2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN TÍCH NÉT CHUNG TRONG CÁI TÔI CỦA BA BÀI THƠ "VỘI VÀNG-Xuân Diệu", "TRÀNG GIANG", "ĐÂY THÔN VĨ DẠ"

1.mở bài: giới thiệu cả 3 tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích

2.thân bài:

a. giải thích:

Dựa vào bài : Khái quát văn học Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng 8 - 1930 - 1945 và đọc bài " Một thời đại trong thi ca" (Hoài Thanh)

+ "Cái tôi cá nhân": là bản ngã của mỗi con người.

+ Đặt trong giai đoạn VH 1930 - 1945 : ta thấy chưa có một thời kỳ nào VH lại sôi nổi như thời kỳ này. Mỗi người bộc lộ nỗi niềm riêng, tâm tư riêng của mình

b. chứng minh:

Thứ nhất, "cái tôi" trong "Vội vàng":

+ XD bộc lộ nỗi niềm khao khát giao cảm với đời, không thoát li đời sống như các nhà thơ mới khác

+ Tâm hồn khao khát được sống, được yêu mãnh liệt : "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"

+ Từ ngữ độc đáo, giọng điệu thơ nhanh, gấp gáp = > truyền tải chân lí sống: tận hưởng, tận hiến

+ Thể thơ tự do, với những câu thơ dài, ngắn khác nhau => bộc lộ những suy nghĩ táo bạo

=> thức tỉnh tuổi trẻ hãy sống gấp gáp, sống có ý nghĩa đừng để thời gian chảy trôi lãng phí

Thứ 2, "cái tôi" trong "Tràng giang"

+ Huy Cận là nhà thơ có một tâm hồn "sầu ảo não", buồn thương nhuốm vào không gian, thiên nhiên, tạo vật.

Nỗi buồn mang màu sắc triết lý xuất phát từ ý niệm con người, thiên nhiên và vũ trụ

+ yêu thơ Đường + ảnh hưởng của VH Pháp => hồn thơ bàng bạc chất Đường thi ( qua thể thơ thất ngôn)

+ thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời nồng cháy nhưng không được đền đáp => khi đứng trước sông nước mênh mang, lòng người càng trở nên cô đơn, lẻ bóng ( khổ thơ thứ 2 ) => khổ thơ 3 : điệp "không.. không" càng thể hiện sự vắng bóng của cảnh vật, sự chia lìa của những sự vật tưởng chừng khôn bao giờ có thể chia lìa. => khổ 4: hiện tại quá đau lòng, nhà thơ nương tựa hồn mình vào quê hương.

Nỗi buồn đau nhất ở khổ 4, đứng trên quê hương mà vẫ thấy thiếu đi quê hương => nỗi lòng của những người vong quốc, những người đang bị nộ lệ, ở trên đất nước mình mà không được tự do.

=> Cái tôi buồn bã, sầu tcho cả một thế hệ thanh niên sống trong cảnh nước mất nhà tan, của kẻ " thiếu quê hương" => lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ

Thứ 3, "cái tôi" trong "Đây thôn Vĩ Dạ"

+ thơ HMT được mệnh danh là Thơ điên, với những cung bậc đa sầu, đa cảm phong phú, đa dạng về nỗi niềm khao khát tình yêu

+ đại từ " ai" xuyên suốt kết nối cả bài thơ với nhiefu cung bậc của kẻ si tình trong tình yêu.

+ đặt trong hoàn cảnh HMT đang trên giường bênh mới thấy nỗi khao khát cháy bỏng về người con gái xứ Huế, nhưng rồi cũng thấy càng hi vọng thì con người lại càng thất vộng ( khổ 4)

c. chỉ ra điểm giống giữa 3 "cái tôi" trên ( điểm chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ mới)

+ đều thể hiện được bản ngã của mỗi người trong việc thể hiện "niềm khao khát giao cảm mãnh liệt với cuộc đời"

+ Thể hiện được tầng sâu cảm xúc của các tác giả trong việc cách tân thơ Việt: thể thơ, sáng tạo những hình ảnh động

+ Kết cấu thơ : mở

+ Ngữ pháp: không có sự can thiệp của các thanh bằng, thanh trắc (thơ thất ngôn), không có sự can thiệp của dấu câu

+ Hình ảnh thơ vừa độc đáo mới lạ, vừa tuôn trào cảm xúc, giàu chất hội họa, âm nhạc

=> Phong cách của các nhà thơ mới. họ làm nên diện mạo thơ 1930 - 1945 : thành những vườn hoa đa hương, đa sắc, đa cung bậc => vượt ra khuôn khổ sự gò ép của những lối mòn thơ cũ
—  tại Lớp Văn Thầy Nhật Chuyên Ôn Thi ĐH 11,12

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lichsu