lich su

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trình bày sơ lược chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Qua đó, anh (chị) hãy rút ra điểm giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của các cụ?

* Trình bày chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

+ Sơ lược tình hình đất nước, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến Việt Nam.

+ Trình bày tiểu sử và hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

+ Chủ trương cứu nước của hai cụ.

- Phan Bội Châu: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du...)

- Phan Châu Trinh: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội " Khai thông dân trí, mở mang dân quyền"( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..)

* Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

+ Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX.

- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm " Dân nước và nước dân".

+ Khác nhau:

- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.

- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.

Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đđông cách mạng mới.

Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:

*Phong trào đông du:

Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.

Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước

các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.

*Hoạt động yêu nước của Phan Chu Trinh:

Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:

Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế

Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...

Nhìn chung các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều vận động dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

a) Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng vận động và cải cách đầu thế kỉ XX

* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.

PHAN BỘI CHÂU

Chủ trương - Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu", kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.

- Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

phan chau trinh - Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

- Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Biện pháp

- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước

- Bạo động, ám sát.

phan chau trinh

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí

- Vận động đổi mới "phong hóa", cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

b) Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cải cách xã hội :

- Giải phóng dân tộc là cứu nước, Phan Bội Châu nhấn mạnh vấn đề cứu nước để cứu dân còn Phan Châu Trinh nhấn mạnh vấn đề cứu dân (cải cách) để cứu nước. Giải phóng dân tộc đi đôi với cải cách xã hội. Ví dụ vừa hô hào chống đế quốc, phong kiến, vừa vận động quần chúng cải cách, nâng cao dân trí...

- Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương văn Can và Nguyễn Quyền sáng lập chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh .Vì thế phong trào đấu tranh đầu thế kỷ XX là cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc - dân chủ, phong trào đấu tranh đòi giảm sưu thuế ở Trung kỳ năm 1908 là một điển hình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#111