le van chau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Bộ môn Cơ sở kỹ thuật Xây dựng

Nhóm chuyên môn CHĐ-Nền Móng

Bài giảng Nền và Móng

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ NỀN MÓNG

ß1.

1.1. Móng

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Móng là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là

Cáúu kiãûn

kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình. Nó

tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó

lên nền đất dưới đáy móng.

1.2. Mặt móng

hm

Bề mặt móng tiếp xúc với công trình bên

trên (chân cột, chân tường) gọi là mặt móng. Mặt

móng thường rộng hơn kết cấu bên trên một chút

để tạo điều kiện cho việc thi công cấu kiện bên

trên một cách dễ dàng.

1.3. Gờ móng

Phần nhô ra của móng gọi là gờ móng, gờ

móng được cấu tạo để đề phòng sai lệch vị trí có

thể xảy ra khi thi công các cấu kiện bên trên, lúc

này có thể xê dịch cho đúng thiết kế.

1.4. Đáy móng

bãn trãn

Màût moïng

Cäø moïng

Gåì moïng

Moïng

Âaïy moïng Nãön

b

a

Hình 1.1 Nền và móng

Bề mặt móng tiếp xúc với nền đất gọi là đáy móng. Đáy móng thường rộng hơn

nhiều so với kết cấu bên trên. Sở dĩ như vậy bởi vì chênh lệch độ bền tại mặt tiếp xúc

móng - đất rất lớn (từ 100 - 150 lần), nên mở rộng đáy móng để phân bố lại ứng suất

đáy móng trên diện rộng, giảm được ứng suất tác dụng lên nền đất.

* Khái niệm về áp lực đáy móng:

Áp lực do toàn bộ tải trọng công trình (bao gồm cả trọng lượng bản thân móng

và phần đất trên móng), thông qua móng truyền

xuống đất nền gọi là áp lực đáy móng.

N + G

σ đ=

tb

Công thức: (1.1)

axb

Trong đó:

N - Tổng tải trọng thẳng đứng tính đến

hm

mặt đỉnh móng.

G - Trọng lượng của vật liệu móng và

phần đất nằm trên móng.

* Khái niệm về phản lực nền:

Khi chịu tác dụng của áp lực đáy móng,

nền đất dưới đáy móng cứng xuất hiện phản lực

N

G

tb

σd

p

Hình 1.2: Áp lực đáy móng

và phản lực nền

nền, có cùng trị số nhưng ngược chiều với áp lực đáy móng.

N + G

p = σ đ=

Công thức:

axb

(1.2)

Việc tính toán phản lực nền có ý nghĩa rất lớn cho việc tính toán độ bền, ổn định

của móng sau này.

Đà nẵng 9/2006

CHƯƠNG I

TRANG1

Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Bộ môn Cơ sở kỹ thuật Xây dựng

1.5. Nền

Nhóm chuyên môn CHĐ-Nền Móng

Bài giảng Nền và Móng

Nền là phần đất nằm dưới đáy móng, tiếp thu tải trọng từ móng truyền xuống.

Người ta phân nền làm hai loại:

+ Nền thiên nhiên: Là nền khi xây dựng công trình, không cần biện pháp nào để

xử lý về mặt vật lý và cơ học của đất.

+ Nền nhân tạo: Là loại nền khi xây dựng cần dùng các biện pháp nào đó để cải

thiện, làm tăng cường khả năng chịu tải của đất nền.

1.6. Ý nghĩa của công tác thiết kế nền móng

Khi tính toán thiết kế và xây dựng công trình, cần chú ý và cố gắng làm sao đảm

bảo thoã mãn ba yêu cầu sau:

1- Bảo đảm sự làm việc bình thường của công trình trong quá trình sử dụng.

2- Bảo đảm cường độ của từng bộ phận và toàn bộ công trình.

3- Bảo đảm thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ nhất.

Với yêu cầu thứ nhất thì nếu công trình có độ lún, hoặc lún lệch, hoặc chuyển vị

ngang quá lớn thì công trình không thể làm việc bình thường, ngay cả khi nó chưa bị

phá huỷ.

Với yêu cầu thứ hai: Cường độ công trình ngoài việc phụ thuộc vào cường độ

bản thân kết cấu, móng, còn phụ thuộc rất lớn vào cường độ của đất nền dưới đáy công

trình. Do vậy công tác khảo sát, thiết kế và tính toán nền phải chặt chẽ và chính xác để

đảm bảo an toàn cho công trình.

Với yêu cầu thứ ba: thì việc tính toán, thiết kế và chọn biện pháp thi công hợp lý

có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thi công công trình. Thông thường việc thi công nền

móng thường mất nhiều thời gian, do vậy yêu cầu này cần được thể hiện tính hợp lý và

chặt chẽ.

Giá thành xây dựng nền móng thường chiếm 20-30% giá thành công trình ( đối

với công trình dân dụng). Với công trình cầu, thuỷ lợi tỷ lệ đó có thể đên 40-50%.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hầu hết các công trình bị sự cố đều do giải

quyết chưa tốt các vấn đề về thiết kế nền móng Do vậy, việc nghiên cứu, tính toán,

thiết kế nền và móng một cách toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với người kỹ sư

thiết kế nền móng.

ß2.

PHÂN LOẠI MÓNG VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

2.1. Phân loại theo vật liệu:

Thông thường sử dụng các loại vật liệu để làm móng như sau: Gạch, đá hộc, đá,

bê tông, bê tông cốt thép ...

+ Móng gạch: Sử dụng cho các loại móng mà công trình có tải trọng nhỏ, nền

đất tốt, sử dụng ở nơi có mực nước ngầm sâu.

+ Móng đá hộc: Loại lóng này có cường độ lớn, sử dụng ở những vùng có sẵn

vật liệu.

+ Móng gỗ: Cường độ nhỏ, tuổi thọ ít, ít được sử dụng, thường sử dụng cho các

công trình tạm thời, hoặc dùng để xử lý nền đất yếu.

+ Móng thép: Ít được sử dụng để làm móng vì thép dễ bị gỉ do nước trong đất và

nước ngầm xâm thực.

Đà nẵng 9/2006

CHƯƠNG I

TRANG2

Dear User,

Thanks for using Simpo PDF to Word trial version. We hope that you are satisfied with converted result of first two pages of PDF document. As you've tested, this PDF to Word converter could help to retain content, table, graphic object, etc in PDF and preserve the layout. If you want to convert more pages of the PDF document, please visit the link below to get a full version:

http://www.simpopdf.com/purchase/pdf-to-word.html

Please enjoy the free evaluation, and we much appreciate that you feel it useful and would like to share this software with your friends.

Thank you!

Simpo Technologies

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro