Letter for you

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

...

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Anh cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

...

Sóng là em, Gió là anh?

Có lẽ Gió là anh, Sóng là em vì sóng có những trạng thái phong phú, đa dạng, là sự thể hiện những trạng thái của cảm xúc, tâm trạng. Mỗi biểu hiện tâm trạng tìm thấy những biểu hiện ở sóng

Sóng được miêu tả ở trạng thái đối ngược, đối cực với những vần mạnh mẽ của Gió. Có lẽ như thế càng gọi lên sự dịu dàng, đằm thắm của sóng.

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Những trạng thái đối cực của sống đã diễn tả rất đúng tâm tình, tính khí của người con gái trong tình yêu. Nhưng tại sao lại không viết là "Dịu êm và lặng lẽ", "Dữ dội và ồn ào" nhỉ? Có lẽ viết thế sẽ không toát lên được vẻ đẹp dịu dàng đáng yêu của con gái. Viết "Dữ dội và dịu êm", "Ồn ào và lặng lẽ" hay thật. Như thế này mới thấy rõ được bản chất của em, bản chất của anh. . Dữ dội là của anh, ồn ào là của anh. Dịu êm là em, lặng lẽ cũng là em. Anh và em ... Anh và em. Thật là hợp với cấu trúc của một câu thơ, 2 vế rõ ràng: Anh và em, bản chất của anh và bản chất của em. Anh là những tính từ thô cứng, em là những tính từ nhẹ nhàng. Nhưng ...

Gió là tình yêu của anh, sóng là tính yêu của em? Cũng được đấy nhỉ?

Cách viết này cũng thể hiện bản chất của tình yêu. Tình yêu của anh dữ dội, ồn ào. Tình yêu của em dịu dàng, lặng lẽ. Tình yêu của anh và tình yêu của em. Nó có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn phù hợp với cấu trúc của câu thơ. Hay thật. Tình yêu của anh có khi dữ dội nhưng nó luôn tìm đến dự dịu êm. Tình yêu của anh cũng có lúc ồn ào nhưng nó luôn hướng tới sự lặng lẽ có chiều sâu, đó là bản chất của con gái, là đằm thắm,là yêu thương.

Đúng rồi. Gió là anh thật rồi, còn sóng là em. Sóng là đối tượng để suy tư. Từ cái nền hoành tráng của thiên nhiên "trước muôn trùng sóng bể", dòng suy tư cuộn lên như sóng khôn cùng. Những câu hỏi xuất hiện hóa thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ

...

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Anh cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?"

...

Nguồn gốc của sóng thật bí ẩn mà chính từ sự bí ẩn này đã xuất hiện câu hỏi "Khi nào ta yêu nhau?" Nhưng ai là người đặt ra câu hỏi này nhỉ?

Em? Nếu là em thì nó thể hiện sự chủ động trong tình yêu, thể hiện khát vọng sống hết mình của người con gái. Con gái bây giờ không còn là bến đợi con thuyền như trong câu ca dao xưa nữa rồi

"Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Con gái ngày xưa thì thường ở vị thế bị động, họ là tấm vải lụa đào phất phơ giữa chợ. Họ là hạt mưa xa, may rủi vào số phận. Họ không chủ động trước tình yêu vì họ không làm chủ được cuộc đời. Giống như trong bài "Biển" của Xuân Diệu, hình tượng sóng được dùng để nói về con trai và bờ cát để nói về con gái ấy

"Bờ lặng lẽ mơ màng suốt ngàn năm bên sóng"

"Anh xin làm sóng biếc hôn mãi cát vàng em"

Tình yêu trong bài "Biển" này là tình yêu của người con trai, vì thế nên nó dữ dội, mạnh mẽ, cuồng nhiệt còn hình tượng sóng nói lên sự nồng thắm. Còn hình tượng sóng trong câu thơ của Xuân Quỳnh là sự thể hiện chủ động tự tin. Con gái chủ động trong tình yêu vì họ là chủ cuộc đời. Tuy nhiên mạnh bạo chủ động mà vẫn đầy nữ tính dịu dàng, đằm thắm, vẫn trân thành hồn nhiên. "Sóng bắt đầu gió. Gió bắt đầu từ đâu". Câu thơ gợi cái bắt đầu nhẹ nhàng rất ý tứ, rất nữ tính. Sự hồn nhiên đến như trẻ thơ mà màu sắc như một triết gia. Xuân Quỳnh đã đề cập đến câu hỏi của muôn đời, muôn người trong tình yêu "Khi nào ta yêu nhau?". Có những câu hỏi phụ thuộc vào quy luật tình cảm thì không dễ có lời giải đáp. Cái dây phút khởi đầu của tình yêu cũng thế, ai dễ truy tìm nguyên nhân, ai dễ nhớ tình yêu bắt đầu như thế nào?

Nhưng có khi người hỏi lại là anh bởi câu hỏi trên của em khó quá. Và anh muốn trả thù một cách thật thầm kín . "Sóng bắt đầu từ gió". Tình yêu của em bắt đầu từ tình yêu của anh. "Gió bắt đầu từ đâu" Thế tình yêu của anh bắt đầu từ đâu? Gió có thể bay đi muôn nơi, làm bạn với vạn vật. Sao anh lại yêu em? Câu hỏi của em thật là khó. Và anh cũng chỉ biết hồn nhiên trả lời "Anh cũng không biết nữa" vì thực sự anh không biết câu trả lời. Câu trả lời "Anh cũng không biết nữa" cũng giống như câu hỏi của Xuân Diệu "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu" đã làm cho tình yêu càng trở nên kì diệu, huyền ảo. Có thể nói, Xuân Quỳnh cũng như Xuân Diệu đã nói lên được 1 các tế nhị tâm trạng của bao đôi lứa trong tình yêu

"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng này nhè nhẹ gió đìu hiu"

Dù cho câu "Khi nào ta yêu nhau?" có là câu hỏi của anh hay của em đi nữa thì có lẽ nó sẽ vẫn là một câu hỏi khó dành cho 2 ta? Và chỉ có 2 ta mới có thể trả lời được thôi...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro