Lich sử đảng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Tác động của chính sách thống trị thuộc địa của thực dân pháp đvới sự biến đổi xã hội ,giai cấp và mâu thuẫn trong xã hội Vệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

1.chính sách thống trị thuộc địa của thực dân Pháp ở VN cuối thế kỷ 19 dầu thế kỷ 20.

Sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược vũ trang thực dân Pháp thi hanh chính sách thống trị nô dịch và bóc lột rất tàn bạo đvới dân tộc ta.

-về chính trị :thi hành chế độ chuyên chế,trực tiếp nắm mọi quyền hành;"chia để trị",thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ,thẳng tay đàn áp và khủng bố.

-về kinh tế:Tiến hành các chính sách ngu dân,nô dịch,gây tâm lý tự ti vong bản, đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện và rượu cồn,hủ hoá thanh niên bằng tiệm nhảy,sòng bạc,khuyến khích mê tín dị đoan,ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ TG vào VN...

2.Tác động của chính sách thống trị thuộc địa đv xã hội VN cuoi tk 19 đầu tk 20

-Vn đã biến đổi từ một xh phong kiên thành một xh thuộc địa nửa phong kiến,mất hẳn quyền độc lập,phụ thuộc vào nước Pháp về mọi mặt kinh tế,chính trị,văn hoá.

-các giai cấp xh bị biến đổi:

+giai cấp phong kiến địa chủ đầu hàng đế quốc, dựa vào chúng để áp bức bóc lột nhân dân.

+giai cấp nông dân bị bần cùng hoá và phân hoá sâu sắc.

+các giai cấp mới xuất hiện như:giai cấp tư sản(Ts dtộc và TS mại bản);giai cấp công nhân ra đời và trưởng thành g/c tiểu tư sản ngày càng đông đảo.

-XH VN có 2 mâu thuẫn cơ bản:

+1 là:mâu thuẫn giữa toàn thể dtộc VN với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai.

+2 là:mâu thuẫn giữa nhân dân VN,chủ yếu là giai cấp nông dân với g/c địa chủ pk.

Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau,trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể dtộc ta với chủ nghĩa dế quốc Pháp và tay sai phản động là mâu thuẫn chủ yếu.Mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt.

giải quyết các mâu thuẫn đó để mửo đường cho đất nước phát triển là yêu cầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ

Câu 2.Trình bày sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hương dân chủ tư sản ở VN đầu thế kỷ 20?

Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục hội(1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nứoc võ trang bạo động đánh Pháp ,giải phóng dân tộc,nhưng rồi cũng kô thành công

Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong tràođấu tranh chống thuế (1908).

Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau.

- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.

Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.

Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).

- Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.

Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất.

Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng "không thành công cũng thành nhân".

Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp.

Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.

Câu 3:trình bày vị trí đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của GCCNVN?vì sao nói GCCNVN là g/c duy nhất trong xã hội VN có khả năng lãnh đạo đc chứng minh VN trong những năm đầu thế kỷ 20?

GCCN là sản phảm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong mạch máu ktế do chúng nắm giữ.

-Lớp CN đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 19.Trong cuộc khai thác thuọc dịa lần thứ nhất của Pháp>GCCN đã hình thành.Dến cuộc khai thác thuộc dịa lần thứ hai GCCN đã phát triển nhanh chóng về số lượng từ 10 van(1914) tăng lên 22 van(1929) trong đó có hơn 53 nghìn CN mỏ và 81200 CN đồn điền.

-GCCNVN tuy còn non trẻ số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân trình độ học vấn kỹ thuật thấp nhưng sống khá tập chung tại các thành phố các trung tâm công nghiệp và đồn điền.

-GCCNVN có những đặc điểm chung của GCCN quốc tế đồng thời còn có những đặc điểm riêng của mình:

+GCCNVN xuất thân từ nông dân nhưng trong quá trình sản xuất trong các nhà may vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân=>hệ quả khả năng thiết lập liên minh công nông và lôi kéo công nhân.

+CNVN đã ra đời trước tư sản=> hệ quả kô xuất hiện giai cấp quý tộc trong lòng GCCN=>GCCNVN là thuần nhất=> khả năng đoàn kết cao.

+GCCNVN ra đời trong lòng thuộc địa:chịu 3 tầng áp bức (đế quốc ,phong kiến,tư sản bản xứ)+> tinh thần dtộc phát triển cao nhất.

+Sinh ra và lớn lên ở 1 đất nước truyền thống và văn hoá tốt đẹp nhất là truyền thống yeu nước chống ngoaị xâm sớm tiếp thu được tinh hoa văn hoá tiên tiến để bồi dưỡng bản chất CM của mình

-GCCNVN là 1 lực lượng xã hội tiên tiến đại diện cho phát triển sản xuất mới,tiến bộ, có ý thứ tổ chúc kỷ luật cao có tinh thần CM triệt để.

+Họ là 1 động lực CM mạnh mẽ và khi liên minh được với g/c nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đậi đoàn kết dân tộc trong đấu tranh vì độc lập tự do vì vậy khi được tổ chức lại và hình thành được 1 đảng tiên phong CM được vũ trang bằng 1 học thuyết CM là chủ nghĩa Mac-Lenin thì chỉ co g/c cn là duy nhất trong XHVN có khả năng lãnh đạo được cách mạng VN trong những năm đầu thế kỷ 19.

Câu 4.Vai trò của Hồ Chí Minh với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn.Hãy chứng minh

Đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

+Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Đó là con đường cách mạng vô sản.

+Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925). Người đã mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ nòng cốt, để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.

+ Khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, yêu cầu phải có đảng lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) đi đến thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh thể hiện quan điểm đúng đắn, sáng tạo trong việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện một nước thuộc địa như Việt Nam.

b. Đối với Cách mạng tháng Tám:

* Sau 30 bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, tại Pắc Bó - Cao Bằng, Người đã tổ chức và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ ngày 10 đến 19/5/1941) để hoàn thành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 6. Đó là:

+ Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh.

+ Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi, đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm.

* Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt Minh), một hình thức mặt trận có tổ chức khắp cả nước do Người đứng đầu, là một trung tâm đoàn kết đấu tranh chống Pháp - Nhật giành độc lập.

+ Ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944), là đội quân chính quy cách mạng.

+ Tổ chức xây dựng căn cứ cách mạng: ban đầu là căn cứ địa Cao Bằng, đến tháng 6/1945 thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, bầu Ủy ban giải phóng do Người đứng đầu.

- Năm 1942 và năm 1945 thành Người đi Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh để chống phát xít.

- Sáng suốt, dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến Người triệu tập Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào để quyết định lệnh Tổng khởi nghĩa. Sau đó Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

- Thành lập chính phủ cách mạng của nước Việt Nam mới do Người đứng đầu. Soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2.9.1945)

Câu 5:phân tích nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo?So sánh với luận cương chính trị 10/1930 Trần Phú?

*Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên:

-Hoàn cvảnh:Hội nghị thành lập đảng(3-7/2/1930) họp ở bán đảo Cửu Long_Hương cảng-TQ do NAQ chủ chì với vai trò là uỷ viên bộ Phương Đông của quốc tế cộng sản.

Hội nghị nhất chí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là đảng cộng sản VN,thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt của đảng do NAQ khởi thảo.

-Nọi dung: chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt dã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối CMVN.

+Về phương hướng chiến lược CM chủi trương là tư sản dân quyền và thổ địa CM =>tiến lên XH cộng sản. Đây là cuộc CM giải phòng dân tộc thuộc phạm trù CM vô sản bao gồm 3 nội dung gắn bó với nhau dtộc dân chủ và chủ nghĩa XH.

-Trong giai đoạn thực hiện chiến lược CM tư sản dân quyền và CM thổ địa, nhiệm vụ của CM về cac phương diện chính trị kinh tế xã hôi là.

+Về chính trị: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến lam cho nước việt nam hoàn toàn độc lập,dựng ra chính phủ công nông binh .

+Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái. Thu hết sản nghiệp lớn của tư sản Pháp giao cho chính phủ công nông binh thu hết ruộng đất của đế quốc chia cho dân nghèo,miễn thuế cho dân nghèo,mở mang công nghiệp nông nghiệp thi hành luật ngày làm và giờ lam...

+Về XH: dân chúng được tự do, nam nữ bình đẳng.

-Về giai cấp lãnh đạo và lực lưọng CM.

+CM muốn dành tháng lợi thì phải có đảng tiên phong lãnh đạo. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận g/c của mình và làm cho g/c của mình trỉư thành lực lượng lãnh đạo CM.

+Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa CM đánh thức bọn địa chủ phong kiến.

+Đảng phải ra sức liên hệ với tiểu tư sản,tri thức trung nông để kéo họ đứng chung lập.Bộ phận nào đã ra mặt phản CM thì phải đánh đổ.

-Trong khi liên kết với các giai cấp phải hết sức cẩn thận, kô khi nào nhượng bộ chút mlợi ích của công nhân mà kô đi vào thoả hiệp.

Như vậy lực lưỡng cách mạng gồm các giai cấp và tầng lớp như công nhân,nông dân,tiểu tư sản,trí thức,tư sản dân tộc và những người dân yêu nước thuộc tầng lớp vừa và nhỏ.Trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cáhc mạng.

-Quan hệ quốc tế:CMVN phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản trên thế giới,nhất là vô sản Pháp.

cương lĩnh đã xác địnhđúng dắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển đất nứơc.Xác định rõ nhiệm vụ của CM việt nam bao gồm nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.Song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc.

*Ý nghĩa:Chính cương vắn tắt ,sách lựoc vắn tắt do NAQ khởi thảo là cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng cộng sản việt nam, đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo,phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới. Độc lập tự do gắn liền với định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội là tư tưỏng cốt lõi của cương lĩnh này.

*So sánh luận cương chính trị T10/1930 của Trần phú.

-Hoàn cảnh:T7/1930 Trần phú được bầu làm ban chấp hành trung ương đảng và đựoc giao nhiệm vụ viết lại bản luận cương chính trị.

Vì hội nghị đánh giá cưong lĩnh chính trị đầu tiên của NAQ là chỉ lo đến vấn đề phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp.Từ đó hội nghị quyết định phải dựa vào nguyên lý của chủ nghĩa Mac đề cương cách mạng của quốc tế cộng sản.

Bản thảo và thông qua dự thảo luận cương chính trị của Trần phú.

- Giống nhau:cả 2 luận cương và cương lĩnh đầu xác định:

+Tính chất của cách mạng:cách mạng tư sản dân quyền và thổ dịa cách mạng

(Đoạn này nối tiếp từ chỗ thổ địa CM ở phần giống nhau )

+Lực lượng cách mạng:tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân.

+Lãnh đạo cách mạng:cần có đảng tiên phong lãnh đạo.

+Đoàn kết quốc tế: xác định cách mạng Vn là một bộ phận của cách mạng thế giới,liên hệ mật thiết với các nước vô sản trên thế giới nhất là vô sản pháp.

- Điểm khác nhau:

+Tính chất CM: CM tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa.nhưng đặt vấn đề dtộc lên hàng dầu ( CL NAQ ). Tư sản dân quyền,có tính chất thổ địa,phản đế.Nhưng đặt vấn đế giai cấp lên hàng đầu ( LC Trần Phú ).

+ Lực lượng CM: Nòng cốt là liên minh công nông.Ngoai ra cần liên lạc với khối tư sản địa chủ vừa và nhỏ để kéo về phía g/c vô sản ( CL NAQ ). g/c vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng Đông Dương.Trong đó g/c vô sản là động lực chính và mạnh ,là giai cấp lãnh đạo cách mạng.Chưa nhìn nhận được vai trò của các giai cấp khác đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập ( LC Trần Phú ).

+ Lãnh đạo CM: Phải có đảng tiên phong lãnh đạo. đảng phải thu phục đựoc quần chúng & xây dựng đựoc đội ngũ đảng viên có năng lực, đủ sức lãnh đạo phát triển cách mạng ( CL NAQ ).

Cần có một đường lối chính trị đúng đắn có kỷ luật tập trung và liên lạc mật thiết với quần chúng.Đảng cộng sản là đội ngũ tiên phong lấy chủ nghĩa Mác_Lênin làm nền tảng ( LC Trần Phú ).

+ ph ư ơng ph áp CM: Cách mạng VN muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường bạo động cách mạng ( CL NAQ ). Phương pháp căn bản là vũ trang bạo động.Khi chưa có tình thế cách mạng đưa ra khẩu hiệu "phần ít" để dẫn dắt quần chúngKhi có tình thế cách mạng phải lãnh đạo quần chúng đổ chính quyền địch "võ trang bạo động" ( LC Trần Phú ).

Luận cương chính trị T10/1930 thuộc vấn đề cách mạng.Tuy nhiên có một số hạn chế:

-Kô chỉ rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội việt nam là mâu thuẫn dtộc >< đế quốc xâm lược và tay sai Kô nhấn mạnh được nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đtranh giai cấp.

-Chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc,cường điệu mặt hạn chế của họ.

Mặc dù có một số hạn chế và tồn tại như vậy nhưng hai bản cương lĩnh của NAQ và luận cương chính trịcủa Trần Phúvẫn đóng vai trò vô cung quan trọng trong bối cảnh lịch sửđất nước có chiến tranh và đã đề ra những đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn góp phần kô nhỏ vào chiến thắng chung của dân tộc

Câu6: Trình bày hoàn cảnh lịch dử và những chủ trương của đảng trong hội nghị tháng 7/1936

hoàn cảnh:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã đẩy mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa TB lên cao và sâu sắc. Chủ nghĩa phát xít ra đời và thống trị ở Đức, Ý, Nhật, xoá bỏ mọi quyền tự do dân chủ khởi ngôi chiến tranh.

7/1935 quốc tế cộng sản triệu tập ĐH II tại macscova ( gồm 65 đoàn đại biểu đến từ các quốc gia khác nhau)

ĐH sác định kẻ thù trực tếp ko phải là CNĐQ mà là chủ nghĩa phát xit

mụch đíc đấu tranh: tự do , dân chủ, cơm áo, hoà bình

ngoài ra kêu gọi thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít

1936 tại tây ban nha đã giành thắng lợi bởi việc thành lập mặt trận dân chủ nhân dân

Đảng CSTQ - và quốc dân đảng mặt trận nhân dân chống nhật. ở nước ta ảnh hường của khủng hoảng kinh tế đã tác động sâu sắc đến đơid sống nhân dân. Trong khi đó bọn cầm quyền ở đông dương ra sức vơ vét bóc lột khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Trước tình hình thế giới và trong nước đặt đảng cộng sản đông dương trước yêu cầu mới. Tháng 7/1936 hội nghị BCHTW đảng họp tại Thượng Hải-TQ do đồng trí lê hồng phong chủ trì.

căn cú vào tình hình thế giới và trong nước, nắm vững tư tưởng chỉ đạo chiến lược của quốc tế cộng sản. Hội nghị đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo

Hội nghị kđ:chống đé quốc, phong kiến, dành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là mục tiêu không thay đổi. Song nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống phản động thuộc địa, phát xít, chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.

thành lập mặt trận phả đế đông dương gồm các giai cấp, các lực lượng cách mạng, các đảng phái, tôn giáo khác nhau.

đề cao hoạt động bí mật của đảng, thu nạp đảng viên và củng cố hang ngũ đảng

thay đổi hình thức và phương pháp đấu tranh, tận dụng đk hợp pháp công khai, nửa hợp pháp công khai để hoạt động

Hội nghị đánh dấu bươc trưởng thành của đảng, giải quyết đúng đắn nqh giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận giữa cm đông dương và thế giới

thực hiện chủ trương chính sách mới, đảng đã phát đọng một phong trào cách mạng sôi nổi, thu được những thắng lợi to lớn.

Thành quả nổi bật là cao trào cm 1936 - 1939 thu hút được một lượng lớn đông đảo quần chúng tham gia

Câu 7: Trình bày hoàn cảnh nội dung chủ trưong chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng 1939 - 1941?

*hoàn cảnh lịch sử

-1/9./1939 Đức tấn công balan

-3/9/1939 Anh m Pháp tuyên chiến với đức đé quốc pháp vào vòng chiến tranh. Chính phủ paladier thực thi một loạt biện pháp đàn áp ở thuộc địa mặt trận nhân dân pháp tan vỡ. đảng cộng sản pháp tan vỡ

-29/9/1939 đảng cộng sản đông dương rút vào hoạt động bí mật- dưới chính sách bóc lột của nhật thì nhân dân đông dương chịu cảnh một cổ hai tròng, chưa bao giờ mâu thuẫn dân tộc trở lên gay gắt như thời kỳ này

*nội dung:

-11/1939 ban chấp hành tw đảng họp hội nghị lần thứ 6 tại bà điểm (gia định do tổng bí thư nguyễn văn cừ là chủ trì... là đại hội đề ra sự chuyển hướng chiến lược và hoàn thiện trong đại hội ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 8 (5/1941)

- hội nghị nhận định: trong điều kiện lịch sủ mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất cuả cách mạng đông dương

- tạm gác khẩu hiệu " cách mạnh ruộng đất" thay bằng khẩu hiệu chống địa tô và cho vay nặng lãi

- kiên quyết tập chung mũi nhọn đấu tranh của quần chúng vào việc chống đế quốc và tay sai

+ coi trọng công tác xây dựng đảng về mọi mặt.....

 hội nghị lần thú 6 của BCHTW đánh dấu sự thay đổi có bản vẽ chiến lược cách mạng và mở ra một thời kỳ đấu tranh mớim thời kỳ tiếp xúc tiền chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân

Trước tình hình quốc tế và trong nước diễn ra khẩn trương ngày 28/1/1941 sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài NAQ bí mật trở về nước và hoạt động ở PacPo

-ngay 10-19/5/1941 người triệu tập hội nghị 8 tại PacPó bầu tổng bí thư mới. đồng chí Trường chinh làm tổng bí thư

.ND: - Hội nghị VIII xd mâu thuận cơ bản nhất của XHVN cần giải quyết lúc này là mâu thuận dân tộc giữa nhân dân và đế quốc phát xít Pháp Nhật

- Cm Đông Dương lúc này không phải là cuộc Cm TS dân quyền giải quyết hai vấn đề cơ bản là phản đế và điền địa mà là cuộc cm chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp " dân tộc giải phóng". Do đó cuộc cm lúc này là cuộc cm giải phóng dân tộc.

- Đi cùng vấn đề giải phóng dân tộc đảng quyết định chủ trương " Tạm gác khẩu hiểu Cm ruộng đất",đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân nghèo = khẩu hiểu tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công bằng. Giảm tô, giảm tức.

- Căn cứ vào hoàn cảnh mới của TG Đông dương. Hội nghỉ chủ trương đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nc đông dương.Lập tại mỗi nc một mặt trận dt : Vn độc lập đồng minh, Ai lao độc lập đồng minh,Cao miên dl đồng minh.

- Hội nghỉ quyết định phải xúc tiến ngay cho công tác dành chính quyền.Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và chú yếu nhất của đảng trong giai đoạn hiện tại. HN còn xd hình thái khởi nghĩa đi từ khởi nghĩa từng phần lên tầm khởi nghĩa.

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng Hn cử ra BCH TW đảng do đc Trường Chinh làm Tổng Bí Thư.

- Suy ra HN lần VIII của BCH TW đảng đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lược cm dc vặt ra từ đh VI (11/1939). Đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dt,đặt nhiệm vụ dt lên hàng đầu tập hợp rộng rãi mọi người vn yêu nc trong mặt trận việt Minh là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên dành thắng lợi.

Câu8. Phân tích nội dung chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ? diễn biến và kết quả của cao trào kháng Nhật cứu nc

-* Hoàn cảnh :- đầu năm 45 chiến trang TGT2 bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân liên xô đang truy kích phát xít Đức trên chiến trường Châu Âu

- Ở mặt trận Thái Bình dương,Phát xít nhật cũng rất nguy khốn , Quân anh đánh lùi Nhật ở Miễn Điện. Quân Mỹ đổ bộ lên PhiLipPin đường biển đến các căn cứ của Nhật ở Đông nam Á bị quân đồng minh khống chế.

-Mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật Pháp ngày càng trở nên gay gắt.

-Tình thế thất bại của Phát xít Nhật ở TBD buộc chúng phải làm một cuộc đảo chính lật đổ P để độc chiến Đông Dương.

-9/3/45 Nhật nổ xúng lật đổ Pháp trên toàn cõi đông Dương.Quân P chống cử yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng.

* Dự đoán trước tình hình nhật sắp sửa đảo chính P tổng bí thư Trường Chinh triệu tập HN BCH TW đảng họp tại Đình Bảng

- 12/3/45 Ban thường vụ TW đảng ra chị thị " NHật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"

+ bàn chị thị nhận định rằng : cuộc đảo chỉnh của nhật đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về chính trị sâu sắc nhưng thời cơ chưa thực sự chín muồi .

+ xác định kẻ thù cụ thể trc mắt và duy nhất của Nhân dân Đông dương sau cuộc đảo chỉnh là phát xít Nhật. Vì vậy phải thay khẩu hiểu đánh đổ nhật pháp bằng đánh đuổi phát xít nhật.

+ Phát động một cao kháng nhật cứu nc mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.Mọi hình thức tuyên truyền,cổ đổng, tổ chức đấu tranh phải thay đổi cho phù hợp với tình hình.

+ Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến trang du kích, giải phóng từng vùng, Mở rộng căn cứ địa.Đó là phương pháp duy nhất của dân tộc để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi px Nhật.

+ Chỉ thị dự kiến những hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa khi quân đồng minh kéo vào đông dương.

+ Nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính.

Suy ra thể hiện sự lãnh đảo sáng suốt, kiên quyết, Kịp thời của đảng.đó là kim chi nam cho mọi hành động của đảng và Việt Minh với khẩu Hiểu " Đánh đuổi px Nhật" trong cao trào khang Nhật cứu nc trc tiếp dẫn đến thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng 8/45.

*Diễn biến và kết quả của cào trào kháng Nhật cứu nc.

-Từ 3/45 trở đi cao trào kháng Nhật cứu nc đã diễn ra mạnh mẽ sôi nổi. phong phú về nội dung và hình thức.

-Phong trào đấu tranh vũ trang khởi nghĩa từng phần đã diễn ra trong nhiều nơi ở vùng thưởng du và trung du bắc kỳ.

-Ở Bắc Giang quần chúng nội dậy thành lập ủy ban dan tộc giải phóng ở nhiều làng.Chính quyền cm trịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.Đội du kích bắc giang dc thành lập

Câu 9:Những chủ trương biện pháp của dảng trong việc xây dựng,bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ sau cách mạng tháng 8/1945?

◙ Chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền:

25/11/1945: Đảng đưa ra bản chỉ thị " kháng chiến kiến quốc " xác định:

- Tính chất cách mạng việt nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Kẻ thù chính của chúng ta là bọn thực dân Pháp xâm lược. Vì Pháp đã từng thống trị Việt Nam gần 100 năm, chúng còn cơ sở kinh tế và bọn tay sai ở VN, Pháp được Mĩ và Anh giúp sức bởi Anh có mặt ở Việt Nam một cách hợp pháp, hơn nữa Pháp đã bộc lộ đầy đủ dã tâm xâm lược việt nam. 23/09/1945 chúng nổ súng tại Sài Gòn và xâm lược miền Nam Việt Nam,Tây Nguyên, Lào, Campuchia.

♦ Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng là bảo vệ chính quyền non trẻ.

♦ Chủ trương bảo vệ chính quyền:

- Chính trị: Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra 1 Quốc hội hợp pháp. Từ đó ban bố hiến pháp và pháp luật để bảo vệ chính quyền.

- Quân sự: Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang mang tính chính quy và hiện đại, thành lập quốc phòng và vũ trang toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài sau này.

- Ngoại giao: Thực hiện nguyên tắc thêm bạn bớt thù. Đối với quân Tưởng thì thực hiện chính sách Hoa -Việt thân thiện; còn đối với Pháp thì nhân nhượng về kinh tế nhưng độc lập về chính trị.

♦ Biện pháp:

- Chính trị : 1/1946 Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử thành công bầu ra được 1 quốc hội hợp pháp với 333 đại biểu do Hồ Chí Minh đứng đầu. Khẳng định cơ sở pháp lí của nước VNDCCH.

+ Cuối 1946 ban hành hiến pháp của nước VNDCCH ban bố quyền dân tộc cơ bản ( độc lập, tự do, quyền tự quyết ) và quyền, nghĩa vụ của công dân ( thừa nhận quyền bình đẳng nam - nữ ).

+ Trong năm 1946 bên cạnh mặt trận Việt Minh, chúng ta đã thành lập thêm được nhiều tổ chức chính trị của quần chúng: Hội liên hiệp quân dân VN, hội liên hiệp phụ nữ VN, hội liên hiệp thanh niên VN, tổng kiên đoàn lao động VN ( đều thuộc mặt trận việt minh ). Qua đó cho thấy khối đoàn kết của dân tộc VN ngày càng được mở rộng và phát triển.

- Văn hóa: 8/9/1945 HCM đã kí sắc lệnh " nha bình dân học vụ " thuộc bộ giáo dục và đào tạo, phát động phong trào xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa.

Kết quả: cuối năm 1946 có trên 2,5 triệu người biết đọc và biết viết.

- Kinh tế: Trước mắt phải chống giặc đói và lâu dài là chống giặc đói, dốt và thù trong giặc ngoài.

+ Để chống nạn thù trong giặc ngoài, Đảng đã đưa ra nguyên tắc phải biết lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù để phân hóa chúng, tránh tình trạng cùng 1 lúc đương đầu với nhiều kẻ thù.

+ Chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (09/1945-03/1946): Nhân nhượng với Tưởng có nguyên tắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

• Nhân nhượng: Về kinh tế, cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đội Tưởng trong suốt quá trình chiếm đóng VN trong 5 năm. Cho quân đội Tưởng được quyền khai thác 1 số cơ sở kinh tế ở VN (Hải Phòng, Lạng Sơn). Đồng ý sử dụng đồng tiền Quan Kim - Quốc Tệ là đồng tiền đang bị mất giá ở TQ.Về chính trị, đồng ý nhân nhượng bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội mà không cần thông qua bầu cử (4 ghế bộ trưởng và 1 ghế phó chủ tịch nước).

• 11/1945, Đảng tuyên bố giải tán, rút về hoại động bí mật.

Kết luận: Mặc dù chúng ta nhân nhượng nhưng khi có đầy đủ chứng cứ về sự phản bội của tay sai Tưởng thì ta phải tiêu diệt ngay ( vụ án phố Ôn Như Hầu ).

• 23/9/1945, Pháp nổ súng xâm lược miền Nam mở đầu cho âm mưu cướp nước ta 1 lần nữa. Đảng phát động phong trào toàn quốc ủng hộ Nam Bộ kháng chiến về vật chất và sức người, thành lập 2 các "chi đoàn nam tiến" gửi vào miền Nam. Chúng ta đã chặn đứng được Pháp tại khu vực miền Trung, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Giai đoạn 2 ( 03/1946 - 19/12/1946): Hòa với Pháp đưa Tưởng về nước .

•Hòa với pháp : 28/02/1946 Pháp và Tưởng kí với nhau hiệp ước "Trùng Khánh".Tình hình đó đã đặt ta trước sự lựa chọn hòa hay đánh pháp. Nếu đánh Pháp sẽ phải đương đầu với nhiều kẻ thù Pháp, Tưởng, Anh, Mĩ; Nếu hòa Pháp chúng ta sẽ phải lùi 1 bước để tiến nhiều bước, bảo vệ được chính quyền cách mạng, có thời gian để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

• Thực hiện:

06/03/1946, chúng ta kí với Pháp bản "hiệp định Sơ Bộ" ( chưa có giá trị về pháp lí ). Ta đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền bắc và rút dần quân trong 5 năm; Pháp công nhận VN là 1 quốc gia tự do có chính phủ riêng, tài chính riêng, quân đội riêng nhưng nằm trong khối liên hiệp Pháp. Đây chính là cơ sở pháp lí để ngừng bắn, bảo vệ chính phủ HCM. Hai bên đều ngừng bắn và mọi xung đột vũ trang, vấn đề sẽ được giải quyết bằng con đường hòa bình. Cuối 03/1946, Pháp đã đưa 15000 quân ra miền Bắc và 20 vạn quân Tưởng đã rút về nước.

14/09/1946, kí với Pháp bản Tạm Ước, tính chất là sự mở rộng của bản hiệp định Sơ Bộ nhằm kéo dài thời gian hòa bình để tranh thủ xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này; bảo vệ chính phủ HCM, bảo vệ chính quyền cách mạng; tránh được thế cùng 1 lúc đương đầu với nhiều kẻ thù.

Kết luận: Nhờ thực hiện chính sách cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, Đảng và chính phủ đã đưa dân tộc thoát khỏi thế " nghìn cân treo sợi tóc".

Câu 10:Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 - 1950)?Vì sao phải kháng chiến toàn dân ,toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh?

☻ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhưng mang tính dân chủ mới. Trong quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện người cày có ruộng.

☻ Xác định kẻ thù nguy hiểm nhất là bọn thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất thật sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

☻ Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đánh Pháp, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc cách mạng tháng 8, nên có tính chất dân tộc giải phóng.

☻ Đề ra phương châm kháng chiến "toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính". Chúng ta đề ra đường lối này là do khi so sánh lực lượng tương quan,chúng ta yếu hơn rất nhiều.

- Lực lương: có 6 vạn quân chính quy và hơn 20 vạn Pháp kiều.

- Chất lượng quân đội: Quân Pháp là một đội quân chính quy, được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chiến đấu nên rất thiện chiến.

- Vũ khí: Được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, tối tân, quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí và các phương tiện chiến tranh.

- Tiềm lực kinh tế: Pháp là một nước lớn, có nền kinh tế phát triển. Mặt khác, Pháp lại còn nhận được sự ủng hộ và viện trợ tích cực từ 2 cường quốc là Anh và Mĩ.

- Lực lượng: 6 vạn quân chính quy và khoảng 30 vạn dân quân, du kích.

- Chất lượng quân đội: Quân đội ta vừa mới ra đời, còn non trẻ, không được đào tạo bài bản, chính quy, không có tính chuyên nghiệp, còn rất thiếu kinh nghiệm chiến đấu.

- Vũ khí: Vũ khí lạc hậu và rất thô sơ, quân đội không được trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện chiến tranh.Vũ khí có được chủ yếu là cướp được từ quân địch.

- Tiềm lực kinh tế: Kinh tế nhỏ bé, lạc hậu và thiếu thốn về mọi mặt, hơn nữa từ 1946 đến 1949 chúng ta bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

- "Kháng chiến toàn dân" tức là thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp, toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng bất cứ thứ vũ khí gì có trong tay và đánh giặc ở bất cứ nơi nào chúng tới.

+ Thực tiễn: Xét về thực lực, chúng ta yếu hơn hẳn Pháp về mọi mặt nên phải kháng chiến toàn dân để huy động được sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến. Một quân đội dù mạnh đến đâu nhưng nếu phải đối đầu với cả 1 dân tộc thì sớm muộn gì quân đội đó cũng phải chịu thất bại.

+ Lí luận: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử vì quần chúng nhân dân là người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội; là lực lượng quan trọng nhất của tất cả các cuộc cách mạng xã hội. Đảng quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, dân là gốc rễ của mọi vấn đề, cách mạng có phát triển được hay không thì đều phải dựa vào quần chúng nhân dân.

+ Biểu hiện: Kháng chiến toàn dân được biểu hiện qua các phong trào như "tiêu thổ kháng chiến", "vườn không nhà trống", "3 không: 0 đi lĩnh cho Pháp, 0 chỉ đường cho Pháp, 0 bán lương thực cho Pháp", chiến tranh du kích.

+ Kết quả: Đã huy động được sức mạnh của toàn dân để đánh bại lần lượt các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Đây là nội dung cơ bản nhất, là nền tảng để thực hiện các phương châm còn lại.

- "Kháng chiến toàn diện" là cuộc chiến tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực VH - XH - QS - NG...( trong đó quân sự đóng vai trò quyết định.

+ Thực tiễn và lí luận:Vì chúng ta yếu hơn Pháp nên phải kháng chiến toàn diện, đánh địch trên mọi mặt trận, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Mặt khác, đây là một cuộc chiến tranh tổng lực của cả 2 bên tham chiến, ngoài đánh ta trên mặt trận quân sự thực dân Pháp còn đánh ta trên nhiều mặt trận khác do đó chúng ta phải thực hiện kháng chiến toàn diện để chống lại thực dân Pháp.

+ Biểu hiện (1953 - 1954): Bên cạnh lĩnh vực quân sự còn đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, chính trị, kinh tế ... Về kinh tế, chúng ta đã thực hiện xong cải cách ruộng đất, xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến. Về quân sự chúng ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đông - Xuân 53-54. Về ngoại giao chúng ta kí được bản hiệp định Giơnevơ lập lại hoàn bình ở miền Bắc.

+ Kết quả: Huy động được sức mạnh của toàn dân tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho kẻ thù bị phân tán và suy yếu đi.

- "Trường kì kháng chiến" ( lâu dài ) là cuộc kháng chiến sẽ trải qua một thời gian mà chúng ta vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, khi nào lực lượng mạnh lên thì chúng ta sẽ kết thúc chiến tranh.

+ Thực tiễn vầ lí luận: Chúng ta yếu hơn Pháp nên chúng ta cán có thời gian để nuôi dưỡng và phát triển lực lượng của mình. Hiện tại lực lượng ta còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, thiếu thốn về mọi mặt nhưng qua quá trình trường kì kháng chiến, lực lượng ta sẽ càng ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, khi đó chúng ta sẽ đủ sức đương đầu với Pháp và nhất định thắng Pháp.

+ Biểu hiện: Trong 9 năm chúng ta đã đi từ giai đoạn cầm cự tích cực tiến đến chủ động phản công; từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy hiện đại.

+ Kết quả: Trong quá trình tiến hành kháng chiến lâu dài, nhờ có thời gian, lực lượng của chúng ta ngày càng được củng cố và phát triển; lực lượng của chúng ta đã chuyển từ yếu sang mạnh đủ sức chiến đấu với kẻ thù. Chúng ta đã làm thất bại kế hoại "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng rơi vào thế bị động về chiến lược.

- "Dựa vào sức mình là chính", xem yếu tố nội lực là yếu tố quyết định, bên cạnh đó biết trân trọng và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

+ Thực tiễn và lí luận: Đây là cuộc chiến tranh của Việt Nam do đó phải do Việt Nam tiến hành. Từ 46-50, chúng ta bị bao vây và cô lập hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn chiến đấu ngoan cường vượt qua mọi khó khăn và lần lượt đánh bại mọi âm mưu tấn công của kẻ thù; 51- 54, chúng ta bắt đấu nhận được sự viện trợ từ phe xã hội chủ nghĩa nhưng đó chỉ hỗ trợ tạo thêm điều kiện cho VN đánh Pháp, giảm bớt phần nào khó khăn thiếu thốn về vật chất của chúng ta. Chỉ có dựa vào sức mình thì chúng ta mới có thể độc lập về đường lối chính trị không bị phụ thuộc vào bên ngoài.

+ Biểu hiện: Bên cạnh việc được nhận viện trợ từ bên ngoài, chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng nền kinh tế kháng chiến của mình, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời chúng ta vẫn luôn coi trọng sự viện trợ từ bên ngoài vì như thế chúng ta có thể giảm bớt hi sinh và rút ngắn thời gian kháng chiến đẩy nhanh chiến thắng của quân và dân ta.

+ Kết quả: Trong suốt 9 năm kháng chiến, chúng ta luôn giữ được thế chủ động trên mọi phương diện, luôn độc lập về đường lối chính trị và không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Nền kinh tế kháng chiến của chúng ta vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu chứ không vì được nhận viện trợ mà giảm sút, thụt lùi.

Câu 11:Phân tích nội dung và ý nghĩa lịch sử của nghị quyết trung ương 15(1/1959)?

Nghị quyết 15 (01/1959) là con đường sống của cách mạng miền Nam.

- Nội dung:

+ Xác định nhiệm vụ cơ bản và cũng là lâu dài của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng DTDCND ở MN, xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

+ Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và gây chiến, đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thành lập 1 chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở MN, thực hiện độc lập dân tộc và quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở ĐNA và thế giới.

+ Khẳng định con đường của cách mạng MN là con đường bạo lực cách mạng. Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để giành chính quyền về tay nhân dân.

+ Phải thành lập mặt trận dân tộc dân chủ thật rộng rãi ở MN, lấy liên minh công nông làm cơ sở, cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn giữa các bộ phận trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa và cô lập cao độ đế quốc Mĩ và bọn tay sai NĐD. Sử dụng, kết hợp những hình thức đáu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với ở nông thôn và vùng căn cứ. Kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình và thống nhất nước nhà. Chuyển cuộc khởi nghĩa của nhân dân MN thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kì, thành chiến tranh cách mạng. Chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó, kiên quyết đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược ra MB.

+ Củng cố, xây dựng Đảng bộ MN thật vững mạnh, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, nắm vững phương châm hoạt động bí mật, tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng và quần chúng.

Nghị quyết 15 mở đường cho cách mạng MN đi từ thế thoái trào sang thế chủ động tấn công.

- Kết quả:

+ Từ 1959 đến 1960, quân dân MN đã đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương ( là 1 kiểu chiến tranh mà Mĩ và Ngụy sử dụng vũ khí để giết hại dân thường ). Cụ thể là vào 02/1959, đã nổ ra những cuộc khởi nghĩ từng phần tại khu vực miền tây của liên khu V ( từ Quảng Trị cho tới Ninh Thuận - Bình Định và 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc ). Tiêu biểu như khởi nghĩa từng phần ở Vĩnh Thạch (Bình Định - 06/02/1959), Bác Ái ( Ninh Thuận - 07/02/1959 ), Trà Bồng ( Quảng Ngãi - 08/1959 ). Kết qủa là đã giải phóng được toàn bộ khu vực miền tây của liên khu V tạo ra được vunng căn cứ cách mạng nối liền với hậu phương MB.

+ 01/1960, đã nổ ra phong trào Đồng Khởi. Bắt đầu từ Bến Tre sau đó lan rộng ra khắp Nam Bộ rồi lan tới Tây Nguyên và Trung Trung Bộ ( Quảng Ngãi ). Kết quả là đã giải phóng được phần lớn khu vực miền núi và khu vực nông thôn ở tại MN; 12/1960, đã thành lập được mặt trận dân tộc giải phóng MNVN đoàn kết toàn bộ nhân dân yêu nước trên toàn MN; 01/1961, thành lập được tổ chức TW cục MN là tổ chức lãnh đạo cách mạng của Đảng ở MN; 02/1961, thành lập được quân giải phóng MNVN. Từ phong trào Đồng Khởi đã tạo ra những yếu tố tiền đề để chuyển cách mạng MN sang thế chủ động tiến công.

Ý nghĩa : Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa II) có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng dân tộc tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng

- So với giai đoạn 1954 - 1958:

+ 1954 - 1958: Chúng ta không có vùng giải phóng, không có tổ chức chính trị, không có LLVT. Lực lượng cách mạng bị tổn thất, cơ sở cách mạng bị tan vỡ, cách mạng MN bị thoái trào.

+ 1959 - 1960: Chúng ta đã có vùng giải phóng, có tổ chức chính trị và LLVT. Khôi phục và xây dựng lại được lực lượng và cơ sở cách mạng, chuyển cách mạng từ thoái trào sang thế chủ động tấn công.

Như vậy, có thể thấy rằng nghị quyết 15 (01/1959) chính là con đường sống của cách mạng miền Nam.

Câu 12: Phân tích vị trí và mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc do Đại Hội III (12/1960) của Đảng đề ra?

Đảng xác định CM VN trong hai giai đoạn này có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau,tiến hành đồng thời ở cả hai miền:

Một là:CM XHCN ở miền Bắc,xây dựng miền Bắc thành một căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước.

Hai là: CM dtộc dân chủ ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dtộc dan chủ trong cả nước.

-Trong hai chiến lược CM đó, mỗi chiến lược có vị trí quyết định của riêng nó và nhằm giải quyếtyêu cầu riêng của từng miền và có liên quan chặt chẽ với nhau.

-Cuộc CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước.

-Cuộc CM ở miền Nam: có vị trí quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng ở miền Nam thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CM dtộc dân chủ trong cả nước.

-Vì đều là trong một nước nên hai nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau, tác động nhau cùng nhau phát triển và có một mục tiêu chung trước mắt là hoà bình đất nước.

-Đây là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.Ta kiên trì đấu tranh giữ vũng đường lối thống nhất hoà bình nươc nhà, nhưng đồng thời đề cao cảnh giác sẵn sàng đối phó nếu đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh xâm lựoc ở miền Bắc thì nhân dân cả nướcquyết tâm đánh bại chúng để hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước.

(Đường lối này được Đại Hội lần thứ III của Đảng thông qua). Đường lối đó chính là ngọn cờ dẫn đến thắng lợi rực rỡ của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Câu 13:Trình bày bối cảnh lịch sử khi cả nước đi lên CNXH và nội dung cơ bản của đường lối cách mạng XHCN do đại hội 4 của đảng đề ra?

*Bối cảnh lịch sử

-Cả nước thống nhất đi lên CNXH

-Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ và chịu nhiều hậu quả của chiến tranh:

+2 triệu xác chết, 2 triệu ng bị thương, 5 vạn trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam.

+Hầu hết các đô thị bị phá huỷ.

+Miền Nam bị ảnh hưởng về kinh tế , xã hội, tư tưởng của chủ nghĩa tư bản thực dân.

+Miền bắc chậm lại việc phát triẻn lên.

Nhiệm vụ trọng tâm:

+khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

+Thống nhất đất nước về mặt chính trị.

9/1975 Hội nghị lần thứ 24 của ban chấp hành trung ương đảng khẳng định nhiệm vụ trước mắt của VN là hoàn thành thống nhất nước nhà. Đưa cả nước tiến nhanh, mạnh lên CNXH.Miền Bắc tiếp tục cuộc cách mạng XHCN và hoàn thành quan hệ sản xuất XHCN.Miền Nam phải đồng thời vừa cải tạo vừa tiến lên con đường CNXH.

21/11/1975 Hội nghị đại biểu hai miền Nam Bắc đã khẳng định: Việt Nam là một, dtộc VN là một và khẳng định việc tất yếu thống nhất đất nước về nhà nước.

-Về chính trị:hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

+24/4/1976 Lần đầu tiên ta tiến hành tổng tuyển cử ở cả hai miền.Bầu ra quốc hội thống nhất của cả nước.

+24/6 - 3/7/1976 Quốc hội họp kỳ họp thứ nhất tại HN quyết định đổi tên "đảng cộng sản lao động VN" thành "Đảng cộng sản VN".cử ra hội đồng chính phủ,hội đồng nhân dân. Quyết định dổi tên nhà nước thành "cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN", sài gòn thành thành phố HCM.

-Về kinh tế:Cơ bản ta đã khôi phục ktế được cả hai miền

+MNam:chúng ta cải tạo bước đầu quan hệ sản xuất.

+MBắc: củng cố hơn nữa quan hệ sản xuất XHCN đã được xây dựng từ năm 1975.

-Văn hoá _ Xã hội: Xoá bỏ tàn dư của chế đọ xã hội cũ tại miền Nam, bứoc đầu xây dựng nền văn hoá mới XHCN. Trong đó co 3 noi dung chinh:khoa học, dân tộc và đậi chúng

Kết quả cho phép nc ta đi lên xây dựng CNXh trong thời kỳ quá độ.Trên cơ sở đó đảng quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần 4

*Nội dung cơ bản:

Đại hội đã thông qua các văn kiện lichj sử gồm:

Báo cáo chính trị, báo cáo phuơng hướng phát triển kinh tế(1976 - 1980),Báo cáo về sửa đổi điều lệ đảng.

-Bầu ban chấp hành trung ương đảng khoá mới do đồng chí lê duẩn làm tổng bí thư.

-Xác định đường lối chung phát triển nền kinh tế của cả nước: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy tinh thần toàn dân , đông thời tiến hành 3 cuộc cách mạng ( cách mạng quan hệ sản xuất, CM khoa học kỹ thuật, CM văn hoá tư tưởng). Trong đó cuộc CM khoa hoc kỹ thuật đóng vai trò làm nền tảng. Đẩy mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN.coi đây là nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ . Xây dựng nền sản xuất mới XHCN. Đảm bảo cơ cấu hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

-Đường lối cụ thể: đẩy mạnh CNXH, đưa nền kinh tế tuqf sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn, ưu tiên phat triển công nghiệp nặng,sắp xếp lại cơ cấu kinh tế phù hợp giữa trung ương vơid địa phương. ,kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Đại hội xác định mục tiêu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nc ta la:

+Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN.

_Xây dựng nền sản xuết lớn XHCN.

+Xây dựng nền văn hoá mới XHCN.

+X ây d ưng con nguoi m ơi XHCN.

Câu 14:Đường lối chiến lược mà đảng ta đề ra tại đại hội V là gì?vì sao ĐH lại cho rằng phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ hoàn thành CNXH?

ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ Vcủa đảng đã họp từ ngày 27 đến 31/3-1982 tại hà nội.Tham dự có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên va 47 doàn đại biểu của các đảng và tổ chức.

ĐH V của đảng đã diễn ra trong hoàn cảnh nề kinh tế xã hội nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng:

+Sản xuất công nghiệp không đạt chỉ tiêu do đại hội IV đề ra.

+lưu lượng phân phối trở nên rối ren,các cân thương mại chênh lệch,nhập từ 4-5 lần xuất.

Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi ->đời sống nhân dân trơ nên khó khăn.

Trước tình hình đó,ĐH đã kiểm điểm 1 cách toàn diện sự lãnh đạo của đảng từ đai hội IV đánh giá những khuyết điểm và sai lầm.Trên cơ sở đó ĐH đả đề ra 2 nhiệm vụ quan trọng:

-Một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

-Hai là sẵn sang chiến đấu bảo vệ,vững chắc tổ quốc VN XHCN.

Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau.

+Về xây dựng CNXH.ĐH đã vạch ra nhiều chiến lược kinh tế-XH,những kế hoạch phát triển.Những mục tiêu kinh tế và xã hộ tổng quát đó là:

-Ổn định dần dần,tiến lên cải thiện 1 bước đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân.

-Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH,thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

-Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở các tỉnh miền nam hoàn thiện quan hệ sản xuất XH ở miền bắc.Củng cố quan hệ sản xuất XH trong cả nước:

-Đáp ứng nhu cầu phòng thủ đất nước,củng cố quốc phòng.

ĐH nhấn mạnh: Tiếp tục thực hiện đường lối chung và thực hiện đường lối kinh tế cụ thể được đề ra từ đai hội IV song đường lối đó Phải vận dụng 1 cách đúng đắn,sang tạo.

*Ý nghĩa:

ĐH V đã có những tìm tòi về bước đi trên con đường quá độ lên CNXH ở VN.

-ĐH chưa thấy đc sự cần thiết phải duy trì nề kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN.

-Chưa xác định đc những giai đoạn cụ thể về kết hợp giữa kế hoạch hoá và cơ chế TT

-Chưa có giải pháp đồng bộ đẻ giải phóng cac LLSX trong nông nghiệp.

Câu 15: trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đổi mới do ĐH VI của đảng đề ra ? Ý nghĩa lịch sử?

*Hoàn cảnh:

Thế giới :1978:Trung Quốc tiến hành cải cách.

1985 Nga tiến hành cải cách.

VN: nền kinh tế gặp nhiều khó khăn (tháng 12/1986,giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%).

-Không thực hiện đc mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế XH ổn định đời sống nhân dân.

-Số người bị thiếu đói tăng.

-> Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Trước tình hình này làm trong đảng và ngoài XH có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh 3 vấn đề:-cơ cấu sản xuất:thiên về công nghiệp năng.

-cơ cấu quản lý kinh tế:quan liêu bao cấp

-cải tạo XHCN

->Trước tình hình này trung ương đảng tiến hành ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986)tại hà nội.

*ND:

ĐH đã thông qua các văn kiện :

+Báo cáo chính trị.

+Báo cáo về sửa đổi và bổ sung điều lệ đảng.

+Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế XH trong 5 năm(1986-1991).

-ĐH đã đè ra đường lối đổi mới :

+Đảng khẳng định quyết tâm nhìn thẳng vào sự thật,quán triệt tư tưởng đánh giá đúng sư thật.từ đó nêu lên mục tiêu là phải đổi mới toàn diện đất nước.trong đó đỏi mới tư duy lý luận là căn bản.đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm.

-Đổi mới các hình thức và bước đi phù hợp.

+Đổi mới:trên cơ sở đảm bảo đinh hướng XHCN.ĐH xác định nhiệm vụ bao quát và mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên là ổn đinh mọi măt tình hình kinh tế XH,tiếp tục xây dưng tiêu đề cần thiết cho việc xây dựng công nghiệp hoá XHCN ở chặng đường tiếp theo.

-ĐH đã đề ra mục tiêu cụ thể.

+sản xuất đủ tiêu dung và cò tích luỹ.

+Bước đầu tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lý đẻ thúc đẩy sản xuất phát triển.

+xây dựng và hoàn thiên quan hê SX, phù hợp với trình đọ phát triển của LLSX.

+Tạo ra chuyển biến tốt về mặt XH.

+Đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

ĐH đề ra 1 hệ thống giải pháp gồm:

+Bố trí cơ cấu sản xuất,điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

+Xây dưng và củng cố cơ cấu sản xuất,cải tạo và sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế coi nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là 1 đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH

+Đổi mới cơ chếquản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế quản lí bao cấp, phát huy, động lực khoa học kĩ thuật , phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiệu lực quản lí nông nghiệp.

+Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại.

_Tư tưởng chủ đạo.

+ tập trung sức người sức của , thực hiện đầu tiên và trước hết 3 chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm -hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu.

*Ý nghĩa :

Đại hộiVI của đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại , đánh dấu 1 bước ngoặt trong sư nghiệp quá độ lên CNXH và mở ra thời kì pt mới cho CMVN. Đại hội VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội , thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường đi thích hợp lên CNXH ở VN.

Tuy nhiên đại hội VI còn có những hạn chế về những giải pháp tháo gỡ tình trạng rối ren. Trong phân phối lưu thông.

Câu 16: phân tích và phưong hướng cơ bản xây dựng CNXH do đại hội VI đề ra.

*Hoàn cảnh :

Thế giới: đang diễn ra cuộc tấn công quyết liệt của các thế lực đế quốc và phản động vào các thế lực hoà bình, độc lập dân tộc CNXH , nhằm tiến tới CNXH bằng mọi thủ đoạn.

_ Khủng hoảng toàn diện trong CNXH ở đông âu dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở nhiều nước (1989-1990)

Trong nước: sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến song vẫn chưa thoát được khủng hoảng.

Trước tình hình trên ĐHĐB toàn quốc lần thứ 7 của đảng đã họp ngày 24 đến 27/6/1991 tại HN .Bối cảnh thế giới và trong nước đã đăt ra cho đại hội 1 nhiệm vụ hết sức nặng nề phải định hướng đúng đắn, vạh ra đuờng lối để đua đất nước ra khỏi khó khăn , xây dựng thành công chủ nghĩa XH.

*Nội dung:

ĐH đã thông qua các văn kiện:

+Cương lĩnh xây dựng các văn kiện trong thời kì quá đọ lên CNXH.

+Chiến lược ổn định và pt kinh tế đén năm 2000.

+Báo cáo chính trị.

+Báo cáo xây dựng đảng và sửa đổi điều lệ đảng.

*ND cương lĩnh:

Cương lĩnh đã xây dựng đc 6 đặc trưng của CNXH trong thời kì quá độ.

+CNXH la 1 chế độ XH do nhân dân làm chủ.

+Có nền kinh tế pt cao dựa trên chế đọ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

+Có nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+Con người đc giải phóng khỏi áp bức bóc lột.làm theo năng lực,hưởng theo lao động,có cuộc sống ấm no,tự do và có đk để pt toàn diện cá nhân.

+Các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

=>Những đặc trưng này vừa thể hiện những đặc trưng cơ bản có tính chất phổ biến,vừa thể hiện những nét đặc thù của VN.khi kết thúc thời kì quá độ,các đặc trưng này đã hoàn thành và đc hoàn thiện ngày càng đầy đủ hơn.

*Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xd và bảo vệ tổ quốc.

1.xây dựng nhà nc XHCN , nhà nc của dân, do dân và vì dân

2.pt lục lượng sản xuất công nghiệp hoá đất nc theo hướng hiện đại,pt 1 nền nông nghiệp toàn diện

3.thiết lập QHSX từ thấp đến cao đa dạng hình thức sở hữu và phù hợp với sự pt của LLSX

4.Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và VH

5.thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc.

6.XD CNSX và bảo vệ tổ quốc là 2 nhiệm vụ chiến lược của nc VN.

7.XD đảng vững mạnh trong sạch.

*Xác định mục tiêu tổng quát phải đạt đc cho tới khi kết thúc thời kì quá độ là:

+XD xong về cơ bản những cơ sở kinh tế cuả CNXH.

+thong qua đổi mới XH đạt tới trạng thái ổn định vững chắc tạo thế pt nhanh chóng ở chặng đường sau.

Câu 17: Phân tích những nguy cơ mà Đảng ta chỉ rõ ở ĐH 8? Trình bày những quan diểm của đảng về CNH, HĐH ở ĐH 8 ?

- Sau sự sụp đổ của CNXH Liên xô và Đông Âu, chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động gia sức chống phá những nước XHCN còn lại, mưu toan xoá bỏ CNXH trước năm 2000. VN là 1 trọng điểm chống phá của chúng.

- Cuộc cách mạng khoa học trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng cao làm cho quá trình quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xa hội của các nước diễn ra rất mạng mẽ.

Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng chiến tranh khu vực, sung đột vũ trang ,sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại và phát triển với nhiều hình thức biểu hiện mới.

- Ở nước ta sau 10 năm đổi mới, chúng ta đã dạt được những thành tựu to lớn nhưng nhân dân ta vẫn phải đương đầu với những nguy cơ và thách thức lớn trên con đường phát triển của mình:

+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là nguy cơ số 1.

+ Nguy cơ chệch hướng XHCN nếu kô khắc phục được những lệch lạc trong quá trình cụ thể hoá và thực hiện đường lối của đảng.

+ Nguy cơ diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối với CMVN.

+ Nguy cơ nạn tham nhũng và quan liêu.

*Đảng nhận định:

- Nước ta đã ra khỏi mcuộc khủng hoảng kinh tế XH tuy nhiều mặt chưa thực sự vững chắc.

- Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chi tiêu chủ yếu tronh kế hoạch 5 năm (1991- 1995).

Nd: Tốc độ tăng trưởng ktế bình quân 8,2% trong năm.

kiềm chế và đẩy lùi được lạng phát.

Tạo lập được môi trường quốc tế thận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

- Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản hoàn thành, cho phép chúng ta chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- Xét trên tổng thể việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn , đúng định hướng XHCN.Tuy trong quá trình thực hiện cũng có những lệch lạc lớn và kéo dìa ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác.

- Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày cang rãng rỡ hơn.

*ĐH xác định mục tiêu:

- Đến năm 2000 phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu được nêu lên trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế XH đén năm 2000 (ĐH 7).

- Đến năm 2020: phấn đấu đưa nc ta cơ bản thành 1 nc công nghiệp (ĐH 9 bổ sung: trở thành một nc công nghiệp theo hướng hiện đại).

- ĐH nêu lên 6 quan điểm về CNH, HĐH:

+Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.Dựa vào nguồn lực trong nc là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nc sản xuất.

+CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế, trong đó ktế nhà nc giữ vai trò chủ đạo.

+Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.Tăng trưởng ktế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nc, kô ngừng tích luỹ cho đầu tư phát triển.

+ Khoa học và công nghệ là động lực của CNH - HĐH. Kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hịên đại tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

+ Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn , cơ bản để xây dựng phương án phát triển lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư cho chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Tạo ra những mũi nhon trong từng bước phát triển.

+Kết hợp ktế với quốc phòng và an ninh.

*Định hướng phát triênt.

- Tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu ktế theo hướng CNH-HĐH.

-Nắm vững chính sách đối với các thành phần ktế.

-Tiếp tục dổi mới cơ chế quản lý ktế.

-Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

-Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

-Giả quyết một số vấn đề XH.

-Thực hiện đại đoàn kết dân tộc ,nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể ,thực hiện "dân biết ,dân làm ,dân bàn, dân kiểm tra".

-Tăng cưòng quốc phòng và an ninh.Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

-Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nc xây dựng và hoàn thiện nhà nc CHXHCNVN đẩy mạnh đấu tranh tham nhũng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro