Li Thuy Nghe 46=>50

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 46

Câu 1: (2 điểm)

1.Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu: (0,5 điểm)

Giá tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu   

=    Giá nhập khẩu tại của khẩu nhập   

+    Thuế nhập khẩu   

+    Thuế TTĐB (Nếu có)     

Trong đó:

+ Giá nhập khẩu tại cửa khẩu nhập là giá hàng nhập khẩu đã gồm Trị giá tiền hàng công (+) Với chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm quốc tế.

+ Thuế nhập khẩu được tính bằng trị giá nhập khẩu tại của khẩu nhập nhân với thuế suất thuế nhập khẩu.

+ Đối với hàng chịu thuế TTĐB trị giá tính thuế GTGT cũng bao gồn thuế TTĐB của hàng nhập khẩu.

- Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu bao gồm cả yếu tố thuế nhập khẩu. Vì:

+ Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá trong quá trình lưu thông từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Hàng nhập khẩu Liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của hai quốc gia. Là hàng sản xuất tại nước ngoài trong khi đó hàng tiêu thụ tại Việt nam. Do đó Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là trị giá tiền cộng thêm trên trị giá hàng nhập khẩu.

+ Ngoài ra: Thuế nhập khẩu cũng là thuế trực thu. Thuế được cộng vào trị giá    hàng nhập khẩu, người tiêu dùng phải chịu giá hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.

+ Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là cộng thêm ngoài giá bán. Mà từ các lý do trên giá bán của hàng nhập khẩu đã bao gồm thuế nhập khẩu.

Do đó trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế nhập khẩu.

2. Trình bày khái niệm, đặc điểm thuế TTĐB, so sánh thuế TTĐB và thuế GTGT (1,5 điểm)

- Khái niệm thuế TTĐB: Thuế TTĐB là sắc thuế tiêu dùng (gián thu) đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.

Là thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt: hàng hoá, dịch vụ đặc biệt được  quy định bởi mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, thu nhập bình quân của quốc gia đó.

Hàng hoá đặc biệt là những hàng hoá dịch vụ có tính chất vượt trên nhu cầu phổ thông của đời sống xã hội, hàng không có lợi cho sức khoẻ, ảnh hưởng môi trường, lãng phí và có thể ảnh hưởng đến tiêu cự của đời sống xã hội.

- Đặc điểm:

+ Là thuế gián thu một giai đoạn: Thuế được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Là thuế thu một giai đoạn nên không gây trùng lặp: các mặt hàng sản xuất từ vật liệu đầu vào đã chịu thuế TTĐB khi bán ra bán với giá có thuế và được khấu trừ số thuế TTĐB đầu vào của số thuế trong số vật liệu của hàng bán ra tương ứng.

+ Thuế TTĐB thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB thường được thu trên giá trị hoặc trên cơ sở đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn các loại thuế thông thường khác. Xét trên khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng đặc biệt không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Mặt này còn là công cụ để điều tiết hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng có tính chất xa xỉ. Xét trên khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng những hàng hoá này thường là các đối tượng có thu nhập cao. Vì vậy mức động viên cao còn nhằm điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

+ Danh mục hàng hoá chịu thuế TTĐB thường không nhiều thay đổi phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống dân cư

- So sánh đặc điểm thuế TTĐB và thuế GTGT

+ Giống nhau: đều là thuế gián thu. Thuế được là một phận công thêm ngoài giá bán và người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng.

+ Khác nhau: Thuế TTĐB là thuế một giai đoạn. Thuế chỉ đánh vào một khâu trong quá trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Nhưng thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào tất cả các giai đoạn. Tổng thuế của các giai đoạn chính bằng số thuế mà người tiêu dùng phải chịu.

Ngoài ra: Thuế TTĐB điều tiết thu nhập của người lao động còn thuế GTGT có tính luỹ thoái so với thu nhập.

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định số tiền khấu hao và phân phối sử dụng số tiền khấu hao             (2đ)

- Xác định số tiền khấu hao (Mk)

+ Xác định nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu năm KH (NGđ)

NGđ = 12.500.000.000 – 500.000.000 = 12.000.000.000đ

+ Xác định nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao tăng năm KH

 đ

+ Xác định nguyên giá TSCĐ bình quân giảm phải tính khấu hao năm KH

 đ

Þ Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính KH năm KH

 đ

Số tiền khấu hao năm KH

Mk = 12.490.000.000 x 10% = 1.249.000.000đ

- Phân phối và sử dụng số tiền khấu hao

+ Tiền khấu hao từ ngân sách

1.249.000.000 x 40% = 499.600.000đ

+ Tiền khấu hao từ nguồn tự có

1.249.000.000 x 30% = 374.700.000đ

+ Tiền khấu hao từ nguồn đi vay

1.249.000.000 x 30% = 374.700.000đ

2. Xác định tổng giá thành sx và tổng giá thành toàn bộ của sp tiêu thụ     (1đ)

Bảng tính gí thành sp (đvt:đ)

     Sản phẩm      

     A    B      

1. Chi phí nguyên liệu    65.000    85.000      

2.CPTL và các khoản có tính chất lương    46.000    57.500      

3. Chi phí SXC     7.000    8.000      

      Giá thành SX    118.000    150.500      

4. Chi phí BH    3.000    2.500      

5. Chi phí QLDN    4.000    4.000      

Giá thành toàn bộ    125.000    157.000     

Giá thành SX của Sp tiêu thụ

(6000 x 118.000) + (4000 x 150.500) = 1.310.000.000đ

Giá thành toàn bộ SP tiêu thụ

(6000 x 125.000) + (4000 x 157.000) = 1.378.000.000đ

3. Xác định tổng số thuế DN phải nộp cho nhà nước             (2đ)

* Thuế VAT

  Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Thuế VAT đầu ra = Doanh thu tính thuế x Thuế suất thuế VAT

+ DT tính thuế SPA tiêu thụ trong nước

(6000 – 2000) x 150.000 = 600.000.000đ

+ DT tính thuế SPB

(4000 – 1200)x 185.000 = 518.000.000đ

+ DT tiêu thụ nguyên liệu Y

 đ

Þ DT tính thuế VAT

600.000.000 + 518.000.000+200.000.000 = 1.318.000.000đ

Thuế VAT đầu ra:

1.318.000.000 x 5% = 65.900.000đ

- Xác định thuế VAT đầu vào được khấu trừ

+ Thuế VAT đầu vào của nguyên liệu X

(14.000 x 20.000) x 5% = 14.000.000đ

+ Thuế VAT đầu vào của nguyên liệu Y

(20.000 x 30.000) x 5% = 30.000.000đ

Thuế VAT đầu vào được khấu trừ

14.000.000 + 30.000.000 = 44.000.000đ

Þ Thuế VAT phải nộp

65.900.000 - 44.000.000 = 21.900.000đ

* Xác định thuế TN phải nộp

Thuế TN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x  thuế suất

- Xác định thu nhập chịu thuế

+ Thu nhập chịu thuế SP A =  DT tính thuế – chi phí

DT tính thuế của SP A = (2000 x 160.000) + (4000 x 150.000) = 920.000.000đ

Chi phí của SP A = 6000 x 125.000 = 750.000.000đ

Thu nhập chịu thuế SP A = 920.000.000-750.000.000 = 170.000.000đ

+ Thu nhập chịu thuế của sp B

746.000.000-(4000 x 157.000) = 118.000.000đ

+ Thu nhập chịu thuế của  nguyên liệu tiêu thụ

(5.000x 40.000) – (5000 x 30.000) = 50.000.000đ

® thu nhập chịu thuế trong kỳ

170.000.000+118.000.000+50.000.000 = 338.000.000

Þ Thuế TN DN phải nộp

338.000.000 x 25% = 84.500.000đ

Tổng số thuế phải nộp ngân sách năm kế hoạch

21.900.000 + 84.500.000 = 106.400.000đ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 47

Câu 1: (2 điểm)

1.Trình tự lập kế hoạch tài chính: (1 điểm)

Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo kế hoạch, giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch.

    - Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch

    Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu nhập và phân tích thông tin.

    Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Có được những thông tin đúng và kịp thời là cơ sở cho nhà kinh doanh ra quyết định đúng. Ngược lại, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch dễ dàng dẫn đến quyết định sai lắm. Chất lượng lập kế hoạch kinh doanh nói chung cũng như kế hoạch tài chính phụ thuộc rất lớn vào việc thu nhập và xử lý phân tích thông tin.

    Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. Lượng thông tin cần thu thập cũng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

    Những thông tin cần thu thập có thể chia làm hai loại:

    + Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

    + Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

    + Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh doanh và tài chính.

    - Giai đoạn soạn thảo kế hoạch

    Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động thực hiện viện soạn thảo kế hoạch nhằm xác định nhu cầu vốn thực hiện các kế hoạch hoạt động, các nguồn vốn cần huy động, các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán và dự tính kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch

    Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch.

    + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch.

    + Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.

    + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm quyết trong các hoạt động.

    Trên cơ sở đó bổ sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả về xem xét điều chỉnh các kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn).

2. Căn cứ chủ yếu lập kế hoạch tài chính (0,5 điểm)

    - Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động)

    Lập kế hoạch tài chính cũng là quá trình lượng hóa bằng tiền các nhu cầu và chi phí để thực hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật và hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời xác định và huy động các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu đó.

    Vì vậy, mức độ xác thực của kế hoạch tài chính tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật. Tuy vậy, cũng cần thấy việc lập kế hoạch tài chính không chỉ đơn thuần là việc tính toán chuyển đổi thành tiền mà thông qua việc lập kế hoạch tài chính còn kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác.

    - Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước

    Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thá những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

    - Các chiến lược hay định hướng tài chính

    Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập tài chính hàng năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như: Chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức v.v.

    - Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

    Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn… Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự hình thành thị trường chứng khoán, sự phát triển của các Công ty cho thuê tài chính… Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự kiến tài chính của doanh nghiệp.

3. Ý nghĩa của lập kế hoạch tài chính (0,5 điểm)

- Việc lập kế hoạch tài chính giúp cho người lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, cân nhắc xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của các quyết định đầu tư, tài trợ.

- Kế hoạch tài chính là công cụ giúp cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kế hoạch tài chính là căn cứ quan trọng để vay vốn hay thu hút các nhà đầu tư khác bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Câu 2: (5 điểm)

1. Tính số lượng SP kết dư đầu và cuối năm kế hoạch                           (1đ)

* Tính số lượng SP kết dư đầu năm kế hoạch

             Sđi = S3i + Sx4i - St4i

SđA = (12+5) + 330 - 333  = 14 cái

SđB = (44+60) +800 - 810 = 94 cái

SđA = (8+6) + 360 - 350    = 24 cái

* Tính số lượng SP kết dư cuối năm kế hoạch

- Tính số lượng SP gửi bán 31/12 năm kế hoạch

+ Tính số lượng SPSX bq mỗi ngày quý 4 kỳ KH

 cái ;    cái;        

+ Tính số lượng sp gửi bán bq quý 3 kỳ báo cáo

 cái ;   cái

 cái

+ Tính số lượng SX bq mỗi ngày quý 3 kỳ báo cáo

 cái;  cái;  cái

- Số lượng SP gửi bán 31/12 năm kế hoạch

 cái;  cái;  cái

Số lượng SP kết dư cuối năm kế hoạch

SCA = 7 +6      = 13 cái

SCB = 30 + 10 = 40cái

SCC = 6 + 12   = 18 cái

2. Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch                            (1đ)

- Số lượng SP tiêu thụ trong năm kế hoạch:

Sti = Sđi + Sxi - Sci

StA = 14 + 1500 -13 = 1.501 cái

StB =  94 + 4000  - 40 = 4.054 cái

StC = 24 + 1000- 18 = 1.006 cái

- Doanh tiêu thụ sản phẩm năm KH:

TA = (7 x 400) + (1.499 x 400)  = 600.400 nđ

TB = (47 x 700) + (4007 x 690) = 2.797.730 nđ

TC = (12 x 500) +(994 x 490)    = 493.060 nđ

   Doanh thu tiêu thụ SP năm kế hoạch:

       T= TA + TB + TC = 3.891.190 nđ

3. Tính lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch                             (1đ)

Lợi nhuận (P) = Doanh thu (T) - Chi phí (CP)

* Xác định chi phí:

- Tính GTSX đơn vị năm kế hoạch:

ZSXA= 200.000 x 95% = 190.000đ

ZSXB = 400.000 x 98% = 392.000đ

- Giá thành SX của SP kết dư đầu năm kế hoạch:

      (14 x 200) + (94 x 400)+(24 x 200) = 45.200 nđ

- Giá thành SX của SPSX năm kế hoạch:

     (1500 x 190) + (4000 x 392) + (1000 x 200) = 2.053.000 nđ

- Giá thành SX của SP kết dư cuối năm  kế hoạch:

      (13 x 190) + (40 x 392) + (18 x 200) = 21.750 nđ

- Giá thành SX của Sp tiêu thụ:

ZSX = 45.200 + 2.053.000 -21.750 = 2.076.450 nđ

- CPBH và CPQL =  2.076.450 x 20% = 415.290 nđ

- CP = Ztb =  2.076.450 + 415.290 = 2.491.740 nđ

* Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp năm KH

Lợi nhuận (P) = 3.891.190 - 2.491.740 = 1.339.450 nđ

4. Tính hiệu suất luân chuyển VLĐ và số VLĐ tiết kiệm năm kế hoạch          (1đ)

- Hiệu suất luân chuyển VLĐ

+ Số lần luân chuyển VLĐ

 vòng/năm

+ Số ngày luân chuyển VLĐ

  ngày/vòng

- Số vốn lưu động tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn

 nđ         ngày/vòng)

5. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm KH                      (1đ)

             Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp X năm kế hoạch

                                                                         Đvt: 1000đ

Chỉ tiêu    Số tiền      

1. Tổng doanh thu    3.891.190      

2. Giá vốn hàng bán    2.076.450      

3. Lãi gộp    1.814.740      

4. Chi phí BH và CPQL    415.290      

5. Lợi nhuận trước thuế    1.339.450      

6. Thuế thu nhập DN    391.846      

7. Lợi nhuận sau thuế    1.007.604     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 48

Câu 1: (2 điểm)

1. Nội dung:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối: 

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn. Về mặt pháp lý, phần “Tài sản” thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

2. Kết cấu:

Phần “Tài sản” nằm bên trái (với bảng kết cấu theo kiểu hai bên) của bảng cân đối kế toán, phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ tài sản gồm hai loại:

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

 Phản ánh tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty có đến thời điểm báo cáo. Đây là những tài sản mà thời gian sử dụng, luân chuyển thường dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động bao gồm: Tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho; Tài sản lưu động khác; Chi sự nghiệp

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định  và đầu tư dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, giá trị thực của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Kế toán tài sản cố định phải phản ánh ba giá trị của tài sản cố định. Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn vốn khác nhau. Ngoài ra, còn bao gồm cả tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê dài hạn (thuê tài chính). Tài sản cố định bao gồm: Tài sản cố định; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; Các khoản ký quĩ, ký cược dài hạn.

Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với cổ đông, nhà cung cấp, với trái chủ, với ngân sách…

Phần “Nguồn vốn” nằm bên phải (với bảng kết cấu kiểu hai bên) của bảng CĐKT, phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nó cho biết, tài sản của doanh nghiệp được hình thành, được tài trợ từ đâu. Toàn bộ nguồn vốn được chia thành hai mục lớn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu A – Nợ phải trả là số tổng hợp các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn như khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp, vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

 Chỉ tiêu B – Nguồn vốn chủ sở hữu, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB...

Câu 2: (5 điểm)

1. ( 2 điểm ). Xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm A và B năm kế hoạch (  Chi phí sản xuất theo khoản mục )

*Bảng tính chi phí trực tiếp cho một đơn vị  sản phẩm.

(Đơn vị: đồng )

ảụ     Đơị     Đơ     Sản phẩm X    Sản phẩm Y      

               Số lượng    Số tiền    Số lượng    Số tiền      

1.Nguyên vật liệu chính    Kg    12.000d/kg    30    360.000    40    480.000      

2.Nguyên vật liệu phụ        3.000 đ/kg    8    24.000    12    36.000      

3.Giờ công ghế tạo        2.500 đ/giờ    100    250.000    80    200.000      

4.Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất         ( 20% giờ công chế tạo )                50.000        40.000     

*Xác định  chi phí chung cho 1 đơn vị sản phẩm X và Y

Áp dụng công thức: CGTSP =   x TLSP

TLCNSX = ( 250.000 đ x 900  ) + ( 200.000 đ x 600 ) = 345.000.000 đ

                            225.000.000         +       120.000.000 đ

TLSXC(SPX) =   x 225.000.000 đ = 36.000.000 đ

                   36.000.000 đ : 900 SP = 40.000 đ

TLSXC(SPY) =   x 120.000.000  = 19.200.000 d

                     19.200.000 đ : 600 = 32.000 đ

*Xác định  chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm  X  và Y

          27.600.000    đđ       

          345.000.000           

          27.600.000    đđ       

          345.000.000          

*Ta có bảng tính giá thành theo khoản mục

Đơn vị: ( 1.000 đ )

Khoản mục chi phí    Sản phẩm X    Sản phẩm Y      

1.Chi phí trực tiếp    384    516      

2.Tiền lương và các khoản có t/c lương    250 + 50 = 300    200 + 40 = 240      

3.Chi phí sản xuất chung    40    32      

4.Chi phí bán hàng    15    15      

5.Chi phí quản lý doanh nghiệp    20    16      

ZTB đơn vị    759    819     

2. ( 1 điểm ). Xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm X và Y năm  kế hoạch so với năm báo cáo

Áp dụng công thức

Mz =  ( SiL x ZiL ) – ( SiL x Zi0 )

MZ (x ) = ( 900 x 759 ) – ( 900 x 850.080 ) = - 81.972.000 đ

MZ (Y) = ( 600 x 819 ) – ( 600 x 939.550) = - 72.330.000 đ

*Tỷ lệ hạ giá thành

TZ(X) =   x 100 =  10,714 %

TZ(Y) =   x 100  =  - 13,04 %

MZTB ( X + Y ) = - 81.972.000 đ + ( - 72.330.000 đ ) = - 154.300.000 đ

Tz(X+Y) =  x 100 = - 11,61 %

3. ( 2 điểm ). Xác  định thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

*Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp    =    Thuế giá trị gia tăng đầu ra    -    Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ     

*Xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra:

Thuế GTGT  SP X = 1.138.500 x 900 SP x 10% = 102.465.000 đ

Thuế GTGT SP Y =  1.225.500 x 600 SP x 10% = 73.470.000 đ

___________________________________________________

Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra:                  175.935.000 đ

Xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

+ Nguyên vật liệu chính: 54 kg x 12.000 x 10% = 64.800.000 đ

+ Nguyên vật liệu phụ: 15kg x 3.000 x 10%        =  4.500.000 đ

________________________________________________

Tổng số thuế  GTGT đầu vào được khấu trừ =  69.300.000 đ

Vậy số thuế GTGT phải nộp trong kỳ là:

175.936.0    -    69.300.000 = 106.635.000 đ

* Xác định thuế thu  nhập doanh nghiệp  phải nộp.

     + Xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập = doanh thu – chi phí – thuế gián thu

    - Lợi nhuận trước thuế sản phẩm X

                  1.024.650.000 đ – 683.100.000 đ = 386.550.000 đ

    - Lợi nhuận trước thuế của SP Y:

                          735.300.000  đ – 491.400.000 đ = 243.900.000 đ

    Cộng: 386.550.000 đ + 243.900.000 đ = 630.450.000 đ

    - Lợi nhuận trước thuế thu nhập:

                    630.450.000 – 106.635.000 đ = 523.815.000 đ

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là = DT  chịu thuế x thuế suất

        Thuế thu nhập phải nộp = 523.815.000 đ x 25% = 130.953.750 đ

Như vậy trong kỳ số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp là 106.635.000 đ và thuế thu nhập phải nộp là 130.935.750 đ.

SP (x) = 10.246.650.000 d – 683.100.000 đ = 341.550.000 đ

SP (Y ) = 735.300.000 đ - 491.400.000 đ  243.900.000 đ

Thuế giá trị gia tăng SP ( x) = 34.550.000 đ x 10 %

Thuế giá trị gia tăng SP  ( Y ) = 243.900.000 đ x 10 % = 24.390.000 đ

- Lợi nhuận trước thuế SP x = 341.550.000 đ - 34.155.000 đ

- Lợi nhuận trước thuế SP Y = 243.900.000 đ - 24.390.000 đ = 219.510.000 đ

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là:

( 307.395.000 ) + ( 219.951.000 đ ) x 25 % = 131.726.250 đ

Lợi nhuận sau thuế = 472.027.500 đ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 49

Câu 1: (2 điểm)

1. Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi  (0,5 điểm)

 Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty

Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định và đã được xác định trước, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty. Mặt khác cổ phiếu ưu đãi còn nhận được các cổ tức trước các cổ đông thường. Ngoài ra khi công ty bị thanh lý hoặc giải thể thì cổ đông ưu đãi còn được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.

Sự tích lũy cổ tức

Phần lớn các cổ phiếu ưu đãi của Công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy. Điều đó có nghĩa là, nếu trong một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả nợ lợi tức cổ phần ưu đãi. Số cổ tức đó được tích lũy lại tức là được cộng dồn lại và được chuyển sang kỳ kế tiếp. Số cổ tức này phải được trả cho cổ đông ưu đãi trước khi công ty tuyên bố trả cổ tức cho các cổ đông thường. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho các cổ đông ưu đãi.

Không được hưởng quyền bỏ phiếu

Khác với cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như khi thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty.

 Quỹ thanh toán

Một số công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản lập quĩ thanh toán nhằm mỗi năm mua lại và giải phóng một số lượng cổ phiếu ưu đãi theo một tỷ lệ nhất định.

Thời hạn

Cổ phiếu ưu đãi nói chung không có thời hạn thanh toán vốn gốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số Công ty cổ phần ở các nước phát hành cổ phiếu ưu đãi với việc lập quỹ thanh toán, do vậy với loại cổ phiếu ưu đãi này có thời hạn thanh toán.

 2. Phân tích những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng  (1,5 điểm)

a. Những điểm lợi:

- Giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay. Khi công ty huy động vốn theo cách này để mở rộng kinh doanh nếu chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể tuyên bố không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường cho đến khi công ty thu được lợi nhuận và có khả năng trả lợi tức cổ phần. Điều này giúp công ty giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hoặc bị phá sản. Mặt khác, việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng là một phương pháp huy động vốn từ bên ngoài, nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần” như sử dụng nợ vay.

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.

- Trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tư ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác đối với nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra rào chắn chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi vì cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu cho công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào một lượng tài sản thực trong công ty. Do vậy thông thường trong thời kỳ lạm phát thì cổ phiếu thường không bị mất giá như trái phiếu. 

b.  Những điểm bất lợi

- Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát của công ty cũng như quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành. Vì vậy các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty con người khác. Những công ty đang làm ăn phát đạt có khả năng thu lợi nhuận cao nếu sử dụng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn sẽ có lợi hơn cho các cổ đông hiện hành so với việc phát hành thêm cổ phiếu mới.

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường như hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo ...nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Nguyên nhân là do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Để thực hiện trọn vẹn đợt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn; từ đó, các chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn.

- Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuế trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu.

Cần lưu ý để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét, cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:

Trước hết là yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận; trong trường hợp này việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lí hơn so với vay vốn. Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cố định là rất cao.

Tình hình tài chính hiện tại của công ty cũng là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, trong đó kết cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được.

Quyền kiểm soát công ty cũng là yếu tố được nhiều công ty chú ý. Nếu các cổ đông coi trọng vấn đề giữ nguyên quyền kiểm soát công ty thì việc huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường không được tính đến.

Chi phí phát hành cổ phiếu thường cũng là yếu tố cần được cân nhắc kĩ trong việc tìm kiếm các phương tiện huy động vốn. Mặc dù chi phí phát hành cổ phiếu thường lâu hơn so với các loại chứng khoán khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp với những bối cảnh nhất định, việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các công cụ khác thì việc chấp nhận phát hành cổ phiếu thường với chi phí phát hành khá cao vẫn là quyết định đúng đắn.

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định số tiền khấu hao của DN A năm kế hoạch. (2 điểm) (Đơn vị tính: Triệu đồng)

- Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ = 20.500 + 350 – 300 = 20.550

                        500 x11 + 480 x 8 + [(600:1,1) x2]

- NG TSCĐ bq tăng   =                                          =   869,16 (0,75 điểm)

                                         12

              300 x7 + 560 x 6 + 450 x5 + 560 x 4

- NG bq giảm =                                 =   829,16 (0,75 điểm)

                12

NG TSCĐ bq phải tính khấu hao = 20550 + 869,16 – 829,16 = 20.590 (0,25 điểm)

MKH = 20.590 x 10% = 2.059 (0,25 điểm)

2. Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định của DN năm kế hoạch. (2 điểm)

- NG TSCĐ đầu kỳ = 20550

- Vốn cố định đầu kỳ = 20550 – 7800 = 12.750

- NGTSCĐ cuối kỳ = 20.550 +500 + 480 + 545 – 300 -560 – 560 -450 = 20.205 (0,5 điểm)

- Khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 7800 + 2059 -240 -140 – 224 -135 =  9.120 (0,5 điểm)

- Vốn cố định cuối kỳ = 20205 – 9120 = 11.085

- Vốn cố định bq = (12.750 + 11.085)/2 = 11.917,5 (0,25 điểm)

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 45.650/11.917,5 = 3,83 (0,25 điểm)

- TSCĐ bình quân = (20550 + 20.205)/2 = 20.377,5(0,25 điểm)

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 45.650/20.377,5 = 2,2 (0,25 điểm)

3. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh năm kế hoạch (1 điểm)

- Thuế thu nhập DN phải nộp = 3.100 x 0,25 = 775 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 3.100 - 775 = 2.325 trđ

- Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch = 360/60 = 6 vòng

- Số vốn lưu động bình quân sử dụng năm kế hoạch V1bq = M1/L1 = 45.650/6 = 7.608 trđ

- Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm = 11.917,5 + 7.608 = 19.525,5 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh  = 2.325/19.525,5 = 11,9%.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 50

Câu 1: ( 2 điểm)

1. Trình bày khái niệm và giải thích công thức tính lãi đơn, lãi kép (1 điểm)

a. Lãi đơn:

- Là số tiền lãi được xác định dựa trên số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu) với 1 lãi suất nhất định

- Đặc điểm: Chỉ có vốn sinh lời còn lãi không sinh lời

- Áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn

- Công thức tính lãi đơn:

Fn = V0 (1 + i.n)

Trong đó:     Fn: Giá trị tương lai (Giá trị đơn) tại thời điểm cuối kỳ thứ n

                  V0: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu)

                  i: Lãi suất/kỳ (kỳ: Tháng, quí, 6 tháng, năm…)

                        n: Số kỳ tính lãi

b. Lãi kép:

 - Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốc để làm căn cứ tính tiền lãi cho các thời kỳ tiếp theo

- Đặc điểm: Chẳng những vốn sinh ra lãi mà lãi cũng sinh ra lãi (lãi mẹ đẻ lãi con)

- Áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn

- Công thức tính lãi kép:

FVn = V0 (1+i)n

Trong đó:     FVn : Giá trị kép nhận được tại thời điểm cuối kỳ thứ n

                  V0, i, n như trên

2. Tính bài tập (1 điểm)

Gọi A là số tiền phải trả hàng năm

    PV = 200 x 10% + A * = 20 + A *

Tra bảng tài chính số 4 A * 4,2124 = 180  A = 42,731 trđ

Vậy số tiền phải trả hàng năm là 42,73 trđ

Câu 2 : (5 điểm)

1. Xác định tổng doanh thu của DN (DT có cả thuế)                 (1đ)

Tổng DT = DT tiêu thụ sản phẩm (A + B) + DT hàng NK + GT hoa hồng được hưởng

- Xác định DT tiêu thụ SP A(TA)

TA = StA*GA

 SA = 300 +200 – (2000 *10%) = 2.100sp

TA = 2100 * 154.000 = 323.400.000đ

- Xác định DT tiêu thụ SP B(TB)

TB = StB*GB

SB = SđB + SxB - ScB = 500+3000-(3000*10%) = 3.200sp

TB = 3200 * 187.000 = 598.400.000đ

- Xác định doanh thu bán hàng nhập khẩu

TNK = 3000 *352.000 = 1.056.000.000đ

- Hoa hồng được hưởng từ bán đại lý

(1800 * 130.000)*5%=11.700.000đ

Tổng doanh thu của DN trpng kỳ

T = 323.400.000+ 598.400.000+1.056.000.000+11.700.000 = 1.985.500.000đ

2. Xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của sp A và B sản xuất trong kỳ          (1đ)

- Xác định mức hạ giá thành

Mz = å(Qi1Zi1)-(Qi1Zi0)

Mz = [(2000*80.000)-(2000*90.000)]+[(3000*120.000)-(3000*130.000)

Mz = - 50.000.000đ

- Xác định tỷ lệ hạ giá thành

3. Xác định tổng số thuế DN phải nộp cho nhà nước           (3đ)

- Xác định thuế VAT

Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ

+ Thuế VAT đầu ra = Doanh thu tính thuế x Thuế suất thuế VAT

DT tính thuế SPA = StA* giá tính thuế

                             = 2100 x154.000 (1+10%) = 294.000.000đ

DT tính thuế SPB = StB* giá tính thuế

                             = 3200 x187.000 (1+10%) = 544.000.000đ

DT tính thuế của kỳ nhập khẩu = 3.000 x 352.000(1+10%) = 960.000.000đ

Tổng DT tính thuế của DN:

294.000.000+544.000.000+960.000.000+11.700.000= 1.809.700.000đ

Vậy thuế VAT đầu ra của DN

1.809.700.000 x 10% = 180.970.000đ

- Xác định thuế VAT đầu vào được khấu trừ

+ Thuế VAT đầu vào của hàng nhập khẩu = SL hàng hoá NK x giá tính thuế xThuế suất

Giá tính thuế VAT của hàng nhập khẩu = giá nhập khẩu+thuế NK+ thuê TTĐB

Thuế NK 1đvsp X = 20.000 * 20% = 40.000đ/sp

Thuế TTĐB1đvsp X = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất

= (20.000+40.000)*30% = 72.000đ/sp

®Giá tính thuế đầu vào của hàng nhập khẩu là:

200.000 + 40.000+72.000 = 312.000đ/sp

® Thuế VAT đầu vào được khấu trừ của hàng nhập khẩu là

(3000*312.000)*10% = 93.600.000đ

ÞTổng thuế VAT đầu vào được khấu trừ là

50.000.000+93.600.000 = 143.600.000đ

Þ Thuế VAT phải nộp là

180.970.000-143.600.000 = 37.370.000đ

- Xác định thuế nhập khẩu phải nộp

(3000 x 200.000)*20% = 120.000.000đ

- Xác định thuế TTĐB phải nộp

[(3000x(200.000+40.000)]x30% = 216.000.000đ

- Xác định thuế thu nhập DN phải nộp

  Thuế TN phải nộp= (DT tính thuế - chi phí hợp lý)* thuế suất

+ DT tính thuế = Tổng DT - Thuế gián thu

= 1.809.700.000 – (180.970.000+120.000+216.000) = 1.292.730.000đ

+ Chi phí hợp lý = chi phí sp(A+B) + giá vốn hàng nhập khẩu

  Chi phí SX và TTSP = ZSX+ CPBHH+CPQL

Giá thành SXSP A = (300 x 90.000) +(1800x80.000) = 171.000.000

Giá thành SXSP B = (500 x 130.000)+(2700x120.000) = 389.000.000

ÞGT toàn bộ của SPA và B

(171.000.000+389.000.000)*(1+10%) = 616.000.000đ

Giá vốn hàng nhập khẩu:

3000 x 200.000 = 600.000.000đ

Þ chi phí hợp lý trong kỳ

616.000.000 + 600.000.000 = 1.216.000.000đ

Thu nhập chịu thuế trong kỳ

1.292.730.000 – 1.216.000.000 + 11.700.000 = 88.430.000đ

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ:

88.430.000 * 25% = 22.107.500đ

Tổng số thuế DN phải nộp trong kỳ:

37.370.000 + 120.000.000 + 216.000.000 + 22.107.500 = 395.477.500đ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro