Lê tân ngoại giao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Tài liệu:

- Lễ tân ngoại giao và thực tiễn ngoại giao (1997)

- Sổ tay thực tiễn ngoại giao- Vụ lễ tân bộ ngoại giao 1994

- Lễ tân ngoại giao, tài liệu sưu tập chọn lọc 1994

- Giáo trình : Lễ tân công cụ giao tiếp - Nxb Chính trị QG 1999

I. Khái niệm chung về lễ tân

1. Quá trình phát triển

- Lễ tân ra đời từ rất sớm cùng với sự phát triển của XH. Ban đầu không ai đặt ra quy tắc, chỉ là thói quen giao tiếp. Các thói quen giống nhau đc lặp đi lặp lại và hình thành những hình thức đơn giản của Lễ tân. Đó là những nghi lễ biểu thị sự tôn trọng của thị tộc- thị tộc, quốc gia- quốc gia để không làm tổn hại danh dự nước mình và uy tín quốc gia khác.

Trước kia, nghi thức đc áp dụng trong nghi thức đón tiếp các nước và phái đoàn ngoại giao đc gọi là nghi thức triều đình, để chủ yếu phô trương sức mạnh, sự giàu có với nhau. Lễ tân tạo ra khoảng cách giữa vua chúa với thần dân, giữa nước lớn với nước nhỏ.

Sau này đc chia thành nghi lễ nhà nước và nghi lễ ngoại giao.

Nghi lễ nhà nước là lễ tiết rất quan trọng của nhà nước, mang nặng tính quốc gia. Đối tượng là người trong nước, do lễ tân trong nước chuẩn bị, đc tổ chức theo nghi thức quốc gia truyền thống. Áp dụng cho quốc khánh, quốc tang, lễ đăng quang nhậm chức hoặc tuyên dương công trạng thành tích.

Nghi lễ ngoại giao là lễ tiết liên quan đến các quốc gia khác. Đối tượng chính là người nước ngoài, mang tính quốc gia và quốc tế. Đc tổ chức theo tập quán quốc gia và quốc tế, do Lễ tân bộ ngoại giao chịu trách nhiệm. Được áp dụng cho đón tiếp đoàn người nước ngoài, tổ chức để trình thư uỷ nhiệm, trao huân huy chương cho người nước ngoài.

Sau Cách mạng Pháp Mỹ Nga, nhất là sau phong trào giải phóng thuộc địa của các nước thành công, Lễ tân có bước phát triển mới mang tính dân tộc tự chủ. Các nước tự do, bình đẳng và mang trách nhiệm nhất định với quốc qia, quốc tế.

Ngày nay tuân theo các nghị định, lễ tân có khá đầy đủ các chuẩn mực theo quốc gia và quốc tế. Ngày nay các nước có xu hướng cải tiến các hình thức phô trương, rườm rà, tốn kém, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo trang trọng, nghiêm chỉnh. Việc đơn giản hoá các thủ tục phải có thoả thuận giữa các bên tham gia

2. Khái niệm chung về lễ tân

a)     Phạm vi hoạt động của Lễ tân:

Lễ tân có nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ : Giữa các quốc gia có chủ quyền, thể hiện qua vai trò của nhà nước. Chủ quyền cả bên trong và bên ngoài nước mình; Liên quan đến mối quan hệ giữa các thể chế trong nước và nước ngoài; Liên quan đến người nắm quyền hành giữa nước này với nước kia và giữa các cá nhân đứng lên nắm quyền; Liên quan đến phong tục tập quán quốc gia và quốc tế đã được công nhận và áp dụng.

b) Trong 1 chính thể thì lễ tân đc chia thành:

+ Lễ tân nhà nước

+ Lễ tân ngoại giao (bao gồm nghi lễ nhà nước và nghi lễ ngoại giao)

Cần lưu ý: Tuy có khác nhau về tính chất và đối tượng nhưng trong thực tế 2 nghi lễ trên không tách rời nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lễ tân nhà nước và lễ tân ngoại giao để hoàn thành nhiệm vụ

- Lễ nghi là 1 nội dung quan trọng của lễ tân nhưng chỉ liên quan đến hình thức quan hệ qiữa các cá nhân và được tiến hành trên cơ sở các nhân, thuộc lĩnh vực  cư xử, thái độ ứng xử con người. Trong lĩnh vực đối ngoại thì lĩnh vực ứng xử mang 1 tính chất đặc biệt đó là vấn đề đại diện quốc gia, dân tộc.

Do lễ tân nhà nước và lễ tân ngoại giao có quan hệ mật thiết với nhau nên CP có nghị định số 15/2008NĐCP quy định về quyền hạn chức năng nhiệm vụ của BNG quyết định thành lập Vụ lễ tân nhà nước trực thuộc BNG.

c) Lễ tân là sự tổng hợp toàn bộ các nghi thức, biện pháp, phong tục tập quán, luật lệ chuẩn mực quốc gia và quốc tế trong các hoạt động của nhà nước, phù hợp với đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của 1 quốc gia.

==> + Lễ tân liên quan đến các nước có chủ quyền đặc biệt phục vụ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, phục vụ mối quan hệ giữa các bên.

+ Lễ tân là 1 công tác nghiệp vụ cụ thể của nhà nước, đó là thực hiện áp dụng các thủ tục, biện pháp nhằm giúp các hoạt động đạt kết quả tốt. Các biện pháp, thủ tục là do nước chủ nhà quyết định, song phải phù hợp mà không làm mất lòng khác.

+ Lễ tân không phải nội dung chủ yếu của các hoạt động ngoại giao song nó có vai trò quan trọng : Không có lễ tân không có ngoại giao. Lễ tân là công cụ nghề nghiệp của những người làm công tác đối ngoại.

3. Tính chất của lễ tân ngoại giao:

a)      Lễ tân là 1 phạm trù lịch sử vừa mang tính quốc gia vừa mang tính quốc tế.

b)      Lễ tân ngoại giao mang tính chính trị, tính mục đích thể hiện tính đại diện quốc gia. Đây là tính chất quan trọng nhất của lễ tân ngoại giao, bởi vì lễ tân là công tác nghiệp vụ cụ thể của nghiệp vụ ngoại giao nhưng nó xuất phát từ đường lối đối ngoại đối nội của nhà nước, vì vậy mà mỗi biện pháp, nghi thức của Lễ tân fải thể hiện được:

-       Tính chất, mức độ mà đường lối, chính sách yêu cầu

-       Phải giữ được tính đại diện quốc gia của mình, của nước khác trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; và phải thể hiện được quan hệ chiến lược thân sơ hoặc thù địch để định ra các biện pháp cụ thể thích hợp, số lượng, mức độ tham dự của các nhân vật chính thức như thế nào, định ra quy mô các lễ nghi, các cuộc chiêu đãi đón tiếp, định ra các nghi lễ đón tiếp.

-       Vd: Tính chính trị ngay cả trong một món ăn. Món ăn nổi tiếng của Pháp bị Mỹ tẩy chay thành món gà rán tự do. Sau này tổng thống Pháp thân Mỹ và món ăn mới được đổi tên trở lại.

-       Lễ tân ngoại giao mang tính nghệ thuật : nghệ thuật lôi cuốn tình cảm của khách nước ngoài, nghệ thuật của sự thông minh, kiên nhẫn, thận trọng

4. Những nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại giao:

a)      Phải thể hiện được đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước.

-       Những người thực hiện fải nắm vững đường lối, chủ trương của nhà nước.

-       Phải nắm vững yêu cầu mục đích và tính chất chính trị của công việc

-       Kết hợp hài hoà tập quán quốc gia và quốc tế.

b)      Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau:

-       Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

-       Tôn trọng lợi ích của nhau và những gì đã thoả thuận

-       Không được lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để xâm phạm đến lợi ích nước khác.

-       Khi có sự cố 2 bên kiềm chế, tôn trọng nhau, giải quyến bằng con đường hoà bình, con đường ngoại giao.

c)      Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi.

-       Các nước lớn nhỏ giàu nghèo có vị trí địa lí chính trị khác nhau đều được đối xử bình đẳng ngang nhau, quyền lợi như nhau.

d)      Nguyên tắc có đi có lại.

-       Đây là nguyên tắc mà các nước áp dụng 1 cách triệt để nhất, nhất là trong ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

-       Bình đẳng 2 bên cùng có lợi vì lợi ích riêng nhưng thực chất là trả thù, trong thể thao các nước hay sử dụng biện pháp này.

-       VD : 1995 Nga phát hiện có 1 cán bộ ngoại giao của Nga làm gián điệp cho Anh, Nga trục xuất 4 nhà ngoại giao của Anh ra khỏi Moscow và sau đó Anh cũng trục xuất 4 nhà ngoại giao của Nga ra khỏi London

Năm 2000, Ba Lan gia nhập NATO thì quan hệ, Ba Lan trục xuất 9 nhà ngoại giao của Nga, ngày hôm sau Nga cũng trục xuất 9 nhà ngoại giao của Balan ra khỏi Nga

5. Vai trò của lễ tân

-       Lễ tân tạo điều kiện thuận lợi cho sự triển khai công việc ngoại giao. Nghi thức tạo cung cảnh, bầu không khí của những quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia của chủ quyền. Lễ tân quy định những nguyên tắc chỉ đạo, đề ra các quy tắc biện pháp thích hợp, tạo thuận lợi cho thông tin dễ dàng, thiết lập duy trì cho hoạt động được tiến hành tốt, mục đích chủ yếu là để cho mỗi nước tham dự được hưởng ưu đãi miễn trừ những đặc lợi mà nước đó có quyền được hưởng.

-       Lễ tân đảm bảo bình đẳng cho các quốc gia, cho phép các quốc gia nói lên tiếng nói của mình. Tạo điều kiện để mỗi quốc gia có sự tôn trọng lẫn nhau, bất kể đó là quốc gia nào.

o    Triển khai chi tiết lễ nghi trong các hoạt động đối ngoại cũng như của cơ quan đại diện ngoại giao đặt ở nước ngoài.

o    Chủ trì, thương lượng kí kết và thực hiện các văn kiện quốc tế. Lễ tân ngoại giao góp phần thực hiện các văn kiện, nâng cao các điều khoản của văn kiện nhờ vào vẻ hào nhoáng long trọng của các biện pháp lễ tân.

o    Đảm bảo để các đại diện thường trú và lâm thời của các quốc gia những miễn trừ. Cho phép họ hoàn thành, không bị cản trở nhiệm vụ. Dành cho họ những ưu đãi để họ có được những chức trách đối với chính phủ và nhân dân nước sở tại.

o    Đặt ra những quy tắc trong việc phân định ngôi thứ giữa các nhà ngoại giao cùng đóng trên 1 lãnh thổ.

-       Lễ tân tác động hàng ngày đến cuộc sống và hoạt động của nhà ngoại giao, đòi hỏi nhà ngoại giao phép lịch sự, cách ứng xử để chỉ đạo mối quan hệ đại diện của mình nhằm thực hiện tốt trọng trách của họ

Tóm lại phần I:

-       Lễ tân ngoại giao là sự tổng hợp các nguyên tắc thể lệ quốc gia và quốc tế trong các hoạt động đối ngoại

-       Là công tác nghiệp vụ cụ thể của nhà nước, trực tiếp phục vụ và đáp ứng yêu cầu của hoạt động đối ngoại mang tính quốc gia và quốc tế, mang tính trang nghiêm, tính khoa học nghệ thuật

-       Lễ tân ngoại giao là công tác rất phức tạp, rất tế nhị. Vì vậy người làm công tác này phải biết vận dụng các thủ tục, biện pháp cho phù hợp với biện pháp, định hướng của nhà nước đồng thời không trái với tập quán quy định của quốc tế. Nhằm để thực hiện các mục đích

o    Bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc.

o    Không làm tổn thương, mất uy tín và danh dự của nước khác.

o    Góp phần xây dựng quan hệ tốt với các nước. Củng cố phát triển mối quan hệ ngày càng sâu rộng với các quốc gia trên thế giới.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG THƯỜNG THỨC CỦA LỄ TÂN

1.      Đón tiếp các cuộc viếng thăm cấp cao.

-       Viếng thăm cấp cao do bộ ngoại giao phụ trách, là cuộc viếng thăm của

o    Tổng thống, chủ tịch, phó tổng thống, phó chủ tịch,vua;

o    Chủ tịch, phó chủ tịch đảng, tổng bí thư;

o    Thủ tướng, phó thủ tướng;

o    Bộ trưởng, phó bộ trưởng ngoại giao

-       Có 4 loại viếng thăm cấp cao:

o    Thăm chính thức: Viếng thăm mang ý nghĩa chính trị và rất long trọng. Hội đàm chính trị là trung tâm của viếng thăm, bên cạnh có các hoạt động khác bổ sung: viếng lăng, thăm quan đất nước, xem văn nghệ.. Thường được kết thúc bằng kí kết các văn kiện có tính chất tổng kết như là Tuyên bố chung, thông cáo chung,bản ghi nhớ...

o    Thăm làm việc: mang mục đích cụ thể, có thể là hội đàm, kí kết hiệp định, dự quốc khánh, quốc ta, có thể tham dự 1 lễ tiết hoặc 1 sự kiện long trọng nào đó. Tính chất: nặng về công việc hơn so với thăm chính thức. Nghi lễ được giảm đi nhiều so với thăm chính thức, chủ yếu tập trung vào công việc, không có nhiều các hoạt động khác kèm theo, thời gian thường không kéo dài song vẫn có chiêu đãi trọng thể.

o    Thăm quá cảnh: đến thăm 1 nước nào đó trên đường hoặc về dừng lại ở nước thứ 3 một thời gian ngắn. Hoạt động lễ tân được tiến hành ở mức tối thiểu. Chỉ đón & tiễn ở nơi dừng lại. Lưu ý trương

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro