LHPTK 13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương XIII

I.  tæng quan vÒ t− ph¸p

TÒA ÁN NHÂN DÂN

Sự không thể thiếu được hoạt động xét xử trong hoạt động của nhà nước. Đó là sự gắn bó chặt chẽ đến mức độ không thể thiếu được giữa công lý và quyền lực đã được nhà văn hào Pascal đặt ra cách đây khoảng 500 năm trước đây:

“Công lý không dựa vào quyền lực thì bất lực; quyền lực không đi đôi với công lý thì tàn bạo. Vì vậy cần phải kết hợp giữa công lý và quyền lực,

và nhằm mục đích này, phải làm thế nào cho những điều hợp công lý phải

có đủ quyền lực; hay những điều dựa vào quyền lực phải hợp với công lý.”

“Tư pháp” là thuật ngữ Hán - Việt có hai nghĩa chính: Thứ nhất là Tư pháp tức là pháp luật quy định những mối quan hệ tư nhân với nhau khác và phân biệt với quan hệ giữa cộng đồng quốc gia với tư nhân. Thứ hai, tư pháp là pháp đình xét định các việc ở trong

1  §µo TrÝ óc. Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt cña chung ta trong sù nghiÖp ®æi míi .NXB Khoa häc x• héi,H, 1997, tr256

phạm vi pháp luật quy định.1  Chữ “Tư pháp” được dùng ở nghĩa thứ hai trong chương này là tòa án xét xử.

Tãm l¹i, ho¹t ®éng xÐt xö- t− ph¸p cã thÓ ®−îc hiÓu nh− sau: ho¹t ®éng xÐt xö lµ

ho¹t ®éng xem xÐt, ®¸nh gi¸ vµ ra ph¸n quyÕt nh©n danh quyÒn lùc nhµ n−íc, vÒ tÝnh hîp

ph¸p vµ tÝnh hîp ph¸p cña c¸c hµnh vi ph¸p luËt hay quyÕt ®Þnh ph¸p luËt khi cã sù tranh

chÊp vµ m©u thuÉn gi÷a c¸c chñ thÓ cã lîi Ých kh¸c nhau.

Ho¹t ®éng xÐt xö lµ lo¹i ho¹t ®éng nh©n danh quyÒn lùc nhµ n−íc, thÓ hiÖn ý chÝ

cña giai cÊp c«ng nh©n vµ nh©n d©n lao ®éng. Ho¹t ®éng xÐt xö kh«ng ph¶i lµ ho¹t ®éng

cña c¸ nh©n c«ng d©n nµo, còng kh«ng ph¶i lµ ho¹t ®éng cña mét tæ chøc x• héi nµo. V×

nh©n danh quyÒn lùc nhµ n−íc, ho¹t ®éng xÐt xö ®−îc b¶o ®¶m thùc hiÖn bëi søc m¹nh

c−ìng chÕ cña Nhµ n−íc.

Ho¹t ®éng xÐt xö kh«ng ph¶i lµ ho¹t ®éng x©y dùng ph¸p luËt mµ lµ ho¹t ®éng b¶o

vÖ ph¸p luËt. Ho¹t ®éng xÐt xö ®−îc tiÕn hµnh trªn c¬ së luËt, kh«ng thÓ v−ît qu¸ giíi h¹n

ph¹m vi luËt ®Þnh. Do ®ã th«ng qua ho¹t ®éng xÐt xö, môc ®Ých, ý nghÜa cña quy ph¹m

ph¸p luËt ®−îc b¶o ®¶m thùc hiÖn. Khi cã hµnh vi vi ph¹m c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt,

ho¹t ®éng xÐt xö cã ý nghÜa kh«i phôc gi¸ trÞ cña c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt ®ã. Ngoµi ra,

ho¹t ®éng xÐt xö cßn b¶o vÖ ph¸p luËt b»ng viÖc gãp phÇn hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt.

Th«ng qua thùc tiÔn xÐt xö, cã thÓ thÊy ®−îc hiÖu qu¶ cña ph¸p luËt, trªn c¬ së ®ã cã

nh÷ng h−íng hoµn thiÖn.

Ho¹t ®éng xÐt xö lµ ho¹t ®éng gi¶i thÝch luËt vµ mang tÝnh s¸ng t¹o cao. Ho¹t ®éng

x©y dùng ph¸p luËt ®−îc tiÕn hµnh trªn c¬ së nh÷ng quan hÖ x• héi t−¬ng ®èi æn ®Þnh.

Nh−ng khi ¸p dông ph¸p luËt vµo thùc tiÔn cuéc sèng th× thÊy ph¸t sinh nh÷ng quan hÖ x•

héi cô thÓ víi nh÷ng biÓu hiÖn ®a d¹ng, phong phó. Khi ®ã, ho¹t ®éng xÐt xö ph¶i tiÕn

hµnh gi¶i thÝch luËt trong c¸c tr−êng hîp cô thÓ. Nãi c¸ch kh¸c, ho¹t ®éng t− ph¸p lµ ho¹t

®éng “nãi ra luËt” (action de dire le droit = juridictio). §Ó cã thÓ nãi ra luËt trong nh÷ng

tr−êng hîp cô thÓ, ho¹t ®éng xÐt xö ®ßi hái ph¶i cã tÝnh s¸ng t¹o cao.

C¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh«ng ph¶i lóc nµo ý nghÜa còng minh thÞ, nhiÒu khi rÊt mËp

mê, cã thÓ hiÓu theo nhiÒu nghÜa kh¸c nhau. Khi ®ã, nh÷ng ng−êi tiÕn hµnh ho¹t ®éng xÐt

xö cÇn ph¶i lùa chän nh÷ng ph−¬ng ¸n gi¶i thÝch tèi −u. H¬n n÷a, luËt kh«ng thÓ dù kiÕn

®−îc mäi t×nh huèng x¶y ra trong x• héi, khi ®ã, cã t×nh tr¹ng “lç hæng” ph¸p luËt. Trong

tr−êng hîp nµy, nh÷ng ng−êi tiÕn hµnh ho¹t ®éng t− ph¸p kh«ng thÓ tõ chèi xÐt xö v× lý

do kh«ng cã luËt, mµ “ph¶i t×m ra, x©y dùng lªn, mét gi¶i ph¸p ph¸p lý b»ng c¸ch dùa vµo

phong tôc cæ truyÒn, tµi liÖu so¹n c¸c v¨n kiÖn luËt, vµ nhÊt lµ nh÷ng nguyªn t¾c tæng qu¸t

cña ph¸p luËt” [9, 55]. Ngoµi ra, trong hÖ thèng ph¸p luËt, nhiÒu khi x¶y ra sù xung ®ét

gi÷a c¸c quy ph¹m ph¸p luËt. Víi tr−êng hîp nµy, ng−êi thùc hiÖn quyÒn t− ph¸p ph¶i

gi¶i thÝch luËt ®Ó lùa trän quy ph¹m ®−îc ¸p dông, c¨n cø vµo hiÖu lùc, thêi gian ban

hµnh, tÝnh chÊt thuéc luËt chung hay chuyªn ngµnh cña quy ph¹m ph¸p luËt.

Trong c¸c x• héi tiÒn t− b¶n, víi h×nh thøc chÝnh thÓ qu©n chñ tuyÖt ®èi, quyÒn lùc

nhµ n−íc tËp trung trong tay nhµ vua. Vua lµ chñ thÓ n¾m gi÷ ba quyÒn: lËp ph¸p, hµnh

ph¸p vµ t− ph¸p. Khi nguyªn t¾c tËp quyÒn ®−îc ¸p dông mét c¸ch triÖt ®Ó, nhµ vua ®Ých

th©n xÐt xö c¸c tranh chÊp trong nh©n d©n, trùc tiÕp trõng ph¹t nh÷ng hµnh vi bÞ coi lµ téi

ph¹m, viÖc nµy cã thÓ diÔn ra t¹i cung ®iÖn nhµ vua. Cïng víi sù ph¸t triÓn cña x• héi, do

nhu cÇu ph©n c«ng gi¶i quyÕt c¸c c«ng viÖc trong ®Êt n−íc, nhµ vua ®• chuyÓn mét phÇn

quyÒn t− ph¸p cho quan l¹i tõ trung −¬ng xuèng ®Þa ph−¬ng thùc hiÖn. Tuy nhiªn, c¸c

quan l¹i ®ã ®ång thêi còng lµ nh÷ng quan l¹i hµnh chÝnh, quyÒn t− ph¸p ch−a t¸ch khái

quyÒn hµnh ph¸p, c¬ quan t− ph¸p ch−a t¸ch thµnh mét hÖ thèng ®éc lËp.

ChÝnh thÓ qu©n chñ tuyÖt ®èi ®• tá ra kh«ng phï hîp víi xu h−íng ph¸t triÓn x•

héi, khi chñ nghÜa t− b¶n ra ®êi. Víi môc ®Ých h¹n chÕ quyÒn lùc v« h¹n ®Þnh cña nhµ

1  Xem, Đào Duy Anh.  Hán - Việt từ điển , NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996

vua, c¸c häc gi¶ t− s¶n ®• x©y dùng nªn häc thuyÕt ph©n quyÒn, ®¹i biÓu lµ John Locke vµ Charles Luis Montesquieu. Néi dung cña häc thuyÕt nµy, vÒ c¨n b¶n, lµ c¸c cµnh quyÒn

lùc nhµ n−íc: lËp ph¸p, hµnh ph¸p, t− ph¸p ph¶i t¸ch biÖt vµ ®éc lËp víi nhau, vµ ph¶i

®−îc giao cho c¸c c¬ quan kh¸c nhau thùc hiÖn; vµ c¸c cµnh quyÒn lùc k×m chÕ, ®èi träng

lÉn nhau.

Trong x• héi hiÖn ®¹i, c¸c nhµ n−íc ®Òu thõa nhËn sù t¸ch biÖt cña quyÒn t− ph¸p

khái quyÒn lËp ph¸p vµ quyÒn hµnh ph¸p; ®ång thêi thiÕt lËp mét hÖ thèng c¬ quan ®éc

lËp thùc hiÖn quyÒn t− ph¸p, ®−îc gäi lµ tßa ¸n. ThuËt ng÷ tßa ¸n trong tiÕng Latinh lµ

Forum, nghÜa lµ n¬i c«ng ®−êng, n¬i ho¹t ®éng cña céng ®ång ®−îc tiÕn hµnh. Theo

nghÜa ®ã, tõ khi cã nhµ n−íc, cã ho¹t ®éng xÐt xö, th× ®• cã tßa ¸n. Nh−ng, tßa ¸n, víi

c¸ch hiÓu nh− hiÖn nay lµ mét hÖ thèng c¬ quan ®éc lËp hµnh xö quyÒn hµnh ph¸p, th× chØ

cã trong x• héi t− b¶n chñ nghÜa, vµ x• héi x• héi chñ nghÜa.

II. ĐỊA VỊ  PHÁP LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Trong khi ở các nước phát triển chữ tư pháp chỉ được dùng chỉ cho họat động của

tòa án, thì đối với Nhà nước Việt Nam, "tư pháp" dùng để chỉ cho hoạt động của các cơ

quan tư pháp gồm có Tòa án, Viện kiểm sát, điều tra, luật sư, thi hành án. Nhưng trong

đó chủ yếu là chỉ hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động giám sát của Viện kiểm sát.

Điều 126 Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.”

Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ một vị trí đặc biệt. Bằng hoạt động của mình, Toà án có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn, và đảm bảo công lý, bảo vệ pháp luật và quyền lợi của công dân – một trong những nhiẹm vụ quan trọng bậc nhất của mối quốc gia.

Để thực hiện vai trò to lớn này, Tòa án là cơ quan duy nhất được Hiến pháp giao cho nhiệm vụ xét xử (tài phán) các vụ việc tranh chấp trong các hoạt động của xã hội dựa trên

cơ sở của pháp luật.

Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định:

“Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà

án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án

đặc biệt.

Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Tư pháp là một chế định quan trọng của hiến pháp bên cạnh các chế định không thể thiếu được của hiến pháp với tư cách là một ngành luật của mỗi quốc gia là lập pháp và hành pháp. Quy định Hiến pháp trên chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động xét xử, việc thành lập Tòa án này hay Tòa án kia phải do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất được nhân dân toàn quốc bầu ra, quyết định. Và việc quy định ấy phải được ghi nhận, hay chỉ

ra trong bản văn luật có hiệu lực pháp lý cao nhât – tức là Hiến pháp. Việc quy định này

để ngăn chặn sự thành lập một cách tùy tiện các loại hình xét xử của các cơ quan luật pháp và nhất là của hành pháp. Các cơ quan Nhà nước khác kể cả Chính phủ lẫn Tòa án nhân dân tối cao không được quyền tự thành lập ra một thứ Tòa án theo ý chí chủ quan của mình, để bảo vệ mình và hãm hại cac chủ thể khác.

Cụ thể hóa nguyên tắc hiến định nêu trên Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân quy

định:"...Chỉ có các Tòa án nhân dân và các Tòa án khác mới được quyền xét xử những vụ

án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động kinh tế, và những vụ án khác theo quy

định của pháp luật".

Ngoài nhiệm vụ xét xử, trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng tài sản, tự do nhân phẩm của nhân dân.

Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Trong xã hội chúng ta, việc kết tội một công dân là một việc làm cần phải hết sức thận trọng, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng

và các quyền và lợi ích khác của họ. Việc quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất

có quyền xét xử các vụ án hình sự là nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh những việc làm tuỳ tiện vì không phải bất cứ ai hoặc tổ chức nào cũng có quyền kết tội một công dân. Chỉ có Toà án là cơ quan được pháp luật của Nhà nước quy định có quyền thay mặt Nhà nước mới có đủ điều kiện quy kết một người là có tội hay không có tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội; đảm bảo thực hiện được mục đích hình phạt trừng trị kết hợp với cải tạo và giáo dục, kết hợp giữa phòng ngừa riêng

với phòng ngừa chung. Quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử

các vụ án hình sự phù hợp với nguyên tắc Hiến định:"Không ai có thể bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp

luật".

Vụ án dân sự là vụ án phát sinh trong trường hợp công dân, pháp nhân, tổ chức xã hội, Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể, của Nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc vi phạm. Các vụ án dân sự là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 quy định "công dân, pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình". Toà án phải tôn trọng quyền của công dân, pháp nhân yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Toà án nhân dân không được tuỳ tiện hạn chế công dân thực hiện quyền này, đồng thời tích cực giúp đỡ

các đương sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án đúng pháp luật và cũng không được từ

chối thụ lý những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Ngoài việc giải quyết các tranh chấp nêu trên thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, các Toà án còn được giải quyết những tranh chấp khác như khiếu nại về danh sách cử tri, việc đăng ký hộ tịch, xác định sự mất tích, chết của công dân... Kể từ ngày 30 tháng 12 năm 1993, Quốc hội trong luật phá sản giao cho Toà

án nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Toà án nhân dân Tối cao được quyền giải quyết những yêu cầu về việc tuyên bố phá sản của các doanh nghiệp.

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền xét

xử của các Toà án nhân dân là: Những tranh chấp về quyền sở hữu về tài sản giữa công dân với công dân, giữa công dân với các tổ chức pháp nhân là cơ quan Nhà nước hay các

tổ chức xã hội khác; các tranh chấp về hợp đồng dân sự, các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, các tranh chấp về quyền tác giả, về nhà ở và các tranh chấp về quyền và nghĩa

vụ dân sự khác.

Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình Toà án được quyền xét xử các vụ việc như: Ly hôn, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn; quyền nuôi con khi ly hôn; huỷ việc kết hôn trái phép; chia tài sản thừa kế...

Toà án có thẩm quyền xét xử những vụ việc tranh chấp về lao động như: Xử lý kỷ

luật bằng buộc thôi việc, bồi thường khi vi phạm hợp đồng lao động.

Toà án có thẩm quyền giải quyết những vụ án kinh tế như: Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân; giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, giải thể, hoạt động kinh tế; và các tranh chấp khác về kinh tế theo quy định của pháp luật.

Toà án còn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về quyết định quản lý Nhà nước của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước. Đây là những loại Toà án mới theo tinh thần càng ngày càng mở rộng đối tượng, phạm vi cần phải xét xử trong hệ thống Toà án – Tòa Hành chính.

Thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Luật tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi, ngày 1/7/1994 hệ thống cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước được sát nhập vào Toà án nhân dân, Toà kinh tế được thành lập. Ngày 1/7/1996 Toà án nhân dân có thêm Toà Hành chính, Toà Lao động được thành lập ở cấp tỉnh và cấp trung ương. Ở cấp huyện thì có phân công thẩm phán phụ trách.

Việc tuyên bố xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng đòi hỏi tòa án nâng phải cao chất lượng và mở rộng phạm vi xét xử của mình.  Càng ngày tòa án càng

mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: Ngoài những tòa án kinh tế, tòa án lao động, tòa hành chính, trong tương lai cần phải tính đến cả tòa án hiến pháp – một loại tòa án chuyên biệt xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp của  các quan chức cao cấp nhất của nhà nước và kể cả của Quốc Hội.

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN NHÂN DÂN

Với sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tạị Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra một nhà nước kiểu mới - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ khi ra đời cho đến nay, Nhà nước ta luôn luôn coi Tòa án - cơ quan thực hiện quyền xét xử -  "là một cơ quan trọng yếu của chính quyền".(1)  Ngay sau khi ra đời Chính phủ Lâm thời đã ban hành Sắc lệnh ngày 13 tháng 9

năm 1945 về việc thiết lập các Tòa án quân sự ở Hà nội, Hải phòng, Thái nguyên, Ninh bình, Vinh, Huế, Quảng ngãi, Sài gòn, Mỹ tho để trừng trị bọn việt gian, phản quốc làm

tay sai cho giặc. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời lại ra sắc lệnh thành lập thêm Tòa án quân sự ở Nha trang. Các Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ

(1)  Thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi hội nghị tư pháp toàn quốc 2 -1948

thẩm đồng thời là chung thẩm tất cả người nào phạm vào một việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Những bản án của Tòa án quân sự được thi hành ngay không có chống án trừ trường hợp bản án tuyên tử hình thì phạm nhân đề đơn

lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Ngày 24 tháng 1 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 13 quy định việc tổ chức Toà án ở nước ta như sau:

Các Tòa sơ cấp được tổ chức ở mỗi quận (phủ, huyện, châu).

Ở các tỉnh và các thành phố Hà nội, Hải phòng, Sài gòn - Chợ lớn có một Tòa đệ nhị

cấp làm nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự.

Ở mỗi kỳ có một Tòa thượng thẩm có thẩm quyền xét xử các vụ án bị kháng cáo.

Để giữ vững kỷ luật trong Quân đội nhân dân, ngày 23 tháng 8 năm 1946 Chủ Tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 163 về việc thành lập Tòa án binh để xét xử những quân nhân hay những người làm việc tại cơ quan chuyên môn của quân đội phạm pháp hoặc những kẻ phạm pháp khác làm thiên hại đến quân đội. Ngày 9 tháng 11 năm 1946 Quốc

hội khóa I, tại kỳ họp thứ hai đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - Hiến pháp 1946. Tổ chức của Tòa án ta theo quy định tại chương VI của Hiến pháp 1946 bao gồm: Tòa án tối cao, các Tòa phúc thẩm, các Tòa đệ nhị cấp và các Tòa sơ cấp. Cách thức tổ chức Tòa án lúc này không phải theo nguyên tắc lãnh thổ mà theo cấp xét xử. Theo quy định của Hiến pháp 1946 và sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 hệ thống Tòa án được tổ chức theo các nguyên tắc sau đây:

- Tòa án biệt lập đối với hành chính. Chỉ có Tòa án mới thực hiện chức năng xét xử.

- Các thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm (Điều 64)

- Xử các việc hình sự có phụ thẩm nhân dân tham gia (Điều 65)

- Khi xét xử các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không

được phép can thiệp (Điều 69)

- Các phiên tòa đều công khai, trừ những trường hợp đặc biệt (Điều 67)

- Bị cáo có quyền tự bào chữa lấy hoặc tìm luật sư (Điều 67)

- Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Tòa án (Điều 66)

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, mười ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước có nhiều thay đổi so với quy định của Hiến pháp 1946. Theo Nghị định số 5 ngày 1 tháng 1 năm 1947 của  Bộ trưởng bộ Tư pháp hoạt động xét xử của Tòa

án Thượng thẩm tạm thời đình chỉ. Nghị định số 13 ngày 29 tháng 1 năm 1947 của Bộ

trưởng bộ Nội vụ đã giao cho Ủy ban kháng chiến khu (1)  quyền thành lập Tòa án quân sự

khu để xét xử các tội phản cách mạng. Tiếp theo đó, ngày 16 tháng 12 năm 1947 Chủ tịch

Chính phủ đã ký sắc lệnh giao cho Bộ quốc phòng nhiệm vụ thành lập các Tòa án binh ở

các khu. Ngày 25 tháng 4 năm 1947 Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 45 thành

lập Tòa án Trung ương. Các Tòa án binh là tiền thân của các Toà án quân sự ở nước ta hiện nay.

Năm 1950 cuộc cải cách tư pháp đầu tiên được tiến hành. Ngày 22 tháng 5 năm 1950

Chủ tịch Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp. Với Sắc lệnh này Tòa án Sơ cấp đổi tên thành Tòa án nhân dân huyện, Tòa án đệ nhị cấp đổi tên thành

(1)  Theo Sắc lệnh số 1 ngày 20-12-1946 cả nước ta chia thành mười sáu chiến khu, sau đó nhập thành mười chiến khu

(Dưới cấp khu là tỉnh, huyện, xã). Cũng theo sắc lệnh này bên cạnh ủy ban hành chính thành lập thêm ủy ban bảo vệ, sau

đó ít ngày thì đổi thành ủy ban kháng chiến.

Toà án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc án đổi tên thành Tòa phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân

đổi tên thành Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen khi làm việc như trước đây. Mục tiêu của cuộc cải cách tư pháp này là làm dân chủ hóa bộ máy

tư pháp làm cho Tòa án thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Với mục tiêu này Sắc lệnh quy định khi xét xử thành phần Hội đồng nhân dân phải chiếm đa số trong Hội đồng xét xử. Hội thẩm nhân dân trước đây chỉ tham gia trong xét xử các vụ án hình

sự giờ đây tham dự xét xử cả hình sự và dân sự và có quyền biểu quyết bình đẳng với thẩm phán. Mặt khác ở các huyện còn thành lập Hội đồng hòa giải. Hội đồng hòa giải là hình thức giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hòa giải tất cả các vụ việc dân sự kể

cả vấn đề ly hôn mà trước đây chỉ có Tòa đệ nhị cấp mới có thẩm quyền xem xét. Cải cách tư pháp đã mở rộng thẩm quyền cho ban tư pháp xã về việc xử phạt vi cảnh nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng những vụ việc ít quan trọng làm giảm bớt sự tốn kém

và phiền hà cho nhân dân. Khác với quan niệm trước đây cho rằng các vụ việc dân sự chỉ liên quan đến lợi ích và các mối quan hệ giữa tư nhân với tư nhân, xã hội không nên can thiệp đến, thì nay công tố viên có quyền kháng cáo các án dân sự nếu xét thấy cần thiết.(1)

Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để công dân thực hiện quyền bào chữa của mình. Sắc lệnh số 144 ngày 22 tháng 12 năm 1949 đã cho phép bị cáo và các đương sự ngoài việc nhờ luật sư bào chữa có thể nhờ một công dân được Tòa án nhân dân công nhận bào chữa cho mình. Sắc lệnh này cũng đã quy định việc lập danh sách các bào chữa

viên nhân dân do các đoàn thể nhân dân bầu ra.

Từ năm 1958 đến năm 1961 cuộc cải cách tư pháp lần thứ hai được tiến hành. Tháng

4 năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân  trung  ương,  tách  hệ  thống  Tòa  án  nhân  dân  và  Viện  công  tố  ra  khỏi  Bộ  Tư  pháp thành hai cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội ngày 1 tháng 7 năm 1959 Thủ  tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 256 quy định nhiệm vụ và tổ chức Viện Công tố. Ngày 27 tháng 8 năm 1959 Thủ tướng Chính phủ lại

ra nghị định số 321 về thành lập các viện công tố phúc thẩm. Theo các văn bản pháp luật

nói  trên,  Viện  công  tố  được  thành  lập  từ  trung  ương  đến  cấp  huyện  tạo  thành  một  hệ

thống độc lập trong hệ thống bộ máy Nhà nước.

Ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốc Hội khóa I tại kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp sửa đổi nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hiến pháp 1959 đã xác định

lại vị trí của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong   hệ thống bộ máy Nhà

nước. Hai hệ thống cơ quan này không còn trực thuộc Hội đồng chính phủ mà trực tiếp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Theo Hiến pháp 1959, hệ thống cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương (gồm Tòa án nhân dân tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện và thành phố thuộc tỉnh, các Toà án quân sự và trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt Quốc hội có

thể thành lập Tòa án đặc biệt (Điều 97). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1959 và Luật

tổ chức Tòa án nhân dân 1960 ở  các địa phương được thành lập các Tòa án địa phương. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán được thay thế bằng nguyên tắc bầu thẩm phán. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp  bầu ra.

Nguyên tắc tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ kết hợp với thẩm quyền

xét xử và nguyên tắc bầu cử thẩm phán ở các Tòa án địa phương được tiếp tục khẳng

định trong Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3 tháng 7 năm 1981.

(1)  Xem "Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật". Viện nghiên cứu khoa học pháp lý 1993-tr 299

Tuy nhiên việc quản lý của Tòa án địa phương có sự thay đổi. Học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Luật ngày 3 tháng 7 năm 1981 đã trao quyền quản lý các Tòa

án địa phương về mặt tổ chức cho Bộ Tư pháp.

Với sự ra đời của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28 tháng 12 năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28 tháng 10 năm 1995 cuộc cải  cách tư pháp lần thứ ba được thực hiện. Theo quy định của

các văn bản pháp luật trên đây, Nhà nước ta có các Tòa án sau đây: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố  thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt Quốc hội có thể quyết định thành lập các Tòa án đặc biệt. Các Tòa án quân sự ở nước ta, theo quy định của Điều 2 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự bao gồm Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các

Tòa án quân sự khu vực. Hệ thống các cơ quan Tòa án về cơ bản vẫn như trước đây song

có một số cải cách cần đáng lưu ý:

- Chế độ bầu thẩm phán được thay thế bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán. Theo quy định tại Điều 38 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi  nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Còn các Phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, thẩm phán Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh và các Tòa án quân sự đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Trước năm 1993 trong các Tòa án nhân dân ở nước ta chỉ có Tòa hình sự và Tòa dân

sự. Các tranh chấp kinh tế do Trọng tài kinh tế giải quyết. Nhưng thực tiễn cho thấy rằng việc giải  quyết của trọng tài kinh tế mang tính chất hoà giải, trọng tài nhiều hơn là tính chất xét xử thể hiện quyền lực tư pháp của Nhà nước. Vì vậy luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28 tháng 12 năm 1993 đã quy định: "Tòa án

nhân dân Tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập thêm tòa chuyên trách là Tòa kinh tế để giải  quyết các tranh chấp kinh tế".

Theo quy định của Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm

1994 và có hiệu  lực thi hành ngày 1tháng 1 năm 1995 thì các tranh chấp  lao  động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề, nếu qua hoà giải hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết mà không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết (Điều 164).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động một số tranh chấp   lao động cá nhân có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở. Đó là những tranh chấp sau đây:

- Tranh chấp về sử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật Lao động thì việc kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp thuộc thẩm quyền cùa Tòa án nhân dân. Những quy định đó của   Bộ luật lao động là tiền đề để thành lập thêm Tòa lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Việc giải   quyết các khiếu kiện của nhân dân đối với các quyết định hành chính sai

trái làm thiệt hại đến quyền lợi của dân cũng là một vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra đối

với tổ chức Tòa  án. Trước tình hình đó Quốc  hội lại một lần nữa ban hành luật sửa  đổi

bổ  sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân (Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tám thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995). Theo quy định của luật mới trong hệ thống tổ chức Tòa án cấp trung ương và cấp tỉnh còn có thêm Tòa Lao động và Tòa Hành chính để chuyên xét xử các tranh chấp lao động và hành chính.Ở cấp huyện, quận có thẩm phán chuyên trách xét xử tranh chấp lao động và các khiếu kiện hành chính.

IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Là bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, nên Tòa cũng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung của việc tổ chức, hoạt động bộ máy Nhà nước: Như Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa ...Tuy nhiên, Toà án là cơ quan tài phán. Nó có vị trí đặc biệt trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Công tác của Toà án nhân dân có những nét đặc thù so với công tác của các cơ quan Nhà nước khác, nên các Toà án nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc riêng dựa trên nền tảng các nguyên tắc chung có giá trị cho tất cả các cơ quan Nhà nước như đã nói ở trên. Nếu trong tổ chức và hoạt động của Toà án xa rời những nguyên tắc này sẽ làm cho Toà án mất đi bản chất xã hội chủ nghĩa của nó.

Những nguyên tắc đặc biệt chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân là những nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc độc lập của tòa án

Đây là một nguyên tắc quan trong bậc nhất của tất cả các nguyên tắc điều chỉnh việc

tổ chức và hoạt động của tòa án. Nguyên tắc này được sinh ra do đòi hỏi  phải thực hiện chức năng xét xử một cách công bằng quy định.  Nguyên tắc này được bắt đầu và như là một phần biểu hiện của học thuyết phân quyền trong việc tổ chức của nhà nước dân chủ

tư sản.

Học thuyết của Montesquieu đã trở thành hạt nhân của học thuyết "Tam quyền phân lập". Trong tác phẩm "Tinh thần luật pháp"  Montesquieu viết:

"Khi quyền lập pháp được sát nhập với quyền hành pháp và tập trung vào trong một người hay một tập đoàn thì sẽ không có tự do được bởi vì người ta có

thể sợ rằng chính nhà Vua hay Nghị viện ấy sẽ làm những đạo luật độc đoán để

thi  hành một cách độc đoán.

Sẽ  không  có  tự  do  nếu  quyền  xét  xử  không  được  phân  biệt  với  quyền  lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền xét xử được sát nhập vào quyền lập pháp,

thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức". (1)

Mọi thứ sẽ bị biến mất cả nếu chính một người, hay chính một tập đoàn các thân hào hay các quý tộc hay bình dân hành sự cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các quyết nghị chung và quyền xét xử các tội phạm hay các vụ

tranh chấp giữa các tư nhân. (2)

(1)   Montesquieu – Sđ d., tr. 100.

(2)  Montesquieu - Sđd. tr. 100.

Cùng với sự phát triển của nhà nước và pháp luật, pháp luật và hoạt động của nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tranh chấp pháp luật ngày càng mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau. Để có điều kiện xét xử các hoạt động này, toà án không chỉ có những Toà hình sự, mà còn có những toà án khác trên mọi lĩnh vực khác như toà dân, toà điền địa, toà thương mại, toà hành chính, toà án nhà phố, toà án Hiến pháp... Hoạt động  của những toà án này không chỉ là xét xử những vụ việc vi phạm pháp  luật, mà còn có những phán quyết loại trừ  sự  tranh chấp  quyền  lợi giữa các bên tham gia vào các mối quan hệ pháp luật.

Phải nói một cách công bằng rằng, chế độ dân chủ tư bản và nhất là thời kỳ cách mạng của nó bỏ rất nhiều công sức vào việc đấu tranh giành độc lập cho hoạt động của

toà án. Sự độc lập của toà án khỏi lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong  việc  chống  lại  tình  trạng  tham  nhũng,  lợi  dụng  quyền  lực  của  những  nhà  cầm quyền. Vì đam mê quyền lực, vì vụ lợi mà   họ xâm phạm đến quyền tự do, bình đẳng quyền tự nhiên của quần chúng nhân dân lao động.

Chúng ta vẫn biết rằng, nguyên tắc tổ chức của nhà nước tư bản phát triển luôn luôn phải áp dụng phân quyền, nhưng trên thực tế giữa lập pháp và hành pháp luôn có sự phối

kết hợp với nhau, tạo nên nhà nước của chính thể đại nghị. Phối kết hợp một cách mạnh mẽ, được gọi là phân quyền một cách mềm dẻo, không có sự phối kết hợp một cách chính thức với nhau, được gọi là phân quyền cứng rắn, nhưng trên thực tế vẫn có sự phối kết hợp với nhau, được gọi là chế độ “đại nghị ở hành lang”, tạo nên mô hình của chính thể tổng thống cộng hoà. Vì vậy cho dù có tổ chức nhà nước theo kiểu đại nghị hay tổng thống cộng hoà  có tổ chức nhà nước theo kiểu đại nghị hay tổng thống cộng hoà thì  lập pháp và hành pháp vẫn có sự phối hợp với nhau. Nhưng với tư pháp thì bao giờ cũng là phải độc lập.

Vì vậy có thể nói rằng, trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, lập pháp và hành pháp  bao  giờ  cũng  phải  phối kết  hợp  với  nhau,  nhưng  tư  pháp phải  là  riêng  rẽ,  tức  là trong cơ cấu thống nhất của nhà nước bao giờ cũng phải có một bộ phận đứng ra một cách  riêng  rẽ,  có  trách  nhiệm  phán  xét  những  sự  đúng sai của  2  ngành  quyền  lực nhà nước còn lại. Đó là cành quyền lực tư pháp – toà án với chức năng xét xử . Chính sự độc

lập này cho phép toà án là một chế định quan trọng, có thể nói toà án là thành trì   cuối cùng của nguyên tắc hạn chế quyền lực của nhà nước. Quyền xem xét các luật do lập pháp ban hành và tuyên bố những luật này vi phạm hiến pháp là một sự kiểm tra căn bản nhằm ngăn chặn khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực.

Mọi  cố gắng nhằm đẩy mạnh hoạt động của tư pháp đều phải tập trung vào việc tăng nguyên tắc độc lập của tòa án . Theo Điều 130 của Hiến pháp hiện hành quy định:

“Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Như vậy,  nguyên tắc độc lập của tư pháp được tuyên bố độc lập chỉ tuân theo pháp luật ở một công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng - khi xét xử.  Sự độc lập của toà án

không thể có được nếu chỉ dừng lại ở khâu xét xử. Không thể có sự độc lập khi xét xử,

trong khi các công đoạn khác của cả một quy trình tố tụng không được tuyên bố là độc lập, nhất là trong cuộc sống của thẩm phán và hội thẩm vẫn còn phải phụ thuộc vào lập pháp, vào hành pháp, vào các chủ thể nắm quyền lực khác của nhà nước. Ví dụ như các cấp lãnh đạo của đảng lãnh đạo ở địa phương cũng như ở trung ương. Cho nên nguyên

tắc độc lập này không thể có điều kiện để có thể được thực hiện trên thực tế.  Chính vì lẽ

đó nên các cơ quan toà án Việt Nam hiện nay  vẫn được  tổ chức và hoạt động theo các

đơn vị hành chính, mà  không được tổ chức và hoạt động theo các cấp xét xử.

Tron bản báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1997 với tiêu đề “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi”có đoạn viết:

“Tính độc lập của ngành tư pháp thường bị tổn hại lặp đi, lặp lại trong nhiều  nước,  và  chẳng  có  nước  nào  có  được  ngành  tư  pháp  độc  lập  mà thường bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực chính trị  can thiệp vào những quyết định của nó. Các ngành lập pháp và hành pháp đã dùng nhiều loại nước cờ mở đầu khác nhau để kìm hãm ngành tư pháp của họ. Mặc dù Hiến pháp của Ucraina tuyên bố rằng các toà án độc lập, nhưng các quan toà lại phụ thuộc phần lớn vào các cơ quan hành pháp địa phương về nhà ở của họ. Những quan toà nào chống lại các quan chức địa phương thì rất có khả

năng bị kéo dài thời hạn được cung cấp nhà ở”.1

2. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán

Ở Việt Nam, trước đây chúng ta thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán. Nhưng từ

năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp 1992 chế độ bầu cử thẩm phán đã được thực hiện ở

các cấp Toà án nhân dân. Theo chế độ bầu cử thẩm phán có những ưu điểm là đảm bảo cho nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, pháp lý, đạo đức thay mặt mình xét xử được công minh, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích chính đáng của công dân, đồng thời cũng là nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Tuy nhiên việc thực hiện bầu thẩm phán trong hơn ba mươi năm qua đã bộc lộ những nhược điểm như: Việc thực hiện bầu thẩm phán các Toà án địa phương ở nhiều nơi còn

rất hình thức, nhiệm kỳ ngắn làm cho thẩm phán chưa yên tâm công tác, nhất là việc bầu

cử của những năm qua không cho phép tính đến trình độ, năng lực xét xử của đội ngũ những người đảm nhiệm hoạt động (chức năng) xét xử của Nhà nước. Trong những năm qua, pháp luật quy định chế độ tuyển cử thẩm phán là có cả bầu và bổ nhiệm.Tuy nhiên chế độ bổ nhiệm thẩm phán chỉ được áp dụng đối với thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao.

Chính  vì  những  lẽ  trên,  Hiến  pháp  1992  đã  thay  nguyên  tắc  bầu  thẩm  phán  bằng nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán (Điều 128). Nguyên tắc này đảm bảo cho Nhà nước chọn được những người có đủ điều kiện như bằng cấp ở trình độ cử nhân Luật học và phải qua

lớp đào tào hành nghề của Học viện tư pháp. Với kinh nghiệm trong nghề xét xử, thẩm phán được bổ nhiệm sẽ yên tâm công tác, có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ xét xử và ý thức trách nhiệm cá nhân hơn trong việc đảm bảo Nguyên tắc: "Khi

xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật", đồng thời góp phần  làm cho  hoạt  động  xét  xử  công  bằng thống  nhất  trên  toàn  bộ  lãnh  thổ  đất  nước,

1  Xem, Ngân hàng thế giới: Báo cáo tình hình phát triển thế giới năm 1997/ Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội 1998, tr. 127.

không phụ thuộc vào địa phương. Vì vậy theo quy  định của Hiến pháp hiện hành: trừ

Chánh án Toà án nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu, các Phó Chánh án thẩm phán Toà

án nhân dân Tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân các cấp đều

do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

3. Nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia và hội thẩm ngang quyền với thẩm phán

Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật, việc xét xử không chỉ có những người chuyên môn mà còn có cả đại diện từ phía nhân dân, Hiến pháp quy định: "Việc

xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán" (Điều 129).

Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân là những người lao động hoặc đang ở quân ngũ thay mặt cho nhân dân, cho quân nhân tham gia vào hoạt động xét xử, để đảm bảo cho các quyết định của Toà án không những đúng với pháp luật của Nhà nước mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Chính vì Hội thẩm nhân dân hàng ngày sống gần dân tốt, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân hơn. Sự tham gia xét xử của các Hội thẩm nhân  dân  tại  các  Toà  án  nhằm đảm bảo  để  Toà  án  khi  xét  xử  phải  tính  đến những đặc điểm, phong tục tập quán và nguyện vọng của nhân dân, để các quyết định của Toà án không chỉ đảm bảo tính hợp lý mà còn hợp tình, có tác dụng giáo dục cao. Trong

xét xử, thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều ngang quyền với nhau, cùng nhau thảo luận bàn bạc và quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, thư ký phiên toà, hoặc cùng bàn bạc và quyết định chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, cùng thu thập và đánh giá chứng cứ cũng như các quyết định khác. Tuy nhiên do nhiều hạn chế khác nhau trong thực tế Hội thẩm nhân dân vẫn đóng vai trò phụ trong xét xử.

4. Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật

Nguyên tắc này được quy định tại điều 130 Hiến pháp 1992 và bắt nguồn từ nguyên

tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử, tính thống nhất của pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này là:

Bởi vì ý chí này được thể chế hoá thành pháp luật của Nhà nước khi tiến hành xét xử thẩm phán và hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật tức là xét xử theo ý chí của nhân dân, ý chí của Nhà nước. Sự độc lập của hội đồng xét xử chỉ được đảm bảo trong quá trình xét xử. Khi tiến hành xét xử, thẩm phán và hội thẩm không bị ràng buộc bởi ý kiến của bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân nào. Họ độc lập đánh giá chứng cứ đã thu thập được tại phiên toà, độc

lập xem xét các tình tiết có liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đó áp dụng luật để xử án ra quyết định bản án.

Quan hệ giữa các cấp của Toà án là quan hệ tố tụng nên Toà án cấp trên không được phép dùng mệnh lệnh hành chính buộc Toà án cấp dưới xử theo một tội danh hay xử cho bên nguyên hoặc bên bị hưởng lợi ích nào đó trong vụ kiện dân sự. Đảng lãnh đạo Toà án không chỉ bằng đường lối xét xử mà còn bằng việc chăm lo, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ Toà án, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong cơ quan Toà án. Đảng lãnh đạo Toà án nhưng không làm thay Toà án, không được can thiệp vào việc giải quyết một vụ án cụ thể.

Các cơ quan quản lý đại diện hay Nhà nước không được can thiệp vào việc xét xử

của Toà án. Toà án cũng không được lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát mà phải có kết luận riêng, căn cứ vào pháp luật mà xử lý chính xác. Trong trường hợp

phát hiện các chứng cứ không đủ sức thuyết phục, Tòa án có quyền đình chỉ vụ án không tiến hành xét xử, ra quyết định đình chỉ vụ án, hoặc chỉ tiếp tục điều tra thêm.

5. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Nguyên tắc này được quy định tại điều 131 Hiến pháp năm 1992 và bắt nguồn  từ

nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Xét xử là một hoạt động đặc thù của Nhà nước nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ

nghĩa, có liên quan đến vận mệnh của cá nhân, gia đình, quyền và lợi ích của Nhà nước,

các tổ chức xã hội. Do đó xét xử phải thận trọng, có quyết định đúng đắn, đòi hỏi trí tuệ

của cả tập thể. Nguyên tắc này đòi hỏi các Toà án khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự,

lao động, hôn nhân và gia đình... theo bất cứ thủ tục nào cũng phải thành lập Hội đồng

xét xử. Hội đồng xét xử có thể gồm các thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, cũng có thể

gồm các thẩm phán (không có Hội thẩm nhân dân) nhưng phải có ít nhất từ ba người trở

lên (phải là những số lẻ, do Chánh án quyết định). Hội đồng xét xử làm việc tập thể, cùng nghiên cứu hồ sơ vụ án, cùng thẩm vấn để xác minh các chứng cứ và chịu trách nhiệm

tập thể trước Toà án cấp mình và Toà án cấp trên về kết quả phiên toà. Trên thực tế, do

sự chênh lệch về trình độ hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm xét xử giữa thẩm phán với nhau và với Hội thẩm nhân dân nên nguyên tắc này có khi mang tính hình thức. Vì vậy cần phải tiêu chuẩn hoá đối với thẩm phán và bồi dưỡng kiến thức pháp lý đối với các Hội thẩm nhân dân.

6. Toà án xét xử công khai

Nguyên tắc này được quy định tại điều 131 Hiến pháp năm 1992 và bắt nguồn  từ nguyên tắc phát huy dân chủ đối với nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nguyên tắc này nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia phiên toà xét xử, đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với việc xét xử của Toà án, cũng như tác dụng giáo dục,  phòng  ngừa  của  hoạt động  xét  xử.  Để  thực hiện  nguyên  tắc  này  các  Toà  án nhân dân phải có kế hoạch xét xử các vụ án. Kế hoạch xét xử phải được niêm yết tại trụ

sở của Toà án để nhân dân biết. Đồng thời Toà án phải thông báo cho bị cáo, người bị hại

và các đương sự cũng như những người có liên quan đến vụ án biết địa điểm, thời gian

xét xử. Đối với những vụ án điển hình thu hút sự chú ý của nhân dân, Toà án phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, tham dự. Toà án có thể xét

xử tại phòng xử án của Toà án, cũng có thể xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án. Trong cả

hai trường hợp, địa điểm và thời gian cần phải được thông báo rõ ràng. Mọi công dân từ

16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự phiên toà, được lắng nghe phát biểu của Toà án cũng như  những  người  có  liên  quan đến  vụ  án.  Trong  những  trường  hợp cần  thiết,  để tham khảo ý kiến của nhân dân, Toà án có thể cho phép những người tham dự được phép phát biểu ý kiến.

Toà án cũng có thể xử kín một phần hay toàn bộ vụ án. Đối với những vụ án được xử kín, nói chung mọi người không được phép tham dự. Đối với những vụ án có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật quân sự hay những vụ án về tình dục (như cưỡng dâm, hiếp dâm...) mà những tình tiết của vụ án không có lợi về mặt giáo dục cũng như không có lợi cho người bị hại... Toà án có thể quyết định cho những người có liên quan đến vụ án tham dự một phần hay toàn bộ vụ án. Dù xử công khai hay xử kín, quyết định của Toà án phải được đọc công khai khi tuyên án để mọi người được biết.

7. Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" là một nguyên tắc cơ bản của  nền  dân  chủ  Xã  hội  chủ  nghĩa,  được  quy  định  tại  Điều  52  Hiến  pháp  năm  1992.

Trong hoạt động xét xử, Toà án phải tôn trọng nguyên tắc này để đảm bảo cho vụ án

được xét xử khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Nội dung nguyên tắc này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Mọi hành vi phạm tội, mọi tranh chấp pháp lý do bất cứ ai thực hiện đều được Toà

án xét xử nghiêm minh, công bằng, không thiên vị.

- Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, cho nên bất cứ ai tham gia tố tụng cũng được hưởng những quyền và phải được thực hiện những nghĩa vụ tố tụng đó. Mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt nam nữ, dân tộc tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội và địa vị xã hội.

Vi phạm nguyên tắc này là vi phạm pháp chế Xã hội chủ nghĩa, làm cho việc xét xử không  công  minh,  không đúng  pháp  luật.  Báo  cáo  chính  trị  của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã chỉ rõ "không cho phép ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được

xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử, không được giữ lại để xử lý nội bộ. Không

được làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ".(1)

8. Khi xét xử phải bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, bị can

Đây là một nguyên tắc dân chủ được qui định trong hiến pháp (Điều 132). Bị cáo có quyền tự bào chữa, hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Trong những trường hợp luật định, Toà án phải có trách nhiệm chỉ định người bào chữa cho bị cáo. Việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần làm cho việc xét xử của Toà được khách quan toàn diện và chính xác.

Quyền bào chữa là quyền cơ bản của công dân được pháp luật quán triệt trong các giai đoạn tố tụng. Trong bộ luật tố tụng hình sự, quyền bào chữa của bị can, bị cáo được

mở rộng rất nhiều so với trước đây. Khi tự bào chữa cho mình, bị can, bị cáo vận dụng tất

cả các quyền mà luật pháp cho phép để chứng minh không có tội hoặc làm giảm nhẹ tội cho mình. Nêú bị can, bị cáo không tự bào chữa, thì có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện cho mình bào chữa.

Pháp luật quy định trong những trường hợp: Bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị can, bị cáo phạm vào những tội nặng có khung hình phạt đến tử hình, thì Toà án hoặc cơ quan chức năng phải chỉ định luật sư bào chữa.

9. Toà án bảo đảm cho công dân thuộc các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước toà

Việc xét xử ở các Toà án là một quá trình, trong đó giai đoạn thẩm vấn của Toà án tại phiên toà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định chứng cứ làm cơ sở cho việc nghị án của Toà án. Vì vậy giai đoạn thẩm vấn tại phiên toà hết sức thận trọng, chính xác nhằm

đạt tới sự thật. Những câu hỏi đặt ra phải rõ ràng nhằm làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

mà Toà án quan tâm. Việc trả lời những câu hỏi đó cũng phải được diễn đạt một cách chính xác, đúng sự thật. Để bị cáo, người bị hại cũng như các đương sự và những người làm chứng... trình bày một cách dễ dàng và chính xác, sự cần thiết phải được diễn đạt bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, không nhất thiết phải bằng tiếng nói, chữ viết

(1)  Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI. NXB Sự thật  Hà Nội 1986 tr 121.

phổ thông. Do đó khi cần thiết, Toà án phải chỉ định người phiên dịch.

Trên đây là một số những nguyên tắc cơ bản nổi cộm, có tính đặc thù cho việc tổ chức và hoạt động hiện nay của Tòa án. Tất cả những nguyên tắc trên đều biểu hiện một nguyên tắc chung nhất là Tòa án độc lập. Tòa án phải hoạt động độc lập để xét xử được công bằng – một trong những nguyên lý của nhà nước pháp quyền, với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi người dân. Trong quá trình phát triển của xã hội Việt nam,

tin tưởng rằng sẽ có sự thay đổi nhiều nguyên tắc, nhiều tư tưởng chỉ đạo khác cho việc

tổ chức và hoạt động của Tòa án.

V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HIỆN NAY

Theo quy định của Điều 127 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

hệ thống các cơ quan xét xử của Nhà nước ta gồm có:

- Toà án nhân dân tối cao

- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Toà án quân sự Trung ương

- Các Toà án quân sự quân khu

- Và các Toà án quân sự khu vực

Tổ chức và hoạt động của các Toà án Nhà nước ta hiện nay về cơ bản theo nguyên tắc lãnh thổ kết hợp với thẩm quyền xét xử.

Ở mỗi đơn vị huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Toà án; mỗi khu vực, khu quân sự cũng tổ chức một Toà án. Còn ở Trung ương có một Toà án nhân dân Tối cao.

1. Toà án Nhân dân Tối cao

Toà án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phần của Toà án Nhân dân Tối cao bao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán, và Thư ký Toà án. Nhiệm kỳ của Toà án nhân dân Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Các Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân Tối  cao  do  Chủ  Tịch  nước  bổ  nhiệm,  miễn  nhiệm,  cách  chức  theo  sự  giới  thiệu  của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao.

Toà án Nhân dân Tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử

của các Toà án;

2. Giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của Toà án

đặc biệt và các Toà án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Toà án

đó;

3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.

Toà án Nhân dân Tối cao có thẩm quyền xét xử:

1. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

tố tụng.

Sự hướng dẫn của Toà án Nhân dân Tối cao chủ yếu là hướng dẫn chung bằng văn bản như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, thông tư, chỉ thị nhằm bảo đảm cho các Toà

án nhân dân địa phương, Toà án quân sự áp dụng luật nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế Xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Đối với những vụ án cụ thể thì về nguyên tắc, các Toà án địa phương phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn chung của Toà án nhân dân Tối cao và các thông tư liên ngành mà giải quyết. Nếu có vướng mắc, khó khăn, thì Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn về phương hướng và cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc đó để Toà án cấp dưới tự giải quyết.

Trong tình hình hiện nay đòi hỏi Toà án nhân dân Tối cao phải tăng cường công tác hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp xét xử kịp thời và nghiêm minh những vụ án hình sự nghiêm trọng và những tranh chấp dân sự  phức tạp...(1)

Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn Tòa án cấp dưới đường lối xét xử và áp dụng luật thống nhất. Toà án nhân dân Tối cao còn giám đốc việc xét xử của các Toà án đó, tổng kết kinh nghiệm xét xử và thi hành án trong toàn ngành Toà án.

Giám đốc xét xử ở đây được hiểu là Toà án cấp trên kiểm tra việc xét xử của Toà án cấp dưới để cải, sửa những quyết định xét xử không đúng. Giám đốc xét xử nhằm bảo đảm pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất. Giám đốc xét xử của Toà án cấp dưới thực hiện bằng những hình thức như: Xét lại những bản án và quyết định của Toà án cấp dưới; kiểm tra xét khiếu nại đối với những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ Toà án; sơ kết, tổng kết công tác xét xử. Qua việc giám đốc xét xử của Toà án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự, Toà án nhân dân Tối cao kịp thời sửa chữa những thiếu sót của Tòa án đó. Đồng thời qua việc giám đốc xét xử của Tòa án các cấp, Tòa án Nhân dân Tối cao còn tổng kết về đường lối xét xử, góp phần bổ xung xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng của Tòa án.

Để  thực  hiện  quyền  hạn  một  cách  có  hiệu  quả,  Tòa  án  Nhân  dân  Tối  cao  phải  có những cách tổ chức hoạt động như sau: Hội đồng thẩm phán,  các Toà chuyên trách.

 Hội đồng Thẩm phán

Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án,

các Chánh tòa, Phó Chánh tòa các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân Tối cao, một số thẩm phán Tòa án nhân dân (Do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, quyết định và phải được và Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn).

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là tổ chức hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, đồng thời là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm.

Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp bằng các thông tư, nghị

quyết.

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

- Thông qua các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi Tòa án nhân dân Tối cao trình

Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Giám đốc thẩm những quyết định  bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật.

(1)  Nghị quyết QH  khóa VIII kỳ họp thứ  sáu tháng 12/1998

Hội đồng Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng phải có quá nửa tổng số thành viên tán thành.

Khác với Hiến pháp 1992 Tòa  án Nhân dân tối cao theo quy định của Hiến pháp sửa

đổi năm 2001 không tổ chức Ủy ban thẩm phán.

- Các Tòa chuyên trách

 Toà hình sự của Toà án nhân dân Tối cao gồm có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa,

các  Thẩm  phán,  có  quyền  chung  thẩm  những  vụ  án  đặc  biệt  nghiêm  trọng  như:  Xâm phạm an ninh quốc gia, tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản công dân làm cho nhân dân căm phẫn, mức hình phạt đặc biệt nghiêm trọng có thể tử hình; có quyền xét xử chung thẩm những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân

dân Tối cao lấy lên giải quyết, giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án hoặc quyết định của các Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các Toà án quân sự quân khu

đã có hiệu lực.

 Tòa dân sự của Toà án nhân dân Tối cao cũng gồm có Chánh toà, các Phó Chánh toà, Thẩm phán những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Toà án nhân dân Tối cao lấy lên để giải quyết; giám đốc thẩm và tái phẩm  những bản án, quyết định đã có hiệu lực  pháp luật của Toà án cấp tỉnh và Toà án quân sự quân khu bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

 Các Toà Kinh tế, Lao động, Hành chính của Toà án nhân dân Tối cao gồm Chánh toà, các Phó Chánh toà, các Thẩm phán có quyền phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

_Ngoài các tòa chuyên trách , Tòa án Tối cao còn tổ chức 3 tòa phúc thẩm ở  3 miền

Trung , Nam,  Bắc.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao là người lãnh đạo hoạt động của Tòa án nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức công tác xét xử của Toà án nhân dân tối cao;

2. Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;

5.  Bổ  nhiệm,  miễn  nhiệm,  cách  chức  Chánh  toà,  Phó  Chánh  toà  các  Toà  chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;

6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán;

7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Toà án nhân dân

địa  phương  sau  khi  thống  nhất  với  Thường  trực  Hội  đồng  nhân  dân  địa  phương;  bổ

nhiệm,  miễn  nhiệm,  cách  chức  Chánh  án,  Phó  Chánh  án  Toà  án  quân  sự  quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng;

8. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Toà

án;

9. Báo cáo công tác của các Toà án trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và

Chủ tịch nước;

10. Chỉ đạo việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

11. Quy định bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân

địa phương và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quy định bộ máy giúp việc của các Toà án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;

12. Tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của ngành Toà án bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách; thực hiện các công

tác khác theo quy định của pháp luật. (Điều 25 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm

2002).

Các Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ giúp Chánh án làm nhiệm

vụ theo sự phân công của Chánh án, và có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo thủ tục tố tụng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)

Dưới Tòa án Nhân dân tối cao là các tòa án nhân dân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương. Các tòa án này được tổ chức ra trong phạm vi các đơn hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cấp xét xử quan trọng trong hệ thống xét xử của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Đ i ề u  27  Lu ậ t  T ổ  ch ứ c  Tòa  án  nhân  dân  quy  đị nh:         

1. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương gồm có:

a) Uỷ ban Thẩm phán;

b)  Toà  hình  sự,  Toà  dân  sự,  Toà  kinh  tế,  Toà  lao  động,  Toà  hành chính; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

c) Bộ máy giúp việc.

2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:

1. Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

3. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

C ơ  quan  lãnh  đạ o  cao  nh ấ t  c ủ a  Tòa  án  nhân  dân  t ỉ nh,  thà n h  ph ố

tr ự c  thuôc  trung  ươ ng  là  Ủ y  ba n  t h ẩ m  phán.  Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a)   Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương;

b) Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá chín người.

Uỷ  ban  Thẩm  phán  Toà  án  nhân  dân  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc  trung  ương  có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị;

b) Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Toà án cấp mình và các Toà án cấp dưới;

c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

d) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của các Toà án ở địa phương để báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân tối cao.

3. Phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

D ướ i  Ủ y  ban  th ẩ m  phán  là  các  tòa  chuyên  trách.  Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.

Toà hình sự, Toà dân sự và Toà hành chính Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Toà  Kinh  tế  Toà  án  nhân  dân  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc  trung  ương  có  những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật.

Toà  lao  động  Toà  án  nhân  dân  tỉnh,  thành  phố  trực  thuộc  trung  ương  có  những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Sơ thẩm những vụ án lao động theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Người lãnh đạo cao nhất của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  là Chánh án.   Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử;

b) Chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán;

c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng;

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách

và các chức vụ khác trong Toà án cấp mình, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;

đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Toà án cấp mình và cấp dưới;

e) Báo cáo công tác của các Toà án địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp

và với Toà án nhân dân tối cao;

g) Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.

Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chánh

án  làm nhiệm vụ  theo  sự  phân  công  của  Chánh  án.  Khi  Chánh  án  vắng  mặt,  một  Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Toà án địa phương. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh

Tòa án nhân dân cấp dưới cùng là tòa án được tổ chức ra ở các đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là cấp xét xử đầu tiên còn gọi là cấp sơ thẩm chủ yếu của hệ thống xét xử Việt Nam.

Thà n h  ph ầ n  c ủ a  tòa  án  nhân  dân  huy ệ n,  qu ậ n,  thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư

ký Toà án.

Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

Chánh  án  Toà  án  nhân  dân  huyện,  quận,  thị  xã,  thành  phố  thuộc  tỉnh  có  những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử và các công tác khác theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án cấp trên trực tiếp.

Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

4. Hệ thống tòa án quân sự

Bên cạnh các tòa án dân sự trong hệ thống tòa án Việt Nam có một thống các tòa án quân sự. Các Toà án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Các Toà án quân sự gồm có:

a) Toà án quân sự trung ương;

b) Các Toà án quân sự quân khu và tương đương;

c) Các Toà án quân sự khu vực.

Thành phần của Toà án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án.

Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Toà án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.

Toà án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.

VI. Tòa án trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền

Mét nÒn t− ph¸p ®éc lËp vµ hiÖu nÆng lµ yÕu tè thiÕt yÕu ®èi víi viÖc x©y dùng nhµ

n−íc ph¸p quyÒn. ChÝnh v× vËy, cïng víi chñ tr−¬ng x©y dùng nhµ n−íc ph¸p quyÒn,

§¶ng vµ Nhµ n−íc ta ®• tiÕn hµnh c¶i c¸ch t− ph¸p theo h−íng ®¸p øng c¸c yªu cÇu cña

nhµ n−íc ph¸p quyÒn.

VÒ tæ chøc toµ ¸n

Toµ ¸n n−íc ta hiÖn nay ®−îc tæ chøc theo ®¬n vÞ hµnh chÝnh l•nh thæ. Theo ®ã,

mçi ®¬n vÞ hµnh chÝnh l•nh thæ tõ cÊp huyÖn trë lªn cã mét toµ ¸n. Thùc tiÔn cho thÊy

viÖc tæ chøc Toµ ¸n n−íc ta theo ®¬n vÞ hµnh chÝnh l•nh thæ cã nh÷ng −u ®iÓm nh− thuËn

tiÖn cho nh©n d©n ®i l¹i trong hoµn c¶nh ®−êng x¸ giao th«ng khã kh¨n, kh«ng ®−îc

th«ng suèt, tæ chøc , ho¹t ®éng cña Toµ ¸n ®Þa ph−¬ng g¾n liÒn víi sù l•nh ®¹o cña c¸c

cÊp §¶ng ë ®Þa ph−¬ng vµ chÞu sù gi¸m s¸t cña Héi ®ång nh©n d©n.

Tuy nhiªn, nguyªn t¾c tæ chøc Toµ ¸n theo ®¬n vÞ hµnh chÝnh hiÖn nay ®• béc lé nh÷ng ®iÓm bÊt hîp lý lµm h¹n chÕ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng xÐt xö cña Toµ ¸n.

VÒ sù ®éc lËp cña Toµ ¸n víi c¬ quan hµnh chÝnh: Toµ ¸n lµ mét c¬ quan hiÕn

®Þnh thùc hiÖn quyÒn t− ph¸p- mét trong ba ngµnh quyÒn lùc nhµ n−íc..§Æc thï ho¹t ®éng

cña Toµ ¸n lµ nh©n danh c«ng lý ®Ó ph¸n xÐt vÒ nh÷ng vi ph¹m ph¸p luËt, nh÷ng tranh

chÊp trong nh©n d©n. Nªn, nguyªn t¾c tæ chøc vµ ho¹t ®éng kh«ng theo nguyªn t¾c qu¶n

lý hµnh chÝnh. LÊy ®¬n vÞ hµnh chÝnh lµm tiªu chÝ ®Ó thiÕt kÕ hÖ thèng Toµ ¸n nghÜa lµ ®•

®−a nguyªn t¾c qu¶n lý hµnh chÝnh vµo tæ chøc Toµ ¸n. C¸ch tæ chøc Toµ ¸n hiÖn nay t¹o

ra mét sù ngé nhËn cho r»ng Toµ ¸n nh©n d©n tõ trªn xuèng d−íi ®−îc tæ chøc nh− mét

bé, mét ngµnh thuéc ChÝnh phñ1  H¬n n÷a, qu¶n h¹t cña Toµ ¸n trïng víi ®¬n vÞ hµnh

chÝnh l•nh thæ ®• t¹o ra kh¶ n¨ng cho sù can thiÖp cña chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng vµo ho¹t

®éng xÐt xö cña Toµ ¸n , nguyªn t¾c ®éc lËp xÐt xö cña Toµ ¸n kh«ng ®−îc b¶o ®¶m.

VÒ viÖc ph©n bè biªn chÕ c¸n bé Toµ ¸n : Biªn chÕ thÈm ph¸n vµ c¸n bé d−îc ph©n

bè theo yªu cÇu vµ nhiÖm vô tõng ®Þa ph−¬ng. Nh−ng thùc tÕ ®Õn nay kh«ng cã ®ñ biªn

chÕ theo ph©n bè vµ c¸n bé hiÖn cã còng kh«ng ®¶m b¶o ®−îc nh÷ng tiªu chuÈn theo quy

®Þnh . Theo B¸o c¸o cña Ch¸nh ¸n Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao t¹i kú häp thø 6 Quèc héi

kho¸ 10 vÒ c«ng t¸c Toµ ¸n, tæng sè tÈm ph¸n c¸c Toµ ¸n nh©n d©n ®Þa ph−¬ng lµ 3.160

ng−êi  ,  trong  ®ã:  ThÈm  ph¸n  Toµ  ¸n  nh©n  d©n  cÊp  tØnh  lµ  925  ng−êi/®Þnh  biªn  cña

UBTVQH lµ 1118 ng−êi; ThÈm ph¸n Toµ ¸n nh©n d©n cÊp huyÖn lµ 2127 ng−êi /®Þnh

biªn cña UBTVQH lµ 2847 ng−êi. T×nh tr¹ng th©m hôt biªn chÕ nµy lµ do ph¶i ph©n t¸n

sè l−îng thÈm ph¸n cho c¸c ®Þa ph−¬ng, nhÊt lµ khi chia t¸ch tØng, huyÖn ,hµng lo¹t c¸c

Toµ ¸n ®−îc thµnh lËp ph¸t sinh nhu cÇu vÒ sè l−îng thÈm ph¸n. Sè l−îng c¸n bé kh«ng

tËp trung ®−îc, nhiÒu n¬i thiÕu thÈm ph¸n nh−ng vÉn ph¶i cã c¸n bé lµm c«ng t¸c kÕ to¸n,

thñ quü, v¨n th−,...Trong khi sè l−îng ¸n xÐt xö ngµy cµng nhiÒu, thÈm quyÒn xÐt xö t¨ng,

lo¹i ¸n xÐt xö ®a d¹ng, tr×nh ®é thÈm ph¸n lµ trung cÊp, ®¹i häc chuyªn tu, t¹i chøc,chØ cã

30% lµ ®¹i häc chÝnh quy, ch−a qua ®µo t¹o nghÒ thÈm ph¸n.2

VÒ c¬ së vËt chÊt cña Toµ ¸n : Toµ ¸n nh©n d©n ®Þa ph−¬ng nhiÒu n¬i ®iÒu kiÖn vËt

chÊt , ph−¬ng tiÖn ho¹t ®éng, trô së lµm viÖc cßn thiÕu thèn , ch−a xøng ®¸ng víi tÝnh uy

nghiªm cña mét c¬ quan b¶o vÖ c«ng lý .

VÒ ho¹t ®éng xÐt xö cña Toµ ¸n ®Þa ph−¬ng: Tæ chøc Toµ ¸n theo ®¬n vÞ hµnh

chÝnh g©y ra mét sù kh«ng ®ång ®Òu trong ho¹t ®éng xÐt xö cña Toµ ¸n ®Þa ph−¬ng, ®Æc

biÖt lµ Toµ ¸n nh©n d©n cÊp huyÖn. D©n sè, ®Þa bµn qu¶n lý, c¬ cÊu, ®éng th¸i cña téi

ph¹m vµ c¸c vi ph¹m ph¸p luËt kh¸c, c¸c tranh chÊp trong nh©n d©n... ë mçi ®Þa ph−¬ng lµ

khau, nªn trªn thùc tÕ, cã Toµ ¸n cÊp huyÖn xÐt xö 500 ®Õn 700 vô thËm chÝ 1000 vô mét

n¨m.

VÒ thÈm quyÒn cña Toµ ¸n: C¸ch ph©n ®Þnh thÈm quyÒn xÐt xö gi÷a c¸c cÊp toµ ¸n

hiÖn nay c¨n cø vµo nguyªn t¾c tæ chøc toµ ¸n theo ®¬n vÞ hµnh chÝnh ®• cho thÊy nh÷ng

®iÓm h¹n chÕ. C¸ch ph©n ®Þnh thÈm quyÒn xÐt xö hiÖn nay t¹o ra mét sù qu¸ t¶i ®èi víi

Toµ ¸n cÊp tØnh. Toµ ¸n nh©n d©n cÊp tØnh lu«n ë vµo thÕ g¾ng nÆng v× kh«ng nh÷ng ph¶i

xÐt xö s¬ thÈm ®a sè c¸c vô ¸n h×nh sù mµ cßn ph¶i phóc thÈm sè l−îng lín ¸n h×nh sù s¬

thÈm cña Toµ ¸n cÊp huyÖn bÞ kh¸ng c¸o, kh¸ng nghÞ, ®ång thêi còng ph¶i gi¸m ®èc thÈm

c¸c b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh cña Toµ ¸n nh©n d©n cÊp huyÖn bÞ kh¸ng nghÞ. Toµ ¸n nh©n d©n tèi

cao cã thÈm quyÒn xÐt xö qu¸ réng ®Õn kh«ng tËp trung vµo nhiÖm vô h−íng dÉn c¸c Toµ

¸n nh©n d©n ®Þa ph−¬ng vµ Toµ ¸n qu©n sù c¸c cÊp ¸p dông thèng nhÊt ph¸p luËt vµ ®−êng

lèi xÐt xö, gi¸m ®èc viÖc xÐt xö cña toµ ¸n c¸c cÊp vµ tæng kÕt kinh nghiÖm xÐt xö . Theo

c¸ch ph©n ®Þnh thÈm quyÒn hiÖn nay, Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao ®ang ph¶i tËp trung mét

1  V¨n phßng Quèc héi. HiÕn ph¸p n¨m 1946 vµ sù kÕ thõa, ph¸t triÓn trong c¸c HiÕn ph¸p ViÖt Nam. NXB ChÝnh trÞ Quèc Gia, Hµ Néi, 1998, tr 348.

2  ViÖn nghiªn cøu khoa häc ph¸p lý, Bé T− ph¸p. Kû yÕu héi th¶o: “§æi míi tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña ngµnh t−

ph¸p-Mét sè vÊn ®Ò lÝ luËn vµ thùc tiÔn”. Hµ Néi, 1998, tr102.

phÇn lín thêi gian vµ c¸n bé vµo thùc hiÖn xÐt xö phóc thÈm mµ Ýt cã ®iÒu kiÖn ®Ó gi¸m

®èc viÖc xÐt xö cña Toµ ¸n cÊp d−íi, thùc hiÖn quyÒn gi¸m ®èc thÈm vµ t¸i thÈm.

Do vËy, Ngµy 2/6/2005 Bé chÝnh trÞ ®• cã NghÞ quyÕt sè 49 vÒ ChiÕn l−îc c¶i c¸ch

t− ph¸p ®Õn n¨m 2020. Theo NghÞ quyÕt nµy, hÖ thèng toµ ¸n ®−îc tæ chøc l¹i nh− sau: "

Tæ chøc toµ ¸n theo thÈm quyÒn xÐt xö, kh«ng phô thuéc vµo ®¬n vÞ hµnh chÝnh, gåm: toµ

¸n s¬ thÈm khu vùc ®−îc tæ chøc ë mét hoÆc mét sè ®¬n vÞ hµnh chÝnh cÊp huyÖn; toµ ¸n

phóc thÈm cã nhiÖm vô chñ yÕu lµ xÐt xö phóc thÈm vµ xÐt sö s¬ thÈm mét sè vô ¸n; toµ

th−îng thÈm ®−îc tæ chøc theo khu vùc cã nhiÖm vô xÐt xö phóc thÈm; Toµ ¸n nh©n d©n

tèi cao cã nhiÖm vô tæng kÕt kinh nghiÖm xÐt xö, h−íng dÉn ¸p dông thèng nhÊt ph¸p luËt,

ph¸t triÓn ¸n lÖ vµ xÐt xö gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm."

VÒ ho¹t ®éng cña toµ ¸n

Sù ®éc lËp trong ho¹t ®éng cña toµ ¸n lµ h¹t nh©n cña Nhµ n−íc ph¸p quyÒn. C¶i

c¸ch toµ ¸n h−íng tíi nhµ n−íc ph¸p quyÒn cÇn cã nh÷ng c¬ chÕ ®Ó toµ ¸n ®−îc ho¹t

®éng ®éc lËp. Nguyªn t¾c ®éc lËp xÐt xö cña Toµ ¸n ®−îc Ên ®Þnh trong HiÕn ph¸p, c¸c

v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c lµ c¬ së ph¸p lý cho viÖc gi÷ g×n c«ng lý cña Toµ ¸n trong nh÷ng

n¨m qua. Trªn c¬ së ®ã, Toµ ¸n ®• gãp phÇn tÝch cùc vµo viÖc thùc thi d©n chñ, b¶o vÖ trËt

tù, kØ c−¬ng x• héi, gãp phÇn thùc hiÖn ®−êng lèi míi toµn diÖn cña §¶ng. Tuy nhiªn,

hiÖn nay, nguyªn t¾c ®éc lËp xÐt xö cña Toµ ¸n kh«ng ®−îc qu¸n triÖt mét c¸ch ®Çy ®ñ,

®• cã nh÷ng biÓu hiÖn vi ph¹m nguyªn t¾c nµy. Trong mét nhµ n−íc ph¸p quyÒn, chóng

ra ph¶i cã nh÷ng c¬ chÕ ®Ó kh¾c phôc nh÷ng sù vi ph¹m ®ã, ®¶m b¶o cho Toµ ¸n thùc sù

®éc lËp trong ho¹t ®éng xÐt xö.

Thô tôc tè tông ph¶i ®−îc c¶i tiÕn ®Ó ®¶m b¶o sù ®éc lËp cña Toµ ¸n. Thñ tôc xÐt

xö cña Toµ ¸n ë n−íc ta hiÖn nay lµ thñ tôc xÐt hái. Thùc tiÔn ë ViÖt Nam cho thÊy thñ

tôc nµy ®• lµm choToµ ¸n cã xu h−íng lÖ thuéc vµo c¸c kÕt qu¶ ®iÒu tra, b¶n c¸o tr¹ng

cña ViÖn kiÓm s¸t trong xÐt xö c¸c vô ¸n h×nh sù. §Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng trªn, ®¶m b¶o

tÝnh ®éc lËp xÐt xö cña Toµ ¸n, cÇn ®æi míi thñ tôc tè tông t¹i phiªn toµ theo h−íng  ¸p

dông  nh÷ng  h¹t  nh©n  hîp  lý  cña  m«  h×nh  tè  tông  tranh  tông.  NghÞ  quyÕt  49,  ngµy

2/6/2005  cña Bé chÝnh trÞ, ®• ®−a ra chñ tr−¬ng: " §æi míi viÖc tæ chøc phiªn toµ xÐt xö,

x¸c ®Þnh râ h¬n vÞ trÝ, quyÒn h¹n, tr¸ch nhiÖm cña ng−êi tiÕn hµnh tè tông vµ ng−êi

tham gia tè tông theo h−íng b¶o ®¶m tÝnh c«ng khai, d©n chñ, nghiªm minh; n©ng

cao chÊt l−îng tranh tông t¹i c¸c phiªn toµ xÐt xö, coi ®©y lµ kh©u ®ét ph¸ cña ho¹t

®éng t− ph¸p."

VÒ thÈm ph¸n

§Ó b¶o ®¶m sù ®éc lËp trong xÐt xö, cÇn t¨ng tr¸ch nhiÖm cho c¸c thÈm ph¸n. Mét

khi  tr¸ch  nhiÖm  cña  c¸c  thÈm  ph¸n  ®−îc  t¨ng  c−êng,  c¸c  thÈm  ph¸n  ph¶i  chÞu  tr¸ch

nhiÖm vÒ ph¸n quyÕt cña m×nh th× sù ®éc lËp trong viÖc ra ph¸n quyÕt cña thÈm ph¸n sÏ

®−îc b¶o ®¶m h¬n. C¸c thÈm ph¸n ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ nhøng ph¸n quyÕt oan, sai

¶nh h−ëng ®Õn quyÒn vµ lîi Ých h¬p ph¸p cña c«ng d©n, uy tÝn cña nÒn t− ph¸p quèc gia.

§Ó thùc hiÖn ®−îc ®iÒu nµy, sù ®éc lËp xÐt xö cña toµ ¸n ph¶i ®i liÒn víi mét hÖ thèng

tÝnh thÇn tr¸ch nhiÖm x• héi. C¸c kªnh ®Ó x©y dùng tinh thÇn tr¸ch nhiÖm nµy cã thÓ lµ

c¸c ph−¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng, c¸c tæ chøc cña x• héi c«ng d©n, hoÆc tinh thÇn

tr¸ch nhiÖm cã thÓ ®−îc x©y dùng ngay ë bªn trong chÝnh hÖ thèng t− ph¸p. Trong mét

nÒn t− ph¸p cña nh©n d©n th× nh©n d©n ph¶i tÝch cùc tham gia vµo viÖc theo dâi c¸c th«ng

tin vÒ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng xÐt xö vµ gi¸m s¸t hµnh vi cña c¸c thÈm ph¸n. C¸c tæ chøc

chÝnh trÞ- x• héi cã thÓ ®ãng vai trß gi¸m s¸t t− ph¸p ®Ó lµm t¨ng tr¸ch nhiÖm cña c¸c

thÈm ph¸n. C¸c ph−¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng ph¶i ®ãng vµi tÝch cùc trong viÖc chuyÓn

t¶i c¸c th«ng tin vÒ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña toµ ¸n còng nh− ph¶n øng cña nh©n d©n, d−

luËn x• héi. Trªn ®©y lµ nh÷ng c¸ch thøc gi¸m s¸t tõ bªn ngoµi. Ngoµi ra c¬ chÕ gi¸m s¸t

ho¹t ®éng cña c¸c thÈm ph¸n còng cÇn thiÕt lËp ngay bªn trong hÖ thèng toµ ¸n. §©y lµ

c¸ch thøc gi¶m s¸t tõ bªn trong, ®¶m b¶o cho sù tù kiÓm tra cña hÖ thèng toµ ¸n.

Mét vÊn ®Ò cã ý nghÜa rÊt lín ®èi víi sù ®éc lËp xÐt xö cña c¸c thÈm ph¸n lµ chÊt

l−îng cña ®éi ngò thÈm ph¸n ë nuíc ta hiÖn nay. B¸o chÝ ®• ®−a nhiÒu vô cho thÊy chÊt

l−îng xÐt xö c¸c vô ¸n cña c¸c thÈm ph¸n ch−a ®−îc cao, cßn nhiÒu tr−êng hîp bá lät téi

pdaanM lµm oan sai ng−êi v« téi, vi ph¹m ph¸p luËt tè tông...Tr×nh nghiÖp vô cña thÈm

ph¸n ch−a ®−îc cao nªn ch−a thÓ thùc sù ®éc lËp trong xÐt xö, lÖ thuéc vµo c¸c kÕt qu¶

®iÒu tra. H¬n n÷a gi÷a c¸c thÈm ph¸n trong cïng mét Héi ®ång xÐt xö tr×nh ®é chuyªn

m«n, n¨ng lùc xÐt xö, kinh nghiÖm c«ng t¸c kh¸c nhau nªn nhiÒu khi cã sù phô thuéc, û

l¹i cña ThÈm ph¸n nµy vµo thÈm ph¸n kia. Mét trong nh÷ng nguyªn nh©n cña nh÷ng ®iÒu

nµy lµ chóng ta ch−a cã mét c¬ chÕ ®µo t¹o thÈm ph¸n thèng nhÊt, toµn diÖn. Do ®ã, viÖc

x©y dùng mét c¬ chÕ ®µo t¹o ®ång bé, toµn diÖn cho c¸c thÈm ph¸n lµ cÇn thiÕt trong t×nh

h×nh hiÖn nay.

NhiÖm kú cña thÈm ph¸n còng lµ mét nh©n tè ®Æt biÖt quan träng ¶nh h−ëng ®Õn

sù ®éc lËp xÐt xö cña thÈm ph¸n. NhiÖm kú dµi lµm cho c¸c thÈm ph¸n yªn t©m c«ng t¸c,

tÝch luü ®−îc nhiÒu kinh nghiÖm trong xÐt xö, kh«ng chÞu ¶nh h−ëng tõ c¸c ¸p lùc chÝnh

trÞ còng nh− c¸c ¸p lùc t− nh©n.

CÇn ph¶i quan t©m ®óng møc ®èi víi ®êi sèng vËt chÊt cña thÈn ph¸n. Møc l−¬ng

thÊp chØ ®ñ cho møc sinh ho¹t b×nh th−êng cña c¸ nh©n thÈn ph¸n trong th¸ng th× khã cã

thÓ  b¶o ®¶m ®−îc sù ®éc lËp, v« t− cña c¸c quan toµ tr−íc nh÷ng c¸m dç vËt chÊt. Tham

nhòng, hèi lé lµ nh÷ng nh©n tè ¶nh h−ëng ®Õn sù ®éc lËp xÐt xö cña thÈm ph¸n cã nguyªn

nh©n tõ mét chÕ ®é tiÒn l−¬ng ch−a hîp lý. Nh− vËy, ®Ó ®¶m b¶o cho sù ®éc lËp xÐt xö

cña c¸c thÈm ph¸n ph¶i c¶i tiÕn chÕ ®é tiÒn l−¬ng ®èi víi c¸c thÈm ph¸n. ViÖc t¨ng møc

tiÒn l−¬ng cho c¸c thÈm ph¸n cã thÓ gi¶m bít nhu cÇu cña hä vÒ t¨ng thªm thu nhËp vµ do

®ã sÏ lµm gi¶m bít tham nhòng vµ hèi lé trong ngµnh toµ ¸n. Khi cã mét chÕ ®é tiÒn

l−¬ng hîp lý, c¸c thÈm ph¸n sÏ yªn t©m c«ng t¸c, kh«ng v× thu lîi Ých vËt chÊt mµ lµm

lÖch c¸n c©n c«ng lý.

Kết luận

Hoạt động của tòa án với chức năng xét xử là một phần hoạt động của nhà nước do

các tòa án nhân dân đảm nhiệm. Hoạt động này càng ngày càng trở nên một phần hoạt động quan trọng của nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Khác với trước đây các tòa án không chỉ đảm nhận việc xét xử   các vụ án hình sự, hoạt giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự, mà còn mở rộng ra vụ việc của các lĩnh vực khác như kinh tế, lao động, hành chính, chính trị…. Mọi tranh chấp của xã hội dần dần sẽ được giải quyết trên cơ sở công lý của các loại tòa án. Hoạt động của tòa án sẽ tọa nên cơ

sở niềm tin của nhân dân vào nhà nước.

Câu hỏi ôn tập

1.Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp hiện hành.

2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân.

3. Nội dung của nguyên tắc tòa án độc lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro