lich su dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: Trình bày cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)?

Trả lời:

Nội dung cơ bản như sau: Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:

14.1 Về chính trị: Đánh đổ Pháp và phong kiến, giành độc lập dân tộc, dựng chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

14.2 Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ tài sản của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ.

14.3 Về văn hoá và xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Chống đế quốc, chống phong kiến song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc dành độc lập dân tộc.

14.4 Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, lôi kéo tiểu tư sản. trí thức, trung nông...đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông. trung tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ.

14.5 Lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

Câu 19: So sánh sự giống và khác nhau giữa cao trào cách mạng 1930-1931 và cao trào 1936-1939?

Trả lời:

Giống nhau:

1.Quy mô: Cả hai phong trào thu hút đông đảo quần chúng trong cả nước trải dài từ Bắc tới Nam.

2.Lực lượng lãnh đạo: Với sự ra đời của Đảng, cả hai phong trào đều được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Khác nhau:

Cao trào 1930-1931

1.Hoàn cảnh: Các nước tư bản chủ nghĩa nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc.

2.Đối tượng cách mạng: Chống đế quốc và phong kiến tay sai.

3.Hình thức đấu tranh: Biểu tình có vũ trang tự vệ, tiến công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phương của công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.

4.Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.

5.Kết quả: Tuy phong trào bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu gây ra nhiêu tổn thất cho cách mạng nhưng trong một thời gian khá dài đã thành lập được chính quyền Xôviết và đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

6.ý nghĩa: Lần đầu tiên xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, là trận thử thách đầu tiên và toàn diện của quần chúng công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cao trào 1936-1939

1.Hoàn cảnh: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi. Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít được thành lập từ tháng 5-1935 do Đảng cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936.

2.Đối tượng cách mạng: Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.

3.Hình thức đấu tranh: Chuyển từ hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi đòi các quyền tự do dân chủ

4.Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng tham gia bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và cả những người Pháp tiến bộ.

5.Kết quả: Giành được một số quyền tự do dân chủ cho người dân, nâng cao uy tín ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng là cuộc chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn cách mạng 1939-1945.

6.ý nghĩa: Chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được công khai tuyên truyền phổ cập trong tất cả quần chúng nhân dân. Là cuộc tổng diễn tập cuối cùng của Đảng để tiến tới cách mạng tháng 8-1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Câu 23: Nghệ thuật nắm bắt thời cơ cách mạng của Đảng khi phát động Tổng khởi nghĩa 8/1945?

Trả lời:

Nghệ thuật nắm bắt thời cơ cách mạng của Đảng khi phát động Tổng khởi nghĩa 8/1945:

23.1 Về khách quan:

23.1.1 Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với sự thắng lợi của phe đồng minh

13.1.2 Mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật và Pháp ở Đông Dương càng trở nên gay gắt. Ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng lật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng.

23.2 Về chủ quan:

23.2.1 Nhân dân Việt Nam cùng lúc chịu hai ách áp bức bóc lột là Nhật Pháp đới sống nhân dân đã khổ cực lại càng khổ cực hơn. Từ khi Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương để cứu vãn tình thế bọn chúng ra sức bóc lột nhân dân ta phục vụ cho chiến trường gây nên nạn đói kinh hoàng 1945 làm cho sự căm thù của nhân dân đến tuột độ.

23.2.2 Mặt khác trong giai đoạn này Đảng ta không ngừng lớn mạnh toàn diện, số lượng đảng viên không ngừng tăng lên, các căn cứ địa cách mạng được thành lập và củng cố ở tất cả địa phương trong cả nước. Từ năm 1943-1945, phong trào cách mạng ngày càng phát triển và đều khắp, tổ chức Việt Minh được thành lập hầu khắp các vùng ở nông thôn và thành thị.

Câu 24: Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách mạng tháng 8-1945?

Trả lời:

Bao gồm có 6 bài học kinh nghiệm chính sau đây:

24.1 Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến: Đảng ta đã xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn cách mạng, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta xác địng nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc .

24.2 Toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công-nông: Cách mạng thắng lợi được là khi có đạo quân chủ lực là liên minh công nông. Dựa trên đạo quân chủ lực làm nền tảng. Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi.

24.3 Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: Đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phát xít, chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, giữa hàng ngũ ngụy quyền sai của Pháp và của Nhật.

24.4 Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân: Bạo lực cách mạng ở đây là sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng và tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị

24.5 Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ: Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta. Cách mạng nổ ra đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ, mâu thuần của nhân dân với bọn chúng vô cùng gay gắt và sự chuẩn bị chu đáo của Đảng cho khởi nghĩa.

24.6 Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa: Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Không ngừng làm trong sạch đội ngũ Đảng viên, tổ chức bồi dưỡng rèn luyện đảng viên về ý chí, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng làm cho Đảng trong sạch vững mạnh

Câu 25: ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năm 1945?

Trả lời:

25.2 Nguyên nhân thắng lợi:

25.1.1 Khách quan: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật bị Liên Xô và đồng minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ bù nhìn thân Nhật Trần Trọng Kim rệu rã.

25.1.2 Chủ quan:

1. Cách mạng Tháng Tám là kết quả và là đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

2. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám là do Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, đoàn kết và thống nhất, quyết tâm lãnh đạo quần chúng giành chính quyền. Đây là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng.

3.Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám chủ yếu và trước hết là thắng lợi của đạo quân chủ lực cách mạng là công nhân và nông dân. Đât là lực lượng hăng hái và triệt để nhất của cách mạng. Cách mạng Tháng Tám là sự nổi dậy đồng loạt của nhân dân cả nước.

25.2 ý nghĩa lịch sử:

25.2.1 Trong nước:

1. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước VN DCCH, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ vận mệnh của mình .

2. Đảng cộng sản Việt Nam tù chỗ hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một Đảng cầm quyền và công khai hoạt động .

3. Thắng lợi cách mạng tháng Tám đánh dấu bước nhảy vọt của dân tộc Việt Nam , mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc ta.

4. Cách mạng tháng Tám thành công khẳng định tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc của Đảng là đúng đắn và sáng tạo. Nó chứng tỏ được vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

5. Cách mạng Tháng Tám để lại cho Đảng nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa

dân tộc.

25.2.2 Quốc tế:

1. Cách mạng Tháng Tám đánh dấu thời kỳ sụp đổ và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, nó chứng tỏ rằng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở các nước thuộc địa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro