Lễ hội Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lễ hội Việt Nam

Chào mừng các bạn đã đến với bài " Lễ hội VN ".Sau đây là các lễ hội có trong bài viết này.Chúc các bạn luôn vui !

Trang 1

:

-Lễ hội Cổ Loa

-Lễ hội chùa Hương

-Lễ hội Lim

-Lễ hội Hòn Chén

-Lễ hội Chử đồng tử

-Lễ hội Quán Thế Âm

-Lễ hội Phủ Giầy

-Lễ hội Trường Yên

-Hội Đền Hùng

-Lễ hội Tháp Bà

-Lễ hội Kiếp Bạc

-Lễ hội Chùa keo

-Lễ Đón Giao Thừa

-Tục Lễ đầu xuân

Trang 2

-Tết Nguyên đán

-Tết Thanh Minh

-Tết đoan ngọ

-Tết Trung Thu

-Ngày tết của các dân tộc VN

-Tập tục cưới hỏi

-Cúng giỗ tổ tiên

-Lễ hội Yên Tử

-Lễ hội Bạch đằng

-Lễ hội Trà Cổ

Trang 3

-Lễ hội Quan Lạn

-Lễ hội Đền cửa Ông

-Lễ hội Chùa Long Tiên

-Lễ hội Thập cửu Tiên Công

-Lễ hội Kate Chăm

-Lễ hội đâm trâu của đồng bào Bana

-Nghi Lễ múa xòe của người Thái

-Lễ hội Cầu Ngư-Huế

-Hội thả diều Thái Bình

-Hội thả diều Huế

Trang 4

-Hội chọi trâu Ðô Sơn

-Hội cờ người Hà Tây

-Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

-Lễ hội Xa mắc

-Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

-Lễ hội Dinh Cô

-Lễ hội đình Thắng Tam

-Lễ hội đua bò dân tộc Khơme

-Lễ hội Lăng Ông

-Hội xuân Núi Bà-Tây Ninh

Trang 5

-Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực

-Hội Hoa Ban

-Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun

-Hội đền Trèm-ngàn năm oai linh Lý Ông Trọng

-Lễ cúng tế ở Đàn Nam Giao ngày xưa

-Lễ hội Nghệ An

-Lễ hội làng Sình

-Một số lễ hội Hà Nội

-Cỗ bảy tầng trong lễ hội làng Kim Liên - Hà Nội 

-Đêm hội Cơ tu - Đà Nẵng 

Trang 6

-Lễ Lập tĩnh của người Dao Tiền - Tỉnh Hòa Bình 

-Lễ hội Tứ Thú Nhân Lương - Tỉnh Vĩnh Phúc

-Hát Soọng-cô Dân tộc Sán Dìu - Tỉnh Quảng Ninh

-Tục cúng máng nước (dân tộc Xơ Đăng) - Tỉnh Kon Tum

-Lễ hội nhảy lửa thần bí của người Pà Thẻn - Tỉnh Hà Giang

-Trảy hội chợ Viềng - Nam Định

-Lễ hội Nàng Hai - Tỉnh Cao Bằng

-Lễ hội làng Đào Xá - Tỉnh Phú Thọ

-Hội đánh cá thờ - Phú Thọ

-Lễ rước nước trên sông Hồng - Tỉnh Hưng Yên 

-Hội Đền Công - Nghệ An

-Hội Hát Xuân - Bình Định

-Hội La - Hà Nội

-Hội tục xưa ở Thổ Tang - Vĩnh Phúc

-Tục thi gà lễ - Phú Thọ

-Lễ thu tế làng Dương Nỗ - Huế

-Lễ tẳng cẩu của cô dâu Thái

-Lễ xà mạ của người Khmer

Trang 7

-Chợ cưới Tam Lộng - Tỉnh Phú Thọ

-Lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể

-Lễ hội đền Thượng

-Lễ hội Chùa Thầy

-Lễ hội Đền Đô

-Lễ hội Lồng Tồng

-Lễ hội Phủ Dày

-Hội võ vật Liễu Đôi

-Hội mở mặt

-Hội đua voi Tây Nguyên

Trang 8

-Hội roóng poọc của người Giáy

-Lễ hội "Toọc moong" của người Mường

-Lễ hội Xang Khan của người Thái

-Lễ cưới của người Bru Vân Kiều - Huế

-Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho

-Đón tết người Cơtu

-Lễ cúng trăng của người Khmer Nam bộ

-Người Lô Lô với lễ cầu mưa

-Lễ hội đền Ba Xã

-Lễ hội cầu an cho bản mường-Người Thái

Trang 9

-Hát Xoan trên vùng đất Tổ

-Những lễ tục thi dân gian

-Lễ hội bản Hẹo

-Lễ hội Bà Đen

-Lễ hội bơi Đăm

-Hội Chen

-Lễ hội ''chạy lợn''

-Lễ hội cầu Ngư

-Lễ hội cờ lau Hoa Lư

-Lễ hội cúng biển ở Mỹ Long

Trang 10

-Lễ làm chuồng trâu của người Xơ-Đăng

-Về Khoái Châu, đi lễ hội Chử Đồng Tử

-Hội đầu pháo Kỳ Lừa

-Hội đền Và

-Hội Đống Đa

-Hội đua ghe ngo

-Lễ Đônta của dân tộc Khmer

-Lễ hội đền Thái Vi

-Lễ hội đua thuyền dân gian Việt Nam

-Hội Gióng

Trang11

-Lễ hội Gầu tào của người Mông

-Lễ hội Gò Tháp

-Hạn khuống của người Thái

-Hát Đúm

-Hát hiếu ở Lũng Giang - Tam Sơn.

-Hội húc cầu gỗ ở Xuân Dục

-Hội làng Hạ Kỳ

-Lễ hội Hang Bua

-Lễ hội hát chèo tầu Tổng Gối

-Lễ Hội làng Kiên Mỹ

Trang 12

-Hội chợ làng Chuông

-Lễ hội cầu mùa của người Khơ Mú

-Lễ hội làm chay ở Tầm Vu, Long An

-Lễ thức cầu nước cổ truyền của người Việt

-Lễ mừng nhà mới của người Lô Lô

-Lễ mừng nhà mới của người Sán Dìu

-Múa sư tử trong lễ hội của người Tày, Nùng

-Hội Nhồi

-Lễ hội làng Nha

Trang 13

-Lễ hội Oc om bóc của dân tộc Khmer

-Hội pháo đất

-Pháo đất Ninh Giang

-Những ngày hội đậm đà bản sắc dân tộc Chăm

-Nói thêm về Lễ hội Roóng Poọc ở Sa Pa

-Lễ hội rước mục đồng

-Lễ rước lợn ở La Phù

-Lễ rước nước trên sông Hồng

-Hội đền Sái

-Hội sấm đầu xuân

Trang 14

-Hội Sáo đền - một lễ hội thả diều độc đáo

-Hội làng Trà Cổ

-Hội Tăm Nghet của người Mnông

Lễ Hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội

Sáng mùng 6 tết, mở đầu đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, ca lọng, tàn che. Ngoài sân đều có cờ hội, cờ đại bay phấp phới. Sát cửa đền, hai bên là đôi ngựa hồng, ngựa bạch, yên cương sặc sỡ. Sau đám rước Văn là đến tế lễ. Tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp theo là đám rước thần của 12 xóm. 

Ngoài ra trong lễ hội còn ca nhiều trò chơi khác như: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo... Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội.

Hội đền Cổ Loa (Hà Nội) tưởng niệm vua Thục An Dương Vương xây thành hình xoắn ốc chống giặc ở thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

Hội bắt trạch trong chum (Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc) nét sinh hoạt văn hoá biểu hiện sự khát vọng tình yêu và sinh sôi của mùa màng, gia súc.

Lễ Hội Chùa Hương

Chùa Hương và động Hương Tích là danh lam nổi tiếng của Việt Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 70km.

Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp với thiên nhiên và nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp... 

Lễ hội chùa Hương kéo dài từ 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội - Hà Đông - Vân Đình - Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lưu ngược dòng sông Đáy lên bến Đục - Yên Vĩ - Hương Sơn Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật. 

Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yên. Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuống. 

Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của biết bao hình sông, thế núi, có cơ hội nhận biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc. 

Lễ Hội Lim

Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa và nay là tỉnh Bắc Ninh. Lim là tên Nôm của xã Làng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ.

Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khách kéo về dự hội Lim rất đông để được xem hát quan họ giữa các "liền anh" "liền chị", hát sau chùa, hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền... với đủ các làn điệu quan họ khác nhau. Ngoài ra, trảy hội Lim còn được xem các cuộc thi dệt của các cô gái Nội Duệ, vừa dệt thi vừa hát quan họ. Cũng như các Hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước đến tế lễ cùng nhiều trò vui khác. 

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc, tiêu biểu cho loại bình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Lễ Hội Đền Hòn Chén

Lễ Hội Điện Hòn Chén diễn ra một năm hai kỳ - Tháng hai (lễ Xuân Tề) và tháng bảy (lễ Thu Tề). Lễ Hội diễn ra ở Điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ Hội suy tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu. 

Thiên Y A Na Thánh Mẫu, nguyên xưa là nữ thần của người Chăm có tên là Pô Yang Inô Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ Sở, mà theo truyền thuyết Chăm là Thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí, lúa, bắp,... và dạy dân cách trồng trọt. 

Là Thần Mẹ Xứ Sở, nên thần Pô Nagar được người Chăm thờ trong các Lăng, Tháp ở nhìêu nơi. Đáng chú ýnhất là 2 nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở Điện Hòn Chén (Huế) và Tháp Bà (Nha Trang). Hàng năm vào dịp tế Xuân và tế Thu hàng vạn khách hành hương đổ về Điện Hòn Chén bằng đủ các loại phương tiện. Sau lễ tế đại diện là đám rước Thánh Mẫu từ Huệ Nam Điện tới đình Hải Cát. Đám rước được cử hành long trọng trên những chiếc thuyền "Bằng" (gồm nhiều chiếc thuyền ghép lại giống như chiếc bè). Những chiếc "Bằng" nối tiếp nhau trên đoạn sông Hương từ bến Điện Hòn Chén đến bến làng Hải Cát. Sau đó lên bộ về Đình. 

Đám rước tiến hành vào ban đêm, ềen nến sáng trưng, cờ xí sặc sỡ với đông đảo thiện nam tín nữ ăn mặc đủ các màu sắc trên các chiếc "Bằng" phản chiếu dưới dòng sông Hương lấp lánh. 

Đám rước đem theo bàn thờ Thánh cùng long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc Vua phong,cùng các khí tự như tán, tàn, cờ, quạt, đội hầu bang, những người phục dịch và khách hành hương. 

Đám rước sôi động trong tiếng nhạc của phường Đồng Văn và phường Bát Âm. Tiếp đó là tế Túc Yết, hát thờ, lên đồng hầu bang diễn ra suốt đêm. 

Sáng hôm sau là lễ tế chính tại đình, đến chiều là lễ tiễn Thần. Các kiệu rước lại long trọng trở về Điện Hòn Chén. 

Điện Hòn Chén là một di tích tôn giáo lại được người xưa lồng vào các công trình kiến trúc trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, của núi sông xứ Huế lại càng lung linh trong ngày lễ Hội. 

Lễ Hội Chử Đồng Tử

Lễ hội Chử Đồng Tử hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 âm lịch tại đền thờ Chử Đồng Tử thuộc làng Đa Hoà, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 20 km.

Đức Thánh Chử Đồng Tử là một trong "Tứ bất tử" của người Việt- một anh hùng văn hoá và anh hùng khai phá (chinh phục đầm lầy, mở mang nghề nông, phát triển buôn bán...). 

Sau lễ khai mạc ôn lại truyền thuyết về cuộc đời và những hoạt động của đức thánh Chử Đồng Tử và nhiều vị phu nhân là lễ rước nước. Đi đầu đám rước là 2 con rồng vàng lộng lẫy do 10 người điều khiển uốn lượn theo nhịp trống phách. Đoàn rước kiệu là đội tế nữ với xiêm y đẹp, đủ màu sắc. Đám rước có ban nhạc lễ, kiệu thánh, bát bửu, kíp chấp, ché đựng nước. 

Đoàn rước ngồi trên hàng chục chíêc thuyền ra đến giữa sông múc nước đổ vào ché rồi quay về đền để làm lễ tắm tượng. Sau lễ dâng hương là các trò vật võ, đánh gậy, cờ người, múa sư tử, hát chèo... 

Lễ hội Quán Thế Âm

Năm 1962 nhân ngày khánh thành tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn - núi Ngũ Hành Sơn, lễ hội Quán Thế Âm lần đầu tiên được tổ chức tại động này. Cũng vào năm đó, nhân khánh thành chùa Quan Âm thuộc ngọn Kim Sơn, lễ hội lại được tổ chức tại động Kim Sơn do Hoà thượng Thích Pháp Nhãn tổ chức. Từ đó cho tới năm 1991 lễ hội mới được tổ chức lại nhưng với quy mô lớn và nội dung phong phú kéo dài trong ba ngày, khởi đầu cho lễ hội các năm tiếp sau đó.Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 2 phần: lễ và hội. -

Phần lễ: mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các lễ dâng hoa, lễ rước ánh sáng, lễ cầu nguyện, lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm và đại nguyện của ngài. - 

Phần hội: có nhiều những sinh hoạt văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng. 

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 19/2 hàng năm với những sinh hoạt văn hoá lành mạnh đã góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm::

Cận cảnh linh vật lạ trong đền thờ Việt Nam

Cách cúng "Giải hạn Tam tai" năm 2013 – Quý...

Tiếng Việt Lạ Kỳ đó đây

"Văn hóa trầu cau Việt Nam" - Triển lãm tại...

Sự tích chiếc khăn tang

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 08-10-2006 lúc 

07:21 PM

Lý do:

 Cập nhật

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

04:55 PM

#2

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Lễ hội tháng ba (âm lịch)

Lễ Hội Phủ Giầy

Phủ Giầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách thành phố 15 Km, là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh đã được dân suy tôn là Thánh Mẫu. Huyền thoại về bà được truyền tụng từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền núi, mà Phủ Giầy là trung tâm là quê hương.

Hàng năm lễ hội mở từ ngày 1-10/3 âm lịch, chính hội là 3/3. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Giầy là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3 và trò diễn kéo chữ (7/3). Đám rước Thánh Mẫu dài gần 1 km, rất trang trọng có đội ngũ nhạc, có phường bát âm. Đến ngày 7/3 diễn trò kéo chữ. Đây là nét độc đáo nhất của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó ra lệnh cho tổng cờ điều khiển phu xếp chữ và xếp chữ gì là do những người tổ chức hội hàng năm qui định.

Trong ngày hội, còn có nhiều trò diễn, nhiều hình thức vui chơi và các cuộc thi đấu mang tính chất thượng võ. 

Trảy hội Phủ Giày vừa là để dự ngày giỗ Mẹ, vừa là để thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ điện, vừa cầu mong Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn. 

Lễ Hội Trường Yên

Hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch ngay trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt xa xưa để tưởng niệm công đức của vua Đinh và vua Lê. 

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến ki lô mét 87 thì rẽ phải, đi khoảng 8 km nữa là tới Trường Yên có khu di tích Hoa Lư nổi tiếng. Hội thường kéo dài 3 ngày. Hội chính mở vào ngày 10/3. Mở đầu là lễ Rước nước, khởi hành từ đền vua Đinh có cờ, quạt, lọng, phường bát âm, rồi đến kiệu Long Đình trên có đặt một cái ché để đựng nước Thánh đến bên sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. 

Lễ tế được tiến hành vào ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sau đó khách hành hương vào thắp hương tưởng niệm và tri ân ngưỡng tượng thờ, các công trình điêu khắc và kiến trúc xưa.

Phần hội có nhiều trò trong đó có trò cờ lau tập trận nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu và trò chơi kéo chữ. Trảy hội Trường Yên chính là cuộc hành hương thăm lại Cố đô xưa của một vương triều cũng là dịp để khách chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp kỳ thú của toàn bộ khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư.

Hội Đền Hùng

Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Lang, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã ca công dựng nước.

Lễ hội diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích... Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đền dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. 

Đền hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Đây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu. 

Lễ hội hàng năm được tổ chức tại đền Đô (nơi thờ 8 vị vua nhà Lý), làng Đinh Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày. Hội mở vào ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi (còn gọi là lễ đăng quang). Hội có lễ trình thánh, có thi đấu cờ người, đấu vật và các trò vui khác. Đặc biệt có cuộc rước kiệu long trọng vào ngày chính hội (16-3) rất đông vui.

Lễ hội tháp Bà

Lễ hội Tháp Bà được tổ chức vào ngày 20 đến 23/3 âm lịch hàng năm tại khu di tích Tháp Ponagar - thành phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ Sở.

Nghi lễ có 2 phần chính: Lễ Thay Y (ngày 20/3)và lễ cầu cúng (ngày 23/3).

Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng,múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ

Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cùng nô nức kéo về dự hội.

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 17-09-2004 lúc 

01:30 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:01 PM

#3

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng tư (âm lịch)

-Hội Đồng Sâm (Thái Bình) hội làng có nghề chạm bạc truyền thống (Vào ngày 01-04 âm lịch)

-Hội chùa Dâu (Thuận Thành - Hà Bắc ngày 08-04 âm lịch)

-Lễ Hội Gióng :

Hội Gióng thuộc làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây là một lễ hội quy mô lớn, hình thức tổ chức rất chặt chẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm (ngày ông Gióng thắng giặc Ân) để tưởng niệm và nhớ ơn người anh hùng làng Gióng đã có công đánh giặc cứu nước, đã được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu từ 1/3 đến 5/4 với các việc tập dượt chuẩn bị cho ngày chính Hội. Ngày 9/4 (chính hội) có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng, múa hát thờ, hội trận (diễn lại trận đánh thắng giặc Ân). Cuối cùng là việc khao quân, đêm đến có hát chèo. Ngày 10/4 là ngày vãn hội, làm lễ duyệt quân, lễ tạ ơn Giang. Đến với hội Gióng, người ta thấy được mối quan hệ giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hoà nhập với nhau. Truyền thống yêu làng yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hoá. 

-Hội Bà Chúa Sứ (Châu Đốc, 24 đến 27 tháng tư âm lịch)

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:07 PM

#4

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng 5-tháng 6 -Tháng 7 (âm lịch)

-Hội xuống nước thành phố Nha Trang trong ngày này nhân dân cả thành phố rủ nhau đi tắm biển để diệt trừ sâu bọ, tăng sức khoẻ ( 5\5) 

-Hội đền Chèm- Hà Nội: Thờ Lý Ông Trọng, là tướng giỏi thời Hùng - Thục. Ông có công giúp Tần Thủy Hoàng dẹp giặc Hung Nô.(15-17\ 5) 

-Hội Trà Cổ - Quảng Ninh: Kỷ niệm sự kiện thành lập của làng chài cổ từ 600 năm trước.(1-7\6) 

-Hội Nghinh Ông (Tiền Giang) (16\6)

-Lễ hội Quán Lân - Quảng Ninh, kỷ niệm chiến thắng quân Nguyên Mông 1288 của danh tướng Trần Khánh Dư.(16-26\6)

-Hội làng Đào Xá - Vĩnh Phúc. Kỷ niệm Lý Thường Kiệt đi kinh lý ở đoạn sông này để bố trí phòng tuyến chống quân Tống, có tục bơi trải diễn lại cảnh xưa.

(09-10\7) 

-Lễ Long Chu - Quảng Nam - Đà Nẵng (15\7) 

-Rằm tháng bảy - lễ xá tội vong nhân (15\7) 

-Hội Dương Xá - Hà Nội: Kỷ niệm ngày giỗ của bà Nguyên Phi ỷ Lan, một hoàng hậu giỏi việc cai trị, ban bố những chính sách phát triển nông nghiệp, chăm lo đời sống dân nghèo (25\7) 

-Hội Lăng Ông.

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 17-09-2004 lúc 

01:34 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:18 PM

#5

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng 8 âm lịch

-Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng (8-9\8) 

-Hội rằm Trung thu trong cả nước trẻ em được rước đèn làm hình trăng, sao và loài vật, được ăn các loại bánh nướng, bánh dẻo cũng làm theo hình ấy.

(15\8) 

-Hội đền Côn Sơn (Hải Dương) tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi (20\8) 

Lễ Hội Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương, nơi thờ Trần Quốc Tuấn- vị tướng trụ cột của nhà Trần đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông, có công cứu nước, đánh tan giặc bắc cứu dân tộc khỏi vòng thống trị phương bắc, được nhân dân tôn thành "Thánh". 

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, đi xe tới Bắc Ninh (khoảng 30 km) rồi đi tiếp theo quốc lộ 18 (Bắc Ninh- Phả Lại) tới hội đền Kiếp Bạc. 

Lễ hội đền Kiếp Bạc kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch. Trảy hội Kiếp Bạc, tưởng nhớ Đức Thánh Trần, từ nhiều thế kỷ qua, đã là tập quán của người Việt Nam. Ngày 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Lễ hội được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/8 âm lịch. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước. Bài vị Đức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ- đồng thời kết thúc ngày hội lớn. 

Trước đây hội Kiếp Bạc còn nặng về cúng bái, lên đồng, nay không còn mang nặng màu sắc mê tín nhưng vẫn giữ vẻ sinh động đặc sắc riêng. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Đầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.

-Lễ hội Nghing Ông, hay là lễ cúng cá ông gắn liền với tục thờ cá Ông của ngư dân ven biển nước ta từ đèo Ngang đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, được tổ chức vào đầu mùa đánh cá ở hầu hết các làng chài (16-18\8)

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 17-09-2004 lúc 

01:39 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:26 PM

#6

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng 9 âm lịch

-Lễ hội Katê :là lễ hội quan trọng và ca qui mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của người Chăm theo đạo Bà La Môn. Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, các vị thần linh (Ponagar), tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hoá như Po Klong Garai, PoRomê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp thăm viếng, kết nghĩa bạn bè.

Lễ Hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm, thuộc huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận. Người Chăm ăn tết Katê vào thượng tuần trăng tháng 7 (lịch Chăm) - Vào khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch. Lễ Hội Katê là dịp để người Chăm tỏ lòng tôn kính Trời - "Cha" sinh ra vạn vật và tưởng niệm các anh hùng của dân tộc, hành hương về Thánh địa, thăm viếng bạn bè, kết giao.

Vào ngày tắt trăng tháng 6, Ja Angui (Ông tổ người Raglây) và Chăm Mưnay (Ông tổ người Chăm) mang các bảo vật quí của quốc vương Chăm thủa trước và một số lễ vật (gà, chuối, trầu, cau...) xuống miếu làm lễ ra mắt Thần linh, xin được tổ chức Katê. 

Tối hôm đó, người các làng tụ họp rất đông tại miếu xem lễ trình y phục (Pơh Akharao) đắm mình trong âm điệu Kampơ, những lễ nghi trang trọng, các điệu vũ thiêng cổ truyền. 

Sáng ngày mồng 1 tháng 7 (theo lịch Chăm) sau khi cúng cố, mọi người dự lễ rước Thần ra Đền hoặc Tháp thờ Thánh Mẫu PôInư Nagar, Vua PoKlong Garai, Vua Pôrômê (Thuộc địa giới An Phước). 

Đám rước khổng lồ kéo dài náo nhiệt. Tiếng nhạc chiêng của người Raglây (một bộ phận Chăm cổ) vang động cả một vùng rộng lớn. Tại các Đền (Tháp) thầy lễ cả trang trọng làm lễ mở cửa (Pơh Băng), thầy lễ nhì tấu thánh ca theo âm điệu cày Kanhi cổ, hát kể tiểu sử và công đức các vị Vua có công với dân với nước, cầu xin sự bảo trợ. 

Tiếp theo là lễ tắm tượng bằng nước suối khoáng, mặc áo, đội mũ cho "Quốc vương Thần Thánh" (tượng thờ), dâng rượu và các lễ vật. Cuộc lễ kéo dài suốt ngày. 

Buổi tối, người ngâm thơ, kẻ chơi nhạc, các thiếu nữ xin thần chữ nghĩa, nghề khéo. Vui nhất vẫn là người tứ phương gặp nhau trò chuyện, ăn chung một mâm, đi chung một lối, cái duyên hình thành trong cái nhìn của trai thanh, gái lịch...

-Lễ Hội Chùa Keo :(Thái Bình) 

Hội làng truyền thống với nhiều hình thức phong phú. Tưởng nhớ thiền sư Không Lộ có công lớn chữa bệnh hiểm nghèo cho vua Lý Thần Tông. Ngoài lễ Phật còn có nhiều trò chơi với nhi?u hình thức phong phú như biểu diễn nghệ thuật dân gian, các điệu múa cổ,... 

Chùa Keo thuộc xã Vị Nhất, huyện Vị Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là ngôi chùa có tổng thể kiến trúc đồ sộ, một danh thắng văn hoá- nghệ thuật hiếm thấy ở vùng châu thổ sông Hồng. 

Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Đức thiền sư Không Lộ là người rất giỏi Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý. 

Lễ hội chùa Keo được chuẩn bị rất chu đáo, mang đậm tính lịch sử- văn hoá. Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. 

Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại toà Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật , đó là điệu múa cổ còn gọi là "múa ếch vồ". Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung. 

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

-Hội chùa Cổ Lễ:Nam Định, tưởng nhớ công ơn của thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, tổ sư nghề đúc đồng.

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 17-09-2004 lúc 

01:43 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:31 PM

#7

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng 10 âm lịch

-Lễ Ok om bok là lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam bộ, được tổ chức vào ngày 15/10 (theo âm lịch), để tạ ơn thần Mặt Trăng đã cho mùa màng tươi tốt.

Tối hôm rằm khi mặt trăng vừa ló rạng, Các gia đình làm lễ cúng và thả những chiOc đen giấy bay lên trời, những chiếc b' chuối có gắn đem và bày lễ vật trôi trên kênh, rạch sông.

Sôi nổi nhất là trong dịp lễ cúng trăng của đồng bảo Khmer tổ chức cuộc đua ghe gay go và rất vui tươi hào hứng (15\10) 

-Hội thả đèn gió trông trăng đón tết Trung thu của đồng bào Khơ me vùng đồng bằng Nam bộ (15\10) 

-Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực

-Lễ hội Nhị Khê - Hà Tây, hội làng nghề tiện gỗ, sừng... tưởng nhớ công lao của ông Doãn Văn Tài, tổ sư nghề tiện (25\10)

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 16-09-2004 lúc 

11:07 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:38 PM

#8

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tháng 11-12 âm lịch

-Hội đền An Lư - Hải Phòng. Tưởng nhớ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng đời Trần có công trong việc đánh giặc Nguyên Mông (11\11) 

-Hội tế Trung Đồ - Hà Tây, tưởng nhớ công ơn của vua Lý Nam Đế (18\11) 

-Hội thề Đông Quan tại chùa Chân Tiên (Hà Nội).(22\11) 

-Lễ hội cá ông :Đã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thờ phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá.Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, ca uy tín lớn trong làng chài. 

Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Đó là lễ Cá Ông, cho thần linh chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông.

-Hội Đình Mai - Hà Tây. Tưởng nhớ công ơn của Hà Khôi đại vương giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạo cát cứ vùng Thanh Oai (20\12) 

-Lễ Thai Dương - Thừa Thiên Huế.Thờ Thai Dương thần nữ, có lễ tế giàn (23\12) 

-Lễ hội chùa Đậu - Hà Tây, thờ thần Pháp Vũ(thần Mưa), thần Giếng. Lễ cúng Phật, cầu mưa thuận gia hoà (26-27\12)

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:41 PM

#9

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Lễ Ðón Giao Thừa

Theo luật trời đất thì có khởi thuỷ (ban đầu) phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch 

Lễ trừ tịch:

Trừ tịch: là giờ phút cuối cùng của năm cũ, và sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khử trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". 

Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa

Cúng ai trong lễ giao thừa:

Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương (thần cũ) hành khiển bàn giao công việc cho tân vương (thần mới) luôn có quân đi, quân về, đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. 

Chuẫn bị lễ đón giao thừa:

Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn (đầu heo) hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. 

Làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời:

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có dũng trí như quan toàn quyền. Năm nào được quan toàn quyền giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Các cụ hình dung phút ấy ở giữa ngang trời rầm rộ quân đi, quân về, đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. 

Lễ cúng Thổ Công:

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công (thỗ địa), tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. 

Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch:

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện. Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái lộc trước cửa đình, cửa đền, một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm. Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà đễ vía, người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:43 PM

#10

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tục Lễ đầu Xuân

Lễ Ðộng thổ:

Lễ Ðộng Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau được truyền sang Việt Nam ta. Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới. Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Ðộng Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế.

Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường trình" với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ sẽ bị dân làng bắt vạ. 

Lễ Khai hạ:

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu (cây tre) được trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết, cây nêu được mang ra cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai Hạ. Nhân dịp lễ này, ngoài lễ làm giữa trời để cúng Trời Ðất, người ta còn sửa soạn lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại. 

Lễ Thần nông:

Thần nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng (chăn trâu) tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề Nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của thầy địa lý về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành (sao) của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập Xuân (năm mới) tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượngThần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài tế lễ để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn. 

Lễ Tịch điền:

Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ tịch Ðiền là của người Tàu đã du nhập sang nước Việt Nam. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ tịch Ðiền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ lão sở tại cũng ra cày. 

Tại các tỉnh, các làng xã cũng có lễ Tịch Ðiền. ở tỉnh, quan tỉnh mở đầu việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch Ðiền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng.

Lễ Thượng Nguyên hay Cúng rằm tháng Giêng: 

Lễ Thượng Nguyên (lễ đầu năm) vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng có đông người tới lễ bái. 

Lễ Khai ấn: 

Các ấn (con dấu) được lau chùi trong năm, đến đầu năm theo lễ tục con ấn cũng được chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng con ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ. Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có con ấn đều được chọn ngày khai ấn. và làm lễ cúng vị thần giữ ấn tín trong dịp lễ khai ấn.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:48 PM

#11

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán:

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" tính chất phát của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ... Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. 

Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao qúi thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc... Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân:

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. 

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm và nhà cửa, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách. Sau giao thừa ca tục mong tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa. 

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò mừng tuổi thầy giáo, bệnh nhân cám ơn thầy thuốc, con rể chúc tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không nên đánh giá theo giá cả thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm, không có quà ngại không đến... ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi âm lịch. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui. Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suông sẻ. Sau ngày mùng Một tết, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: 

Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29, gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng. 

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: 

Trong "Sưu thần kỳ" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:51 PM

#12

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tết Thanh Minh

Thanh Minh: 

Trong năm có 24 tiết, và tiết thứ năm của "Nhị thập tứ khí" được gọi là tiết Thanh Minh, và đã được người phương Ðông coi là một lễ tết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm). 

Tết Thanh Minh

Nhân ngày Thanh Minh, cũng như nhiều dân tộc á Ðông khác dân ta cũng có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Cho nên ngày tết Thanh Minh còn là ngày thăm mộ. 

Lễ tảo mộ:

Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ Thanh Minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đến đốt hương thờ phụng.Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên sầm uất. Mọi người đi tảo mộ đều vui vẻ và ăn vận rất chỉnh tề. Các ông già bà cả thì lo khấn vái nơi phần mộ. Thanh niên nam nữ cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục víêng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. 

Tục lệ tảo mộ:

Thường người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Ðông ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn. 

Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh: 

Tết Thanh Minh cũng là dịp để con cháu sửa soạn lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà mang lễ ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh Minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:52 PM

#13

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tết Ðoan Ngọ

* Tết Ðoan Ngọ:

ở nước ta, Tết Ðoan Ngọ được coi rất trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Ðán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ nhằm vào hai ngày lễ Tết này. Tết Ðoan Ngọ còn gọi là Ðoan Dương, tết còn nhiều tục truyền đến nay. Sáng sớm ngày tết Ðoan Ngọ các gia đình cho con trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay, móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ. Tục hái thuốc mùng năm cũng bắt đầu vào giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây có thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhưng các loại có độc chẳng hạn: lá ngan, cà độc dược, lá sắn... chẳng dám hái.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

05:55 PM

#14

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tết Trung Thu

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng được hình thành, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ muôn màu thắp sáng kéo nhau đi tong đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

* Thi cỗ và thi đèn:

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya. 

* Hát Trống quân

Tết Trung Thu ở mièn Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. 

* Múa Sư tử (múa lân)

Vào dịp Tết Trung Thu có tục lệ múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân...

Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên ca người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

06:01 PM

#15

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Ngày tết của các dân tộc Việt nam

Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu (KoTum):

Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Ðây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung, nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Guơi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng.... 

Tết nhảy của người Dao:

Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tục lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mong xuân. Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Ðao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. 

Tết nhảy bắt đầu trước tết Nguyên Ðán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...

Tết giọt nước của người Sédang:

Người Sédang ở Kontum ăn tết rât giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Sédang bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ. Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui say, ca hát, nhảy múa, gái trai được tự do trao đổi tâm tình. 

Tết của người H'Mông:

Người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất. Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha. Ðể chuẩn bị sẵn con heo béo tốt. Ngoài thịt ra, còn có bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng. Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Ðêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên. 

Tết của người H'Ré:

Tết của người đồng bào HRé ở Quảng Ngãi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đình phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đãi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. 

Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Ðàn ông thì đeo ống chinh, còn đàn bà thì đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích trò chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đòn nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập thì hai người nhảy, thay đổi cho nhau.

Tết bỏ mả của người Gai Rai:

Tết Bỏ Mã của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đình gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lâm râm khấn vái Yàng. 

Tết của người Thái:

Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Ðầu tiên là tết Soong Sịp (tết cơm mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đổ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau tết Soong Sịp là tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là tết Nen-Bươn-Tiền (tết Nguyên Ðán). Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn. 

Tết Cơm Mới của người ÊÐê: 

Tết Cơm Mới của người Rhadé hay Êđê ở ÐăkLăk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đã chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giã lấy gạo để tổ chức ăn mong lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đình giết trâu, bò, heo, gà nhiều hay ít. Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai choé rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm râm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đã ban cho chúng con nào thac lúa, nào kê, nào ngõ. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Ðông dãy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời.. xin cho mỗi năm lúa được đầy vựa..." 

Tết Yang Pa của người Chơ-Ro:

Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống tại Ðồng Nai, Lâm Ðồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rong và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó. 

Tết Nhô LirBông của người K'Ho:

Người K'Ho hay sinh sống ở Lâm Ðồng. Họ ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô LirBông, tức tết mang lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ LirBông có nghĩa là cat thac. Người LirBông rất quan trọng thac lúa, vì thac lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mong lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình, bắt đầu to xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ra lấy máu gà hiền sinh bôi lên vựa thac, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đẩt. Cỏ tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó còn bôi lên những đồ gia dụng. Sau lễ cúng cat thac trong gia đình, người K'Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn. 

Lễ Tết cổ truyền của người Chăm:

Ðồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại hai tỉnh Bìnhh Thuận, Ninh Thuận và một số ít tại Châu Giang (tỉnh An Giang). Cũng như các dân tộc anh em khác, người Chăm ăn Tết cũng rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ. Păng-Katê cử hành vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm tức khoảng tháng 9 dương lịch và Păng-Chabư cử hành vào ngày 16 tháng 9 theo lịch Chăm tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch. Vào những ngày lễ, đông đảo đồng bào Chăm từ các nơi dổ về tại ba nơi hành lễ: đa là đền Pô nưgar, tháp Pô Rômê ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Tết Păng Katê là ngày tế lễ các vua Chăm thuở xa xưa có công dựng nước và hướng dẫn việc nông tang, thuộc về dòng họ người cha, tượng trưng cho khí dương, cho nên phải cử hành vào buổi mai, còn Tết Păng Chabư là lễ cúng tế các lễ thần Pô Giang nữ, tức các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên được cử hành vào buổi chiều tối. Sáng mồng một Tết, các chức sắc Chăm cùng toàn thể bà con xa gần đều tề tựu về ba nơi hành lễ, quần áo thật mới mẻ, chỉnh tề. Các thầy Cả và các bà Bang ngồi theo phẩm trật, thứ tự cao thấp trong căn nhà dựng trước cửa đền hay cửa tháp. Lễ cúng gồm có hoa quả, bánh trái đủ loại, cúng cơm, rượu và thịt. Ba nghi lễ gồm các thầy Cả sư, pha Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mua rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bang thì lo dâng rượu và múa mong. Tưởng cũng nên nhắc đến người Chăm gồm có 2 ngành: Ngành theo đạo Bà la môn và ngành theo đạo Hồi. Ngành theo đạo Bà la môn rất kiêng cữ thịt bò, còn ngành theo đạo Hồi thì kiêng ăn thịt Heo. Ngày tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi vào ngày đầu năm để nghe chức sắc, đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah, sau đó các tín hữu ra sông, ra suối tắm tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái mới, cái tốt lành của năm mới. Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Qua ngày thứ ba trở đi, cho đến ngày thứ 7 hay thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ lựa chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định mà thôi. Họ giết heo, giết gà vịt, bày đủ loại hoa quả, bánh trái. Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ cho nên bạn bè, hàng xóm trong dịp ở xa có thể đến chung vui một cách thoải mái. Trong thời gian ăn Tết, người Chăm còn tổ chức các trò vui chơi như múa quạt, tổ chức đánh cồng chiêng, ca hát uống rượu, bắn cung. Ngoài hai lễ lớn trên, người Chăm còn ca các lễ khác trong năm như: Lễ cúng thần nông vào tháng 4 theo lịch Chăm, cử hành vào các đền, tháp, lễ cầu đảo (Chakap Hiâu Kron) cử hành tại các đập nước hay ở các bờ sông, bờ suối, lễ cúng ruộng (Pô Phùm) để cầu cho ruộng lúa tốt tươi và lễ Tống ôn (Rija Nưgar) tổ chức vào mồng một tháng giêng theo lịch Chăm, để cầu cho làng xóm, gia đình được thịnh vượng, an khang.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

06:06 PM

#16

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Tập Tục Cưới hỏi

Nam nữ thọ thọ bất tương thân là gì?:

Ðây là câu nói cửa miệng, quen dùng trong nhân gian ta, chỉ mối quan hệ giữa nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay nhận , sợ tư tình, ra hiệu gì với nhau chăng? Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ tiêm trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến của ta thời bấy giờ thật khắt khe, việc tỏ tình trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ có đôi mắt là thầm lén nhìn nhau! Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. 

Bà Mai (mối lái) là gì?:

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thọ thọ bất thân" nên hôn nhân cần phải có môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách. Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì trở thành ân nhân suốt đời. ở xã hội mới, ngày nay vẫn còn có các bà mối, bà mai, các bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Các bà mối chính là phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ người độc thân, các công ty dịch vụ.... 

Lễ Ngõ (vấn danh) có ý nghĩa gì ?:

Là lễ nhà trai đến nhà gái hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm". Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu "Công, dung, ngôn, hạnh". Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới nhiều chàng chưa biết mặt vợ, mà cả những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu.

Sự tích tơ hồng :

Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên dựa theo tích, Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm soát hướng về phía mặt trăng, sau lưng có túi đựng dây đỏ. Ông lão bảo đó là văn thư đựng hôn ước của thiên hạ, còn những sợi dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà lão chột mắt bế một đứa bé gái, ông lão hiện ra bảo cho biết đứa bé gái kia sẽ là vợ anh, Vi Cố giận, sai đầy tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Muời bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung sắc tươi đẹp, giữa lông mày có dính trang điểm một bông mai vàng. Vương Cố gạn hỏi, vợ mới thưa: thuở còn bé, bà vú bế vào chợ bị một đứa cuồng tặc đâm. Vi Cố hỏi lại: có phải bà vú bị chột mắt không? Người vợ bảo: đúng thế. Vi Cố kể lại việc trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời đã định sẵn. 

Tục Lệ thách cưới :

Thách cưới là một lệ tục lạc hậu, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên thân phận hẩm hiu. Ðáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình nhưng gặp phải ông bác bà cô bên nhà gái khó tính, thách cưới nào là quần áo, nón dép, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, cỗ cưới...nên nhà trai phải bỏ cuộc hoặc phải chạy ngược chạy xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ, song ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.

Cũng có trường hợp nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung cấp cho đủ lệ làng, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần, và sau khi thành thân, còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu rằng con gái mình dở duyên rồi, nên phải cho không. Hay các gia đình có học thì lại không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con gái mình còn được "võng anh đi trước, võng nàng theo sau". 

Tiền "Cheo":

Tiền "Cheo" là khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nộp cheo nhưng có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng. Ðể đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần dần có nhiều người lời dụng vòi tiền, sách nhiễu, trở thành lệ tục xấu, triều đình ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nộp cheo cho làng, tức là đám cưới được công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng cho việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng... Ðã hơn nửa thế ký, lệ làng này đã bị bãi bỏ rồi. 

Trước khi cô dâu về nhà chồng cần những thủ tục gì? :

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Lễ xong, hai người đi mời chào thân nhân, khách khứa, trước hết là những người bề trên, cao tuổi, khách trước, người nhà sau. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô. Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ. Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại (sống) có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở phía cao hơn. Thời xưa đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính xin phép ông bà, cha mẹ. Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỷ niệm. 

ý nghĩa của lễ xin dâu và thủ tục :

Lễ này rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một bình rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay: mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đón dâu, song để đề phòng mọi bất trắc nên mới định ra lễ này để cẩn trọng trong hôn lễ. Thời gian này chú rể và bố mẹ chú rể rất bận rộn nên không thể sang nhà gái, nên uỷ thác cho người đại diện sang báo như bộ phận "tiềm trạm". 

Trong trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận để miễn lễ nay, hoặc nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn vào đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn chỉnh đốn lại y trang, sắp xếp lại thứ tự đi trước đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu cùng một người đội lễ (mâm quả trong đựng trầu cau, rượu) vào trước, đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn đoàn vào chính thức làm lễ đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cũng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà? :

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay. Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu: Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

09-09-2004 

06:10 PM

#17

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Cúng giỗ Tổ Tiên

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí, địa vị người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây ĩung là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp này người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, và cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc này có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ:

Ngày giỗ theo âm Hán là húy nhật hay kỷ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng cử. Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỷ"; chiều hôm trước lễ chính kỷ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sửa một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỷ. 

Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản dị đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiếu, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỷ) phải cúng buổi sáng.

Mấy đời tống giỗ:

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo. Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỷ (hay can),; cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

13-09-2004 

11:15 AM

#18

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Lễ hội Yên Tử

Địa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí 

Thời gian: Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) 

Ý nghĩa: 

Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

Ca dao có câu: 

”Trăm năm tích đức, tu hành 

Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu” 

Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất (.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Đồng du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm. 

Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Đông Bắc.

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

13-09-2004 

11:16 AM

#19

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Lễ hội Bạch Đằng

Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. 

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.

Ý nghĩa: 

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288). 

Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông. 

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.

Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.

Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.

thay đổi nội dung bởi: A thầy đồ, ngày 16-09-2004 lúc 

02:57 PM

Share

Trả Lời Với Trích Dẫn

Thích

Tặng Vàng 

13-09-2004 

01:54 PM

#20

A thầy đồ

Thiếu tướng

Tấm Lòng Vàng:

 0

Tham gia ngàyJul 2004

Bài gởi956

Tài sản (Vàng)178,925

 : 

0 For This Post

7 tổng số

Cảm Ơn0Được Cảm Ơn 60 lần trong 59 Bài ViếtVàng178,925

Lễ hội Trà Cổ

Địa điểm: Diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái.

Thời gian: Được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm.

Ý nghĩa: 

Cách đây gần 600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.

Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Đồ Sơn. 

Đình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn. 

Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ. 

Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ vía phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội năm trước cùng những người khiêng kiệu. 

Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội. 

Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. 

Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro