lich su dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG

Câu 1: phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động trực tiếp đến sự ra đời của đảng cộng sản việt nam

* Sừ ra đời và lớn mạnh của chủ ngĩa đế quốc

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền(giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các nước phong kiến phương đông là thị trường tiêu thụ, mua bán nguyen vật liệu, khai thác sức lao động...đến năm 1914 các nước đế quốc như anh, pháp, mỹ, đức dã chiếm một phần rộng lớn.

Trong trào lưu đó vào năm 1958 Pháp đã vào xâm lược việt nam, biến việt nam thành thuộc địa của pháp, làm biến đổi xã hội việt nam một cách sâu sắc.

Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư vản chnsh quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn, làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng làm tăng mâu thuẫn giữa thuộc địa vad chính quốc, sự phản ứng của các thuộc địa càng quyết liệt.sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thống trị thực dân, lập lại các quốc gia độc lập trên thế giới chịu tác động của chính sách xâm lược, thống trị của thực dân.

* Cách mạng tháng 10 Nga

Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở đông âu bắt đầu từ cách mạng 1905 ở nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương đông. Hàng trăm triệu người cùng hướng về một cuộc sống mới v ới ánh sáng tự do.

Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thành công, đó vừa là một cuộc cách mạng vô sản vừa là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc cách mạng này có một ý nghĩa quan trọng. cách mạng tháng 10 Nga đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, đã mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước Phương tây và phong trào giải phóng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa phương đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, tạo nên sức mạnh to lơn cho cách mạng thế giới nói chung.

Với thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, chủ nghĩa Mac-Lenin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới

Tháng 3-1919 quốc tế cộng sản được thành lập. Tại đại hội II của quốc tế cộng sản, sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin được công bố. luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Câu 4: trình bày quá trình NAQ chuẩn bị về mặt tư tuong, chính trị, và tổ chức cho việc thành lập đảng

Sau cách mạng tháng 10 Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. tháng 7-1920, NAQ đọc bản sơ thảo lần thứ nhất đề cương vắn tắt về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LeNin và đã đi đến một sự lựa chọn dứt khoát cho con đường giải phóng dân tộc do Lenin vạch ra

Tháng 12-1920, tại đại hội đảng xã hội Pháp họp ở tua, NAQ đã tán thành việc gia nhập quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra đảng cộng sản Pháp. NAQ trở thành chiến sỹ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

NAQ tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập đảng cộng sản VN

Về mặt Tư tưởng và chính trị:

Do cách mạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo... để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cách mạng thuộc địa

Người đã viết bài đăng các báo: người cùng khổ do người sáng lập, báo "Nhân đạo" - cơ quan trung ương của đảng cộng sẳn Pháp, báo "đời sống công nhân"- tiếng nói của giai cấp công nhanm báo sự thật(LX)...... và các tác phẩm "bản án chế độ thực dân Pháp", "đường cách mệnh" mang tên người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, người đã tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng. Người vạch trần ban chất xâm lược, phẩn động, bóc lột. đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các thuộc địa. Đặc biệt Người đã trình vày các quan điểm tư tưởng cách mạng thuộc địa mọt cách đúng đăn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh. Hệ thống quan điểm đó được truyền bá vào VN nhằm chuẩn bị về mạt tư tưởng và chính trị cho việc thành lập đảng.

.- Cuối năm 1917, giữa lúc chiển tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp

- Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo "Người cùng khổ", viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.

- Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.

- Năm 1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên...

Về mặt tổ chức

Tháng 12-1924, người đến quảng châu(trung quốc), người tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á-đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân.

Tháng 6-1925, Người thành lập "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tơ chức trung kiên là "cộng sản liên đoàn" làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin" vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó, một só được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động

Hệ thống quan điển ký luận về con đường cách mạng của NAQ đã trở thành tư tương cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản Việt Nam: Đông dương cộng sản đảng(6-1929), AN Nam cống sản đảng(7-1929) và Đông dương cộng sản liên đoàn(9-1929)

Từ ngày 3-7/2/1930, hội nghị thống nhất đảng đã họp tại Hương cảng, dưới sự chủ trì của NAQ đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản việt nam; thông qua chính sách vắn tắt và sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo.

Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng

Được thể hiện thông qua hai tác phẩm Đường Kách Mệnh (1925) và Bản án chế độ thực dân Pháp(1927). Hai tác phẩm đã:

- Vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù. Từ đó thức tỉnh tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.

- Người khẳng định chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để vì quyền lợi của đa số

- Người chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và ở chính quốc và khẳng định cách cách mạng ở thuộc địa phải nổ ra trước và thắng lợi trước chính quốc vì

+ Thuộc địa ở xa chính quốc

+ Người dân thuộc địa bị bóc lột tàn bạo, dã man hơn chính quốc nên tinh thần đấu tranh của họ rất cao.

- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

+ Trước hết phải tiến hành độc lập dân tộc để giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc với toàn bộ CNĐQ.

+ CNXH tạo tính triệt để cho cách mạng vô sản ở thuộc địa, tạo chế độ không áp bức, làm cho nền độc lập dân tộc được vững chắc.

- Lực lượng cách mạng ở thuộc địa

+ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được điều mà các bậc tiền bối đã thất bại: Người chỉ ra rằng muốn làm cách mạng thì phải tập hợp tối đa lực lượng với mục tiêu thêm bạn bớt thù vì xã hội thuộc địa có sự phân hoá rõ ràng

+ Lực lượng chính là giai cấp công - nông.

+ Người nhận thấy: nông dân là động lực cách mạng có sức mạnh to lớn nhưng chỉ khi kết hợp, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thì sức mạnh ấy mới được phát huy

+ Không vì lý do gì mà nhượng bộ một chút nào quyền lợi của công - nông.

- Phương pháp: tiến hành cách mạng bằng bạo lực cách mạng

+ Quần chúng phải được tập hợp rộng rãi

+ Bạo lực cách mạng không chỉ là giành chính quyền mà còn phải giữ chính quyền

+ Tiếp thu tư tưởng bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mac - Lenin

+ Rút kinh nghiệm của những người đi trước

- Đoàn kết quốc tế

+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế

+ Chú trọng liên lạc với giai cấp vô sản Pháp: "Việt Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công - nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ

- Đảng cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải có một chính đảng duy nhất lãnh đạo. Chính đảng đó phải lấy học thuyết Mác - Lênin làm nòng cốt.

Câu 5: phân tích những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản được thông qua tại hội nghị thành lập đảng

Hội nghị thành lập đảng đã thông qua chính sách vắn tắt, sách lược vắn tắt và chương trình tóm tắt do NAQ soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản việt nam. Nội dung cơ bản của cương lĩnh như sau:

Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam la "làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sẳn"

Xấc định những mục tiêu cụ thể của cách mạng:

Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông

Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho chính phủ công nông binhm tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của coong và chia cho dân cày nghèo, mở mang công ngiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.

Về văn hóa xã họi: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa

Những nhiệm vụ trên bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quoocsa giành độc lập dân tộc

Về lực lượng cách mạng:

Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận công nhân, nông dân, và phỉa dựa vào hạng dân cày nghòe, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông...đi vào phe vô sản; đối với phú nông ,trung tiểu địa chủ và tư bản việt nbam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì cần lợi dụng ít hơn làm cho họ đứng trung lập; bọ phận nào rõ phản cách mạng thì phải đánh đổ.

Chủ trương tập hợp lực lượng treen đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Trong liên lạc giai cáp cần phải hết sức cẩn thaanjm không khi napf nhượng một chút lợi ích của công nông mà đi vào thỏa hiệp

Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản. Đảng là đội tiên phong của vô sản pahir thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được đân chúng.

Cách mạng Việt nam là một bộ phạn của cách mạng thế giới, liên kết với những dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng nhân dân Pháp.

Cương lĩnh đầu tiên của đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, theo đường lối cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, thấm quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, và cách mạng ruộng đất là tư tưởn cốt lõi của cương lĩnh này.

Câu 6: Phân tích nội dung của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5-1941) của Đảng

Hội nghị Trung ương Đảng VIII họp ở Pác Bó (Cao Bằng) nhận định rằng Chiến tranh thế giới đang lan rộng. Chiến tranh sẽ làm cho các nước đế quốc bị suy yếu, Liên Xô nhất định thắng và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, cách mạng nhiều nước sẽ thành công và một loạt các nước XHCN ra đời

* Nội dung của Hội Nghị

- Hội nghị nêu rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phát xít Nhật - Pháp. Vì thế, cần phải thay đổi chiến lược. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật "không phải riêng của giai cấp vô sản và dân cày mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương", "cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp là - cách mạng giải phóng"

- Hội nghị chủ trương " khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật". Hội nghị tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu "tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức"

- Với hoàn cảnh mới của Đông Dương, Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương . Hội nghị thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: VN độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở sự ra đời của mặt trận ở mỗi nước, sẽ tiến tới thành lập mặt trận chung cho cả ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh. Các dân tộc Đông Dương phải đoàn kết chống lại kẻ thù chung

Song nói đến sự tự do, độc lập của mỗi dân tộc, Đảng hết sức tôn trọng và thi hành đúng chính sách "dân tộc tự quyết"đối với các dân tộc ở Đông Dương.

- Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta: phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân trong giai đoạn hiện tại; cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng và hình thức tổ chức thích hợp, tiến hành xây dựng căn cứ địa

- Hội nghị đặt biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trường Chinh làm Tổng bí thư.

* Ý nghĩa của Hội nghị

Hội nghị đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lược cách mạng. Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

Câu 7: phân tích nội dung của bản chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành đọng của chúng ta của ban thường vụ trung ương đảng

Hoàn cảnh :

Nhật xâm lược đông dương. N_P cấu kết với nhai đàn áp phong trào cách mạng VN. Song mâu thuẫ giữa chúng ngày càng gay gắt. Bấy giờ đảng ta dự đoán: nhất định N_P sẽ thôn tính lẫn nhau

Đầu năm 1954, chiến tranh thế giới thú hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nước pP được giải phóng, chính phủ đờgôn trở lại Pari. Quấn anh đánh lui quân Nhật ở Miến điện

Thực dân Pháp theo phái đờgôn ngóc đầu dậy, hoạt động róa riết, chờ quân đồng minh vào sẽ lạt đổ quân Nhật để khôi phục quyền thống trị

Phát xít Nhật đứng trước tình thế thất bại tại thái bình dương nen phải nhanh chóng làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp

Ban thường vụ trung ương đảng họp từ ngày 9-3-1945 đến ngày 10 đá đánh giá tình hình quân địch, nhận định thời cơ khởi nghĩa và đã đưa ra bản chị thị"Nhạt- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"

Nội dung chủ yếu của bản chỉ thị:

Bản chị thị đã nhận định rằng cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm đông dương đã tạo ra một cuộc khủng hoản chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi. tuy nhiên, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chống chín muồi(chính tri khủng hoảng do cuộc đảo chính gây ra, nạn đói ghe ghớm và chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt)

Chỉ thị xác định kẻ thù, cụ thể trước mắt và suy nhất của nhan dân đông dương là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp" bằng khẩu hiệu"đánh đuổi phát xít Nhật" và đưa ra khẩu hiệu"thành lập chunhs quyền cách mạng của nhân dân đông dương".

Chỉ thị chủ động phát động cao trào kháng chiến chống nhật cứa nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa; phải có những hình thức tuyen truyền, đấu tranh hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như đây mạnh tuyên truyền vũ trang, biểu tình, tuần hành,thị uy, bãn công chính trị, phá các kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, lập chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng để khi có đủ điều kiện sẽchuyển thành khởi ngĩa.

Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Đó là phương pháp duy nhất của dân tộc để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi quân Nhật và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi có thời cơ

Dự đoàn thời cơ khởi nghĩa:

+ quân đồng minh kéo vào đông dương đánh Nhật, Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân đồng minh để phía sau hở

+ Cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền cách mạng nhân dân Nhật được thành lập

+ Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940. quân đội viễn chinh Nhật hoàng mang, mất hết tinh thần

Chỉ thị cũng nêu rõ, dù sao ta cũng không được ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính.

Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của đảng. đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng và việh minh trong cao trào chống Nhật cứa nước, trực tiếp dẫn đến thành công của cách mạng tháng 8-1945 .

Câu 8: ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

Cách mạng tháng 8 nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thận lợi: kẻ thù trực tiếp của chúng ta là phatsxits nhật đã bị liene xô và đồng minh đánh bai. Đảng cộng sản đông dương đã chớp thời cơ đó, phát động cuộc tổng khởi nghĩa đã dành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

1.Ý nghĩa lịch sử

Chiến tháng đó có một ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn.

Thắng lợi đã đạp tan xiềng xích nô lệ của thực đân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của Nhật, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở đông nam châu á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, người dân của một đất nước tự do, đứng len làm chủ vận mệnh đất nước mình. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập tự do, đảng ta từ hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành đảng cầm quyền và hoạt động công khai.

Với cách mạng tháng tám chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân VN ta có thẻ tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức cũng có thẻ tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mwois 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạn thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.

- Thắng lợi này đã chứng tỏ rằng: dưới sự lãnh đạo của ĐCS với đường lối chính trị đúng đắn, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa dù nhỏ yếu vẫn hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.

Thắng lợi của cách mạng tháng tám đánh dấu sự phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc VN, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên độc lập tự do

Quốc tế:

Về mặt quốc tế. cách mạng tháng tám thắng lợi đã chọc thủng khâu quan trọng của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quố, mở đầu thời kỳ suy sụy và tan rã của không gì cứa vãn của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên toàn thế gới. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 đã cổ vũ mạnh mẽ phong tròa đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Với cách mạng tháng tám, đảng ta và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mac-lenin; cung cấp nhiều kinh nghiệm quý cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và dành quyền dân chủ.

2. Nguyên nhân thắng lợi:

Thắng lợi của cách mạng tháng tám là sự kết hợp của nhiều yếu tố

Khách quan:

. Cách mạng thàng tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta la Nhật đã bị Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại. Bọn Nhật ở đông dương tan rã. Đảng ta chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa dành thắng lợi nhanh chóng.

. Cuộc đấu tranh của chúng ta là cuộc đấu tranh chân chính. Được sự cổ vũ, giúp đõ của nhân dân yeu chuộng hòa bình trên thế giới. Mặt khác từ sau chiến tranh thế giới thế giới lần thứ 2, phong tràn giải phóng dân tộc trên toàn thế giới lên cao, góp phần làm tăng khí thế cho các dân tộc bị áp bức

Chủ quan:

. Cách mạng tháng tám là kết quả của 15 năm đấu tranh của dân tộc ta tộc ta dưới sự lãnh đạo của đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng lớn: cao trào 1930-1931; cao trào 1936-1939 và cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939-1945. quần chúng cách mạng đã được đảng tổ chức thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

. Cánh mạng tháng tám thành công là do đảng ta đã chuẩn bị tố lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong mặt trận việ minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của đảng

. Đảng ta là người tổ chức và lãnh đao cách mạng thánh tám, vì đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh, nắm đúng thời cơ và chỉ đạo kiên quyết, không ngoan, tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù

Sự lãnh đạo của đảng chính là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của cách mạng thánh tám năm 1945.

Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản Bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25-11-1945) của Ban thường vụ Trung Ương Đảng

Ngày 25-11-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp của cách mạng nước ta thể hiện tư tưởng chiến lược mới của Đảng vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Chỉ thị đã xác định:

Tính chất của cuộc cách mạng: Do thành quả cách mạng tháng Tám vẫn còn bị đe doạ, chưa có độc lập tự do thực sự nên xác định " Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết".

Xác định kẻ thù: Kẻ thù chính lúc này chính là thực dân Pháp xâm lược vì lúc này Pháp đang xâm lược Đông Dương, Pháp coi Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Đông Dương là một miếng mồi béo bở cả về kinh tế, chính trị.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của toàn dân tộc ta là cũng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân. Trong đó nhiệm vụ bao trùm , nhiệm vụ trung tâm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng. Bốn nhiệm vụ được đưa ra để giải quyết tình thế hiểm nghèo của đất nước đang phải đương đầu, bốn nhiệm vụ nằm trong một chỉnh thể có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau tuy mức độ quan trọng của từng nhiệm khác nhau nhưng chúng đều được chú trọng giải quyết bởi nếu xem nhẹ và buông lơi một nhiệm vụ nào thì những nhiệm vụ còn lại khó lòng thực hiện được. Bốn nhiệm vụ này là sự thể hiện của tư tưởng vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Về nội chính: Xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập hiến pháp, xử lý bọn phản động đối lập, củng cố chính quyền nhân dân.

Về quân sự : Động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến, thực hiện tổng tuyển cử và lập pháp, nhanh chóng tăng gia sản xuất xây dựng lực lượng vũ trang và công an

Về ngoại giao: Thực hiện chính sách đối ngoại trên nguyên tắc "Bình đẳng tương trợ, thêm bạn bớt thù". Đối với quân đội Tưởng , thực hiện khẩu hiệu Việt- Hoa thân thiện. Đối với Pháp "Pháp-Việt đề huề".

Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Ban thường vụ Trung ương Đảng đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kỳ mới dành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Câu 11. Phân tích nội dung "kháng chiến toàn diện" trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng?

Cuộc kháng chiến chống Pháp mạng tính toàn diện. Điều đó có nghĩa là dân ta đánh địch trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao..dựa trên cơ sở

- Trước hết, trên mặt trận chính trị: Đây là mặt trận quan trọng, là thế mạnh căn bản của ta vì chúng ta tiến hành chiến tranh chính nghĩa đánh đuổi kẻ thù xâm lược đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong khi thực dân Pháp đem quân đô hộ, xâm lược dân tộc khác. Ban chấp hành Trung ương Đảng thực hiện: + Củng cố chính quyền, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chú trọng công tác xây dựng Đảng: kết nạp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức ưu tú đã qua thử thách vào Đảng, vận động xây dựng "chi bộ tự động công tác" làm cho các cơ sở Đảng được tôi luyện và thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở địa phương.

+ Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tạo khối liên minh vững chắc: Đảng chú trọng nêu cao tinh thần lương giáo đoàn kết, giác ngộ giáo dân, vận động đồng bào miền núi, bà con người Hoa, kêu gọi kiều bào ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, hướng về cuộc kháng chiến.

+ Tăng cường công tác binh vận: vận động binh sĩ ngụy, tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọn phản động đội lốt tôn giáo. Phá tan âm mưu "dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, Đảng cũng đề ra những chính sách phù hợp với Pháp - Kiều

- Mặt trận quân sự: là mặt trận tối quan trọng, chủ chốt, tiến hành giải quyết chiến tranh đặc trưng. Chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa quân sự với các mặt trận khác

+ Xây dựng lực lượng cả về số lượng và chất lượng. Cần đào tạo cán bộ tinh binh, tinh cán thông thạo việc quân; trang bị vũ khí cho chiến sĩ đồng bào ta đánh giặc đồng thời phải rèn luyện tinh thần chiến đấu cho anh em chiến sỹ

+ Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: chủ lực, dân quân tự vệ và bộ đội địa phương; cần thành lập các làng chiến đấu để có thể đương đầu với các cuộc càn phá ác liệt của địch, các tiểu toàn cần tập chung tập dượt đánh chính quy

+ Phương châm chiến đấu trên các chiến trường: phải đẩy mạnh chiến tranh du kích "du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ" tiến công địch khắp nơi. Khi có thời cơ và điều kiện thuận lợi thì phải chuyển thành cuộc tổng tiến công.

- Mặt trận kinh tế. Đây là mặt trận quan trọng bổ trợ cho các mặt trận khác:

+ Xây dựng nền kinh tế kháng chiến của ta. Đảng và Chính phủ quan tâm chăm lo bồi dưỡng sức dân với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện một bước chính sách ruộng đất, từng bước đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân.

+ Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ cũng chăm lo đảm bảo nhu cầu cho quân đội; phá tan âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp đồng thời cố gắng đánh phá vào nền kinh tế địch làm cho chúng yếu dần không còn sức chiến đấu.

- Trên mặt trận văn hóa:

+ Tuyên truyền đường lối kháng chiến, tư tưởng cách mạng làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.

+ Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng, Nền văn hóa thực dân, nô dịch phải từng bước được xoá bỏ, các tệ nạn xã hội phải giảm đi, phong trào xoá nạn mù chữ cần được phát triển mạnh, chương trình giáo dục phổ thông cần được cải tiến một bước

- Mặt trận ngoại giao: Đảng và Chính phủ ta tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của lực lượng dân tiến bộ dân chủ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến; xây dựng liên minh chiến đấu đoàn kết giữa ba nước Đông Dương; tranh thủ kết thúc chiến tranh bằng con đường ngoại giao khi có thể

CÂU 13: Trình bày tình hính nước ta sau khi lập lại hòa bình(1954) và phân tích đường lối chiến lược trong thời kỳ mới

Cuộc kc chống thực dan pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do đảng lãnh đạo đã dành được thắng lợi. hội nghị goneve đã công nhận đọc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ việ nam. Miền bắc đac hoàn toàn giải phóng. Nhưng tình hình thế giới vàđất nước sau ngày giải phóng vẫn còn nhiều biến động và rối ren

1. Tình hình đất nước sau ngày giải phóng.

a. tình hình thế giới:

. Thuạn lợi:

- hệ thống XHCN lớn mạnh, chúng ta nhận được sự ủng hộ lơn lao của các nước XHCN cũng như các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới

- Phong trào cách mạng nổ ra và dành được nhiều thắng lợi.

. Khó Khăn

- Đế quốc Mỹ ngoan cố ko công nhận độc lập chủ quyền của ta, chúng dùng thủ đoạn để đaẹt ách thống trị lên miền nam

- Hệ thống chủ nghia xã hội lúc này tuy có lơn mạnh và đã phát triển thánh hệ thống trên toàn xã hội nhưng lại nãy sinh mau thuẫn, bất đồng giữu các nước. Mà căn bản là sự bất đồng của hai nước lớn trong cộng đồng XHCN là Liên Xô và Trung Quốc.

Cả hai nước đều muốn chứng tỏ sức mạnh cũng như sự ảnh hưởng của mình trong cộng đồng anh em XHCN, nên cả hai đều có những toan tính riêng. Từ sự toan tính đó, hai nước đã gây ra hàng loạt các hành động khiêu khích, lôi kéo những nước khác, tạo ra sự bất đồng, chia rẽ các đảng cộng sản ở các nước XHCN.Từ chỗ bất đồng của hai đảng dẫn đến sự mâu thuẫn của hai nhà nước. Đó là một điều bất lợi cho chúng ta. Vì đó là hai nguoi bạn lơn của chúng ta. Đảng ta chủ trương có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước. Nhất là trong tình hình đất nước lúc này chúng ta muốn tranh thủ sự giúp đỡ của cả hai ngươi bạn lớn này, ủng hộ bên này sẽ gây ra đối đầu với bên kia. Đó là một điều mà chúng ta không hề muốn lúc này và cả sau này nữa.

b. Trong nước:

* Tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại (1954)

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 ở Đông Dương công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Miền Bắc VN được hoàn toàn giải phóng. Nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên CNXH

- Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn làn sóng CM đang lan xuống Đông - Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc hòng đẩy lùi và đè bẹp CNXH ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước XHCN khác

- Đất nước bị chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, miền Nam về cơ bản xã hội miền Nam là thuộc địa kiểu mới.

Đứng trước những biến đổi phức tạp trên, lịch sử lại đặt cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa CM VN tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại

*. Đường lối cách mạng

Sau khi vạch rõ mâu thuẫn chung của cả nước va nhung mâu thuãn cụ thể từng miền, đại hội lần thứ III của đảng đã xác đinh nhiệm vụ chung của cách mạng VN trong giai đoạn mới này là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đáu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở MB, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở MN, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sỏ độc lập, dân chủ, xây dựng một nước việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập. dân chủ và giàu mạnh. Thiết thực góp phần tăng cường phe CNXH và bảo vệ hòa bình ở Đông - nam chau á và thế giới.

Đại hội vạch rõ hai chiến lược cách mạng ở hai miền đó là:

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở MB

Giải phóng MN khỏi ách thống trị của Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc dân chủ trong cả nước.

Vị trí, nhiệm vụ cụ thể của mỗi miền:

- MB là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước, CMXHCN ở MB có vai trò quyết định đói với sự nghiệp phát triển của toàn bộ cách mạng VN, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Đó là sự đấu tranh giữa hai cong đường ai thắng ai của CNTB và CNXH.

- Cách mạng MN có vị trí quang trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đói với sự nghiệp giải phóng MN khỏi ách thống trị của đế quốc MỸ và bè lũ tay sai, thực hiện hào bình thống nhất đất nước, hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ nhan dân trong cả nước, cùng cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Quan hệ giữa hai chiến lược

Hai chiến lược trên tuy cí vị trí và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nahu, tác động thúc đẩy lẫn nhau, nhằm trước mắt phục vụ mục tiêu chung của cách mạng cả nước là: thực hiện hòa bình thống nhất đất nước, giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. MB là hậu phương vững chắc của MN, MB phát triển lớn mạnh sé chi viện cho cách mạng MB về sức người, sức của.

Ý nghĩa:

Thực tiễn cách mạng vietj nam đã chứng minh đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược ở hai miền của ĐCS là đúng đắn và sáng tạo, thể hiện tính nhất quán của đường lối giương cai hai ngọn cở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được đảng đề ra trong cương lĩnh chính trị đầu tiên cảu đảng.

Đây là thời kỳ chưa có tiền lệ trong lịch sử, trước đó chưa từng có đảng nào tiến hành một lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền trong 1 nước. điều này đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của đảng ta. Mặt khác trong thời kỳ này, chúng ta không nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN về việc đấu tranh vũ trang ở MN, nên chúng ta không được giúp đỡ vũ khí và lương thực từ phía các nước này, đặc biệt là Liêc xô. Thêm vào đó Trung Quốc không muốn đấu tranh vũ trang ở MN vì lo ngại dẫn đến việc lan ra MB, anh hưởng đến Trung Quốc. Cả hai người bạn lớn của chúng ta không ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh này. Đó là một khó khăn rất lớn đói với chúng ta trong thời kỳ khó khăn này.

Nhưng cũng chính giai đoạn khó khăn như thế, đảng ta đã thể hienj được vai trò lãnh đạo xuất sắc của mình. Một đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975

Câu 14: phân tích nội dung cơ bản về đường lối cách mạng ở miền nam do hội nghị lần thứ 15 của đảng đề ra(1-1959)

Tháng 1-1959 hội nghị trung ương đảng họp hội nghị lần thứ 15. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và tình hình trong nước để đưa ra đường lối cách mạng miền nam

Đường lối chung của cách mạng việt nam là: tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc. Về cách mạng ở miền nam, hội nghị đã chỉ rõ:

Tính chất xã hội miền nam

Âm mưa của đế quốc Mỹ la xâm chiếm cả nước ta đêt làm thuộc địa và căn cứ quân sự nhằm phá hoại phong trào độc lập dân tộc dân chủ ở đôgn dương. Miền nam trở thành thuôc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. xã hội miền nam có những mâu thuẫn sau

mâu thuẫn giữa nhân dân miền nam với bọn đế quốc, chủ yếu là đế quốc mỹ

mâu thuãn giữa nhân dân miền nam, trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến

Mâu thuẫn chủ yếu ở miền nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân miền nam với đế quốc Mỹ xâm lược, cùng tập đoàn tay sai Ngô đình diệm, tay sai...

Lực lượng tham gia cách mạng ở miền nam là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, những lực lượng yêu chuộng hòa bình. Động lực của cách mạng miền nam là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, lấy liên minh công nông làm cơ sở. lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Miền bắc xã họi chủ nghĩa là căn cứ địa cách mạng vững chắc của cách mạng miền nam. Đối tượng của cách mạng miền nam là đế quốc Mỹ, bọn tay sai

Cách mạng miền nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó có:

Nhiệm vụ cơ bản là giải phòng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, thực hiện độc lập đân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây dựng một nước việt nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu manj

Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn tay sai Ngô đình diệm... thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà

Con đường phát triển cơ bản của cạch mạng miền nam là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

Phải thành lập một mặt trận dân tộc dân chủ thật rộng rãi ở miền nam, lấy liên minh công nông làm cơ sở , cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn giữa các bộ phận trong hàng ngũ địch mà cô lập.sử dụng kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, nửa hợp pháp, hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào đô thị với phong trào ở nông thôn và vùng căn cứ. song vì đế quốc mỹ là đễ quốc hiếu chiến đầu sỏ nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền nam có thể trở thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ, thành chiến tranh cách mạng. lúc đó đảng ta cũng xác đinh địch có thể liều mình mở rộng chiến trạnh ra miền bắc, đảng phải chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó

Củng cố, xây dựng đảng ở miền nam thật vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp đảng bộ đói với sự ngiệp cách mạng miền nam, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong đảng, nắm vững phương châm hoạt động bí mật, tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa đảng và quần chúng

Đường lối cách mạng do hội nghị trung ương lần thứ 15 đề ra là căn cứ để đảng lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống mỹ cứa nước, giải phóng miền nam, hoành thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất tổ quốc, tạo điều kiện đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta độc lập và thống nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Sức mạnh để chiến thắng là sự kết tinh của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt, tài giỏi của Đảng ta - một Đảng mác-xít - lê-nin-nít chân chính, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Nhờ trí tuệ tuyệt vời và bản lĩnh cách mạng kiên định mà Đảng ta xây dựng được cương lĩnh chính trị đúng, tổ chức thực hiện thành công cương lĩnh, đưa cách mạng từng bước đến thắng lợi vẻ vang.

Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứ nước là sự kết quả tổng hợp của 5 yếu tố chính sau đây.

Thứ nhất: thắng lợi ấy bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của đcs VN, người đại biểu tập trung cho những lợi ích sống còn của cả dân tộc, một đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, tự chủ, độc lập.

. Đảng ta có đường lối độc lạp tự chủ, đã tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền

. Trong từng giai đoạn đã có những chủ trương đúng đắn phù hợp

. Đảnh đã phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân

. Kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

Thắng lợi đó còn là kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước mà đặc biệt là của cán bộ, chiến sỹ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở MN, ngày đêm đối mặt với quân thù. Tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta đã trở thành sức mạnh to lớn trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta-truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực không quản ngại khó khăn và một tinh thần yeu chuộng hòa bình.

Thắng lợi đó cúng là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở MB, của đồng bào và chiến sỹ MB vừa lao động sản xuất khôi phục, phát triển đất nước, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn MN đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tính ưu việt của chế độ kinh tế ở miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mỹ chính là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta tích cực xây dựng và đã được phát huy tác dụng. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Điều đó, làm cho nền kinh tế mặc dù còn lạc hậu nhưng đã "yên lòng dân", cho phép đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chăm lo tốt đến các đối tượng chính sách; tạo sự đồng thuận của các tầng lớp dân cư trong việc huy động sức của, sức người cho cuộc kháng chiến với mục tiêu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. V.I Lênin khẳng định: Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, được xây dựng trên nền tảng chính trị - xã hội tiến bộ, được nhân dân ủng hộ, tạo được nhiều nguồn lực đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Theo quan điểm duy vật, nguồn gốc sâu xa để có hậu phương vững chắc là phải có trình độ kinh tế phát triển, chế độ kinh tế tiến bộ.

Thắng lợi đó còn là kết quả của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước đông dương VN, Lào, Campuchia. Cả 3 nước đông dương đều có chung một kẻ thù. Đảng và nhân dân bâ nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau trên mặt trận chính trị, quân sự tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thêm vào đó là sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa mà ba người bạn lớn của chúng ta là LX, TQ, Cuba. Họ đã giúp chúng ta nhiều trong vấn đề vũ khí và lương thực, thực phảm cho chiến tranh. Ngoài ra chúng ta còn được sự ủng hộ của các lực lương yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, ngay cả nhân dân tiến bộ mỹ.

Câu 17: Phân tích những phương hướng mới xây dựng CNXH do Đại hội V của Đảng (3-1982) đề ra

* Xây dựng CNXH, Đại hội vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thực thi trong từng chặng đường. Chặng đường trước mắt bao gồm những năm 1980. Mục tiêu kinh tế và xã hội tổng quát cho những năm đó là:

- Ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân

- Tiếp tục xây dựng cơ sở - vật chất kỹ thuật của CNXH, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

- Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất XHCN trong cả nước

- Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự

- Nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng lúc này là: tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn luôn giữ vững bản chất CM và khoa học, một Đảng thực sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng

Câu 18: Trình bày các bước đột phá cục bộ quan trọng của đảng ta dẫn đến công cuộc đỏi mới toàn diện vào năm 1986

Có 3 bước đột phá cục bộ quan trọng dẫn đến công cuộc đổi mới toàn diện vào năm 1986. Các bước đột phá này được thể hiện qua các hội nghị và chỉ thị của đảng

Bước 1: Hội nghị trung ương đảng lần thứ 6(8/1979)

Trước tình hình nền kinh tế vốn đã thấp kém, thiên tai dồn dập, dữ trữ tài nguyên vât liệu đang bị cạn kiệt, chiến tranh hai đầu biên giới xảy ra, đế quốc Mỹ và các thế lực chống đối bao vây cấm vận kinh tế, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu xuát hiện. trong bối cảnh đó, hội nghị trung ương đảng lần thứ 6 đã diến ra vào tháng 8-1979.

Mục đích:

Hội nghị đã đánh giá tình hình, thực trạng đất nuocs, tập trung bàn về phương hướng phát triền hàng tiêu dùng và c công nghiệp địa phương, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nghiêm trọng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. hội nghị này đã khởi đầu chuyển biến nhận thức đường lối kinh tế, tháo gỡ những ràng buộc cửa cơ chế quản lý kế hoạch tập trung, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất bung ra.

Hội nghị đã thông qua Nghị quyết só 20-NQ?TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách nêu ra ba nhiệm vụ phải thực hiện từ năm 1979-1981 là đẩy mạnh sx, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, kiên trì đấu tranh khấc phục những mặt tiêu cực trong kinh tế-xã hội.

Trong nông nghiệp:

. Họi nghị đã chỉ ra cần phải ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp như ổn định nghĩa vụ lương thực trong năm năm, bán cho nhà nước theo giá thỏa thuận và được lưu thông tự do, khuyến khích xuất khẩu nông sản, sử đổi cách phan phối ăn cha trong hợp tác xã.

. Ở miền nam, vải tạo nông ngiệp phải bảo đảm đúng các nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi chống churt quan, cưỡng ép; thừa nhận các thành phần kinh tế quóc doanh, tập thể, công tư hợp doanh.

. Cụ thể hóa bằng thông báo số 22 cho thực hiện thí điểm khoán ở một số nơi. Lập tức có bước chuyển những nơi khoán nông nghiệp tăng lên từ 10-15%, trong khi cả nước chỉ tăng có 1%. Đây là bước khởi đầu sự nghiệp đổi mới, tạo ra một bước đột phá quan trọng trong nông nghiệp

Bước hai

Chỉ thị 100 CT 1/1980: Công tác khoán được xem là một nét mới và là biện pháp thên chốt để đưa nông nghiệp phát triển. Vì vậy ngày 13-1-1980. ban bí thư ra chỉ thị số 100 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp

Nội dung cơ bản của chỉ thị là : cải tiến mạnh mẽ các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên, mở rộng khoán sản phẩm. chỉ thị 100 đi vào cuộc sống đã tạo đà đi lên, ngăn chặn sự sa sút của nền nông nghiệp nước ta. Đây chính là một bước thúc đẩy SX.

Về bản chất khoán 100 không chỉ dơn thuần là khâu quan trọng trong NN mà là bước đột quá độ từ kiểu quản lý, tổ chức tập thể sang phát huy quyền tư chr của nong dân. Chính là bước đột phá tạo đà cho nông nghiệp, thổi vào NN một luồng gió mới, một đòn bẩy NN.

Mặt hạn chế: tuy có nhiều đổi mới nhưng chỉ thị 100 vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Đó là

. Cơ chế tập trung quan liêu của nhà nước chưa được tháo gỡ, cơ chế quản ly hợp tác xã còn nhiều bất hợp lý, mức khoán không ổn định, bộ máy quản lý giàn tiếp của hợp tác xã cồng kềnh, kém hiệu quả, tổng mức huy động của nhà nước tăng nhưng phần dành cho người lao động không đáng kể.

. Nhìn chung là chỉ thị 100 còn dè dặt, chỉ phát huy hiệu quả ở thời kỳ đầu, tỏ ra kém hiệu quả về sau

Bước 3:

Để làm sx bung ra, trong các xí nghiệp quốc donah hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 25-CP(21-1-1981) về một số chủ trương va biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

Mục đích : nhằm tháo gỡ những khó khăn trong các XN quốc doanh, các đoen vị kinh daonh của nhà nước. thúc đẩy CN hăng hái tăng gia sản xuất.

Quyết định chỉ rõ: ngoãi những xí nghiệp có vị trí kinh tế quan trọn dược nhà nước bảo đảm những phương tiệ vật chất hoạt động, những xí ngiệp không được cung ứng đủ các điều kiện phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, tìm việc làm và đảm bảo đời sóng cho công nhân viên chức.

Chính phủ cũng ban hành quyết định số 26-CP(21-1-1981) về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, tăng thu nhập

Các quyết định số 25 và 36 đã giup chi các cơ sở tháo gỡ được một phần khó khăn trong sản xuất, khuyến khích người lao động thi đua tăng năng xuất, làm thêm giờ, tiết kiệm nguyên vật lieeuk....tình trạng trì trệ trong cn giảm dần.

Về bản chất thì hai quyết định trên giống với chỉ thị 100, đó là cho phép các đoen vị sản xuất có quyền hạn lớn hơn với công việc sx của mình. Lần đầu tiên CN nước ta đạt chỉ tiêu, có bước tăng trưởng lớn 7,5%

Bước 4

Đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra vào 3-1982 lần thứ 5 với những tư duy mới. Đại hội đã đưa ra ba tư duy mới:

Thứ nhất: phân kỳ chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ

Thứ hai : tư duy mới trong công nghiệp hóa, hiện địa hóa

Thứ ba: Trong thời gian nhất định ở MN tồn tại 5 thành phần kinh tế.

Đại hội 5 đã tóm lại: có đổi mới bước đầu trong tư duy về đường lối tìm tòi đi lên CNXH, nội dung cách thức trong chặng đường đầu tiên, cụ thể hóa voeis những bước đi phù hợp.

Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm:

. Chua đưa ra được chính sách kinh tế nhiều thành phần

. Coi NN là mặt trần hàng đầu nhưng chưa có biện pháp đẻ thúc đẩy

. Chưa đưa ra được quan điểm phải kết hợp phát triển Tư tưởng và công tác

Câu 19: trình bày hoàn cảnh lịch sử và phaan tích đường lối đổi mới về kình tế được đề ta tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12-1986) của đảng.

Hoàn cảnh diễn ra đại hội:

* Hoàn cảnh lịch sử

Đại hội Đảng VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng khó khăn. Chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân: số người bị thiếu đói tăng bội chi lớn , nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Lúc này, trong Đảng và ngoài xã hội có nhiều tranh luận sôi nổi xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sản xuất; cải tạo XHCN; cơ chế quản lý kinh tế. Trước tình hình đặt ra, Đại hội đã họp và đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạovà chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976-1986). Đại hội cũng khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp từ ngày 5-18/12/1986 tại Hà Nội. Là đại hội mở đầu quá trình đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩ xã hội ở nước ta. Với thái độ khách quan khoa học, nhìn thẳng vào sự thật, địa hội đã đánh giá thực trạng tình hình đất nước, từ đó xác định các mục tiêu, bước đi và nhiệm vụ cách mạng trước mắt , tiếp tục đưa cách mạng nước ta tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa

Đường lối đổi mới: Nội dung đổi mới gồm 4 nội dung chính: đổi mới tư duy, mà trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác

Trong 4 nội dung đó thì đổi đổi mới kinh tế được chú trọng hơn cả

Đổi mới kinh tế:

Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế và xã hội

Thứ nhất:

- Chính sách kinh tế: Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

Vấn đè kinh tế nhiều thanh phần cũng đã được đề cập đến tại đại hội V. nhưng tại đại hội V mới chỉ nêu ra rằng trong thời gian nhất định thì ở MN tồn tại 5 thành phần kinh tế. Còn ở đại hội VII đảng đã khẳng định nền kinh tế nước ta trong thời kỳ mới là nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng thị trường nhừng có sự quản lý của nhà nước.

Chia nền kinh tế thành hai khu vực:

. Kinh tế XHCN: thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể cùng với bộ phận gia đình gắn liền

. Kinh tế các thành phần khác: (không nói là thành phần phi chủ nghĩa như những thời kỳ trước, ở đây không có gì là phi chủ nghĩa cả)

bao gồm tp tiểu sx nghèo; kinh tế TBTN; TB nhà nước(dưới nhiều hình thức khác nhau: mà cao nhất là tư bản hợp doanh); kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp của đồng bào thiểu số, tây nguyên

Đại hội đã nhấn mạnh: kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo

- Đổi mới co cấu kinh tế: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, sắp xếp nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu kinh tế hợp lý. Các nghành, vùng, miền kinh tế, bố trí liên kết, phù hợp với thực tế nhằm thực hiện tố chương trình kinh tế 3 mục tiêu: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau, làm tiền đề cho nhau. LTTP, hàng tiêu dùng là những mặt hàng thiết yếu, những điều kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân; xuất khẩu là một yếu tố quyết định đẻ thực hiện hai chương trình đó và các hoạt động kinh tế khác. Ba chương trình lơn trên là cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế, xã hội tring 5 năm 1986-1990, không những có ý nghĩ sống còn trong tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Cơ chế quản lý:

Phải có cơ chế quản lý phù họp với chính sách kinh tế nhiều thành phần. Từng bước xóa bỏ cơ chế cũ. Cũng phải nói thêm rằng cơ chế bao cấp gắn liền với hơn 20 năm chiến tranh, gắn liền với nhiều giai tằng, trong thời gian dài đã tập trung được sức mạnh của toàn dân để đánh đuổi ngoại xâm cho nên muốn xóa bỏ nó khong phải dễ dàng, mà cân phải từ từ, tránh chủ quan nóng vội, dẫn đến quan liêu, sai lầm.

Cơ chế quản lý mới ở đây là:.kế hoạch hóa theo phương thức XHCN, đúng nguyen tắc tập trung dân chủ, kết họp chặt chẽ kế hoạch với thị trường

Trong quá trình đổi mới cần chú ý:

. Đúng nguyên tắc tập trung dân chủ

. Đổi mới kế hoạch hóa

. Sử dụng các đòn bảy kinh tế

- Phát huy mạnh mẽ động lực của KHKT: Chúng ta khẳng định một nhân tố tăng trưởng kinh tế cực lỳ quan trọng la ứng dụng KHKT , làm cho KHKT thuật trở thành động lực to lớn , thúc đẩy sự phát triển KHKT của đât nước.

Trong quá trình phát triển KHKT cần chú ý những điểm sau:

. Phương hướng phát triển phải phù hợp với phát triển của kinh tế, xã hội,

. Phát triển KHKT gắn liền với các nghành KHKT hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, ....

. Tăng đầu tư cho KHKT bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: từ tư nhân, bản thân các xí nghiệp

. Nâng cao hiệu quả hợp tác khoa học quốc té: đi đầu tránh trùng lặp

Mở rộng nâng cao đối ngoại:

Đảng ta xác định đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Nó đặt ra nhiều thời cơ cho chúng ta có thể tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đó là: vấn đề độc lập tự chủ, sự du nhập của các nền văn hóa khác nhau, có phù hợp và cũng có nhiều bất cập

Tóm lại qua đại hội này đảng chỉ điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, quản lý xã hội bằng pháp luật, đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng.

Nhưng những thay đổi đó chưa thực sự rõ nét, phải đến đại hội VII, đảng mới xác định một cách rõ ràng

Câu 20: Phân tích những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới do Hội nghị lần 6 (3-1989) đề ra

Đến đầu năm 1989, qua hai năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả bước đầu, song chưa đồng bộ và cơ bản. đất nước vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội. Hội nghị lầ thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng được triệu tập để đánh giá tình hình và đề ea nhưng chủ trương cụ thể để đánh chỉ đạo công cuộc đổi mới vào chiều sâu và nêu ra các nguyên tắc cơ bản được toàn đảng toàn dân trong quá trình tiếp tục công cuộc đổi mới.

- Một là: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp

Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu kiên định không thể thay đổi về con đường đi lên CNXH của Đảng. Trong tình hình mới, Đảng nhận thức được nhu cầu cấp thiết phải tìm được con đường phù hợp để thực hiện mục tiêu đó. Hình thức bước đi xây dựng CNXH lúc này phải phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của đất nước thích ứng với xu hướng của quốc tế

- Hai là: đổi mới không phải xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, mà là vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin và khắc phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó.

Nền tảng tư tưởng cơ bản của chúng ta phải là chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng phải trở về đúng chủ nghĩa Mác - Lênin chân chính và vân dụng nó một cách phù hợp

- Ba là: đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị phải nhằm tăng cường, chứ không phải là làm yếu sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản

Khẳng định chúng ta không được buông lơi chuyên chính vô sản, tất cả mọi đổi mới kiên quan chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản

- Bốn là: xây dựng nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng XHCN. Song dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ địch.

Nguyên tắc đã vạch ra đường lối: phải hiểu đúng về dân chủ và chống mọi ý đồ các chiêu bài dân chủ để chống phá CNXH, chống phá đất nước ta

- Năm là: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.

Nguyên tắc này khẳng định yếu tố nội lực vô cùng quan trọng song cần phải kết hợp nó với yếu tố ngoại lực để tiến hành thành công công cuộc XHCN

à Các nguyên tắc trên tạo ra mục tiêu của công cuộc đổi mới là: đổi mới không đổi màu, xây dựng thành công CNXH với con đường cách thức hướng đi phù hợp

Câu 21: phân tích những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa do "cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" được thông qua tại đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ VII(6-1994) của đảng xác định

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của ban chấp hành trung ương đảng đã họp và thoogn qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. cương lĩnh đã trình bày quan điểm của đảng cộng sản việt nam về chủ nghĩa xã hội mà nhan dân ta sẽ xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của trong thời kỳ quá độ lên xã hội xã họi chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng. Cường lĩnh đã xác định 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân làm chủ

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữa về các tư liệu sản xuất chủ yếu

Có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Con người được giải phóng khỏi ách bốc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện các nhân

Có quan hệ hữa nghị hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

Quan điểm trên đay về chủ nghĩa xã hội được nêu trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ, thể hiện những nét đặc trưng cơ vản có tính phổ biến, vừa thể hiện những nét đặc thù của Việt Nam. Khi kết thúc thời kỳ quá đọ, các đặc trưng này đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, trong chủ nghĩa xã hội sẽ được hoàn thiện ngày càng đầy đủ hơn

Câu 22: Phân tích những thách thức, thời cơ của thời kỳ đổi mới mà Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994) đã chỉ ra?

* Những thách thức

- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

- Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu

- Nguy cơ "diễn biến hoà bình"

Trong đó thách thức tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là nguy cơ khó khăn nhất cần phải được giải quyết nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đề ra đường lối tiếp tục chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

* Những thời cơ

- Đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn (1)

- Nhân dân ta cần cù, thông minh, yêu nước, có bản lĩnh và ý chí kiên cường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

- Các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

- Những thành tựu đổi mới đang tạo thế và lực mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và khu vực đem lại cho chúng ta thêm nguồn lực quan trọng (4)

Trong các thuận lợi trên thì thuận lợi 1 và 4 có tác dụng to lớn để chúng ta phát triển đất nước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro