LHPTK 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG XI CHÍNH PHỦ

I. Tæng qu¸t vÒ ngµnh hµnh ph¸p

Trong 3 cành quyền lực: lập pháp, hành pháp, và tự pháp, cành quyền lực hành pháp

chiếm một vị trí rất đặc biệt, thậm chí nó bị thay đổi theo thời gian không còn đúng với nghĩa chỉ là tổ chức thực hiện các văn bản luật của lập pháp, theo đúng vị trí, vai trò của

nó  được  nêu  trong  học  thuyết  phân  quyền,  nền  tảng  hiến  pháp  của  các  nhà  nước  phát triển. So với lập pháp và tư pháp, thì hành pháp là cành quyền lực quan trọng, là trung tâm của nhà nước.

Nhiều định chế quyền lực có gốc tích ở Anh quốc. Nội các- chính phủ cũng có nguồn gốc từ xứ sở này.

Vào khoảng thế kỷ thứ XV - XVI, để giúp các nhà Vua trị nước, an dân có nhiều quan lại gọi là nhưng bậc quần thần thượng thư phụ tá. Nhà vua thường triệu hồi các bậc quần thần này để lấy ý kiến của họ về những vấn đề quan trọng. Đến thế kỷ XVII dựa trên cơ sở các bậc quần thần này, một cơ quan được thiết lập với tên gọi Viện Cơ mật. Đó

là cơ quan tối cao giúp nhà vua thảo luận, quyết định những vấn đề trọng đại và bí mật. Đến đầu Thế kỷ XVIII, năm 1714, khi George lên ngôi, vị vua Anh này mang dòng máu Đức, không biết rành rọt tiếng Anh, không thích thú với công việc làm Vua nước Anh, rất chểnh mảng việc dự các phiên họp của Viện Cơ mật nói trên, mà chỉ quan tâm đến dòng

họ Hanauver bên Đức. Dần dần công việc cai trị đất nước nhà vua uỷ thác hoàn toàn cho Viện Cơ mật. Không có nhà Vua chủ trì, Viện Cơ mật buộc phải tìm ra trong số quần thần một vị thượng thư thứ nhất chủ trì các phiên họp.

Sau này các thượng thư được chuyển đổi tên gọi là các bộ trưởng, hội nghị trên thành

nội các. Vị thượng thư thứ nhất điều khiển gọi là thủ tướng như ngày nay. Các bộ trưởng càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong công việc cai trị quốc gia, thường họp thành nội các nhưng không có mặt vua. Nội các dần dần trở thành một tập thể thống nhất hành động dưới quyền chủ toạ của thủ tướng, liên đới chịu trách nhiệm trước quốc hội. Vua vắng mặt, các vị thượng thư càng thấy dễ dàng hơn và yên ổn hơn khi chống đối các

ý kiến của vua, đồng thời họ củng cố lẫn nhau bằng cách chịu  trách nhiệm chung về các quyết định. Vua George III, vốn sinh trưởng ở Anh, mặc dù thành thạo tiếng Anh, tìm cách phục hồi quyền lực. Nhưng ông đã bị thất bại năm 1776. Vào những năm trị vì cuối cùng, vua bị điên, nên uy thế của nội các đối với việc cai trị nhà nước càng vững thêm.1

Theo  tiến  trình  của  dân  chủ,  thế  lực  của  vương  triều  ngày  càng  giảm  sút,  những phiên họp Quốc hội do nhà Vua điều hành ngày càng trở nên hình thức, trong khi đó công việc thực sự của Quốc hội là công lao của hai viện họp riêng. Ưu thế của Quốc hội đã bắt nhà Vua cai trị qua các vị bộ trưởng có chân ở trong Quốc hội. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, nhà Vua William đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều hành

đất nước thông qua các vị bộ trưởng chỉ có chân đơn thuần trong Quốc hội, mà không có

uy tín trong Quốc hội. Từ năm 1693- 1696 nhà Vua giải tán đảng Tories và giao phó các

1   Phỏng theo Nguyễn Văn Bông, Sđd., tr. 277, 279.

chức vụ bộ trưởng (thượng thư) cho đảng Whigs, chiếm đa số tại Hạ Nghị viện, thái độ

cứng rắn trước kia của Quốc hội đã trở nên mềm dẻo.

Làm như   vậy  có  lợi  cho  nhà  Vua  vì  hoàn cảnh  chính  trị  đã  bó  buộc  các  vị  quân vương chỉ thu dụng làm bộ trưởng những vị nghị sỹ có thế lực tại Hạ Nghị viện. Nếu được Hạ Nghị viện tín nhiệm, các vị đó có thể kiểm soát được cơ quan này. Nhờ hoàn cảnh đó mà phát sinh ra thủ tục chọn vị Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu hành pháp, phải là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền.

Tiếp theo thủ tục chọn chính phủ trong đảng chiếm đa số ở hạ nghị viện là thủ tục chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Cũng vì không biết tiếng Anh một cách rành rọt, nhà Vua cũng không dự các phiên họp của Hạ nghị viện. Để nhà Vua nắm được tình hình, vị bộ trưởng đứng đầu nội các (Cơ Mật viện) sau mỗi phiên họp phải tâu trình chi tiết cuộc thảo luận hay những quyết nghị của Nghị viện.

Thời Walpole làm bộ trưởng đứng đầu nội các, lại không biết tiếng Đức, thành thử vua tôi chỉ trao đổi với nhau bằng tiếng La tinh, vì người nào cũng biết được chút ít thứ ngôn ngữ cổ này. Như thế ông bộ trưởng đứng đầu nội các mặc nhiên dần dần làm nhiệm

vụ như của Thủ tướng Chính phủ hiện nay. Lâu dần thành thói quen, khi Walpole được gánh vác trách nhiệm đó, ông độc đoán, nhưng lại vì ông có tài nên được mọi người khâm phục. Do đó quyền hành của Walpole mỗi ngày một tăng, nội các trở thành một cơ quan thống nhất do chính ông lựa chọn và điều khiển.

Walpole chấp nhận và lập luận rằng, ông có quyền đó là do sự nhất trí của đa số trong Viện Dân biểu, và khác với các vị tiền nhiệm, ông tuyên bố sẽ từ chức nếu Viện Dân biểu không còn tín nhiệm ông.1

Năm 1742, khi không được Hạ nghị viện tín nhiệm, ông Wapole từ chức. Năm 1782

tương tự như vậy ông Lord North, cũng không được Hạ nghị viện tín nhiệm, ông từ chức.

Nhưng  sự  từ  chức  của  Lord  North  lại  kéo  theo  cả  nội  các  từ  chức.  Thủ  tục  trách nhiệm tập thể của Nội các dần dần được hình thành. Kể từ thời gian này, nội các tượng trưng cho hoạt động tập thể và liên đới chịu trách nhiệm về chính trị và cả hành chính. Nếu  hạ nghị viện bất tín nhiệm một nhân viên của nội các hay chính thức điều khiển việc nước, có nghĩa là Hạ nghị viện bất tín nhiệm toàn  bộ nội các. Khái niệm trách  nhiệm chung  được coi như là một bảo đảm chống lại sự lạm dụng quyền lực của nhà Vua. Nếu như các vị bộ trưởng xung đột với nhau, nhà Vua sẽ tìm các cố vấn khác. Trách nhiệm chung  là  biện  pháp để duy  trì  sự duy  nhất  và  sức  mạnh  của  đảng  phái  -  chẳng  qua  là những phe nhóm được hình thành trong quá trình sinh hoạt của Nghị viện.

Lãnh đạo chính trị xuất phát từ Quốc hội và nhất là từ Hạ nghị viện, những chức vụ

chính trị do đảng chính trị chiếm đa số tại Hạ nghị viện đề cử. Các vị lãnh đạo này không

1  Xem, Bùi Đức Mãn. Lịch sử các nước trên thế giới Lược sử nước Anh. NXB, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 , tr,

246 - 247.

chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện về chính sách chính trị mà họ vạch ra mà cả về

công việc hành chính hàng ngày trong nước.

Đảng chiếm đa số tại Hạ nghị viện có quyền ấn định chính sách và lập trường của nhà Vua. Vì vậy, các vị bộ trưởng như là một uỷ ban của hạ viện. Các vị bộ trưởng này phải có trách nhiệm về những văn kiện do nhà Vua ký, vì họ phải phó thự văn kiện đó. Chế định "phó thự" sinh ra từ đây. Chế định này quy định sự chịu trách nhiệm của các bộ trưởng cho đến Thủ tướng Chính phủ, khi họ trình các văn kiện cho nhà Vua ký, hay còn được gọi là chế định chữ ký kèm theo trong văn bản và phải chịu trách nhiệm thi hành về văn bản đó. Nhà Vua ký theo thỉnh cầu của Chính phủ, nên không chịu trách nhiệm.

Vì những lẽ đó nên nhà Vua chỉ bổ nhiệm những vị Thủ tướng là thủ lĩnh của đảng cầm  quyền.  Hay  nói  một  cách  khác  nhà  Vua  hay  Nữ  hoàng  không  thể  bổ  nhiệm  một người nào đó khác hơn nếu như, người đó không là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong

Hạ nghị viện.

Những tiến triển kể trên đã dẫn đến thủ tục trách nhiệm của nội các - chính phủ  hình thành. Nội các phải được Hạ nghị viện tín nhiệm, hay phải từ chức, trừ trường hợp giải

tán Hạ nghị viện và thiết lập các cuộc tuyển cử mới.

Trong khoa học pháp lý và chính trị học, hành chính và hành pháp là không phân biệt. Hành chính và hành pháp đều là cai trị, với bộ máy chuyên nghiệp, được khái quát thành một bộ máy ăn bám, đứng trên nhân dân. Vì vậy, tất cả các cuộc cách mạng xã hội,

bộ máy này đều bị lên án, nhất là của chế độ phong kiến – độc tài và chuyên chế. Để lật

đổ chế độ nhà nước hiện hành, không còn một cách nào khác hơn là phải loại trừ chúng

và cùng với việc đó là tăng cường quyền hạn cho những chế định có sự gắn bó mật thiết

với nhân dân. Đó là Nghị viện – Quốc hội. Trong các chính thể, Nghị viện bao giờ cũng được dành nhiều ưu ái nhất. Nhất là trong trường hợp cách mạng xã hội vừa giành được thành công, chế độ chính trị mới đang được hình thành.

Vì vậy, về nguyên tắc trong mọi chế độ dân chủ hiện nay, Nghị viện bao giờ cũng được đề cao đến mức độ điển hình như của Nghị viện Anh quốc. “Nghị viện được quyền làm tất cả trừ cái việc biến đàn ông thành đàn bà”- là thành ngữ của người Anh thể hiện tính tối cao của nghị viện. Đây cũng là nguyên nhân chính cho việc Anh quốc cho đến bây giờ vẫn không có Hiến pháp thành văn. Hôm nay Quốc hội có thể thông qua một bản Hiến văn này, ngày mai Quốc hội có thể thông qua bản Hiến văn khác. Cái đó hoàn toàn thuộc về quyền của Nghị viện, không ai có quyền can thiệp.

Nhưng điều đáng cần phải được lưu ý ở đây là, cho dù bị lật đổ trong mọi cuộc cách mạng xã hội, giai cấp cầm quyền mới lên vẫn phải tổ chức ra một chính phủ - hành pháp,

về nguyên tắc phải hoàn bị hơn, thậm chí trong nhiều trường hợp còn phải dùng cả những

cơ cấu của chính phủ - hành pháp cũ, nhất là những bộ phận bên dưới cấu thành của nó

và  cả  các  thành  phần  công  chức  cũ  (các  bộ  phận  hành  chính).  Nhưng  dần  dần,  chẳng được bao lâu, chính phủ - hành pháp lại vẫn trở thành trung tâm của bộ máy nhà nước. Mọi hoạt động của chính phủ - hành pháp vẫn quyết định đến vận mệnh phát triển của mỗi quốc gia.

Chính phủ tiếng Pháp là “Government” có nghĩa là “cai trị”. Danh từ “chính phủ” có nhiều nghĩa, khi thì chỉ định tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm cả lập pháp lẫn hành pháp là toàn thể các cơ quan thi hành quyền lực nhà nước. Còn theo nghĩa hẹp được dùng trong quy định của Hiến pháp, “chính phủ” có nghĩa là nội các, hay là thành phần của chính phủ tương đương với nội các, ở những nước không có chế định nội các.

Một quan điểm khác đang hiện hành hiện nay là giữa hành pháp và hành chính có sự phân biệt một cách rõ rệt Tức là những người này không dùng hành pháp trùng với hành chính. Thuật ngữ hành pháp dùng để chỉ những chức sắc từ hàm bộ trưởng đổ lên, hành pháp là tổ chức thực thi luật, hành pháp chính trị có trách nhiệm phải đẻ ra các chính sách. Còn hành chính là chỉ bộ phận công chức nằn dưới hành pháp và chịu sự chỉ đạo của hành pháp. Sau mỗi một cuộc bầu cử hành pháp pháp thì có thể phải ra đi nếu như không trúng cử, còn hành chính thì phải ở lại, hành chính không tham gia chính trị.

Có thể nói hành pháp cộng với hành chính là bộ máy nhà nước với đầy đủ ý nghĩa cổ điển nhất của nó theo định nghĩa của V.I.Lênin: Nhà nước là một bộ máy cai trị, ăn lương chuyên trách, quan liêu và tách khỏi nhân dân. Chính phủ thời mới ra đời của cách mạng

tư   sản chỉ gắn bó hạn hẹp với việc hành pháp, hay chấp hành (thi hành) một cách đơn thuần những luật do lập pháp ban ra, đúng như  thuyết phân quyền của J. Locke trong tác phẩm nổi tiếng “Hai luận thuyết về Chính phủ,” và cũng như của S.Montesquieu trong

tác phẩm “Tinh thần của pháp luật.” Khi sinh thời học thuyết chỉ có một mong muốn tách

các hoạt động hành pháp ra khỏi lập pháp  để làm cơ sở cho việc lật đổ chế độ phong kiến

đã lỗi thời, đang vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.

Giai cấp tư sản Anh, Pháp tranh giành chính quyền đều bắt đầu ở nghị viện, coi nghị viện là thế lực phải dựa vào để đấu tranh với các thế lực phong kiến bảo thủ. Từ đó, các nước Anh, Pháp đều nhấn mạnh nguyên tắc hành chính phải dựa vào luật, họ đã đưa ra nguyên tắc “không có luật tức là không có hành chính”, quyền hành chính phải tuyệt đối phục tùng và tuân thủ pháp luật của nghị viện.

Mọi bản hiến pháp của các nhà nước sau Cách mạng tư sản và cho đến hiện nay đều dựa vào tinh thần của học thuyết phân quyền mà quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Nhưng trong 3 cành quyền lực nói trên, so với lập pháp và tư pháp, thì “hành pháp” được định danh khó nhất và cơ cấu, hoạt động của hành pháp cũng được quy định trong hiến pháp và luật pháp rất khác xa so với thực tế nhất.

Thiết chế chính phủ - hành pháp cổ điển nhất của thế giới được hình thành trong lịch

sử nước Anh, mà không có một bản văn nào quy định, ngoại trừ một bản văn quy định về

lương bổng của các vị bộ trưởng, mà mãi tới năm 1937 mới được Quốc hội thông qua.1

Bản Hiến pháp thành văn lâu năm nhất của thế giới chỉ có một lời văn ngắn gọn rằng: “Quyền lực hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” (The Executive Power shall be vested in a President of the United States of America).

Nhưng quyền hành pháp bao gồm những gì và cơ cấu của nó ra sao không được bản Hiến pháp này quy định. Chính cách quy định trừu tượng và mang tính chất tổng quát này đã giúp cho Tổng thống Mỹ hiện nay có rất nhiều khả năng cho việc điều hành, cũng như ứng phó với nhiều điều kiện hoàn cảnh thay đổi của tình hình trong và ngoài nước. Cách  quy  định  được  nhiều  người  cho  rằng,  cách  quy  định  “vô  tiền  nhưng  rất  khoáng hậu,” này lại không ngờ  rất phù hợp với chức năng điều hành một đất nước giàu có nhất

thế giới hiện nay.

Với mục đích làm rõ hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của hành pháp trong bộ máy nhà nước của mình so với hiến pháp của các nhà nước tư bản, Hiến pháp của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết quy định: Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là cơ quan chấp hành -  điều hành cao nhất của

1  Xem, Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX. Tinh Tinh Chủ biên. NXB Công an Nhân dân, Hà

Nội 2002 tr.384-385.

quyền lực nhà nước liên bang. 1 Gần như đi theo khuynh hướng này và cũng có mong muốn tiến hơn một bước nữa, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1959 cho đến hiện nay đang hiện hành

đã chia hoạt động của Chính phủ ra thành 2 hoạt động phân biệt giữa chấp hành và hoạt động hành chính nhà nước cao nhất. Những bản Hiến pháp này quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2 Quy định  này về mặt ngôn ngữ, xem ra thì rất rạch ròi, phân định hoạt động chấp hành và hoạt động hành chính, nhưng thực tế quy định này lại làm cho các nhà chính trị, cũng như các nhà điều hành rất khó hiểu. Họ không biết   lúc nào thì Chính phủ trong vai trò là người chấp hành của Quốc hội và khi nào thì Chính phủ lại trong vai là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.3

Một đặc điểm quan  trọng trong quá trình phát triển quyền  lực nhà nước sau Cách mạng tư sản là càng ngày càng mở rộng quyền hành pháp. Nếu nhìn từ giác độ quan điểm thủa ban đầu của cách mạng và của   chế độ tư sản, Chính phủ - Nhà nước tư sản chỉ là “người lính gác đêm”, thì ngày nay, thậm chí ngay sau khi đã giành được chính quyền, quan niệm trên đã thay đổi. Thực tế không chỉ giản đơn như quan niệm của các nhà cách mạng tư sản, cũng như những quy định của hiến pháp ngay sau khi cách mạng tư sản giành được chính quyền, chính phủ và các cơ quan hành pháp trở thành người tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Chính phủ không chỉ thụ động duy trì  các hoạt động của xã hội, mà đã đổi thành người tham gia một cách trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, chủ động điều chỉnh các mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội. Vì thế nguyên

tắc hành chính phải dựa hay chỉ dựa vào luật được nẩy sinh ra trong quá trình giai cấp tư

sản tranh giành chính quyền trên thực tế không còn giá trị nữa.

Sau khi khống chế toàn diện quyền lực nhà nước, giai cấp tư sản bắt tay vào việc mở rộng quyền lực hành chính, họ lại cho rằng, nguyên tắc “không có luật tức là không có hành chính” đã không thể thích ứng với yêu cầu của thời đại. Trong xã hội công nghiệp

và khoa học kỹ thuật phát triển cao, nghị viện đã không thể ôm đồm chế định tất cả mọi vấn đề thành luật, cơ quan hành chính tất phải có năng lực động cơ thích ứng với tốc độ phát triển và thay đổi của kinh tế - xã hội.

Do đó nội hàm cơ bản của nguyên tắc hành chính dựa vào luật của phương Tây đã không  còn  phù  hợp  với  thực  tế  sôi  động  nữa.  Các  tác  giả  của  học  thuyết  phân  quyền không nghĩ ra đến tính động cơ, sự đan xen giữa các chức năng ấy của các bộ phận cấu thành nhà nước, nhất là vai trò trung tâm của hành pháp, cũng như đến chức năng hoạch định chính sách  nhà nước, và chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chính  phủ  -  hành  pháp.  Vai  trò  đó  của  hành  pháp  càng  ngày  càng  được  khẳng  định. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là, bằng sự vô tình hay cố ý chính trị, vai trò đó của hành pháp – chính phủ rất ít được quy định trong hiến pháp – bản văn có hiệu lực pháp lý

tối cao quy định hình thức chính thể của mỗi quốc gia.

Một  đặc  điểm  quan  trọng  trong  quá  trình  phát  triển  quyền  lực  nhà  nước  sau  cách mạng tư sản là càng ngày càng mở rộng quyền hành pháp. Nếu nhìn từ giác độ quan điểm

1  Xem, Điều 128 Hiến pháp của Liên Bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, 1977.

2  Xem, Điều 109 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam.

3   Lời phát biểu của Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, Nguyên  Chánh Văn phòng Chính

phủ tại Hội nghị của Uỷ Ban sửa đổi một số điều Hiến pháp năm 1992, tại Văn phòng Quốc hội năm 2001. "Khi thông qua Hiến pháp năm 1992, tôi không biết hoạt động  chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, nhưng tôi có thể biết Chính phủ với vai trò là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Nhưng nay lại là ngược

lại, tôi biết hành chính  tối cao là làm gì, thì lại không biết chính phủ phải làm gì để  chứng tỏ mình là cơ quan chấp

hành của Quốc hội.

thủa ban đầu của cách mạng và của   chế độ tư sản, Chính phủ - Nhà nước tư sản chỉ là “người lính gác đêm”, thì ngày nay, thậm chí ngay sau khi đã giành được chính quyền, quan niệm trên đã thay đổi. Thực tế không chỉ giản đơn như quan niệm của các nhà cách mạng tư sản, cũng như những quy định của hiến pháp ngay sau khi cách mạng tư sản giành được chính quyền, chính phủ và các cơ quan hành pháp trở thành người tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Chính phủ không chỉ thụ động duy trì  các hoạt động của xã hội, mà đã đổi thành người tham gia một cách trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, chủ động điều chỉnh các mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội. Vì thế nguyên

tắc hành chính phải dựa hay chỉ dựa vào luật được nẩy sinh ra trong quá trình giai cấp tư

sản tranh giành chính quyền trên thực tế không còn giá trị nữa.

Sau khi khống chế toàn diện quyền lực nhà nước, giai cấp tư sản bắt tay vào việc mở rộng quyền lực hành chính, họ lại cho rằng, nguyên tắc “không có luật tức là không có hành chính” đã không thể thích ứng với yêu cầu của thời đại. Trong xã hội công nghiệp

và khoa học kỹ thuật phát triển cao, nghị viện đã không thể ôm đồm chế định tất cả mọi vấn đề thành luật, cơ quan hành chính tất phải có năng lực động cơ thích ứng với tốc độ phát triển và thay đổi của kinh tế - xã hội.

Do đó nội hàm cơ bản của nguyên tắc hành chính dựa vào luật của phương Tây đã không  còn  phù  hợp  với  thực  tế  sôi  động  nữa.  Các  tác  giả  của  học  thuyết  phân  quyền không nghĩ ra đến tính động cơ, sự đan xen giữa các chức năng ấy của các bộ phận cấu thành nhà nước, nhất là vai trò trung tâm của hành pháp, cũng như đến chức năng hoạch định chính sách  nhà nước, và chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chính  phủ  -  hành  pháp.  Vai  trò  đó  của  hành  pháp  càng  ngày  càng  được  khẳng  định. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là, bằng sự vô tình hay cố ý chính trị, vai trò đó của hành pháp - chính phủ rất ít được quy định trong hiến pháp - bản văn có hiệu lực pháp lý

tối cao quy định hình thức chính thể của mỗi quốc gia.

Sự thay đổi tập trung vào những biểu hiện sau:

-   Mặc dù phân quyền, nhưng Chính phủ - hành pháp vẫn   là trung tâm phải chịu trách nhiệm của bộ máy nhà nước.

Sự tiến triển từ chỗ chỉ là cơ quan có trách nhiệm thực hiện các văn bản của lập pháp

đến chỗ trở thành trung tâm của bộ máy nhà nước có thể chia ra (thông qua)  2 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, ngăn cản sự trực thuộc hành pháp vào lập pháp - một quan điểm phổ biến của thời kỳ đầu của Cách mạng tư sản. Các nhà lập Hiến của Mỹ quốc rất sớm nhận ra điều này. Trong bài luận vì một nhà nước liên bang chặt chẽ, A. Hamilton đã viết

:

"Những nguyên tắc đã giúp chúng ta nhận thấy rằng cần phải phân định các ngành quyền, lại cũng giúp chúng ta nhận thấy phải làm thế nào để các ngành quyền hoàn toàn độc lập lẫn nhau. Nếu đã được phân định rồi mà vẫn còn phụ thuộc, thì sự phân định đó cũng chỉ là tượng trưng, mà không thể nào thực hiện được mục tiêu của sự phân định. Ngành hành pháp và tư pháp cần phải tuân theo các đạo luật, nhưng như vậy không có nghĩa là phải chiều theo ý muốn của cơ quan lập pháp.Việc phải điều hành và quản

lý nhà nước theo các đạo luật do lập pháp làm ra là theo quy định của Hiến pháp, chứ không có nghĩa hoàn toàn,  hành pháp phải trực thuộc lập pháp.

Ông viết tiếp:

"Khuynh hướng ngành lập pháp muốn chi phối các ngành quyền khác hành pháp và tư pháp có thể tìm thấy trong nhiều chính thể dân chủ hiện

nay. Trong một chính thể thuần tuý cộng hoà khuynh hướng đó rất mạnh. Những đại diện của dân chúng trong một hội đồng có nhiều khi cho rằng,

họ chính là nhân dân,   rất   bực bội khi thấy các ngành quyền khác chống

lại ý chí của mình, và nghĩ rằng như vậy là tổn hại đến danh dự và đặc quyền  của  mình.  Cho  nên  khuynh  hướng  kiểm  soát  độc  đoán  các  ngành quyền khác của những người nắm quyền lập pháp là luôn luôn xẩy ra, và vì

họ luôn luôn được nhân dân ủng hộ, cho nên lắm khi họ làm khó khăn cho công cuộc phân quyền, cân đối trong chính quyền theo đúng tinh thần của Hiến pháp."1

Giai đoạn thứ hai, từ sự ngăn cản ảnh hưởng của lập pháp tới hành pháp thành sự ảnh hưởng thực sự của hành pháp - chính phủ đối với các cành quyền lực khác, trong đó cả cành quyền lực lập pháp.

Một trong những việc phải áp dụng học thuyết phân quyền là các quyền phải độc lập

với  nhau.  Vì  các  ngành  quyền  là  riêng  rẽ,  nên  một  số  người  cho  rằng,  các  quyền  mà ngành này được sử dụng không liên quan gì đến ngành kia. Thực ra thì các quyền của nhà nước hoà quyện với nhau, James Madison, một trong những thành viên của Quốc hội lập hiến Hoa Kỳ đã giải thích rằng, Hiến pháp không phải tạo ra một hệ thống các thiết chế riêng rẽ, mà là các thiết chế riêng rẽ để thực hiện các chức năng chung, nhờ đó mà: ..."các ban ngành này được kết nối và hoà trộn để trao cho mỗi ban, ngành khác một khả năng

kiểm soát hợp hiến đối với ban ngành kia."2

Quốc hội không thể hoạt động một mình, kể cả trong việc lập pháp. Mặc dù Hiến pháp trao cho Quốc hội "mọi quyền lập pháp, song quyền này không thể được thi hành

mà không có sự dính líu đến hành pháp và tư pháp. Sự phụ thuộc cũng có cả đối với hành pháp và tư pháp. Theo Điều 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cũng như hiến pháp một số nước khác, người đứng đầu các cơ quan hành pháp có quyền triệu tập các phiên họp của lập pháp. Mặc dù không trực tiếp đề ra luật, song Tổng thống "thỉnh thoảng phải trao cho Quốc hội những thông tin về tình trạng liên bang, và khuyến nghị họ xem xét các biện pháp,  mà Tổng  thống  cho  là  cần  thiết."  Tổng  thống  không  những  có  quyền  phủ  quyết những đạo luật đã được Quốc hội thông qua, mà Tổng thống hoặc người đứng đầu hành pháp còn là tác giả phần lớn các dự án luật của Quốc hội - lập pháp.

Ngoài ra những nhiệm vụ gì xuất hiện, chưa được luật pháp phân định thuộc quyền

lực nào, mà nhà nước cần phải đảm nhiệm, thì không ai khác ngoài cành hành pháp phải đứng ra gánh chịu. Thậm chí những nhiệm vụ, quyền hạn được hiến pháp ghi nhận rõ ràng của lập pháp hoặc tư pháp, thì muốn cho hai cành quyền lực này thực thi tốt vẫn phải có sự trợ tá của hành pháp.

Khái niệm về một Tổng thống có quyền lập pháp đã được phổ biến kể từ sau Chiến tranh thế giới Thứ hai. Từ đó đến nay vai trò này đã được thiết chế hoá, được thể hiện không chỉ vì cá tính độc đáo của một vị Tổng thống, một hoàn cảnh đặc biệt nào, mà chính là vì mọi người, trong đó có Quốc hội, báo chí, và công chúng trông đợi điều này.3

Một số người cho rằng sự trông đợi này có thể là kết quả của việc thay đổi cách thức điều hành ở cấp độ quốc gia - hình mẫu mà trước đây trong thế kỷ XIX vẫn là một Quốc hội mạnh, một Tổng thống yếu, 4 sang một mối quan hệ khác, một Tổng thống mạnh, hay chí

ít là được cân bằng giữa Quốc hội và Chính phủ.

1  Xem, Hamilton, Madison and  Jay  On The Constitution. Copyright, 1954, p 128 -129.

2  Xem, James Madison, The Federalist , No 48, ed. Edward Mead Earle (New york: Modern Library, n.d.),  tr. 321.

3  Xem, Stephen Wayne, Quyền lập pháp của Tổng thống. New York. Harper và Row, 1978.

4  Xem, H. Davidson and J. Oleszek. Congres and its members/ Quốc hội và các thành viên, NXB Chính trị Quốc gia

2002, tr. 455.

Thi hành các điều luật một cách trung thực là trách nhiệm của Tổng thống - người đứng đầu hành pháp. Mặc dù Quốc hội được quyền thành lập ra các bộ và cơ quan cơ cấu của hành pháp, song nhịp độ và hoạt động của hành pháp do người đứng đầu cơ quan hành pháp và những người được người đứng đầu hành pháp bổ nhiệm quyết định.

Ngoại giao và an ninh quốc phòng là lĩnh vực truyền  thống là đặc quyền của hoàng gia, chuyển sang thời dân chủ Hiến pháp đã chia quyền này một cách bình quân cho hành pháp và lập pháp. Nhưng thực tế người đứng đầu hành pháp được giao trách nhiệm trong lĩnh vực này một cách rộng rãi hơn.

Trong  lịch  sử  của  nước  Mỹ,  các  Tổng  thống,  Quốc  hội  và  Toà  án  đã  có  những nhượng bộ lẫn nhau để áp dụng các quyền lực chung. Như thẩm phán Joseph Story đã từng viết, các tác giả của Hiến pháp muốn: "chứng minh việc áp dụng triệt để cứng nhắc

(cơ chế tam quyền phân lập) trong mọi trường hợp sẽ phá vỡ tính hiệu quả của chính phủ

và dẫn đến sự phá hoại các quyền tự do công cộng." Thẩm phán Robert Jackson còn cho rằng: "Mặc dù Hiến pháp phân tán quyền lực chủ yếu để đảm bảo tự do, song nó cũng dự liệu rằng việc áp dụng phải được tiến hành sao cho hoà nhập các quyền phân tán thành một chính phủ hoạt động tốt."1

2. Vị trí pháp lý của Chính phủ ở Việt Nam

Vì tầm quan trọng của chính phủ trong cấu trúc quyền lực nhà nước,   mỗi lần thay

đổi hay sửa đổi Hiến pháp ë Việt Nam, thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ -

hành pháp lại nổi lên một cách gay gắt. Cuối cùng cả 4 bản Hiến pháp của nhà nước ta và

kể cả lần sửa đổi mới đây của năm 2001, có tới 5 định nghĩa khác nhau về Chính phủ - hành pháp, mỗi lần thay đổi hiến pháp lại có sự thay đổi về mặt ngôn từ.

Nhưng suy cho cùng thì định nghĩa của Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thông qua dưới sự chỉ đạo một cách sát

sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là  có phần đúng và nhất là cô đọng hơn cả:

“Cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.”2 Hay

có thể đọc ngược lại một chút mà ý nghĩa của quy phạm vẫn không có gì thay đổi: Chính phủ là cơ quan chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Điều 109 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiÖn hµnh quy định

địa vị pháp của Chính phủ như sau:

“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính

Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

1  Xem, Joseph Story, Những bình luận về Hiến pháp, tái bản lần thứ 5 (Boston: Little, Brown, 1905), 1: p.396;  Về

bình luận của Jackson; Xem, Youngstown Sheet and Tube Co. kiện Sawyer, 343 U..S. 579, 635 (1972).

2  Xem, Nguyễn Đăng Dung, Sự phân biệt hay thống nhất giữa chấp hành, hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất trong Chính phủ CHXHCNViệt Nam. Nghiên cứu lập pháp năm 2001, số 10.

Điều 43 của Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”

Như điều trên đã phân tích Chính phủ nên được định nghĩa rõ ràng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là gì? Và cần phải làm gì để Chính phủ thể hiện mình là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

Chữ “hành chính”- “administration”,   và chữ   “hành pháp” – “Executive” đều được dịch ra tiếng Việt từ tiếng Hán, nhiều khi giữa chúng đều cùng mang một ý nghĩa không phân biệt được dùng để chỉ các các hành vi của cơ quan, mà hoạt động của chúng có mục đích thực hiện các văn bản quy định của ciư quan chính trị do dân bầu ra.1    Hành chính

nhà nước cao nhất – Chính phủ phải khác với hành chính nhà nước khác, hành chính nhà nước trung gian và hành chính nhà nước cấp cơ sở.

Hành chính nhà nước cao nhất cũng giống các hành chính nhà nước trung gian và cơ

sở, cùng là tổ chức thực hiện các quyết định của luật pháp như trên đã nêu. Nhưng sự thực hiện luật của hành chính nhà nước cao nhất   tập trung ở sự chi tiết hóa luật thông qua hoạt động lập quy, và tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội. Thông qua những hoạt động này mà Chính phủ tập trung cho việc hoạch định ra chính sách quốc gia.

Và Chính vì vậy mà:

Thứ nhất, Chính phủ - hành pháp là nơi khơi dậy, phát động mọi nhân lực, vật lực của xã hội bằng các chính sách.

Chính phủ có nghĩa là cai trị. Mà đã là cai trị (quản lý nhà nước) thì phải biết tiên liệu. Chính sự tiên liệu này buộc chính phủ phải có trách nhiệm can thiệp ở một mức độ nhất định đến hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, và hoạt động của mọi công dân, cũng như định ra những quy định mà lập pháp chưa kịp hoặc không cần thiết phải quy định.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ - Hành pháp hiện nay là Chính phủ phải có trách nhiệm hoạch định ra chính sách cho quốc gia. Vì vậy không ít tác phẩm khoa học nói rằng, chính phủ là động cơ của toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Đây là một trong những đặc điểm khác của hành chính nhà nước tối cao với hành chính nhà nước khác. Cùng là một phần của quản lý nhà nước, nhưng hành chính nhà nước tối cao thì phải tập trung vào việc tìm ra đường lối, chính sách thông qua hoạt động trình các  dự án luật trước Quốc hội và ban hành các văn bản pháp quy. Nhưng điều đáng chú ý là không

có mấy bản Hiến pháp nào quy định vấn đề này.

Nói đến chính phủ thời hiện đại là gắn liền với chính sách. Hoạch định chính sách quốc gia là một trong những chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và tiêu vong hiện nay của chính phủ. Chính sách chính là sáng kiến đẻ ra pháp luật hoặc nếu không là như vậy, thì chí ít nó cũng là nguồn làm khơi dậy sức sống thực tế của các quy phạm pháp luật, đã được Quốc hội ban hành từ những năm trước đó.2 Chính đây là điểm hoàn toàn khác với lý thuyết phân chia quyền lực. Chính sách là những gì mà chính phủ đề ra

và thực thi để đối phó với những hoàn cảnh mà chính phủ nhận thức được. Rất nhiều chính sách được công bố rõ ràng và được thừa nhận là những tuyên bố có thẩm quyền về những gì mà chính phủ đang thực thi hoặc dự định thực thi đối với một vấn đề cụ thể. Các chính sách có thể ảnh hưởng rất sâu rộng (ví dụ như vấn đề cấp tài trợ cho hệ thống

1  Xem, Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh. NXB Đồng tháp năm 1996

2  Xem thêm, Nguyễn Đăng Dung: Chính trị và hành chính sự tương đồng và khác biệt. Trong cuốn Hiến pháp và Bộ

máy Nhà nước. NXB giao Thông Vận tải.  Hà Nội, 2002, tr. 262 -263.

an sinh xã hội) nhưng cũng có thể rất nhỏ nhặt, ví dụ như việc đặt tên cho các toà nhà của Nhà nước theo tên của các quan chức nổi tiếng đã quá cố. Tuy vậy chúng đều là những chính sách được công bố rõ ràng, được ghi nhận bằng văn bản, thường là bằng luật pháp. Tuy  nhiên không phải bất cứ chính sách nào của nhà nước cũng được ghi bằng văn bản luật. Một số chính sách được các quan chức đưa ra, nhưng vì lý do này hay lý do khác, không bao giờ được ghi lại trong những điều luật hay những quy định của nhà nước.

Chủ thể chủ yếu trong việc hoạch định ra các chính sách là hành pháp. Tầm quan trọng của chính sách nằm ở chỗ, chính chính sách liên quan đến phân bổ ngân sách, phát động tất cả các nguồn lực, và vật lực của quốc gia, chứ không phải là luật pháp. Việc thực thi luật pháp chưa hẳn đã liên quan đến việc chi ngân sách của Nhà nước, vì nhiều văn bản luật không phải chỉ được thực thi từ phía nhà nước. Đất nước phát triển trước hết bằng các chính sách, chứ chưa chắc đã bằng luật pháp.

Trong bất cứ trường hợp nào cơ chế xây dựng và điều phối chính sách đó phải thực hiện được 5 nhiệm vụ cơ bản sau:

1. cung cấp thông tin và cảnh bảo báo trước về những vấn đề chính sách sắp xẩy ra;

2. bảo đảm tham vấn trước tất cả các bên có liên quan thuộc chính phủ;

3. cung cấp những phân tích hỗ trợ và đề xướng các giải pháp lựa  chọn;

4. ghi chép và phổ biến các quyết định chính sách và,

5. giám sát việc thực hiện các quyết định.

Nhằm thực hiện tốt tất cả 5 nhiệm vụ trên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: tính kỷ luật, nhằm loại bỏ những quyết định chính sách không có khả năng bảo đảm về tài chính và không có khả năng thực  thi;

Thứ hai: tính công khai, minh   bạch của quá trình đưa ra quyết định, đồng thời vẫn bảo đảm bí mật cần thiết cho quá trình thảo luận thẳng thắn;

Thứ ba: tính dự đoán được định hướng của chính sách;

Thứ tư: lựa chọn cấu trúc, hay nói một cách khác là một quá trình có trình tự chặt chẽ

mà nhờ đó, chỉ có những vấn đề quan trọng mới được trình lên các nhà hoạch định chính sách, phải loại bỏ những vấn đề tầm thường và ít quan trọng.1

Thứ hai,   Chính phủ là tác giả của các văn bản luật và là nơi ban hành chủ yếu các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động của xã hội.

Chính phủ phần lớn là tác giả của các dự án luật (sáng kiến pháp luật). Chính phủ là

động lực chính yếu của quy trình lập pháp. Theo Hiến pháp Việt Nam, Chính phủ là chủ

thể có quyền trình dự án luật. Trên thực tế, đa số các đạo luật do Quốc hội thông qua là

do Chính phủ trình lên.

Bên cạnh việc là chủ thể chủ yếu cho việc trình, đề xuất các dự án luật Chính phủ - hành pháp còn là cơ quan ban hành nhiều văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật nhất.

Những điểm lợi ích của chế độ lập pháp uỷ quyền cho phép các bộ trưởng cùng các chức sắc khác được quy định các chi tiết thừa hành sau khi một dự án đã trở thành luật nhằm:

1  Xem, S. Chiavo- Campo and P.S.A. Sundaram: Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạch tranh. NXB Chính trị Quốc gia Ha nội , 2003  tr.38 39.

1, rút ngắn và giải thích rõ các dự luật của Quốc hội, khiến Quốc hội có thể tập trung vào những vấn đề lớn của quốc gia liên quan đến chính sách và nguyên tắc;

2, khích lệ tinh thần mềm dẻo cho hành pháp được quy định phù hợp với hoàn cảnh

cụ thể, thích hợp với những điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hoặc của những trường hợp cụ thể;

3, một phương tiện thừa hành chính sách của Quốc hội một cách mau lẹ, hợp thời và thích đáng.1

Ban hành văn bản pháp quy là một trong những nhiệm vụ căn bản nhất của quyền hành pháp, mà đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của mỗi quốc gia. Hay nói một cách khác quyền hành chính cao nhất là quyền ban hành các văn bản pháp quy. Đó là sự khác nhau giữa hành chính nhà nước cao nhất với các hành chính nhà nước khác không phải là cao nhất.

Từ những điều trên chúng ta rất dễ nhận ra sự sai lầm của các quan điểm cho rằng, cần phải giảm bớt chức năng nhiệm vụ chuẩn bị các dự án luật cũng như  việc ban hành

các văn bản chứa đựng quy phạm của chính phủ, để tập trung vào công việc chấp hành và hành chính nhà nước của chính phủ, vì hiện nay Chính phủ mất rất nhiều thời gian vào công tác lập pháp.2

Có thể định nghĩa một cách chính xác rằng, Chính phủ – hành chính nhà nước cao nhất là quyền trình dự án luật trước quốc hội và ban hành văn bản pháp quy.

Hãy xem Hộp

Nhu cầu lập pháp của hành pháp

Nguyễn Đăng Dung

Học thuyết phân quyền kể từ khi ra đời cho đến khi được Montesquieu nâng cấp lên thành học thuyết phân quyền của mình trong thời kỳ Khai sáng  những  năm  đầu  tiên  của  Cách  mạng  tư  sản  Pháp    đã  trở  thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới. Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ. Phân quyền như là một nội dung chính của Hiến pháp. Ở đâu không phân quyền thì ở đó không có hiến pháp. Trong những năm dài của cơ chế tập trung chúng ta không thừa nhận sự áp dụng học thuyết phân quyền. Cho nên học thuyết phân quyền đối với chúng ta là rất xa lạ. Chúng ta hầu như không biết hoặc biết rất ít về học thuyết này, cũng như sự áp dụng của học thuyết trong

tổ chức cơ cấu của nhà nước tư sản.

Cho đến hiện nay với công cuộc đổi mới, mở cửa, và nhất là với công cuộc  xây  dựng  nhà  nước  pháp  quyền  thì  những  hạt  nhân  hợp  lý  học thuyết phân quyền mới được chúng ta ghi nhận trong quy định của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001.

Điều 2 của Hiến pháp quy định rõ:

1  Xem, Các nền cai trị và hành chính của Anh quốc. Luôn đôn Nha Thông tin Trung ương, tr. 22.

2  Xem, Tài liệu Hội nghị  Ủy bản Sửa Đổi một số điều của HIến pháp năm 1992, tại Văn phòng Quốc hội năm 2000

“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp.”

Từ  chỗ  phủ  nhận  hoàn  toàn  đến  chỗ  thừa  nhận  cho  dù  chỉ  là  một trong  những  hạt  nhân  của  học  thuyết  là  cả  một  bước  chuyển  rất  lớn

trong nhận thức của chúng ta, đã đến chỗ phải áp dụng một cách tương đối  sự  phân  quyền;  Lập  pháp  phải  do  Quốc  Hội  đảm  nhiệm  và  hành pháp thì phải do Chính phủ đảm nhiệm, theo đúng tinh thần lời văn của

quy định Hiến pháp.   Từ đó đã không ít người có ý kiến cho rằng cần phải chuyển mọi hoạt động có liên quan đến lập pháp từ việc soạn thảo cho đến việc thông qua dự thảo luật cho Quốc Hội.

Người viết bài này có quan điểm hoàn toàn không phải như vậy. Phân

quyền  theo  cách  nói  của  nhà  nước  tư  bản  và  phân  công,  phân  nhiệm giữa lập pháp và hành pháp theo cách nói của Việt Nam chúng ta không hoàn toàn có nghĩa như vậy. Mà là Quốc hội lập pháp theo nhu cầu của hành pháp.

Hãy nhìn lại lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ cận hiện đại và hiện đại của các nhà nước sẽ nói lên điều nhận định trên.

Thứ nhất, theo cách thức tổ chức của nhà nước đại nghị, lấy Anh quốc

là điển hình, Chính phủ - hành pháp và Quốc hội/ Hạ nghị viện – lập pháp đều cùng phản ánh ý chí của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là

đảng chiếm đa số ghế   trong Quốc Hội thông qua một cuộc đầu phiếu phổ thông bầu ra Nghị sỹ Quốc hội, có quyền đứng ra thành lập Chính phủ.  Thủ  lĩnh  của  Đảng  cầm  quyền  sẽ  là  Thủ  tướng  Chính  phủ.  Các

thành  viên  của  Chính  phủ  về  nguyên  tắc  đều  là  những  người  co  chân trong  ban  lãnh  đạo  của  đảng  cầm  quyền.  Với  nguyên  tắc  nghị  sỹ  của đảng nào chỉ được bỏ phiếu cho ý chí của đảng đó thôi, cộng với quyền trình dự án luật trước Quốc Hội, nên gần như một nguyên tắc mọi dự

luật đều xuất phát từ Chính phủ - hành pháp. Mọi hoạt động của Quốc hội – lập pháp và Chính phủ  - hành pháp đều do đảng cầm quyền quyết định. Quốc hội chỉ còn lại là kiểm soát Chính phủ và sẵn sàng thay đổi

Chính phủ đang cầm quyền của đảng đối lập.

Vì vậy, ở đây rõ ràng là nhu cầu lập pháp nằm trong tay hành pháp chứ không phải hoàn toàn nằm trong tay lập pháp. Trên thực tế ở đây

không có một tí nào gọi là phân quyền giữa lập pháp và hành pháp.

Hãy xem câu chuyện lịch sử dưới đây là một minh chứng:

Thuở ban đầu của nhà nước dân chủ tư sản Anh quốc, người ta cũng quan niệm rằng quyền lập pháp nằm trọng trong tay Nghị viện. Nhưng

sau đó với sự vận động của tiến trình dân chủ quyền trình dự án luật rơi dần về tay của Chính phủ - hành pháp. Thông qua việc trình dự án luật, mà chính phủ thể hiện rõ những quan điểm chủ trương chính sách của

mình.

Việc chấp nhận chính sách cũng đồng thời hình thành dần dần trên cùng một cấp độ và cùng một lúc với việc thành lập ra Chính phủ. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX, mới thống nhất được quan điểm này:

"Các ông  đã chấp  nhận  chúng  tôi,  thì  cũng phải  chấp nhận  luôn

cả  chính  sách  của  chúng  tôi.  Các  ông  không  thể  chỉ  chọn  lựa  chính sách của chúng tôi mà lại không có chúng tôi, không chỉ lấy một cái

này, mà lại bỏ cả cái kia kèm theo được.

- Một là nhận, thì nhận cả luôn,

- Hai là bỏ, thì bỏ cả luôn."

Năm 1946 ông Herbert Morrison cựu Phó Thủ tướng Anh quốc đã tuyên bố như vậy. Và chính ông cũng tự nhận thấy trách nhiệm cai trị thường xuyên của chính phủ đối với đất nước, mà không phải Quốc hội, Nghị viện. Ông cho rằng:

" -  Ai chịu trách nhiệm về việc cai trị thường xuyên, Chính phủ hay

là Quốc hội?

-           Tôi      xin  nói  các  ngài  rằng,  Chính  phủ  phải  chịu  trách  nhiệm... Công  việc của Quốc hội là kiểm soát Chính phủ, hất bỏ nó đi nếu muốn,

cứ việc tấn công nó, phê bình nó.

-           Ví Quốc hội không phải là cơ quan được tổ chức ra để coi việc cai trị thường xuyên,

-  Nếu có, thì không ở xứ này." 1

Chế  định  chịu  trách  nhiệm  này  được  hình  thành  ra  như  vậy  trong lịch sử của Anh quốc, mà không bằng một đạo luật nào của họ ghi nhận. Mãi về sau này chế định quan trọng nói trên mới được các hiến pháp của nhiều nước ghi nhận, sau nhiều thập kỷ cố gắng của thực tế và chính

nó trở thành một nguyên tắc quan trọng bậc nhất của mô hình chính thể đại nghị kể cả của các nền cộng hoà và của quân chủ lập hiến.

Thứ hai, sự can thiệp hay là sự chủ động đề xuất các hoạt động lập pháp của hành pháp không chỉ được           thể hiện ở các nước mà bộ máy được tổ chức theo thể chế đại nghị, còn cũng được thể hiện trong nhà nước, mà bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tổng thống như Mỹ quốc. Điều cần phải chú ý ở đây là nếu như ở chế độ đại nghị, mà mô hình của nó quy kết từ nước Anh, với mô hình của hiến pháp bất thành văn, sự căn thiệp của hành pháp vào lập pháp, được hiến pháp bất thành văn của họ lờ đi, chỉ được hình thành trong thực tế, sau này dần dần được các nước quy định hẳn vào các quy định hiến pháp của mình, thì ở các nước theo thể chế tổng thống sự can thiệp này ngay từ thở ban đầu

đã được ngăn cấm ngay trong các quy đụnh của hiến pháp thành văn.

1  Xem, Robert E. Ward and Roy C. Macridis. Modern Political Systems Europe. Prentic, Hall, Inc Englewood

Cliffs, New Jersey Libary of Congress Catalog No 63 . 11095, p. 156

Nếu Hiến pháp của các nước đại nghị sau này quy định rõ sự can thiệp của hành pháp vào lập pháp như quyền trình dự án luật trước lập pháp của hành pháp, thì trong thể chế của nhà nước theo chế độ tổng thống không cho phép hành pháp và lập pháp có sự phối kết hợp với nhau như của chế độ đại nghị. Một trong những biểu hiện này là việc quy định, hành  pháp  không  được  quyền  trình  dự  án  luật  trước  Quốc  hội  –  lập pháp. Quyền lập pháp của hiến pháp được quy định dành riêng cho cơ quan  lập  pháp  ngay  từ  khi  có  sáng  quyền  lập  pháp.  Chỉ  các  nghị  sỹ thượng  và  hạ  nghị  viện  mới  có  quyền  này.  Trong  khi  đó  các  cơ  quan hành pháp và cả người đứng  đầu nhà nước đều  không được có quyền trình  dự  án  luật  trước  nghị  viện.  Nhưng  bằng  các  con  đường  không chính thức, tổng thống – người đứng đầu hành pháp can thiệp rất sâu vào  quá  trình  lập  pháp  của  Quốc  hội.  Ví  dụ  như  việc  thông  điệp  đọc hàng năm trước Quốc hội Mỹ (khoảng tháng Giêng), Tổng thống đã gửi yêu cầu lập pháp của mình sang cho Quốc hội – Lập pháp. Hoặc bằng con đường trình dự án luật của các đảng viên cùng đảng của mình, mà Tổng thống hành pháp can thiệp đến chương trình lập pháp của Quốc hội. Hơn thế nữa bằng quyền phủ quyết tổng thống Mỹ không cho phép

thi hành hoặc chí ít là phải chỉnh lý theo ý chí của mình các dự thảo luật

đã được Nghị viện thông qua.

Chính vì những lẽ đó mà trong một bài viết về “Quyền lập pháp của

Tổng thống ”, ông Stephen Wayne đã viết:

“Khái niệm về một Tổng thống có quyền lập pháp đã được phổ

biến kể từ sau Chiến tranh thế giới Thứ hai. Từ đó đến nay vai trò này

đã được thiết chế hoá, được thể hiện không chỉ vì cá tính độc đáo của một  vị  Tổng  thống,  một  hoàn  cảnh  đặc  biệt  nào,  mà  chính  là  vì  mọi

người,  trong  đó  có  Quốc  hội,  báo  chí,  và  công  chúng  trông  đợi  điều này.”1

Như vậy, qua những điều đã phân tích ở trên chúng ta rất dễ nhận thấy rằng, cho dù được tổ chức theo mô hình đại nghị, hay được tổ chức theo  mô  hình  của  chế  độ  tổng  thống,  thì  lập  pháp  và  hành  pháp  vẫn không có sự phân chia tuyệt đối với nhau, và hành pháp vẫn can thiệp sang lĩnh vực lập pháp, thậm chí các hoạt động lập pháp lại còn là nhu cầu  của  hành  pháp.  Bản  thân  Quốc  hội  không  có  nhu  cầu  của  sự  lập pháp.

Tại  sao  lại  như  vậy?  và  tại  sao  cứ  nói  đến  cơ  cấu  tổ  chức  nhà nước  người  ta  nói  đến  phân  quyền  nhưlà  một  đòi  hỏi  tất  yếu  khách quan của một nhà nước dân chủ? Và cũng chính vì lẽ đó mà trong công cuộc  đổi  mới  hiện  nay  sau  một  thời  gian  dài  tuyệt  đối  không  áp  dụng nguyên  tắc  phân  quyền  trong  tổ  chức  hoạt  động  nhà  nước  xã  hội  chủ

1  Xem, Stephen Wayne, Quyền lập pháp của Tổng thống. New York. Harper và Row, 1978.

nghĩa,  trong  đó  có  Việt  nam  chúng  ta,  lại  cố  gắng  thực  hiện  sự  phân công, phân nhiệm giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu trả lời không phải là dễ. Nhưng điểm cần phải có trong câu trả

lời là yêu cầu của dân chủ và mối tương quan của pháp luật với tự do. Trong một nhà nước dân chủ, sự quản lý của nhà nước phải theo pháp luật. Chính phủ hành pháp chỉ hoạt động trên cơ sở của các đạo luật. Việc điều hành đất nước của hành pháp không dựa trên cơ sở của luật pháp là biểu hiện của một nhà nước độc tài, chuyên chế. Mà người có quyền thông qua luật đó lại là Quốc hội, người đại diện của nhân dân. Mặc  dù  trên  thực  tế  không  hoàn  toàn  tuân  thủ  theo  nguyên  tắc  phân quyền, quyền lực có xu hướng tập trung cho hành pháp, nên đòi hỏi tuân theo nguyên tắc này như là một tiêu chí của dân chủ. Đó là lý do giải thích vì sao ở mọi nhà nước tư sản luôn luôn chủ trương phân quyền.

Sự hợp lý của nhu cầu lập pháp của hành pháp còn thể hiện ở chỗ, chính thông qua các đề xuất lập pháp mà hành pháp có khả năng triển khai các chủ trương chính sách của mình nằm trong chương trình tranh

cử của họ đã được nhân dân đa số bỏ phiếu thông qua.

Tháng 11 năm 2005

III. THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU CỦA CHÍNH PHỦ

Thành phần của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng

và các thành viên khác.

Chính phủ gồm có:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng;

- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết

định.

Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch

nước.

Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu của Chính phủ bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ. Hiện nay Chính phủ

Việt Nam có 25  bộ và cơ quan ngang bộ. Ngoài ra trong cơ cấu của Chính phủ còn một

số các cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ví dụ như Tổng cục thống kê,  Tổng cục Du lịch; Tổng cục Bảo Biểm xã hội; Ban Cơ yếu, Ban Tôn giáo;

Hãy xem Sơ đồ thể hiện có cấu của Chính phủ Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành như sau:

            Văn

phò ng Chí nh phủ      Ngân

hàng Nhà nước           Ủyban

Dân tôc                       Thanh   tra

Nhà nước        Thể

dục  thể

thao     Ủy ban

Dân số

Giađình

&Trẻ em        

Bộ

Quốc phòng                                                                           

Bộ

Ngoại giao                                                                             

Bộ

Công an                                                                                  

Bộ       Tài

Chính                                                                         

Bộ       Tư

pháp                                                                           

Bộ       Kế

hoạch

và        Đầu tư                                                                        

Bộ

Thương mại                                                   

Bộ  Giao

Thông vận tải                                                 

Bộ   Xây

dựng                                                   

Bộ Thủy

sản                                                      

Bộ   Văn

Hóa thông tin                                                 

Bộ  Giáo

dục      và                                                       

Đào tạo                                              

Bộ

Nông nghiệp

& PTNN                                             

Bộ

Công nghiệp                                      

Bộ

Khoa

học      & Công nghệ                                     

Bộ Y tế                                               

Bộ       Nội

vụ                                           

Bộ   Bưu

chính Công nghệ thông tin                                        

Bộ       Tài

Nguyên và       Môi trường                                        

Bộ   Lao

động   & Thương binh  Xã hội          

*                                 

Sơ đồ trên cho chúng ta thấy 3 điểm:

Thứ nhất, các cơ quan bộ được tổ chức theo chiều dọc theo các ngành kinh tế - xã

hội của quốc gia. Mỗi một ngành là một nhiệm vụ của Chính phủ, do một bộ đảm nhiệm, đứng đầu mỗi bộ là bộ  trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ  tướng và trước Quốc hội về tình của của ngành.

Thứ hai, mỗi một lĩnh vực tương ứng với một chức cần phải quản lý của Chính phủ

do một cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều ngang gọi là những chiều chức năng,

các cơ quan này thường được gọi là các ủy ban, hoạt   động của quản lý của các ủy ban này xuyên suốt tất cả các ban ngành của cac bộ. Đứng đầu ủy ban là Chủ nhiệm ủy hàm

bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng và trước Quốc hội về tình hình của ngành.

Thứ ba,  mỗi một tổ chức, mỗi một chủ thể đều chịu 2 lần quản lý của Chính phủ: Một chiều dọc do các bộ  chuyên ngành , và một chiều ngang  do các bộ chức năng đảm nhiệm.

IV. THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH PHỦ

“Thẩm quyền” là thuật ngữ tương đối căn bản giúp chúng ta xác định địa vị pháp lý của Chính phủ. Trong Hiến pháp Việt Nam thuật ngữ “thẩm quyền” được dùng gần như tương đương với thuật ngữ “nhiệm vụ và quyền hạn”.

Điều 112 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định nhiệm vụ

quyền hạn của Chính phủ như sau:

“1-  Lãnh  đạo  công  tác  của  các  Bộ,  các  cơ  quan  ngang  Bộ  và  các  cơ  quan  thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;

2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;

3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường

vụ Quốc hội;

4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;

5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,

tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản,

lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;

6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;

7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra

và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;

8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;

10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, Luật Tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế như sau:

1. Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

2. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;

3. Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;

4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;

5. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá

cả;

6. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài

nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước  tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

7.  Thi hành  chính  sách  bảo  vệ, cải  tạo,  tái  sinh  và sử  dụng  hợp lý các nguồn  tài nguyên thiên nhiên;

8. Thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với

các quốc gia, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi,

hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Quyết  định  chính  sách  cụ  thể  khuyến  khích  doanh  nghiệp  thuộc  mọi  thành  phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước;

9. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường:

1. Thống nhất quản lý và phát triển hoạt động khoa học và công nghệ; chỉ đạo thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ;

2. Quyết định chính sách cụ thể về khoa học và công nghệ để bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư cho những hướng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chú trọng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học;

đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ;

3. Thống nhất quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hệ thống thông tin khoa học và công nghệ; sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ ;

4. Thống nhất quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

5. Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo

tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát

ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường.

Luật Tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và du lịch:

1. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá, văn học, nghệ thuật;   quy định các biện pháp để bảo tồn, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; khuyến khích phát triển các tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ thuật, chống việc truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hoá độc hại; bài trừ

mê tín, hủ tục; không ngừng xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội;

2. Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảo đảm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.

Thống  nhất  quản  lý  hệ  thống  giáo  dục  quốc  dân  về  mục  tiêu,  chương  trình,  nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chức danh khoa học, các loại hình trường, lớp và các hình thức giáo dục khác; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chống tái mù chữ;

3. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí; thi hành các biện pháp để ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam;

4. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; tạo điều kiện để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao;

5. Quyết định chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng  và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước

và phát triển du lịch quốc tế.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, Luật Tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực y tế và xã hội:

1. Quyết định chính sách cụ thể nhằm hướng nghiệp, tạo việc làm, cải thiện điều kiện  làm  việc,  an  toàn  lao  động,  vệ  sinh  lao động,  phòng  ngừa  bệnh  nghề  nghiệp  cho

người lao động; chỉ đạo thực hiện các chương trình xoá đói, giảm nghèo; mở rộng các hình thức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội; thực hiện cứu trợ xã hội;

2. Thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam; đầu tư, phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; thống nhất quản lý công

tác phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất và lưu thông thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa các bệnh

xã hội, thực hiện các chính sách, chế độ về y tế, bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

3.  Thực  hiện  chính  sách  ưu  đãi  đối  với  thương  binh,  bệnh  binh,  gia  đình  liệt  sĩ, chính sách khen thưởng và chăm sóc đối với những người và gia đình có công với nước;

4. Thực hiện chính sách và biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và thực hiện quyền

trẻ em; giúp đỡ người già, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và trẻ em;

5. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số;

nâng cao chất lượng dân số;

6. Tổ chức và tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phát huy khả năng của thanh niên trong công cuộc lao động sáng

tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

7. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn các tai nạn,

tệ nạn xã hội.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, Luật Tổ

chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực dân tộc

và tôn giáo:

1. Quyết định chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, giữ gìn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; chống mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc;

2.  Quyết  định  chính  sách  cụ  thể,  các  biện pháp ưu  tiên  phát  triển  mọi  mặt ở  các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hoá, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các vùng căn cứ địa cách mạng;

3. Thực hiện chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi, dân tộc thiểu

số; có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu

số;

4. Thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân; bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng

tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, Luật Tổ chức  Chính  phủ  quy  định  nhiệm  vụ  và  quyền  hạn  của  Chính  phủ  trong  lĩnh  vực  quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội:

1. Tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với

thế trận an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh

với kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng; xây dựng

các lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;

2. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang nhân dân;

3. Tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, các vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, LuËt tæ

chøc ChÝnh phñ quy ®Þnh vÒ nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực đối

ngoại:

1. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thống nhất quản lý nhà nước về công tác đối ngoại;

2. Trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và trình Chủ tịch nước phê chuẩn việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế

do Chính phủ ký nhân danh Nhà nước; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc

tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

3. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác với các nước, vùng lãnh

thổ và các tổ chức quốc tế; mở rộng công tác thông tin đối ngoại;

4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của Nhà nước tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

5.  Quyết  định  chính  sách  cụ  thể  nhằm  khuyến  khích  người  Việt  Nam  định  cư  ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương,

đất nước; thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, LuËt tæ

chøc ChÝnh phñ quy ®Þnh vÒ nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực tổ chức

hệ thống hành chính nhà nước:

1. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc thành lập, bãi bỏ

các bộ, cơ quan ngang bộ, việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Quyết  định  việc  thành  lập  mới,  nhập,  chia,  điều  chỉnh  địa  giới  các  đơn  vị  hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan hành chính cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan hành chính cấp trên.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện phân công, phân cấp quản lý ngành và lĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước.

Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả;

3. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn

về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp  với  đặc  điểm  riêng  của  địa  phương;  quy  định  định  mức  biên  chế  hành  chính,  sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân;

4. Thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong sạch, có trình độ, năng lực, trung thành với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận

tụy phục vụ nhân dân; quyết định và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối

với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; quy định và chỉ đạo thực hiện chính sách cụ

thể đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, Luật Tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

1. Hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng; kiểm tra tính hợp pháp của các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

2. Tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật

định:

a) Gửi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết,

nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng có liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương; giải quyết những kiến nghị của Hội đồng nhân dân;

b) Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân kiến thức về quản lý nhà nước;

c) Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động.

Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định, nhiệm vụ

và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp:

1. Trình các dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ

Quốc hội và chương trình của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh với Uỷ ban thường

vụ Quốc hội; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp;

2. Quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật,

các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với Quốc hội về công tác phòng ngừa và chống

vi phạm pháp luật và tội phạm;

3. Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,

tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản,

lợi ích của Nhà nước và của xã hội;

4. Thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, các hoạt động về luật sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp; tổ chức và quản lý công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch;

5. Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra nhà nước; tổ chức và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Mỗi một nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ thường tương ứng với một lĩnh vực hoạt động của xã hội. Không một lĩnh vực nào của xã hội không chịu sự quản lý của Nhà nước,  tức  là  hoạt  động  của  Chính  phủ.  Thậm  chí  nhiều  nhiệm  vụ  quyền  hạn  về  mặt nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định cho các cơ quan nhà nước khác, nhưng vẫn phải

có sự trợ tá cùa hành pháp. Ví dụ như lập pháp được hiến pháp kể cả của các nước phát triển lẫn của các nước đang chuyển đổi đều được quy định cho cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhưng các cơ quan này chỉ thực hiện tốt chức năng này khi có sự trình các dự án luật của hành pháp. Quan điểm mọi vấn đề đều có sự quản lý của Chính phủ rất phù hợp với chế độ quản lý của các nhà nước bao cấp.

Với nền kinh tế tập trung, mọi tư liệu sản xuất đều nằm trong tay nhà nước, mọi vấn đề đều nằm trong sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế tập trung và chế độ sở hữu toàn dân đã góp phần không nhỏ giúp cuộc kháng chiến giành độc lập của đất nước Việt Nam thành công, nhưng sang thời kỳ hòa bình của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sự tập trung lại trở thành lực cản cho sự phát triển của nhà nước Việt Nam, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới. Nội dung của công cuộc đổi mới là chuyển nền kinh tế tập trung thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm của việc chuyển đổi này là phải thay đổi cách thức quản lý của Chính phủ. Nếu như trước đây của nền kinh tế tập trung tất cả đều nằm trong sự quản lý trực tiếp của Chính phủ, thì hiện nay của nền   kinh tế thị trường quan điểm lại là ngược lại: Chính phủ tốt nhất là Chính phủ quản lý ít nhất. Theo mô hình “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn.” Quản lý không có nghĩa là trực tiếp làm tất cả, không làm

được thì cấm. Quản lý thời kinh tế thị trường là phải tạo ra môi trường để mọi chủ thể khai thác các thế mạnh của mình phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Nhất là phải phân biệt sự quản lý của các cơ quan chính phủ với các chủ thể sản xuất kinh doanh, và phân biệt với cả các cơ sở đảm nhiệm các chức năng dịch vụ công,  kiên quyết bỏ khái  niệm chế độ chủ quản. Các doanh nghiệp kể cả của nhà nước và tư nhân phải bình đẳng trước pháp luật, trước cơ quan quản lý của nhà nước và tự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật  về mọi hành vi của mình.

Tuyển tập các báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội  của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam  giữa  UNDP và MPI/ DSI có viết:

“…vai trò của Chính phủ vẫn thực sự là trọng yếu vì sự thành bại về kinh tế

- xã hội chủ yếu quyết định bởi phương sách mà Chính phủ thực thi vai trò của mình. Vai trò này giờ đây phải thay đổi từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất sang cung cấp các thể chế, kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội và môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh. Về phương diện này, Nhà nước có thể đóng vai trọng yếu và tích cực như chất xúc tác cho tăng trưởng dài hạn bền vững

và như một đối tác của khu vực tư nhân.1

V. THỦ TƯỚNG – NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH PHỦ

Thuở mới ra đời Chính phủ các thành viên của Chính phủ là bằng nhau về nghĩa vụ

và trách nhiệm. Vì tất cả đều là hạng quan Thượng thư. Sau này các quan lại Thượng thư càng  ngày  càng  cấu  kết  bình  đẳng  và  chịu  trách  nhiệm  lẫn  nhau.  Nhưng  dần  dần  Thủ tướng, ngày càng có uy tín và trở thành người đứng đầu Chính phủ.  Thủ tướng là người

có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức và hoạt động  của Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Điểm mới của Hiến pháp thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nằm ở chỗ chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;

2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ;

3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật

và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;

1. Xem, UNDP and MPI/ DSI : Việt Nam hướng tới 2010 / Tuyển tập các báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội  của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam. Tập 1. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001,

tr. 111 - 113.

5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

6-  Thực  hiện  chế  độ  báo  cáo  trước  nhân  dân  qua  các  phương  tiện  thông  tin  đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.

Luật Tổ chức Chính phủ chi tiết hóa nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng như sau:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:

a) Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt

động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;

b) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình

Uỷ  ban  thường  vụ  Quốc  hội;  các  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  thuộc  thẩm  quyền  của

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

c) Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; quyết định những vấn  đề  có  ý  kiến  khác  nhau  giữa  các  Bộ  trưởng,  Thủ  trưởng  cơ  quan  ngang  bộ,  Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Uỷ ban thường

vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp;

2. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;

3. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

4. Thành lập hội đồng, ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp Thủ

tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành;

5.  Bổ  nhiệm,  miễn  nhiệm,  cách  chức  Thứ  trưởng  và  chức  vụ  tương  đương;  phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn  nhiệm,  điều  động,  cách  chức  Chủ  tịch,  các  Phó  Chủ  tịch  Uỷ  ban  nhân  dân  tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và  trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và

các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;

8. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

9. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của

đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng.

Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết định,

chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các

địa phương và cơ sở.

Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.

Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo  công  tác  của  Chính  phủ.  Phó  Thủ  tướng  chịu  trách  nhiệm  trước Thủ  tướng,  trước Quốc hội về nhiệm vụ được giao.

VI. BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA CHÍNH PHỦ

Chính phủ được cấu tạo nên từ những bộ và cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang

bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh  vực  công  tác  trong  phạm  vi  cả  nước;      quản  lý  nhà  nước  các  dịch  vụ  công  thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp

có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Bộ do Quốc hội thành lập và giải thể.

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo  một bộ,

cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ

tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc

về công tác được giao phụ trách. Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

Với tập quan trọng như nêu trên của các bộ   và các cơ quan ngang bộ, nên quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu của bộ và ngang bộ được Hiến pháp quy định như sau:

“Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản  lý  nhà  nước  về  lĩnh  vực,  ngành  mình  phụ  trách  trong  phạm  vi  cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

cơ sở theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và

cơ sở.” (Điều 116).

Căn cứ vào quy định nêu trên của Hiến pháp Luật Tổ chức Chính phủ đã chi tiết hóa thành 11 nhiệm vụ của  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

1. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện

khi được phê duyệt;

2.  Chuẩn  bị  các  dự  án  luật,  pháp  lệnh  và  các  dự  án  khác  theo  sự  phân  công  của

Chính phủ;

3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ

khoa học, công nghệ.

Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền;

4.  Trình  Chính  phủ  việc  ký  kết,  gia  nhập,  phê  duyệt  các  điều  ước  quốc  tế  thuộc ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế theo quy định của Chính phủ;

5.  Tổ  chức  bộ  máy  quản  lý  ngành,  lĩnh  vực  theo  quy  định  của  Chính  phủ;  trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho Uỷ ban nhân dân địa phương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực.

Đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương

đương.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình;

6. Quản lý nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế, sự nghiệp và   hoạt động của các hội, tổ

chức phi Chính phủ  thuộc ngành, lĩnh vực;

8. Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ;

9. Trình bày trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo của bộ, cơ  quan ngang bộ theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri; gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách;

10. Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách;

11. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng uỷ nhiệm.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định, chỉ

thị,  thông  tư  và  hướng  dẫn,  kiểm  tra  việc  thi  hành  các  văn  bản  đó  đối  với  tất  cả  các ngành, các địa phương và cơ sở.

Các quyết định, chỉ thị, thông tư về quản lý nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực do

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước. Thông qua việc ban hành các quyết định, các chỉ thị, thông tư mà các bộ, cơ quan ngang  bộ   thực  hiện  chức  năng  lập  quy  của  mình.  Những  văn  bản  quy  phạm  này  đều mang tính dưới luật, với mục đích tổ chức thực hiện các văn bản luật của cơ quan lập pháp thể hiện những đường lối chủ trương phát triển ngành hoặc lĩnh vực mà bộ/cơ quan ngang bộ phụ trách trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan  đó  ban  hành  trái  với  các  văn  bản  pháp  luật  của  Nhà  nước hoặc  của  bộ,  cơ  quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách; nếu người nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình lên Thủ tướng quyết định.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Thủ tướng đình

chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp để chuẩn bị

các đề án chung trình Chính phủ và Thủ tướng; ra thông tư liên tịch để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước.

Thứ  trưởng,  Phó  Thủ  trưởng  cơ  quan  ngang  bộ  là  người  giúp  Bộ  trưởng,  Thủ trưởng  cơ  quan  ngang  bộ, được  phân  công  chỉ đạo  một  số  mặt  công  tác  và  chịu  trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt, một Thứ trưởng, Phó Thủ

trưởng cơ quan ngang bộ được uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ.

Thủ  trưởng  cơ  quan  thuộc  Chính  phủ  thực  hiện  nhiệm  vụ,  quyền  hạn  theo  quy

định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn được giao

VI. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ

Thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ chỉ có thể hoàn thành được tốt

khi Chính phủ có một chế độ làm việc phù hợp. Chế độ làm việc thể hiện mối tương quan trong việc thực hiện quyền hành giữa thủ tướng – người  đứng đầu Chính phủ với các bộ trưởng thành viên, và trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ. Theo quy định chung của Hiến pháp, Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ.

Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này.

Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn

đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình.

Bộ trưởng   và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được  giao  phụ  trách;  tham  dự  các  phiên  họp  của  Quốc  hội  khi  Quốc  hội         xem  xét  về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách .

Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp

các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

đây:

Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng sau

1. Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ;

2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự án luật,

pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các nghị

quyết, nghị định của Chính phủ;

3. Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm, các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân  sách  trung  ương  và  mức  bổ  sung  từ  ngân  sách  trung  ương  cho  ngân  sách  địa phương; tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội;

4. Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;

5. Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn đề

quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

6. Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang

bộ; việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

7. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;

8. Các   báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ

tịch nước.(Điều 19 Luật Tổ chức Chính phủ).

Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ. Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Thủ tướng triệu tập phiên họp bất thường của Chính phủ theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.

Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng đồng ý. Thủ tướng có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử người Phó dự phiên họp Chính phủ.

Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ.

Những người dự họp không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự. Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng

và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được công bố theo thời hạn quy định và phải đăng trong Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

Thủ  tướng  ủy  nhiệm  cho  Bộ  trưởng,  Chủ  nhiệm  Văn  phòng  Chính  phủ  thường xuyên thông báo cho các cơ quan thông tin đại chúng về nội dung phiên họp của Chính phủ và các quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng.

Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ; trình Chủ tịch nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Chính  phủ  mời  Chủ  tịch  Hội  đồng  dân  tộc  của  Quốc  hội  dự  các  phiên  họp  của

Chính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc.

Hàng quý, sáu tháng, Chính phủ gửi báo cáo công tác của Chính phủ đến Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Chính phủ gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội. Trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chính phủ.

Khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.

Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Chính phủ cùng Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác.

Chính phủ mời Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề

có  liên  quan;  thường  xuyên  thông  báo  cho  Uỷ  ban  trung ương  Mặt  trận  Tổ  quốc  Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác

lớn của Chính phủ.

Khi xây dựng dự án luật, pháp lệnh và dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ gửi

dự thảo văn bản để Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân có liên quan để tham gia ý kiến.

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn

lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước

Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả

lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã

hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Chính phủ mời Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự các phiên họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan.

Sự thành công của Chính phủ không những thể hiện ở cơ cấu tổ chức, mà còn ở cả phương thức hoạt động phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của cách mạng. Phương thức hoạt động của Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước khác là sự biểu hiện các cách thức tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Trong trường hợp của Chính phủ phương thức hoạt động không nhưng chỉ là cách thức hoạt động, mà còn là mức độ

thể hiện mối tương quan trách nhiệm giữa Thủ tướng người đứng đầu Chính phủ với các thành viên của Chính phủ, trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ.

Chế độ làm việc của Chính phủ thời kỳ đầu tiên mang nhiều dấu ấn của sự phối

kết hợp giữa chế độ tổng thống và chế độ nội các. Theo quy định của Hiến pháp năm

1946: Chính phủ gồm có Chủ Tịch nước, Phó Chủ Tịch nước  và Nội các. Nội các gồm

có Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thứ trưởng. Đó là hình thức hoạt động có sự kết hợp giữa chế độ thảo luận tập thể, chịu trách nhiệm chung và chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của các thành viên Nội các và nhất là của người đứng đầu Chính phủ - Chủ Tịch nước trước Nghị viện nhân dân. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhận trách nhiệm hoạt động của Chính phủ về mình trước Nghị viện. Chính phủ thực sự là cơ quan hành chính cao nhất chỉ đạo trực tiếp các bộ và các địa phương. Với cách thức hoạt động này, công  tác  điều  hành  của  Chính  phủ  đã  được  bảo  đảm  cho  nền  hành  chính  thống  nhất, thông suốt có hiệu quả từ Trung ương xuống đén  tận địa phương. Các quyết định của Chính phủ đều có thảo luận quyết định tập thể của các thành viên, và nhất là còn có sự tham gia của đại diện Thường trực Nghị viện trong điều kiện chiến tranh Quốc hội không

có điều kiện cho việc tổ chức các kỳ họp của mình.

Với Hiến pháp năm 1959, và Hiến pháp năm 1980, Chính phủ được tổ chức theo

mô hình hội đồng. Hoạt động của Chính phủ  không theo mô hình nội các như của Hiến pháp 1946, mà làm việc theo tinh thần chế độ tập thể. Vai trò trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Chính phủ và các bộ trưởng với tư cách là thành viên của Chính phủ có phần bị hạn chế. Hội đồng Chính phủ của Hiến pháp năm 1959, Hội đồng Bộ trưởng của Hiến pháp năm 1980 phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội, mà không phải từng thành  viên  của  Chính  phủ  như  trước  đây  của  Hiến  pháp  năm  1946.  Các  phiên  họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ, gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Phủ Thủ tướng của Hiến pháp năm 1959, cũng của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng của Hiến pháp năm 1980 dần trở thành một cấp trong hoạt động quản lý giữa người đứng đầu và các thành viên Chính phủ.

Theo Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, Chính phủ không được gọi là Hội đồng Bộ trưởng như trước đây của các nước xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này có mục đích không những đổi mới cả chế độ làm việc, mà còn tăng cường cả chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của các thành viên và người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ không còn chỉ đơn thuần làm việc theo chế độ tập thể, chịu trách nhiệm tập thể, mà có sự kết hợp giữa chế

độ làm việc tập thể với chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và của các thành  viên  Chính  phủ  trước  Quốc hội.  Với  tư  cách  là  người  lãnh  đạo  Chính  phủ,  Thủ tướng   có vị trí pháp lý độc lập hơn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 dành một điều khoản riêng quy định trách nhiệm và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Là thành viên Chính phủ, các

bộ trưởng không những vừa phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mà mình phụ trách, mà còn phải cùng các thành viên khác trong việc thảo luận các quyết định chung của Chính phủ và phải cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm về hoạt động chung của Chính phủ. Nhưng trên thực tế các bộ trưởng vẫn hoạt động với tính cách cá nhân, chỉ nhấn mạnh vai trò là người đứng đầu ngành và lĩnh

vực phụ trách, mà không thấy tính chịu trách nhiệm của mình trong hoạt động chung của

Chính phủ, như là một chỉnh thể thống nhất.1

Tuy  cơ  cấu  tổ  chức  của  Chính  phủ  đã  được  cải  cách,  kiện  toàn  một bước  quan trọng theo hướng thu gọn đầu mối quản lý nhà nước vào các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ, song bộ máy của Chính phủ vẫn còn nhiều bộ, nhiều cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. Các vấn đề của quốc gia vẫn như trước đây được giải quyết một cách cắt khúc theo các bộ ngành, mà không có sự phối kết hợp giữa các ban ngành trong hoạt động của Chính phủ. Nhiều bộ được cơ cấu lại theo phương thức quản lý đa ngành,

đa lĩnh vực, nhưng vẫn chỉ là những con số cộng đơn thuần một cách cơ học từ các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực của   những năm trước đây. So với nhu cầu của công cuộc đổi mới, cơ cấu tổ chức hoạt động của Chính phủ vẫn tỏ ra còn nhiều bất cập.

Vì vậy, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ đã được sắp xếp kiện toàn từng bước, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế  đòi hỏi cần tiếp tục thực hiện

cải cách, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ để ngày càng phù hợp hơn nữa, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

VII. CHÍNH PHỦ  ĐIỆN TỬ

Hiện nay công nghệ thông tin và truyền thông đang đóng một vị trí cực quan trọng trong việc giải phóng sức lao động và tăng cường hiệu quả lao động ở mọi ngành, mọi cấp của mọi quốc gia. Công việc của chính phủ hiện nay được hoàn thành phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng công nghẹ thông tin. Chính phủ hiện tại của nhiều quốc gia trên

đã  sử  dụng  Công  nghệ  Thông  tin  và  Truyền  thông  vào  các  hoạt  động  của  mình  dần chuyển thành Chính phủ Điện tử. Chính phủ Việt Nam của chúng ta cũng đang bắt tay vào việc xây dựng Chính phủ điện tử của mình.

Vậy Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào

các  haọt  động  và  và  giải  quyết  các  công  việc  của  mình,  để  giải  phóng  các  luồng  di chuyển thông tin nhằm khắc phục các rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên các giấy tờ truyền thống, sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thong để cải tiến việc tiếp cận, và cung cấp dịch vụ của chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các

đối tác kinh doanh và người lao động.2  Hàm ý đằng sau định nghĩa này là việc hiểu Chính phủ Điện tử là việc tự động hóa, vi tính hóa các thủ tục giấy tờ  hiện hành và qua đó tạo

ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao dịch kinh doanh, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin. Chính phủ điện tử còn nhằm mục đích tăng cường năng lực của Chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả   và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.

1  Xem,  Đoàn Mạnh Giao: Công tác xây dựng luật, pháp lệnh tại Chính phủ - Thực trạng và giải pháp/ Hội thảo về

đổi mới quy trình xây dựng luật và pháp lệnh. Hồ Chí Minh 12- 14 tháng 7 năm 2004. tr. 32

2  Xem, Chính phủ Điện tử, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP và Viện Chiến lược Bưu Chính Viễn thông, Hà Nội , Tháng 12 năm 2003, tr. 13

Chính phủ điện tử cần mang lại lợi ích cho người dân cung cấp các hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ. Chính phủ điện tử phải là chính phủ đơn giản hóa các thủ tục, và tăng cường tính hiệu quả trong quá trình phê duyệt. Chính phủ điện tử còn hỗ trợ và tăng cường hợp

tác giữa các cơ quan nhằm đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

Mục đích của Chính phủ điện tử là làm cho các mối tác động qua lại giữa người dân, doanh nghiệp, nhân viên Chính phủ và các cơ quan quan của Chính phủ với Chính phủ trở nên thuận tiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.

Trong hệ thống Chính phủ Điện tử , từng cá nhân có khả năng đưa ra yêu cầu đối

với một dịch vụ cụ thể củ Chính phủ và nhận được dịch vụ đó thông qua mạng Internet hoặc một số cơ chế được vi tính hóa. Trong nhiều trường hợp các giao dịch của Chính phủ được thực hiện mà người cần giao dịch không càn thiết phải tiép xúc trực tiếp với công chức của Chính phủ.

Thông thường chỉ có 4 dạng giao dịch với Chính phủ: 1, Chính phủ với Công dân;

2, Chính phủ với doanh nghiệp; 3, Chính phủ với người lao động; Chính phủ với Chính phủ.

Giao dịch thứ nhất, giữa Chính phủ với công dân cơ bản bao gồm như việc gia hạn

các giấy phép, cấp khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mâux nộp thuế

thu  nhấp,  cũng  như  các  hỗ  trợ  của  người  dân  đối  với  các  dịch  vụ  công  như  giáo  dục, chăm sóc y tế, thông tin, bệnh viện, thư viện và nhiều dịch vụ khác.

Giao  dịch  thứ  hai,  giữa  Chính  phủ  và  doanh  nghiệp  gồm  các  dịch  vụ  khác  nhau

được trao đổi giữa Chính phủ với các Hiệp hội doanh nghiệp từ việc trao đổi, phổ biến

các chủ trương chính sách của Nhà nước, các quy định, các thể chế pháp luật. Các dịch

vụ được Chính phủ điện tử cung cấpbao gồm các truy cập các thông tin liên quan đến kinh doanh, xin giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ này có tác dụng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở mức độ cao hơn, Chính phủ điện tử giúp việc mua sắm điện tử và trao đổi trực  tuyến  giữa  Chính  phủ  với doanh nghiệp  cung  cấp  các  dịch  vụ  của  chính  phủ  cho doanh nghiệp. Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nên minh bạch, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia đấu thầu đối với các dự án lớn của Chính phủ. Hệ thống này giúp cho Chính phủ có thể tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm các chi phí cho người trung gian và giảm chi phí hành chính của các

địa lý mua bán.

Các giao dịch thứ ba giữa Chính phủ với người lao động bao gồm cả các giao dịch của Chính phủ với công dân ở phần thứ nhất, và các dịch vụ khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qau đó

cải tiến các chức năng hành chính   hàng ngày cũng như cách giải quyết công việc với người dân.

Các giao dịch thứ tư, giữa chính phủ với chính phủ được triển khai ở hai cấp độ: Với địa phương và với cấp độ quốc tế. Đó là các giao dịch giữa chính phủ ở tầm quốc gia

với chính phủ địa phương, giữa các vụ, các công ty và với các cơ quan địa phương có liên quan. Bên cạnh đó là các giao dịch giữa chính phủ với các chính phủ nước khác và với

các cơ quan quốc tế, và ngoại giao.

Các mục tiêu của Chính phủ điện tử là:

-Tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn thông qua mối quan hệ tương tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp bằng cách giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng

đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả. Chính phủ điện tử có thể tạo ra các điều kiện thu hút đầu tư.

-Khách hàng trực tuyến không phải xếp hàng. Điều này liên quan đến việc cung cấp một cách hiệu quả các hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản

hồi nhanh chóng của Chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên chính phủ.

-Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân.Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính phủ thông qua ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong quản lý và điều hành cũng như mở ra cơ hội mới cho nhân dân chủ động tham gia vào việc hoạch định các chính sách của Chính phủ. Với

sự điều hành minh bạch chính phủ sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng của mình. Việc phổ biến một cách rộng rãi thông tin bằng Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ cho việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình quá trình đưa ra quyết định của chính phủ. Sự minh bạch của thông tin không những chỉ thể hiện tính dân chủ trong điều hành của Chính phủ, mà còn có thể gây dựng những niềm tin giữa các nhà lãnh đạo chính phủ và tính hiệu quả bắt buọc trong điều hành chính phủ.

-Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan Chính phủ. Năng suất lao động của các nhân viên trong các cơ quan thuộc cơ  cấu  của Chính phủ  bằng cách cắt giảm văn phòng và việc quản lý giấy tờ, nâng cao  năng lực quản lý kế hoạch của chính phủ.

-Nâng  cao  chất  lượng  cuộc  sống  cho  các  cộng  đồng  vùng  sâu  và  vùng  xa.  Công nghệ thông tin sẽ giúp cho Chính phủ có thể vươn tới các nhóm, cộng đồng thiểu số và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các vùng sâu và xa.

Cuối cùng mục tiêu của chính phủ điện tử là cải tiến mối tương tác qua lại giữa 3 chủ thể chính của xã hội là Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 1

VIII. Chính phủ trong nhà nước pháp quyền

Như những phần ở trên đã phân tích Chính phủ có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu họat động của nhà nước, như là hạt nhân và như là trung tâm của bộ máy nhà nước. Việc tổ chức và họat động của Chính phủ hầu như ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền rất ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động của Chính phủ.   Cũng như   Quốc hội, Chính phủ là một bộ phận quan trọng trong

cơ cấu tổ chức nhà nước, trong một nhà nước pháp quyền Chính phủ phải  có những đòi

hỏi khác với Chính phủ trong một nhà nước không có mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trước hết trong nhà nước pháp quyền, chúng ta phải được nhận thức rõ tầm quan trọng của Chính phủ là trung tâm của bộ máy nhà nước, hoạt động của chính phủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, nên Chính phủ phải   được cơ cấu tổ chức   cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của mình. Chính phủ phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc phải phân tích chính sách và đề ra các chủ trương thông qua các hoạt động trình dự án luật và lập quy của mình.

1  Xem, Bối cảnh toàn cầu về chính phủ điện tử , của  TS. Hongren Zhou/ Hội thảo cao cấp và Tư vấn cấp bộ trưởng vùng Caribe lần thứ ba của Liên hợp quốc tại Jamaica, 11/12/2001.

Thứ hai, cũng giống như mọi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Chính phủ phải tuân thủ Hiến pháp, luật, và các quyết định khác của cơ quan lập pháp. Sự tuân thủ này của các cơ quan hành pháp còn đòi hỏi một cách thường xuyên hơn các cơ quan nhà nước khác, vì hoạt động của bộ máy hành pháp đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục hơn.

Thứ ba, trong một nhà nước pháp quyền chính phủ không những chỉ thụ động trong việc  tuân  thủ  các  quy  định  của  pháp  luật,  mà  còn  chủ  động  trong  việc  đề  ra  các  chủ trương, chính sách làm nền tảng động cơ cho sự hoàn thiện của pháp luật và thực hiện pháp luật.

Thứ tư, Chính phủ phải trách nhiệm chính trị về tình trạng của đất nước, phải biết từ chức khi để tình trạng của đất nước không được cải thiện.   Chính phủ phải chịu trách nhiệm chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Phải phân biệt sự quản lý nhà nước

do chính phủ đảm nhiệm với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ công. Chính phủ cầm

lái mà không phải chèo thuyền.

Kết luận

Chính phủ là một trong những chế định quan trọng của Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam quy định rõ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Chính phủ do Quốc hội thành lập nên Chính  phủ  phải  chịu  trách  nhiệm  trước  Quốc  hội,  và  có  thể  bị  Quốc  hội  bỏ  phiếu  tín nhiệm từng thành viên của Chính phủ.

Câu hỏi ôn tập

1. Địa vị pháp lý của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp  Việt Nam hiện hành.

2. Cơ cấu và thành phần của Chính phủ hiện nay.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ.

4. Nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng.

5. Bộ và các cơ quan ngang bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro