leonardo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 15 tháng 4 năm 1452 một cậu bé cất tiếng khóc chào đời tại một thị trấn nhỏ có tên là Vanhxi gần thành phố Phlôrenxia, Italia. Cậu bé ấy chính là Lêôna Đờ Vanhxi – nhà hoạ sĩ vĩ đại nhất của Châu Âu thế kỷ thứ XV.

Bố của Đờ Vanhxi là một người làm công chứng nổi tiến trong vùng, gia đình giàu có. Từ bé Đờ Vanhxi đã yêu thíchhội hoạ, những bức tranh cẫu vẽ rất sinh động, làm cho bố rất thú vị. Năm 14 tuổi gia đình gửi Đờ Vanhxi đến học tại một trường nghệ thuật. Thấy giáo phục trách trường cũng chính là thầy dạy vẽ nổi tiếng Phrôkiơ.

Ngày đầu tiên tới trường, thầy giáo bảo Đờ Vanhxi vẽ một quả trứng gà. Ngày thứ hai vẫn vẽ quả trứng gà và ngày thứ ba cũng vậy.Đờ Vanhxi tò mò hỏi thầy :

- Sao thầy cứ bắt em vẽ mãi quả trứng gà?

Thầy giáo nhìn vào vẻ mặt thiếu kiên nhẫn của Đờ Vanhxi, ôn tồn nói:

- Quả trứng tuy nhỏ nhưng vẽ không đơn giản đâu! Em nên biết rằng trong 100 quả trứng không bao giờ có hai quả giống nhau và cùng một quả trước đó, ở góc nhìn khác nhau và độ chiếc sáng khác nhau, hình dáng của nó cũng không giống nhau. Thầy bảo em phải vẽ nhiều như vậy, chính là để rèn luyện cho emkhả năng quan sát và nắm vững những hình tượng, để em có thế thể hiện được mọi sự vật theo ý mình, như thế mới có thể học vẽ tốt được.

Cậu bé Đờ Vanhxi vỡ lẻ, từ đóchuyên tâm vào việc rèn luyện kỹ năng giống cơ bản về hội hoạ, kỹ xảo nghệ thuật, nhờ đó có rất nhiều tiến bộ, Đờ Vanhxi đã học tập ở trường nghệ thuật này hơn 10 năm, sống những năm tháng của tuổi thanh xuân quý báu của mình.

Thời đó, công thương nghiệp ở Phlôrenxia đã rất phát đạt. Các nhà tư sản mới lên không hài lòng với sự ngu muội, lạc hậu, tàn nhẫn và mất nhân tính của nền thống trị phong kiến, họ đòi hỏi tự do, đòi hỏi phải thay đổi hiện thực xã hội. Chịu ảnh hưởngcủa những trào lưu tư tưởng mới đó, chàng thanh niênĐờ Vanhxicũng xao động vớ những ý nghĩ khác thường và tất cả những điều đó đã biểu lộ trong thực tiễn nghệ thuật của anh.

Trước hết anh phản đối thứ hội hoạ bắt chước, cho rằng đó là sự xuống cấp của nghệ thuật, nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực, bắt nguồn từ thiên nhiên. Đờ Vanhxiquan sát kỹ từng bông hoa, ngọn cỏ, từng cái cây trái quả trong thiên nhiên. Để hiểurõ được quy luật sinh trưởng của nó, anh nghiên cứu thực vật học; để đi sâu phạn biệt được các loại côn trùng, cách bay của chim, anhnghiên cứu động vật học để nắm vững các kết cấu các bộ phận trong cơ thể con người và tỉ lệ chính xác của nó, anh bất chấp lệnh cấm của Giáo hội, tự tay giải phẫu thi thể con người. Hãy xem những bản vẽ nháp của anh : trước hết anh vẽ bộ xương của con người, tiếp đó là mạch máu và thần kinh, tiếp nữa mới là các bắp thịt. Thật là tốn không biết bao nhiêu công phu. Chưa hết trên các bản vẽ còn ghi chú một thứ “ văn tự” mọi người không thể nào đọc được, đó là những dòng thuyết minh ma anh đã phải viết bằng tay trái và viết ngược về bên trái để đề phòng giáo hội tìm cch1 hãm hại.

Điều quan trọng hơn nữa là Đờ Vanhxi đã lồng được tư tưởng giải phong cá tính vào trong thực tế hội hoạ. Đề tài hội hoạ thời ấy phần lớn là những câu chuyện trong “ kinh thánh”, tranh vẽ thương khô cứng Đức Mẹ thường được thể hiện bằng nét mặt lạnh lùng. Chú Giêsu thời kỳ còn là một hài đồng đã giống một cụ già nghiêm nghị…Nhưng dưới nét vẽ của Đờ Vanhxihình ảnh của họ trở nên tươi tắn sống động, mềm mại như trong cuộc sống hiện thực vật. Năm 1476 thầy Phrôkiơ của ông phải vẽ một bức tranh liên hoàn, đã chọn Đờ Vanhxi làm người giúp việc. Thầy giáo của ông vẫn dựa theo truyền thống của Giáo hội vẽ một loạt những nhân vật nhạt nhẽo xơ cứng và thiếu sức sống. Còn Đờ Vanhxi chỉ vẽ trên bức tranh đó một vị thiên sứ, nhưng nhìn thấy đầy tình người, vừa hoạt bát vừa đáng yêu, rất sinh động mà lại rất tự nhiên. Thầy giáo đã phải không ngớt lời khen ngợi nghện thuật cao siêu của học trò mình. Thực ra, sự sáng tạo nghệ thuật ấy chính là kết quả Đờ Vanhxi đã phá vỡ được cái khuôn khổ trói buộc của truyền thống phong kiến.

Đờ Vanhxi còn là một nhà khoa học đa tài đa nghệ. Hồi đó Milanô là một thành phố khoa học nổi tiếng của Italia. Năm 1482 Đờ Vanhxi đến thành phố này và đã tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học. Ông đã phát minh ra nhiều loại máy móc khác nhau. Ví như máy xe sợi có thể xe được rất nhiều sợi, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành dệt của Italia. Ông còn phát minh ra máy kéo giây kim loại, máy băm mặt dũa, máy mài thuỷ tinh quang học… góp phần phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Hoặc ông còn phát minh ta van nước hình hộp,các loại bơm nước có cấu tạo khác nhau, góp phần phát triển ngành thuỷ lợi và nông nghiệp. Ngoài ra ông còn muốn bắt chước chức năng của cánh chim để chế ra một chiếc máy biết bay. Tóm lại tài năng khoa học của ông cũng vô cùng xuất chúng.

Đờ Vanhxi còn là một kiến trúc sư và một nhà điêu khắc lỗi lạc, tiếc rằng những tác phẩm điêu khắc của ông không còn giữ lại được.

Cống hiến lớn nhất của ôngtất nhiên là hội hoạ. Tranh của ông luôn coi trọng những nguyên lý quan học, dù tranh nhân vật hay tranh phong cảnh đều tạo cho người xem ấn tượng lập thể, tưởng như đang được ngắm cảnh thực, người thực vậy. Điều quan trọng hơn nữa là mỗi nhân vật trong tranh của ông đều bộc lộ rõ nét những hoạt động nội tâm, thông qua nét mặt, ánh mắt và tưthế của chân tay… làm bật lên những điều suy nghĩ trong đầu óc của nhân vật. Đúng là vẽ mà làm nhân vật sống lại.

Đờ Vanhxi đã để lại cho toàn thế giới rất nhiều tác phẩm tuyệt mỹ, tác phẩm tiêu biểu nhất có lẽ là “ Bữa ăn tối cuối cùng” và “ MônaLisa”.

“ Bữa ăn tối cuối cùng” là một bức tranhmiêu tả tại phòng của tu viện Xanh Maria ở thành phố Milano, sáng tác vào khoảng 1495 – 1497. Bức tranh thể hiện lại truyền thuyết tôn giáo, tên giuđa – một môn đồ của chúa Giêsu tố giác với nhà cầm quyền Rôma để bán rẻ người thầy của hắn. Chính giữa bức tranh là Giêsu. Ông đang nói với 12 môn đồ của ông : “ Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta!” Mười hai môn đồ người quanh bàn ăn, mỗi người một vẻ mặt khác nhau : ba người đang thì thầm bàn bạc một điều gì đó; ba ngườinữa thì vẻ mặt giận dữ, trong đó có người đang căm phẫn chém mạnh bàn tay xuống bàn; một người thì lộ vẻ nghi ngờ; một người thì ngạc nhiên; một người thì ngồi ngay ngắn không động đậy như muốn bày tỏ lòng trung thành với Giêsu, hai người khác lộ vẻ xúc động, thậm chí một trong hai người đó cầm con dao ăn xỉa tới phía trước; chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về phía sau vẻ lo sợ nhưng một tay hắng vẫn khưu khư giữ chặt lấy túi tiền, hắn chính là tên Giuđa phản nghịch đã bán Giêsu sau khi nhận đu75c 30 thỏi bạc. sau lưng Giuđa là một mảng tối. Cón sau lưng Giêsu là hình ảnh một cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào khuôn mặt Giêsu làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ nhưng nghiêm túc và cương nghị. Sự tương phản mạnh mẽ ấy đã biểu đạt được sự căm thù sâu sắc của tác giả đối với lũ gian ác, sự ngưỡng vọng vô hạn đối với chính nghĩa.

Trước Đờ Vanhxinhiều hoạ sỉ nổi tiếng đã vẽ về đề tài này nhưng đều thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại chính là chưa phản ánh được một cách chân thực về 12 môn đồ, đặc biệt là những hoạt động tâm lý phức tạp của Giuđa. Tác phẩm của Đờ Vanhxi đã giải quyết một cách mỹ mãn vấn đề đó, do đó làm cho chủ đề của bức hoạ nổi bật và tươi sáng. Nghe nói từ đó về sau, không một hoạ sĩ nào vẽ lại đề tài đó nữa, bởi họ cho rằng quả thật không thể vượt qua được tác phẩm nổi tiếng đó của Đờ Vanhxi.

Để sáng tác tác phẩn đó, Đờ Vanhxi đã phải lao động cật lực và gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Một trong những khó khăn đó là xử lý nhân vật Giuđa như thếnào. Nghe nói trước khi vẽ Đờ Vanhxiđã phác thảo nhiều lần về nhân vật đó, đã vẽ hàng trăm bức vẽ Giuđa ở các tư thế khác nhau mà vẫn chưa tìm được hình tượng nào vừa lòng. Để gỡ khó khăn ấy, hàng ngày Đờ Vanhxiđi lang thang trong thành phố Milanô, quan sát lời nói, cử chỉ, hành động của bọn tội phạm, bọn lưu manh, bọn cờ bạc. Vị trưởng lão tu viện cũng nhận ra đã khá lâu Đờ Vanhxi không đến vẽ ở nhà thơ mà ngày nào cũng thấy ông ra phố, đi lung tung khắp nơi, bèn báo với thị trưởng Milanô rằng Đờ Vanhxi coi thường phép tắc, cũng may ông thị trưởng biết rõ sự tình đứng ra hoà giải nên mới giúp cho Đờ Vanhxi hoàn thành được tác phẩm đồ sộ mà ngày nay vẫn còn trên tường của tu viện.

Tác phẩm “ Mona Lisa” sáng tác vào khoảng năm 1503 là bức hoạ chân dung nổi tiếng. Ông đã vẽ một thiếu phụ thành Phlôrenxia – Nàng Giôcông. Người thiếu phụ trong tranh miệnghơi mỉm cười, mấy nếp vân bên miệng lộ rõ sứ sống thanh xuân của nàng. Nổi bật nhất là đôi mắt, vừa tinh anh vừa vui, nhưng cũng thật trang nhã, tràn đầy tình và hy vọng hướng về ngày mai, hướng về hạnh phúc. Bức danh hoạ này ngày nay đang được lưu giữ tại cung điện Luvrơ ở Pari, Pháp.

Những năm cuối đời, Đờ Vanhxi phải sống phiêu bạt. Một thời gian dài ông bị các thế lực tôn giáo phong kiến chèn ép và hãm hại. Năm 1517, 65 tuổi mà Đờ Vanhxi tóc bạc đã phủ đầy trán và ông già đó vẫn phải sống xa Tổ quốc, ngụ cư trên đất Pháp. Ngày 2 tháng 5 năm 1519 trái tim của nhà danh hoạ bất hủ được người đời tôn kính đả ngừng đập, nhưng tranh của ông sáng tạo của ông mãi mãi sống trong trái tim nhân loại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro