấp ý nghĩa như thế nào.

Vd: Đ ài TH phát đi cảnh tượng cơn bão số 5 gây tổn thất nặng nề như thế nào

3.Truyền đạt thông tin thông qua con người

           -Đây là khác biệt quan trọng giữa PT-TH với báo in.

-PT-TH đi theo cái gọi “khuôn mẫu viết cổ điển” (Nghệ thuật viết dễ đọc – Rudoff Flesch):

"Phát hiện vấn đề

"Phát hiện nhân vật liên quan đến vấn đề (tìm những con người hay gia đình tiêu biểu cho vấn đề mình đang nói tới)

"Kể cho chúng ta về nhân vật đó đang hành động như thế nào.

             -Thay cho việc sử dụng các thuật ngữ trừu tượng không có âm thanh + hình ảnh, các nhà báo PT-TH làm cho câu chuyện trở nên gần gũi với mọi người.

-PT-TH trực tiếp hiện nay được coi là phương pháp thể hiện mới, đầy hiệu quả của PT-TH hiện đại.

II.Kỹ năng của nhà báo PT-TH

1.Kỹ năng đọc và nói

Hiện nay có một xu hướng khá phổ biến trên PT-TH nước ta là các phóng viên, nhà báo, BTV trực tiếp trình bày tác phẩm trên sóng.

          Do là người trực tiếp thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề, sự kiện nên khi nói trên sóng, PV-BTV có thể truyền đạt một cách sinh động hơi thở cuộc sống đến với thính giả.

"Đây là cách tốt nhất để tác phẩm PT-TH mang trọn vẹn cảm xúc của chính người tham gia chứng kiến và thẩm định sự kiện.

"Giọng của NB - người thể hiện tác phẩm của mình - tuy không thật chuẩn xác như giọng của PTV chuyên nghiệp nhưng lại có thể tạo ra sự đa dạng, sinh động và cảm giác gần gũi cho khán, thính giả.

"Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng nâng cao khả năng tác động của tác phẩm trên sóng PT-TH.

Ví dụ: +PT: Chương trình âm nhạc trên sóng FM

+TH: Diễm Quỳnh, Anh Tuấn vừa là biên tập chương trình vừa làm MC dẫn dắt chương trình.

*Giọng nói:  

          -Không chỉ chất lượng chương trình mới quan trọng. Một giọng nói dễ nghe, một chất giọng giàu nhạc điệu làm cho người nghe bị cuốn hút vào nội dung bức thông điệp mà người nói truyền tải.

            -Hãy sử dụng giọng nói của bạn như là một nhạc cụ và bạn chơi âm điệu với nhạc cụ đó” - Geoffrey Weekes, một trong những người trình bày tác phẩm của mình trên sóng nổi tiếng.

             -Một giọng nói có thể giúp cho truyền thông báo nói, báo hình có hiệu quả phải đáp ứng được những yêu cầu như:

             +Chất giọng (gồm âm sắc, cường độ, độ vang) phải rõ ràng, không chói tai, không có giọng mũi.

              +Giọng đọc phải có phong cách. Đó là cách mỗi người thể hiện cá tính của mình

"tạo sự tin tưởng + thân mật+có trọng lượng

                +Cách đọc và biểu đạt các từ một cách rõ ràng để người nghe có thể hiểu những điều họ nghe được mà không cần phải cố gắng.

Phát âm chính xác, sử dụng lối nói gần gũi với cách giao tiếp hàng ngày

                +Tốc độ nói (tiết tấu): Đóng vai trò quan trọng.

"Những người mới vào nghề thường mắc một lỗi chung: Nói quá nhanh và nuốt mất từ

"Đôi khi phải ngừng lại một chút để nhấn mạnh hoặc tạo cảm giác hồi hộp

.Việc nhấn mạnh những từ chủ chốt để diễn đạt ý nghĩa điều được nói tới rất quan trọng.

.Tất nhiên, phải dựa trên cơ sở người nói hiểu được những gì mình đang nói để có thể nhấn mạnh đúng từ cần thiết để chuyển tải đúng ý nghĩa thông điệp.

                      +Âm lượng và độ cao (Cao, thấp, lên xuống của giọng nói, sự thay đổi về tông giọng)

"duy trì sự quan tâm, chú ý của người nghe. 

"tạo cho ngôn ngữ một màu sắc đúng cách giúp chuyển tải thông điệp

"tránh sự nhàm chán, đơn điệu

*Sự chuẩn bị:

-Không bao giờ đến phòng thu mà không có sự chuẩn bị trước.

-Việc đọc bản thảo coi như một thao tác bắt buộc

            "Giúp nắm bắt được tính chất, ý nghĩa và chủ đề chung của chương trình

"Đồng thời, hình dung trước cách đọc đối với từng bài và những tin bài quan trọng nhất.

-Đánh dấu vào các bản thảo (hoặc ít nhất đánh dấu vào những tin bài quan trọng nhất) tạo thuận lợi cho quá trình đọc. Lưu ý: Đánh dấu chứ không phải sửa chữa bản thảo.

*Kỹ năng đọc và nói

            -Một nguyên tắc bao trùm: Chỉ nói những điều cần thiết. Tránh lối nói dài dòng, không có mục đích.

            -Khi đọc bất cứ bài nào, phải biết điều gì sắp chuyển tải trên sóng " chú ý những đoạn chính mang lượng thông tin chủ yếu để cắt nghĩa cho thính giả.

            -Phải thật tự nhiên, thoải mái và tự tin về những điều mà bạn đang nói.

-Đừng bắt chước theo những người khác – ngay cả khi bạn coi họ là thần tượng. Hãy học tập họ ở những điểm cơ bản nhất và áp dụng trên cơ sở những khả năng của riêng mình " tạo phong cách riêng.

               -Khai thác một cách tốt nhất giọng nói của chính mình mới có thể dần dần tạo ra một giọng đọc có phong cách riêng trên sóng.

               -Rèn luyện kỹ năng: Hãy tìm một cái máy ghi âm và thử đọc một cái gì đó để thể nghiệm cách thể hiện giọng.

2.Kỹ năng giao tiếp trước ống kính

             -Chủ  động trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra khi chương trình đang được thực hiện – còn gọi là khả năng “tung hứng”.

Ví dụ: MC Thanh Bạch, Quỳnh Hương….

              -Dáng điệu, cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng tình huống chương trình cụ thể

Ví dụ: MC Lại Văn Sâm: Ai là triệu phú (Điềm tĩnh, lịch thiệp, dí dỏm) " Chúng tôi là chiến sĩ: Trẻ trung, sôi nổi, tình cảm.

            -Trang phục phù hợp cũng thể hiện sự tôn trọng của người đứng trước ống kính với khán giả.

Ví dụ: Phóng sự trong chương trình thời sự hàng ngày có thể mặc trang phục đơn giản: Quần jeans hoặc quần tây, áo sơ mi. Nhưng chương trình Cầu truyền hình trực tiếp, Con đường âm nhạc hoặc Cuộc thi hoa hậu thì không thể mặc quần jeans. 

              -Thoải mái, tự tin trước ống kính. Hãy nhớ, không phải bạn đang nói với ống kính mà đang nói với hàng triệu khán giả truyền hình và chứng minh rằng những điều bạn nói đáng để họ chú ý lắng nghe.

               -Rèn luyện: Mỗi ngày tập nói trước gương

3.Kỹ năng sử dụng máy ghi âm và camera

             -Hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại là một yếu tố không thể thiếu được đối với những người làm báo nói, báo hình hiện đại.

             -Dù không đòi hỏi NB phải là những kỹ thuật viên thực sự, nhưng rõ ràng, họ phải làm quen với tất cả các thiết bị quan trọng của phòng thu. " Sự thành công của tác phẩm nhiều khi phụ thuộc vào khâu này.

               -Sự am hiểu về các thiết bị kỹ thuật giúp phóng viên phối hợp đồng bộ và hiệu quả với các kỹ thuật viên tham gia thực hiện chương trình.

                -Đặc biệt, khi NB tới hiện trường lấy tin, thao tác nghiệp vụ một mình cần phải hiểu rõ kỹ năng sử dụng máy ghi âm & camera.

*Chuẩn bị: Rất quan trọng

-Khi thu thanh, thu hình cần tập trước những thao tác cần thiết ở nhà để không bị mắc những lỗi ngớ ngẩn trước mặt người trả lời.

                  -Kiểm tra lại máy móc, thiết bị và những bộ dự phòng.

            "Nếu ghi âm mang theo nhiều băng

"Ghi hình: sạc pin, mang theo ắc quy dự phòng, dây điện nguồn…+ sử dụng micro định hướng

               -Kiểm tra hiện trường sắp diễn ra cuộc phỏng vấn:

"Ngoài trời: Chọn micro có chất lượng tốt giảm tối đa tiếng ồn

"Trong phòng: Chọn phòng trống với nhiều đồ trang trí: Thảm trải sàn, rèm cửa mềm, tránh phòng bằng đá, tường bê tông sẽ bị dội hoặc vọng âm.

*Tiến hành thu thanh, thu hình:

-Máy ghi âm:

+Đặt máy ở nơi có thể nhìn thấy để quan sát mức âm thanh và biết chắc băng đang chạy.

+Nếu máy có micro, cố gắng đặt máy ở ngoài tầm nhìn của người được phỏng vấn, tránh việc mất tập trung.

+Kiểm tra xem máy ghi âm có đặt đúng chế độ băng đang sử dụng không.

+Thu thử một đoạn ngắn và nghe lại.

-Camera:

            +Chọn góc đặt máy

            +Lấy khuôn hình, chỉnh nét, chỉnh trắng

            +Thu thử xem máy có thu hình ảnh + âm thanh đạt chất lượng như mong muốn hay không

Lưu ý: Nhắc nhở những người xung quanh tắt máy điện thoại và giữ im lặng để không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

         -Những nhà báo có kinh nghiệm nêu ra một số kỹ năng cần thiết như sau:

                +Ngồi ở tư thế thuận tiện, thoải mái để giữ micro ở khoảng giữa bạn và người được phỏng vấn.

"Giữ micro một cách thoải mái tránh mỏi mệt 

"Giữ một vòng dây giữa ngón trỏ và ngón cái để dây không bị lung lay

                 +Phối hợp với người quay phim để điều chỉnh hình ảnh. Khi bắt đầu, có thể lấy mức chuẩn cho cả hai giọng nói bằng cách hỏi câu giao tiếp thường ngay để điều chỉnh âm lượng.

"Nếu người hỏi và người trả lời có giọng nói ở mức khác nhau, đưa micro sát tới người có giọng yếu hơn.

" Tự điều chỉnh mức của chính mình bằng cách nói to hơn hoặc nhỏ hơn chứ không nên yêu cầu người trả lời tự điều chỉnh giọng của họ, khiến họ dễ bối rối.

                    +Vừa thực hiện thu, vừa quan sát mức đo trên máy

                     +Không nên ngắt lời và cần chú ý lắng nghe người được phỏng vấn nói.

            "Người được phỏng vấn hài lòng

            "Người phỏng vấn (NB) nắm bắt nội dung câu trả lời để hỏi câu tiếp theo

                      +Chú ý phát hiện tạp âm dù nhỏ và cảnh giác với tạp âm bên ngoài (quạt, máy lạnh, gió, xe chạy…, đặc biệt ngoài trời: Một chiếc xe máy, tàu hỏa, máy bay chạy ngang qua)

                        +Không xê xích micro trừ khi thật cần thiết

                         +Chú ý đến thời gian. Chủ động dừng thu những đoạn ngoài lề rườm rà, những đoạn bị ngắt quãng do những yếu tố ngoài dự kiến (vd: đối tượng bị ho, nấc nghẹn, có người bất ngờ xuất hiện khiến cuộc thu ngắt quãng).

                         +Sau khi thu xong, phải kiểm tra lại (ít nhất là một đoạn) đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh không có gì đáng lo ngại.

                         +Kết thúc bằng việc viết nhãn băng rõ ràng gồm: Tên của chính mình, tên của người trả lời, ngày tháng, địa điểm và chủ đề cuộc phỏng vấn.

CLưu ý: Với loại hình báo PT, người ta thường hay thử ghi âm trong khoảng nửa phút những tiếng động xung quanh (không có lời nói của phóng viên hoặc người được phỏng vấn). Việc này đặc biệt có lợi đối với các cuộc thu thanh ngoài trời. Khi cần, phóng viên có thể sử dụng tiếng động tự nhiên đó để lấp vào những đoạn khó biên tập hoặc có thể đưa nó vào đoạn cuối các mẩu hội thoại bằng cách tăng hay giảm dần âm lượng.

"Tiếng động phù hợp với chủ đề cuộc phỏng vấn sẽ làm âm thanh thêm sinh động và chân thực.

4.Kỹ năng tổ chức và thực hiện chương trình

             -Việc lựa chọn tin tức, sửa chữa, bổ sung, sắp xếp các tin bài theo trật tự phù hợp hết sức cần thiết đối với mỗi chương trình PT-TH.

             -Khi xây dựng chương trình, BTV thường phải đứng trước những câu hỏi như:

            +Chương trình này đem lại điều gì cho người nghe?

            +Phần mở đầu có hấp dẫn không, có mới không?

            +Cấu trúc ctrình có rõ ràng không?

            +Chương trình có quá nhiều chi tiết không?

             -Hầu hết các hãng thông tấn đều dùng lối văn viết do được soạn cho một đối tượng rất rộng. Do đó, các nguồn tin đó không phải lúc nào cũng hoàn toàn thích hợp với PT-TH " Viết lại các tin, bài của hàng thông tấn là điều bình thường khi xây dựng chương trình. Công việc này thường trải qua những bước như sau:

            +Loại bỏ những tin, bài không dùng, giữ lại những cái đáng chú ý

               "Xếp thành từng loại trên bàn mình

                "Ghi rõ chủ đề bằng chữ đậm cho dễ thấy

    "Sắp xếp các tin bài có liên quan với nhau thành từng nhóm theo trình tự: Quan trọng lên đầu

               +Đọc qua tất cả các tin bài, gạch dưới những đoạn quan trọng:

     "Nếu có nghi ngờ gì kiểm tra lại nguồn tin

     "Viết lại những tin, bài cần phải sửa chữa cho gọn hơn, sáng sủa hơn

                 "Viết những lời giới thiệu và những đoạn bổ sung cho phù hợp với văn phòng của chương trình

             +Không nên phát đi, phát lại nhiều lần một tin, nhất là đối với những tin không quan trọng.

             +Đối với tin quan trọng, hấp dẫn: Cần phát nhiều lần, “nuôi” nó trong các buổi phát sau, dĩ nhiên phải sửa sang lại trước mỗi lần phát sóng.

5.Kỹ năng phối hợp với các bộ phận khác

      -Nên kết hợp sử dụng nhiều thể loại với tính chất khác nhau để làm cho chương trình sinh động.

            Vd: Một chương trình nên có sự phối hợp, xen kẽ:

Bản tin + phỏng vấn + tường thuật + ý kiến phát biểu + bình luận + âm nhạc

     -Tiếng động minh họa nên dùng một cách hợp lý để chương trình không bị hẫng.

      -Không nên dùng câu chuyển tiếp giống nhau hoặc lặp lại nhiều lần " nhàm chán

      -Âm nhạc trong các chương trình PT-TH có thể gây ấn tượng, đảm bảo yêu cầu hỗ trợ, hòa âm, góp phần nâng cao chất lượng bài viết. Ngoài ra, mang đến sự nghỉ ngơi, thư giãn tích cực để người nghe tiếp cận với những chương trình mới " tăng khả năng nhận biết, quan sát.

       -Một chương trình phải được bố trí cân đối và phối hợp hài hòa giữa hình ảnh -lời nói - tiếng động và âm nhạc.

III. Đặc trưng cách viết cho PT-TH

       -Khi thực hiện một tác phẩm báo nói, báo hình, người viết thường tự trả lời những câu hỏi như:

+Phải bắt đầu như thế nào để thu hút được sự chú ý của thính giả?

+Những thông tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất?

+Chi tiết nào sẽ dẫn câu chuyện đến đỉnh điểm?

+Cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của khán, thính giả?

       -Viết cho PT là lối viết cho người nghe nên phải viết theo cách thường nói, tốt hơn nữa là viết với ý thức chính mình là người nghe.

"Đó là ngôn ngữ giao tiếp, phù hợp với cách nói của thính giả

"Là lối văn viết để nói cho người ta nghe chứ không phải viết cho người ta đọc

     -Viết cho TH: Hình ảnh giữ vai trò quan trọng chủ yếu nên ngôn ngữ phải thống nhất với hình ảnh.

        Mặc dù có những khác biệt về đặc trưng loại hình nhưng PT-TH vẫn có những điểm chung quan trọng, tạo nên đặc trưng cách viết cho cả hai loại hình báo chí rất gần gũi nhau này.

1. Dùng thì hiện tại

        - Ưu thế lớn nhất của PT-TH so với báo in là tính nóng hổi, tức thời " Tin PT-TH phải nói về những cái vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra. " Sử dụng thì hiện tại sẽ làm cho thông tin nóng hổi hơn " tạo cảm giác là sự việc đang xảy ra.

       -Trong văn nói, thì hiện tại và thì tương lai được sử dụng nhiều hơn.

       -Người làm tin có thể sử dụng tốt thì hiện tại như ví dụ sau:

“Các ngành chức năng vừa bắt được một vụ buôn lậu thuốc lá ngoại qua đường bưu điện từ TP.HCM ra HN”.

" Chữ “vừa” tạo cảm giác câu chuyện vẫn đang tiếp diễn. Nếu thay “vừa” thành “đã”, người nghe có thể sẽ tưởng như sự việc qua lâu rồi.

      -Khi đưa tin về những lời tuyên bố liên quan đến một quan điểm, ta có thể dùng từ “nói” thay cho “đã nói”.

            " “Hôm qua, thủ tướng Trung Quốc nói rằng…”.

      -Khi nói tới những sự việc tương lai, dùng chữ “sắp” hơn chữ “sẽ”. Đương nhiên một sự kiện nếu ta biết chắc chắn sắp xảy ra mà đưa tin thì sẽ dễ tin cậy hơn.

2. Phong cách khẩu ngữ, đời thường – văn nói

       -Một bài viết tốt cho các loại hình báo chí này phải được thể hiện bằng văn nói bằng cách sử dụng ngôn ngữ nói giàu tính khẩu ngữ. Điều này lý giải vì sao những câu sai, câu không có vị ngữ, thậm chí cả những tiếng ồn cũng có thể xuất hiện trong tác phẩm PT-TH một cách có hiệu quả. Tuy nhiên ko được lạm dụng đặc điểm này, vì có thể dẫn đến những hậu quả trái ngược.

     -Nghĩ, nói rồi hãy viết là nguyên tắc chủ yếu của các tác phẩm viết cho PT-TH

+Nghĩ cho hết câu. Nếu chỉ nghĩ hai, ba từ đầu tiên của một câu đã viết ra, rồi sau đó nghĩ, lại viết tiếp " câu lủng củng.

+Đừng bắt đầu viết ngay. Sắp xếp lại các chi tiết, dữ kiện trong suy nghĩ rồi đọc to nó lên và viết.

-Người viết nên sử dụng những từ mà mình biết nghĩa - nằm trong vốn từ vựng nói hàng ngày.

"Người viết cho báo nói, báo hình giỏi khi sử dụng vốn từ phải biết tìm cách nói nào gần gũi nhất đối với thính giả, khán giả của từng chương trình.

3. Diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, súc tích, rõ ràng

*Đơn giản:

              -Từ nói"nghe có con đường riêng, có thể rất ngắn và có thể rất dài.

               -Đơn giản không có nghĩa là sơ lược mà phải viết như thính giả vẫn thường nghe, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe.

"Lối viết đơn giản phải được coi như một trong những nguyên tắc khi sáng tạo tác phẩm cho báo nói, báo hình.

               -Ngôn ngữ đơn giản nhưng hiệu quả với những từ ngữ có sắc thái được chọn lựa kỹ càng gợi nên những xúc cảm và tạo nên trạng thái tâm lý phù hợp, tạo thuận lợi cho việc truyền tải thông điệp.

 *Ngắn gọn:

            -Nên viết câu ngắn gọn, nhưng tất cả các câu đều ngắn thì nghe lại thấy đơn điệu. " Viết các câu có độ ngắn dài khác nhau.

            -Những kết quả nghiên cứu trên thế giới cho biết:

+Khi nghe qua tai, khả năng ghi nhớ thông tin bao giờ cũng tỷ lệ nghịch với thời gian mà thông tin đó được phát ra. " Càng nghe nhiều, càng nhớ ít.

+Một thính giả bình thường hầu như không thể nào nhớ trọn vẹn được nội dung của một thông tin nếu nó có thời lượng vượt quá 30 giây. " Phải viết câu ngắn gọn và chặt chẽ.

CTrong bối cảnh đời sống báo chí hiện đại với sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí như hiện nay, khi công chúng được quyền lựa chọn những phương tiện thông tin phù hợp thì việc viết ngắn, nói ngắn phải được coi như một trong những nguyên tắc quan trọng trong khi viết PT-TH.

*Súc  tích  - Rõ ràng

         - Âm thanh đã phát ra, công chúng không thể nghe lại như khi đọc báo. Nếu họ phải nghĩ nhiều lần để hiểu một mệnh đề rắc rối hay một từ khó hiểu nào đó " họ sẽ không nắm được điều ta muốn nói.

          -Diễn đạt một cách rõ ràng là điều ưu tiên bậc nhất trong lối viết cho PT-TH.

"Cần phải làm sao cho công chúng dễ dàng nắm ngay được thông tin mà ta muốn truyền đạt. 

"Mỗi câu chỉ nên truyền đạt một ý.

"Đối với những câu quá dài, nên ngắt thành hai hoặc ba câu ngắn.

-Không được mập mờ:

            "Dùng những từ diễn tả những hình ảnh cụ thể

            "Viết phải chính xác, giải thích những khái niệm phức tạp và trừu tượng

         -Cẩn thận khi dùng những từ có âm giống nhau như: Trở lực - trợ lực, nhàm-nhằm-nhầm; phất-phát v…v

        -Tránh lặp âm làm người nghe rối trí

        -Hạn chế dùng tính từ có nghĩa mơ hồ như: Nhiều màu sắc, to lớn, mênh mang, bát ngát…

4. Hấp dẫn ngay từ đầu

          -Sự chú ý của công chúng thông thường chỉ tập trung sau vài ba âm tiết đầu tiên được phát ra, nên cần lưu ý khi viết để họ không bị bỏ qua những chi tiết quan trọng nhất.

            -Không nên bắt đầu bài viết bằng cách cố trả lời hết các câu hỏi 5W+1H chỉ trong một câu.

            -Câu mở đầu phải viết sao cho thật hấp dẫn " khiến người ta muốn nghe tiếp.

“Được hay mất thính giả ở là ở ngay câu đầu tiên đó”

"Những người viết tin giỏi đều dành nhiều thời gian để viết được một câu mở đầu hấp dẫn, sắc sảo và có sức nặng.

CNhững người viết cho PT-TH có kinh nghiệm thường nhấn mạnh một số điều sau đây:

            -Tránh dùng nhiều từ trong câu mở đầu (vì không nhớ hết + khó đọc)

            -Tránh đưa những thông tin quan trọng ngay từ những chữ đầu tiên

            -Không bao giờ mở đầu bằng một mệnh đề phụ

            -Nên dùng từ “hôm nay”

            -Tránh những câu mở đầu có dùng trích dẫn.

(SV Tham khảo: 10 kỹ năng viết cho phát thanh)

IV.Văn bản báo chí trong PT-TH

Hầu hết những chương trình chúng ta nghe qua đài PT, TH đều được viết trước bằng văn bản, kể cả lời dẫn nối giữa chương trình tới tin tức thời sự và các chuyên mục.

"Vì vậy, kỹ năng của người viết văn bản PT, TH là rất quan trọng.

1.Các dạng khuôn mẫu văn bản

           -Ngày càng nhiều phòng tin PT-TH có hệ thống máy tính để tạo khuôn mẫu cho tất cả các văn bản.

    a)Với bản tin Phát thanh, hãy cài đặt máy tính

+Có khoảng 70 ký tự/dòng.

            +1dòng/10 chữ

            "PTV sẽ đọc trung bình 15dòng/phút

         -Hầu hết các đài yêu cầu viết mỗi tin, bài trên một tờ giấy riêng. " Thứ tự của các tin bài có thể đảo lại hoặc thêm bớt dễ dàng.

          -Nếu một bài viết kéo dài quá một trang giấy, viết “còn nữa” trong ngoặc đơn ở cuối trang.

      b)Với bản tin Truyền hình:

            +Viết ở nửa bên phải trang giấy

            +Mỗi dòng 6 chữ

            "PTV sẽ đọc trung bình 25 dòng/phút

         -Nửa trang trái dành cho thông tin về hình ảnh + âm thanh. "PTV không đọc

         -Hãy đánh số các tin bài và bắt đầu mỗi tin bài bằng một trang giấy riêng.

        -Nếu kéo dài quá một trang giấy, viết “còn nữa” trong ngoặc đơn ở cuối trang. 

Lưu ý chung:

       -Phải kết thúc mỗi trang bằng một câu hoàn chỉnh, đoạn văn hoàn chỉnh để lỡ trang tiếp theo bị thất lạc giữa buổi phát, PTV vẫn có thể kết thúc được ý mình vừa nói xong.

       -Ở nhiều đài phát, bài viết được chuẩn bị máy nhắc - một thiết bị điện tử đặt phía trên ống kính camera ở trường quay "PTV nhìn thẳng vào ống kính. Bài viết cho máy nhắc thường đánh vào cột giữa trang.

        -Ghi ngày tháng vào trang đầu bài viết và ghi tên của bạn vào mỗi góc trái trên của trang. " Quy định của mỗi đài khác nhau.

            Chẳng hạn: Cơ quan thường trú đài tiếng nói VN tại TP.HCM chia ra các loại tin như sau:

            "Tin sống – Tin có âm thanh tiếng động

            "Tin chay – Chỉ được trình bày bằng văn bản

            "Tin ngắn

2.Tên và chức danh

            -Trong văn phong PT-TH, khác với báo in, tên của các nhân vật quen biết (ngay cả trong lần giới thiệu đầu tiên được rút gọn lại. (Không nêu tên đệm, trừ phi cần thiết để phân biệt hai người có cùng tên họ, khác tên đệm)

            VD: Tổng thống Bush từ Hoa Kỳ, Tổng thống Putin từ Nga.

          -Chức danh luôn luôn đi trước để người nghe chuẩn bị sẵn sàng nghe cái tên đó.

           -Đối với người nước ngoài, khi sử dụng chức danh, tên và tên đệm thường không được nêu (chỉ nêu họ).

            VD: Phó tổng thống Cheney và Ngoại trưởng Powell

            -Trong PT-TH hoặc sử dụng tên hoặc bí danh " Không bao giờ sử dụng cả hai.

3.Phát âm

            -Nhiệm vụ của người viết là giúp PTV phát âm chính xác tên người và tên địa danh.

" Hãy viết hẳn cách phát âm các tên khó trong ngoặc đơn.

(Đài NBC có hẳn danh sách tra cứu riêng, một số đài khác có cẩm nang riêng).

"Hãy tra cứu tên khó trong từ điển

"Nếu không có trong từ điển, hãy gọi điện hỏi nhân viên lãnh sự hay đại sứ quán.

"Nếu cái tên xuất phát từ thành phố nào đó của Mỹ hãy thử gọi đến thư viện thành phố đó.

VD: Sau khi người lãnh đạo Palestine Yasser Arafat (Giat-xơ A-ra-phát) qua đời, thủ tướng Israel Ehud Barak (Et-hút Ba-rắc) đã ra lệnh ngừng bắn trong thời gian diễn ra tang lễ.

4.Viết tắt, các ký hiệu và con số

a)Viết tắt

           -Nhìn chung, không viết tắt trong bài viết cho PT-TH.

           -Một từ được viết hẳn ra dễ đọc hơn một từ viết tắt

           -Không viết tắt tên nước, bang, tỉnh, tháng, ngày trong tuần hay các chức danh quân đội.

b)Các ký hiệu và con số

           -Không dùng ký hiệu trong bài viết cho PT-TH.

            -Đọc một từ dễ hơn phải nhớ một ký hiệu

Vd: $ (đô la) hay % (phần trăm)

           -Chữ số là cả một vấn đề cho người đọc lần người nghe.

            +Trong báo in:

Viết ra bằng chữ từ số 1"9, & 11.

                        Viết bằng số từ 10, 12"999

+Hãy viết ra bằng chữ các số lẻ (hai triệu rưỡi đô la) và các dấu đặt sau số đơn vị khi ghi số thập phân (ba phẩy hai phần trăm).

+Một số đài có ngoại lệ: Chữ số thường xuyên được sử dụng cho thời gian, tỷ số thể thao, thống kê, tường thuật thị trường chứng khoán và địa chỉ.

+Thông thường có thể làm tròn số.

            VD: -“43,3 phần trăm” " “gần một nửa”

-Không bao giờ nói “hơn một trăm” nếu biết chính xác có 104 người chết trong trận động đất

CTóm lại: Chuẩn bị một văn bản cho PT-TH cần lưu ý những điều sau:

*Viết mỗi câu chuyện trên một tờ giấy riêng

*Đừng ngắt các từ ra

*Kết thúc mỗi trang bằng một câu hoàn chỉnh, or đoạn văn hoàn chỉnh

*Xác định rõ tên nhân vật

*Viết hẳn ra cách phát âm các tên riêng khó đọc trong ngoặc đơn

*Thường không viết tắt trong bài viết cho PT-TH

*Không dùng ký hiệu

*Viết rõ các chữ số. Viết ra bằng chữ các số “nghìn”, “triệu”, “tỷ”

5.Cách viết một số loại văn bản báo chí thông dụng trong PT-TH

1.Viết lời dẫn

                   -Dù là viết cho báo nào cũng đều phải lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, người ta thường vừa nghe radio, hay xem tivi, vừa làm việc gì đó.        

"Vì vậy, viết cho PT-TH phải lôi cuốn sự chú ý của khán thính giả bằng những cách khác nhau.

*Chuẩn bị cho khán thính giả của bạn điều gì sẽ đến.

            "Nhắc các khán thính giải để chắc chắn rằng họ đang chú ý.

            VD: “Bây giờ, mời quý vị nghe…”

*Giới thiệu câu chuyện bằng một lời tổng quát, " gây sự chú ý "đi vào chi tiết.

VD: Cuộc đình công của giáo viên Springfield chưa giải quyết được vấn đề gì. Lãnh đạo nhà trường và đại diện hiệp hội đã không đi đến một thỏa thuận nào vào ngày hôm qua. Họ sẽ ngừng đàm phán trong vòng ít nhất một tuần.   

*Đôi khi lời dẫn là một cụm từ đơn giản:

*Có khi câu mở đầu xâu chuỗi lại một số tin bài:

Đã xảy ra nhiều tai nạn tại cung đường Khánh Hòa-Nha Trang hôm nay

MẸO ĐỂ  LÔI CUỐN  SỰ  CHÚ  Ý  CỦA  KHÁN  THÍNH  GIẢ :

             -Chuẩn  bị  cho khán  thính  giả  chú  ý  đến  đều  gì .

             -Những từ đầu tiên trong lời dẫn là quan trọng nhất. Đừng để người nghe phải đoán già đoán non câu chuyện đang nói về cái gì.

+Đừng mở đầu với mệnh đề phụ hay cụm giời từ:

“Với sự ủng hộ mạnh mẽ của thống đốc Whitman, dự thảo lần thứ hai về việc cắt giảm chi phí bang đang nằm trong lịch trình chờ quyết định cuối cùng của Thượng viện hôm nay”   

"Sửa lại : Hôm nay, thượng viện sẽ bỏ phiếu cắt giảm chi phí bang, với sự ủng hộ mạnh mẽ của thống đốc Whitman

            -Phải xác định rõ thân thế và tên tuổi nhân vật

Ông Hoàng Trung Hải, một doanh nhân, vừa được bầu làm Phó thủ tướng nước CHXHCN VN

           -Ngay từ lời dẫn phải tạo nên âm hưởng và tâm trạng thích hợp cho câu chuyện. Hãy đưa thính giả vào câu chuyện của bạn.

2.Viết lời chuyển, lời kết

*Lời chuyển

Các NB PT-TH phải học cách viết một kiểu lời dẫn khác, gọi là lời chuyển để đưa vào một đoạn băng trích từ một nguồn tin hay một phóng viên khác.

           -Giới thiệu bối cảnh ngắn gọn: Ở đâu, khi nào (đôi khi “cái gì”) " giới thiệu nguồn tin hay người thực hiện

"Lời chuyển nên chứa đựng điều gì đó trọng yếu.

Vd: “Tòa án ND tối cao TP.HCM đã quyết định không kết án Vũ Văn T. Ông A, một thành viên trong ban xét xử cho biết cái chết là một tai nạn.” 

             -Lời chuyển phải tạo được sự quan tâm. Đôi khi cần nhiều câu hơn để dựng lên một bối cảnh.

Vd: “Sáng nay, tất cả chúng ta sẽ được nghe tuyên bố chính thức về mức sụt giá của đồng đô la trong tháng qua. Chỉ số tiêu dùng cho những tháng cuối năm dự báo sẽ tăng đôt biến trong các giá bán lẻ. Tỷ lệ lạm phát là 1% trong tháng 11 và 1,2% trong tháng 12. Sau đây là những ghi nhận về nạn lạm phát của pviên Quỳnh Như…”

             -Trong PT-TH, lời chuyển không nên lặp lại những câu mở đầu của phóng viên. Người viết phải thông suốt nội dung tin bài trong trật tự đã ghi băng để viết một lời chuyển hợp lý.

*Lời kết:

               -Sau mỗi phần tin bài, bạn cần đúc kết lại trước khi bước qua mục kế tiếp.

               -Lời kết đặc biệt quan trọng trong phát thanh vì thính giả không được nhìn để nhận diện người vừa nói.

                  -Nếu thông tin về buổi đàm phán nhằm giải quyết cuộc đình công do phóng viên B tường thuật, bạn nên kết thúc bài báo của pviên B bằng cách bổ sung thông tin: “Pviên B cho biết cuộc thương lượng sẽ được tiếp tục vào ngày mai”.  

                  -Giúp kết thúc thông tin và tách biệt rõ ràng với thông tin tiếp theo.

3.Viết lời bình

          -Viết lời bình thực sự bắt đầu với việc chọn chủ đề và quyết định nó sẽ được ghi hình như thế nào.

           -Lời bình và hình ảnh phải bổ sung cho nhau, không bao giờ cản trở nhau.

*Móc nối từ ngữ với hình ảnh:

Nếu không, người xem sẽ “lớ ngớ” không hiểu hình ảnh đang nói về cái gì

*Xác định cảnh trí cho người xem

             -Khi bắt đầu cảnh quay hay chuyển cảnh, bạn phải nói cho người xem biết bạn đang ở đâu hay điều gì đang xảy ra.

              -Giả sử bản tin đang nói đến diễn biến cuộc đình công của nhân viên bệnh viện và cảnh mở đầu quay những người đình công bên ngoài bệnh viện. Bạn có thể giải thích hình ảnh bằng lời nói.

Các nhân viên bệnh viện vẫn đang làm rào vây bệnh viện C hôm nay khi cuộc đình công của họ bước vào tuần thứ ba.

            "Người xem hiểu được hai điều không rõ nếu chỉ nhìn vào hình ảnh: Ai đang đình công? Ở đâu?

*Cung cấp những thông tin không có trong hình ảnh.

Trong khi đó, lãnh đạo bệnh viện và đại diện hiệp hội đang tiếp tục đàm phán. Nhưng xem chừng, sẽ chẳng đi đến kết quả nào

*Phải có đoạn kết

            -Một lời đúc kết, nhận định, hay một kết thúc mạnh.

             -Đừng lắt léo, cũng đừng thẳng tuột mà hãy cho câu chuyện một kết thúc tự nhiên

Những người đình công, lãnh đạo bệnh viện, các bệnh nhân và gia đình của họ đồng tình với một hiệu quả chắc chắn của cuộc đình công – đây không phải là lúc để đau ốm.

Tài liệu tham khảo

            1. Viết báo như thế nào, Đức Dũng, NXB VHTT, 2001

2.Sáng tạo tác phẩm báo chí, Đức Dũng, NXB Văn hóa thông tin, 2002

3.Hướng dẫn cách viết báo, Jean – Luc Martin - Lagardette, NXB Thông Tấn 2004

            4.Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn     Hường , Trần Quang, NXB ĐHQG HN, 2005.

            5.Nhà báo hiện đại – new reporting and writing, The Missouri Group, NXB Trẻ, 2007.

                                           Phụ lục

- Sô ñoà heä thoáng toå chöùc moät soá cô quan baùo chí ôû Vieät Nam.

- Sô löôïc 60 naêm toå chöùc boä maùy Ñaøi Tieáng Noùi Vieät Nam.

- Luaät baùo chí - Toå chöùc baùo chí vaø nhaø baùo.

- Caùc kyõ thuaät söû duïng micro.

- 10 kyõ naêng vieát cho phaùt thanh.

- Phaùc thaûo moâ hình vieát cho phaùt thanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ldstnb