Lich su doi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN I: NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

“Tình nguyện” hai tiếng thật thiêng liêng. Khi nhắc đến ta không tránh khỏi xúc động nghẹn ngào. Đó là khoảng thời gian để lại trong ta nhiều kỉ niệm đáng nhớ nhất, nhiều bài học thú vị từ cuộc sống nhất. Tham gia công tác TN giúp ta biết cách sống với mọi người xung quanh hơn, tự tin hơn, vững vàng đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống hơn. Bất kể kho khăn gì, gian nan đến đâu thì TNTN đều có thể vượt qua, có câu:

“Đâu cần thanh niên có, đâu khó co thanh niên”

Đội TNTN khoa Chăn Nuôi-Thú Y (tên gọi trước năm 2008) được thành lập từ khóa 49, tuy nhiên phong trào TN đã có từ khoa 47. Đây là đội TNTN thành lập sớm nhất của trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Ngày 10/10/2004 tại một căn phòng không rộng lắm-hiện nay là văn phòng hội sinh viên, đội TNTN khoa Chăn Nuôi-Thú Y chính thức được thành lập. Người phụ trách và thành lập đội là thầy Hoàng Minh Sơn (GV bộ môn Giải phẫu-Tổ chức). Ban đầu đội gồm 32 đồng chí: 1 người khóa 47, 1 người khóa 48, còn 30 đồng chí của khóa 49, lúc đó khóa 49 có 6 lớp(2 lớp Chăn nuôi, 3 lớp Thú y, 1 lớp Thủy sản) mỗi lớp chỉ được 5 đông chí vào đội TNTN. Đội trưởng đầu tiên là Anh Nguyễn Văn Quân-CNAK47, người được giao nhiệm vụ dẫn dắt khóa 49.Giai đoạn 2005-2006, đội TNTN có 40 đồng chí (gồm cả khóa 49 và khóa 50), anh Nguyễn Quốc Quân –trước làm đội phó của k49, được làm đội trưởng đội TNTN k50 và thầy giáo phụ trách là thầy Đàm Văn Phải. Đến khóa 51(2006-2007), số lượng thành viên của đội vẫn không thay đổi vẫn là 40 đồng chí, anh Đặng Hoàng Lâm-CNK49 được bầu làm đội trưởng, thầy Ngô Thành Trung là người phụ trách đội.

Đến năm 2008, để tạo điều kiện phát triển hơn cho khoa Chăn Nuôi-Thú Y, nhà trường quyết định tách khoa Chăn nuôi-Thú Y thành 2 khoa: Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản và khoa Thú y. Tuy đã tách thành 2 khoa nhưng đội TNTN vẫn hoạt động chung và có tên là: đội TNTN thường trực LCĐ khoa Chăn nuôi-LCĐ khoa Thú y. Đội trưởng của khóa 52 là anh Nguyễn Đăng Ngọc-CNTYAK51, hai thầy được cử phụ trách đội là Thầy Ngô Thành Trung và Thầy Nguyễn Hoài Nam, số thành viên của đội lúc này là 50 đồng chí.

Theo truyền thống của đội đó là khi đến năm học mới, các anh chị trong đội TNTN của khoá trước sẽ rút về để cho các em khoá mới vào hoạt động, chỉ có 5 người được giữ lại để dẫn dắt các em. Ban lãnh đạo đội TNTN khoá 53 gồm 5 đồng chí: đ/c Nguyễn Đình Bừng, đ/c Vũ Duy Phương, đ/c Kiều Thanh Tú, đ/c Nguyễn Minh Đông và đồng chí nữ duy nhất được giữ lại là Vũ Thị Hà – thủ quỹ của đội k53. Phụ trách đội k53  là thầy Trương Đình Hoài và thầy Nguyễn Văn Minh.

Tiếp bước truyền thống của các anh chị đi trước, các thành viên của k53   lại rút lui về “ hậu phương “ để lại “chiến trường” cho các em k54 vào “chiến đấu”. Theo lệ cũ, đội k53 cũng có năm người may mắn được giữ lại để dẫn dắt các em k54 gồm có: Trần Quang Lưu – CNTYAK53 , Nguyễn Phú Tú – TYBK53 , Đỗ Anh Phong – TYCK 53, Tần Văn Đức – CNTYAK53, cuối cùng là chị Nguyễn Thị Thu-CNK53 làm thủ quỹ,người chăm sóc anh em về mặt tinh thần. Hiện nay năm đồng chí vẫn đang dẫn dắt đội k54 hoạt động. Thầy Nguyễn Ngọc Bằng, thầy Nguyễn Văn Minh là bí thư LCĐ hai khoa, đồng thời cũng là những người phụ trách đội.

PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA ĐỘI

Công việc chính và cũng là mục đích thành lập đội ban đầu là việc trực xe cho giảng viên, khách của khoa, sinh viên trong và ngoài khoa đến học tập và làm việc. Đây là công việc thường trực hàng ngày của đội.

(hình ảnh trông xe của k54)

Trước đây chỗ để xe không phải là sân bê tông mà là một ruộng trồng rau muống, đội TN phải thuê xe chở đất để san lấp rồi đổ bê tông, nay chỗ đó là nơi để xe và là sân chơi bóng chuyền của sinh viên trong khoa. Con đường đi vào khoa ngày ấy được đổ bằng xỉ, mỗi khi rảnh hay không phải đi học thì các thành viên của đội lại lên khoa để san láp nơi để xe và con đường dẫn vào khoa. Về sau nhờ sự quan tâm hơn của thầy cô trong khoa cũng như nhà trường mà chúng ta có chỗ để xe rất khang trang và sạch sẽ.

 Khi đến đây để gửi xe bạn có thể nhìn thấy ngay nán trông xe của đội, mặt trước là hình ảnh của khẩu hiệu đoàn và 2 bên là câu thơ:

“ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên “

Việc đăng ký lịch trực xe cũng gặp nhiều khó khăn bởi phụ thuộc vào lịch học của từng đồng chí. Vì vậy, trước đây và bây giờ lịch trực xe được làm theo tuần. Khi không có công việc đột xuất thì đội họp vào thứ năm hàng tuần, hiện nay đội cũng họp vào thứ năm, 7h30’ là bắt đầu họp. Mỗi khi đi họp các đồng chí trong đội phải sơ vin thật chỉnh tề, nếu không sẽ phải đứng trước đội mà sơ vin. Mỗi tối thứ năm mọi người họp nhau lại để rút kinh nghiệm tuần qua, đề ra và sắp xếp một số công việc tuần mới. Khi mọi việc đã xong xuôi cả đội lại cùng nhau hát những bài truyền thống của đội TN như: Đồng đội, Áo xanh tình nguyện,Mùa hè xanh…

Trong quá trình trực xe, một số đồng chí có việc đột xuất phải thay đổi, có thể goị đồng chí khác lên trông thay, nhưng phải báo cáo với đội trưởng hoặc đội phó. Hết một buổi trông xe lại có người lên giao ca, khi giao ca mọi người phải ghi rõ vào sổ trực xe theo mẫu được làm sẵn. Có những đồng chí trực ca chiều nhưng phải đi học sáu tiết vào buổi sáng vì vậy mà chưa ăn cơm đã phải lên trực xe để các bạn ca sáng về đi học. Ngững lúc này tình đồng chí, đồng đội lại dâng trào, một số người mang thức ăn lên cho các bạn hoặc thay nhau trực để một nhóm đi ăn cơm. Khoa chúng ta nằm phía sau trường vì vậy rất heo hút và xa xôi hơn nữa cũng nguy hiểm khi để các bạn nữ trực một mình thế nên, khi trực xe thường có cả nam và nữ “có nếp có tẻ“ vẫn hơn.Những lúc ít xe hay không có, mọi người có thể viết những tâm sự của mình như: chuyện riêng, chuyện học hành, chuyện tình yêu hay sáng tác thơ văn, chuyện cười... vào cuốn sổ nhật kí của đội. Vì vậy mà không biết từ bao giờ cuốn sổ nhật kí là nơi dãi bày tâm sự, là nơi mọi người chia sẻ với nhau niềm vui, lỗi buồn, những tâm sự không nói lên lời.

(hình ảnh trông xe)

Ngoài công việc chính là trông xe thì mỗi khi khoa có hoạt động gì là đội TN lại đi cắt chữ, dán băng giôn, khẩu hiệu, mọi người lại có dịp thể hiện tài khéo léo của mình, hơn nữa còn được các anh chị huấn luyện cắt chữ sao cho đẹp, sáng tạo trò chơi, khiêu vũ, văn nghệ...

Không những thế, nếu gia đình các thầy cô hay các thành viên trong đội có hiếu, hỷ thì đội lại nhiệt tình giúp đỡ. Tuy là đội TN của khoa nhưng khi trường có hoạt động gì đó là đội hưởng ứng, giúp đỡ hết mình. Các thành viên trong đội cũng được đi giao lưu với đội TN của khoa bạn

(hình ảnh )

Khoá k54 đã được giao lưu với đội TN của CNTP, đội hiến máu nhân đạo, đội kết nối...

Đội cũng có một số hoạt động ngoại khoá như: dọn rác xung quanh bốn hồ, đi làm TN ở chùa Bồ Đề, cũng có đôi lần được đi du lịch vv...

(hình ảnh di Tây Thiên)

Kể từ ngày thành lập đến nay, cũng đã sáu năm rồi, đã có rất nhiều đồng chí trải qua đội TNTN thường trực đa số đều rất trưởng thành, tiếp xúc với xã hội rất nhanh nhạy. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập kém là do các đồng chí ham tham gia hoạt động mà quên mất nhiệm vụ học tập của mình, cũng do các đồng chí chưa biết sắp xếp lịch trực xe sao cho phù hợp nhiều đồng chí rất nhiệt tình, hầu như ngày nào cũng có mặt ở nơi trông xe, ít chú tâm vào việc học. Một số đồng chí hiện nay rất thành đạt như anh đội trưởng đầu tiên Nguyễn Văn Quân – CNA K47 hiện đang là cán bộ của viện chăn nuôi, anh Đặng Hoàng Lâm – CN K47 và anh Nguyễn Ngọc Bằng – CNB K49 đang là giảng viên đại học Nông Nghiệp HN đồng thời là bí thư LCĐ khoa CN và NTTS. Rất nhiều đồng chí là cán bộ của sở, phòng nông nghiệp các tỉnh thành trên cả nước....

Một trong những hoạt động không thể thiếu được của đội TNTN thường trực mỗi khi hè đến là tham gia chiến dịch “ mùa hè xanh “ mọi người có thể đăng kí tham gia TN hè tại trường, đi tiếp sức mùa thi, về tình nguyện tại đia phương, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí sang cả nước bạn láng giềng như: Lào, Trung Quốc, Thái Lan...những người chủ chốt nắm giữ những vị trí quan trọng trong các chiến dịch TN hè này đa phần là các đồng chí của đội TNTN thường trực.

Những địa phương mà đội TNTN thường trực đã từng đến làm công tác tình nguyện:

Năm 2005-2006 : Xã Yên Dương – H. Tam Đào – T. Vĩnh Phúc

Năm 2006-2007: Xã Độc Lập – H. Quang Yên – T. Cao Bằng

Năm 2007-2008: H. Mai Sơn – T. Sơn La

Năm 2008-2009: Khoa CN và NTTS đi Yên Thế - Bắc Giang

Năm 2009-2010: Khoa CN và NTTS đi Tiên Phong – Ba Vì – Hà Nội,                                       Khoa Thú Y đi Sóc Sơn – Hà Nội

(đội còn đi TN ở một số nơi khác nhưng chưa tìm hiểu được hết, chúng tôi sẽ sưu tầm đầy đủ trong thời gian tới)

PHẦN III: NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG TÊN

I)Những kỹ niệm của khóa 49, 59, 51, 52:

Tham gia công tác tình nguyện hè điều làm bạn nhớ nhất là những kỉ niệm về con người nơi ta hoạt động, về những người đồng đội đồng hành cùng ta trong xuất quá trình. Đó là những kỉ niệm không tên.

Dưới đây là những kỉ niệm về hoạt động tình nguyện hè của đội TNTN qua các năm: 2005, 2006,2007,2008, của khoá 49, 50, 51, 52 qua lời kể của anh Nguyễn Quốc Quân – CNB K49, anh là người rất nhiệt tình tham gia phong trào tình nguyện hè, bốn năm đó là quãng thời gian làm sinh viên và cũng là ngần ấy năm anh tham gia tình nguyện địa phương:

“Ngày11/9/2004 tôi bước chân lần đầu tiên vào cánh cửa đại học, một ngôi trường đứng đầu ngành Nông Ngiệp Việt Nam, khi mới vào thật ngơ ngác đi quanh khu bốn hồ thật thú vị lắm, đặc biệt là ấn tượng ban đầu khi gặp các anh, chị mặc áo xanh tình nguyện họ cũng là những người đã giúp đỡ tôi trong kỳ thi ĐH. Tôi gặp lại mặc dù chẳng hỏi tên, học khoá bao nhiêu tôi cũng không biết tôi chỉ nhớ những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười và đầy thanh niên tính, tôi không được ở trong KTX vì đã hết chỗ nên đi tìm nhà trọ ở ngoài, họ cũng là người đã giúp đỡ tôi đi tìm. Tôi rất cám ơn họ dù giúp tôi xong tôi chưa kịp nói câu gì thì họ đã vội đi giúp đỡ các tân sinh viên khác, đó là những sinh viên tình nguyện trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội tên của trường hồi đó. Vào lớp học mới tôi nhiệt tình tham gia hoạt động của lớp lắm, tôi đã tham gia ứng cử làm cán bộ lớp mấy lần mà không được. Đầu tháng 10 nghe thông báo của LCĐ khoa Chăn nuôi thú y lúc đó chưa tách hai khoa thành lập một đội TNTN của khoa mỗi lớp năm đồng chí  hồi đó khoá 49  chỉ có 6 lớp thôi: 2 lớp chăn nuôi, 3 lớp thú y, 1 lớp thuỷ sản, thế là tôi lại tham gia ứng cử trong lớp mình, vì chỉ có 5 người / lớp, mà ai cũng muốn tham gia. Thật may mắn vì lần này tôi trúng cử, và vì thế là dòng máu tình nguyện trong tôi bắt đầu nhem nhóm từ đó. Buổi đầu tiên thành lập đội chúng tôi được triệu tập tới căn phòng không rộng lắm, đó chính là phòng tập nhảy của các sinh viên trước của nhà A  bây giờ, hôm đó trời cũng hơi se lạnh. Buổi thành lập diễn ra rất đơn giản, mộc mạc, anh Nguyễn Văn Quân sinh viên lớp CNAK   lúc đó đang là phó bí thư LCĐ khoa Chăn nuôi-Thú y là người được thầy Hoàng Minh Sơn bí thư LCĐ khoa uỷ nhiệm triển khai thành lập đội. Anh tuyên bố lý do thành lập đội, mọi người giới thiệu làm quen nhau và đưa ra cơ cấu tổ chức của đội, anh là đội trưởng và một anh tôi không nhớ được tên khoá làm đội phó và thiếu một đội phó nưa. Người đội phó còn lại sẽ lấy từ khoá   bọn tôi, anh Quân nói tinh thần tình nguyện luôn, ai xung phong làm đội phó. Các bạn mới vào rất ngại ngùng thường ai cũng rất muốn làm nhưng không dám nói ra. Tôi không cần nghĩ ngợi lâu và giơ tay nói rõ to làm một số người giật mình “Em ạh”. Anh Quân bảo sao đồng chí có giọng to thế? Chắc sẽ làm tốt thôi. Và kể từ đó toi là một đội phó của đội TNTN.

Một tuần sau khi thành lập, chúng tôi được thầy Hoàng Minh Sơn – CBGV Bộ môn giải phẫu – Tổ chức phôi thai, dáng người cao cao, gầy gầy, nhưng rất hay cười là ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi đều cảm nhận được, thầy cũng là người mà có thể nói rằng rất tâm huyết với đội. Luông quan tâm, thường xuyên ra nhà xe thăm anh em trực. Những ngày đầu nhà xe đơn sơ lắm, chỉ là những tấm blô che một khoảng chống bằng diện tích nhà xe bây giờ không, có sân trước, nền được xếp bằng ngững viên gạch vỡ lại cho bằng phẳng. Cái sân bóng chuyền bây giờ hồi đó cây cỏ um tùm, râm rạp. Thời tiết lúc đó rất lạnh, chúng tôi ngồi trực xe gió rít lên từng hồi làm dựng hết cả tóc gáy và chân lông. Các anh em hồ đó rất đáng yêu, nhiều người có tài lẻ lắm tôi nhớ có đồng chí Hùng, Miến TYB  hát rất hay và sau này là thành viên đội văn nghệ khoa đi biểu diễn rất nhiều nơi, đồng chí Kỳ thuỷ sản   rất có năng khiếu làm thơ và kể chuyện hài hước, đồng chí Sáng CNB49 học tiếng anh rất tốt, lại có tài gấp giấy nghệ thuật, gấp lá cây thành những con vật, và tôi còn nhớ Phượng TYA49 là thủ quỹ của đội phải nói là rất tuyệt vời. Chúng tôi họp vào mỗi tối thứ sáu hàng tuần, rút kinh nghiệm và đặt kế hoạch tuần sau. Trong buổi họp mặt sẽ tổ chức sinh nhật cho những người trong tuần, hát văn nghệ, khiêu vũ...vui lắm. Những buổi bàn giao ca trực được làm việc rất nhiệt tình, có nhiều đồng chí nhịn ăn trưa để lên nhận ca trực cho ban trực ca sáng về, chiều mua cái bánh mì để ăn. Chúng tôi được đón nhận rất nhiều tình cảm của các thầy, các cô trong khoa. Có những thầy co mang cả đồ ăn hoa quả, kẹo bánh mang ra cho các đồng chí ngồi trực và rất nhiều thứ khác tuy không phải là vật chất mang gia tị tiền bạc nhiều, nhưng chúng tôi gọi đó là món “tinh thầy trò”...

Thời gian cứ thế trôi đi, đã đến mùa hè đầu tiên sau một năm học trôi qua chúng tôi những thành viên của đội TNTN thường trực đã được vinh dự vào các đội TN của trường, người thì lắm giữ đội tiếp sức mùa thi, người thì lắm giữ chủ chốt của các đội đi địa phương như vùng Gia Lâm, hay vùng sâu vùng xa. Tôi và một số đông chí trong đội đi vào đội tại vùng Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Đó là lần đầu tiên đi tình nguyện về với bà con vùng núi của tôi và một số đồng chí khác. Anh Quân làm đội trưởng của đội và tôi làm đội phó.Hôm 25/6/2005 Tôi cùng Anh Quân được Thầy Sơn cử đi tiền trạm, chúng tôi đi xe máy từ trường lên tỉnh đoàn Vĩnh Phúc gửi giấy giới thiệu và kế hoạch hoạt động, chúng tôi được tỉnh đoàn giới thiệu xuống huyện đoàn Tam Đảo, sau khi làm việc vơi huyện đoàn Tam Đảo chúng tôi cùng huyện đoàn về xã Yên Dương để lmf việc với chính quyền nơi đây . Chúng tôi được đốn tiếp rất nhiệt tình, ngay trưa hôm đó anh em chúng tôi bị 1 trận say bí tỷ . Nhưng chúng tôi vẫn đủ tỉnh táo để lên kế hoạch với đoàn xã cụ thể từng ngày, chuẩn bị chỗ ăn nghỉ, mượn đồ dùng sinh hoạt cho đội. Sau khi xong việc chúng tôi về huyện đoàn, cán bộ huyện lại mời ăn tối xong mới cho về, lần này thì 2 anh em ngủ luôn không tỉnh nữa. Thầy Sơn mãi không thấy 2 đứa về sót ruột, mãi chúng tôi mới gọi điện cho thầy báo là phải ngủ ở đây 1 đêm . Sáng hôm sau chúng tôi về trường thì gặp phải trơi mưa 2 anh em ướt như chuột lột.

Đúng ngày 01/7/2005 chúng tôi làm lễ ra quân và bắt đầu xuất phát . Trong đội có 25 thành viên với nhiều tài năng khác nhau như: văn nghệ, nấu ăn, chơi nhạc cụ đều rất tài, uống rượu cũng rất tài . Thế Anh – TYB47, một tay guista siêu đẳng; Hồng Hạnh – giọng ca opera đảng cấp của trường Nông Nghiệp, với dàn khiêu vũ nổi tiếng của khoa do anh Quân phụ trách và một đầu bếp nâu ăn rất ngon Thu Loan – CNB48 . Cặp song ca bất hủ Minh Hùng –Bá Hiên làm siêu lòng biết bao cô gáivà đặc biệt hơn là sự có mặt cửa anh Ly Sen Vư – CN47A, anh là người Lào, anh Vư nói tiếng Việt rấtgiỏi và rất quý mến chúng tôi . Anh uống rượu rất giỏi, đã cứu chúng tội  nhiều bàn thua trông thấy . Bà con Yên Dương đa số thuộc dân tộc Sán Dìu, các em thiếu niên thì nói tiếng kinh tốt, cồn ngươi già thì ít nois được . Chúng tôi đóng quân ở trường cấp II, cách các bản xung quanh khoảng 500m nằm tại khu trung tâm, đằng sau cosbaix tha ma sợ lắm. Chúng tôi nấu ăn bằng củi đi kiếm ở trên rừng về, lúc đầu thì xin bà con hỗ trợ, sau đó cùng thanh niên xã đi kiếm củi. Bữa đầu tiên của chúng tôi là một nồi mỳ tôm to tướng, vì không kịp nấu cơm. Vì khi chiều cả đội phải đi gặp chính quyền xã. Ngày thứ nhất trôi qua, chỗ ăn ở của chúng tôi được dọn dẹp sạch sẽ, chúng tôi ở 2 phòng (1 phòng nam, 1 phòng nữ )và một phòng để đồ đạc tư trang trên tầng 2 của trường tiểu học. Đêm đầu tiên anh em ở riêng phòng, đêm thứ 2 có 3 cậu con trai mò sang ngủ bên phòng nữ, lúc đầu bị các Chị khóa trên đuổi về, hôm sau không đuổi nữa, thế là dần dần 2 phòng hóa thành 1 lúc nào chẳng hay, được gần 1 tuần trôi qua mấy anh định về phòng ngủ riêng mà các Chị cũng không cho về ( vì đằng sau có bãi tha ma rất lớn…! ). Công việc của chúng tôi lúc ấy chia ra làm nhiều mảng: với thanh niên chúng tôi sinh hoạt vào buổi tối ( dạy khiêu vũ, sức khỏe sinh sản vị thành niên,ôn tập văn hóa hè, luyện thi ĐH…) với thiếu nhi chúng tôi tập trung ban ngày vì các em đi tối không tiện ( dạy hát, vẽ, cắt, gấp giấy, khiêu vũ, ôn tập văn hóa hè…), chúng tôi có một buổi đi thăm các gia đình thương binh liệt sỹ và làm vệ sinh tại khu tưởng niệm liệt sỹ của địa phương, trồng cây lưu niệm, tổ chức dọn mặt bằng làm sân vui chơi thể thao và làm công trình thủy lợi kênh mương dẫn nước về đồng ruộng của bà con. Tôi còn nhớ rất rõ, mỗi khi các bạn đi tới các thôn bản về nơi tập kết thì trên tay mỗi người đều sách một đùm Dứa, Mít đã chín rất thơm ngon, có cả quả Râu Gia nữa… đó là những tình cảm mà bà con nơi đây gửi cho những chàng trai, cô gái màu áo xanh tình nguyện. Bũa cơm của chúng tôi cũng rất sinh viên: có đậu, có thịt, rau, bí, lạc… nhưng mỗi tuần chỉ có 2 phiên chợ. Ai cũng thích được đi chợ phiên chơi, nhưng đường đi khó khăn lắm, phải đi bằng đò mới đến nơi, hum nào có buổi chợ phiên chúng tôi mới đượ ăn món tươi ( cá nấu chua…), được cái trong đội ai cũng nấu ăn ngon, mỗi người thiết kế 1 món. Ở được một tuần, vì đang vào vụ gặt nên bướm ở đây nhiều lắm, ban đêm cũng như ban ngày chúng bay đầy phòng của chúng tôi, lúc đầu có 1, 2 người bị ngứa ngáy khó chịu, sau đó cả đội đều bị bệnh ‟ ngứa Bướm ”, tin tức nan nhanh đến tận cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương đã cử các bác sỹ của tỉnh về khám bệnh họ kết luận chúng tôi bị viêm da do chất độc côn trùng. Ở trường xôn xao cả lên, thông tin đội đi Tam Đảo bị bệnh ‟ ngứa Bướm ” hết rồi. Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ hay mỗi buổi sáng trước khi đi làm việc, các chị em bắt các anh em cởi hết quần áo ra để bôi thuốc ( trừ mỗi quần đùi là còn nguyên thui)! Thầy Sơn sót ruột lắm, Thầy quyết định lên thăm chúng tôi. Trước khi đi Thầy có báo trước. Hôm đó đọi quyết định họp bàn cách đón tiếp Thầy. Anh, em họp lại và quyết định chỉ cho Thầy ăn món đạm bạc thôi: cá khô, lạc rang, rau ( giả vờ khổ để Thầy còn thương…!). Chúng tôi gọi điện cho Thầy lên chị em trên này đãi món  ‟ Mực 2 râu nướng ”, Thầy nghe lạ lắm, sao Mực lại ‟2 râu ”. Khi Thầy lên tới nơi lúc đó là tầm trưa. Đến bữa, Thầy hỏi Mực đâu ? Cả đội hí hửng cười, có mấy chị em cười sặc cơm bắn lung tung ngước mắt nhìn lên dây phơi ngay trên đầu. Thầy nhìn lên theo,trời đất ! 1 dãy ‟ phụ tùng phần trên của chị em…! ”  bày la liệt. Từ đó, sinh viên khoa CN – NTTT có thêm từ điển Mực 2 râu. Hôm đó có món canh óc đậu, Thầy chưa được ăn bao giờ, anh em múc cho Thầy rất nhiệt tình, Thầy ăn được 3 bát nhỏ. Đêm đầu tien Thầy ở cùng chúng tôi thật đáng nhớ, mọi người ngồi tâm sự với nhau rất tình cảm, khoảng 12h đêm mới bắt đầu đi ngủ, tôi là người cầm chìa khóa cầu thang, đêm hôm đó tự nhiên tôi nghe thấy có tiếng người gọi khẽ, giật mình tưởng ai hóa ra là Thầy gọi mượn chìa khóa để đi WC, các bạn biết không ? cái món óc đậu giờ đã phát huy tác dụng, bụng Thầy réo ầm lên, trời thì đã khuya, nhà vệ sinh thì cạnh ngay bãi tha ma, trông thật dễ sợ, tôi đưa nến cho Thầy và đứng ở phía trên cũng thấy sờn gai ốc. Hôm sau Thầy phải đi gặp cán bộ chính quyền địa phương, 1 trận rượu sau một đêm bị tào tháo đuổi làm tôi thấy thaatj khổ cho Thầy ! cuộc sống cứ như vậy cho đến khi về, chúng tôi tổ chức đêm giao lưu văn nghệ đốt lửa trại, vui lắm, hôm sau đội đi du lịch ở suối mãi sâu trong rừng, cả đội thuê 1 chiếc công nông đầu ngang để đi du lịch, nhìn hoành tráng lắm.Đến suối chúng tôi bày đồ ăn như kiểu cắm trại vậy, tắm suối ở vùng an toàn, chúng tôi dạy các bạn nữ bơi thật là hòa đồng, dường như chúng tôi là một gia đình. Tôi và anh Ly Sen Vư đi vào trong bản cạnh suối xin được mấy quả Mít Na (mít rất bé nhưng lại ngon) đã chín và nhiều nhãn lắm. Hôm sau chúng tôi hành trình trở về trường trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn giữa kẻ ở người đi. Và hành trình vào năm học mới bắt đầu, công việc TN thường trên khoa vẫn tiếp tục tiến hành, đã có nhiều đồng chí trưởng thành hơn nhiều so với năm trước, đặc biệt là những đòng chí tham gia chiến dịch TN hè, sau khi về rất chững chạc và đứng vị trí quan trọng của lớp…

        Thời gian trôi thật nhanh,lại mùa hè đã đến. Vậy là năm thứ 2 thời sinh viên tôi tham gia tình nguyện hè. Lần này tôi vào đội của trường đi rất xa, đó là chương trình tinh nguyện về nơi mà ngay xưa Trương ĐH Nông nghiệp đã sơ tán chiến tranh về đó. Đó là xã  Độc Lập – huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng. Lần này đi đội chúng tôi gồm 30 thành viên đến từ 4 khoa (CN – NTTT, Nông học, Môi trường, Sư phạm kỹ thuật). Thành viên trong đội còn xuất sắc hơn cả đội năm trước. Đi cùng chúng tôi có Thầy Tuấn bộ môn Pháp luật khoa Mac – Lê Nin (tên khoa ngày đó), có Thầy đi cùng chúng tôi mừng lắm, phải thừa nhận rằng Thầy có giọng rất truyền cảm. Các bạn biết không, 4h sáng chúng tôi khởi hành từ trường đi chúng tôi đặt chân đến UBND huyện Quảng Uyên đầu tiên, họ đón tiếp chu đáo lắm, buổi đầu gặp mặt rất vui. Họ rất ấn tượng bởi những câu nói của thầy. sau khi liên hoan gặp mặt xong chúng tôi được CB huyện đưa về UBND xã Độc Lập, 1 nửa đội chúng tôi được bố trí ở tại trường cấp 1, 2 ở Bản trên, nửa còn lại ở trường cấp 1, 2 ở  Bản dưới. bà con nơi đây đều thuuocj dân tộc thiểu số, họ là người Tày, có 1 số người Nùng. Chỗ tôi ở bản trên, ngôi trường nằm cao trên bãi đất đồi, nhà vệ sinh cũng có nhưng đang xây dở dang, chưa có nước. nước ăn ở đây được dẫn về từ trên núi theo đường ống Bương do bà con làm, nên hầu như không có nước để tắm. cách chỗ chúng tôi ở không xa khoảng 200m. có 1 con suối nhỏ, thác nước đẹp lắm, nước rất trong và đây chính là nơi tắm giặt của đội. hàng ngày, mỗi buổi chiều tối đến, cả đội rủ nhau ra tắm suối. chúng tôi làm cho các chị em cái quay bằng phông xanh. Con trai tắm rất thoải mái, con gái tắm hơi ngượng ngùng vì phải dìm cả quần áo trên người để tắm, nước ở đây rất mát, tuy nhiên những hôm trời mua có vẻ hơi đục và thác nước rất dữ tợn. chúng tôi nấu ăn bằng bếp củi kiếm ở trong rừng và củi do bà con thanh niên bản cho. Nhà của người dân đều là nhà sàn, ở dưới sàn nuôi đủ loại vật nuôi: trâu, bò, gà, lợn…mùi bốc lên khó chịu lắm. tôi còn nhớ có 1 lần nhóm chúng tôi cùng thầy Tuấn đi thăm gia đình chính sách, có đến 1 gia đình, khi mời uống nước mùi rất khó chịu từ sàn nhà bốc lên. Định tuyên truyền luôn về môi trường thì từ trong gian buồng 1 cụ bà bước ra, chúng tôi hỏi Cụ bao nhiêu tuổi, các bạn biết không? Cụ 93 tuổi rồi, vẫn còn minh mẫn khỏe mạnh. Thầy Tuấn nói nhỏ vào tai chúng tôi “mình đã chắc sống được bằng cụ mà tuên truyền môi trường hại súc khỏe” vì Cụ đã sống gần 100 tuổi đó thôi!!!. Xung quanh nơi chúng tôi ở đều là núi đồi phủ kín. Công việc hàng ngày của chúng tôi như mọi khi là chia ra làm nhiều mảng: dạy học hè cấp 1, 2, 3, học hát, vẽ cho các cháu thiếu nhi của từng Bản. tôi đến giao lưu ca hát, dạy khiêu vũ…và 1 điều khác đặc biệt năm nay còn có chương trình chuyển giao KHKT cho bà con ở đây về chăn nuôi, trồng trọt do các Giáo sư, tiến sỹ, giảng viên từ 2 khoa Nông Học và Chăn nuôi thú y (hồi chư tch khoa). Và chúng tôi còn tiến hành chương trình đào tạo thú y viên cơ sở. tôi còn nhớ hồi đó có 4 cô gái Tày đang là đoàn viên: Chanh, Cành, Giỏi, và 1 người nưa tôi không nhớ tên. Họ rất nhiệt tình, chúng tôi đào tạo cách tiêm, thiến hoạn lơn…Các bạn biết không, thời gian đó ở vùng Cao Bằng cứ hoạn lợn Cái là 10.000đ/con đấy. vậy mà trung bình một ngày chúng tôi đi hướng dẫn hoạn khoảng 5-10 con mỗi ngày. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được thầy phải hướng dẫn làm nghề thú y, tôi thích lắm. thầy nói muốn hoạn tốt phải có ngón tay trỏ thật dài. Chúng tôi còn hướng dẫn bà con chăn nuôi cách ủ men vi sinh thức ăn để không phải nấu, men chúng tôi được Cty Hải Nguyên tài trợ nhiều lắm.ở trên này có nhiều phong tục lạ lắm. cứ đến nhà ai chơi họ chẳng mời nước uống đâu, thay vì nước là rượu trắng, nên mỗi khi đi dân vận ai đấy đều mặt đỏ hoe vì rượu sông. Tục lệ cưới thì vợ chồng lấy nhau xong vợ không được về nhà chồng ở cho đến khi 2 người đó có con với nhau mới được về nhà ở. Đám ma thì nam chết 7 ngày mới đi an táng, nữ chết 9 ngày mới an táng, tuy nhiên không phải tất cả đều thực hiện hủ tục đó. Chắc bây giờ không còn điều đó nữa. nói về đội, chúng tôi vui lắm, ăn ở cùng nhau như 1 nhà, các em thiếu nhi rất quý, có nhiều hôm chưa kịp tắm, rửa gì các em đã quây kín nơi ở rồi. mấy ngày đầu tiên chúng tôi ngủ trưa, lúc tỉnh dậy các em đã quây kín ngoài cửa để xem chúng tôi ngủ (vì toàn cửa kính), có mấy chị em giật mình phát khiếp. ở đây cũng đi chợ phiên xa lắm, mãi tận trên huyện mới có. Có những hôm trời mưa, 1 vài đồng chí rủ nhau đi kiếm măng, được ít hôm thì các thầy ở trường lên thăm, đông lắm. tôi còn nhớ có thầy Nguyễn Ích Tân, Thầy Vũ NGọc Huyên, Thầy Phải, Thầy Thành, Thầy Thắng, Thầy Hùng khoa Nông học. Được dịp các thầy lên thăm chúng tôi mừng lắm, trường có ủng hộ 100 triệu để xây nhà văn hóa của xã, nơi mà trước đây trường chúng ta ở đó. Các thầy lên để chuyển giao KHKT về trồng trọt, vhawn nuôi. Thầy Hùng khoa Nông học vào thăm bọn tôi và cho đội tiền, vì vậy bữa cơm rất đạm bạc, chợ trên này thiếu thồn lắm. trừ những hôm có phiên chợ mới có đồ ngon, còn các ngày thường chỉ có đồ ăn khô và chút thịt lợn thôi. Các thầy lên chúng tôi mua vịt chiên đãi, các bạn biết không? Chẳng ai biết cắt tiết vịt cả, có thầy Thành tham gia vụ đó, cắt xong mấy con vịt nhỏng cổ chạy khắp sân. Còn nhiều chuyện mà tôi không thể nhớ hết được. tôi nhớ nhất là chuyện về nhười thầy mà chúng tôi quý mến, đó là thầy Tuấn bộ môn pháp luật, khi đi với đội thầy chỉ mang có 2 quần sioj thôi, không biết thế nào mà các chị em phát hiện được đó là quần của thầy, thế là mang ra cắt tạo lỗ ở giữa, thầy giận lắm nhưng cả đội thì buồn cười, mấy ngày sau Thầy nhận nhiệm vụ sang Trung Quốc công tác, phải chia tay đội. chúng tôi có mua tặng thầy món quà đó là 2 chiếc quần “nhỏ” 1 chiếc chúng tôi để nguyên, 1 chiếc còn lại cả đội ký tên, vẽ chim, bướm… tặng thầy, gói rất cẩn thận và bảo thầy mang sang Trung Quốc mới được mở. Đúng sang Trung Quốc thầy mới mở thật, Thầy gọi điên về xúc động lắm, mặc dù chúng tôi nghịch thật, thế mời là sinh viên chứ? Có 1 hôm xuống bản Nậm Pản, trên đường đi chúng tôi gặp 1 chú rắn màu xanh lục rất dài, suýt nữa 2 đồng chí bị nó cắn rồi, loài rắn đó mà cắn thì chỉ có chết ngay thôi. Tuy nhiên rất may là loài rắn đó chỉ cắn khi mình động vào người nó. Hôm đó chúng tôi xuống bản để tuyên truyền cho thanh niên về sức khỏe vị thành niên, có nhiều tình huống đặt ra lắm, lúc đầu thanh niên trai gái ở đây họ rất ngại, sau đó quen dần, chúng tôi đưa ra tình huống bằng hoạt cảnh để các bạn trả lời theo ý của mình. Cũng thú vị lắm, có người thì hỏi chu kỳ kinh không bình thường, có người hỏi bạn trai bị nghiện thì phải làm sao ?... rất rất nhiều câu hỏi thực tế được đặt ra từ chính các bạn thanh niên. Có người thì hỏi về chuyện ấy …? Làm chúng tôi cuống quýt mà trả lời. Được nửa thời gian chúng tôi tổ chức giao lưu tại nhóm 2 ở Bản cuối xã, chương trình được tổ chức rất lỹ càng, từ phông bạt, khẩu hiệu, trang trí rất đẹp. Có nhiều tiết mục rất hay đến từ dân Bản. Có một anh đánh đàn tính hay lắm, tôi nhớ không nhầm thì anh tên là Phương viết chữ rất đẹp. Chúng tôi có đóng một vở kịch về tuyên truyền ma túy do anh Quyết TYAK48 vai chính. Các bạn biết không, buổi giao lưu diễn ra tốt đẹp bà con từ xa tới gần lặn lội mương suối đến xem. Nhưng ngay hôm đó cũng có một nhóm thanh niên, có người đã đứng tuổi thực tế đang bị nghiện. Giao lưu kết thúc chúng tôi về nhóm 1 ở bản trên. Đêm hôm đó các thanh niên bị nghiện ở bản dưới ném gạch, đá vào nơi ở của nhóm 2, thậm chí xông vào nhét que chặt vào lỗ khóa… Nhưng không xảy ra chuyện gì nghiêm trọng cả. Ngày hôm sau công an huyện đến rất đông và quán triệt thanh niên trong bản… ấy thế mà ngày chia tay về trường, những giọt nước mắt lưu luyến chúng tôi nhận được nhiều nhất lại chính là các bạn bị nghiện đó, vì sau vụ đó chúng tôi thân thiết với họ hơn, quan tâm nhiều hơn nữa. Có những bạn đã trèo lên đỉnh núi đá rất cao, có thể nói người thường không dám làm điều đó để hái những cành phong Lan hoa màu đỏ rất đẹp tặng chúng tôi. Mọi việc cứ êm đềm trôi qua, cho đến hôm sắp rời xa nơi đây để về trường. Chúng toi làm một chương trình tổng kết rất lớn, có cả huyện tham gia. Cả các ban chấp hành đoàn xã khác cũng sang tham gia, góp vui. Phải nói là một ngày hội lớn mà nơi đây chưa từng được chứng kiến bao giờ, sau liên hoan văn nghệ là ‟là đêm lửa trại ” chúng tôi nhảy múa ca hát quanh đống lửa đến 1h sáng mới tan, sau đó lại vào phòng liên hoan rượu. Cán bộ và thanh niên nơi đây uống rượu giỏ lắm. Tôi nhớ là đã uống rất nhiều đến nỗi mình đi ngủ lúc nào mà không hay. Trước khi chúng tôi về, từng thôn bản mời chúng tôi xuống gặp bà con giao lưu chia tay, chúng tôi được tặng nhiều bánh khảo lắm ( đặc sản Cao Bằng ). Hôm lên đường, đang chuẩn bị lên xe,có một cậu rất nhỏ khoảng 15 tuổi xách trên tay một giỏ phong Lan rất đẹp, mọc trên cành cây cậuta đem cưa luôn cành đó lấy dây thép uốn thành giỏ và dòng chữ ‟ I LOVE YOU ” tặng Chuyên – SPKTK49 là ca sĩ của đội, còn mấy cậu nữa đã hứa sẽ thi đỗ ĐH để được gặp các chị, vì đã đem lòng yêu chị từ lúc nào không hay. Trên đường về trường chúng tôi đi thăm khu di tích hang Pắc Bó , nơi mà Bác Hồ kính yêu đã từng sống và làm việc những năm đầu sau khi buôn ba khắp nơi trên thế giới trở về nước, thăm hang Pắc Bó mới thấy được sự giản dị, mộc mạc và khó khăn đến nhường nào… Nếu có dịp các bạn lên thăm sẽ cảm nhận được điều tôi noi.

         Nhịp sống thời sinh viên cứ tiếp tục trôi qua, lại mùa hè nữa đến, lần này chúng tôi được đi lên vùng dất Sơn La, nơi được mệnh danh là ‟ Vựa Ngô của miền bắc Việt Nam ”, chúng tôi đến với bản người Thái, họ vừa được chuyển khỏi vùng thủy điện Sơn La đến vùng tái định cư nên cuộc sống còn rất thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Tuy khó khăn như vậy nhưng con gái Thái Trắng rất xinh đã làm siêu lòng rất nhiều anh của đội TN chúng tôi. Đồng chí Nguyễn Đăng Ngọc, cũng vì thế mà một hôm tự ý di giúp đỡ một cô giáo người Kinh đào cái rãnh quanh nhà không xin phép đội trưởng, khi về đồng chí đã bị một trận mắng te tua. nhưng đồng chí cũng có công, vì khi về đã mang theo một bì xoài xanh cho anh em, đặc biệt là mấy chị em phụ nữ.

       Năm tiếp theo đội lại đi TN ở Yên Bái, nơi đây có rất nhiều đồng bào H’Mông, cũng có rất nhiều chuyện thú vị, khi nào có thời gian tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe.

      Qua những câu chuyện mà anh Quân kể lại chúng ta có thể thấy có cả những kỷ niệm vui những kỷ niệm buồn. Ta cũng thấy được những khó khăn, vất vả mà đội TN gặp phải ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến những ngày hoạt động về sau.

II)Những kỷ niệm của TN k53:

Đến khóa 53 cũng có rất nhiều hoạt động và cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ!

Tiếp lửa truyền thống các anh chị khóa trước, đội TN k53 vẫn làm công việc hằng ngày đó là trông xe, ngoài ra đội còn tổ chức các buổi lao động ngoại khóa cho các đồng chí trong đội. Trong các buổi họp vào tối thứ 5 hàng tuần đội còn tổ chức một số trò chơi bổ ích cho anh chị em trong đội như:” rung chuông vàng”, “ cuộc thi văn nghệ giữa các nhóm trong đội”...!

Không những thế đội còn có 2 đồng chí tham gia thi Tiếng hát sinh viên khóa 53, cả 2 đồng chí đều giành được giải:

Đ/c Nguyễn Thị Hường – NTTSK53 – đạt giải ba

Đ/c Trịnh Lan Phương – TYCK53 – đạt giải nhì

Kết thúc một năm học, các thành viên trong đội lại tham gia các chiến dịch TN “màu hè xanh” do đoàn trường phát động. Người thì tham gia tiếp sức mùa thi, người thì đi TN ở địa phương. Nhưng cũng thật buồn vì lúc này đội lại phải tách làm hai, do hai khoa phải đi về các địa phương khác nhau.

Khoa CN&NTTS được đi về hai địa phương đó là: Phù Đổng – Gia Lâm và Yên Thế - Bắc Giang: nhóm đi Phù Đổng có nhiệm vụ điều tra về tình hình công tác đoàn ở đây, trong nhóm này có đồng chí Lưu, đ/c Thu, đ/c Hùng... thỉnh thoảng cũng được các anh chị lãnh đạo đội lên thăm như: A.Bừng, A.Phương. có một kỷ niệm khá vui ở nơi này đó là hôm đ/c Hùng nhét chăn vào trong bụng giả vờ có bầu, làm cho chị em có một trận cười chảy ra nước mắt. Nhưng phải công nhận rằng đ/c diễn rất đạt ( >0<)!!!...

Đến với đội đi Yên Thế - Bắc Giang, 16 ngày tình nguyện trên đó là 16 tranh tình nguyện và là 8 hồi ký ức:

Lời chào tới miền đất mới:

Gâu ! Gâu ! Gâu !Đó là lời chào đầu tiên chúng tôi nhận được khi đătj chân đến vùng đất Bắc Giang. Mảnh đất nơi đây đầy dãy những ngọn đồi cao vút, được bao phủ hàng trăm hàng ngàn cây bạch đàn. Ngày đầu tiên chúng tôi ra mắt UBND xã, sau đó trở về nơi tập kết. Đội chúng tôi chia làm 4 nhóm và mỗi nhóm gồm có 5 người. Vì số lượng thành viên đông nên đội lại phải tách làm 2, một nhóm ở nhà anh Tuấn – Bí thư đoàn Đền Quan, nhóm thứ 2 sống ở nhà một bác nông dân – không nhớ rõ tên lắm. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đén nơi đây đó là con gười nơi đây, rất vui tính, cởi mở và hòa nhã. Nơi đây còn chút gì đó hoang xơ nhưng lại rất yên tĩnh và khá trong lành.

Làm vườn cây, nếm vị tai chua độc nhất vô nhị:

Đêm đầu tiên hơi lạ nhà nên mọi người đều không ngủ được. Cảnh vật nơi đây buổi sáng sớm thật mộc mạc và đơn sơ. Ánh trăng lấp ló trên những ngọn đồi bạch đàn cao vút.tiếng gió thi thoảng lại rít lên từng hồi mang theo hơi lạnh của núi rừng làm buốt cả tâm can một con người. Ngày thứ hai cả đội đi trồng cây ở đồng Mười, đường đi khá xa nhưng mà rất vui. Vừa đi chúng tôi vừa hò hét vừa tán chuyện khá sôi nổi. Đồng chí Hiền và đ/c Huyên sướng thật được đi xe máy còn chúng tôi phải đi bộ hơn 4 cây số lúc lên lúc xuống thật là mệt, nhưng ai cũng vui vì được lên rừng trồng cây. Cái đồi mà chúng tooin phải trồng vừa rộng lại vừa dài, ai cũng mệt và khát nước. Bỗng rưng đ/c Cao la lên:”A!có mít!có mít anh em ơi!lại ăn thui, thế là chúng tôi ai lầy đều cố hết sức đi thật nhanh đến chô của chị Huyên. Đến nơi thì mọi người đang bổ mít thật, đúng là mít đồi có khác vừa thơm vừa ngọt nữa chứ. Cả đội đang ăn thì thấy ở trên bờ tường cạnh đó có hai quả rất gióng quả dưa bở, chúng tôi hỏi bác chủ thì bác bảo đó là quả Phống – đây là lần đầu tien mọi người nghe thấy cía tên này. Một số thì bảo đây là quả tai chua, nghe cũng quen quen.bên cạnh có một rổ đựng đầy lát quả phống phơi khô. Mọi người ở đây ai cũng bíêt quả này,nó được phơi khô để ăn dần. Một lát sau anh bí thư đoàn xã lên tiếng:”ruột ăn ngọt lắm ăn được đấy”, làm chúng tôi ai cũng tò mò và muốn thử ngay. Thế là chiến dịch thử nghiệm loại quả mới bắt đầu, mọi người tranh nhau cái hột còn vỏ và cùi thì vẫn còn nguyên vẹn. Một số người không giám ăn chỉ đứng nhìn các bạn khác ăn. Nhưng sau khi vừa đưa vào đến đầu lưỡi ai cũng kêu: “chua!chua quá đi mất! Nhìn bộ dạng mọi người lúc đó thạt buông cười, ai bảo thích thử vật lạ cơ. Có một đ/c xin cái vỏ để ăn, mọi người ai cũng tròn xoe mắt nhìn vì đ/c ăn gần hết một quả cơ đấy. Đồng chí ăn xong được mọi người xúm lại để phỏng vấn cảm giác sau khi ăn “quả lạ”: “hơi chua nhưng ăn xong thấy mát không còn nóng bức nữa”, đó là lời phát biểu cuối cùng của đ/c, vì hôm sau nhớ lại mới cảm thấy ghê họng. Ngồi nghỉ một lát chúng tôi hành quân trở về nơi đóng quân, trên đường về chúng tôi có ghé thăn nhà anh Cao ở, khá đầy đủ tiện nghi nhưng hơi chật. Cả đội đang nối chuyện thì đ/c vừa ăn quả lạ lúc nãy có cảm giác là lạ quanh miệng,tê tê, miệng khó cử động – hình như bây giờ nó mới phát huy tác dụng.hu.hu…! về nhà anh Tuấn thì được bác gái nói cho biết ăn quả đó vào sẽ bị say, may là đ/ c đó chưa ăn nhiều, ăn nhiều thật thì không biết hậu quả sẽ ra sao đây?!!

Ươm mầm ngọc lan đầy hy vọng:

Ngày hôm nay cuingx trong lành và bình yên như mọi ngày – đó là cảm nhận của tất cả thành viên trong đội.  Ngày hôm nay chúng tôi đi làm công tác dân vận, đến nhà dân là chúng tôi lại phải e dè mấy chú “ cún bự”, sau khi đi dân vận về chúng tôi cử mấy đồng chí đi trồng cây ngọc lan trước cửa UB, nghĩ chắc cũng nhanh thui ai dè chúng tôi phải đào cây cau bị sâu lên rồi mới trồng được. Đào xong ai cũng mệt lử, mọi người ngooig nghỉ một lát rồi đứng đạy trồng cây Ngọc Lan. Buổi chiều đội được lên đồi chặt dứa về ăn.

Những ngày buồn :

Trời mưa hai ngày liền nên chúng tôi không hoạt động được mấy, rất nhiều chương trình đã lên nhưng cũng phải hủy vì trời mưa không thể tiến hành.thật buồn, nhưng không sao, chúng tôi lại có dịp ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, điều này giúp chúng tôi hiểu nhau hơn. Tức cảnh sinh tình đồng chí làm câu thơ:

“Cảnh nào cảnh chăng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Hôm nay, sớm non trời u ám

Bỗng thấy lòng lặng trĩu không nguôi

Trong lòng tôi là cả bầu tâm sự

Nỗi lòng này xin gửi vào ai đây

Cuốn sổ bìa bóng nhưn g rất dày

Dủ tôi viết tháng trời, thánh bảy ‘’                                  

Những ngày sau đó đội đi dọn nghĩa tranh liệt sĩ, đi thăm hỏi bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hôm đó chúng tôi đi thăm mẹ Việt Nam Anh Hùng ở bản Hom. Chúng tôi không hỏi tên bà vì ngại. Nhà bà rất khó khăn, tuổi đã cao nhưng bà vẫn phải đi làm, hôm chúng tôi đến thì gặp bà đang cấy ở đồng cùng các con của mình. Thấy vậy chúng tôi bắt tay vào công việc luôn, người thì xuống cấy người thì đi lên đồi phát cây cỏ. Dất nhà bà khá rộng có gần một quả đồi, đất ở đây khá rắn hình như chưa ai lên đây làm đất bao giò thì phải ?Đang làm thì chúng tôi nhận được thông tin, hôm nay có Đài truyền hình Yên Thế về quay làm ai cũng mừng thầm trong bụng : - hôm nay chắc được quay lên tivi rồi. Một lát sau các anh chị trong trung ương hội cũng về thăm. Anh cao sướng thật, được phỏng vấn – chắc được lên tivi rồi.hix.hix... !

Ngày được trông chờ đã đến, những bộ trang phục trời trang mà chúng tôi ấp ủ bấy lâu nay đã được ra mắt. Cuộc hành trình đi tìm người mẫu nhí bắt đầu, đối tượng của chúng tôi là các em thiếu nhi trong thôn. Sau một hồi tìm kiếm và ‘xét tuyển’ chúng tôi đã tìm ra được những người mẫu để trình diễn đứa con tinh thần của mình gồm có các em : Ánh, Lệ, Hoàng, Sĩ, Linh, Tú và mấy em nữa chúng tôi không nhớ tên cho lắm. Các em khá nghịch nhưng khi nghe chúng tôi nói về cuộc biểu diễn thì đứa nào cũng hớn hở và ngoan ngoãn nghe lời. đêm biễu diễn khá thành công,có nhiều tiết mục vui và hài, sau khi xem xong bà con ai cũng thấy vui trong lòng, song không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Vui bao nhiêu thì buồn bấy nhiêu, ngày chia tay đã đến, chúng tôi không ai cầm nổi nước mắt. Thế là những ngày tháng tình nguyện đã kết thúc, hơi buồn nhưng không sao, cuộc vui nào mà chẳng có lúc tàn. Tạm biệt Yên Thế thân yêu, hẹn gặp lại trong một ngày gần nhất !

Trên đây chỉ là một trong số những kỷ niệm của đội TN k53, do thời gian nên chúng tôi chưa sưu tầm được hết hy vọng các thanh viên của đội TN k53 những ai có kỷ niệm trong các chiến dịch TN hãy cung cấp cho chúng tôi để chúng tôi bổ sung kịp thời.

IV)Tình nguyện k54 – những kỷ niệm khó quên :

Đã 6 năm qua đi kể từ ngày đầu tiên thành lập đội TNTN liên chi đoàn khoa TY_LCĐ Khoa CN và NTTS.Những ngày đầu bỡ ngỡ, khó khăn đã qua đi. Giờ đây lại một lớp trẻ tiếp bước đàn anh đàn chị gánh vác trách nhiệm xây dựng và phát triển đội. Đội TNTN thường trực k54 gồm 49 gương mặt tiêu biểu của các lớp trong khoa cùng họp mặt buổi họp đội đầu tiên nhận chiếc áo tình nguyện thiêng liêng cũng như nhận bao trách nhiệm nặng nề. Mỗi người một suy nghĩ một tâm trạng nhưng đều chung một mong muốn cống hiến một phần nào đó sức trẻ và lòng nhiệt huyết của mình vào hoạt động chung của đội. Từ đó 49 thành viên được các anh chị khóa 53 như anh Lưu, anh Đức, anh Phong, anh Tú và chị Thu – tủ quỹ, dìu dắt chúng tôi trưởng thành từng bước. Công việc thường trực của đội là trông xe,nghe có vẻ dễ nhưng thực ra cũng rất vất vả khi phải cân đối việc học và việc hoạt động, phân bổ thời gian hợp lí. Chính vì hoạt động chung của đội mà công việc chọn được những thành viên nhiệt tình,có tinh thần trách nhiệm cao là rất khó.Để là thành viên của đội chúng tôi phải trải qua một cuộc phỏng vấn khó khăn và thời gian thử thách với rất nhiều hoạt động để chọn ra những thành viên tiêu biểu nhất. Cả đội cùng đoàn kết phấn đấu nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua mỗi công việc của đội là một lần chúng tôi học hỏi được biết bao kinh nghiệm, bao bài học và kiến thức không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống hàng ngày.Càng ngày các thành viên trong đội càng thân thiết và đoàn kết hơn.Những buổi trực xe thêm ý nghĩa hơn khi các thành viên không chỉ làm nhiệm vụ trực xe mà đó còn là lúc để mọi người ngồi nói chuyện tâm sự chia sẻ buồn, vui, khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.Cuốn nhật kí của đội cũng dày lên từng ngày, mọi người thân thiết và nhiệt tình giúp đỡ nhau như một gia đình vậy. và thực sự đội TNTN cũng chính là một đại gia đình mà mỗi thành viên đều như anh chị em một nhà,mọi người cùng nhau góp sức cho ngôi nhà chung ấy bền vững và tràn đầy tiếng cười.

Nối tiếp hoạt động của các anh chị khóa 53 đội TNTN thường trực k54 tiếp tục nhiệm vụ trông xe của các thầy cô và sinh viên. Để chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 chúng tôi quyết định tổ chức vệ sinh xung quanh bốn hồ, buổi lao động khá vui và cũng phần nào đó kêu gọi được ý thức của mọi người về việc giữ gìn khu 4 hồ. Một hoạt động không thể không kể đến là chuyến đi thăm chùa BỒ ĐỀ thăm các em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa đang sống tại chùa.hoạt động này cho thấy đội TNTN không phải chỉ có những hoạt động ở trong khoa mà còn mang tính xã hội. Chuyến đi không chỉ giúp đỡ phần nào cho các em nhỏ nơi đây mà dường như còn giúp chúng tôi hiểu thêm và tự hào về công việc mình đang làm, thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Nơi đây mỗi em một hoàn cảnh thương tâm. Em bé nhỏ nhất mới được sinh ra một tuần đã bị bố mẹ để lại bệnh viện và nhà chùa đã nhận em về chăm sóc. Có khoảng hơn 40 em nhỏ đang được nuôi dưỡng và chăm sóc với đủ các lứa tuổi. Ở đây các em được học tập và vui chơi cùng nhau,lớn lên bên nhau như anh em một nhà. Nhìn các em vui chơi cười đùa hồn nhiên ngây thơ không vương chút buồn phiền mới thấy được giá trị của tình người ấm áp. Cả đội vào chơi với các em nhỏ và giúp các cô dọn dẹp. Người thì dạy các em vẽ người thì chơi đá bóng, cầu trượt với các em. Thấy các em khỏe mạnh,thông minh chăm ngoan học giỏi trong chúng tôi ai cũng nghĩ đến một tương lai tươi sáng đón chờ các em. Trước khi ra về cả đội dọn dẹp xung quanh chùa và trồng cây kỉ niệm. Chia tay các em mà lòng không muốn xa,các em cũng quấn quýt không muốn các anh chị về. Lịch trình tiếp theo của đội là dừng chân tại cánh đồng chân cầu Vĩnh Tuy để liên hoan.đạp xe từ sáng sớm lại hoạt động nhiều nên ai cũng đói mọi người ăn uống rất ngon lành (mặc dù chỉ có bánh mì và sữa).sau đó là một loạt các chương trình văn nghệ và đặc biệt nhất là cuộc thi”miss tình nguyện” do các bạn nam thi tuyển tài năng của mình làm khán giả cười không ngớt đến nỗi những người đi trên cầu thấy thú vị cũng dừng lại xem. Và cuối cuộc thi người đẹp đúng đầu bảng xếp hạng là thí sinh KimTheHuy vói một phong cách rất steen trong phút chốc những mệt nhọc hay căng thẳng trong học tập như tan biến thay vào đó là những tiếng cười giòn tan hòa vào không gian. Nô đùa vui vẻ nhưng cũng đến lúc phải ra về, mọi người dọn dẹp đồ đạc tiếp tục cuộc hành trình trở về trường.

Ngày 14/3/2010, một cuộc giao lưu hoành tráng đã diễn ra với sự có mặt  của các bạn TNTN khoa CNTP và các bạn trong đội máu , đội kết nối.buổi sáng tất cả cùng dọn rác 4 hộ buổi chiều là cuộc giao hữu giũa đội bóng của khoa với các bạn bên khoa CNTP. Lúc đầu mọi người còn ngại vì chưa quen nhau nhưng rồi lòng nhiệt tình của thanh niên sự năng động của mọi người mà khoảng cách như tan biến, mọi người nói chuyện và cười đùa tự nhiên hơn. Đến tối là lúc mọi người nghỉ ngơi vui chơi và liên hoan ăn uống. Các tiết mục văn nghệ và hài kịch được thể hiện rất thành công. Nổi bật là nhân vật cô sinh viên do anh Lưu hóa trang với áo hai dây,váy ngắn,dày cao gót và đôi chân vòng kiềng. Cả buổi ai cũng vui vẻ hào hứng vang rộn một góc sân trường. Một buổi hoạt động tập thể lý thú và bổ ích giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn,đoàn kết hơn,tăng khả năng làm việc kết hợp và giúp các thành viên tự tin thể hiện mình hơn.

Tháng 3_tháng thanh niên đã có rất nhiều hoạt động diễn ra như hội thao, cắm trại ...đội tình nguyện thì sôi sục không kém. Tất cả những việc hậu cần thầy cô đều yên tâm khi trao cho đội TNTN, không phụ long thầy cô và mọi người đội đã làm việc rất tôt góp phần nhỏ vào thành công của buổi hội thao.

Kỳ thi cuối kì đã gần kề cái nắng của Hà Nội làm kì thi sắp tới như căng thẳng và khó khăn hơn. Mặc dù bận ôn thi nhưng hoạt động của đội vẫn được duy trì ổn định. Các buổi trông xê trỏ thành buổi thảo luận để mọi người trao đổi với nhau về bài tập,hay  những lúc ít người thì lại mang sách ra học. đội còn có một quyển sổ để mọi người ghi lên đó những bài tập khó để mọi người cùng giảng giúp. Tình cảm ngày càng keo sơn gắn bó.

Rồi kì thi cũng qua đi người mừng vì mùa thi thành công người buồn vì làm bài không tốt lắm nhưng không sao sau mỗi lần sai lầm ta lại rút ra được những bài học quý giá để lần sau sẽ cố gắng hơn. Buổi cuối cùng ở trường đội đã được một bữa lên hoan chia tay để ngày mai mỗi người sẽ về một quê đoàn tụ vối gia đình và nghỉ ngơi sau những tháng ngày xa nhà. Xa nhau chỉ hơn một tháng thôi mà đừng ai buồn vì nhớ đội vì không được trực xe vị không được họp đội vào thứ 5 hàng tuần nha!

Về quê nghỉ hè hơn một tuần tôi lại ba lô lên trường để tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Đây là hoạt động mọi người mong chờ rất nhiều. Trong khi mọi người về quê xum họp cùng gia đình thì chúng tôi – những người con trưởng thành cùng hoạt động đội đã tụ họp tại trường để tham gia tập huấn chuẩn bị cho chuyến đi về địa phương sắp tới. Cả đội tập trung trước 5 ngày để chuẩn bị và làm quen với nhau vì  trong số chúng tôi có cả các bạn của khoa CNTP và KE (khoa CN&NTTS đi TN địa phương ở Ba Vì), còn các đ/c bên khoa Thú Y đi Sóc Sơn – Hà Nội.

Đội đi TN ở Ba Vì có 5 ngày, đủ để cho những trái tim hừng hực sức trẻ, năng động và thân thiện làm quen với nhau, hiểu nhau phần nào.

Ngày 1/7/2010  lễ ra quân chiến dịch mùa hè xanh khá đông vui, vì chúng tôi đi TN ở địa phương lên phải đi sớm, vì vậy mà các bạn đi tiếp sức mùa thi ra tiễn chúng tôi lên đường. Ôi ! sao cảm động quá, lúc này tình đồng đội mới đẹp là sao.

Hành trình đến vùng đất mới bắt đầu. Sau 3 giờ đồng hồ ngồi xe chúng tôi đã đến địa điểm tập kết. Địa điểm tập kết của chúng tôi hoang sơ hết sức: cỏ mọc ngang thân người, mọi điều kiện hết sức khó khăn: Không có nước, không có công trình phụ. Tuy đã được các anh chị đi tiền trạm về báo trước nhưng quả thật vẫn hơi bất ngờ với điều kiện hoàn cảnh khó khăn  như vậy. Bất ngờ nhưng không phải nản lòng đâu nha.mỗi thành viên lên đây đều đã xác định sẽ vượt qua mọi khó khăn để hoạt động thật tốt. Ăn trưa nghỉ ngơi một lúc là cả đội phải bắt tay vào việc ổn định chỗ ăn ,ở. Cả đội chia nhau nhóm thì dọn dẹp cây cối xung quanh nhóm thì đi kiếm củi nấu cơm nhóm dựng bếp và nhóm cuối cùng có nhiệm vụ cao cả hơn cả là đi “xây dựng công trình thế kỉ” (WC) và nơi địa thế đẹp lại ở sâu trong rừng cách chỗ ở một đoạn khá xa. Chính vì thế mà các bạn nữ cứ đỏ mắt khi “anh(ông) ơi đi cùng em đi” hay a ơiiiiiiiii thật là cảm động và không kém phần diễn cảm. Thế là các bạn nam biết ngay công việc của mình. Mọi người cứ hay nói văn hoa là đi tâm sự cùng nhau. Làm vệ sĩ là vất vả thế đấy các bạn nam tha hồ tự hào khi khoe thành tích’ anh hùng giúp mĩ nhân’ của mình nha. Đồng chí Cúc – CN54, tâm sự.

-“Tối đầu tiên mình gọi điện về cho bố để báo cáo hoàn cảnh bố bảo” người dân nơi đó họ vẫn sống và lao động bao đời nay thì chẳng có lý do gì để mình kêu ca cả. Đi tình nguyện là phải sống cuộc sống của người dân nơi đó phải gần gũi nhân dân vì nếu không hoạt động tình nguyện sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa” thấy bố tâm lý quá nên hơi ngại!

Dọn dẹp xong mọi người phải chia nhau đi tắm nhờ ở những hộ dân xung quanh. Vì vào mùa khô nên hầu hết các gia đình ở đây đều thiếu nước dùng nhưng các cô các bác vẫn cố gắng tiết kiệm để chúng tôi có nước tắm. Lần đầu tiên tắm theo kiểu 4 người cùng vào một nhà tắm bé xíu lúc đầu thấy ngại nhưng rồi thấy vui vì vùa tắm vừa nói chuyện và cười đùa thật vui vẻ.tắm và giặt quần áo đều phải hết sức tiết kiệm. Mọi người còn nói đùa rằng lúc về lại trường ai mà không bị ghẻ thì sẽ bị phạt vì dùng nước không tiết kiệm.bữa tối đầu tiên với tổng giá trị lên đến 90k/29 người(tiết kiệm là quốc sách mà) hết veo vì ai cũng đói nên ăn rất khỏe. trong bữa ăn mọi người nói chuyện với nhau về buổi đi tắm thú vị về cuộc sống sắp tới....thật rôm rả. Làm việc này tắm giặt,ăn uống này giờ sẽ kể đến vấn đề vô cùng quan trọng đó là ngủ nghỉ. Vấn đề quan trọng này được đưa ra bàn bạc vào buổi họp đầu tiên. Căn cứ của đội là 2 dãy nhà riêng biệt cách nhau một khoảng sân.Có 2 lựa chọn một là nam nữ ở riêng, hai là chia đôi nam và nữ mỗi phòng đều có nam và nữ. Và kết quả là phải “có cả nếp cả tẻ mới vui”.các bạn nam đống vai trò nhu là vệ sĩ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các bạn nữ trước mọi tác động.

Bắt đầu từ ngày hôm sau cả đội đã bắt tay vào công việc đã dự định trước từ ở nhà. Việc phải làm đầu tiên là đi dân vận để vận động mọi người ủng hộ và giúp đỡ đội hoàn thành tốt công việc được giao và vận động các em nhỏ tham gia vào hoạt động hè do đội TNTN và đoàn xã tổ chức. Cả đội được chia thành 5 nhóm.

Nhóm 1: đ/c Nguyễn Ngọc Khanh, Thoa, Tuấn Anh, Minh, Hà.

Nhóm 2:đ/c Mận, Hùng, Gấm, Thái, Hòa

Nhóm 3: đ/c Tuyết, Hường, Hân, Tuyến, Huê, Phương

Nhóm 4: đ/c Bằng, Thu, Oanh, Cúc, Dũng, Thủy

Nhóm 5: đ/c Tuyết – KE, Thuật, Bính, Lan, Hương, Lưu.

Các nhóm chia nhau đi các địa điểm ở khu 7 thôn Vị Nhuế để thực hiện nhiệm vụ dân vận. Lần đầu đi dân vận chẳng biết phải nói gì, cứ ngồi nói chuyện hỏi han các bà các cô về hoàn cảnh gia đình về công việc của gia đình hay ngồi chơi với các em nhỏ.  Thật may mắn cho đội vì mùa nay có rất nhiều hoa quả vào nhà nào các bà các cô cũng cho hoa quả mang về cả đội cùng ăn, cây nhà lá vườn đơn giản nhưng giàu tấm chân tình. Hôm đó thực sự rất thành công. Nhóm của đồng chí Bằng đã dân vận được rất nhiều mít, chuối, rau, và rất nhiều quất hồng bì. Đến trưa cả đội được bữa niên hoan bằng rất nhiều hoa quả thật ngon. Và không cần phải chờ lâu kết quả buổi dân vận đã thành công khi mà buổi tối sinh hoạt đầu tiên có rất nhiều em nhỏ được bố mẹ đưa đến để tham gia,cả đội ai cũng thấy rất vui vì không ngờ vào khả năng của mình. Chương trình sinh hoạt thật thành công với rất nhiều tiết mục văn nghệ của các em nhỏ trong đó có bé ...hát rất hay đến nỗi các anh chị TNTN cũng phải chịu thua. Tiếp theo là cho các em chơi trò chơi. Chơi vui quá đến các anh chị cũng vào chơi cùng các em luôn các phụ huynh thì ở bên ngoài vỗ tay cổ vũ cho cả các em nhỏ lẫn em lớn. “bé ơi ngủ ngon ...”nhanh quá vậy là đã đến giờ các bé phải về rồi. Chúc các em ngủ ngon nha. Sau khi chia tay các em nhỏ cả đội mới ngồi tạp trung lai để giao lưu với các bạn thanh niên hỏi han về việc học tập hay công tác. Lúc đầu mọi người còn rất ngại nhưng với sự nhiệt tình của đội mọi người đã phá tan được khoảng cách đó và trò chuyện giao lưu với nhau cởi mở hơn. Tiếng hát lại rộn ràng vang lên ,ai cũng như hòa mình vào từng lời ca dào dạt yêu thương người đàn người hát cùng ca vang nhưng bài ca ca ngợi quê hương,đất nước,con người VIỆT NAM. Mãi đến khuya cuộc vui mới kết thúc.cả đội ai cũng khản hết cổ vì hò hét vì hát nhiều nhưng vẫn ríu rít nói chuyện rất lâu mới đi ngủ.một ngày qua đi tôi tự hào vì mình đã sống một ngày thật có ích. Vang vong trong giấc mơ tươi đẹp là tiếng cười giòn tan của trẻ thơ.

Một ngày mới lại bắt đầu trên mảnh đất Tiên phong. Tôi dậy thật sớm để hưởng giây phut em ả thanh bình nơi làng quê. Tiếng chim hót líu lo, tiêng gà gáy râm dan, không khí trong lành khiến tinh thần sảng khoái thấy cuộc sống tươi đẹp biết bao. Tháy yêu tùng lá cây ngọn cỏ tùng con người nơi đây, từng anh em đồng chí. Ông mặt trời đã tỏa nắng mọi người đã gọi nhau í ới đi đánh răng rửa mặt sớm mà còn làm việc vì hôm nay là buổi đầu tiên đội tổ chức lớp văn hóa cho các em giúp các em giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các em làm bài tập. Thấy mình như cô giáo thực sự vậy. Nhóm ở nhà thì hăng say học tập số còn lại thì đi giúp đỡ các gia đình trong thôn một số việc như nhổ lạc,đánh cá, san đất....đến chiều tối cả đội còn được bác bí thư cho một quả mít rất to. Và kết quả là quả mít đó đã thành một nồi canh cho cả đội thưởng thức. Đây là một món ăn mới được biết đến và quy trình chế biến là do anh Thuật đảm nhiệm. Sự kiện xoong canh đã làm xôn sao dư luận. Mọi người vưa ăn vừa tấm tắc khen ngon khiến a Thuật nhà ta phổng mũi. Trong lúc cả nhà bình luận thì tôi tranh thủ chọn mấy hạt mít ăn vì nó rât ngon ăn như khoai sọ vậy. Ban ngày làm viêc tối đến lại tổ chúc vui chơi cho các em thiếu nhi làm việc vất vả mà thời tiết thì nóng bức nên một số đồng chí đã bị ốm. Thế là dịch vụ mát sa và tầm quất được dịp phát triển. Chỉ một hai hôm là mọi người đa khỏe lại không phải vì mát sa hay tầm quất gì đâu mà là do phải ở nhà không được đi hoạt động cùng đội chán quá nên phải nhanh khỏi.

Vậy là đã 4 ngày trôi qua,4 ngày thực sự có ý nghĩa. 4 ngày mà thấy mọi người sao thật thân quen các thành viên trong đội đã rất thân thiết ăn chung ngủ chung làm việc cùng nhau khiến gia đình nhỏ bé này luôn chan chúa tình cảm, mọi người coi nhau như anh em một nhà cùng quan tâm chăm sóc nhau.  Tuy nhiên một số đồng chí do xấu bụng như dc lưu hay đồng chí huwownggf  đã gặp sự cố về khoản ăn uống nenn thường xuyen được đi thăm công trình thế kỉ của đội. Hai ý tưởng lớn gặp nhau địa điểm công trình thế kỉ thời gian là lúc nửa đem. Cả đội cứ tưởng 2 anh em nhà naye đi tâm sự ở đâu ai ngờ lại rơi vào hoàn cảnh éo le như vây.

Ngày thứ 5. hôm nay nhiệm vụ của đội là đén trường cấp 2 để dọn dẹp trường trao quà cho nhũng em học sinh nghèo vượt khó và dạy các em múa hát. Vì trường cách vị trí tập kết 3km nên cả đội cố gắng đi sớm để đỡ bị nắng. Mọi người vừa đi bộ vừa hát vang những bài ca tình nguyện,màu áo xanh thấp thoáng bên đường mới thân quen và trân trọng biết bao. Mặc chiếc áo xanh trên mính tôi thấy thật tự hào ,lòng ngập tràn hạnh phúc. Khi mà công việc đã xong mọi người nghỉ ngơi chuẩn bị cho đoạn đường về nhà. Làm xong mọi việc mọi người đã rất mệt lại thêm cái nắng gay gắt làm mọi người lo cho đoạn đường về nhưn thật may mán khi anh ... đã nhờ chú lái xe tải đưa cả đội về. Lúc đấy thật sự ai cũng hồ hởi sung sướng vị vừa không phải đi bộ nữa vữa được ngồi trên chiếc xe’ mui trần cỡ bự’ này. Nụ cười rạng rỡ khong ngừng trên gương mặt từng đồng chí. Đứng trên xe tôi cảm thấy chúng tôi như một đoàn quân đang ra trận vây, cứ đến đoạn nào phải cúi thấp xuống tránh dây điện hay cành cây là mọi người lại reo to máy bay địch ném bom cac đồng chí cúi xuống thế là mọi người cúi thấp xuống bám vào nhau cho khỏi ngã đẻ rồi khi tất cả đã đứng dạy là tiếng cười vỡ òa, lời ca tiếng hát của đội lúc nào cũng vang vọng một góc núi rừng.

Chiều chúng tôi lại đến trường để day các em múa hát và cả học nhảy chaccha và rap tập thể nữa. Cả đội ai cũng biết nhảy vì đêm nào cũng thế khi khhong còn hoạt động nào nũa cả đội lại tập trung ra sân để nhờ anh Phương dạy nhảy. Ai cũng tập đến khi toát mồ hôi,mệt lử rồi mới đi rửa chân tay vào nghỉ ngơi. ấy vậy mà có một số đồng chí còn chưa ngủ đâu. Những ngày trên đây cuộc sống tập thể giúp rút ngắn khoảng cách giữ mọi người và một số đã tìm thấy người tâm đầu ý hợp với mình, đêm đã khuya nhưng vẫn ngồi tâm sự , nói chuyện khiến mọi người hiểu nhau nhiều hơn. Và điều hiển nhiên là nảy nở một tình yêu, một tình yêu trong sáng và đẹp hơn khi nó xuất phát từ trong hoạt động vì mọi người, từ những con người tràn đầy lòng nhiệt huyết, khao khát góp sức cho quê hương. Vào một đêm không trăng không sao khung cửa sổ bỗng hiện lên một gương mặt trắng toát.....á á á á mọi người bật dậy kêu thét còn anh lưu thì dậy xem ai đang trêu trọc mọi người. Hóa ra là do các thiên thần nổi loạn làm hình nộm trêu mọi người, bị mọi người trách mà vẫn nhe răng cười. Muộn rồi tất cả đi ngủ đi không có gì đâu_anh Lưu quát thế là mọi người trở về chỗ ngủ tiếp mặc dù không biết có bao nhiêu người không ngủ được nữa đúng là nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò. Ngày hôm sau anh phương còn cho ra mắt đội một cái đầu lâu giống thật như đúc khiến tôi không dám nhìn lại luôn. Sáng tạo theo kiểu này chắc là lúc về cả đội đau tim mất.

Mỗi ngày được thức dậy đón bình minh, được làm việc hết mình cứ tưởng đơn giản, bình thường mà chúng tôi ai cũng thấy niềm vui đó thật lớn lao. Sáng nay đội mình xuống giúp nhà chị Vóc san đất, con gái chúng tôi thì đi lấy củi. Nhưng vẫn luôn có nhóm ở nhà để dạy các em học, lớp học ngày càng đông và các em rất chăm chỉ,có em còn vẽ chân dung các anh chị để tặng anh chị nữa chứ, nhận bức tranh ngộ nghĩnh này mà chúng tôi thấy hãnh diện quá vì biết việc mình làm đã giúp được các em. Đến chiều thì một buổi tranh giải nhất nhì của hai đội bóng là của đội TNTN với thanh niên trong thôn. Chúng tôi ùa ra sân reo hò cổ vũ cho cả hai đội bóng , những pha tranh bóng quyết liệt và làm bàn đẹp mắt làm khán giả cười tít mắt. Và kết quả chung cuộc là đội TNTN thắng với tỉ số..... hẹn hôm khác sẽ đá tiếp.

Đá bóng xong cả khán giả và cầu thủ mồ hôi vã ra như tắm, đi bộ vễ nhà cho mát rồi cả đội rục rịch rủ nhau đi tắm. Nhóm chúng tôi có 6 người hay đi cùng nhau và vào nhà chú .. tắm nhờ. Chú rất quý chúng tôi, sợ chúng tôi ngại nên hôm nào chú cũng nhắc cứ tắm thoải mái có đủ nước vì nhà chú chỉ có 2 bố con thôi nên ko dùng nhiều nước. Chú nói vậy nhưng chúng tôi vẫn dùng tiết kiệm vì biết chú chưa tắm mà toàn nhường chúng tôi tắm trước. Tối tối sân nhà văn hóa ồn ào đông vui các em nhỏ ríu rít cười đùa, múa hát, chơi trò chơi...đội chúng tôi thì ai cũng lạc (khản)  hết giọng vì hò hét, cười đùa và phải ổn định các em. Nghe giọng mọi người ai cũng như vịt đực vậy mà vẫn nói vẫn hát nhiệt tình. Đêm dêm tiêng đàn ghi ta vang vọng theo mọi người vào trong giấc ngủ.

Mõi ngày đều là một ngày vui. Hôm nay cả đội có một nhiệm vụ rất vất vả đó là đi san đất để xây dựng cổng đình. Tất cả mọi người cùng đi vì cả đội sẽ phải làm cả ngày, ăn trua tại chùa luôn. 8h công việc bắt đầu mà trời thì đã nắng rất gay gắt vậy mà khí thế làm việc của đội thật đáng nể.áo ai cũng ướt đãm mồ hôi,chảy thành giọt như giặt vây. Vào nghỉ rồi lại làm tiếp áo ướt rồi lại khô không biết bao nhiêu lần vậy mà tiêng hát vẫn không dừng. Nhìn cả đội tay cuốc tay xẻng làm việc không biết mệt mỏi mà các bà cứ thương rồi suýt sa khen sinh viên nhìn thư sinh thế mà làm khỏe thật. Nhìn ai cũng lấm lem người toàn đất với cát trông thật thê thảm vậy mà vẫn cười đùa trêu trọc nhau được. mô đất mấp mô trong buổi sáng đã san bằng phẳng. Mọi người quyết tâm làm cho xong dể chiều còn làm việc khác. 10h30 cả đội nghỉ ngơi đi rửa mặt mũi chân tay rồi đi ăn cơm. Các cô các bà đã đi chợ nấu cơm từ sáng để nấu cơm cho cả đội ăn. Lâu rồi không được ăn món bún với canh sương ngon quá. Sợ chúng tôi đói các cô còn nấu thêm cơm để mọi người ăn thêm. Bũa cơm giản dị nhưng ấm cúng như ở nhà. Đến chiều mọi người đi khiêng đát nhổ cỏ và một công việc khá thú vị đó là xếp gạch làm sân. Lần đầu tiên tớ biết cách xếp gạch để đẹp và không bị xô thế nào đấy. Như một đàn kiến chăm chỉ cả đội làm cham chỉ bất chấp thời tiêt khắc nghiệt vì trời vừa mua vùa nắng rất oi bức. chiều hôm đó tôi nhạn trách nhiệm về sớm lo cơm nước cho cả đội. Quyết định cho cả đội cải thiện một bũa mọi người quyết định mua một con ngan về thịt. Con ngan 3kg cả đội cùng ăn ai cũng cười vui và nói ít thế thì mỗi người một miếng thì hết.

 Mọi người vất vả hơn khi mà cả đội không hoạt động cùng nhau tại khu 7 nữa mà phải chia thành các nhóm sang khu khác nữa. Cứ khoảng 7h là mọi người chuẩn bị lên đường vì phải đi bộ đường núi 2km mới đến được địa ddiemr hoạt động. Tuy là trời tối lại nơi rừng núi hoang sơ nhưng có những vệ sĩ chuyên nghiệp đi theo bảo vệ thì chị em còn sợ gì, có khi mỏi chân quá còn dược các vệ sĩ ga lăng cõng một đoạn ý chứ. Ngồi trên lưng không biết có trái tim nào đập loạn nhịp không.

Hình như những con đường nơi đây đã trỏ nên quen thuộc. chúng tôi vẫn hãng ngày cùng nhau bước trên con đường đó và tự hào vi mảnh đất nơi đây đã lưu giữ lại những giọt mồ hôi và cả bao tình cảm chúng tôi gửi lại miền quê yêu dấu này. Hôm nay cả đội đi quét dọn đường làng ngõ xóm. Nhưng không chỉ có đội mình đâu mà còn rất đông các bạn học sinh, thanh niên trong thôn ra cùng làm. Con đường dài mà chẳng mấy chốc đã sạch và gon gàng. Ngồi nghỉ được các cô đunn nước cho uống các cô còn kéo xuống vừa quạt cho mát vừa hỏi han việc học tập. ở qê là vậy con nguwoif sống với nhau tình cảm, giản dị làm sao, tôi như thấy bóng dáng của cây đa, bờ ao quê mình êm đềm tha thiết. Tối về một bũa liên hoan cho đội vì mấy ngày vất vả và cũng là tổ chức sinh nhật cho đồng chí bính mọi người ăn uống hát hò thoải mái xoa diu phần nào vất vả, nhọc nhằn để mai lại tiếp tục làm việc.

Công việc day học cho các em và tổ chúc vui chơi vẫn diễn ra hàng ngày. Có hôm cả đội di đánh cá giúp các gia đình trong thôn thế là được các bác cho rất nhiều cá, mọi người rán mai mới hết thế mà chỉ trong vòng nửa tiếng mọi thứ đã sạch trơn. Ai cũng như Thánh Gióng ý ăn rất khỏe. Buổi chiều nào được xong việc sớm thì sân bóng lại được náo nhiêt vì cuộc tranh tài giũa 2 đội bóng hay các bạn nam rủ nhau đi tắm sông rồi bắt rất nhiều trai và ốc về cho chị em nấu. Cuộc sống ở đây khiến chúng tôi thấy hòa hợp với thiên nhiên hơn con trai đi mò trai mò ốc con gái thì đi kiếm củi nấu cơm, mọi người cứ trêu nhau là sắp thành người rừng , người thì bảo như đang được sống trong thời kì săn bắt hái lươm ý.

Thời gian cứ vùn vụt trôi, việc chuẩn bị cho buổi chia tay làm mọi người thấy bồi hồi. Buổi giao lưu văn nghệ ‘dấu chân tình nguyện’ và đôt lửa trại sẽ là lúc chúng tôi chia tay nơi đây để trở về. Nhưng không sao cuộc vui nào cùgx có lúc tàn từ giờ đến hôm đó còn 5 ngày nũa cơ mà. Các hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng thêm phần háo hức và khẩn trương khi mà anh Lưu quyết định sẽ tổ chức cho dội một buổi đi du lịch ở Hồ Suối Hai nếu công việc tiến triển tốt. Ai cũng làm việc chăm chỉ chờ đón ngày đi chơi.

Bao nhiêu ngayfkhoong mưa vậy mà hôm đi chơi lại mưa, chắc tại hôm đó dặc biệt. Cả đội đúng trên chiếc xe mui trần chên chúc nhau, bám vào nhau cho khỏi ngã. Mưa thì kệ mưa lám sao cản được sự ham chơi của cả đội. Vừa đến nơi mọi người đã reo hò sung sướng như trẻ con lần đầu được đi chơi xa nhà vậy. Làn nước mát lạnh xoa dịu những nagyf nắng nóng oi ả. Mọi người nô đùa, chụp ảnh mà toàn là ảnh độc đáy nhé. Lại còn dạy nhau tập bơi chân tay quẫy loạn xạ trông không thể nhin cười. Chơi dưới nước lạnh lâu cả dội hò nhau đi ăn uống nghỉ ngơi để còn về. Nhìn ai cũng như chuột ý mà cười thì tươi toe toét như hoa hướng dương. Một ngày đi chơi không thể nào quên!

Đi chơi thoải mái giờ về là phải làm việc tốt hơn nữa đấy mọi người bảo nhau vậy. Trong những ngày cuối cả đội phải kết hợp với xã tổ chức một buổi chuyển giao công nghệ , tổ chức đi thắp hương và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, tham gia buổi tuyên truyền phòng chống tệ nạn...sau bao cong tác chuẩn bị ngày chia tay đã đến. Tứ sáng mọi người đã phải tất bật chuẩn bị phông bạt, sân khấu. Cả các bạn thanh niên trong thôn cũng đến giúp đõ đôi rất nhiều. Buổi tối nhân dân đến rất đông chật kín cả sân. Các  tiết mục lần lượt được ra mắt bà con nơi đây:

Tiết mục đơn ca của đồng chí Tuấn Anh, đc Lưu, đ/c Thuật

Tiết mục múa bài “Cô gái mở đường “của tốp nữ TN

Tiết mục thời trang chuyên ngành do các đồng chí trong đội thể hiện

Tiết mục thời trang nhí do đội thiết kế và các em nhỏ Tiên Phong thể hiện

Kết thúc buổi diễn là vở kịch rất cảm động khiến người xem cũng phải dơi nước mắt do các đ/c của đội thử vai: đ/c Bừng – NTTS52, đ/c Bằng – CNTYA54, đ/c Hường – CN54, đ/c Huê – CNTP54. Đêm diễn kết thúc khá thành công.

Tiếp theo là sự kiện đốt lủa trại. Tất cả mọi người cả thanh niên trong thôn cùng cầm tay nhau hát hết bài này đến bài khác nhảy múa xung quanh đống lửa mới tưng bừng làm sao. Không khí nóng bừng lđống lửa bốc cháy rực rỡ soi sáng ngững gương mật dang ngời, hạnh phúc to lớn tột cùng. Ngon lửa hay chính là lòng nhiệt huyết sức trẻ sục sôi đang dâng trào trong mỗi chúng tôi, dòng máu nóng ấm trong người như cũng muố sôi sục. náo nhiệt quá mọi người nhảy nhót hò hét không mệt mỏi, niềm vui phơi phới như ngọn gió thổi bùng ngon lửa. Trơi đã muộn, đống lửa cúng đã sapwps tàn mọi người dừng chạy nhảy cùng quây quần bên đống lủa niên hoan bánh kẹo, uống bia nói chuyên cười đùa đến gần sáng mới chịu đi nghỉ để mai don dẹp thu xếp đồ đạc cho chuyến trỏ về. Mọi người có một buổi chiều để đi chia tay chào hỏi những gia đình xung quanh và ngững gia đình mà mình tắm nhờ cảm ơn các cô các bác đã giúp đỡ đội trong những ngày qua. Chỉ 15 ngày mà tình cảm chứa chan, chúng tôi như con của cả một vùng quê nghèo này. Xin phép chào mọi người để trở về mà các bác còn dặn dò khi nào có dịp thì về lạ đây thăm mọi người. Thấy mình sắp về nhà mà như sắp xa quê vậy. Buổi tối cuối cùng cả đội nấu một bữa cơm chia tay và mời các bác lãnh đạo các bạn thanh niên .... để cùng ăn cơm với cả đội. Đội mình đướ các bác khen là nhiệt tình chăm chỉ đã đạt được kết quả rất tôt. Môt bác còn làm thơ tặng đội nũa. Tự hào quá khi mà từng việc nhỏ bé mình làm cũng được mọi người nhớ đến.

Đêm hôm đó mọi người đã gần như thức trắng đêm để tâm sự vì dường như ai cũng có rất nhiều lời muốn nói. Hãy nói hết ra những gì nghĩ trong lòng vì ngày mai khi mỗi người trở về quê rồi, xa cách rồi những lo lắng về cuộc sống, về thi cử xâm chiếm đâu còn phút giây ngồi cạnh nhau khẽ hát bài yêu thương. Đâu còn những đêm thức ngồi nói chuyện cười đùa với nhau vô tư, nằm cạnh nhau chia nhau cái chăn, cái gối rồi gác lên nhau mà ngủ, đâu còn những buổi tắm sông bắt trai bắt ốc hay ngồi zay trán cho nhau vì bị ốm, chắc cũng chẳng còn những hôm hô hò nhau đi tắm con trai múc nước con gái giặt quần áo.... cố nén lòng không  được khóc vì con đường tiếp theo còn rất dài. Bạn thân ơi mai xa cách nhưng lóng sẽ nhớ mãi những giây phút này, sẽ sớm gặp lại. Mới sáng sớm các em nhỏ đã đến rất đông để chia tay các anh chị, và nước mắt đã rơi, lưu luyến quá! Ôm các em vào lòng mà như đang ôm đứa em của mình vậy. Nghẹn ngào chẳng ai nói được lời nào chỉ biết nhắc các em cố gắng học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn nghe lời ông bà cha mẹ.Lên xe rồi mà các cô còn ra tiễn một đoạn ‘các con đi cẩn thận, nhớ đừng quên TP nha’ vẫy tay chào mọi người ngoái lại nhìn khoảng sân mọi người chơi đùa, gốc bàng mọi người ngồi chơi ghi ta hát hò, chiếc ghế nơi chúng tôi ngồi tâm sự... tạm biệt tất cả và hẹn ngày gặp lại.

Còn những kỷ niệm của đội đi TN ở Sóc Sơn do chưa thu thập được đủ tài liệu nên chúng tôi sẽ bổ xung về sau.

PHẦN IV: LỜI KẾT

(anh Lưu viết na. ah anh chèn ảnh vào nữa đấy)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vetboy222