Bài 2LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991)LIÊN BANG NGA (1991-2000)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến giữa những năm 70)

+ Công nghiệp: trở thành cường quốc CN thứ hai thế giới (sau Mỹ), đi đầu thế giới trong nhiều ngành CN...
+ Nông nghiệp: sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình 16% /năm
+ Khoa học - Kĩ thuật: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo ; 1961 phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất...
+ Xã hội: đất nước có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng đựơc nâng cao.
+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào gpdt và giúp đỡ các nước XHCN

- Ý nghĩa:
+ Củng cố, tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết
+ Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Liên Xô là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. 

2.Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

 -Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với chế độ tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

- Hai là, không bắt kịp những bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến những khủng hoảng trì trệ. Trong khi vào những năm 70 của thế kỉ XX, - Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phần lớn các nước tư bản biết tận dụng triệt để để đưa nền kinh tế phát triển thì Liên Xô và các nước Đông Âu chậm áp dụng KH - KT vào nền kinh tế .

- Ba là, khi tiến hành cải tổ các nước này lại phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, những sai lầm từ kinh tế đến chính trị làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

*Sau khí Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

3.Nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000
- Về kinh tế:

+ Trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995: -4,1%.

+ Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.

- Về chính trị: tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. - Về đối nội: nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn:

+ Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.

+ Những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.

- Về đối ngoại:

+ Một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế.

+ Mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN).

*Từ năm 2000 V. Putin lên làm Tổng thống:

- Thuận lợi: Nước Nga có những chuyển biến khả quan:

+ Kinh tế dần dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định.

+ Vị thế quốc tế được nâng cao.

- Khó khăn:

+ Nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra.

+ Tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro