Sóng gió gia tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đề bài: Nhân vật chú Năm trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" của nhà văn Nguyễn Thi từng nói với hai cháu Việt và Chiến: "Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó".

Phân tích những nhân vật trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm:

"Những đứa con trong gia đình" là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được viết trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ, sau đó được in trong tập "Truyện và kí" (1978).Nếu cần chọn một câu văn có khả năng thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm thì đó là câu nói của chú Năm: "Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó". Đó là dòng sông truyền thống gia đình, được thể hiện qua các nhân vật trong tác phẩm.

nhung-dua-con-trong-gia-dinh

Tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng từ lăng kính gia đình là chỗ rất riêng, rất độc đáo của Nguyễn Thi ở truyện ngắn này. Nó giúp nhà văn lí giải về phẩm chất anh hùng của con người thời đại ông mà còn ở truyền thống gia đình. Chính truyền thống gia đình hòa với truyền thống yêu nước sẽ làm nên sức mạnh bách chiến bách thắng. Với Nguyễn Thi, mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình chính là một khúc sông trong dòng sông truyền thống. Các con sóng và truyền thống gia đình tạo thành những luồng mạch lớn để đổ vào biển cả nhân dân. Nó luôn chảy trôi từ thế hệ này đến thế hệ khác và làm nên sức mạnh mênh mông của tổ quốc của dân tộc.

Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống gia đình. Đó là một người dân Nam bộ thuần phác, biểu tượng của truyền thống gia đình và ý thức giữ gìn phát huy truyền thống gia đình. Chú khích lệ các cháu ghi tên tòng quân nhập ngũ. Chú nhắc nhở Việt và Chiến gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình "thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu". Chú hài lòng khi thấy các cháu một lòng theo Đảng. Với chú Năm việc nước và việc nhà luôn hài hòa thống nhất với nhau.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại nói về giọng hò của chú Năm. Chú hò không hay, giọng đục và tức như gà gáy. Những câu hò gợi về một cội nguồn xa xăm: Con sông dài cá lội, tấm áo vá quàng, người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò công. Qua đó chú muốn nhắc nhở Việt và Chiến về cội nguồn về hồn thiêng sông núi. Đến khi thấy Việt và Chiến đã lớn, đủ sức gánh vác xã hội thì chú cất lên tiếng hò như lời hịch lên đường đánh Mĩ: "Câu hò nổi lên giữa ban ngày...lời thề dữ dội". Chú Năm có một cuốn sổ để ghi lại mọi chuyện xảy ra với các thành viên trong gia đình có liên quan đến bọn giặc và đánh giặc. Nó không chỉ là cuốn nhật kí, cuốn gia phả, mà còn là cuốn biên niên lịch sử ghi lại bằng nét chữ trong lòng còng của một người nông dân Nam bộ. Chú bảo Chiến và Việt: "Rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây". Câu nói hàm chứa sự giao phó đầy tin cậy của thế hệ đi trước với hai chị em.

Cùng với chú Năm, má Việt cũng là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống. Đây chính là hình tượng người phụ nữ Nam bộ mang dấu ấn rất riêng của Nguyễn Thi: Gan góc, yêu thương chồng con, đảm đang tháo vát và căn thù giặc sâu sắc. Trong hồi ức của Việt cuộc đời má lam lũ vất vả, chồng chất đau thương, nhưng má vẫn nén chặt nỗi đau của mình để nuôi con đánh giặc. Thật ấn tượng cảnh má Việt một tay bồng con, một tay cắp rổ di theo thằng giặc đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với với kẻ thù mà bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đang nếp dưới chân. Mỗi lần bọn giặc bắn dọa má không sợ, đôi mắt còn ánh lên sắc sảo. Má đã ngã xuống khi trái cà nông lép vẫn còn nóng hổi. Má Việt hiện diện khắp nơi, lúc nào cũng ở bên che chở cho hai chị em. Nhân vật má Việt làm toát lên ý nghĩa sâu xa của câu chuyện: Gia đình thực sự không còn nhưng trong lòng những đứa con gia đình không bao giờ mất. Nó nhắc nhở họ sống sao cho xứng đáng với truyền thống gia đình.

Khúc hạ lưu khi con sông sắp đổ vào biển lớn, những khúc sông sẽ chảy đi rất xa. Người con gái ấy hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt, mang vóc dáng và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh: Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ, cháy nắng, thân hình chắc nịch... Vẫn là vẻ ngoài của người phụ nữ sinh ra để gánh vác, để chịu đựng để chiến đấu. Chiến có tính kiên nhẫn và sớm ý thức truyền thống gia đình điều này thể hiện ở chi tiết Chiến kiên nhẫn đọc cuốn sổ của chú Năm. Chiến đảm đang tháo vát, trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến thu xếp mọi việc đâu vào đấy, viết thư cho chị hai, gửi thằng út cho chú Năm nuôi, căn nhà cho xã mượn làm trường học...Chiến giống mẹ từ cái vóc dáng, cái cựa mình, tiếng hứ đến cách sắp đặt việc nhà. Chiến giải thích với em: Tao cũng lựa ý má nếu má còn sống chắc má tính vậy nên tao cũng tính vậy. Đó là tình tiết giàu ý nghĩa thể hiện sự tiếp nối truyền thống gia đình của những đứa con. Những việc làm của Chiến khiến chú Năm cũng phải khâm phục: "Khôn! Việc nhà nó thu xếp được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc khôn hơn chú hồi trước". Đoạn văn gây không khí xúc động khi kể về chuyện hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi có chi tiết: Chiến nâng bổng chiếc bàn thờ lên chứng tỏ thế hệ sau đã khôn lớn trưởng thành vững vàng hơn thế hệ trước.

Cũng có lúc Chiến rất trẻ con như những lúc Chiến tranh công bắt ếch, bắn tàu chiến Mĩ với Việt, nhưng bao giờ Chiến cũng nhường nhịn em. Chỉ mỗi việc ghi tên tòng quân là Chiến không nhường, vì đó là niềm khát khao được đi trả thù cho ba má.

Chiến còn là một cô gái gan góc, dũng cảm, giàu lý tưởng yêu nước, nhưng cũng rất duyên dáng và nữ tính. Cũng như hầu hết các thanh niên Việt Nam, những ngày đánh Mĩ, Chiến kháo khát được trực tiếp cầm súng đánh giặc, sau khi má mất, Chiến giành nhau với em trai để được di tòng quân. Chiến đi đánh giặc không vì những sốc nổi của tuổi trẻ, hay những mộng mơ lãng mạn mà có ý thức rất rõ mục đích ra đi của mình. Mục đích đó thật cao đẹp thiêng liêng trả thù nhà đền nợ nước. Chiến cũng xác định được đi tòng quân là đi vào nơi xa xôi, gian khổ ác liệt, nơi "chân trời mặt biển" và đặc biệt chị ra đi với một quyết tâm sắt đá "tao đã thưa chú Năm rồi, đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất". Đó là câu trả lời, đâu chỉ thể hiện mối thù không đội trời chung với giặc Mĩ, mà câu nói đó có vút lên ánh sáng một lời tuyên thệ một lời thề kiên trung "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", nó bộc lộ lòng yêu nước lớn lao, tinh thần hi sinh vì đất nước.

Việt là nhân vật chính trong tác phẩm, cũng là khúc hạ lưu khi con sông sắp đổ vào biển lớn như Chiến. Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn nên do đó tính ngay thơ trẻ con khá rõ. Việt hiếu thắng không chịu nhường chị. Mặt khác, Việt rất hiếu động theo bản tính con trai, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, "đi bộ cầm súng tự động...cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi áo.". Việt vô tư, phó mặc cho chị lo toan, thu xếp về việc nhà cửa. Chị bàn bạc chuyện gia đình, Việt thì ừ ào cho qua, vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết". Lúc nào Việt cũng cảm thấy mình trẻ con trước anh Tánh và anh Công: Đi chiến đấu không sợ chết, không sợ giặc, chỉ sợ ma: sau lúc bị ngất tỉnh dậy "rất thèm vào bếp lục cơm nguội" theo thói quen như còn ở nhà, gặp được đồng đội tìm thì Việt có vẻ " giống hệt thằng Út em...khóc đó rồi cười đó."

Nhưng Việt cũng là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm và đã lập được những chiến công góp phần vẻ vang thêm truyền thống gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ Việt đã thừa hưởng sự gan góc dũng cảm của ba má, sự gan gọc rất Nam bộ. Khi ba bị giặc chặt đầu, nỗi đau đớn và sự căm thù đã khiến Việt không còn biết sợ. Việt cùng hai chị và má bám riết theo kẻ thù, "cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá".

Mang trong mình dòng máu gia truyền của những con người Nam bộ quật cường, gan góc, khi chưa vào quân ngữ, hai chị em Việt đã đánh được tàu chiến của địch trên sông Định Thủy, vừa kế túc truyền thống của cha anh đi trước vừa góp phần làm vẻ vang hơn truyền thống chống giặc ngoại xâm của của dân tộc Việt Nam ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Cả hai chị em đều sứng đáng là dũng sĩ diệt Mĩ. Chiến là tiểu đội trưởng bộ đội nữ địa phương của tỉnh bến tre, còn Việt là một anh giải phóng quân đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch trong một trận giáp lá cà. Điều đó đã đáp lại phần nào nguyện vọng của má.

Khi Việt bị trọng thương, lạc đồng đội, phải nằm một mình ở chiến trường. Việt có những ý nghĩ ngồ ngộ mà vẫn ngời sáng phẩm chất anh hùng: Trên trời có mày, dưới đất có mày trong khu rừng này chỉ có mình tao. Mày bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, chủ động tìm giặc mà đánh, hai bàn tay dập nát chỉ còn ngón trỏ cử động được luôn đặt sẵn ở cò súng.

Quan hệ giữa các thành viên, cái khúc của dòng sông gia đình: mỗi người phải tự làm nên khúc sông của mình, khúc sông sau phải chảy xa hơn khúc sông trước. Trăm sông đổ vào một biển, gia đình là tế bào của xã hội những cá nhân anh hùng sẽ tạo nên một dân tộc anh hùng. Câu nói giản dị, giàu hình ảnh, đặc trưng cho cách nói của người dân Nam bộ, thể hiện ý tưởng độc đáo của nhà văn, tư tưởng sâu sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, lối trần thuật hiệu quả, tài khắc họa nhân vật sống động, giàu cá tính, tác phẩm có cách tiếp cận chiến tranh độc đáo này xứng đáng được tôn vinh như một trong những truyện ngắn hay nhất của văn học chiến tranh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro