Không lực Việt Nam Cộng hòa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không lực Việt Nam Cộng hòa, hay Không quân Việt Nam Cộng hòa, là lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tồn tại từ năm 1954 đến năm 1975 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Khẩu hiệu của họ là "Tổ Quốc - Không Gian".

Mục lục [ẩn]

1 Hình thành và phát triển

1.1 Đệ nhất Cộng hòa

1.2 Đệ nhị Cộng hòa

2 Cơ cấu tổ chức Không lực Việt Nam Cộng hòa

2.1 Cơ cấu đơn vị

2.2 Các sư đoàn

2.3 Các phi đoàn [9]

3 Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ

4 Trang bị

5 Chú thích

6 Liên kết ngoài

[sửa] Hình thành và phát triển

Không lực Việt Nam Cộng hòa được khởi sự khi một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp trong thời Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không lực Việt Nam Cộng hòa khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 phi đoàn quan sát L-19 và 25 khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời.[1]

[sửa] Đệ nhất Cộng hòa

Năm 1957 đánh dấu bước ngoặc quan trọng của Không lực VNCH khi phái đoàn Không quân Hoa Kỳ soạn thảo kế hoạch tỉ mỉ huấn luyện cho KLVNCH. Các phi trường Tân Sơn Nhứt, Biên Hòa, Đà Nẵng được chỉnh trang.

Tháng 9 năm 1959 một phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho KLVNCH. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao và hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960 Phi đoàn 1 khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho bộ binh Việt Nam Cộng hòa[2]

Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận tải cơ C47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện các phi công VNCH lái các loại phi cơ này. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku (thời Pháp các phi công thường bay theo thói quen rất ít sử dụng dụng cụ hướng dẫn không hành). Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho KLVNCH thêm 16 vân tải cơ hạng trung C123 trong tháng 12 năm 1961. Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu[3]

Năm 1962, các đơn vị không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp không đoàn tại mỗi vùng chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Plei Ku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ)[4]

[sửa] Đệ nhị Cộng hòa

Năm 1965, KLVNCH có thêm các phi đoàn khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các phi đoàn không vận cánh quạt loại lớn C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook.

Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lữa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc vĩ tuyến 17[5]

Ngày 11 tháng 2 năm 1965, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh phó KLVNCH, làm phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam[6]

Năm 1967, KLVNCH có thêm 1 phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là phi đoàn trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện.[7]

Năm 1970, với đà phát triển nhanh của KLVNCH, các không đoàn chiến thuật dần dần trở thành các sư đoàn không quân (mỗi sư đoàn không quân mới thành lập gồm có 1 không đoàn chiến thuật gốc)

Năm 1975, KLVNCH có 5 sư đoàn không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5, 23 phi đoàn trực thăng với khoảng 1000 phi cơ UH-1 Iroquois và CH-47 Chinook, 8 phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 sư đoàn vận tải (9 phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules), 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), phi đoàn quan sát, và biệt đoàn đặc vụ 314.

[sửa] Cơ cấu tổ chức Không lực Việt Nam Cộng hòa

Quân số vào lúc cao điểm là trên 60.000 quân nhân với hơn 2000 phi cơ các loại.[8]

[sửa] Cơ cấu đơn vị

Đơn vị từ thấp đến cao Anh ngữ tương ứng Chú thích

Phi tuần Section (hay Detail) 2 đến 3 phi cơ

Phi đội Flight 4 đến 6 phi cơ

Phi đoàn Squadron gồm nhiều phi đội hay phi tuần

Liên đoàn Group 2 phi đoàn trở lên

Không đoàn Wing nhiều phi đoàn hay ít nhất 2 liên đoàn bay.

Sư đoàn Air division 2 không đoàn trở lên

Bộ tư lệnh không quân Air command đóng tại Sài Gòn

[sửa] Các sư đoàn

Biểu trưng của Không lực Việt Nam Cộng hòa

Phù hiệu (tròn) của Không lực Việt Nam Cộng hòaBộ tư lệnh không quân đặt tại Sài Gòn

Không đoàn tân trang chế tạo tại Biên Hòa

Sư đoàn 1 không quân tại Đà Nẵng

Không đoàn chiến thuật 41

Không đoàn chiến thuật 51

Không đoàn chiến thuật 61

Sư đoàn 2 không quân tại Nha Trang và Phan Rang

Không đoàn chiến thuật 62

Không đoàn chiến thuật 92

Sư đoàn 3 không quân tại Biên Hòa

Không đoàn chiến thuật 23

Không đoàn chiến thuật 43

Không đoàn chiến thuật 63

Sư đoàn 4 không quân tại Cần Thơ

Không đoàn chiến thuật 64

Không đoàn chiến thuật 74

Không đoàn chiến thuật 84

Sư đoàn 5 không quân tại Sài Gòn

Không đoàn chiến thuật 33

Không đoàn chiến thuật 53

Sư đoàn 6 không quân tại Pleiku và Phù Cát

Không đoàn chiến thuật 72 tại Pleiku

Không đoàn chiến thuật 82 tại Phù Cát

[sửa] Các phi đoàn [9]

Số hiệu của các phi đoàn gồm có 3 chữ số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là phi đoàn liên lạc, số 2 là phi đoàn trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long và số 9 là huấn luyện.

[sửa] Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ

Họ tên Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú

Nguyễn Khánh 1955-1956 Trung tá, Đại tá (1955) Sử dụng chức danh Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng

Trần Văn Hổ 1956-1957] Trung tá (1956), Đại tá (1957) Tư lệnh Không quân dầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Trung tá.

Nguyễn Xuân Vinh 1957-1962 Trung tá, Đại tá (1960)

Huỳnh Hữu Hiền 1962-1963 Trung tá, Đại tá

Nguyễn Cao Kỳ 1963-1965 Đại tá (1963), Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965)

Trần Văn Minh 1965-1975 Thiếu tướng, Trung tướng (1974)

Nguyễn Hữu Tần 1975 Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền tư lệnh cuối cùng.

[sửa] Trang bị

Phi cơ F-5C của Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971

Phi cơ 4400th CCTS T-28 của Không lực Việt Nam Cộng hòa đang bay trên bầu trời

Phi cơ quan sát O-1 thuộc Phi đoàn liên lạc 112 / Không đoàn chiến thuật 23 - Căn cứ Không quân Biên Hòa - 1971

Phi cơ A-1H thuộc Phi đoàn khu trục cơ 520, Căn cứ Không quân Bình Thủy

Phi cơ Cessna U-17A tại Căn cứ Không quân Nha TrangPhi cơ hỏa long (thuật từ Không lực Việt Nam Cộng hòa gọi phi cơ cường kích)

Douglas A-1 Skyraider

Cessna A-37 Dragonfly

Douglas AC-47 Spooky

Fairchild AC-119G Shadow

Fairchild AC-119K Stinger

Oanh tạc cơ

Douglas B-26 Invader - nhận được trong chương trình Farm Gate

Martin B-57 Canberra - Không quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng cho huấn luyện - chưa bao giờ được KLVNCH khai triển cho tác chiến

Khu trục cơ

Grumman F8F Bearcat

Northrop F-5A/B/C Freedom Fighter

Northrop F-5E Tiger II

Phi cơ quan sát và thám thính

Douglas RC-47 Dakota

Northrop RF-5A Freedom Fighter

Cessna L-19/O-1A Bird Dog

Cessna O-2A Skymaster

Morane-Saulnier MS 500 Criquet

Phi cơ trực thăng

Aérospatiale AS-318 Alouette II

Aérospatiale AS-319 Alouette II

Bell UH-1 Iroquois/Huey

Sikorsky H-19 Chickasaw

Sikorsky H-34 Choctaw

Boeing CH-47 Chinook

Phi cơ huấn luyện

Pazmany PL-1

North American T-6 Texan

North American T-28 Trojan - nhận được trong chương trình Farm Gate

Cessna T-37 Tweet

Cessna T-41 Mescalero

Phi cơ đa dụng và vận tải

L-26 Aero Commander

de Havilland Canada C-7 Caribou

Beechcraft C-45 Expeditor

Douglas C-47 Dakota

Douglas DC-6/C-118 Liftmaster

Fairchild C-119 Flying Boxcar

Fairchild C-123 Provider

Lockheed C-130 Hercules

Dassault MD 315 Flamant

de Havilland Canada U-6 Beaver

Cessna U-17A/B Skywagon

Republic RC-3 Seabee

CASA C212 Aviocar

[sửa] Chú thích

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 374, Phạm Phong Dinh, Tủ sách Vinh Danh, tháng 6 năm 1998.

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 375.

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 378.

^ Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tổng hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa tại Úc châu

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 382.

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 384.

^ Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tổng hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa tại Úc châu

^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong máu lữa, trang 19

^ VNAF: South Vietnamese Air Force 1945-1975 by Jim Mesko

[sửa] Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về:

Không lực Việt Nam Cộng hòa

Các đơn vị QLVNCH

The South Vietnamese Air Force 1951-1975 Pictures, stories

Cánh Thép Diễn đàn cựu Không quân VNCH

VNAFmamn.com

Fotos

Video : Một ngày của Không quân

Không lực Việt Nam Cộng hòa

Hoạt động 1955 - 1975

Quốc gia Việt Nam Cộng hòa

Quy mô 63.000 nhân sự (lúc cao điểm)

2075 phi cơ (cao điểm)

Khẩu hiệu Tổ Quốc - Không Gian

Lễ kỷ niệm 1 tháng 7

Tham chiến Chiến tranh Việt Nam

Các tư lệnh

Chỉ huy

nổi tiếng Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Cao Kỳ

Huy hiệu

Dấu tròn

Phù hiệu đuôi

Phi cơ sử dụng

Cường kích MD 315 Flamant, T-28, A-1, A-37, AC-47, AC-119G/K

Ném bom B-57 Canberra

Tác chiến

điện tử EC-47

Tiêm kích F8F Bearcat, F-5A/B/C/E

Tuần tra Republic RC-3 Seabee

Do thám RF-5A, MS 500 Criquet, O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, U-6, U-17

Huấn luyện Pazmany PL-2, T-6, T-28, T-41, T-37, H-13

Vận tải Dassault MD 315 Flamant, C-45, Aero Commander, C-47, DC-6, C-7 Caribou, C-119, C-123, C-130, Alouette II, Alouette III, H-19, UH-1, H-34, CH-47

Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro