lịch sử đảng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I. KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA.

1.1.Các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước(KTNN) là khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ,dựa trên cơ sở quan trọng là sở hữu nhà nước. Hay nói cách khác KTNN là toàn bộ hoạt động kinh tế thuộc sở hữu nhà nước,trên cơ sở đó Nhà nước có quyền quản lý,sử dụng hiệu quả hiệu quả kinh tế do lực lượng của nhà nước mang lại. KTNN phải là và bao gồm những hoạt động kinh tế mà nhà nước là chủ thể,có quyền tổ chức chi phối hoạt động theo hướng đã định.

1.2. Thành phần kinh tế nhà nước

KTNN được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau, với các hình thức tổ chức tương ứng,như hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất,dịch vụ,các hoạt động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội mà ở đó Nhà nước biểu hiện như một chủ sở hữu,chủ thể kinh doanh,người tham gia. Nghĩa là KTNN có nhiều bộ phận hợp thành,mỗi bộ phận hợp thành KTNN có chức năng nhiệm vụ khác nhau.

- Nếu xét về khía cạnh hình thức tổ chức thì khu vực KTNN bao gồm.:

+ Ngân sách nhà nước: Thực hiện chức năng thu chi ngân sách và có nhiệm vụ điều chỉnh,quản lý, điều chỉnh,quản lý, kiểm soát các hoạt độngcủa khu vực KTNN và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế xã hội đã định.

+ Ngân hàng Nhà nuớc: Có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là thực hiên chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế, xã hội ..

+ Kho bạc Nhà nước: Với chức năng quản lý tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách cho những mục đích khác nhau.

+ Các quỹ dự trữ quốc gia: Là một bộ phận của khu vực KTNN, nhằm đảm bảo cho khu vực này hạot động bình thuờng trong mọi tìh huống, là lực lượng vạt chất để Nhà nước đièu tiết,quản lý, bình ổn giá cả thị trưòng, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội

+ Các tổ chức sự nghiệp có thu: Hoạt động gần giống như doanh nghiệp Nhà nuớc trong cung ứng một số dịch vụ công, đặc biệt trong giáo dục, y tế, dịch vụ hành chính công. + Hệ thống doanh nghiệp Nhà nuớc: Theo luật Doanh nghiệp Nhà nước của Viẹt Nam năm 1995,DNNN là tổchức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,thành lập, à tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động,kinh doanh trong phạm vi do danh nghiệp quản lý. DNNN là bộ phận chính yếu của khu vực KTNN - một lực lượng cơ bản, đảm bảo cho việc thuẹc hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. - Nếu xét về khía cạnh của lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế, thì khu vực KTNN bao gồm các hoạt động của nhà nước trong việc:

+ Quản lý khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế phát triển.

+ Đầu tư, quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường sá, bến, bãi cảng, các khu công nghiệp tập trung v.v...).nhằm tạo điều kiện chung thuận lợi cho kinh tế phát triển

+ Các tổ chức kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,dịch vụ, trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng,bảo hiểm,dự trữ quốc gia v.v...

1.3. Sự hình thành kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

Ở nước ta, sau khi miền Bắc giải phóng (1954) và thống nhất đất nước (1975), trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH), do nhận thức giản đơn,phiến diện nên đã đồng nhất sở hữu nhà nước với CNXH , công hữu ngày càng nhiều thì CNXH ngày càng nhiều. Chúng ta đã coi kinh tế quốc doanh chủ yếu bó hẹp trong phạm vi xí nghiệp quốc doanh, thành lập các xí nghiệp quốc doanh ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, bất chấp khả năng quản lý cũng như hiệu quả và chất lượng hoạt động của các đơn vị này. Đặc biệt quản lý xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này là tuân theo kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô trước kia. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động dựa trên cơ sở các nguồn lực được nhà nước phân bổ một cách trực tiếp, chỉ có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo kế hoạch đã được định trước, lỗ thì bù, lãi thì nộp ngân sách Nhà nước. Cơ chế này đã có tác dụng huy động các nguồn lực của đất nước, đáp ứng nhu cầu bảo vệ miền Nam và bảo vệ miền Bắc(1954-1975). Song, trong điều kiện mới khi đất nước thống nhất đã bộc lộ rõ những nhược điểm căn bản làm thui chột tính năng động sáng tạo của các xí nghiệp, vì sản xuất, kinh doanh nhưng không tính đến hiệu quả, đặc biệt là sự thiếu vắng của môi trường cạnh tranh,... Thêm vào đó số lượng các doanh nghiệp quốc doanh quá nhiều, dàn trải, chồng chéo về cơ quan quan lý và ngành nghề, trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu, tỉ lệ lao động thiếu việc làm và dôi dư cao, hiệu quả sản xuất và kinh doanh thấp,nhiều doanh nghiêp quốc doanh thua lỗ triền miên, đất nước đã lâm và cuộc khủng hoảng kinh tế , xã hội trầm trọng.

Trước tình hình đó, Đại hội VI(12-1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế một cách toàn diện,chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Lý luận kinh tế về thời kì quá độ lên CNXH lúc này đã có những thay đổi căn bản, đó là sự thừa nhận sự tồn tại của năm thành phần kinh tế, chính vì thế sự nhận thức về vai trò của khu vực KTNN cũng được đổi mới.

1.4 Vai trò của Kinh tế Nhà nước

Đánh giá thành tựu 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX đã nhận định rằng một trong những chuyển biến quan trọng nhất của nền kinh tế trong những năm vừa qua là: "Từ chỗ chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang có nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Ở một đoạn khác về đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo Chính trị lại khẳng định quyết tâm của Đảng ta: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" và nói rõ thêm: "Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Những điều trên thực sự chứa đựng nhiều cái mới được tổng kết từ thực tiễn đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu công phu mới thực sự nắm bắt được. Phần này làm rõ ba vấn đề sau: Một là, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển ở nước ta hiện nay. Hai là, tính tất yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Ba là, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước biểu hiện như thế nào.

1.5. Tính tất yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Khác nhau là ở chỗ trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư nhân nói đúng hơn là kinh tế tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị; còn trong kinh tế thị trường định hướng XHCN như ở nước ta, thì kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và KTNN cùng với kinh tế tập thể được xây dựng và phát triển để ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Do có sự nhầm lẫn giữa Nhà nước và KTNN nên có ý kiến cho rằng chỉ có Nhà nước mới làm chức năng chủ đạo, chứ KTNN thì không thể giữ vai trò chủ đạo được. Cũng do có sự đồng nhất giữa doanh nghiệp Nhà nước và KTNN nói chung, nên ý kiến khác cho rằng doanh nghiệp Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo được bởi nó có hàng loạt những khuyết điểm và nhược điểm trong hoạt động.

Thật ra, doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận chính yếu tạo ra tiềm lực vật chất nhà nước, là nơi trực tiếp hình thành và nuôi dưỡng quan hệ sản xuất XHCN, là lực lượng kinh tế đồng thời cũng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của KTNN, nhưng bên cạnh nó còn có nhiều bộ phận khác nhau của KTNN (ngân hàng, nhà nước, kho bạc nhà nước, ngân sách nhà nước,v.v..)mà khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô(định hướng, thúc đẩy..)của chúng rất to lớn. Nói đến KTNN thì phải nói đến tất cả các sở hữu trong tay Nhà nước, kể cả tài nguyên, đất đai, ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia...KTNN không làm chức năng quản lý của Nhà nước nhưng chính nó là công cụ quan trọng, là sức mạnh kinh tế mà Nhà nước nắm lấy và đưa vào để làm chức năng quản lý của mình. Báo cáo Chính trị viết: "Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật".

Ở thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sở hữu còn tồn tại nhiều hình thức, là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần nhưng cơ chế thị trường chưa hoàn hảo, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động còn nhiều khuyết tật. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động theo định hướng : xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lợi, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Có cơ chế phù hợp về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp, KTNN có giữ được vai trò chủ đạo thì mới có thể đảm bảo được định hướng XHCN của kinh tế thị trường. Do đó phải có sự quản lý của Nhà nước. KTNN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó đầu tư phát triển kinh tế Nhà nước là tạo ra nền tảng kinh tế cho XHCN, tạo ra sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và quản lý thị trường.KTNN các vị trí then chốt nên có khả năng chi phối các thành phần kinh tế khác. Khi nói đến KTNN là nói tới tất cả các bộ phận của KTNN với các thuộc tính tiến bộ của thành phần kinh tế đại diện cho phương thức sản xuất mới-phương thức sản xuất XHCN. Là thành phần kinh tế tiến bộ có sứ mệnh tự khẳng định bằng bản chất ưu việt của mình, KTNN góp phần cùng các thành phần kinh tế tiến bộ khác cải hóa các thành phần và hình thức kinh tế của phương tức sản xuất cũ trong quỹ đạo định hướng XHCN.

1.6. Những biểu hiện của vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

- Thứ nhất: Làm lực lượng vật chất và công cụ sắc bén để Nhà nước thực hiện chức năng định hướng điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Nhà nước sử dụng chung tất cả các biện pháp có thể can thiệp vào kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà phù hợp với giá trị truyền thống và văn hoá đất nước.

Trong kinh tế, mỗi đơn vị kinh doanh là một chủ thể kinh tế, trực tiếp đối mặt với thị trường để quyết định các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Điều này tất yếu dẫn đến kết cục là ở đâu? khi nào? đối với mặt hàng nào có thể đem lại lợi nhuận cao thì ở đó, khi đó các doanh nghiệp có khả năng sẽ đổ xô vào sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó. Ngược lại, nếu ở đâu, khi nào và đối với mặt hàng nào không có lợi hoặc lỗ vốn thì ở đó, khi đó sẽ có nhiều doanh nghiệp có khả năng sẽ rút khỏi thị trường sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó. Do sự hạn chế của mỗi dịch vụ về việc thu thập cũng như xử lý các thông tin cần thiết về thị trường để quyết định có tham gia hay rút khỏi một thị trường nào đó, tất cả sẽ dẫn đến nguy cơ có thể phát sinh mâu thuẫn giữa cung và cầu ở mọi lúc, mọi nơi và đối với mọi mặt hàng. Để chống lại nguy cơ đó Nhà nước phải thực hiện chức năng điếu tiết bằng nhiều công cụ khác nhau.Trong đó doanh nghiệp Nhà nước được coi là một công cụ. Với tư cách là công cụ điều tiết luôn được Nhà nước thực hiện theo phương châm : ở đâu, khi nào nền kinh tế quốc dân đang mở rộng sản xuất kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó mà các doanh nghiệp dân doanh hoặc không có đủ sức kinh doanh hoặc từ chối thì ở đó và khi đó cần sự có mặt của doanh nghiệp Nhà nước. Đến lúc nào đó, khi các doanh nghiệp dân doanh đã đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp Nhà nước có thể rút khỏi thị trường đó, nhường chỗ cho các doanh nghiệp dân doanh. Quá trình diễn ra liên tục, lặp lại ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân hình thành vai trò điều tiết của doanh nghiệp Nhà nước. Chức năng này còn thể hiện ở trong phạm vi từng vùng đặc biệt quan trọng với các vùng xa, vùng sâu. Như vậy, chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng doanh nghiệp Nhà nước như một công cụ cần thiết bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động một cách thông suốt, đảm bảo lợi ích xã hội.

- Thứ hai: Làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế,là lực lượng xung kích chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và giải quyết những vấn đề xã hội.

Để nền kinh tế nước ta phát triển một cách nhanh chóng thì cần có những bước tăng trưởng. Do vậy cần có một lực lượng có sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy để thúc đẩy các lực lượng khác cùng phát triển. Mặc dù quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân,của các thành phần kinh tế đã được khẳng định,nhưng trong bối cảnh tiềm lực của khu vực dân doanh còn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ nặng nề do quá trìnhcông nghiệp hóa đặt ra nên trong giai đoạn hiện nay KTNN, đặc biệt là đầu tư mới của Nhà nước, vẫn là lực lượng chủ chốt đi đầu trong quá trình chuyển nước ta thành nước công nghiệp hiện đại, văn minh, tiến bộ. Điểm mới ở đây là KTNN không tiến hành công nghiệp hóa một cách đơn độc như trước kia mà trở thành hạt nhân tổ chức, thu hút và định hướng để lôi kéo tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quỹ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những vấn đề xã hội đang là một hạn chế lớn của nước ta. Muốn phát triển kinh tế- Xã hội , Nhà nước phải giải quyết triệt để những vấn đề đó. Để có điều này chúng ta phải có thực lực về kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì chỉ có thành phần KTNN mới có thể đảm nhiệm được vai trò làm lực lượng chủ lực cho Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội.

- Thứ ba: Mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.

KTNN kiểm soát các thị trường của hoạt động vốn và thị trường tiền tệ để bảo đảm khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các công cụ tài chính tiền tệ, tín dụng là các công cụ chính yếu của nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô.

Thành phần kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế khác, làm biến đổi các thành phần kinh tế khác theo đặc tính của mình, tạo cơ sở hạ tầng cho mỗi kinh tế hàng hoá, chiếm giữ các ngành then chốt và trọng yếu xã hội, làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của toàn xã hội.

- Thứ tư: Kinh tế nhà nước giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu dài ,bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế

- Đó là các lĩnh vực công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng,các ngành công ngiệp mũi nhọn ,kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế như giao thông năng lượng,.. các ngành có ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại như liên doanh lớn,xuất nhập khẩu quy mô lớn các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và trât tự xã hội .

- Nhà nước không độc quyền cứng nhắc trong các lĩnh vực ấy mà cần có sự hợp tác liên doanh hợp lý với các thành phần kinh tế khác,nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng,xuất nhập khẩu và công nghiệp .

- Sự cần thiết để nhà nước kiểm soát từng lĩnh vực cụ thể cũng được xem xét trong từng thời kì ,đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn.

- Kinh tế nhà nước phải tạo ra được lượng hàng hóa và dịch vụ khả dĩ chi phối được giá cả thị trường ,dẫn dắt giá cả thị trường bằng chính chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp.

Vai trò của kinh tế nhà nước xét trên các lĩnh vực cụ thể có các nội dung như sau :

-Thứ nhất, trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội (đường sắt, vạn tải biển, hàng không, sân bay, mạng lưới điện quốc gia, các khâu quan trọng của bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợiv.v.), KTNN phải là nòng cốt, có vai trò quyết định, tạo điều kiện mở đường cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế .

- Thứ hai, trong công nghiệp KTNN phải đi đầu và làm nòng cốt trong một số ngành kinh tế nước ta nhất thiết phải có để tạo cơ sở cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, vật liệu xây dựng, công nghệ điện tử, công nghệ tin học,công nghệ sinh học,v.v . Đồng thời phải đáp ứng có chọn lọc một số nhu cầu thiết yếu của nhân dân và cho cả xuất khẩu với chất lựng cao ,mẫu mã và giá cả phù hợp với thị hiếu và sức mua của nhân dân.

-Thứ ba, trong nông lâm ngư nghiệp KTNN phải hộ trợ kinh tế hợp tác và kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phải làm đòn bẩy trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,đưa công nghệ mới vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, phát huy vai trò là trung tâm công nghiệp,dịch vụ,trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ,trung tâm văn hóa trên địa bàn. Thương nghiệp nhà nước liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,nắm đại bộ phận lực lượng bán buôn,chi phối bán lẻ những măt hàng chủ lực,thiết yếu cho sản xuất và đời sống ,điều tiết và binh ổn giá cả có lợi cho nông dân.

-Thứ tư, thương nghiệp nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt,chi phối trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa đối với khâu xuất nhập khẩu,những ngành hàng và địa bàn quan trọng ,chi phối bán buôn và tổ chức tốt dự trữ lưu thông những mặt hàng thiết yếu cho cả sản xuất và đời sống ,cần có mạng lưới bán lẻ có sự chi phối của nhà nước để thăm dò thị trường,nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu khách hàng.KTNN giữ vai trò chi phối để đảm bảo sự tăng trưởng của đất nước trong các lĩnh vực tài chính,dịch vụ kiêm toán ngân hàng,bảo hiểm,tư vấn pháp lý thông tin thị trường.

-Thứ năm, KTNN trực tiếp tham gia khôi phục mặt trái của Kinh tế thị trường,điều chỉnh các "lỗ hổng" trong quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ do cơ chế thị trường tạo ra.

-Thứ sáu, KTNN phải là hình mẫu về ứng dụng khoa học công nghệ ,về năng suất chất lượng ,hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật . Theo quan điểm mới của Đảng ta,chế độ xã hội mới chỉ có thể dựa trên nền tảng là công hữu,cũng có nghĩa KTNN và kinh tế hợp tác là yếu tố tiến bộ hơn kinh tế TBCN về năng suất,chất lượng và hiệu quả. Đây là thực chất của sự lựa chọn XHCN.

-Thứ bảy, thực hiện dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho kinh tế .

-Thứ tám, giải quyết các vấn đề xã hội. Nước ta kinh tế còn chưa phát triển,trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, việc giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhưng lại có ý nghĩa kinh tế,chính trị, xã hội rất quan trọng,thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN. KTNN sẽ là lực lượng vật chất và công cụ để Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ nói trên.

-Thứ chín, KTNN tạo nền tảng cho chế dộ xã hội mới. Khu vực KTNN gồm nhiều bộ phận cấu thành,trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cơ bản nhất. Các doanh nghiệp nhà nước vừa là chủ thể thamgia kinh doanh,là lực lượng trực tiếp tạo cơ sở vật chất cho xã hội, vừa là lực lượng nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt, mở đường cho các thành phàn kinh tế khác cùng phát triển.

CHUƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở NUỚC TA

2.1 Những thành tựu đạt đuợc Có thể nói ở nước ta cho đến nay KTNN vẫn là lực luợng kinh tế mạnh, giữ khâu then chốt nhất trong nền kinh tế quốc dân. Sự chiếm lĩnh của KTNN trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đầu tư mới, xuất nhập khẩu, công nghiệp lớn và liên doanh, hợp tác với nước ngaòi đã đóng góp rất lớn vào thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái, đói phó với ảnh huởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng như ổn định và cait thiện điều kiện sống cho người dân.

Nhờ đầu tư,tín dụng nhà nước nên nhiều vùng núi, vùng xavà vùng đồng bào khó khă nước ta đã tạo điều kiện mở mang cho ngành nghề, tìm kiếm thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hoá, và thúcđẩy kinh tế hàng hoá phát triển,hình thành các trung tâm văn hoá mới,v.v..Nhiều DNNN làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, được suy tôn đơn vị anh hùng và là tấm gương cho các thành phần kinh tế khác .

Nhìn chung, KTNN đựoc đánh giá cao ở giác độ làm nền tảng cho công cuộc chuyển đổi thành công ở Việt Nam.

2.2. Những hạn chế

Mặc dù đạt đuợc những thành tựu kể trên nhưng so với nhiệm vụ mà khu vực KTNN phải gánh vác thì hiện tại ở khu vực này còn tồn tại hiều bất cập và yéu kém:

- Thứ nhất, năng lực cạnh tranh, hiệu quả chung của KTNN chưa cao và gần đây lại có xu hướng giảm đi. Tình trạng không hiệu quả của số lượng lớn DNNN đã làm một mặt thất thoát mất vốn nhà nước, mặt khác tạo ra ấn tượng không tốt đẹp về khu vực này.

- Thứ hai, cơ cấu KTNN còn bất hợp lý, chưa thể hiện rõ là hạt nhân của quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá .

Mặc dù khu vực KTNN và hệ thống DNNN được giao đảm đuơng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị truờng định hướng XHCN của chúng ta, nhưng trên thực tế cho đến nay cơ cấu KTNN, cơ chế vận hành nền kinh tế, vấn đề thể chế hoá sở hữu nhà nước như thế nào để nó đem lại hiêu quả hơn hẳn các thành phần kinh tế khác vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ, phạm vi hoạt động của KTNN như thế nào vẫn còn gây tranh luận, việc xác định vai trò vĩ mô của khu vực KTNN và các DNNN vẫn chưa rõ rang và đủ sức thuyết phục, vẫn có sự đồng nhất giữa hai khái niệm này. Điều này làm cho quá trình đổi mới hệ thống DNNN rất lúng túng và chậm chạp mà còn chưa phát huy đầy đủ vai trò của DNNN với tư cách là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.

Do vẫn chưa xác định được cụ thể những lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn mà các DNNN cần nắm giữ, và ở những lĩnh vực nào DNNN phải đi trước, thực hiện trước những việc xã hội đang cần để sau đó chuyển giao dần cho khu vực ngaòi quốc doanh nên các DNNN phân bố dàn trải không chỉ ở các ngành công ích như: điện, bưu chính nước,...mà còn ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác. Việc xây dựng các xí nghiệp trùng lặp, khong hợp lý kéo dài lâu nay làm cho cạnh tranh giữa các DNNN với nhau trở nên gay gắt, gây tổn hại cho chính KTNN.

Công nghệ trong khu vực KTNN đa phần lạc hậu, tốc độ dổi mới rất chậm. Tình trạng thiếu vốn, trình độ tổ chức ,quản lý yếu kém,chưa quen với hoạt động kinh tế theo kiểu mới phỏ biến trong các DNNN .

- Thứ ba,tình trạng khá biệt lập của khu vực KTNN và khu vực kinh tế dân doanh. Hơn nữa vẫn còn tình trạng độc quyền và đặc quyền trong một số DNNN. Khu vực KTNN vẫn còn được hưởng nhièu ưu đãi, như chưa tính đủ các yếu tố đầu vào trong giá, tín dụng đầu tư vẫn phân biệt DNNN và doanh nghiệp dân doanh. Đây là một trong những nguyên nhân làm yếu đi sức mạnh và vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế quóc dân .

Việc bảo hộ các DNNN, nhất là các doanh nghiệp kém hiêun qủa sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực sai và lãng phí .

- Thứ tư, trong quản lý khu vực KTN, sự trỏ lại cơ chế cũ ngày càng rõ. Nhà nước chưa thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại thị trưòng, chưa điều tiết thị trường và hướng dẫn doanh nghiệp với công cụ kinh tế là chính .

Những năm gần đây, cùng với sự tập trung nguồn tài chính trong tay Nhà nước đã khôi phục cơ chế "xin - cho" với vốn ngân sách và tín dụng. Cơ chế giao cấp bất dộng sản của Nhà nước chậm chấp nhận quan hệ thị truờng đã gây tổn thất lớn, tham nhũng lớn và chặn đường sự ra đời của thị trường vốn.

Chế dộ Bộ và cấp hành chính chủ quản đối với DNNN là thiết chế của mô hình kinh tế giao nộp - cấp phát hiện vật với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây. Tuy vậy, cho đến nay mỗi DNNN còn chịu sự quản lý từng mặt của các cơ quan kế hoạch, tài chính, ngân hàng, nhà nước và chính quyền nơi cư trú, v.v.. Chưa bao giờ chỉ một cấp trên chủ quản quyết định được mọi việc về quan hệ giưũa Nhà nước với DNNN. Song,cấp trên chủ quản vẫn nắm quyền và có trách nhiệm chính, trong đó nổi lên quyền sắp xếp cán bộ, quyền dành cho doanh nghiệp những ưu đãi về vật chất, tài chính và cơ chế; và hầu như là ngưòi có lợi ," cùng có lợi với DNNN. DNNN cho đến nay nới chung vẫn được Nhà nước, truớc hết là cấp chủ quản bảo lãnh, chưa theo chế độ trách nhiệm hữu hạn.

- Thứ năm, hệ thống ngân hàng, tài chính- lĩnh vực hệ trọng nhất của KTNN còn lạc hậu xa so với yêu cầu đổi mới cũng như so với các nước trong khu vực và đang tiềm ẩn nhiều thách thức .

Bên cạnh đó, chúng ta gặp một khó khăn rất lớn, đó là sự kém phát triển của hệ thống an ninh xã hội. Hệ quả của cơ chế chính sách hiện hành là: nguồn lực bên trong bị kìm hãm và lãng phí, trước hết, trong khu vực công; các loại hình doanh nghiệp đều yếu kém. Như vây, hiẹn nay coá bỏ cơ chế cũ về quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó, sự đổi mới hệ thống há, tài chính Nhà nước và ngân hàng nhà nước là rất quan trọng.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG CẢI CÁCH KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Trên cơ sở lý luận về KTNN và thực trạng của nó hiện nay, để vừa xác lập và nâng cao vai trò chủ đạo của khu vực KTNN, vừa thúc đẩy duợc tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần thực hiện khẩn truơng và đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: 3.1. Lựa chọn lĩnh vực then chốt,trọng yếu. Tập trung vào các ngành then chốt, trọng điểm: các ngành công nghiệp mũi nhọn,kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế như giao thông,bưu chính,năng lượng,v.,các ngành có ảnh to lớn đến kinh tế đối ngoại nhu các liên doanh mới,xuất nhập khẩu quy mô lớn,hoặc các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng và trật tự xã hội.

Tuy nhiên quan điểm nắm giữ vị trí then chốt đuợc hiểu theo một cách linh động Khi mới thành lập thì đầu tư của Nhà nước là chủ chốt.Khi ngành sản xuất mới đã đi vào ổn định không nhất thiết cần đầu tư Nhà nước thì có thể chuyển giao cho các thành phần kinh tế khácđảm nhiệm. Ngược lại, cũng có những lĩnh vực lúc đầu Nhà nước chưa càn đầu tư nhưng đến lúc nào đó rát cần đến đầu tư trcj tiếp của Nhà nước thì có thể chuyển những cơ sở kinh tế đó sang hình thưcsowr hữu nhà nước bằng cách Nhà nước đứng ra mua cổ phiếu hoặc quốc hữu hoá có đền bù cơ sở sản xuất tư nhân đó. 3.2. Tổ chức sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước

-Sắp xếp DNNN theo phương án tổng thể từng vùng,ngành, tổ chức lại tổng công ty theo huớng thí điểm thành lập tập doàn kinh tế, cổ phần hoá DNNN

- Giao, bán khoán, cho thuê DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc thục ngành Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần để có cơ sở sắp xếp cácDNNN nhỏ, yếu kém.

Để đẩy mạnh sắp xếp lại DNNN vấn đề trọng tâm là tỏ chức phân loại DNNN dựa trên sự nắm vững và phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để tổ chức lại sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng loại DNN được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm một gồm những DNNN quoan trọng, càn duy trì hoạt động theo Luật DNNN để phát huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nhóm 2 gồm những doanh nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu,là những doanh nghiệp không càn duy trì 100% vón nhà nước.

- Nhóm ba gồm những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài càn đựoc xử lý thích hợp . Việc sắp xếp lại các DNNN phải gó phàn nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Từ đó, DNNN cùng với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế khác tạo ra tiềm lực KTNN đủ mạnh để thực hiện định hướng XHCN .

3.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện kinh doanh đa ngành,có ngành chính chuyên sâu, có liên kết giữa các đơn vị thành viênliên kết về sản xuất, tài chính,thị trường, có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, năng suát lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế .

- Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty iện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối đuợc những ngành,lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ đạo trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quóc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưỏng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế có hiệu quả .

3.4. Đổi mới công tác quản lý Doanh nghiệp Nhà nước

- Các doanh nghiệp phải rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh, rà soát lại các yếu tó sản xuất kinh doanh như: thị trường, công nghệ, vốn, tổ chức lao động, tỏ chức bộ máy và cán bộ, xét lại tình hình tài chính doah nghiệp, chấp hành kỷ luật tài chín, kế toán, thống kê.

- Các DNNN phải được thành lập lại, đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Trên cơ sở xem xét tình trạng tài chính doanh nghiệp, đánh giá tài sản cố định , vốn lưu động, kết quả lỗ, lãi, tồn kho, nơ nần, việc chấp hành tài chính, kế toán thống kê đã làm rõ thực trạng yếu kém của DNNN và đề ra biện pháp khắc phục .

- Chuyển chế đọ cấp vốn sang giao nhận vốn, chuyển từ định mức vốn sang chế đọ xác định vốn điều lệ cho doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ tài chính đồng thời gắn với trách nhiệm bảo toàn vốn , áp dụng một loạt hình thứctài chính mới như bán trái phiếu,lập các quỹ dự trữ tài chính,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro