lich su dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 26: Bối cảnh Vịêt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945? Vì sao nói sau 8/1945 tình thế cách mạng nước ta như "ngàn cân treo sợi tóc"?

Trả lời:

26.1 Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945:

26.1.1 Nạn đói ở miền Bắc chưa được khắc phục, công nghiệp đình đốn hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt , tài chính khó khăn, người dân không biết chữ, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.

26.1.2 Các lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt Quốc" và "Việt Cách" ra sức chống phá.

26.1.3 ở Miền Bắc gần 2 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào miền Bắc nước ta, ráo riết thực hiện âm mưu đánh đổ chính quyền cách mạng. Phía Nam quân Anh tiếp tay cho Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp nổ súng chiếm Sài Gòn. Trên đất nước 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp đã thực hiện lệnh của quân Anh dọn đường cho Pháp chiếm đóng ở Việt Nam.

26.1.4 Về mặt ngoại giao tuy chúng ta đã tuyên bố độc lập song chứ bất cứ một quốc gia nào công nhận

26.2 Nói sau 8/1945 tình thế cách mạng nước ta như "ngàn cân treo sợi tóc" là vì:

Tuy chúng ta đã dành được độc lập song trên mọi lĩnh vực kinh tế chính trị và văn hoá xã hội chúng đếu phải bắt đầu lại từ đầu, trong lúc ngân khố chính phủ gần như trống rỗng thi cùng lúc chúng ta phải chống 3 thứ giặc đó là giặc đói , giặc dốt và giặc ngoại xâm và hàng loạt tổ chức phản động đang ra sức chống phá, bản thân chúng ta phải tự giải quyết tất cả các vấn đề không có bất Chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đãcứ sự trợ giúp bên ngoài nào phải đương đầu với nhyững khó khăn thử thách rất nghiêm trọng.

Câu 28: Chính sách đối ngoại của Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng trong đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (9/1945 - 12/1945)?

Trả lời:

Sau cách mạng Tháng Tám thành công tình hình nước ta vô cùng khó khăn. Đứng trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc đó Hồ Chủ Tịch và TƯĐ đã có những chính sách đối ngoại sau:

28.1 Sau khi phân tích thái độ và khả năng xâm lược của kẻ thù thì Đảng đã thực hiện chính sách hòa hoãn với quân Tưởng để đánh Pháp ở Việt Nam:

28.1.1 Cung cấp lương thực thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta vẫn chưa thoát khỏi nạn đói.

28.1.2 Mở rộng quốc hội thêm 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ Liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu

28.1.3 Kiên trì giữ vững mục tiêu đoàn kết dân tộc dựa trên nguyên tắc nắm vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

28.2 Sau khi ký hiệp ước thì tình thế cách mạng thay đổi:

28.2.1 Ngày 28/2/1946 Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết theo đó Tưởng để cho Pháp đưa quân ra Bắc, còn Pháp nhân nhượng một số quyền lợi cho Tưởng ở Trung Hoa để Tưởng rút quân về nước do đó ta chọn giải pháp hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước.

28.2.2 Trên cơ sở giữ vững lập trường: độc lập nhưng không liên minh với Pháp, Pháp phải thừa nhận quyền dân chủ tự quyết của nhân dân ta.

28.3 Ngày 6/3/1946 HCM ký hiệp định sơ bộ với Pháp quy định:

28.3.1 Pháp: Tôn trọng và công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do nằm trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp. Việc thống nhất ba kỳ do ta quyết định.

28.3.2 Việt Nam: Đồng ý cho 15000 quân Phápvào thay thế Tưởng trong 5 năm rút hết về nước. Đình chỉ xung đột ở miền Nam và mở cuộc đàm phán để đi đến ký hiệp đinh chính thức.

28.4 Ngày 14/9/1946 Ký bản tạm ước thoả thuận một Chúng ta duy trì một khoảngsố điều về quan hệ kinh tế văn hoá giữa hai nước thời gian hoà bình hiếm có để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt.

Câu 29: Những biện pháp chủ yếu nhằm củng cố, xây dựng và đấu tranh bảo vệ chính quyền sau 8/1945 của Đảng?

Trả lời:

Những biện pháp chủ yếu nhằm củng cố, xây dựng và đấu tranh bảo vệ chính quyền sau 8/1945 của Đảng:

29.1 Chính trị:

29.1.1 Ngày 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước để nhân dân tự mình chọn lựa bầu những đại biểu chân chính của mình vào Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 2/3/1946 Hồ Chí Minh được bầu giữ chức chủ tịch chính phủ.

29.1.2 Tháng 11/1946 quốc hội thông qua hiến pháp của nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà.

29.1.3 Tháng 5/1946 thành lập hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên việt.

29.2 Kinh tế:

29.2.1 Phát động thi đua sản xuất, động viên nhân dân tiết kiệm, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày.

29.2.2 Mở lại các nhà máy, tiến hành khai thác mỏ.

29.3 Giáo dục văn hoá:

29.3.1 Xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ hủ tục.

29.3.2 Pháp triển phong trào bình dân học vụ và kết quả sau cách mạng tháng Tám một năm đã có 2,5 triệu người biết, biết viết.

29.3.3 Ngày 10/10/1945 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập trường đại Văn Khoa Hà Nội nhằm nâng cao nền văn học Việt Nam.

29.4 Đấu tranh chống ngoại xâm: Kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa-Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.

Câu 30: Nguyên nhân của cuộc k/c toàn quốc 12/1946?

Trả lời:

30.1 Pháp dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, chúng tăng cường khiêu khích và lấn chiếm. Ngày 20-11-1946 quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng.

30.2 Ngày 16-12-1946 những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đã họp tại Hải Phòng bàn kế hoạch triển khai đánh chiếm Hà Nội và khu vực bắc vĩ tuyến 16.

30.3 Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội quân Pháp thảm sát đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô. Chủ tịch HCM gửi thư ngoại giao nhưng ko được Pháp tiếp nhận.

Hành động của Pháp đã đặt Đảng và chính phủ ta trước một t ình thế ko thể nhân nhượng thêm với chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến hoạ mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ.

Câu 31: Phân tích nội dung, ý nghĩa của đường lối k/c chống thực dân Pháp xâm lược?

Trả lời:

31.1 Nội dung:

31.1.1 Tính chất: Kế tục sự nghiệp cách mạng tháng 8, cuộc k/c này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc k/c của ta có tính chất dân tộc và dân chủ mới.

31.1.2 Mục đích: Dân tộc k/c đánh bọn thực dân phản động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.

31.1.3 Đường lối k/c: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước cho chiến đấu và để chiến thắng. Chiến tranh là một cuộc đọ sưc toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, trong đó quân sự là mặt trận hàng đầu, nhằm tiêu diệt lực lượng địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, lấy lại toàn bộ đất nước.

31.2 ý nghĩa:

31.2.1 Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" đã vạcg ra một phương châm quyết chiến với thực dân phản động Pháp để dành độc lập, thống nhất thực sự cho đất nước.

31.2.2 Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm của Trường Chinh là đường lối kháng chiến của Đảng ta, dẫn dắt và tổ chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi, trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ anh dũng và nhất định thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro