Lich su GDPT QuangTri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI NÓI ĐẦU

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUẢNG TRỊ ra đời đến nay ngót trên 30 năm đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm, đắng cay và cùng với vận chung của GĐPT Việt Nam cũng như đã góp sức tô điểm cho tổ chức những nét son đặc biệt, nhưng những sự- kiện lịch sử vẫn chưa được ghi chép lại đầy đủ và trung thực.

Từ lâu chúng tôi đã hàng mong mõi đi tìm lại những dấu vết, những bước đi, những hoạt động của Gia- Đình Phật- Tử Tỉnh nhà, nhưng vì phải trãi qua nhiều biến cố chiến- tranh đầu Mùa Hạ năm 1972 đã làm tiêu tan hầu hết tất cả các tài- liệu.

Nhưng may mắn anh Tâm, Toại, Nguyễn, Khắc, Ủy ( Nguyên Trưởng- Ban hướng dẫn Quảng Trị năm 1962 ). Trao cho chúng tôi bản thao tập SỬ- LIỆU GIA- ĐÌNH PHẬT- TỬ TỈNH QUẢN TRỊ (Từ lúc sơ khởi đến năm 1963 ) mà Anh đã viết từ hồi năm 1964.

 Tập tài liệu này gồm có 3 phần :

-         Phần 1 : Đề cập khái quát tình trạng Phật giáo tại Quảng Trị

-         Phần 2 : Những nét chỉnh của GĐPT

-         Phần 3 : Sự góp của GĐPT vào công cuộc đấu tranh cho 5 nguyện vọng của Phật- Giáo- Đồ và đoàn viên GĐPT Tỉnh nhà.

Nhận thấy đây là một tài liệu quý báu, có thể giúp sức cho những người viết sử Gia- Đình Phật- Tử Quảng Trị trong nay mai, chúng tôi xin phép Tác giả được ấn hành, để phổ biến đến những Anh Chị Huynh Trưởng kỳ cựu, các vị tiên phong dẫn dắt phong trào và các huynh trưởng đang chịu trách nhiệm sự Thịnh- suy của GĐPT Tỉnh nhà trong tinh thần tham khảo ý kiến để cùng góp Tâm, Sức cho lịch sử Gia- Đình Phật- Tử có được những nét trung thực, chính xác.

Chúng tôi cũng đang sưu tầm tất cả tài liệu liên quan có thể có được để  ghi lại Tiến- trình hoạt động của GĐPT Tỉnh nhà từ năm 1964 trở về sau này.

Công việc viết LỊCH SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ có tính cách trọng đại đòi hỏi nhiều ý kiến của các đàn Anh trong tổ chức đã từng hoạt động cho GĐPT Tỉnh nhà trong nhiều thời kỳ, cùng sự chung sức xây dựng của tất cả Huynh Trưởng Tỉnh nhà mới mong hoàn tựu như ý muốn.

Cho nên ấn hành tập tài liệu này, chúng tôi không mong gì ngoài mục đính, lưu giữ lại một tài liệu quí giá và để được đón nhận sự trợ của tất cả Quý Anh, Chị đã và đang sống trong tổ chức, nhất là của những người  Là Chứng nhân Lịch- sử- để TẬP LỊCH SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUẢNG TRỊ sớm ra đời./.

        Phật lịch 2517

                                                                 Đà nẵng, ngày 12 tháng 4 năm 1974

                                                                           Ban Tu- Thư Ban Hướng Dẫn

                                                                           Gia đình Phật tử Quảng Trị.

CHƯƠNG I

PHẬT GIÁO QUẢNG TRỊ

    I.  TỔNG QUÁT ĐỊA THẾ

‘‘ Thương anh em cũng muốn về

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang’’

Phải chăng địa thế Tỉnh Quảng trị chúng ta đã gây nên một ấn tượng kinh hoàng trong người khách xuyên việt?

Truông nhà Hồ, phá Tam- Giang nằm án ngự phía Bắc và phía Nam tỉnh Quảng trị, nơi mà những bọn thổ phỉ thường hay lợi dụng địa thế hoang vắng để cướp phá kẻ đi đường.

Truông nhà Hồ ngày nay nằm bên kia bờ vĩ tuyến từ Hồ xá đến Trung Lương, chấm dứt bởi dòng sông Bắc Hải chạy ngang, mà hậu quả của miền đất cát hoang vu không trôi lan sang bờ bên này vĩ tuyến.

Bên này sông, vùng tiền tuyến giũa hai miền sơn cước và hạ hạn là một thung lũng nhỏ đất cát cằn cỏi, nằm giữa những đống cát trắng xóa chạy theo bờ biển, song song với những đồi đất đỏ thẩm của miền thượng nguyên quận Gio Linh.

Đó là quận Trung Lương, một quận lỵ khai sinh bởi hiệp ước Geneve, diện tích quá 8 cây số vuông (vùng phi quân sự) sống trong một chế độ kiểm soát đặc biệt, dân chúng nghèo nàn.

Xuôi về Nam, tiếp theo đó là quận Gio Linh cũng là miền đất núi đồi đất đỏ, phía trên là thượng nguyên rồi qua một bãi cát hoang vu ( truông chợ Cầu hay truông Hà Thanh ) người ta đi xuống một vùng đồng bằng nhỏ, đất cát nằm giữa hai nhánh sông Cửa Việt và Cửa Tùng, dọc theo đường Quốc lộ qua hết ba dốc (Gia Liêm, Hà Thượng, Hà Trung ) đến Hà Thanh quãng dài không năm cây số hai bên nhà cửa tồi tàn nhà tranh lụp xụp, chúng ta thấy rõ sức sống điển hình của dân chúng quận Gio Linh.

Càng xuôi về Nam, địa thế có phần đặc biệt hơn giữa hai miền Thượng- Nguyên của nhánh sông Cam Lộ và Thạch Hãn, núi rừng trùng điệp rộng lớn lên tận biên giới Lào là quận Cam Lộ, Hương Hóa và Ba Lòng mà dân cư rất thưa thớt, người kinh lẫn với người thượng, chuyên sống về rừng núi.

Dưới hạ lưu vùng đồng bằng tương đối rộng và phì nhiêu, dân cư đông đúc là hai quận Triệu phong và Hải lăng, hai vựa lúa cũng là nguồn của nhân dân toàn Tỉnh.

Chấm dứt địa thế Quảng Trị là con sông Ô- Lâu ( mà một  nhánh xuyên về nội địa Tỉnh Thừa Thiên rồi đến phá Tam Giang ). Bắt nguồn từ Thác La phía Tây Mỹ Chánh, con sông hiện nay vẫn mang một địa danh Chàm (Châu ô).

   II. NGUỒN GỐC CỔ THỜI

Nếu tìm đến nguồn gốc, thì nơi đây xưa kia là đất đai của dân Chàm (2 Châu Ma Linh và Bố Chính mà vua Chế Củ Chiên Thành dâng lên trong cuộc chinh phạt năm Kỷ- Dậu đời Trần, Võ, Lý, Thánh, Tôn – 1069 ).

Nhưng trên sự thật thì mãi đến năm Giáp Thìn ( 1104 Vua Chiên Thành thường hay khấy nhiểu, Lý Thường Kiệt phải sang đánh lấy Chiêm Thành lần nữa, vẽ được địa đồ ba châu Địa- Lý- Bố- Chính Ma Linh mà chế độ cũ dâng ngày trước và mới cho dân đến ở.

Có lẽ từ năm 1301 trở đi khi vua Trần Anh Tông, sau cuộc chinh phạt Ai Lao trở về, bỏ vào chùa tu, rồi đi chu du khắp thiên hạ, cuộc di dân chính thức mới bắt đầu.

Ngài Chiêm thành xem phong cảnh, ước gã công chúa Trần Huyền Trân cho chế Mân ( vua Chiên) cuộc giao hảo Chàm- Việt từ đó thức tỉnh và dân chúng của hai dân tộc mới yên ổn làm ăn.

Chế Mân xin dâng thêm hai châu Ô- Rí  (đổi ra thành Thuận Châu và Hóa Châu) để làm lễ cưới. Đến nay 1307 ta mới đặt cai trị ở hai hạt này.

Chính trong khoảng thời gian trên hai châu Địa – Lý, Bộ chính mới được Việt – hóa trong lúc dân Chàm ở hai châu mới thiền cư lần vềNam.

Trong Lịch sửNamtiến, lấn đầu tiên dân tộc ta thi hành một chính sách Nam Tiên Pháp hòa bình, một chính sách thân hữu chí có thực hiện một lần duy nhất trong lịch sử bang giao với các dân tộc nhược tiểu.

Một ông vua cởi áo hoàng bào, mặc áo cà sa môn đã được tự do đi chu du đất khách quê người, lại con gái cho Quốc vương nước đó, thiết tưởng không một sứ giả hòa bình nào hơn, không một tình hữu nghị nào thắm thiết hơn.

Dầu qua lại Triều- đình Nhà Trần có dã tâm xâm lược chúng nữa, hay nhà Trần có mưu đồ lấy Huyền Trân công chúa làm con vật hy sinh cho ý chí xâm lược, chúng không thể chối cải thiện chí hòa bình của vị vương giã tu hành đó. Sự kiện trên cũng chứng tỏ tinh thần bình đẳng không phân biệt chủng tộc của Ông vua  của thời đại Lý- Trần, thời đại vàng son của Phật Giáo, mặc dầu về sau dân ta, tiêm nhiễm cái tinh thần chật hẹp của lão giáo chẳng đã phê phán.

‘‘ Tiếc thay trong ngọc trắng ngần

Đem vo nước đục lại vần lửa rơm…’’

Trong bước đầu của cuộcNamtiến dân tộc ta thật đã sống hoà bão của dân tộc Chàm. Có người sẽ đặt hỏi câu:

- Tại sao dân tộc ta tiến đến đâu thì dân tộc Chàm phải lùi đến đó? Phải chăng chúng ta đã áp dụng một chính sách diệt chủng ?

- Không: Câu trả lời thật là dễ hiểu; Không phải dân Việt độc ác để không thể sống chung với Chàm, nhưng chính người Chàm lùi dân vì trạng thái sinh hoạt cố hữu của dân tộc họ. Chúng ta thừa hiểu rằng, dân Chàm thời ấy còn chưa vượt qua trạng thái du mục.

Vì thế khi dân chúng ViệtNamđến sinh cơ lập nghiệp nơi nào thì dân chúng Chàm chỉ có việc dời Làng bản đi nơi khác.

Một chính sách đồng hóa chỉ có thể thực hiện khi hai dân tộc cùng ở trong một trạng thái sinh hoạt giống nhau.

Đặc biệt trong lĩnh vực tinh thần của cuộc Nam tiến này dân chúng Quảng Trị đã thu gặt một hiệu quả tinh thần lớn lao ảnh hưởng đến tâm hồn dân chúng đậm đà, tạo nên những sắc thái tình cảm đặc biệt địa phương của người dân Quảng Trị.  Đó là tâm trạng con người cành vàng lá ngọc. Công chúa Trần Huyền Trân, tâm trạng u uất của một con người phải chịu hy sinh đời sống riêng tư để phụng sự cho quyền lợi dân tộc.

Mối tình vừa thiết tha, vừa ai oán nàng công chúa ấy gửi vào điệu hát ai oán não nùng. Điệu nam ai, nam bằng khúc nhạc thiết tha của đoàn quân đưa người sang xứ Chùa tháp để lại những tình cảm vấn vương, tình yêu quê hương làng mạc, tình yêu tha thiết của người gái trai đất Việt. Nổi khổ chia cắt nổi khắc khoải tan thương, từng ấy tình cảm nhào trộn nên sắc thái tâm hồn của người dân Quảng Trị hiện nay. Cảm thông thân phận bi đát của con người, cảm thông lẻ sống của dân tộc, cảm thông sự hy sinh cần thiết của một cá nhân, dầu cho cá nhân ấy là một nàng công chúa cho sự nghiệp của đoàn thể ; Đó là những yếu tố tinh thần tạo nên những người dân xứ Quảng. Những người dân biết trọng tình khinh lý ôn hòa, thuần hậu, những đặc tính tiền nhân chúng ta ngày xưa.

     III. ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA:

Nói đến văn hóa dân tộc thời ấy, Chúng ta thấy rằng hai dân tộc Việt- Chàm đều chung một tôn giáo ‘‘Phật giáo”, Đạo Phật Bắc tôn lan đến Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên trong lúc đạo Phật Nam tôn lan sang Tích Lan- Miến Điện- Ai Lao và Chân Lạp (Cao Mên) và chính nơi đây (hai châu Ổ Rí là nơi gặp gỡ).

Lịch sử Việt Nam còn ghi lại rằng trong một cuộc chinh phạt vua Trần đã bắt được một tù binh là một vị Thiền sư đã một chức vị trọng yếu của nhà vua Chiêm, tuy nhiên vua Trần không coi vị ấy là một địch thủ, trái lại vua Trần còn cân nhắc vị Thiền sư ấy vào một chức vị quan trọng của triều đình.

Tinh thần văn hóa của Phật giáo không tạo sự phân cách, biệt xử và cũng chính vì tinh thần văn hóa ấy mà các cuộc chinh phạt của hai dân tộc bớt đi cái không khí hiếu chiến, hiểu sát vốn bao giờ cũng sẵn có của những kẻ đi chinh phục; Giả thử như hai dân tộc lại khác nhau về tín ngưỡng, chúng ta tưởng tượng cuộc chinh chiến sẽ tàn khốc đến độ nào.

Ảnh hưởng Phật giáo đến với tâm hồn dân chúng rất sâu xa, nhất ở thành phần đại chúng là cái thành phần ít tiêm nhiễm hay chi phối bỡi các tư tưởng văn hóa khác. Những từ ngữ nhà Phật lại là những từ ngữ phổ thông, tiếng nói đầu lưỡi của dân chúng.

Những danh từ như: Tội nghiệp, tam bành lục tặc chính là những từ ngữ Phật giáo lại phổ thông đến mức độ trở thành những tiếng nói dân tộc. Chữ Bụt mà chúng ta thường dùng chính là phiên âm của chữ Boudda (Phật Đà) nói theo phạn ngữ.

Trên tư tưởng phân tích ảnh hưởng văn hóa của một triết hệ tôn giáo không gì hơn đi sâu vào tâm tư chất phác của quần chúng đối với cuộc sống có thể nhận thức một cách chính xác.

Ý thức về nhân quả, về nghiệp báo, về thiện ác thật là phổ thông ngay những bậc lão thành già cả ít học nhất. Tất cả các gia đình, dầu Nho giáo hay Lão giáo cứ đến ngày sóc vọng là thắp đèn nến hương hoa trên bàn thờ Ông bà để bái vọng vong linh tiên tổ. Ba cây hương cúng dường bàn Tổ phụ phải chăng là hình ảnh của ba cây hương cúng dường Tam- Bảo- Phật- Pháp- Tăng.

Bốn lễ trước bàn thờ Tổ Tiên phải chăng là lễ Tứ- Thân- Phụ- Mẫu. Tất cả giải thích nghi lễ chỉ có thể tìm thấy ở căn bản triết lý Tôn giáo của Phật mà thôi.

Do cá nhận xét trên chúng ta có thể kết luận rằng: Trước khi Nho giáo phát triển, Phật giáo là một tôn giáo của dân tộc, của quần chúng nhân dân mà trãi qua các cuộc tiến phát của các văn hóa khác ( Nho, Lão và các ảnh hưởng văn hóa Âu Tây ) Vẫn không có một nền văn hóa nào có thể tiêm nhiễm phổ cập sâu xa vào đại chúng như thế.

      IV. VĂN HÓA NHO GIÁO:

Nho Giáo phát triển từ đời nào ?

Chắc không ai chối cải rằng Nho Giáo phát triển từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ miềnNam, mà bước đầu tiên là lập căn cứ Ái Tử và về sau (năm…)

Lại thiên độ vào Thuận Hóa (Kim Long, Thừa Thiên) công cụ cuộcNamtiến của các Vua chúa Nguyễn kéo theo từng lớp Sĩ Phu- Nho Sĩ từ Bắc vào và liên kết với một số ít Sĩ Phu của địa phương để kết thêm vây cánh của mình.

Trên dàn chính trị vai trò của các Sĩ Phu là chủ yếu                                      , tuy nhiên, Trãi qua 500 năm truyền bá tinh thần Nho Giáo chỉ thấm nhuần một số ít Thượng lưu trí thức mà thôi, trong mỗi thôn xóm có nhiều lắm là vài ba vi Sĩ Phu giữ các cương vị nhiếp chính. Nhưng trong những vị Sĩ Phu kia, mấy ai được mang danh ‘‘ Đạt nhân, quân tử ’’ họ chỉ biết lợi dụng vốn liếng văn hóa, cái học từ chương khoa cử để tiến địa vị thống trị.

Tệ cường hào phát sinh từ lớp Sĩ Phu vô học và tinh thần Nho Giáo ngày càng mất hẳn tính chất Nho phong Khổng Phu Tử

********

VĂN HÓA LÃO GIÁO

Tín đồ lão giáo ở Quảng Trị tương đối rất ít. Đó là một nhóm thầy phù thủy chuyên môn các việc bói toán trừ tà ma, làm phù làm phép, tổ chức những việc mê tín dị đoan dựa teo tinh thần học thuyết của Lão Tử.

Tín đồ Lão Giáo coi việc cúng quãy, trừ tà ma là nghề chuyên môn hơn xem học thuyết Lão trang như một triết lý hay phương châm của sự sống. Những kinh chú, phù thuật của nhóm Phù thủy này một số lấy trong các kinh chú của Phật giáo một số lấy ở phù phép tà thuật của các thầy Mo (thầy mường) của người Chàm và một số khác lấy trong Đạo Đức kinh của Lão tử.

Đó là sự phá phách tất nhiên của những sự dung hợp kỳ quặc của những nền tín ngưỡng Phật Lão Chiêm Việt.

Lão giáo không có tổ chức thành đoàn thể, mặc dầu gần đây nhóm thầy cúng này đã tổ hợp thành Hội Lão Giáo, lấy chùa Sắc Tứ, Thiên Tôn (đầu canh Triệu phong) làm trụ sở của Tỉnh Hội và hội viên là những thầy cúng phù thủy.

TINH THẦN VĂN HÓA- TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN

Như đã nói ở trên chúng thấy rằng trên phương tiện tín ngưỡng, tư tưởng quần chúng đã chịu một sự pha trộn của hai nền văn hóa Chiêm Việt mà Nho- Phật- Lão đều biến thái thành một tín ngưỡng địa phương  bao hàm tinh thần dân tộc. Trời, Phật, Tiên, Thánh, Tinh, Tà, Ma quỷ đều được công nhận trong đời sống tín ngưỡng quần chúng.

Người ta có thể tin rằng Thánh, Thần, Ma, Quỷ có thể bắt chết người, đồng thời vừa tin tưởng ở mệnh số (trời định) mà cũng là định nghiệp hay nghiệp lực của đời sống.

Trên hình thức thờ phụng thể hiện cho tinh thần Tam giáo đồng nguyên, chúng ta có thể tìm đến Chùa TAM THANH mà chỉ kể đến sự tích chùa chúng ta cũng nhận thức rõ rệt tính cách đồng nguyên đó.

Sự tích chùa được ghi lại như sau :

Năm Nhâm Tuất (1572) nhân lúc Trịnh Kiểm mới mất con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân vào Thanh Hóa và sai tướng là Lập Đạo đem một đoàn quân 60 chiến thuyền đi theo đường biển vào đóng ở Hồ Xá và Tạng Uyển (Vĩnh Linh) rồi kéo binh đóng tại Trà Bát, Cát Dinh Làng Trà Liêm ngày nay để đánh chiếm Kinh Đô của chúa Nguyễn đóng tại Cổ Thành ngày nay.

Chúa Nguyễn Hoàng đem binh đón đánh khi qua Làng Đầu Kênh thấy có một ngôi Miếu phong cảnh khác thường Ngài cho là nơi Linh địa và như cảm ứng một sự gì, Ngài bèn cho lính xuống bờ sông múc lên một bát nước và khấn rằng:‘‘Nếu chuyến này tôi thắng giặc và sau này nhà Nguyễn được thống nhất giang sơn thì bát nước này sẽ khô ngay”. Khấn xong quả nhiên khô mất và về sau Chúa Nguyễn thắng được trận giặc đó. Vì vậy, mà Chúa sắc lập chùa Tam Thanh và sau này sắc phong là Sắc Tứ THIÊN TÔN TỰ.

Tại tã ngạn sông Trà Liêm còn có một ngôi Miếu tên là TRÀ TRÃO tên của tiếng kêu của một con chim thường đi ăn đêm. Tục truyền rằng: khi lập Bạo kéo binh thuyền theo cửa Việt ngược lên Trà Liêm và đóng quân lại tại nơi này thì bị chúa Nguyễn dùng mỹ nhân kế đang đêm đánh úp, lập Đạo thất trận nhảy xuống sông trốn thoát.

Vốn là một tay bơi lặn, quan quân chúa Nguyễn không tài nào tìm được. May nhờ có con chim Trão trão cứ lúc Lập Đạo ngoi lên đến đâu thì bay theo đến đấy là kêu lên tiếng ‘‘trão trão ” quan quân chúa Nguyễn cứ việc theo tiếng chim đến đấy tìm, quả nhiên bắt được Lập Đạo. Chúa Nguyễn cho đó là thần Điều và lập miếu trên bờ sông đó để thờ.

Chỉ chừng nấy thôi chưa đủ nói lên tinh thần Tam giáo đồng nguyên trong tâm tư Sĩ Phu thời đại. Đi sâu vào sự tô Trí của chùa Tam Thanh, chúng ta mới thấy rõ vết tích tư tưởng này. Ngay chính điện có hai câu đối:

‘‘Phật thị tâm, mộ cổ thần chung khai tuệ giác

 Thánh tức thiên, từ vân pháp vũ đọ sinh linh”

(Phật cũng là tâm, trông sớm chuông mai mỡ trí sáng Thánh tức là trời, mâu từ mưa Pháp cứu sinh linh).

Phật ấy tự tâm, trời với thánh cũng đồng hóa lẫn nhau. Thật là một quan niệm hỗn tập mà Trời cũng không phải là một vị thượng đế hữu ngã, Trời, Thánh, Phật chỉ là một khái niệm – khái niệm tự Tâm.

Trên phương diện tín ngưỡng, Phật đã không phải là vị thánh linh trừu tượng, Phật giữ tính cách độc tôn của cái Tâm thể hiện sáng suốt, nhưng trên bình thức thờ phụng, Phật chẳng giữ ví trí độc tôn, tuy vẫn ngự ngay trên bục cao chính diện. Bên cạnh còn có Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào Bắc Đẩu, Long Thần Hộ Pháp và bục dưới tượng thờ Lão  Tử.

         Hai câu đối ở gian tã hữu :

“Huyền hư hữu tượng tiên thiên địa

Đạo pháp vô đa thống tánh tình”

(thể huyền hư đã có hình dáng trước trời đất. Đạo pháp không nhiều chỉ quy về nơi tánh và tình). Câu hỏi này, cũng là sự dung hợp trí thức của hai triết hệ Phật và Lão. Thể Huyền Hư chính là trạng thái Vô Minh, chính là cái mà Lão giáo gọi là: Hồn Mang”, Hưu vật hỗn thành, tiên thiên địa sanh”. Đạo đức kinh cũng như các thái hư, Thái cực của Nho giáo.

Nghiên cứu sự tích chùa Tam Thanh với cách tôn tri thờ phụng đã tìm đến tinh thần tôn tri tín ngưỡng của dân tộc đôi khi cũng là một sự nhầm lẫn, vì biết đâu đó là những thủ đoạn tâm lý chiến giống như Trần Hưng Đạo, muốn cổ vũ lòng tin của binh sĩ, lén sai người vào đền thờ viết mấy câu:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

        Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

        Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ……”

Ngài với câu chuyện lập đền thờ, biết đâu chỉ là một truyền thuyết bịa đặt chiếm lòng tin của quần chúng mà chẳng thực hiện nội dung tín ngưỡng thực sự của Ngài. Tuy nhiên, sự tích cũng truyền tụng trong nhân gian đánh dấu một thái độ tín ngưỡng khá rõ ràng.

KHAI NGUYÊN PHẬT GIÁO QUẢNG TRỊ

- Phật giáo Quảng Trị khai nguyên từ lúc nào?

- Vị tổ khai tiên là ai?

Đó là những vấn đề đặt ra cho ai muốn tìm hiểu Phật giáo Quảng Trị.

Phật giáo Quảng trị có nguồn gốc duy nhất, các tăng chúng đều xuất nguyên từ một ”tổ đình: TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỊNH QUANG. Đây là một giáo hệ có một tôn thống riêng.

Tìm hiểu giáo hệ này chúng ta có thể biết nguồn gốc của Phật giáo Quảng Trị .

Căn cứ theo một tài liệ lưu truyền của Tổ đình Sắc Tứ, nội san cổ học Quảng Trị trong một số tết Quý Mão đã đăng bài ký của cụ Hoàng giáp Hoàng Hữu Bính ( làng Bích Khê) như sau:

Tổ sư người nướcChinacha là Nguyễn Quý Công tước kì thiên hầu, mẹ là Nguyễn Thị Thư pháp danh Phật Thọ. Kỳ thiên hầu sanh hạ 3 người con trai. Người con trưởng và người con thứ đều quý hiển, chỉ một mình tổ sư có Tiêu phong đạo cốt, vừa lúc 13 tuổi đã xuất gia, quy y với Phật tổ Kiến Nguyệt ở Hoa Sơn ( Trung Hoa).

Tổ sư húy là tánh tu, hiệu là Chí Khã, sau qua ViệtNamthọ giới ở chùa Thuyền Tôn núi ThiênThai.

Sư Thuyền Tôn húy là Thực Diệu, hiệu là Liễu Quán (có người ngờ rằng, Tổ Chí Khã có lẽ thọ giới theo với giống tu ở Trung Hoa chứ không phải giống Thuyền Tôn ở ViệtNam).

Lúc tổ sư mới đến Quảng Trị, người làm ngôi am tại phường Phú Xuân (tục gọi là Quảng Trịầu ngói ở huyện Hải Lăng, đệ tử gồm 12 người, thầy Tuyết Phong ở làng Đạo Đầu, thầy Bửu Ngạn làng Thanh Lê là cao đệ.

Giao am ấy cho đệ tử, ngài ra làng Ái Tử, thấy xứ Bàu voi rừng toàn cây thị (tục gọi là Tuyệt Tổ Tượng) cảnh trí thanh tịnh bèn làm một gian nhà cỏ để tu.

Tổ sư lại tính về phong thủy, thấy đồi núi Tam Kỳ (tục gọi là Ba Gò) một dãy chạy dài, đoạn cao đoạn thấp, non nước hữu tình, Ngài tin cuộc đất ấy đời đời bất tuyệt bèn xây cất ngôi am (hướng an tọa khôn hướng cân) triện đà thế tôn Bửu Điện tại sứ ấn Sơn làng Ái Tử, tức là chùa Sắc Tứ ngày nay.

Ngày xưa, vùng đồi núi quanh chùa là nơi rậm rịt thanh vắng, người hái củi vẩn thường sợ cọp, từ khi có ngôi am về sau cọp beo tránh xa, rừng rận ngày càng được khai quang, xa gần nghe tiếng ngôi am nối rót nhau hành hương quy y ngày càng đông đúc, cầu đảo thường có ứng nghiệm.

Ví vậy cảnh đồi Ái Tử trở nên danh lam thắng cảnh thắng tích Quảng Trị .

Năm Kỷ Sửu niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 đời vua Ý-Tôn nhà Lê, chúa Nguyễn là thế tôn Hiếu võ Hoàng Đế nghe tiếng chùa ngự giá quang đến am và lâm ngự bút viết 5 chữ:” SẮC TỨ TỊNH QUANG TỰ” làm bằng sơn son thiên vàng để biểu dương ngôi chùa.

Am Tịnh độ đổi thành Chùa Tịnh Quang từ đấy.

Sau đó được 6 hay 5 năm tổ sư tự hoả táng trên giàn lửa. Ngài mới 24 tuổi, tháp xây gần bên tả chùa hướng khôn, cấn kiêm vị sửu.

Học trò ngài là tuyết phong và Bửu Ngạn, 2 vị hoà thượng kế phiên nhau làm trụ trì, đệ tử càng ngày càng đông, thiện nam tính nữ bổn đạo và thập phưưong càng ngày tấp nập.

Nhân chổ cũ làm tại chùa mới có tiền tường và hậu điện rất trang nghỉêm thành mộtt ngôi chùa có danh tiếng nhất trong tỉnh Quảng Trị.

Sau khi 2 ngài Bửu- Ngạn và Tuyết-phong viên tịch, tháp 2 nagì đều xây cạnh chùa (hiện nay 3 tháp đều còn).

Đến đời Lê-mạt, giưũa hai cuộc biến cố Tây Sơn ngôi chàu Sắc Tứ cũng phó thác cho ngọn lữa chiến tranh. Năm Nhâm Tuất hiệu vua Gia Long (1802) hoà thượng Bửu-châu triệu tập môn đồ cùng với bổn đạo hợp sức lại làm chùa và chỉnh trang phật tượng.

Năm Tân Mùi, hiệu Gia Long thứ 10 (1811) bà Quốc muội (em vua Gia Long) đến tu tại chùa và mua cúng 3 mẫu ruộng Tam Bảo tại làng Ái Tử và 3 mẫu ruộng tiếp linh hương hoả tại làng Giáo Liêm thuộc quận Triệu Phong. Từ đó nhà chùa mới có công sản thất thiệt tự khá trong chùa  đều được sắm sửa đầy đủ trang hoàng.

Đời vua Minh Mạng, vị đại sư là Lê Nhất Đạt hiệu Chiếu Hoa được lãnh tiền Nhà nước để tu bổ chùa. Đời Thiệu Trị trở về sau, quang cảnh ngôi chùa được y như trước.

Đến năm Quý Mùi, hiệu Tự Đức thứ 36 (1883) các tăng đồ tản túc, chùa chiền hư thốt, ruộng chùa và đồ tự khí cầm bán dần, giữa thời quân Pháp xâm lăng, cảnh chùa ngày một suy đồi quạnh vắng.

Năm Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2, bà Ưu bà Di Lê Thị pháp danh Thanh Tâm Và bà Thanh Dật tìm họp người trong tông môn lại, cử ông Trần Chánh Tĩnh pháp danh Thông Quảng làm trụ trì và bắt đầu thành lập Phổ Phước Tuệ, chuộc ruộng tự điền và tự khí.

Năm đó, Phổ Phước Tuệ cử bà Lê Thị Thanh Tâm làm chánh trưởng phổ và bà Lê Thị Thanh Dật làm Phó trưởng phổ.

Năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái thứ sáu, bổn phổ và thập phương lạc cúng hơn 6000 quan tiền, bèn khởi công tác đại quy mô, cử một ông Đổng Lý, một chuyên biện, một thư ký để làm lại chùa mới, một tháng mới hoàn thành.

Ngày 15-5-Ất Mùi hiệu Thành Thái thứ bảy (1895) làm lễ khánh tán và lam bia kí để ghi lại sự tích.

Bấy giờ, đống võ hoàn toàn đổi mới, quy chế so với ngày trước quang ánh bội phần.

Qua sự tích đã để lại trong bia ký, chúng ta có thể nhận định được tình hình Phật giáo tỉnh nhà qua các biến chuyển lịch sử của dân tộc. Suy thịnh, thăng trầm theo với thế cuộc, theo với nhân tâm và cảnh ngộ.

Trong cuộc phát triển của lịch sử Phật giáo ghi trên, chúng ta ghi nhận một đặc điểm: Phổ Phước Tuệ là hình thức đầu tiên, là tiền thân của Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị và cũng từ năm 1887 trở đi, trong lúc tăng đồ ly tán, giáo thống thất truyền, thì vai trò cư sĩ đành phải cáng đáng công việc xây dựng Giáo Hội mà người cư sĩ đầu tiên lại là một Ưu Bà Di: Bà Lê Thị Thanh Tâm và Lê Thị Thanh Dật.

PHẬT GIÁO CẬN ĐẠI

Năm Nhâm Tuất, hiệu Khãi Định thứ 7, Phổ Phước Tuệ trùng tu lại Chùa mời thầy Đại Sư Phước Điền, chùa Long An (Xuân Yên, Triệu Phong) thuộc Phổ Liên Trì làm chủ tự. Từ đó 2 Phổ Phước- Tuệ và Liên Trì hợp lại làm một.

Năm Giáp-Tuất, Bảo Đại thứ 9 (1934) đạo hữu trong bổn hỏi phát tâm đại trung tử. Năm 1935, hoà thượng Hải Đức, phát tâm đến chùa, triệu tập tăng chúng trong tỉnh, mở đại giới đàn, hoằng đường chánh pháp và truyền giới cho tăng ni, lể trai đàn rất trọng thể.

Đến năm Đinh Hợi, chùa lại bị phá tan hoang, danh lam thắng tích trở thành hoang địa ( chiến tranh Pháp- Việt).

Năm 1955, Ban trị sự Giáo hội tăng gia trung nhân nhờ sự giúp đở của các thượng toạ trong Ban trị sự Tổng Hội giáo, lấy ngôi chùa Huệ Lâm cho triệt hạ xếp cất tại Huế, đem về dựng lại và mời thầy Thích Âm Cần ( chùa Hải Lộc làm chủ trì thầy Thích Tâm Chánh làm giám tự).

Theo sự tích trên chúng ta thấy rằng, vị tổ khai nguyên Phật Giáo Quảng Trị là ngài Chí Khã.

Trong Việt Nam Phật Giáo sử lược của thượng toạ Thích Mật Thể, tiểu sử của ngài không được nhắc đến có thể tại Quảng Trị, ngài Chí Khả đã lập nên một giáo hội biệt lập. Mặc dầu các tăng chúng trong giáo hệ này dần dần đồng hoá với giáo phái Thuyền Tôn (Liễu Quán) ViệtNam.

Tiểu sử của ngài cũng còn nhiều nghi hoặc. chúng tôi nêu lên đây một vài nghi vấn:

+ Ngài là người China- Quốc.Chinaphải chăng là Trung Hoa. Phải biết rằng thời bấy giờ, người Việt Nam hay Trung Hoa thường dùng là Trung Hoa hay Thiên Quốc, chứ không dùng phiên âm China (do chữ Chinois hay Chine mà ra) thế thì China là Trung Hoa hay là tên một liễu quốc Ấn Độ.

+ Về thân thế ngài là con của Nguyễn Quý Công và mẹ là Nguyễn Thị Thu.

Tôn thống họ Nguyễn, phải chăng là Tôn Thống Trung Hoa? Không lẽ ngài lại chọn cho cha mẹ một tôn thống có cái từ ngữ ViệtNamthuần tuý thế?

+ Ngài tu hành ở núi Hoa Sơn, thọ giới với phật tổ kiến nguyệt? trong Phật giáo sử Trung Hoa chúng ta có bao giờ nghe đến cái địa danh Hoa Sơn vị phật tổ Kiến Nguyệt?

+ Theo trong một tài liệu về gia đình Phật giáo, (đặc san Phật Đãn năm 1961) ngài là người Trung Hoa thuộc dòng dõi hoàng tộc, trước theo học tại Nam Nhạc Sơn, tổ đình của phái Phật giáo Tào Động mà tổ sư là ngài Nam Nhạc thuyền sư.

Tài liệu này có thể chứng minh bằng những sự kiện lịch sử. Ngài sang ViệtNamvào trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh là cái thời Minh Mạt sơ thân.

Chỉ có thể trong thời kỳ này, lúc này, lúc ngài vào nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ, con cháu nhà Minh mới phải lánh nạn sang Việt Nam, và cũng lý do đó mà một vị hoàng thân phải xuất gia tu hành từ lúc 13 tuổi và tìm về niết bàn lúc 24 tuổi cái tuổi thanh xuân đầy ý lực sống và phụng sự.

Như thế, sự tích ngài Chí Khả chưa được sáng tỏ còn đòi hỏi phải nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng và bao quát hơn mới có thể có những nhận định chính xác.

Tuy nhiên, về mặt tinh thần, chúng ta thừa hưởng ở ngài một kho tàng đạo pháp quý giá, mặc dầu trong biến cố lịch sử không duy trì được tính cách chánh truyền giáo thông.

Phải nhìn nhận rằng, trong sinh hoạt. Tăng già hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy những dấu vết khác biệt của một giáo hệ mà không phải là Giáo hệ thuyền tôn ViệtNam.

HỆ THỐNG TRUYỀN GIÁO CỦA CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG

Phải nói rằng, từ vị tổ Chí Khả cho đến các vị tổ tương truyền: ngài Tuyết Phong, ngài Bửu Ngạn… phật giáo đã dần dần lan rộng ra khắp tỉnh. Trong dân chúng bấy giờ mới có một tôn giáo chính thống đúng với danh nghĩa của nó.

Đáng kể, tinh thần phật giáo lan về các trung tâm sau đây: Trung Kiên, Xuân Yên, Ái Tử, Bích Khê, Hà My, Thanh Lê, Đạo Đầu, Cam Lộ, Gia Độ, Quảng Điền, Cao Hy, Lưỡng kim, Mai Xá, Lương Điền, Cổ Luỹ, nhờ có quý vị tăng già trụ trì ở tại các chùa giữ giềng mối.

Đến ngày nay, Phật giáo Quảng Trị cũng đóng góp nhiều trong công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà như quý ngài thượng toạ Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Minh, Thích Mãn Giác và các vị hoà thượng trưởng lão: ngài Từ Hiếu, ngài Kim Tiên. Phần nhiều quý ngài hiện nay đều nằm trong phái Liễu Quán, mặc dầu tổ Chí Khả, theo ước đoán của chúng tôi, có thể nằm trong tôn thống riêng biệt của tỉnh Quảng Trị (danh huý của ngài không theo hệ thống thế truyền của phái Liễu Quán Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng, Tâm Nguyên Quảng Nhuận…..

Lướt qua các điểm trên, chúng ta nhận thấy rằng Phật giáo Quảng Trị có một tổ chức vững chải trong truyền thống ý thức cổ truyền, liên kết giữa hai giới tăng già và cư sĩ để tạo nên một căn bản khá vững mạnh, làm đà tiếp cho phong trào chấn hưng phật giáo về sau.

ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY

Tiếp xúc với nền văn hoá Tây phương (từ khi Pháp đặt chính sách bảo vệ chính phủ Nam Triều, nếp sống nếp sống văn hoá cổ cựu của dân tộc bị đảo lộn, nhất là Nho giáo.

Văn minh Đông Á trời thu sạch,

Này lúc luân thường đảo ngược ru!

Đó là tiếng kêu gào của con nhà Nho khi thấy tư tưởng tự do pha nhiễm ít nhiều tính chất lãng mạng len vào tâm tư của con người thời đại phá vở nền luân lý chật tinh thần cố chấp và bảo thủ của đa số các sĩ phu Nho giáo bấy giờ.

Ảnh hưởng của nền văn hoá này bắt đầu từ năm 29-30, khi hoạt động của các nhóm này ngày nay (Phong Hoá, Tự Lực Văn Đoàn) đã truyền bá rộng rãi những tư tưởng mới và tiêm nhiễm vào các tầng lớp thanh niên hữu học ở trong tỉnh.

Đối với hạng tân học ở Quảng Trị, ngay trong thế hệ trước, chúng ta còn thấy nề nếp thuần tuý, vì sự dung hoà giữa luân lý cổ truyền và nền tư tưởng khoáng đạt ở Châu Âu đã tạo nên một bản sắc trung hoà, hơn nữa cuộc đấu tranh dân tộc đi sâu vào tư tưởng và văn hoá, với sức tác động của cuộc vận động cách mạng Trung Hoa, Nhật Bản. Tinh thần dân tộc xen lẫn với tinh thần đạo lý và ý thức tự do tạo nên một lớp thức gia chân chính của thời đại và chính tầng lớp này về sau đứng ra tổ chức Hội phật giáo Việt Nam tại tỉnh nhà.

Đối với thế hệ sau, thế hệ 45-55 mới thật sự có xuống dốc nhất là ở trong tầng lớp thanh niên do ảnh hưởng của ý thức duy vật, khoái lạc do hoàn cảnh chiến tranh gây những đổ vỡ về phương diện tinh thần trong nhân dân.

Quan niệm sống bừa bãi theo chủ thuyết Sartre, qua các phim ảnh kể cả phim ảnh Cowboys làm cho thế hệ thanh niên bắt đầu cuộc sống hưởng lạc sa ngã và tạm bợ.

CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI QUẢNG TRỊ

Trong bối cảnh văn hoá nói trên, công cuộc chấn hưng phật giáo bắt đầu phát triển. Viễn tưởng tai hại của nền văn hoá Tây phương với tinh thần tự do quá trớn thúc đẩy một số nhân sĩ đứng ra tổ chức Hội phật giáo.

Tinh thần luân lý Nho giáo “Tam cương, ngũ thường” với khuôn khổ chật hẹp, với ý thức cố chấp bảo thủ cũng không làm cho họ thoả mãn.

Chính đó là nguyên nhân làm cho tầng lớp thức giả nói trên tìm đến phật giáo, một tôn giáo có nền tảng lý thuyết tiến bộ, phù hợp với tinh thần khoa học và sống theo những phương pháp tu trì dựa trên căn bản tâm kinh có hiệu quả thực tế mà không có lý thuyết viễn vong.

Chính nhờ ở những đặc tính mềm dẻo, linh động trên mà Hội phật giáo ở Quảng Trị đã thu hút được đa số thân hào và nhân sĩ ở trong tỉnh.

Những thành phần đứng ra lãnh đạo công cuộc phật giáo là những công chức cao cấp, thâm hiểu giáo lý phật đà và muốn truyền bá một tinh thần văn hoá mới dung hoà giữa Đông và Tây, giữ đạo lý cổ truyền với tinh thần văn hoá hiện đại.

Năm 1936, khi tổng Tổng Hội A Nam Phật Học hưởng ứng theo chủ trương cải cách phật giáo của ngài Thái Hư Đại Sư đứng ra tổ chức lại hàng ngũ cư sĩ và tăng giá, Tỉnh hội phật giáo Quảng Trị đã được thành lập.

Đầu tiên cư sĩ Tâm Minh (Lê Đình Thám) tại Huế ra tổ chức một buổi nói chuyện về tôn chỉ và mục dích của Hội A Nan phật học, cùng với giáo lý của đức phật tại nhà ông Phan Đạm Thanh phường đệ nhất thành phố Quảng Trị.

Cuộc nói chuyện đã gây một tiếng vang vô cùng mạnh mẻ ở trong quần chúng, nhất là đối với giới trí thức tại Quảng Trị. Sau đó, một Ban trị sự lâm thời Tỉnh hội A Nan Phật học được thành lập gồm có quý ông: Phan Đạm Thanh, Nguyễn Trung, Trần Đạo Tế (Án sát tỉnh Quảng Trị) ông Nguyễn Hữu Tùng, Lê Khắc Thái (nhân viên toà sứ) cụ Nguyễn Viết Hiệu (lãnh hình tỉnh Quảng Trị) ông Nguyễn Hữu Cầu (chủ sự Ty bưu điện) và bà Lê Thị Viện tức là bà đại tá EDEL với một số hội viên giúp sức trong đó có các ông Nguyễn Văn Triển, Nguyễn Tế, Hồ Ôn, Đỗ Thị Bửu, Lê Văn Trình là thương gia và kỹ nghệ gia của thành phố Quảng Trị.

Hội viên ban đầu gồm 60 người

Sau khi thành lập Ban trị sự (1936) cơ sở văn phòng, chùa chiền chưa có, Ban trị sự phải mướn ngôi chùa Kim Thạch (Thạch Hãn) để làm lễ và đồng thời có hoà thượng Hải Đức chứng minh Đại đạo sư đầu tiên của Tỉnh hội và thượng toạ Thích Mật Nguyện là một vị giảng sư của Tổng trị sự A NAN phật học hội ra hướng dẫn hội viên trên bước đường tu học.

Cũng trong năm đó giáo hội phất giáo Đông Hà thành lập do cụ Trương Đình Tường, Trần Quang Bút, Trần Quang Thái đứng ra điều khiển chi hội. đó là chi hội đầu tiên của tỉnh hội Quảng Trị.

Sang năm 1937 Tỉnh hội Quảng Trị được chính thức thành lập do cụ Nguyễn Viết Hiệu làm hội trưởng. trong thời gian kế tiếp, năm 38, 39, 40, cơ sở của hội gồm có:

- Thành phố Quảng Trị : 4 phường

- Chi hội Đông Hà        :

- Chi hội Hải Lăng có   :  Diên Sanh, Văn Quỷ, Cầu Nhi, Lương Điền.

- Triệu Phong                :  Cổ Thành.

- Cam Lộ có chi hội Cam Lộ.

- Gio Linh có chi hội Hà Thượng.

- Vĩnh Linh có chi hội Hồ Xá.

Tuy nhiên số hội viên không được đông đảo, chỉ độ trên 300 người công việc điều hành trực tiếp về Tỉnh Hội.

Bây giờ phong trào đã bắt đầu phát triển, dưới sự hướng dẫn của Thượng Toạ Thích Mật Nguyệt triết lý Phật Giáo đã thấm nhuần tâm trí các hội viên và ảnh hưởng sâu xa trong từng lớp dân chúng từ thôn quê cho tới thành thị. Các buổi lễ cầu An cầu siêu tại thị xã được nhiều người tham gia trong thiện chí đoàn kết cao cả.

Ngày Phật Đãn, ngày thành đạo, ngày xuất gia, được tổ chức rất trọng thể, hội viên tại thị xã lúc này dã lên 300 người.

Cuối năm 1936, làng Cổ Thành Thuận Nhượng cho Tỉnh Hội một mảnh đất 2 sào 3 thước quanh xích (1000m2‑) để dựng chùa. Thêm vào đó có một số đất hương hoả họ Hồ (Cổ Thành) cúng dường Tỉnh Hội làm chùa.

Đầu năm 1934 sau khi được phép toà công sứ cùa Tỉnh Hội được xây dựng do công đức của cụ hội trưởng Nguyễn Viết Hiệu và ba đại tá Bvel, Ngài hoà thượng Hải Đức, có bà tri huyện Gio Linh (Nguyễn Văn Tương) cúng ngôi Bữu tượng mít thiếp vàng, thời đại chùa Tỉnh Hội Quán.

Qua năm 1942, ông tham sứ toà công chánh Nguyễn Công Tích được cử làm hội trưởng, công việc đạo tiến hành khả quan, hội viên lên tới 1000 người.

Đang lúc đó thì cách mạng tháng tám 1945 xảy ra Việt Minh lên nắm chính quyền. Hội Việt Nam Phật Học phải đổi ra Phật Giáo cứu quốc. Nhưng bên trong nội dung cuộc hành đạo vẫn tiến hành theo tôn chỉ của đức Phật “tuỳ duyên bất biến” mặc dầu gặp nhiều cam go.

ẢNH HƯỞNG TINH THẦN VĂN HOÁ

Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 quả thật đã làm đảo lộn hẳn nếp sống văn hoá cổ truyền của dân chúng trong tỉnh. Đặc biệt tinh thần hộc Phật được truyền bá phổ cập với một nhận thúc hết sức nông cạn lan ra trong mọi tầng lớp dân chúng, nên được quần chúng nghe theo. Phần tử này tiếp tay đắc lực của. Những phần tử này chối bỏ tất cả mọi giá trị siêu việt, cao cả chối bỏ luôn cả lòng tin tưởng ở sự tồn tại thể chất thiêng liêng sau khi thiên địa ngục và ngay cả thuyết linh hồn của thiên chúa, tính triệt để tinh thần tín ngưỡng của các tôn giáo.

Đối với hội Phật giáo nhãn hiệu Phật Giáo cứu quốc để làm chiến trường cho tự do tín ngưỡng của họ nhưng bên trong họ cực lực bài xích, phá hoại nhất là làm lủng đoạn tinh thần của hội viên. Ngay cả sự thờ cúng tổ tiên, kỵ giổ, lể bái cúng bị coi như lạc hậu, dị đoan. Chết là hết chẳng cần gì, thì sự cúng bái trở nên vô ích lạy hì hục trước bàn thờ là một việc làm hủ hậu.

Sự thờ cúng tổ tiên còn sự công kích như vậy, huống hồ là công việc tín ngưỡng, cầu kinh niệm Phật đối với họ tin phật, tin trời là một việc làm không khác gì tin việc tà ma, bói toán.

Đình chùa bị  trưng thu, trưng tập làm nơi hội họp, tượng Phật, lư hương bị đập phá vứt bỏ.

Chính sự đảo lộn cả nền móng tín ngưỡng cổ truyền đó khiến cho một số nhân sĩ, tri thức, phần bị lăng mạ, phần bí chèn ép trong các mục cúng bái đã tỏ ra bất mãn và ngấm ngầm chống đối. Nhưng càng phản đối họ lại càng bị công kích kịch liệt và dĩ nhiên họ bị lép vế bởi cường lực của lý thuyết Duy vật và thế lực chính trị của nhà cầm quyền. Sự chống đối trên phương diện tinh thần mạnh từ đó.

Nhờ vậy mà công việc chấn hưng Phật Giáo trổi dậy mãnh liệt khi hoà bình đã trở lại trong phạm vi của chính quyền quốc gia (miềnNamtrước tháng 5 năm1975)

PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tháng 3 năm 1945, Pháp chiếm chùa Hội Quán Tĩnh Hội phá hoạn tất cả tự khí và khí mãnh của chùa: Bàn ghế, chuông, mõ, kinh kệ, cửa chùa bị phá làm củi đốt, tượng gổ mít thiếp vàng củng biến thành tro. Cho đến tháng 7 năm1947, tình thế tậm yên, nhân dân bắt đầu hồi cư và chính quyền quốc gia được thành lập.

Tỉnh Hội phật giáo lại bắt đầu hoạt động.

Ban đậu nhờ có ông Phan Văn Phúc, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị và ông Hà Thúc Luyện, tổng thư ký toà Tỉnh trưởng phát tâm kêu gọi các hội viên mới hồi cư gia nhập lại và giúp phương tiện tìn lại tự khí của chùa.

Hồi ấy ban trị sự tỉnh hội chưa thành hình. Ông Nguyễn Tăng Mỹ trưởng ty công chánh, Ông Nguyễn Văn Tương phó tỉnh trưởng, ông Hà Thục Luyện cùng một số nhân sĩ, trí thức chung nhau lo công việc chùa dưới hình thức một ban quản trị chùa Phật Giáo tỉnh hội.

Trong lúc này, có ngài Tăng Cang  hiệu Tôn Thắng làng Hạ Mi huyện Triệu Phong phát tâm  trụ trì chùa Hội- Quán, mặc dầu chùa bịo trống rổng hoang tàn, kinh kệ thiếu thốn và hội viên chỉ độ 30 người.

Đến năm 1948, một biến cố quan trọng xãy ra.

Hội Phật Giáo Chu Sơn Thuyền Lử do một tăng cang môn đệ của ngài Hải Đức đứng ra thành lập. Ngài là con thứ 13 của ông Nguyễn Thân, phụ chính đại thần triều đình Huế trong thời pháp thuộc nên người ta (thầy mười ba) hội này thành lập ban trị sự tỉnh hội do ông Tôn Thất Dương Thanh và ông Tạ Thúc Khải dẩn đạo.

Về sau, vì hội Phật Giáo Thuyền Lữ không giữ vững chủ trương thuần tuý tôn giáo của hội và giữa cao trào đấu tranh của dan tộc các vị lảnh đạo chỉ muốn giữ vị trí tôn hoằng đường chánh pháp để lợi ích quần sanh, thoa dịu những đau thương của dân tộc hơn là tham gia các công cuộc chính trị, làm lợi khí cho thực dân nên đã chuyển hướng theo đường lối của hội Việt Nam Phật Học và cụ Nguyễn Tăng Mỹ được mời giữ chức vụ hội trưởngTỉnh Hội Phật Học Quảng Trị.

Mặc dầu chống đối của hội Chư Sơn thuyền lử, mặc dầu những áp lực, khủng bố dự thế thực dân,các vị lãnh đạo vẫn giữ vững khí tiết, sáng suốt nhận định đường lối chân chính,  khôn khéo tổ chức cho nên hội nên hội Phật Giáo Chư Sơn Thuyền Lữ dần dần tan rã, trong lúc Hội Việt Nam Phật Học càng ngày càng tiến triển mà hội viên đã lên tới 3000 người.

PHẬT GIÁO SAU ĐÌNH CHIẾN.

Hiệp định đình chiến GENEVE ký kết. Chính thế Việt Nam Cộng Hoà được xây dựng. Trong thời kỳ này Phật Giáo đứng trước một sự kiện phát triển chưa từng thấy.

Từ con số ba khuôn hội  trong năm 1955 mà đến năm 1963, số khuôn hội lên tới trên 200 hội viên, chia ra làm 6 chi hội và từ số lượng 30 hội viên đến nay đã lên đến 30000 người.

Chúng ta hảy đi sâu vào sự phát triển lạ lùng ấy.Có 2 động lực:

I/ Căn bản tín ngưỡng cổ truyền bị xâm phạm: Thật ra sự phát triển phong trào phật giáo của tỉnh nhà chỉ là sự phản ứng tự động chống lại những áp lực thống trị tinh thần đi ngược lại với tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc. Chúng ta muốn bảo vệ những di sản tinh thần tôn kính thiêng liêng, tín ngưỡng gia tộc mà chế độ duy vật trước đây đã phá.

II/ Niềm tin tưởng thời đại  phải đặt trên một căn bản khoa học, trong một nhận thức sáng sũa, trong ý thức tự do, con người tự nhận lấy trách nhiệm về mình mà không ỷ lại cầu xin kẻ khác.

Đó chính là 2 động lực tư tưởng đã kích thích sự bộc phát của phong trào Phật Giáo trong Tỉnh.

Sức tác độnh càng mạnh bao nhiêu thì phản động lực càng mạnh bấy nhiêu, cho nên sự bành trướng hôm nay phải là sự tất yếu của hoàn cảnh, tình hình thực trạng của xã hội đã khai sinh ra nó.

Đó là đặc điểm phát triển của phong trào Phật Giáo Tỉnh nhà, một sự phát triển vượt ra ngoài ý muốn của những nhà lảnh đạo Phật Giáo thời bấy giờ.

Từ năm 1950 đến năm 1963 các vị sau đây được lần lượt giữ chức vụ hội trưởng:

- Cụ Phan Uýnh từ năm 1954 đến 1955.

- Cụ Lê Chí Khiêm từ năm 1955 đến năm 1957.

- Thầy Thích Đức Minh từ năm 1957 đến năm 1961.

- Cụ Nguyễn Văn Triển từ năm 1961đến năm 1963.

Về phía các tăng gia phục vụ cho hội. Trụ trì tại chùa tỉnh hội, ta thấy có quý ngài Thích Ân Cần (Trà Lộc) thầy Thủ Tú ( Bích Khê), thầy Thích Lương Bật ( Trung Kiên).

Lần lượt chùa hội quán được kiến trúc thêm, văn phòng, giảng đường, trường trung học bồ đề.v..v..

Trong các hoạt động lịch sử đáng kể có cuụoc cung nghịch Ngọc xá Lợi vào năm 1955  mà quần chúng hội viên và tín đồ trong tỉnh về dự lể đông kể hàng vạn người đứng chật cả các đường trong thị xã và lan đến Long Hưng, ngoại ô Quảng Trị.

Từ năm 1964 trở đi, phong trào tuần tự tiến phát, cơ sở của hội lan ra, khắp trong cùng ngỏ hẽm, từ nơi thâm sơn cùng cốc như Hướng Hoá, Ba Lòng đến các vùng biển xa xôi như Cát Sơn, Thuận Đầu.v..v…

VÀI NÉT ĐỐI CHIẾU

Để minh thuyết tinh thần kích động của tỉnh hội Phật Giáo Quảng Trị kể từ sau biến cố Thuyêt Lử, chúng ta thử đặt lại một đoạn trong bài diển văn đọc trước ĐHĐ bằng những câu mở đầu rất tha thiết, đạo vị:

Hôm nay là đại hội thường niên của Việt Nam Phật Học Tỉnh Hội quảng trị, trước khi trình bày phật sự trong năm 1962 này, tôi xin có mấy lời trân trọng cảm ơn quý vị đạo hửu và ban trị sự năm nay củng như mấy năm trước đã hết lòng giúp sức với chúng tôi trong những lúc phụng hành phất sự.

Một năm lại có một ngày gần nhau tai giảng đường này không phải là không có nhân duyên tiền định, vì tất cả chúng ta đồng tâm hiệp lực dắc nhau trên đường đạo mục đích là bay cho một thứ hạnh phúc vĩnh cửu.

Chúng ta đã và đang đi tìm hạnh phúc đó,  nhưng càng tìm càng tìm càng thấy xa lần. Hạnh phu7cs có khắp tất cả không xa chúng ta, nhưng chúng ta mù quáng, vì tham đắm vì vị kỷ nên chúng ta không tìm thấy hạnh phúc. Nên mổi con người chúnh ta, lòng tham trí mê muội tiêu diệt thì hạnh phúc hiện ra.

Cách ngôn có câu rằng: Người nhặt hạnh phúc chính là người sai khiến được sự mê muội của mình.

Phần đông nhân loại ngộ nhận giá tri  hạnh phúc là những hào nhoáng nhất thời, do lòng vị kỷ đem lại. Giàu sang suy tưởng, vật chất đầy đủ gọi là hạnh phúc, ngờ đâu trong đó núp nhiều sự đau khổ, phiền nảo, bị màn vô hình che đậy nen vộng tưởng là hạnh phúc sung sướng.

Trên đuêòng đời hạnh phúc mà ta nhận thấy đều là giả dốilà thất thật. Nên chúng ta cố gắng tìm nó trên đường tu. Tu là cội phúc. Muốn tìm hạnh phúc phải rong ruổi trên đường đạo.

Đạo phật tuỳ cảnh ngộ của con nguời, giúp cho con người xây tạo hạnh phúc. Đó là lẻ tất nhiên mà không một người nào phủ nhận.

Muốn hạnh phúc thì phải tự phục. củng như muốn ăn một trá ngọt thì phải gieo giống trái ngọt. Tự nhục là bước đầu tiên của một người tìm hạnh phúc từ bên đường đời bước qua nẽo đạo để tìm chân hạnh phúc, là điều kiện rất quan trọng mà mọi người tu cần phải có, trước khi rão bước trên con đường trí tuệ.

Phải mở rộng lòng thương để tôn trọng sự sống.

Phải trì giới để phát ĐỊNH HUỆ.

Phải bố trí để giúp đở kể khó trong hoàn cảnh đau thương.

Phải hỷ xã để dũng tiến trên con đường đạo.

Đối với Phật sự cũng như các việc từ thiện, chớ nài công lao9 và cúng dường bón xén. Xa lìa tham lam dục vọng vị kỷ, không nên để vật chất lôi cuốn vào cuộc đời bê tha, vì chân hạnh phúc không khi nào đến với lòng chật hẹp.

                                                                   …… Trích diển văn đọc trong Đại Hội.

Trong hoàn cảnh chiến tranh mà xã hội đầy rẩy những ác ý, những thủ đoạn và âm mưu, tiếng tiền tài danh vọng che lấp tình thương, tiếng hận thù là khủng bố nhiều hơn là tiếng an ủi, mà hội Phật Giáo chúng ta lại nóilên tiếng nói từ bi, hỹ xã, lại kêu gọi tình thương hơn là hờn ghét, thật là một dòng nước Cam Lồ tưới vào cái xã hội còn lao mình trong đấu tranh, chém giết, bạo tàn.

Tính chất đại hội đã hướng trọng tâm vào sự xây dựng bản thân hiện hữu. Kiên định lập trường của hội để đói phó với tình trạng phức tạp bên ngoài.

Mười năm sau năm 1963, củng trong bài diển văn khai mạc, cụ hội trưởng Nguyễn Văn Triết đã trình bày.

Tình hình Phật Sự của tỉnh nhà đã nêu lên bản sắc của một phong trào quần chúng phổ cập và rộng lớn, hội viên lên đến hàng vạn, cơ sở của hôi có đến 200 khuôn hội rải rác khắp hang cùng ngõ hẹp. Tính chất rộng lớn và có đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo mạnh mẻ, một sự điều hành hiệu lực và một chương trình hoạt động tương xứng với tổ chức và thanh danh của hội.

Chắc quý vị củng nhận thức rằng, một khi tôn chỉ của hội được phổ cập, thực lực của hội càng mạnh mẻ, thì hoạt động của hội phải đạt đến một tầm kích xa rộng hơn.

Là tập đoàn cư sĩ của hội Phật Giáo Việt Nam, theo tôn chỉ đại thừa, tinh thần hoạt động bao gồm hai lỉnh vực song hành đối chiếu “Tự giác giác tha” “Tự độ độ tha” và với sự hộ trở của mọi tầng lớp hội viên đông đảo, đáng lý ra mọi hoạt động của hội phải thông suốt đến các đơn vị căn bản, từ các Phất Sư có tính cách tự giác tự độ (học hỏi giáo lý thực hành giáo pháp) đến các việc có tính cách lợi tha (công tác từ thiện, xã hội văn hoá, giáo dục..) Nhưng ngặt nổi hoạt động của Tỉnh Trị Sự chưa thoát ra khỏi tình trạng ấu trỉ.

Đoạn diển văn trên đây đã phản chiếu rõ rệt tình hình hiện tại của hội, nên lên thực chất lãnh đạo của một tổ chức rộng lớn, bao quát trên mọi lỉnh vực và hơn nửa đường lối hoạt động không đơn thuần hướng nội như trước mà đã có tính chất hướng ngoại xây dựng lề lối làm việc để phát triển sâu rộng cơ sở vào đại chúng nhân dân, giải quyết những nhu cầu thăng tiến tất nhiên của một phong trào rộng lớn.

Sự đối chiếu trên đây đem lại một nhận thức rỏ rệt về sự trưởng thành của tỉnh hội Phật Giáo Quảng trị và nhìn sâu vào đường lối tinh thần, chúng ta thấy, sau cùng như trước, tinh thần của tôt chức vẩn bất đắc dỉ bất dịch

Đoạn văn sau đây vẩn là tiếng nói của thời đại chúng ta:

Hai mươi năm nay hội Phật Học ra đời đã đào tạo biết bao nhiêu phậtt tứ Minh Tâm Kiến Tánh thấy đường hạnh phúc. Chún ta mau kín theo dõi, tiến bước theo cho kịp. Cả cuộc đời là giấc mộng, nếu kiếp này chậm bước thì sao cho khỏi hối hận về kiếp sau. Đã chú tâm học đạo thì phải vứt bỏ việc đời, giết quỷ sân si, trừ ma tham đắm, phát tâm cúng dường, vui lòng bố thí, mở tâm thương đời, đời với ta là một, ta với đời là hai….

CHƯƠNG II

*********

GIA - ĐÌNH

PHẬT - TỬ

THỜI KỲ ĐỒNG ẤU

            Thời kỳ pháp thuộc GĐPT đã được thành lập với danh hiệu “Đoàn đồng Ấu” Quảng Trị.

Đoàn nay do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (hiên ở tại Sài Gòn và tham gia phong trào Phật Giáo toàn quốc) đứng ra điều khiển.

            Hoạt động của đoàn này chuyên về nghi lễ. Những bài ca tán Phật (Hải Triều Âm) những hình thức dâng hương của các em nhi đồng đã được ứng dụng để tăng thêm tính cách trang nghiêm và màu sắc cho đại lễ.

            Báo viên Âm năm1938 đã tường thuật một buổi lễ cử hành tại Quảng Trị, do đoàn Đồng Ấu biểu diển trước mặt cụ hội trưỡng Nguyễn Viết Liệu có cả các quan khách Tây Nam tham dự: Ông bà công sứ Moll, ông trần Vũ, ông ám sát bà Đại Tá Mdel và đã được tất cả mọi người khên ngợi

            Đoàn Đông Ấu này  đã hoạt động cho tới năm 1945 thì tan rã bởi Việt Minh nắm chính quyền và cuộc chiến tranh Việt- Pháp xãy ra.

            Vì vậy mà năm 1945 chơ tới năm 1948, trong tình hình rối loạn, không thể đứng ra thành lập được.

GIA ĐÌNH PHẬT HOÁ PHỔ

Cho tới khi hồi cư, khi tình hình an ninh  ở thị xã đã tạm tái lập, tổ chức Đồng Ấu Đoàn mới được phục hồi trong thời cụ hội trưởng Nguyễn Tăng Mỹ do ông Ngô Ngọc kiến (hiên nay là gia trưởng gia đình Phật Tử Đệ Tam) đứng ra lảnh đạo.

Hoạt động trong thời gian này, về phần nghi lễ còn thêm phần học tập giáo lý do bác uỷ viên giáo lý của Tỉnh giảng dạy.

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUÃNG THIỆN

Năm 1950, sau cuộc đại hội GĐPT  toàn quốc họp tại Từ Đàm danh tử Gia Đình Phật Hoá được đổi ra  Gia Đình Phật Tử “ Gia Đình Phật Tử đầu tiên của Tỉnh hội Quảng Trị mang tên là GĐPT Quảng thiện. Gia Đình này thoát thai từ GĐ Phật Hoá Phổ đặt dưới quyền điều động  trực tiếp của ban trị sự Tỉnh Hội do bác sĩ Phan Văn Huy làm trưởng ban hướng dẫn.

Ban viên trong ban hướng dẩn thời ấy cố quý bác Ngô Ngọc Kiếm, Nguyễn Thục, Huỳnh Tăng, Lê Đình Trình, Trần Văn Quang, Nguyễn Oanh, Hoàng Trọng Giáp, Nguyễn Duy Phùng.

Trong nội bộ đoàn sinh lúc này mới có sự phân hoá ngành do các đoàn trưởng điều khiển.

Những hoạt động trong thời ký này đều có tính cách lịch sử. Năm 1952 gia đình Phật Tử Quảng Thiện đã tổ chức một đêm ca kịch thu được 2500800 giúp đồng bào tản cư tại làng Thâm Triều, tổ chức bửa cơm thu được 45000 và gắn huy hiệu (Insigne)  ở Đông Hà thu được 1600 giúp đồng bào bị  lụt ở Phan Thiếc và ở tỉnh nhà.

Cũng trong khoảng thời gian Gia Đình Quảng Thiện thành hình, thành phố chi hội Đông Hà cũng tổ chức được GĐPT Phước Huệ. Gia đình này gồm có 70 đoàn sinh tổ chức rất có quy củ do anh Trần Quang Toản, Trần Đình Hội đứng ra điều khiển.

Tiếp theo đó GĐPT Hải Thiện  cũng bắt đầu xây dựng, tuy chưa được đầy đủ nhưng đã có đà triến triển. Gia đình này do anh Tư Đồ Minh đứng ra tổ chức và một số anh chị huynh trưởng Ngo doan, Phan Tích, Trần Thị Đoá…

Năm 1953 một trại họp ban đầu tiên của 3 GĐPT Quảng Thiện, Phước Huệ và Hải Thiện( Hải Thiện tham gia bán chính thức) được mở ngay trong công viên toà tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị. Trại này mở đầu cho công cuộc phân hoá này theo chủ trương của Đại Hội huynh trưởng tại Tư Đàm.

Trại này đuợc tất cả mọi người chú ý và gây được một ý niệm tốt trong phụ huynh toàn sinh quần chúng ở ngoài tạo đà tiến cho sự phát triển về sau.

Nhờ Trại họp ban này, mà sự liên kết giữa các GĐPT được thắt chặt. Đặc biệt thể hiện qua sự hợp tác giữa gia đình Quãng Thiện và Phước Huệ để lấy hài cốt các nạn nhân chiến tranh  còn lưu lại trong thị trấn Đông Hà và tổ chức lễ cất táng rất long trọng.

Từ năm 1952 đến năm 1955 vì ảnh hưởng của tình hình chiến tranh một số huynh trưởng bị động viên nên tinh thần có hơi tan rả, tuy nhiên ở các khuôn tịnh độ số con em hội viên vẫn giữ nề nếp tu học dưới sự hướng dẩn của ban trị sự các khuôn hội.

Vào năm 1955 và 1956 Gia đình Phật Tử Quãng Thiện được chấn chỉnh nhớ có một số huynh trưởng ở Huế ra giúp sức. Ban huynh trưởng của gia đình  Phật Tử này gồm có: Nguyễn Tào, Bùi Thúc Hoàng, Tôn Thất Chiểu, Lê Quang Tào và các uỷ viên ngày: Vĩnh Trị, Nguyễn Văqn Châu, Tôn Nử Thị Xá, Lê Thị Nhạn, Nguyễn Thanh Mỹ, Dương Thị Kim Mỏm.

GĐPT đã xây dựng được một nề nếp sinh hoạt và tu học vửng chắc, vì thành phần huynh trưởng gồm nhiều người có tri thức, am hiểu căn bản giáo dục tuổi trẻ nên đã huấn luyện cao các em về sau này trở thành những huynh trưởng điều khiển  các gia đình trong tỉnh.

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ PHƯỚC HUỆ

Vào năm 1952 Gia Đình Phật Tử Phước Huệ thành lập song song với GĐPT Quãng Thiện và trực thuộc với chi hội Đông Hà ( hồi nay chưa có ban hướng dẫn chung, mà ban hướng dẩn GĐPT Quảng Thiện mà thôi).

Gia Đình Phật Tử Phước Huệ, có thể nói được rằng đã đóng vại trò tiên phong cho sự phát triển phong trào GĐPT miền Bắc Quảng Trị ( 2 Quận Gio Linh và Cam Lộ). Nêm chúng tô phác qua đây lịch trình tiến phát, nhất là đề cấp tới mối liên quan của Gia Đình Phước Huệ với các gia đình 2 quận nói trên.

Vào năm 1939 sau khi nhóm cư sỉ thành lập tai Đông Hà  một chi hội Phật Học như đã nói trên đoạn đầu của tập sử liệu này.

Để đáp ứng với phong trào chấn hưng Phật Giáo và để thoả mản ước mong của những tầng lớp tin Phật ở địa phương, năm 1961 một nhóm thiếu niên, thiếu nử đã tụ họp lập thành Đồng Ấu đoàn gồm 20 em dưới sự điều khiển của cố đạo hưu Nguyễn Hoà phong trào này chú trọng vào việc tung kính Học Phật và hoạt động đén tháng 8 -45 thì tan rã vì thời cuộc.

Năm 1945 sau cuộc chạy loạn một số đạo hữu hồi cư và lo phục hồi lại tổ chức Đồng Ấu dưới hình thức củ. Thời gian này đã tổ chức được 30 em dưới sự điều khiển của đạo hửu Nguyễn Vĩ.

Năm 1950 sau cuộc tiếp xúc của 2 đoàn Đồng Ấu Quảng Trị và Đông Hà do cụ Nguyễn Tăng Mỹ chủ trương, gây thêm niềm tin cho các huynh trưởng và đoàn sinh nam nữ.

Sau cuộc đi trại chung của Gia Đình Phật Tử Quãng Thiện với Gia Đình Phước Huệ lại tổ chức cuộc cắm trại tại bến xe ( hiện tại) dưới sự điều khiển của đạo hửu Trần Quang Thứ, Trần Quang Toản, Lê Thiết, Trương Thị Cam, Hà Thị Giỏi..vv… cuộc cắm trại gây nên một nề nếp sinh hoạt mới.

Cuối năm 1951 Gia Đình Phước Thiện gửi một phái đoàn tham dự Đại Hội huynh trưởng toàn quốc tại Tư Đàm trong đó các anh chị Trần Quang Tào, Trần Quang Toản, Lê Thiết, Hà Thị Giỏi Phan Thị Thảo, Trần Thị Kim Trâm.

Năm 1952 Gia Đình Phước Hụê tham dự với trại họp ban chung với Quảng Thiện tai tư dinh toà tỉnh trưởng.

Trại này có sự giúp đở của anh Nguyễn Văn Phú và chị Nguyễn Thị Năm.

Năm 1953 đã sung phong di táng 100 ngôi mộ chô rải rác trong khu quân sự để khỏi bị huỷ lấp vì vô thừa nhận, công việc này có tính chất từ thiện rộng rải nên đã gây nên một ý niệm  tốt đẹp đói với GĐ , đối với hội củng như trong đại chúng nhân dân. Công viếc tổng táng có Quảng Thiên giúp sức.

Cũng trong năm này lại tổ chức một trường tiểu học năm lớp lấy tên là Phước Huệ do anh Nguyễn Cảnh làm hiệu trưởng với mục đích phát huy văn hoá Phật Giáo. Trường này hoạt động đến năm 1956 mới đình chỉ.

Vu Lan năm 1956 đã tổ chức trình diển một đêm văn nghệ đầu tiên để giới thiệu tinh thần Phật Giáo. Buổi trình diển văn nghệ nay có sự cộng tác của anh Trần Văn Châu, Nguyễn Trọng Hộ, Nguyễn Đình Vang, Phạm Văn Bình, Nguyễn Văn Thương Nguyễn Hạ..v..v.

Ngoài ra Phước Huệ đã tổ chức các cuộc cắm trai tham viếng và xây dựng các vùng phụ cận như trại  “Kim Đâu, trạiCam lộ( năm 1957) trình diển văn nghệ tại Gio Linh( năm 1958)..vv…”.

BAN HƯỚNG DẪN GIA DÌNH PHẬT TỬ

QUẢNG TRỊ 1953-1955

Như đã nói trên nhờ cuộc họp ban năm 1953 tại Quảng Trị mà 2 Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện và Phước Huệ đã liên kết hoạt động, do đó một ban hướng dẫn chung cho toàn tỉnh được thành lập vào năm 1953 trong năm này Đại Hội huynh trưởng toàn tỉnh có các GĐ: Quảng Thiện, Phước Huệ, Hải Thiện, Minh Châu ( Cam Lộ) và các GĐ mới thành lập thêm tại thị xã: Chơn lạc (Đệ Nhị) minh Đạo(Đệ   ) Tịnh Giác(đệ   ) Minh Thiện (đệ   ) Phước Thiện( đệ   ).

Ban hướng dẫn đầu tiên gồm có anh Nguyễn Duy Phùng (trưởng ban) Trần Quang Toản, Tư Đồ Minh, Nguyễn Văn Châu….

Hoạt động của ban hướng dẫn này củng đang còn yếu ớt:

-   Năm 1953 Ban hướng dẫn tổ chức một trại huấn luyện huynh trưởng lấy tên là Lục Hoà do ban hướng dẫn tổng hội phụ trách giảng huấn ( anh Cao Chánh Hiệu, Phan Cảnh Tuấn, Võ Đình Cường.vv,..).

-   Vào khoảng năm 1954 lại mở 2 trại huấn luyện huynh trưởng mang tên là “Thiện Thệ” tại Diên Sanh huấn luyện cho 60 huynh trưởng. Ngoài ra Ban hướng dẫn đã cử ra 10 anh chị huynh trưởng trong các GĐPT, đi dự khoá huấn luyện Kiều - Trần- Như tại Huế.

-   Số huynh trưởng huấn luyện này chính là số huynh trưởng tiền phong đóng góp cho công cuộc phát triển phong trào chung rất nhiều công đức.

-    Tháng 8 năm 1955Đại Hội huynh trưởng toàn quốc taị Đà Lạt khai mở. Phái đoàn hướng dẫn Quảng Trị được gởi đi tham dự gồm có các anh Nguyễn Duy Phùng, Trần Quang Toản, Tư Đồ Minh, Nguyễn Văn Châu.

-   Đại Hội này đã vạch định chương trình tu học và hình thức sinh hoạt của GĐPT.

NĂM 1956

Sau khi đi đại Hội về, ban hướng dẫn triệu tập ngay Đại Hội GĐPT toàn tỉnh vào tháng 2 1956 tại chùa Tĩnh Hội Phật Giáo Quảng Trị. Trước nhu cầu đòi hỏi một cơ quan chỉ đạo mạnh mẻ để có thể trung gian, hướng dẫn cho sự thành lập và phát triển.

Đại Hội gồm 60 đại biểu 12 GĐPT và 1500 đoàn sinh.

Thành phần của Đại Hội này gồm có các anh cnhị huynh trưởng sau đây:

Quảng Thiện:  Đoàn Văn Dân, bà Ton Thất Dương Thanh( Gia trưởng) và các anh chị: Nguyễn Thế Lử, Bùi Thục Nghinh, Nguyễn Văn Châu, Tôn Nữ Thị Xa.

Tịnh Giác:  Bác Nguyễn Đình Hội anh Nguyễn Hiềm, Lê Văn Tịnh.

Chơn Lạc: Bác Đỗ Ngưu, anh Lê Quang Tào, Nguyễn Đại Hoàng, chị Tôn Nữ Thị Phổ, Phan Thị Bích Nhuận, Lữ Thị Lân, Ngô Thi Phưọng, Lữ Thương Công, Nguyễn Văn Hổ, Trần Sỉ Quỳ Cao Hửu   Sáo.

Minh Đạo: bác Lê Vũ, anh Bửu Khôi, Cao Đăng Đệ, Phan Thị Thuý Liểu, Đoàn Thị Hạnh.

Phước Thiện :  bác Nguyễn Lữu, anh Phan Sửu, Lê Chi Cấp, Phan Thị Ngọc Liên, Ngô Thi Kim Phổ.

Minh Thiện: Anh Phan Văn Minh, Lê Minh, Lê Quang Trung, nguyễn Lan, Trần Hạnh Đinh, Công Tằng Tôn Nữ Như Nghĩa, Lương Thị Kim Hai, Lê Thị Nhận, Nguyễn Thị Giáng Tuyết.

Hải Thiện: Anh Tư Đồ Minh, Ngô Đoan, Phan Bính, Trần Thị Đoá.

An Thiện: Bác Bùi Khăc Xuân, anh Phan Khác Hoàng, Nguyễn Văn Sinh, Ngô Văn Chương, Phan Khắc Bính, Nguyễn Văn Xuân, Phan Thị Tý, Phan Thị Quế.

Chánh Thiện: Chị Phan Thị Bùi, Phan Thanh Sành, Phan văn Long, Trần Văn Lam, Phan Quý Cung, Trần Thanh Thi, Hồ Thị Diệp, Trần Thị Kim Loa, Trần Thị Kim Hoàng.

Phước Mỹ: Anh Trần Văn Chất, Nguyễn Vinh, Trần Thị Chiêu, Nguyễn Thị Thi.

Phước Huệ: Anh Trần Quang Toản, Trần Đình Hội, Lê Hửu Nhân, Đỗ Thị Mùi, Lê Thị Mỹ Thiện, Trần Thị Kim Trâm.

Hương Thành: Anh Nguyễn Quán, Tăng Thế Đinh, Lê Văn Sưu, Trần Tiến Dung, Trần Thị An.

BAN HƯỚNG DẪN TRONG NIÊN KHOÁ ĐỰƠC BẦU CỬ

Trưởng ban:                 Anh Nguyễn Duy Phùng.

Thư ký:                         Anh Nguyễn Thế Lử.

Phó bí thư:                    Kiêm uỷ viên chuyên môn: Bùi Thúc Minh.

Uỷ viên miền nam:       Tư Đồ Minh.

Uỷ viên miền bắc:        Trần Quang Toản

Uỷ viên miền đông:     Nguyễn Quán

Uỷ viên Văn Nghệ:      Anh Lê Quang Tào

Uỷ viên Thứ Quỷ:        Tôn Nữ Thị Phổ

Uỷ viên Phât Giáo:       Lê Đình Ngân.

           Ban văn nghệ: Phan Văn Minh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Đại Hoàng.

Đại Hội này cũng trù định một chương trình phát triển cơ sở.

Miền nam: Hải Lăng 9 gia đình.

Miền Bắc: 4 gia đình.

Miền Đông: 6 gia đình và dự trù mở:

-         3 trại huấn luyện đội chúng trưởng.

-         3 trại huynh trưởng “Thiện Thệ”.(I)

-         1 trại huynh trưởng “Tứ Ân” (đợt I).

-         1 trại đoàn trưởng “Tứ Ân” (đợt II).

 Một lớp thức hành chuyên môn và cứu thương.

 Nhờ thực hiện đầy đủ chương trình trên mà phong trào càng ngày càng lan rộng, các khuôn hội hình thành GĐPT mới mẽ, nội dung sinh hoạt hào hứng hấp dẫn nên đã thi nhau gọi huynh trưởng về huấn luyện để thành lập GĐPT của khuôn hội mình.

Các trại họp bàn các cuộc du ngoạn, các buổi trình diển văn nghệ của các GĐPT trên càng kích thích sự trổi dậy của phong trào GĐPT kèm theo đó những tổ chức cứu tế, giúp đỡ hoả hoạn cho Mỹ Chánh, giúp nạn nhân chiến tranh, chiếm được nhiều cảm tình của quần chúng nên được nâng đỡ mãi mãi.

Phong trào tuần tự lan ra miền quê. Cuối năm 1956: Số GĐPT được thành lập thêm rất nhiều.

Tất cả có 40 gia đình kể cả Gia Đình Phật Tử đã được thừa nhận chính thức: Quảng Thiện, Hải Thiện, Phước Huệ, Minh Đạo, Chơn Lạc, Tịnh Giác, Phước Thiên, Hương Thành (Cổ Thành) để được thừa nhận chính thức, và 32 gia đình tạm thành lập: Thuận Dung (Đại Hào) Bản Thiên ( Bồ Bản) Quảng Tuệ (Quảng Điền) Mỹ Lộc, Phú Lộc, Dương Quang (Dương Lệ Đông) Chính Thiện (Diên Chính) Phước Mỹ (Diên Phước) An Thiện (Diên Sanh) Phú Thiện( Phú Quý Cù Hoan) Mỹ Thiện(Mỹ Chánh) Trường Thiện( Trường Sanh) Vĩnh Thiện (Vĩnh Trường) Văn Thiên (Văn Quỷ) Lương Thiện (Lương Điền) Hưng Thiện (Hưng Nhơn) Long Thiện (Long Hưng) Minh Châu (Cam Lộ) Phương Thiện (Phương Lang), Trúc Lâm, Cao Hy, Bích Thiện, An Tiêm, An Lợi, Gia Độ, ( Hà Quang) Hà Mi, Vĩnh Lại, Lệ Xuyên, An Cư, Đạo Đâu, Văn Trị, Trung Đơn, Phươc Điền, Trung Đơn, Đông Dưong, Trà Lộc, Lam Thuỷ, Lâm Xuân, Gia Môn, Kim Đâu, Tân Thành.

Số lượng đoàn sinh năm nay đã lên tới 4.000 người. Vì sự phát triển quá sức như vậy đòi hỏi vấn đề đào tạo huynh trưởng, cho nên trong năm có 2 trại huynh trưởng được tổ chức: Một trại Hà Mi và một trại Đông Hà.

Trại Trà Mi mở vào tháng 3-1956 và trại Đông Hà Mở vào tháng 6-1956 do ban trại trưởng:  Anh Tư Đồ Minh, trại phó: Anh Nguyễn Văn Châu và các giảng viên điều là  ban viên Ban hướng dẫn đương thời. Trại đã huấn luyện được 156 huynh trưởng hoạt động tại các gia đình miền quê.

Cuối năm 1956  một vài sự thay đổi trong Ban hướng dẫn: Anh Nguyễn Thế Lữ, anh Bùi Thúc Nghinh, anh Nguyễn Quán nghỉ việc, phải cử các anh Nguyễn Cửu Trị thế chân thư ký, anh Hoàng Thế Lợi đặc uý quân đông, chị Phan Thị Na uỷ viên phụ trách thiếu nữ, chị Bích Quyên phụ trách Oanh Vũ Nữ, anh Lê Quang Tào phụ trách Oanh Vũ Nam, anh Nguyễn Văn Châu phụ trách thiếu niên và anh Phan Văn Ninh phụ trách văn nghệ.

Gia đình Phật Tử theo đà tiến lan ra tới một tốc độ thần kỳ. Cũng vì hình thức mới lạ, cũng vì sự chèn ép đối với một nền tôn gíao mà tinh thần tự do tín ngưỡng( theo văn bản tự do của hiến pháp) kích thích sự đoàn kết của dân chúng lấy tổ chức Phật Giáo để bảo vệ nếp sống tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và đồng thời lấy hình thức Gia Đình Phật Tử, một tổ chức mới mẻ có một nội dung sinh hoạt phong phú, biểu dương uy thế tôn giáo của mình.

Chính do động cơ tâm lý trên, mà mục đích thành lập GĐPT theo tôn chỉ ít được chú trọng và đã gây nên một tình trạng sinh hoạt hỗn tạp mà chúng ta sẽ đề cập đến sau đây:

 Tuy gặp phải khó khăn  nhiều huynh trưởng phải vào tù ra khám, phải đi chỉnh huấn học tập, mà nhuệ khí dũng cảm, tinh thần của GĐPT không giảm sút. Một động lực thiêng liêng đã giúp cho họ kiên trì vượt qua trở ngại, và một nếp sống hoà ái  khiến họ lưu luyến mà kết chặt vào tổ chức GĐPT có lẽ những trở ngại đã giúp cho họ có những kinh nghiệm, những thử thách, những khôn ngoan và làm cứng cáp thêm đạo niệm phục vụ chánh pháp của họ.

Gia đình càng phát triển nhiều, các danh từ dùng riêng cho các gia đình trở ngại cho sự điều hành Phật sự giữa Tỉnh Hội và các khuôn lấy theo địa danh hành chánh, nên các tên riêng được điều chỉnh lấy theo tên của khuôn hội mình. Sự điều hành này bắt đầu từ năm1956. Cũng trong năm 1956 gia đình Quảng Thiện bắt đầu tan rã, vì số đoàn sinh bị phân tán vào các GĐPT đệ I, đệ II, đệ III, đệ IV, đệ v, và Thạch Hãn, số còn lại thiếu sự nâng đỡ, hơn nữa không có một cơ quan bảo trợ nên không hoạt động nổi.

Năm 1955 này ghi lại một sự kiện đặc biệt: Quy chế cấp bậc được tổng hộ ban hành lần đầu tiên vào dịp Thành Đạo. Một số huynh trưởng lãnh đạo được sắp xếp cấp:

Cấp Tín: - Anh Tư Đồ Minh.

               - Anh Trần Quang Toản.

Dự Tập:  - Chị Trần Thị Kim Trâm.

               - Anh Hoàng Thề Lợi.

Quyết định xếp cấp huynh trưởng được ban hành kèm theo một chỉ thị về việc trao cấp hiệu và một bức thư của thượng toạ Thích Trí Quang phó hội trưởng Tổng Hội Phật Giáo ViệtNamtại Trung Phần.

Bức thư nêu rõ tinh thần cấp bậc đối với huynh trưởng: “Hôm nay ngày kỉ niệm sự giác ngộ của đức bổn sư, ngày Tổng Trị Sự gói gắm biết bao nhiêu cầu nguyện.

Hộ Phật Học chúng ta vốn có, thầy có trò, có chú, có bác, có anh, có em, một tổ chức có tính cách  đại gia đình được điều khiển bởi chính Đức Phật và những lời giáo huấn thanh tịnh của ngài.

Sống trong tổ chức đó, các em có một sứ mạng rõ rệt, một sứ mạng ý nghĩa cho đến nổi thật đang gọi là sứ mạng, ấy là sự thay đổi dìu dắt đàn em của mình, bước từng bước vững vàng theo dấu chân của Đức Từ Bi. Tôi đã từng nói: Hội Phật Học có 2 tầng lớp: Là hội viên và con em hội viên. Lo cho hội viên là sứ mạng của các bác còn các em, các em có cái sứ mạng lo cho tầng lớp thứ hai, tầng lớp con em của hội viên.

Sứ mạng chính yếu của các em đã được đề ra đòi hỏi các em một tinh thần phục vụ, với tất cả ý nghĩ chứa trong từ ngữ đó.

Những tồn tại biết rằng, có một số các em nông nổi, dũng đan tự phục vụ để làm việc với tác phong “ muốn” làm là làm gì tự ý, không chịu sự phân công đúng lúc và đúng chổ, rồi tự ái khiến cho các em vui thì làm giận thì bỏ.

Tác phong này không còn là sự phục vụ ở đâu thị chính tinh thần kỷ luật kềm theo đó một tinh thần đòi hỏi, rất nhiều ở các em, và dĩ nhiên muốn giữ tinh thần phục vụ trong kỷ luật, người huynh trưởng của con em hội viên Hội Phật Học phải biết tưởng niệm  đến đức tính “ Tinh Tiên và Hoan Hỹ”.

Kế tiếp sự ‘ phục vụ trong kỷ luật” và tâm lý không cầu an, phải ý thức việc hội, trong đó có việc tự đã có cái định nghĩa hy sinh. Các em hãy can đảm tiếp nhận mọi sự khó khăn, hãy bỏ tâm lý thích dễ dải, thích nâng đỡ. Nên điêu luyện đức tính kiên nhẫn và chịu đựng.

Đó là những căn bản của Tổng Trị Sự gởi đến các em.

Cấp hiệu mà các em nhận sẽ luôn luôn nhắc nhở các em những căn bản đó. Nó sẽ nâng đỡ các em luôn chán nản.

Nó sẽ chỉnh các em lúc các em lầm lạc. Nó là sứ mạng của hội và hơn nữa của Đức Phật trao cho các em.

Có lẽ sứ mạng quá cao cả và nặng nề mà một số các anh chị huynh trưởng e ngại và dè dặt, chưa dám nhận cấp hiệu. Phải để cho thời gian thử thách và tôi luyện vì thế mà lễ trao cấp hiệu được tổ chức vào 3 năm sau.

 Hoạt động trong năm 1956, năm nay, đặc biệt tổ chức được 2 trại huấn luyện: Một trại huấn luyện huynh trưởng tại Kim Thạch và một trại huấn luyện đội chúng trưởng tại Diên thọ.

Trại Kim Thạch có 144 huynh trưởng thụ huấn, và trại Đội  Chúng Trưởng tại  Diên Thọ có 300 em về huấn luyện.

Nhờ trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng  này mà GĐPT Quận Nam đã chuyển hướng hoạt động mạnh mẽ và hoạt động thanh niên, nêu rõ đặc tính của một tổ chức giao dục Thanh Thiếu Nhi.

Về tình hình trong năm, chúng ta ghi nhận các đặc điểm: - Sự bành trướng quá rộng rãi của phong trào, trong lúc huynh trưởng chưa được huấn luyện kỹ càng thấu đáo về ý thức giáo dục, nghệ thuật điều khiển, cho nên tổ chức GĐPT mất hẵn đặc tính cũa một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Nhi, hướng hoạt động thiên trọng về văn  nghệ xã hội, như các tổ chức thanh thiếu niên ở ngoài,  không hơn không kém, duy có khác tinh thần sinh hoạt phong phú và linh động hơn mà thôi). - Sự phát triển càng rộng lớn bao nhiêu càng gặp phải những vấn đề phức tạp bấy nhiêu, huynh trưởng bị mua chuộc, một số không bị sa ngã cũng lung lạc, tại liệu học tập thiếu thốn, nghệ thuật không được trau dồi, đoàn viên sinh hoạt hời hợt, chương trình không có khiến cho phong trào bị ngừng trệ ở phần nội dung mặc dầu số lượng càng ngày càng gia tăng vùn vụt.

NĂM 1957

Một sự kiện lịch sử quan trọng đáng ghi nhớ cũa Phật Giáo Quảng Trị. Thầy Thích Đức Minh, Giãng sư của Tổng Hội Được đại hội đồng  Tỉnh Hội cữ giữ chức vụ hội trưởng thay cụ Lê Chí Khiêm. Vốn là một tu sĩ rất hoạt động mà đức tính cương nghị, kham nhẩn đúng lúc, hơn nữa đứng trên tinh thành phục vụ cao cả của tăng đồ đói với chánh pháp, thầy đã gieo một chấn động sâu xa và một sức phấn khởi mảnh liệt trong hàng hội viên và quần chúng không hội viên trong tỉnh.

Các khuôn hội mọc lên như nấm và GĐPT củng theo đó phát triển thêm lên. Đặc biệt đối với GĐPT thầy lại có cảm tình hơn nữa.

Nhiều gia đình xuất hiện: An Mô, Vân Hoà, Hậu Kiên, Nại Cữu, Đầu Kênh, Thanh Liêm, Giao Liêm, Phú Tài, Trung Yên, Phước Lễ, Tường Vân, Đồng Bào, Ngô Xá Đông, Ngô Xá Tây, Cầu Nhi, Hà Lộc, Đơn Quế, Hội Yên, Kim Giao, Diên Khánh, An Nhơn, Xuân Viên, Trà Trì, Gio An, Gio Linh, Cao Xá, Mai Thị, Mai Hà, Mai Xá, Linh Chiểu, Tất cả có 30 gia đình được thành lập thêm. Tổng số đoàn sinh lên tới 7860 và 490 huynh trưởng.

Về ban hướng dẩn củng gặp phải một biến cố lớn.

Anh Nguyễn Duy Phùng, một con người mà chí  nguyện phụng sự đạo pháp nhiệt thành đã vì áp lực chính quyền phải thôi việc.

Ngày 2 tháng11 năm 1957, một cuộc họp gồm các GĐPT đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, Thạch Hãn và Quảng Thiện đã chấn chỉnh lại ban hướng dẩn với thành phần sau đây:

-         Anh Phan Văn Minh:      Trưởng ban

-         Anh Lê Quang Tào:         Phó trưởng ban kiêm đặc trách quận Trung.

-         Chi Tôn Nữ Thị Phố:       Phó trưởng ban phụ trách ngành nữ.

-         Anh Lê Lam:                   Thư ký thường trực.

-         Anh Lê Quang Trung:     Thủ quỷ.

-         Chị Phan Thị Bích Thuận:     Phó thủ quỷ.

-         Chị Phan Thị Na:                   Uỷ viên Oanh Vũ Nữ.

-         Anh Trần Quang Toản:          Uỷ viên quận Bắc.

-         Anh Tư Đồ Minh:                  Uỷ viên quậnNam.

-         Anh Nguyễn Ga:                    Uỷ viên quậnNam.

-    Anh Nguyễn Văn Châu:        Uỷ viên văn nghệ.

Nhiệm kỳ này ngắn ngủi, và tiếp theo đó là Đại Hội huynh trưởng, triệu tập vào ngày 5 và 6 Nguyên Đán bầu lại một ban hướng dẫn khác.

Trong nhiệm kỳ chưa đầy 2 tháng,  ban hướng dẫn đã cố gắng tổ chức một trại huấn luyện từ ngày 25 tháng12 năm 1957 đến ngày 1 tháng giêng năm 1958  tại Diên Thọ.

Trại này do anh Tư Đồ Minh làm trại trưởng và các huấn luyện viên sau đây:

-         Nguyễn Duy Phùng.

-         Nguyễn Văn Châu.

-         Nguyễn Hữu Triếp.

-         Lê Quang Tào.

-         Phan Văn Minh.

-         Trần Quang Toản.

-         Phạm Thị Na.

Trại đã huấn luyện cho 116 huynh trưởng.

NĂM 1958

Năm nay, đại hội triệu tập vào dịp tết Nguyên Đám tai chùa Diên Thọ, trong lúc một số ban viên ban hướng dẩn lên đường đi quân dịch và một số khác thuyên chuyển:

-         Anh Nguyễn Văn Châu nhập ngũ.

-         Anh Nguyễn Duy Phùng đổi đi Peleku.

-         AnhNguyễnGa thuyên chuyển vào Huế.

-   Vì vậy ban hướng dẩn được tổ hợp thêm những thành nhân mới, chức vị trưởng ban nằm vào tay một vị phó hội trưởng, tóc tuy đã bạc nhưng khí lực và tâm huyết còn rất thanh niên: Bác Nguyễn Đình Trác.

-         Thành phần ban hướng dẩn năm nay gồm có:

-         Trưởng ban Bác Nguyễn Đình Trác.

-         Phó trưởng ban anh Phan Văn Minh.

-         Phó trưởng ban phgụ trách ngành nữ chị Phạm Thị Na.

-         Đặc uý quậnNam anh Tư Đồ Minh.

-         Đặc uý quận Bắc anh Trần Quang Toản.

-         Đặc uý quận Đông anh Nguyễn Khắc Uỷ.

-         Thư ký anh Phan Văn Minh.

-         Phó thư ký anh Lê Quang Trung.

-          Thủ Quỷ Chị Phan Thị Bích Nhuận.

-         Văn nghệ anh Nguyễn Công Tý.

Mở đàu nhiệm kỳ, bác trưởng ban tổ chức ngay một trại huấn luyện để cung cấp huynh trưởng cho các GĐPT mới thành lập và bổ sung huynh trưởng đi quân dịch.

Trại này tổ chức từ 20 đến ngày  tháng 4 năm 1958 tại Long Hưng do anh Tư Đồ Minh làm trại trưởng đã huấn luyện 144 trại sinh đáp ứng được một phần nhu cầu để phát triển và củng cố phong trào GĐPT trong tỉnh.

Tiếp theo đó một khoá huấn luyện Phật Pháp cấp Trung Thiện được mở để trau dồi giáo lý cho huynh trưởng.

Trại bắt đầu từ ngày11 đến ngày 15 tháng8  do thầy Thiện Châu phụ trách phần giáo lý. Ngoài ra trong chương trình còn bổ túc thêm phần hoạt động thanh niên tạo nề nếp sinh hoạt và điều khiển cho huynh trưởng.

Vào năm 1958 đợt xếp cấp huynh trưởng được Tổng Hội ban hành. Trong đợt này có 2 huynh trưởng được xếp vào cấp tín.

-         Anh Phan Văn Minh.

-         Chị Tôn Nữ Thị Phố.

Và 35 huynh trưởng được xếp cấp Dự Tập.

Phong trào GDPT  cũng được phát triển mạnh.

Các GDPT sau đây được thành lập thêm:

Bích La Trung, Việt Yên, Vân Tường, Phú Áng, Linh An, An Trú, An lưu, Phú Kinh, An Thơ, Hưng Nhơn, Xuân Lâm, Thượng Xá, Cổ uỷ, Như Lệ, Tích Tường, Quy thiện, Cam Mai, An Bình, Định xá, Phú Ngạn,  Cẩm Thạch , Lệ Môn,  Hà Thượng, Trung An,  gồm 24 GĐ.

Nhiệm kỳ ban hướng dẩn được kết thúc vào tháng 4 năm 1959 trong một đại hội huynh trưởng họp tại chùa tỉnh hội với 200 đại biểu  đại diện cho 150 GĐ, trong tỉnh đặt dưới quyền chủ toạ của thầy Thích Đức Minh, chánh hội trưởng tỉnh hội Phật Giáo Quảng Trị.

Tại Đại Hội này các huynh trưởng đại biểu đều ghi lại một cảm tưởng tốt đẹp đối với bác trưởng ban hướng dẩn.

Với giọng đầy cảm xúc, bác đọc một bài diển văn, nêu lên tình trạng suy nhựơc của ban hướng dẩn thực trạng huynh trưởng của GĐ mà một vài hiện tượng phản bội, vì danh vọng vì tình ái,  hoặc vì bất mãn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thanh danh GĐPT.

Mái tóc bạc phơ, vẽ nghiên ngang trong bộ đồng phục và lòng nhiệt thành biểu lộ qua thái độ của người đọc diển văn đã tác động sâu xa vào tinh thành đại hội. Một sinh lực mới được phát động. Một ý thức phục vụ mới được khởi dậy.

Đại Hội đã cử lại thành phần một ban hướng dẩn trẻ trung hơn nhưng khong thiếu tính cách dung hoà:

-         Cố vấn:                     Nguyễn Đình Trác.

-         Trưởng ban:              Nguyễn Đức Cự.

-         Phó trưởng ban:        Phan Văn Minh.

-         Phó trưởng ban phụ trách ngành nữ: Chi Tôn Nữ Thị Phố.

-   Thư ký: Anh              Nguyễn Lam.

-         Phó Thư ký:              Đoàn Đình Phúng.

-         Thủ quỷ:                    Lữ Thương Công.

-         Đặc uý QuậnNam phụ trách Nam Phật Tử anh Tư Đồ Minh.

-         Đặc uý Quận Bắc anh Trần Quang Toản.

-         Đặc uý Quận Đông anh Nguyễn Khắc Uỷ.

-         Đặc uý Quận Trung phụ trách thiếu niên: Nguyễn Văn Châu.

-         Ban viên thiếu nữ Võ Thị Lê, Phan thị Bích Nhuận.

-         Ban viên Oanh Vũ nữ Phạm Thị Na, Nguyễn Thị Từ thanh.

-         Ban viên tổ chức Tràn Đình Trác, Trần Công Tý, Tăng Thế Đinh, Nguyễn Ái, Lữ Thượng Công.

Đại Hội này đã quyết định tổ chức trại họp ban ngành thiếu toàn tỉnh vào dịp dản sanh 2503 tại bản nhan biểu, tả ngạn bờ sông Thạch Hãn.

Trại này đã tập hợp trên 5000 trại sinh và huynh trưởng GĐPT  trong tỉnh ( và ước độ 400 oanh vũ nam nữ tham dự trại)

Trại đã diển hành trong buổi lể đi rước ánh sáng và biểu dương được lực lượng hùng hậu cũng như tinh thần kỹ luật của đoàn sinh GĐPT.

Sau cuộc đại trại trên, một trại huấn luyện bổ túc Phật Phấp cho nữ huynh trưởng được tổ chức do các Ni Cô phụ trách. 87 trại sinh tham dự khoá học được cấp chứng chỉ sau ngày mãn khoá.

 Cuối năm 1959 Đại Hội huynh trưởng các quân được tổ chức liên tiếp theo chủ trương chung của ban hướng dẫn.

Đây là một đặc điểm đánh dấu sự chuyển hướng về tình hình điều khiển của GĐPT.

Số lượng đơn vị phát triển quá nhiều, khả năng tổ chức của ban hướng dẫn không thể quan triệt đến hạ tầng cơ sở nêu không phân phối quyền hạn, hơn nữa vì hoàn cảnh nhân văn địa lý mà các địa phương con mang nhiều sắc thái khác biệt, cần phải phát huy sáng kiến điều khiển dựa theo tính chất địa phương mới có thể thúc đẩy được dà tiến chung. Bởi vậy đại hội huynh trưởng 3 quận Nam, Bắc, Đông ( Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong) được tổ chức tại diên Sanh Cổ Thành và Đông Hà để sắp đặt lại cơ cấu điều khiển của các quận.

 Về tình hình bản tường tình của đại hội huynh trưởng quận Triệu Phong đã nêu lên những nét khá điển hình

“ Lề lối simh hoạt của GĐPT quận Đông ( Triệu Phong) là một lề lối sinh hoạt hổn hợp, hổn hợp giữa các lứa tuổi và tâm trạng. Trong các vai trò của huynh trưởng, dường như chỉ có chức vụ Liên Đoàn Trưởng là thực sự nắm quyền điều khiển, còn các chức vụ khác, chỉ là hư vị và phụ động.

Chưa có gia đình nào xây dựng một đoàn tự trị chưa có một huynh trưởng ý thức nổi trách vụ và thẩm quyền riêng đối với đoàn sinh của đoàn mình.

Chính vì vậy mà tinh thần sinh hoạt hầu như bế tắc, mặc dầu đoàn sinh vẩn có mặt thường xuyên trong các phiên họp.

Thời gian sinh hoạt của các Gia đình phần nhiều đặt vào buổi tối, tối 14 và tối 30 mỗi tháng. Một số gia đình sinh hoạt hàng tuần, như cũng đặt và ban đêm và cũng không thoát khỏi tình trạng hổn hợp nói trên.

Sự sinh hoạt về đêm tạo thành một tập quán khó lòng thay đổi. Hầu hết những đoàn sinh đều là những thành phần sản xuất, kể từ một em bé lên 10 tuổi.

Vì vậy mà trải qua mấy năm thành lập các gia đình, chưa tạo một mức tiến đáng kể về phương diện trí thức và khả năng hoạt động. các môn học như hoạt động thanh niên, cứu thương, nữ công gia chánh chẵng có thể giãng dạy được.”

Về tinh thần tổ chức bản tường trình cũng đã đè cập đến những nhận xét căn bản và toàn diện:

 Tổ chức của các gia đình cũng chưa áp dụng nhất chí theo đúng nội quy chế. Các đội chúng thưởng vựơt lên trên số lượng đã quy định thưởng từ 10 đến 12 em hay hơn nửa. Về Oanh Vũ thì sự tổ chức cũng như bên thiếu niên, thiếu nữ. Danh từ đàn hình cũng như chưa được biết đến. Về nam nữ Phật Tử thì lấy theo thần phần tuổi tác tổ chức vào đoàn hơn là kết hợp theo trình độ tu học.

Tình trạng này chỉ có thể giải quyết bằng cách đặt chưong trình ngành thiếu rút lại thành chương trình bổ túc cho nam nữ Phật Tử, vì đương nhiên không thể gọi họ là thiếu niên khi thể chất, tâm lý, tuổi tác của họ không ở trong giai đoạn thiếu thời nữa.

Về tình hình giáo dục, bản tường trình này củng đề cập đến:

“ tinh thần giáo dục của chúng ta cũng chưa thể thiết lập được trên những yếu tố tâm lý sinh lý của tuổi trẻ. Huynh trưởng chưa ý thức được vấn đề này.

Trong những giờ Phật Pháp, trong những trò chơi, chúng ta không dự vào trình độ và sở thích  của các em để mà hướng dẫn. Đối vói Oanh Vũ, chúng ta cho các em học quá nhiều ( có em đã học qua chương trình sơ thiện  trong lúc tinh thần giáo dục Oanh vũ chỉ cô đọng trong chử “Ngoan” và phương châm của các em là “ hoà tin vui”.

Phương châm này chỉ đòi hỏi huynh trưởng tập cho các em sông trong tổ chức chứ không đòi hỏi gì hơn. Tuổi của Oanh Vũ làm sao hiểu được những tư tưởng về triết lý nhân sinh ngay trong phần cân bản và thấy nhất của “ngành thiếu”là “hướng thiện” ( kinh sám hối chẳng hạn).

Đối với ngành thiếu sự giáo dục của chúng ta cũng thiếu phần can bản, đoàn sinh của chúng ta họ như học vẹt. Thậm chí trong kỳ thi hướng thiện vừa qua nhiều đoàn sinh chỉ biết chép y nguyên văn.

Sự hiểu biết như vậy phỏng có ích gì  cho đời sống.

Điều can bản và quan trọng nhất trong ngành thiếu là 3 châm, 5 hạnh và 5 điều luật của thiếu niên cũng học trên triết lý mà không ứng dụng vào trong thực hành  thành thử tác dụng  giáo dục của GĐPT cũng không thể hiện nổi.

Những phần tường trình trên đây nêu rỉ rệt tính chất và hiện trạng  của tình hình phong trào chun cho GĐPT trong tỉnh. Tìm hiểu nguyên nhân, chung ta hảy nhìn vào chủ trương và đường lối xây dựng cảu các ban hướng dẫn trong những năm sau đối với những khuyết điểm can bản của một phong trào rộng lớn như vậy không phải ngày một ngày hai mà bổ cứu được. Hơn nửa hoàn cảnh trong và ngoài còn có nhiều yếu tố chằng chịt cần phải giải quyết theo từng bước một.

Nhưng nhìn theo chiều nổi, phong trào vẩn lan ra nhanh chóng:

 “ Song song với bành trướng của phong trào Phật Giáo tỉnh nhà, các GĐPT quận Triệu Phong vẫn phát triển theo một tốc độ nhanh chống lạ lùng nưng cũng nhịp nhàng trong một thắng thế đều đặn.

Năm  1955 có 2  Gia Đình.

          1956 có 12 Gia Đình.

          1957 có 24 Gia Đình.

          1963 có 32 Gia Đình.

          1969 có 42 Gia Đình.

Hiện tượng phát triển này không phải điển tiến theo quy luật bột phát, nhất thời, nhưng nó dần dà tuần tự theo sự chuyển hướng lặng lẻ của tinh thần dân chúng, của ý thức giác ngộ sâu kín nhất của tâm hồn.

Đặc điểm của sự  phát triển ấy là sức phản ứng tự đọng chống lại tinh thần duy vật của chế đọ trước, chống lại ách thống trị độc tài về tư tưởng tôn giá,  có thể nói là sự trở về  với tín ngưỡng đạo lý, giáo sản cổ truyền.

Trong nhịp triều phát triển GĐPT là một tổ chức được đặt những cơ sở  vững chải hơn hết so với bất kỳ tổ chức nào, biểu hiện một lý tưởng tiến bộ hơn hết:  Ở đay phần triết thuyết, phần ý nghĩa sự sống được đặt nặng hơn phần lể bái cầu khẩn, vì vậy nên ít thấy dấu vết của sự mê tín và cũng ít tháy những hành vi hủ hoá, truỵ lạc, mặc dầu hộ là những con người tuổi trẻ tuổi bồng bột say mê…”

Những lời lể trên đây đã làm sáng tỏ tình hình và đặt ra một đường lối xây dưng sáng suốt, dựa theo thực tế hoàn cảnh.

Nêu lên đường lối quy định phương hướng hoạt động, nhìn rỏ những khuyết điểm để khắc phục. Chính đó là yếu tố phát triển cho phong trào GĐPT về sau.

Năm 1959, thành lập thêm các GĐPT: An Lộng, Duy Hoà, Hà Xá, Phước Mỹ, Mai Đàn, Cu Hoan, Ba Du, Đa Nghi, Mỹ Thuỷ, Thầm Khê, Hoàn Cát, Trúc Kinh, Lâm Lang, Đình Tổ, Mai Thị, Diêm Hà Trung.

NĂM 1960

Cuối niên khoá, Đại Hội các huynh trưởng các quận họp tổng kết và đến tháng 2-1960 Đại Hội huynh trưởng toàn tỉnh được triệu tập vào ngày 21-22- và 23. Số lượng đại biểu rất đông đảo mặc dầu các gia đình phải cử một số đại biểu hạn chế.

Lễ khai mạc tổ chức vô cùng trọng thể. Trên hàng ghế quan khách, ngoài quý thầy hội trưởng và quý thầy trong  giáo hội tăng già, còn có ông ty trưởng thanh niên, ty trưởng cảnh sát, ông đạo trưởng hướng đạo đạo Ái Tử, ông Tỉnh Đoàn Trưởng thanh niên Cộng Hoà và ban hướng dẫn GĐPT Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần.

Có lẽ với thành phần quan khách kể trên, nên mở đầu bài diển văn khai mạc anh trưởng ban đề cập ngay đến vai trò của GĐPT đối với xã hội ngày nay.

Chưa bao giờ nhân loại trải qua một cơn biến động trong đại bàng cơn biến động của thế kỷ 20, một biến động sâu xa đang đe doạ huỷ diệt toàn diện con người.

Biến động đó là lý tưởng sùng thượng vật chất, bắt nguồn từ thế kỷ thứ 18 và hiện đang ngự trị tâm tư của hầu hết thanh niên hiện đại.

Ở Việt Nam ta, trong tầng lớp thanh niên, ý thức đó lại càng nặng nề hơn nữa, cơ hội như những giá trị tâm linh của nền văn minh tinh thần kiến tạo trên 4000 năm lịch sử đều bị tiêu tan trong dòng lịch sử.

“Văn minh Đông Á trời thu sạch,

Này lúc luận thưởng đão ngược ru?”.

Tâm trạng trên đây của một thần nhân hồi tiền chiến cũng là tâm trạng chung của những nhà chính trị, tôn giáo, giáo dục hiện đang lo âu cho tiền đồ và vận mệnh thanh thiếu nhi mà sự hiện diện hôm nay là một minh chứng, biểu dương hoài bảo giải thoát cho thế hệ thanh niên hiện đại nói riêng, cho nhân loại nói chung ra khỏi những nghiệp chướng do ý thức sùng thượng vất chất gây nên…”

Đề cập đến tình trạng sa đoạ đạo đức trên đây để trình bày một đường lối giáo dục của GĐPT, đặt nó như một yếu tố khẩn cấp xây dựng xã hội.

 Những yếu tố tâm sở tạo thành, Đức Thích Ca Mâu Ni chính là những yếu tố giải thoát cho chúng ta, cho tất cả những con người trong cái thế giới mà sự đáu tranh sinh tồn trở thành một thông lệ hay một quy luật của sự sống.

Những yếu tố đó là năng nhân và Tịnh Mặc.

Chắc quý vị đã đồng quan điểm của chúng tôi, rằng tâm hồn con người hiện đại phải được bổ cứu bằng cách phát huy triệt để tình thương yêu, chí hào biện và đức hy sinh (năng nhân)  phải gia cường sức dũng cảm để đè bẹp những cán dỗ vật dục ( tịnh mặc) hai yếu kiện tất nhiên của một thế giới an lạc…”

Sau những lời lẻ trình bày về tinh thần hoạt động và giáo dục của gia đình của gia đình Phật Tử, anh trưởng ban hướng dẫn cũng nêu lên một hoài bão ở tương lai:

Gia Đình Phật Tử đã đánh dấu một sức bành trướng bột phát, về số lượng và đã gây một phong trào rộng lớn khắp nơi.

Nhưng cũng trong cái rộng lớn đó của một phong trào mới phôi phai đã ẩn chứa những cái khó khăn phức tạp  trong sự điều khiển, đòi hỏi sự am hiểu tường tận, một nhận xét sắc bén, một trí tuệ thông suốt ở cương vị lãnh đạo trong tổ chức của chúng ta, một tổ chức đang tự tạo cho chúng ta một hướng đi và một căn bản lý thuyết…”

Với tinh thần sáng suốt đó với ý hướng đặt ra tại đại hội, một chương trình đã hoạch định để thực hiện.

Trước tiên phải nói đến sự thành lập cơ cấu của ban hướng dẫn:

Đại hội đã nhận thức rằng, với một số tổ chức rộng lớn và phương tiện làm việc hạn chế, ban hướng dẫn không thể đi sát các GĐPT  trong tỉnh và điều kiện tất yếu là tăng cường và xiết chặt cơ cấu  của sự hướng dẫn, vì vậy một chức vụ mới được Đại Hội chấp thuận, mặc dầu không được ấn định trong quy chế về GĐPT: “ Chức vụ phụ tá đặc ủy”.

Cho nên thành phần ban hướng dẫn năm nay, trong danh sách chúng ta thấy có thêm các phụ tá đặc ủy.

Sau đây là thành phần ban hướng dẫn:

Trưởng ban                              : Nguyễn Đức cự.

Phó trưởng ban                         : Tư Đồ Minh.

Phó trưởng ban                         : Trần Quang Toản.

Phó trưởng ban                         : Tôn Nữ Thị Phố.

Chánh thư ký                            : Nguyễn Bái.

Phó thư ký                                : Võ Thị Lê.

Phó thư ký                                : Nguyễn thị Lam.

Thủ Quỷ                                   : Lữ Thượng Công.

Phó thủ quỷ                              : Phan Thị Bích Thuận.

Uỷ viên Nam PT                       : Nguyễn Đại Hoàng.

Uỷ viên thiếu niên                      : Nguyễn Khắc Uỷ.

Oanh Vũ nam                           : Nguyễn Đức Thương.

Oanh Vũ nữ                              : Nguyễn Thị Kim Khanh.

Nữ Phật Tử                              : Tôn Nữ Thị Phố.

Phụ tá uỷ viên nam PT              : Tăng Thế Đinh.

Phụ tá uỷ viên thiếu niên            : Vĩnh Trị.

Phụ tá uỷ oanh vũ nam              : Lê Thiện Hữu.

Đặc uỷ hạt Nam                        :Tư Đồ Minh.

Đặc uỷ hạt Bắc                         :Trần Quang Toản.    

Đặc uỷ hạt Trung                      : Nguyễn Đại Hoàng.

Ngoài ra còn có các phụ tá vùng: Trần Từ, Nguyễn Văn Chất, Ngô Doan, Phan Tám, Nguyễn Đức Chứng, Lê Thuỳ Dương, Phạm Hạt, Trần Hiêu, Trương Đăng Loan, Lâm Duy Lư, Đỗ Hoằng, Hoàng Ngọc Ngữ.

Hệ thống lãnh đạo như vậy đã cải tiến cho hợp với hoàn cảnh địa thế và nhu cầu hướng dẫn. Nhờ đó mà phong trào GĐPT được liên kết, hỗ trợ và khai thông những bế tắc trong tình hình sinh hoạt chung.

Về nề nếp tu học, hội thảo của huynh trưởng vùng cũng được đề ra để trau dồi cho huynh trưởng tiến bộ theo kịp những đòi hỏi về tu học của đoàn sinh.

 Hướng hoạt động mà Đại Hội đề ra năm nay là xây dựng cơ sở để chuẩn bị cho trại họp ban ngành Thiếu toàn quốc  tại Nha Trang. Một phong trào củng cố và kiện toàn trổi dậy. Công cuộc tổ chức và huấn luyện trại sinh bắt đầu.

Một trại huấn luyện huynh trưởng và đội chúng trưởng đặc biệt cho trại sinh thực tập tại đình Cổ Thành do anh Nguyễn Văn Châu làm trại trưởng và anh Nguyễn Khắc Ủy làm trại phó. Số lượng huynh trưởng trại này gồm có 63 huynh trưởng và 79 đội chúng trưởng thụ huấn.

Trại họp bạn Nha Trang bất thành. Sau đó ban hướng dẫn dồn tất cả năng lực để thực hiện chủ trương kiểm tra các GĐPT trong tỉnh.

Một đoàn kiểm tra được thành lập gồm:

- Trưởng đoàn     : Nguyễn Khắc Uỷ.

- Ban viên           : Anh Hoàng Cảnh Đã, Nguyễn Đức Chứng, Trần Vạn, Nguyễn Đình Luyện,  Hoàng Ngọc Miên, Trần Thị Đoá, Lâm Duy Lư, Ngô Doan và các ban viên trong ban hướng dẫn phối hợp công tác. Đoàn đã khởi hành từ Hải Lăng ( tháng 8-1960) qua Triệu Phong, Gio Linh đến Cam Lộ.

Công cuộc kiểm tra này, một mặt giúp cho Ban hướng dẫn nắm được tình hình thực tế tại các gia đình, nhận xét tìm hiểu các khả năng của anh chị Huynh Trưởng điều khiển các gia đình. Về kết quả ngoài công tác kiểm tra, đoàn cũng đã đứng trên tư cách và quyền hạn của mình  mà chấn chỉnh lại các gia đình, tập luyện nề nếp sinh hoạt, chỉ vẽ đường lối tu học cho đoàn sinh. Nhờ sự tiếp sức với Ban trị sự, các khuôn hội đoàn đã trình bày rõ rệt về tính cách giáo dục thanh thiếu nhi theo phương pháp mới trên căn bản giáo lý Phật Đà.

Năm 1960, lại một công tác đặc biệt tỏ rõ sáng kiến và tài chủ trương của anh trưởng ban  Nguyễn Đức Cự một con người nhỏ nhoi về thể xác như lớn mạnh về tinh thần.

Đó là chủ trương công tác từ thiện trong dịp lễ Vu Lan.

 Với chủ trương này trong một tháng trước ngày lễ Báo Hiếu, tất cả các đoàn sinh, đến bữa ăn bớt lui một nắm gạo vào hủ tiết kiệm và đến ngày Vu Lan đem ra phát chẩn cho người nghèo. Ngoài ra các huynh trưởng thực hiện các ngày “ Đồng tâm” nhịn ăn để bỏ gạo cho công tác từ thiện.

Chủ trương gạo từ thiện này đem đến kết quả không ngờ: Không đầy một tháng mà toàn tỉnh có tới 24 tạ gạo 4.600 bạc và 20 mét vải của đoàn sinh dành dụm để cứu tế trong dịp Vu Lan. Thật là một ngày có ý nghĩa. Buổi cấp phát được tổ chức ngay tại các vùng, những người nghèo được  nhận gạo cứu trợ trước mặt đông đảo toàn sinh GĐPT  cảm động nhất là của cứu trợ lại là sự hy sinh nhịn ăn của các em nhỏ. Hàng ngàn người nghèo khó đựơc trợ cấp và các em đều vui mừng, và thoả nguyện với kết quả của mình.

Công cuộc chủ trương đặc biệt đã có một ứng dụng giáo dục vô cùng sâu sắc, đã liên kết hành động tự thành trong tư lợi như văn thư giải thích quan niệm báo hiếu đã nói rỏ:

“ Quan niệm báo hiếu của đạo Phật không như nho giáo cấu trúc trong phạm vi gia tộc” nghĩa là chỉ lo báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, mà còn vượt ra ngoài xã hội vì theo quan điểm luân hồi, chúng sanh đều là cha mẹ, anh, chị, em của nhau, đều là tác dụng nhân quả cho nhau, thế cho nên, báo hiếu chẵng những là đền đáp công ơn dưỡng dục, mà là tạo những đạo nghiệp  giải thoát, cởi mở những kiết giấy ràng buộc, những nghiệp chứơng cho cha mẹ, anh em, tới bằng quyến thuộc, nói chung cho xã hội mình.

Vì thế mục tiêu cuả phong trào Báo Hiếu  là thực hiên những công tác xã hội, từ thiện và Ban hướng dẫn đề ra những hoạt động thiết thực…”

Ngoài ra các việc làm có tính cách lịch sử tại các quận còn có các hoạt động chính sau đây:

Triệu Phong: Trại họp bạn ngành Thiếu tại Bích La Đông. Trại này gặp phải mưa gió  dữ dội tuy nhiên trại sinh vẫn hào hứng, không vì mưa gió mà ảnh hưởng tới tinh thần trại. Trại tập họp trên 800 trại sinh kể cả nam và nữ và đã phát hành một đặc san trại mang tên là Thiện Nguyện.

Tại Hải Lăng: Hoạt động nặng nề về văn hoá, nhiều lớp luyện thi tiểu học và các lớp bổ túc văn hoá trung học mở dạy cho đoàn sinh đã thu được nhiều kết quả tốt.

Công cuộc xây dựng trường tiểu học Hải Lăng cũng được thúc tiến mạnh mẽ. Về số lượng đoàn sinh trong toàn tỉnh, sau cuộc kiểm tra đã nắm được số lượng chính xác.

Về đoàn sinh:      Nam Phật Tử:        707

                          Nữ Phật Tử:          925

                          Thiếu Niên:            2259

                          Thiếu Nữ:              2482

                          Oanh Vũ Nam:       1541

                          Oanh Vũ Nữ:          đoàn sinh.

Về Huynh trưởng: Cấp tín:                6

                            Dự Tập:              35

                          Chưa xếp cấp         huynh trưởng.

Về Gia Đình:       Chính thức:           65 GĐ.

                          Tạm thành lập:       44 GĐ.

                          Đang xây dựng:     GĐ.

Số được thành lập thêm trong năm: Bình An, Thượng Trạch, Gia Đằng, An Hội, Ba Lăng, Trung Kiên, Ái Tử, Tân An, Thuận Đầu, La Vang, Phú Long, Phước Thị, Ninh Phù.

Nhờ đợt kiểm tra trong năm mà tình hình Gia Đình Phật Tử được cũng cố, Ban hướng dẫn đi sát với tình hình cơ sở nhờ vậy mà 57 GĐ đã được Ban hướng dẫn đề nghị tỉnh hội thừa nhận thành lập chính thức.

NĂM 1961

Đại Hội huynh trưởng thường niên được triệu tập vào tháng 3 năm 1961 có 105 gia đình tham dự với số 241 huynh trưởng đại biểu tham dự.

Đại hội này do ảnh hưởng ban tổ chức điều khiển vì anh trưởng Ban hướng dẫn bị bệnh.

Trong buổi lễ khai mạc, có các Gia Đình Phật Tử xuất sắc của các quận: Thạch Hãn, Đương Lệ Văn, Cam Lộ, Lam Thuỷ về trình diễn để giới thiệu cho các GĐPT  trong tình hình tổ chức và sinh hoạt hầu lấy đó làm những điển hình xây dựng cho các GĐPT trong tỉnh.

Một ý tưởng mới nêu lên trong bài diễn văn khai mạc:

“ Đạo pháp càng lu mờ thì nhân tâm càng đồi truỵ. Phải chăng hậu quả của văn minh khoa học chỉ là sự giao gio của trên hai thế kỹ để đến hôm nay chúng con phải gặt bão. Sự lo âu của số kiếp con người hiện nay là một sự thực hiển nhiên, và hiển nhiên hơn là sự xuống dốc của tâm hồn.

Ngược dòng kết quả để tìm đến nguyên nhân những con người sáng suốt  của ngày nay đã nhận được rằng, sự giáo dục trong các chế độ hiện hữu đã thiếu nhiều về trí tuệ mà quên hẳn lương tâm cho nên con người hiện sống nhiều về trí óc mà không sống nhiều về con tim. Những hành động tàn sát bóc lột, nhanh  nhãnh trên báo chí, báo nguy cho sự suy sụp của nhân loại.

Chính vì vậy mà quý vị đã đến với đại hội chúng con, đến với tổ chức chúng con một tổ chức mà trong đặc tính đã có một tác dụng giáo dục quan trọng.

Đó là tác dụng giáo dục thanh thiếu nhi của GĐPT, một gạch nối liền giữa lương tâm và lý trí, giữa cá nhân và xã hội, điểm đặc biệt thiếu sót căn bản của các chế độ giáo dục hiện hữu tác dụng giáo dục của GĐPT là rèn luyện những con người mới, theo một nhân sinh quan mới, từ bi hỷ xả, để tạo nên một xã hội mới, một xã hội quân binh về thể chất và tâm hồn một sự quân bình phải nhìn nhận như một điều kiện tiên quyết cho sự sinh tồn, cho cuộc sống giải thoát ngoài mọi sự đau thương do tâm “ Chấp trước” gây nên…

Đề cập đến tác dụng giáo dục trên đây để đặt ra một phương hướng hoạt động cho đại hội:

“…. Giáo dục, nhất là giáo dục thanh thiếu nhi phải hướng đến tương lai, tìm trong đó những nhu cầu cơ yếu của xã hoịi trên con người, những như cầu đó cần được học hỏi trong hiện tại để thích dụng cho tương lai.

Tài năng trước hết là sự am hiểu và rèn luyện chương trình tu học của GĐPT là một chương trình nhắm vào nhu yếu của xã hội ngày mai, nhằm vào sự liên đới xã hội, cho nên ngoài những kiến thức về phương diện hoạt động mà đức Phật đã chỉ dạy trong Ngủ Minh Pháp ( Nhân Công Xão Minh) chương trình giáo dục của gia đình Phật Tử phải đặt ra một ý niệm về xã hội, về một tương quan giữa cá nhân và đoàn thể về một ý thức đầy đủ với cuộc đời mà chuẩn bị khả năng để phụng sự theo mục tiêu lý tưởng của Phật Giáo.

Thực hiện chương trình tu học là hướng hoạt động chính yếu của chúng ta mà bổn phận của huynh trưởng, trước tiên là nhằm vào sự thực hiện chương trình tu học đó. Đó là hướng chính đặt ra cho đại hội năm nay, một đề nghị cấp thiết để giải quyết tình trạng bế tắc trong tinh thần sinh hoạt của gia đình  Phật Tử toàn tỉnh…”

Đó là những đường lối tinh thần chỉ hướng cho đại hội, thể hiện vào các quyết định về dự án hoạt động Phật Sự trong năm đại hội này đã bầu cử thành phần ban hướng dẫn:

Trưởng ban:                                         Nguyễn Đức Thương.

Phó trưởng ban xử lý thường vụ:         Anh nguyễn Khắc Uỷ.

Phó trưởng ban phụ trách ngành nam:  Tư Đồ Minh.

Phó trưởng ban phụ trách ngành nữ:     Phan Thị Bích Nhuận.

Chánh thư ký:                                         Nguyễn Bái.

Phó thư ký:                                            Nguyễn Đức Chứng.

Chánh thủ quỷ:                                        Lữ Thượng Công.

Phó thủ quỷ:                                           Phan Thị Bích Nhuận.

NamPhật Tử:                                         Nguyễn Khắc Uỷ.

Nữ Phật Tử:                                            Trần Thị Kim Trâm.

Thiếu niên:                                              Vĩnh Tri.

Thiếu nữ:                                                 Lê Thị Em.

Oanh Vũ nữ:                                            Trần Thị Hướng Đoá.

Oanh Vũ nam:                                           Hoàng Cảnh Đã.

Văn nghệ:                                                 Lê Thuỳ Dương.

Đặc uý Hải Lăng:                                     Tư Đồ Minh.

Đặc uý Triệu Phong:                                 Đỗ Hoằng.

               Đặc uý Cam Lộ:                                       Thái Tăng Liệt.

Đặc uý GL-TL:                                          Nguyễn Hanh.

Đặc uý Quảng Trị:                                     Nguyễn Lam.

Đặc uý Đông Hà:                                                           Trần Quang Toản.

Ban tu thư:                    Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Khắc Uỷ,                     Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Tánh, Nguyễn                  Hải, Nguyễn Dình Thịnh.

Nhìn vào cơ cấu trên, chúng ta thấy rằng BHD năm nay, ngoài các thành phần chủ yếu, còn có đặc điểm một ban tu sư gồm những huynh trưởng có khả năng, sáng kiến và kinh nghiệm hướng dẫn GĐPT hoạt động.

Sự thành lập này dựa trên nhận định chính xác về thực trạng sinh hoạt của GĐPT. Sự bế tắc của các gia đình chỉ có thể khai thông bằng cách tu chỉnh lại các tài liệu tu học cho sát với trình độ của đoàn sinh và hợp với trình độ của huynh trưởng, tài liệu phát hành dồi dào về tận các gia đình cho đoàn sinh tu học.

Về phần lãnh đạo tinh thần phân hoá ngành đã đi vào kế hoạch thực hiện. Hệ thống ngành cũng được đem ra bàn cải tại đaị hội này.

Theo quyết định của đại hội, uỷ viên ngành có thể trực tiếp điều động của các huynh trưởng của ngành mà chỉ cần thông qua bác gia trưởng.

Để tăng hiệu lực lãnh đạo hệ thống ngành, hệ thống ngành lại thêm phụ tá tại cấp chi và vùng. Các phụ tá ngành làm trung gian giữa uỷ viên  ngành của ban hướng dẫn và đoàn trưởng các ban hướng dẫn  và đoàn trưởng các gia đình.

Đó là điểm nổi bật lên của đại hội năm nay.

Tinh thần phân hoá ngành nói trên cũng là động cơ thúc đẩy trại họp ban huynh trưởng toàn tỉnh tổ chức vào tháng 5 năm 1961 tại bãi biển Mỹ Thuỷ mang tên là A Dục.

Trại này gồm có 635 huynh trưởng các ngành trong toàn tỉnh. Trại có sau khu chính, mỗi khu vực dành riêng cho mỗi ngành. Chương trình hoạt động, ngoài những liên lạc tinh thần mang màu sắc chung của trại, mỗi ngành đều có một chương trình hoạt động và hội thao riêng.

Phần hướng dẫn tinh thần sinh hoạt của các ngành Ban hướng dẫn trung phần chịu trách nhiệm: Anh Châu Tăng nói về nam và nữ anh  Nguyễn khắc Từ trình bày về ngành thiếu và anh Nguyễn Đức Thương trình bày về ngành đồng.

Trại này thu được nhiều kết quả tốt đẹp về phương diện phân hoá ngành, đánh dấu một sự chuyển hướng trong nề nếp sinh hoạt của GĐPT tỉnh nhà.

Sau trại họp bạn này, tại các chi hội đều tổ chức các trại họp bạn theo tinh thần phân hoá ngành:

- Trại họp bạn Gio Linh:                   680trại sinh.

- Trại họp bạn Cam Lộ:                    337 trại sinh.

Tại Triệu Phong một trại họp bạn riêng về ngành thiếu thuộc vùng Đại Hào có 240 trại sinh tham dự.

Tại Hải Lăng có một trại họp bạn liên đoàn trưởng gồm 55 gia đình cắm tại Câu Nhi.

Tinh thần phân hoá ngành cũng bước sang phạm vi huấn luyện.

Ban hướng dẫn trung phần tổ chức một trại huấn luyện cấp I riêng về ngành nữ tại Quảng Trị để làm thí điểm đúc kết kinh nghiệm.

Cùng với trại này ban hướng dẫn cũng tổ chức một trại huấn luyện cho nam huynh trưởng, địa điểm riêng biệt, nhưng cũng đặt dưới sự giảng huấn của ban hướng dẫn trung phần.

Về tính chất trại huấn luyện này đặc biệt áp dụng theo nội quy chế mới về huấn luyện. Vì vậy traị sinh phải được bổ  túc thêm  những điểm còn thiếu sót trong chương trình huấn luyện cũ.

Vì gặp một trở ngại bất ngờ, Ban hướng dẫn trung phần, không ra đảm trách, việc giảng huấn được vì vậy mà hai trại phải họp chung với nhau, cùng thụ huấn một chương trình mặc dầu trại nam và trại nữ đều có hai ban quản trại riêng biệt.

Tuy thiếu mặt ban giảng huấn của trung phần, ban hướng dẫn phải phân phối nhau để phụ trách giãng dạy đúng theo chương trình của nội quy chế mới về huấn luyện. Vì không chuẩn bị trước tài liệu, hơn nữa sách tham khảo lại không có sẳn, nên các giảng viên phải lấy đề tài trong thực tế điều khiển, trình bày theo nhận xét và kinh nghiệm của mình, cho nên trại thu được kết quả không ngờ  nhất là về phần thực hành.

Sau khi bế mạc trại, ban quản trại đã cấp chứng chỉ cho 38 trại sinh trúng cách trại cấp I ( trong đó có 8 trại sinh ngành nữ).

Sinh hoạt ngành cũng áp dụng vào tổ chức của trại: Đội chúng được kết hợp riêng theo từng ngành. Ngoài những phần huấn luyện về nghệ thuật điều khiển, còn có một chương trình huấn luyện riêng mang đặc tính của ngành.

Về quản trị trại sinh phải tự quản lấy mình. Đội chúng hoạt động tự trị, theo quy chế tự túc. Ban trại trưởng cũng vậy, vừa học vừa làm, vừa làm vừa học .

Lề lối tổ chức trại huấn luyện này rất có nhiều tác dụng về phương diện rèn luyện, cho nên được áp dụng kế tiếp cho các trại huấn luyện huynh trưởng tập sự ( trại lương điền 85 trại sinh) và các trại huấn luyện đội chúng trưởng.

Về các trại huấn luyện đội chúng trưởng này, đặc biệt tại quận Triệu Phong đã tổ chức tại 6 địa điểm mà tổng số trại sinh lên đến 527 người.

Cuối năm 1963 một vấn đề làm khuấy động dư luận GĐPT, là vấn đề thống nhất GĐPT, những cuộc thảo luận, những cuộc thăm dò ý kiến diễn ra sôi nổi xung quanh vấn đề.

-         Giữ cấp phần, bỏ cấp phần.

-         Liên hệ và quyền hạn của tổng hội phật giáo trung phần và ban hướng dẫn trung ương.

   Đa số huynh trưởng đã biểu lộ nguyện vọng thống nhất một cách triệt để và không muốn một sự chi phối của tổng hội Phật Giáo trung phần, mặc dầu những điều kiện pháp lý của hội không cho phép đặt GĐPT ngoài vòng pháp lý đương nhiên của hội.

Tinh thần thống nhất lại càng thiết tha hơn qua những lúc cải vã hăng say bên lề hội nghị cũng như qua những lúc bốp chát nhau trong cuộc thảo luận đại hội trưởng.

Trong năm nay công cuộc từ thiện và công cuộc kiểm tra vẩn tiếp tục. Về từ thiện kết quả thu được 10 tạ gạo và 8312$.

Về kiểm tra, đặc biệt chú trọng về tình hình quản trị và điều khiển đoàn sinh rất khả năng và trình độ của huynh trưởng.

Số lượng các gia đình củng được tăng lên: Thượng Trạch, Gia Đẳng, Nhàm Biểu, Vạn An, Bình An, Cam Vũ, Nhữ Thượng, Nhĩ Hạ, Lan Đình.

Tổng số đoàn sinh, tổng kết theo cuộc kiểm tra cuối năm:

-         Nam Phật Tử:                  825 đoàn sinh.

-         Nữ Phật Tử:                    587 đoàn sinh.

-         Thiếu Nam:                     2475 đoàn sinh.

-         Thiếu Nữ:                        2928 đoàn sinh.

-         Oanh vũ nam:                  1878  đoàn sinh.

-         Oanh Vũ Nữ                    đoàn sinh.

NĂM 1962                        

Đại hội huynh trưởng được triệu tập dịp tết Nguyên Đán đại hội khai diễn trong một biến chuyển quan trọng của Tỉnh hội. Thầy Chánh hội trưởng được lệnh của tổng trị sự điều động vào Khánh Hoà tỉnh trị sự thiếu người xữ lý công việc. Một điều không may nữa là anh trưởng ban vì lo sửa soạn lên đường đi quân dịch, nên không ra dự lễ khai mạc đại hội.

Trước tình hình đó, đại hội vẩn tiếp diễn quên sự chứng minh của Đại Đức chủ trì Thích Lương Dật sự giáo lý của tỉnh trị sự. Một vài hoang mang giao động, xao xuyến tâm tư các ban viên ban hướng dẩn, nhất là việc  chức vụ trưởng ban HD.

Hội nghị riêng, hội nghị chung, sắp đến…. Một vài ý kiến xin tỉnh trị sự mời một thành phần ở ngoài vào giữ chức vụ trưởng ban…Nhưng tỉnh trị sự cũng đứng giữa nga ba, hiện không ai đứng ra xử lý công việc,và đây là lời thầy nhắc nhủ khi tiển biệt trại sinh.

Dẫu thế nào anh em cũng phải giữ lấy phong trào ở trong tay mình. Tổ chức chúng ta càng mạnh mẽ thì con người lãnh đạo phải là những con người thoát thai từ tổ chức ấy. Nếu việc đạo, việc gia đình đòi hỏi đến sự hy sinh thì phải có người đứng ra gánh vác, chính những lúc khó khăn này đòi hỏi đến sự hy sinh của anh chị em…Đừng phó thác cho người khác…

Lời nói của thầy đã thực hiện.

Giữa những khó khăn hoàn cảnh đại hội đã tự chủ toạ lấy cuộc họp và đã cử một ban hướng dẫn với những huynh trưởng sau đây:

- Trưởng ban:               Nguyễn Khắc Uỷ.        

- Phó trưởng ban:          Tư Đồ Minh.

- Phó trưởng ban:          Trần Quang Toản.

- Phó trưởng ban:          Trần Thị Kim Trâm.

- Chánh thư ký:             Nguyễn Đỉnh Thịnh.

- Phó thư ký:                 Trương Đăng Trung.

- Thủ quỷ:                    Phan Thị Bích Nhuận.

- BV nam Phật Tử:        Nguyễn Bái.

- BV nữ Phật Tử:          Trần Thị Kim Trâm.

- BV thiếu nữ:               Hồ Thị Thêm.

- BV thiếu niên:             Hồ Sĩ Quang.

- BV Oanh Vũ nam:      Hoàng Cảnh Đã.

- BV Oanh Vũ nữ:         Trần Thị Hương Đoá.

- BV văn nghệ:              Nguyễn văn Lam.

- BV hoạt động TN:      Nguyễn Văn Bữu, Lê Bá Chí.

- BV tổ chức:                Tăng Thế Đinh.

- BV tu thư:                  Nguyễn Đức Cự.

- BV xã hội:                  Nguyễn Hải.

- Đặc uý Triệu Phong:   Đồ Hoằng.

- Đặc uý Hải Lăng:        Tư Đồ Minh.      

- Đặc uý Cam Lộ:         Nguyễn Công Bá.

- Đặc uý Gio Linh:        Trần Công Hoan.

- Quận Trung:               Trực Thuộc BHD.

Nhiệm kỳ này, trong thực chất đã mang nhiều ý nghĩa hy sinh.

Sự điều hành Phật sự trong năm 1962 càng biểu lộ rõ rệt hơn đặc tính hy sinh đó.

Ban hưóng dẫn mở đầu công việc bằng một chủ trương mới mẽ: Thi vượt bậc ngành Thiếu và ngành Đồng.

Các trại thi được mở cho ngành Thiếu tại các địa điểm: Mỹ Chánh, Hội Yên, Trà Trì, Hà Xá, Bích Đông, Bồ Bản, Cam Vũ, Lâm Xuân, Lan Đình. Trại có trên 2.000 trại sinh.

Sự tổ chức các trại thi cũng phản ánh rỏ rệt quan niệm giáo dục và phương pháp áp dụng trong gia đình phật tử.

Một ban quản trại gồm những huynh trưởng có năng lực trong vùng đứng ra điều khiển để sát nhận đoàn sinh về phương diện tác phong, tinh thần kỷ luật, ý thức phục vụ .v .v…

Cạnh ban quản trại lại có một ban giám khảo do ban hướng dẫn biệt phái chịu tránh nhiệm khảo sát về năng lực chuyên môn (khảo sát bằng hai phương diện lý thuyết và thực hành).

Về ngành đồng, cuộc thi tổ chức tại các gia đình được thừa nhận chính thức do các gia trưởng GĐ dó chủ toạ hội đồng khảo thí.

Thí sinh thuộc 2 ngành gồm tất cả 3500 đoàn sinh trong số này đã được trúng cách:

-         Sơ Thiện:

-         Hướng Thiện:

-         TungBay:

-         Chân Cứng:

-         Cánh Mềm:

-         Mổ Mắt:

Lể cấp phát chứng chỉ và trao cấp hiệu được tổ chức đúng vào ngày 5-4 tức là vào dịp Đãn Sanh 2506.

Để gây thêm một ý niệm mạnh mẽ cho việc tu học trong đoàn sinh và huynh trưởng, một bức thư của anh trưởng ban được gửi đến cho trại sinh nhân dịp lể phát nguyện thọ cấp:

“ Quý anh chị huynh trưởng!

             Tư tưởng đại thừa nêu lên rỏ rệt tinh thần nhập thế tích cực của đại thừa Phật Giáo tinh thần nhập thế đó biểu hiện qua chương trình tu học của GĐPT.

Nhập thế không chỉ là đặt định mối tương quan giữa con người và xã hội mà nhập thế còn có nghĩa là tuỳ thuận trào lưu tiến hoá của xã hội và giải quyết những phương thế hành động cho con người mai hậu. Đó là ý nghĩa của sự đào luyện con người theo chủ trương giáo huấn của GĐPT một điểm trọng yếu cần đề cập trước tiên khi  trình bày chương trình tu học của GĐPT, vì chương trình này một mặt nhằm rèn luyện cho con người có đủ bản lãnh để hoạt động, trong những điều kiện xã hội hiện đại, mặt khác nhằm hoàn thành đạo hạnh giải thoát cho con người và cái xã hội trong có con người sống.

             Các môn học trong chương trình đều quy hướng vào hai mục đích đó, chẵng những làm nảy nở các phương diện trí thức, hoạt động mà còn chú trọng phát triển đời sống tâm linh (tình cảm) nói chung các phương diện thể hiện nhân tính nữa.

Đoạn khác anh trưởng ban cũng đề cập đến tránh nhiệm giáo huấn của huynh trưởng:

“ Mọi sự rèn luyện con người đều đòi hỏi những sự cố trường cữu, miên viễn, và con người là một yếu tố tinh thần chịu sự chi phối của hoàn cảnh nhất là đối với tuổi trẻ. Chúng tôi thầm tin rằng quý bác gia trưởng và các anh chị huynh trưởng sẽ luôn luôn trung thành với lý tưởng GĐPT  nhận thức rỏ rệt hoàn cảnh thực tại xã hội và sứ mạng đào luyện thanh thiếu nhi theo tinh thần Phật Giáo mà xã hội đã giao phó…

Đối với đoàn sinh, anh cũng không quên nhắc nhở:

Cấp hiệu này là biểu tượng cho đạo hạnh giải thoát: Nhành bồ đề với những chồi non tượng trưng cho tinh thần và đạo quả giác ngộ chi oanh vũ tung cánh trên nền trời ửng hồng mang ý nghĩa của sự trưởng thành của tuổi thơ trên đường đời.

Ý nghĩa trên đã tự nói là cái vinh dự với những ai biết tôn trọng đời sống tinh thần trong những đặc trưng cao cả đó.

Đừng xen vào quan niệm thế gian, thế tục hoá tinh thần cấp bậc. Hãy nhận định theo tinh thần Phật giáo: Mang một biểu hiện tượng trưng cho Đạo giác ngộ tức là mang một trách nhiệm, một sứ mạng đối với bản thân và xã hội bên ngoài…

Không có gì mĩa mai bằng mang một biểu hiện tượng trưng trình độ giác ngộ mà không sống đúng với ý nghĩa đặc trưng trong cấp hiệu đó. Không sống đúng theo tinh thần Đạo hạnh trong cấp bậc tức là phản bội lại các cấp bậc, là tự phản bội mình và phản bội tinh thần phật giáo…

Những lời lẽ trên đây gây thêm một ý thức mới và một tinh thần mới trong tinh thần sinh hoạt và tu học của đoàn sinh GĐPT.

Sau đợt công tác này, Ban hướng dẫn lại bắt tay vào công việc huấn luyện. Tình hình phong trào trong lúc thúc đẩy công tác huấn luyện phải đặc biệt chú trọng.

Hơn ½ tĩ số HT phải đi tòng quân nhập ngũ. Nhu cầu tình hình đòi hỏi phải bổ sung kịp thời, do đó mà 3 trại huấn luyện huynh trưởng tập sự được mở liên tiếp trong thời gian một tháng hè còn lại.

-         Trại huấn luyện Gio Linh: 70 trại sinh.

-         Trại huấn luyện Bồ Bản: 134 trại sinh.

-         Trại huấn luyện Cấp I tại Hà Xá: 37 trại sinh.

Các trại huấn luyện này đều theo quy chế tự túc, từ ban quản trại, ban giảng huấn, tất cả đều phải sống và hoạt động trong đời sống trại tinh thần “Thân giáo” phải đặc biệt thể hiện trong nếp sống của Ban trại trưởng. Chính vì thế mà kỷ luật của HT đặc biệt về trách nhiệm được đề cao. trại sinh vi phạm kỷ luật, dẫu phạm nhẹ cũng bị nhận xét trong tinh thần tách nhiệm của HT. Vì vậy mà ban quản trại đã tỏ ra nghiêm khắc với chính mình và không khoan dung đối với trại sinh ra khỏi trại, trong giọng nói chứa đầy nước mắt của anh trưởng Ban hướng dẫn.

(Kỷ niệm sâu đậm mà người viết sử không thể quên)

Nhờ áp dụng cứng rắn tinh thần kỷ luật, nhờ quy chế sinh hoạt của các trại huấn luyện sau này mà tinh thần và trách nhiệm của huynh trưởng đối với phong trào được rắn chắc thêm.

Sau vụ hè, qua đợt công tác huấn luyện, tiếp theo đó Ban hướng dẫn chủ trương phát động công tác xây dựng trường tiểu học Bồ Đề- Diên Sanh.

Trường tiểu học này, ban đầu do GĐPT quậnNamxây dựng vào năm 1957, nhờ một đợt trình diễn văn nghệ xây dựng trường. Trường này đã có 5 lớp, 50 bộ bàn kỹ và ngôi trường làm bằng tranh, phên đất. Qua một thời gian, vì sự cạnh tranh trên phương diện giáo dục, trường càng ngày càng suy sụp đòi hỏi sự chấn hưng lại toàn diện, từ sự cải tổ Ban giáo viên cho tới hình thức trường. Công tác này GĐPT quận Nam không thể thực hiện riêng lẽ mà Ban trị sự Chi hội cũng bất lực mặc dầu GĐPT quận Nam đã chuyển quyền hạn quản trị của mình, khế ước bất động sản (Hai sào đất) cho chi hội Hải Lăng. Do đó mà ban trị sự đã chuyễn giao trường lại cho Ban hướng dẫn để có thể động viên lực lượng GĐPT toàn tỉnh vào công việc phục hồi lại trường nói trên, lễ tiếp nhận cử hành vào tháng 12- 1961.

Kế hoạch xây dựng được đại hội huynh trưởng toàn tỉnh chấp thuận.

1.Mỗi đoàn sinh góp một viên PLOTS (trên danh nghĩa).

2.Động viên thêm tài lực và nhân lực của huynh trưởng và đoàn sinh theo tinh thần tự nguyện.

Mặc dầu được đại hội chấp thuận, tuy nhiên vẫn khó khăn vì hoàn cảnh nghèo nàn, hơn nữa công cuộc kiến thiết phải triệt để khai thác năng lực của ácc em trên mọi phương diện. Trước tình trạng đó, Ban hướng dẫn chỉ biết áp dụng mọi biện pháp tinh thần.

“Kêu gọi tham gia ngày Bồ Đề” làm công của phật sự kiến thiết trường. Phong trào được phát động rầm rộ để gây phấn khởi cho đoàn sinh, một tinh thần mới được truyền ra….

Ngày đầu tiên là ngày công tác của ban viên Ban hướng dẫn phối hợp với anh chị em vùng Mỹ Chánh thực hiện kế hoạch. Lấy sạn cát từ Thác Ma (Thượng Nguồn con sông Mỹ Chánh) đưa về. Đợt công tác này khá hào hứng. Một chuyến xe quân sự của đoàn huynh trưởng 50 người chạy vùn vụt để tiếng ca hát lại đằng sau.

Khởi hành phối hợp với gần 50 huynh trưởng vùng Mỹ Chánh, khởi hành lúc 2 giờ sáng sau đêm vui lữa tại trong ngày kỹ niệm chu niên GĐPT Lương Điền. 12 chiếc đò lầm lũi trong đêm, ngổn ngang bởi những tay lái chưa thiện nghệ, nói lên sức sống của huynh trưởng nam nữ. Rồi những cuộc đẩy rượt đò qua thác, những lúc lặn lội trên bãi sỏi, lặn hụp dưới dòng nước, phơi mình trong nắng, nhịn đói đến xế chiều (mặc dầu buổi sáng không một bát điểm tâm) hy sinh công quả nhiều nhưng thực thu không được bao nhiêu, độ 5m3 sạn và 4m3 cát được chuyển về bến Lương Điền.

Dẫu kết quả ít ỏi do sự  không chuẩn bị đầy đủ phương tiện, do ít tập quen với đời sống lao động, nhưng đợt công tác đầu tiên quả thật đã gây một sinh khí mới.

Tiếp theo đó là đợt công tác của huynh trưởng vùng Trường Sanh. Chuyến đi này ít tốn kém mà thu được nhiều kết quả là nhờ sự rút kinh nghiệm chuyến đi trước gần 10m3 cát sạn được khuân về đổ tại bến Trường Phước những ngày mưa gió tới công tác đành bỏ dỡ.

Trong cái nhiệm kỳ mệnh danh là hy sinh này có những công tác đặc biệt chủ trương phát hành học san cho huynh trưởng học theo phương pháp hàm thụ. Về chủ trương này, kế hoạch đã cụ thể, nội dung học san đã ổn định, Ban biên tập đã thành lập nhưng sự phát hành còn phải đợi giải quyết từng khía cạnh, từng phương tiện.

Nắm vững số huynh trưởng nhận mua học san. Vì muốn tiết kiệm chung quỹ, nên Ban hướng dẫn quyết định  mua một máy quay RONEO bằng cách nhận làm thư ký cho Ban từ thiện Tỉnh Hội lấy tiền thù lao để mua máy và sự hy sinh phải áp dụng. Lần trước một số ban viên Ban hướng dẫn nhân làm việc thường trực tại văn phòng và đem lại kết quả: trong 4 tháng nhận được 4.000đ cho ngân sách HT và đã tạm mua máy quay RONEO để điều hành công việc phật sự.

Cũng trong nhiệm kỳ này, còn nhiều phật sự dang dỡ nhưng năm khác lại đến.

NĂM 1963

Đại hội được triệu tập vào dịp Tết Nguyên Đán năm Quý Mão trong những nét đặc biệt về tình hình:

Năm nay các anh chị huynh trưởng về dự án đại hội trong một giai đoạn đặc biệt cuả tình hình GĐPT tỉnh nhà.

Phong trào chung hình như đang lắng xuống vì chúng ta phải hao đi quá nhiều huynh trưởng. Hàng ngàn các em bơ vơ vì thiếu người điều khiển. Tình trạng đó làm cho chúng ta lo lắng ngaỳ mai thời cuộc sẽ đi về đâu? Và GĐPT chúng ta rồi sẽ ra sao?. Đó chính là mối băn khoăn lo lắng nhất của chúng ta.

Số huynh trưởng đã thoát ly lại càng thoát ly nhiều hơn. Các em đã bơ vơ lại càng bơ vơ nhiều hơn. Nhưng làm sao ngăn cản được thời thế. Dĩ nhiên là huynh trưởng của chúng ta không xuôi tay trước hoàn cảnh. Dòng máu dũng mãnh tinh tấn còn đượm nhuần trong huyết quản và chính là lúc chúng ta phải nổ lực hoạt động.

Quý anh chị huynh trưởng!

Trước tình hình của phong trào, chúng ta phải giải quyết những yếu tố căn bản:

-            Thúc đẩy việc đào luyện huynh trưởng.

-            Thoả mãn nhu cầu tu học của đoàn sinh.

Năm vừa qua chúng ta đã tạo được một đà tiến trên phương diện tu học nhưng chưa đủ phải tạo một đà tiến liên tục không ngừng nghỉ ở một trình độ giai tàng nào. Sự tiếp phát vốn theo một quy tắc “Ba vận” làn sóng trước đã làm đà khởi lên cho làn sóng sau, làn sóng sau nương theo làn sóng trước. Bởi lẽ đó mà chúng ta phải lo thoả mãn nhu cầu càng ngày càng tăng tiến, càng cao xa hơn của đoàn sinh và cũng bởi vậy mà vấn đề đào luyện trở thành một vấn đề khẩn thiết, không những đòi hỏi sự cố gắng riêng về cấp HD mà còn yêu sách tới sự cố gắng chung của huynh trưởng, những nổ lực phát khởi từ trong ý niệm chính xác về vai trò và sứ mạng của mình…

Có thể nói được rằng, những câu trích  trên đây phản ánh đầy đủ ý chí xây dựng của đại hội, là sự thể hiện của ý niệm. Không những đòi hỏi riêng về cố gắng của Ban hướng dẫn mà là sự cố gắng chung của toàn thể huynh trưởng.

Áp lực chính trị càng ngày càng nặng nề, nhu cầu phong trào càng lâu càng đòi hỏi nhiều yêu sách, nhiều nổ lực và hy sinh. Ai sẽ là người đứng ra cáng đáng phong trào? phải có những con người gánh chịu lấy những hy sinh toàn diện, triệt để mới có thể ứng phó với nhu cầu rộng lớn của tình thế.

Thiết thực mà nhìn nhận rằng, thành phần Ban hướng dẫn năm nay gồm những phần tử tích cực, chịu đựng hy sinh, sẵn sàng nhận lấy mọi trách nhiệm để đáp ứng thoả mãn những đòi hỏi nêu trên.

Ai quên được cảm xúc hồn nhiên khi chủ toạ tuyên bố đắc cử chức vụ trưởng ban hướng dẫn: anh Nguyễn Khăc Uỷ.

Ai quên được những lời nói chân thành ngọt ngào trong nước mắt: “Đời tôi, tôi đã nguyện lấy lý tưởng GDDPT làm nghĩa sống độc nhất thì tôi sẽ không từ chối một sự hy sinh nào. Nếu phụng sự cho lý tưởng Đạo pháp, cho lý tưởng GĐPT mà không phải chịu mọi sự hy sinh thì phụng sự đó trở thành vô nghĩa”.

Những dòng nước mắt khắc khổ báo trước cho nững khó khăn của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử phật giáo ViệtNam. Chính những sự cảm xúc hồn nhiên trong thực tế hoàn cảnh đã tác động một ý chí phụng sự tích cực, một sự nhất trí đoàn kết trong thành phần Ban hướng dẫn tuy có nhiều phần tử mới mẽ nhưng thực đã cảm thông ý nghĩa hy sinh để phụng sự cho chánh pháp.

Thành phần Ban hướng dẫn năm nay gồm có:

-         Trưởng ban:                                                   Nguyễn Khắc Uy

-         Phó trưởng ban:                                          Trần Quang Toản

-         Phó trưởng ban:                                         Tư Đồ Minh

-         Phó trưởng ban ngành nữ:                          Trần Thị Kim Trâm

-         Nam phật tử:                                              Nguyễn Bái

-         Nữ phật tử:                                                Hồ Thị Thêm

-         Nam viên thiếu niên:                                   Đỗ Hoàng

-         Ban viên thiếu nữ:                                      Đỗ Thị Kim Hoằng

-         Ban viên canh vũ Nam:                               Hoàng Ngọc Ngữ

-         Ban viên canh vũ nữ:                                  Cao Thị Ngọc Thuý

-         Chánh thư ký:                                            Trương Đăng Trung

-         Phó thư ký:                                                Nguyễn Đình Thịnh

-         Thũ quỹ:                                                   Phan Thị Bích Nhuận

-         Văn nghệ:                                                  Hoàng Cảnh Đã

-         Tu thư:                                                      Lê Bá Chí

-         Tổ chức:                                                   Tăng Thế Đinh

-         Hoạt động TN và XH:                                Nguyễn Hải

-         Đặc uỷ Triệu Phong:                                  Lê Thiện Hữu

-         Đặc uỷ Hải Lăng:                                       Nguyễn Luyện

-         Đặc uỷ Gio Linh:                                       Lê Hữu Giáo

-         Đặc uỷ Cam Lộ:                                        Nguyễ Công Bá

Chủ trương tổng quát trong dự án hoạt động của ban hướng dẫn đặt ra những công tác vĩ đại:

-       Tổ chức trại họp bạn huynh trưởng và đoàn sinh. Ngành Thiếu toàn tỉnh trong dịp đại lễ Đãn Sanh 2507 ( một dự án chi tiết về trại họp bạn được đại hội thông qua và chấp thuận).

-       Một chương trình huấn luyện Huynh trưởng tập sự, cấp I và cấp II để đào tạo Huynh trưởng.

-       Một dự án biên soạn chương trình và tài liệu tu học các cấp, các ngành để thống nhất tinh thần và kế họch giáo dục GĐPT trong tỉnh

Dự án hoạt động trên đây, chú trọng đặc biệt về huấn luyện và tu dưỡng nhằm phát triển phong trào trên chiều sâu hơn là chiều rộng. Và sau đây là những công tác đã thực hiện:

               I. TRẠI HỌP BẠN TẤT - ĐẠT – ĐA 2507

 Nói về trại họp bạn này, một trại họp bạn lịch sữ, thiết tưởng cần phải nói đến kế hoạch, sự chuẩn bị và công tác thực hiện.

             1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC, CHỈNH ĐỐN HÀNG NGŨ.

Trại họp bàn này, về phương diện tinh thần, ban Hướng dẫn muốn tạo nên 1 nề nếp mói, một tác phong nghiêm chỉnh, để tạo đà sinh hoạt mới mẽ cho GĐPT toàn tỉnh. Vì thế mọi cơ cấu về tổ chức và quản trị đều được chấn chỉnh lại:

Tổ hợp thành đơn vị Đoàn, số lượng phaỉo từ 3 đội hoặc chúng trở lên.

Thành phần ban Huynh trưởng Đoàn phải đề bạt những Huynh trưởng có nănglực điều khiển.

Chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động: kỹ thuật, truyền tin, cứu thương, hành chính, liên lạc…v.v..

Hệ thống hoá các cấp điều khiển, điều vận theo phương pháp khoa học.

2. KẾ HOẠCH KIẾN TRÚC TRẠI:

- Kiến trúc trại có tính cách chuyên môn, nhưng ứng dụng thiết thực, không mang các giá trị biễu diễn để nói lên tính cách thực tiễn trong chủ trương giáo dục của GĐPT. Chương trình kỹ thuật được trù định:

- Bắc 3 cầu vượt qua sông Thạch hãn ( từ Hộ qua bãi Nhan Biều)

- Lập một phòng triễn lãm.

- Kiến trúc toàn diện khu trại ( cổng, kỳ đài, đại lộ.v.v…)

3. KẾ HOẠCH PHÁT HUY SỨC SỐNG TRẠI:

- Phát hành nội san thông tin trại.

- Phát hành văn tập ưu đàm.

- Trò chơi lớn phản ánh tinh thần trại.

SỰ CHUẨN BỊ

+ Để thực hiện kế hoạch chỉnh đốn hàng ngũ, nhiều cuộc đi trại thực tập trước được tổ chức khắp nơi, nam nữ riêng biệt, để duyệt lại cơ cấu tổ chức và hệ thống điều khiển.

+ Mua tre và dương liễu tại gốc sản xuất để đỡ tốn kém, phân công sẽ sử dụng lực lượng HT trung bình mỗi Huynh trưởng góp 2 ngày công.

+ Thành lập Ban biên tập nội san thông tin trại.

+ Chuẩn bị trò chơi lớn với nội dung được phác hoạ như sau:

Toàn trại chia ra làm 2 phái đối lập, phái Nam đại diện cho xu hướng nhập thế, đặt dưới sự điều khiển của Vua Tịnh Phạn và phái nữ đại diện cho xu hướng xuất thế đặt dưới sự lãnh đạo tinh thần của Thái tử Tất Đạt Đa.

 Công cuộc chiến đấu xãy ra trong thời kỳ mà Vua Tịnh Phạn đặc phái các sứ giã đi chinh phục, Thái Tử Tất -Đạt- Đa trở về. Trò chơi này được xếp đặt trong phạm vi 5 km vuông.

Các liên đoàn được nhận một bản đồ quy định các lối được đi các bản mật mã, giải thích các trường hợp chiến đấu, đối phó với kẻ địch bố trí đầy rẩy các lối đi. Ngoài việc dùng kỷ thuật hoạ đồ  để theo đúng đường đi dùng trí thông minh để hiểu các bản mật mã, trại sinh còn phải biết quan sát tìm tòi và dùng kế hoạch mưu chước để chiến thắng kẻ Nghịch.

Theo kế hoạch các liên đoàn được học tập sử dụng cho máy truỳen tin vô tín tuyến, loại sóng ngắn để thông báo cho nhau tin tức và chịu sự điều khiển của một bộ Tổng tham mưu của 2 phái.

PHẦN THƯC HIỆN

Kiểm điểm kết quả, về phương diện điều khiển, một vài khuyết điểm về các kế hoạch: Tiếp nhận nhập trại, kiểm nhận năng lực sinh hoạt, tinh thần và phương pháp quản trị điều hành, tuy nhiên về đại cương, trại thu nhiều kết quả, đặc biệt kể đến tinh thần sinh hoạt tự trị của ngành nữ, tinh thần tôn trọng kỹ luật trại.

Về phương diện tinh thần, tuy nội san thông tin và trò chơi lớn không thực hiện được ( vì thiếu phương tiện ẩn thoát) nhưng văn tập ưu đàm và nhất là lễ truy niệm các Phật tử  tử đạo ( mà chúng tôi sẽ trình bày ở các đoạn sau) đã gây được những phấn khích mới.

Về mặt kỹ luật, trại đã kiến thiết được 3 cầu, 1 công trình kiến trúc chuyên môn, có tác dụng thực tế, một tác phẩm  nổi  danh về kỹ thuật vĩ đại 200m một kỳ đài cao 36m kiến trúc theo kiểu  tours d’ effel (Paris) một phòng triển lãm , 1 khán đài cao rộng chứa hàng trăm người, một pho tượng Quan Âm cao 2 mét đặt giữa lòng sông, nhiều cổng trại chuyên môn, các đại lộ tua tủa cột dẫn điện để cung cấp ánh sáng cho toàn khu trại.

Những kiến trúc này đã thu hút hàng vạn khán giả tấp nập đến viếng thăm khu trại thường xuyên trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 Quý Mão năm 1963.

Tóm lại, trại họp bạn đã tập hợp trên 4.000 trại sinh thiếu niên thiếu nữ trong toàn tỉnh, tổ chức chu đáo, điều khiển khoa hoc, kỹ thuật tinh tế, và kỹ luật vững chắc. Tổn phic s trại này lên tới 104.000 .

Trại khai mạc có đông đủ quan khách các giới quân dân chính, có cả các quan khách ngoại quốc, phái đoàn cố vấn quân sự và văn hoá Mỹ đến tham dự.

Một trại họp bạn lịch sữ của GĐPT Quảng Trị, khai điển trong những biến cố đặc biệt của lịch sử Phật Giáo Việt nam, Trong không khí ngột ngạt của óc kỳ thị tôn giáo.

             GHI CHÚ: Chúng tôi mới chỉ đề cập đến lịch sữ GĐPT Quảng Trị từ lúc phát khởi phong trào cho đến pháp nạn 1963 ở tập này.

Những hoạt động của GĐPT Quảng Trị từ năm 1963 – 1964 trở về sau này sẽ được ghi chép thành 2 tập.

Người biên soạn                      

CHƯƠNG III

CUỘC ĐẤU TRANH CHO 5 NGUYỆN VỌNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỒ QUẢNG TRỊ VÀ SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN VIÊN GĐPT TẠI QUẢNG TRỊ.

Chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm đã được các cán bộ tay sai thực hiện đủ mọi hình thức và đủ mọi mánh khoé khắp các địa phương trong toàn quốc.

Đâu đâu Phật giáo đồ nói chung , đoàn viên GĐPT nói riêng cũng đều bị cảnh đàn áp, bắt bớ, đánh đập, tù tội, lưu đày…

Tuy nhiên tất cả mọi thủ đoạn đều có vẽ ngấm ngầm được che dấu dưới nhiều âm mưu, và cho đến ngày Phật Đản 2507, chính quyền Ngô Đình Diệm mới công khai tiêu diệt Phật giáo qua công điện triệt hạ giáo kỳ.

Chính đó là động cơ cuối cùng đã thúc bách Phật giáo đứng lên đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng để bảo vệ những quyền tự do căn bản của dân tộc.

Trong những phong trào đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng ấy, Phật giáo đồ Quảng trị cũng như đoàn viên GĐPT đã đóng góp 1 phần xương máu không ít để bảo vệ lá cờ thiêng liêng quốc tế.

Chúng tôi có thể nói  lên được rằng nhờ sự đồng tâm nhất trí của đoàn thể Phật giáo đồ cũng như sự tham gia tích cực của đoàn viên GĐPT tỉnh nhà trong công cuộc đòi hỏi nguyện vọng ấy mà phật giáo Quảng trị đã có những hoạt động đáng kể trong phong trào chung toàn quốc.

Đi  sâu vào tính chất lãnh đạo và đièu khiển của phong trào đấu tranh của Phật giáo tỉnh nhà, vai trò của GĐPT đã thể hiện bản sắc thanh niên tỉnh nhà. Chính vì vậy mà mở đầu cho công cuộc đâú tranh của phật giáo đồ Quảng Trị, chúng tôi phải kể đến tinh thần trại họp bạn Tất-Đạt- Đa 2507 của GĐPT Quảng Trị.

TINH THẦN ĐẤU TRANH ƯƠM MẦM

Sáng ngày 14 tháng 4 Quý Mão, khu trại Tất Đạt Đa đã rộn rịp đoàn sinh cờ Phật giáo to tướng lá cờ 6m x 4m ngạo nghễ trên kỳ đài cao chót vót 36m.

Trong lúc đó trại chùa Tỉnh hội đã xôn xao vì công điện cấm treo cờ Phật giáo. Công điện này bản chính của toà Tỉnh trưởng được chuyển qua cho đạo hữu trưởng ban hướng dẫn đọc. Tuy nhiên công điện này chưa được áp dụng, ngoại trừ các cơ sở chính quyền tại Quảng Trị. Cờ Phật giáo tại chùa và các tư gia vẫn để nguyên chưa triệt hạ. Chính quyền sợ những phản ứng của dân chúng, nhất là khi gần 6000 trại sinh đang cắm trại tại bên kia thị xã.

Ông Nguyễn Quốc Quỳnh tỉnh trưởng Quảng Trị đã áp dụng một chính sách mềm dẻo và cực kỳ không ngoan: Ông này bỏ đi nghĩ mát tại Mỹ Thuỷ và trao quyền giải quyết cho 2 ông phó tỉnh trưởng người phật tử, để 2 ông này thương lượng với ban trị sự tỉnh hội. Sự tránh mặt cốt để dò xét thái độ và phản ứng của Ban trị sự tỉnh hội và các Phật tử trong tỉnh.

Mãi đến sáng hôm sau ( 15 tháng 4 ) ông mới có 1 quyết định: ông chỉ yêu cầu hạ cờ Phật tử tại kỳ đài khu trại họp bạn xuống và thay thế vào cờ quốc gia, còn việc treo cờ tại chùa Tỉnh hội và các tư gia ở thị xã, ông không đã động đến. Ở thôn quê công điện cấm treo cờ Phật giáo vẫn được đánh về các chính quyền địa phương và bắt buộc thi hành triệt để, vì vậy một số các khuông hội không giám thượng giáo kỳ tại trụ sở chính.

Trước quyết định đó, tỉnh hội phải phái đoàn đạo hữu Phan Văn Thố qua gặp đồng chí trưởng ban để truyền đạt ý kiến của tỉnh hội: “ Nếu cờ Phật giáo không được thay thế bằng cờ quốc gia thì ban trị sự tỉnh hội sẽ không tham dự lễ khai mạc”.

Một trại họp ý chớp nhoáng với anh trại trưởng và sau đó ban trại trưởng quyết định hạ cờ.

Giây hồi hộp chớ đợi, vì mải đến phút chót của lể khai mạc, cờ phật giáo mới được hạ xuống, và quốc kỳ mới được thượng lên.

Lá cờ quốc gia cởi 1m20 x 2m 00 không cân đối vời kỳ dài gây một cảm giác kho chịu. Một lần nửa ông tỉnh trưởng yêu cầu thay thế bằng một lá cờ khác lớn hơn những đạo hửu trưởng ban xác nhận là lá cờ cở to nhất mượn tại ty công nhánh Quảng Trị.

Với những phản ứng ngấm ngầm, lể khai mạc trại khai diển trong không khí khó thở.

“ ….Gần đây Ngô Tổng Thống chủ trương một nền giáo dục đấu tranh, và trong GĐPt, tinh thần đấu tranh đã là một sự thật hiện hoàn toàn.

Con người luôn luôn phải đặt trong một tình trạng đấu tranh thường trực:

Đấu tranh bản thân giữa 2 nẻo thiện ác, và đặc biệt trong thời đại chúng ta, tất các giá trị đều bị đảo lộn trên can bản, và những tiêu chuẩn về tuyệt đối chưa được xác định.

Đấu tranh giữa con người và hoàn cảnh ngoại giới, đem sức lực bé bổng của minh để chiến thắng thiên nhiên, đoạt quyền tạo hoá.

Quan niệm đấu tranh mà biểu tượng duy nhất là cuộc đấu tranh của Phật Thích Ca Mâu Ni khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề và thật hiện qua cuộc đời hành đạo của ngài.

Chính trong quan niệm của TINH THẦN GIÁO DỤC ĐẤU TRANH mà trại họp bạn này được tổ chức:

“ Các trại sinh phải đương đầu với nắng cháy mưa sa, với núi sông gò bãi, phải tự chiến thắng mình để chiến thắng thiên nhiên, phải tự khắc phục mình để sống theo nguyên tắc lục hoà, một nguyên tắc xã hội biểu hiện tinh thần Phật Giáo trên phương diện áp dụng.

Nêu trên lý thuyết, Phật Giáo với Giáo Lý Từ, Bi, Hỷ, Xã, khởi điểm từ nhận thức Vô Ngã để kiến tạo một đời sống hoà hợp, chỉ trong phạm vi thực tiển xã hội, nguyên tắc lục hoà mà chúng tôi nêu lên là thể hiện của tinh thần thực tiển Phật Giáo.

Trại họp ban này, ngoài tính cách cúng dường ngày trọng đại của Phật đồ còn là sự biểu dương của ý chí thực hiện từ phạm vi lý thuyết sang cương lỉnh thực hành của giáo pháp lục hoà trong thực hiện hoàn cảnh xã hội chúng ta ngày nay.

Đó chính là mục đích tinh thần của trại họp bạn Tất Đạt Đa mà chúng tôi hân hạnh được giới thiệu cùng toàn thể quý vị hôm nay…”

                                                                              ( Trích diển văn khai mạc)

Đặt lại tinh thần và ý niệm đấu tranh, thật ra ban hướng dẫn chỉ đặt lên tiếng nói cần thiết trong một hoàn cảnh bắt buộc mà thôi.

Chiều nay rằm, lúc 3 giờ chiều, thượng toạ Thiện Minh và phái đoàn ban hướng dẫn trung phần cùng đoàn sinh viên Phật Tử Huế ra thăm trại họp bạn.

Trước khi phái đoàn ra đến Quảng Trị, hình như ông tỉnh trưởng sợ những phản ứng mà phái đoàn Huế có thể nhân cơ hội để kích thích tinh thần đấu tranh của Phật Tử, nên nêu yêu cầu ban trại trưởng thượng thêm đạo kỳ phía dưới quốc kỳ.

Và lúc thượng toạ Thiện Minh đến, cờ phật giáo lại được thượng lên, lá cờ phật giáo to tướng, kiêu hãnh, phất phơ gây nên một hiện tượng không kém kỳ quặc, oái oăm là sự to nhỏ trời vực giưa hia lá quốc kỳ và đạo kỳ.

Phật tử Quảng Trị vẫn được hãnh diện khi nhìn lên kỳ đài và tự hào cho biểu tượng tôn giáo của mình.

Trong cuộc viếng thăm,đại biểu của Tổng hội và Ban hướng dẫn Trung phần cũng chưa đề cập đến thái độ và lập trường của phật giáo đối với vấn đề triệt hạ phật giáo kỳ.

Vào khoảng 12 giờ trưa hôm 16, một huynh trưởng quen biết ở Thừa Thiên ra báo tin về 8 phật tử ở Thừa Thiên bị bắn chết tại đài phát thanh Huế. Trước tin đó, Ban hướng dẫn phái anh Lữ Thượng Công vào thĩnh thị ý kiến của Thượng toạ Trí Quang, Hội trưởng Tổng hội PGVN tại Trung phần.

Trong khi đợi lệnh của Thượng toạ ở Huế ra, anh Trại trưởng chấp thuận ghi vào chương trình trại một lễ truy điệu cho các phật tử bị chết. Buổi lễ cử hành vào lúc 10 giờ tối ngày 16.

LỄ TRUY NIỆM

Trước khi cử hành lễ truy niệm, trại vẫn sinh hoạt bình thường. Cuộc vui xổ số vẫn hào hứng, tuy nhiên không khí trại đã rất nặng nề.

Hệ thống phòng thủ khu trại đã được tăng cường. Quanh khu trại, cứ 10 thước có một trại sinh cầm gậy đứng gác. Chỉ trừ đại lộ chính là nơi được tự do lưu thông, còn các nẽo khác đều bị cấm di chuyển. Người ta tưởng chừng như bất hạnh có một kẽ nào có âm mưu quấy rối, kẽ ấy sẽ không tài nào thoát nổi.

Bên ngoài, hàng trăm nhân viên cảnh sát chiến đấu được phép qua khu trại. Một số thiết giáp xa được huy động túc trực tại Cầu Ga Quảng Trị.

Thiên hạ hiếu kỳ sẵn sàng đổ dồn qua khu trại. Tại Thị xã dư luận được tung ra “6.000 trại sinh đang chuẩn bị biểu tình chống chính phủ. Thành phố rục rịch chuẩn bị….”

Vào khoảng 10 giờ đêm cuộc vui xổ số chấm dứt. Một sự im lặng nặng nề chờ đợi. Bổng nhiên, trên khán đài giăng lên một biểu ngữ rất lớn:

“THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM ANH LINH CÁC PHẬT TỬ ĐÃ BÕ MÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH HUẾ”.

Anh trại trưởng, trước máy ghi âm, đọc to câu khẩu hiệu và nhường lời lại cho anh Trưởng ban hướng dẫn khai mạc buổi lễ.

Anh nói: “Tôi hết sức đau đớn khi phải báo tin cho tất cả trại sinh thân mến của chúng ta rằng 8 phật tử đã bỏ mình tại đài phát thanh Huế đã bảo vệ cho đạo kỳ phật giáo. 8 phật tử thân thích ruột thịt trong hàng ngũ áo lam của chúng ta đã hy sinh. Máu chảy ruột mềm. Máu của chúng ta đã chảy cả chúng ta phải chịu đau đơn trong niềm đau thương chung.

Trong niềm yêu thương lý tưởng, hôm nay chúng ta làm lễ truy điệu và để tang cho anh em đồng đạo của chúng ta, cái tang chung của toàn thể đoàn sinh GĐPT ViệtNam…”.

Anh trình bày rất nhiều nhưng dè dặt, nhất là chưa minh xác lập trường và đối tượng đấu tranh.

Sau cáo lễ cầu siêu bằng nghi lễ đơn giản, trại sinh nhạn băng tang và được lệnh “Im lặng tuyệt đối khi trở về trại”.

Giải thích về thái độ im lặng này anh nói:

“Im lặng không phải là bỏ qua mọi vấn đề, im lặng là một phương thức rèn luyện ý chí, là đưa những cảm niệm uất hận lắng sâu vào tận đáy tâm can để gợi lên những cảnh tượng của đầu rơi máu chảy, thịt nát xương tan, những hình ảnh đau đớn của đồng bạn chúng ta để cảm thông những xót xa mà anh em chúng ta phải chịu…”

Không khí trại trở nên ghê sợ, vì trong sự im lặng đã chất chứa một sự gì bí mật chưa phát hiện. Hnàg van đến xem cũng bị lây ảnh hưởng tinh thần của trại sinh. Họ im lặng giải tán.

… MỘT CUỘC TIẾP XÚC

Khi các trại sinh im lặng trở về trại, một cuộc tiếp xúc giữa ông Phó ty trưởng cảnh sát đặc biệt và anh Trưởng Ban hướng dãn được diễn ra tại bãi cát trước khu trại. Một cuộc tiếp xúc bất ngờ, bán chính thức giữa một nhân vật khét tiếng nằm giữa lực lượng cảnh sát chiến đâu với một vị năm giữu tin thần của GĐPT làm cho toàn thể trại sinh lo lắng đề phòng.

Cuộc tiếp xúc không có gì gay cấn, tuy nhiên ấn tượng của vụ đàn áp ở Huế khiến Trại phải tăng cường sự phòng vệ cho mình.

Công tác thanh soát nội bộ cũng được thực hiện chu đáo.

Nữa giừo sau khi viên Phó Ty trưởng cảnh sts ra về, giữa sự im lặng nặng nề, một hồi còi cấp cứu bổng vang lên. Toàn khu trại tự nhiên vùng dậy. Trại sinh nam, nữ đùi, gậy sẵn sàng xô nhau chạy. Cát bụi trong đêm tung lên mù mịt. Người ta tưởng chừng cuộc khởi loạn bắt đầu….

TINH THẦN ĐẤU TRANH CHO 5 NGUYỆN VỌNG

Tinh thần đấu tranh cho 5 nguyện vọng đã ươm màm Trại họp bạn Tất Đạt Đa, từ ảnh hưởng sâu xa của lễ truy điệu cử hành tại Trại họp bạn.

Đối với buổi lễ, trong phạm vi thuần tuý của một lễ cầu siêu để cầu nguyện cho anh linh kẽ quá cố, Ban hướng dẫn nghĩ không phải thông qua Ban trị sự Tỉnh hội.

Tuy vậy, trước dư luận xông xao, Ban trị sự cũng nhận thấy có một sự gì khác thường. Vào khoảng 20 giờ, Đạo hữu Hội trưởng cùng đi với Đ/c Phó Hội trưởng đến trại để thăm hỏi tình hình. Vừa đến gặp mặt đạo hữu. Trưởng Ban hướng dẫn thì trên máy phóng thanh đã tuyên bố khai mạc lễ truy điệu. Đạo hữu Hội trưởng chỉ kịp căn dặn Đạo hữu trưởng ban nên dè dặt chờ đợi lệnh của Tổng Trị sự.

Nhưng dẫu sao, tinh thần đấu tranh như mặc nhiên được phát động, mà tuy không nói ra, ai cũng hiểu biêt đến đối tượng của cuộc tranh đấu này, cuộc đấu tranh bảo vệ cho giá trị thiêng liêng của Đạo kỳ phật giáo.

Ba ngày sau lễ bế mạc trại, nhưngbản tuyên ngôn chính thức công bố lập trường và phương pháp đấu tranh mới được chính thức ban hành tại Quảng Trị.

Những bản tuyên ngôn của Tổng trị sự được lẽ tẻ mang về chùa Tỉnh Hội quán, nhưng vẫn chưa có một chỉ thị chính thức nào của Tổng trị sự, ngoài bức điện tín sau đây: “PHẬT GIÁO ĐÃ VÀ ĐANG CÔNG KHAI TRANH ĐẤU CHO TỰ DO TÍN NGƯỠNG. CÁC TỈNH HỘI TUYỆT ĐỐI BÌNH TĨNH VÀ CHỜ ĐỘI CHỈ THỊ 44”

Những bản tuyên ngôn này bị cấm lưu hành. Chính quyền cho cảnh sát viên lục soát khách bộ hành tịch thu tất cả các tài liệu vận động từ Huế mang ra.

Mặt khác, để ngăn chặn mọi sự phổ biến tài liệu đấu tranh, Tỉnh toà Hành chánh Quảng Trị ra một văn thư cấm dân chúng lưu hành các tài liệu chưa được sự kiểm duyệt của Chánh Phủ. Những sự bắt bớ tra xét, khủng bố gây phản ứng mãnh liệt trong các giới Phật tử.

Tỉnh trị sự vẫn dè dặt chờ đợi và chỉ thị cho các khuôn không được tự động nếu không có chủ trương cảu Tỉnh trị sự. Chính vì văn thư này mà Ty thông tin mở một chiến dịch đã kích dữ dội về các tài liệu tự do lưu hành trong tỉnh của Tổng trị sự, coi như bất hợp pháp đối với Tỉnh hội cũng như đối với chính quyền.

Trước tình trạng đó, Ban hướng dẫn tỏ thái độ.

Một mặt, với tính cách hành chánh đương nhiên mà một văn thư của Tổng trị sự đã gửi thẳng tới các ngành liên hệ (Các Tỉnh trị sự, các gia đình phật tử và sinh viên phật tử), Ban hướng dẫn không cần phải có văn thư sao đạt của Tỉnh hội cũng có thể thừa hành, Ban hướng dẫn cho ấn tất cả các tài liệu đấu tranh: Hiệu triệu, tuyên cáo, tuyên ngôn và chỉ thị về tổ chức lễ cầu siêu trong toàn quốc vào ngaỳ 28-4 Âm lịch.

Đặc biệt trong lễ cầu siêu này, Tổng trị sự chỉ thị phổ biến tuyên ngôn về 5 nguyện vọng và coi như một việc làm có tính cách phát động tinh thần đấu tranh của Tổng trị sự.

Kèm theo các tài liệu này Ban hướng dẫn cũng có một văn thư xác nhận ý chí đấu tranh của Ban hướng dẫn, kêu gọi sự đoàn kết, đấu tranh và chỉ thị mọi chi tiết cần thiết trong việc tổ chức, nhất là đề phóng các âm mưu phá hoại phật giáo.

Lưu hành các tài liệu trên, Ban hướngdẫn có chủ ý trấn áp các luận điệu xuyên tạc mà ty thông tin đã mửo chiến dịch đã phá trước đây.

Ngày 27-4 Âm lịch giảng sư Thích Thiện Bình được Tổng Trị sự phái ra sắp xếp việc tổ chức lễ cầu siêu vào ngaỳ 28-4.

Cuộc họp bất thành vì giữa hai Ban trị sự tỉnh giáo hội tăng gia và Ban trị sự Tỉnh hội không ai chịu đứng ra đảm nhận trên cương vị pháp lý vị Trưởng ban tổ chức buổi lễ.

Thảo luận và bất đồng ý kiến về tính cách hợp pháp, bất hợp pháp …

2 ngày sau, thượng toạ Đôn Hậu mang uỷ nhiệm thư của 2 Tổng trị sự ra tổ chức buổi lễ. Trong uỷ nhiệm thư có nhấn mạnh rằng: Lễ cầu siêu là một hành động có tính cách lịch sử và là hậu thuẩn cho công cuộc đấu tranh công khai hiện tại.

Nhưng thời gian chẵng còn được nhiều để có thể tổ chức rộng rãi vì vậy Thượng toạ chỉ tổ chức tại 2 thị xã Quảng Trị và Đông Hà.

THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH QUYỀN VỀ LỄ CẦU SIÊU

Cần nhắc lại thái độ của chính quyền Quảng Trị về lễ cầu siêu này.

Toà đại biểu Chính phủ tại Trung nguyên Trung phần, trước yêu sách quyết liệt của Tổng trị sự chấp thuận trong giờ phút cuối cùng. Chính sự khó dễ của Toà Đại biểu Chính phủ tại Trung nguyên Trung phần mà tại Quảng Trị, ông Tỉnh trưởng tìm cách gây khó khăn cho buổi lễ này.

Tại thôn quê, trong một Mật điện gửi về các thôn, ông chỉ thị chỉ cho tổ chức lễ cầu siêu thuần tuý mà không cho phổ biến Tuyên ngôn, đọc diễn văn và Hiệu triệu của Tổng trị sự.

Mặt khác, ông còn lưu ý với chính quyên địa phương phải theo dõi các Ban trị sự các Khuôn hội về hoạt động đâu tranh chống chính phủ.

Tại Tỉnh lỵ, với sự lãnh đạo của Thượng toạ Đôn Hậu, chương trình được cử hành đày đủ, nhưng Toà Hành chánh cũng chứng tỏ đặc biệt lưu ý đến vấn đề tổ chức buổi lễ.

Một cuộc họp song phương được triệu tập giữa Tỉnh hội và các cơ quan an ninh của Chính phủ để quy định phạm vi tổ chức buổi lễ.

Nội dung có các điểm sau đây:

1. Địa điểm hành lễ trong khuôn viên chừa (ra ngoài chính quyền không chịu bảo vệ an ninh). Nếu có thể nới rộng bằng hình thức gạch vôi, hàng rào danh dự hoặc dây kẽm gai…

2. Thành phần tham dự: Thị xã và phụ cận. Các hội viên phải sẵn sàng trật tự đem theo quốc kỳ và giáo kỳ (nhỏ hơn) không mang theo biểu ngữ, sau cuộc lễ không được diễu hành.

3. Biểu ngữ chỉ được trưng tại các địa điểm hành lễ mà thôi.

Cuối cùng, trong biên bả có lưu ý rằng, Tỉnh hội phải đề phòng cộng sản xen lẫn vào và chịu trách nhiệm hoàn toàn những sự việc xảy ra trong khuôn viên của mình.

Cuộc họp trên đây, tuy vơi tính cách thiết lập an ninh nhưng Toà Tỉnh trương muốn lưu ý tới tình trạng bất bình thường và thật sự là một sự cảnh cáo và đe doạ đối với phật giáo. Tiếp theo là những sự gay gắt khó dễ làm hoang mang tinh thần Hội hữu.

3 ngày trước hôm cử hành lể cầu siêu (26 -4) em Lê Văn Huệ, thư ký văn phòng ban hướng dẫn mang một số tài liệu đi in, vừa đi ra khỏi chùa đã bị bắt giữ.

Đối với chính quyền thì đó là những văn kiện bất hợp pháp: Hiệu Triệu, Tuyên ngôn và 5 nguyện vọng, Tuyên cáo của 5 cấp trị sự giáo hội, thông tư và chỉ thị của ban hướng dẫn… nhưng đối với Phật giáo thì đó là những văn kiện nội bộ của 1 tổ chức đã được thừa nhận trên pháp lý lưu hành theo hệ thống .

Vì vậy mà ban trị sự, bắt buộc phải can thiệp với chính quyền.

Một cuộc đụng độ có tính cách pháp lý mà chính quyền phải xử trí:

-         Em Lê Văn Huệ đã được tha vì chỉ là 1 cán bộ thừa hành. Các tài liệu vì chưa được kiểm duyệt nên phải tạm giữ lại.

Thật ra đây chỉ là 1 việc làm khó dễ cho việc phổ biến các tài liệu đấu tranh của Tổng trị sự trong hành ngũ Phật giáo đồ mà thôi.

Trước thủ đoạn đó Ban hướng dẫn không chịu khuất phục. Những tài liệu này được đánh lên giấy sáp khác và cho tức tốc in ra với phương tiện của mình.

Vì vậy, mà chỉ nội trong ngày hôm sau, bao nhiêu tài liệu được lưu hành rộng rãi trong các khuông hội và chủ trương cử hành lễ cầu siêu đã về thấu khắp các nơi trong tỉnh.

Bởi thế mà trong lúc tại Thị xã Quảng Trị hành lễ  sáng ngày 28 thì trong lúc đó tại các khuông hội, các hội viên và GĐPT đã đồng hành lễ tại các Niệm Phật đường với biểu ngữ, Tuyên ngôn, Hiệu triệu được tuyên đọc đầy đủ, ngay cả dưới sự giám sát của chính quyền  địa phương.

THÁI ĐỘ CÁC GIỚI PHẬT TỬ

Buổi lễ cầu siêu tại thị xã Quảng Trị và Đông Hà được toàn thể hội viên hưởng ứng nhiệt liệt. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất để họ biểu lộ thái độ và lập trường của họ đối với tổng hội Phật giáo.

Buổi lễ đã gây nên 1 thái độ căm phẫn, một sự uất ức khôn tả đối với việc làm của chính phủ. Qua những Tuyên ngôn, Hiệu triệu, đến Văn tế, Điếu văn một nỗi chua xót ngậm ngùi len vào tâm hồn mọi người, những dòng nước mắt nóng hổi, những tiếng nấc nghẹn tắc ở cổ họng…

Các Huynh trưởng GĐPT trong Thị xã đã phục vụ tích cực họp buổi lễ, đặc biệt phụ trách về trật tự và an ninh trong 1 hoàn cảnh mà những sự  phá hoại đều có thêr ngăn trước được.

Và sau buổi lễ này, tinh thần đấu tranh đã lan rộng ra khắp mọi nơi, chính quyền mới bắt đầu những cuộc học tập dân chúng để đã phá tinh  thần đấu tranh của Phật giáo đồ.

Các bản tài liệu nhận định xuyên tạc của phong trào cách mạng quốc gia, của tỉnh bộ Thừa Thiên được chính quyền cho phổ biến. Những vu khống, xuyên tạc, được tung ra để đàn áp phong trào đấu tranh đang phát khởi.

Nhưng các sự kiện đã quá rõ rệt và càng phổ biến che đầy, sự việc càng hiện ra lộ liều hơn qua những thắc mắc tinh vi của Phật giáo đồ ( về công điện cấm treo cờ Phật giáo, về cái chết của các Phật tử mà họ muốn đổ trách nhiệm lại cho Việt cộng…

Vì thế mà những luận điệu của chính quyền đưa ra học tập chỉ tố cáo trên su2ự giả dối của chính phủ và càng giúp thêm điều kiện cho tinh thần đấu tranh bộc phát.

GIAI ĐOẠN II  - ĐẤU TRANH THỰC SỰ…

Cuộc tiếp kiến của phái đoàn Phật giáo do Thượng Toạ Thiện Hoa cầm đầu với tổng thống Ngô Đình Diệm không làm thoả mãn nguyện vọng của Phật giáo miền Trung, không được xác định bằng văn minh và chỉ là những hứa hẹn suông, hơn nữa lại phủ nhận trách nhiệm về sự sát hại ở Huế, một sự sát hại quá công khai nên các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung nhất quyết đòi hỏi.

Một phái đoàn do Thượng toạ Đôn Hậu và Thượng toạ Mật Nguyện vào Sài Gòn liên lạc với Tổng hội Phật giáo VN và đến tiếp kiến Ngô Tổng Thống nhưng không được Tổng thống nhìn nhận.

Nguyện vọng chính đáng của Phật tử miền Trung không được đếm xỉa. Với ý chí đấu tranh cương quyết, HT Hội chủ chỉ thị cho các cấp lãnh đạo Phật giáo tuyệt thực.

Trước tình thế đó, Phật tử Quảng Trị thấy không thể ngồi yên, nhất là Ban hướng dẫn mà ý thức phụng sự trong tinh thần Hỷ - Xã thúc dục họ hành động.

Sau 1 cuộc họp toàn ban để minh xác thái độ đấu tranh (cuộc họp có ghi vào biên bản). Ban hướng dẫn đạt đến văn phòng 5 cấp trị sự một văn thư với nội dung: “ Trước cao trào đấu tranh của Phật tử toàn quốc, chúng con, Ban hướng dẫn GĐPT Quảng trị, với tinh thần trách nhiệm của Huynh trưởng tự thấy cần phải hoạt động để góp sức trong phạm vi của mình vào công cuộc đấu tranh chung của Phật giáo đồ.

Nhưng trong trường hợp của Tỉnh hội Quảng trị chúng con tự thấy vô vị, không thể hoạt động gì Phật sự trọng đại đó vì lẽ: ban trị sự tỉnh hội mãi chờ đợi chỉ thị chính thức của tổng trị sự mà không có 1 chủ trương hay hoạt động gì để hướng dẫn và cũng cố tinh thần hội viên, không có 1 văn kiện nào liên quan đến sự tranh đấu nên hội viên coi như bị bưng bít hoàn toàn, trong lúc đó các đoàn thể ở  ngoài tung ra những tài liệu xuyên tạc, những chủ trương chống đối và 1 đôi nơi có những nhóm người đã rục rịch chuẩn bị những cuộc biểu tình chống đối Phật giáo.

Bởi vậy, chúng con thành kính đạo đạt thư này kính xin Tổng trị sự khai mở cho chúng con những điều kiện Pháp lý để hoạt động hoặc chỉ thị cho Tỉnh Trị sự những công việc phải làm, hợac chỉ thị cho ban hướng dẫn Trung phần ban hành các chủ trương theo hệ thống để ban hướng dẫn chúng con có đủ tư cách pháp lý và hoạt động hữu hiệu… ( Văn thư số 146HD/QT ngày 27/5/1963)

Đồng thời đưa vào tinh thần pháp lý hành chánh mà thông bạch số 118 đã chính thức gửi thẳng tới các ban Tỉnh trị sự, GĐPT và sinh viên, Ban Hướng dẫn đã cho ấn loạt các văn kiện đấu tranh bằng phương tiện riêng của mình:

-         Tuyên ngôn về 5 nguyện vọng.

-         Tài liệu giải thích các sự việc ở Huế.

-         Bản giải thích về 5 nguyện vọng và bản phụ đính tài liệu giải thích.

-         Thông bạch  số 118 quyết định hình thức các cuộc đấu

 Kèm theo các tài liệu này , 1 chỉ thị riêng của Ban hướng dẫn nêu lên nhiệm vụ của GĐPT, các công tác và kế hoạch đấu tranh, bảo vệ an ninh và thái độ xử trí trong những trường hợp bị ngăn chặn, đàn áp.

Sự lưu hành các tài liệu trong thời gian này cực kỳ khó khăn. Công an, mật vụ thường trực bao vây quanh chùa khám xét và tịch thu tất cả các tài liệu do tỉnh hội ban hành.

Chủ trương của chính là ngăn chặn sự lưu hành các tài liệu để chặn đứng công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Nhưng càng ngăn chặn thì phong trào càng tìm cách thoát ra, càng học tập xuyên tạc thì càng khơi thêm tinh thần tìm hiểu, càng ngăn chặn đàn áp thì càng nung đúc thêm ý chí đấu tranh. Thành thử việc làm của chính quyền vô tình giúp thêm điều kiện cho phong trào đấu tranh.

Bởi những lý do tiềm tàng trước ấy mà khi Thượng toạ Đôn Hậu ra đảm nhận lãnh đạo phong trào đấu tranh tại Quảng Trị thì điều kiện tinh thần đã chính muồi.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Ngày 26/5/1963, Đại đức Trị sự trưởng giáo hội Tăng già và đại hội  hội trưởng được văn phòng 5 cấp trị sự mời vào Từ đàm mật nghị.

Và ngày hôm sau, Thượng toa Đôn Hậu được đặc cử đại diện văn phòng chỉ đạo 5 cấp trị sự tại Quảng Trị.

Phụ tá Ngài có 2 Thầy Quán Tâm và Minh Đàm.

Công việc đầu tiên của Ngày là triệu tập 1 cuộc họp giữa 2 ban trị sự tỉnh giáo hội tăng già và ban trị sự tỉnh hội để thành lập ban chỉ đạo.

Thành phần ban chỉ đạo được đặc cử:

-         Đại diện văn phòng 5 cấp Trị sự tại Quảng Trị: Thương Toạ Đôn Hậu

-         Tổng thư ký: Đại Đức Thích Tuệ Hải.

-         Phụ tá Kế hoạch: Thầy Minh Đàm - thầy Quán Tâm.

-         Uỷ viên ngoại giao: Đ/H Nguyễn Văn Triển.

-         Uỷ viên Tài chánh : Đ/h Hoàng Trọng Thuần

-         Uỷ viên trật tự: Đ/h Nguyễn Khắc Uỷ.

Các uỷ ban phụ thuộc các uỷ viên do uỷ viên phụ trách thành lập để điều động công cuộc đấu tranh toàn diện.

Sau khi thành lập xong ban chỉ đạo, những cuộc họp của các ban trị sự các khuôn hội, của các tiểu ban được triệu tập để bàn kết hoạch tổ chức và phát động đấu tranh.

Tại chùa tỉnh hội, công việc trật tự được tổ chức một cách khoa học, chu đáo với 2ban trị sự chìm và nổi, mỗi ngày đều có những phụ hiệu và mật hiệu riêng để phòng ngừa những sự xen lẫn của những kẻ phá hoại bên ngoài.

Phụ vụ cho ban này, có trên 150 HT và ĐS điều động theo 5 tiểu ban: 2 trất tự và 1 hoả thực.

Về phát động tinh thần, thwongj toạ Đôn Hậu đã tổ chức 2 cuộc nói chuyện, một giới hạn cho các ban trị sự các quân và một cuộc nói chuyện rộng rải cho hội viên các khuôn hội trong thị xã.

Về phía GĐPT, Đ/H trưởng ban hướng dẫn cũng đã tổ chức 2 cuộc nói chuyện công khai, một cho đoàn GĐPT tại thị xã và phụ cận và một cho đoàn sinh thôn quê vẩn tập về chùa tỉnh hội để tham dự cuộc biểu tình thực sự.

Chúng tôi nêu lên đây luận cứ của đạo hửư trưởng ban hướng dẫn:

Đối với vấn đề triệt hạ Phật Giáo Kỳ

Đối với vấn đề triệt hạ Phật Giáo kỳ: 

          Ngoài những điểm căn bản nêu lên trong bản giải thích, Đạo Hữu nhấn mạnh về ý nghĩa: “Đối với 1 tôn giáo nhận thế, nhưng đặc biệt có ý hướng xuất thế mà trên ý hướng đó, không thể phủ nhận tinh thần xuất thế của Phật giáo đồ. Trong những đại lể, những ngày vía Phật, phải để cho Phật Giáo đồ sống với ý hướng xuất thế, gạt bỏ tâm niệm và ảnh hưởng thế gian để hoàn toàn hiến dâng cho đạo niêm giải thoát. Đó là quyền tự do tín ngưỡng, quyền làm người và được làm người, hiểu theo phương thức hành trả của PG mặc dầu phương thức này chưa được pháp lý  thế gian nhìn nhận”

Đó là quyền hạn được minh địch trong hiến pháp mà không ai có thể ngăn chặn chúng ta đòi hỏi.

Vấn đề thượng giáo kỳ được đặt ra trong ý niệm của chúng ta, một ý niệm được thoát thai từ tinh thần đạo pháp, từ ý thức về quyền hạn tự do tín ngưỡng của con người.

Có những điều mà tập quán của những tôn giáo nhập thế thừa nhận, có những điều mà luật pháp của nhiều quốc gia nhìn nhận nhưng xét không phù hợp với đời sống tư tưởng của phật tử, trở ngại cho việc hành trì đạo pháp của chúng ta thì chúng ta, với quyền hạn tự do tín ngưỡng phải có của một con người, chúng ta phải gạt bỏ phải đòi hỏi, miển là không vi phạm đến quyền tự do căn bản của người khác, không vi phạm đến trật tự đương nhiên của xã hội.

Đó là tính cách hợp lý của nguyện vọng chúng ta.

Đối với vấn đề bình đẳng tôn giáo:

Đối với Thiên Chúa giáo, không thể đặt họ vào vị trí ưu tiên viện lẽ là một tôn giáo quốc tế có một cơ cấu truyền giáo mạnh mẽ, uy quyền để được hưởng một quy chế biệt lập.

Phải nhìn nhận ở giá trị tinh thần, ở tính cách khoa học và hiệu lực giáo hóa của tôn giáo đó trong xã hội.

Đừng nhìn tôn giáo theo quan điểm chính trị, đừng liên hệ lý thuyết tôn giáo qua lý thuyết chính trị, nhất là một tôn giáo từ xưa không tự liên hệ mình với chính trị như Phật Giáo, mà chỉ nhận xét Phật Giáo qua ý thức hệ thuần túy tôn giáo.

Và Phật Giáo đòi hỏi bình đẳng tôn giáo đứng trên quan điểm này.

Đó là điểm dị động giữa Phật giáo và chính phủ.

Đối với vấn đề tự do truyền giáo và chấm dứt bắt bớ:

Vấn đề tự do truyền giáo, hành giáo, nói về phương diện lý thuyết tức là hủy bỏ các thủ tục pháp lý phiền phức trong các cuộc hội họp tôn giáo, hay tự xuyên tạc các cuộc hội họp tôn giáo và mục đích chính trị, rằng buộc, kiềm chế việc phát triển cơ sở tôn giáo và về mặt thực tiển xã hội, phá bỏ những tệ nạn lợi dung chức vị cầm quyền của những kể thiên kiến để ngấm ngầm đe dọa Phật Tử, một tình trạng rất phổ biến ở tỉnh nhà.

Đối với vấn đề bồi thường và truy tố kẻ giết hại Phật Tử tại đài phát thanh Huế:

Vấn đề này, trên phương diện tinh thần, chúng ta đòi hỏi chính quyền phải nhìn nhận và chịu trách nhiệm về hành vi sát hại của cán bộ chính phủ. Chúng không đòi hỏi phải hà khắc xử trí mà chỉ đòi hỏi không che dấu đổ lổi cho kẻ khác trong lúc chính sự việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, quá sáng tỏ mà sự che dấu và đổ lổi cho người khác tức là dung túng những hành vi kỳ thị tôn giáo.

Đừng vì uy quyền cá nhân của những phần tử Thiên Chúa giáo mà miệt thị quần chúng Phật Tử.

Những lời lẻ trên đây, giải thích bằng những lời thiết tha, với tinh thần nóng hổi, nhất là những e dè sợ sệt trước hàng trăm nhân viên công an mật vụ cao cấp trước hàng ngàn hội hửu đã gây niềm tin tưỡng và ý chí phụng sự đạo pháp, tin tưởng ở chính nghĩa đấu tranh mà chúng ta nhận thức như những lý tưởng cao đẹp nhất của con người.

Tâm niệm thành thực trên đã có một sức truyền cảm sâu xa…

DIỂN BIẾN ĐẤU TRANH

Ngày 28-5-1963, một đoàn huynh trưởng GĐPT được phái mang tài liệu ra Gio Linh bị cảnh sát chặn bắt tại Đông Hà.

Số huynh trưởng này được dẫn về Ty vào lúc 12 giờ, Thượng tọa Đôn Hậu được phi báo liền  đưa thư phản kháng lên tòa Tỉnh trưởng Quảng Trị.

Nội dung thư phản kháng này tỏ rõ cho chính quyền biết rằng, việc bắt giữ các phật tử trong lục hành đạo này trái với hiến pháp, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và can thiệp vào các việc làm nội bộ của các hiệp hội, hơn nữa trong tình trạng đấu tranh của PG là một hành vi đàn áp Phật giáo mà chính quyền phải chịu trách nhiệm về hậu quả của sự bắt bớ này.

Tiếp đó vào khoảng 2 giờ chiều ông Lý Đình Hiệu chánh văn phòng sự vụ tỉnh tòa, xuống chùa tỉnh hội yết kiến thượng tọa Đôn Hậu.

Ông Hiệu viện cớ bắt giữ:

1/ Bức thư của Đ/H trưởng ban hướng dẫn triệu tập đông đảo đoàn sinh về chùa mà không báo tin cho chính quyền, như vậy vi phạm sắc luật số 10 về hội họp.

2/ Những văn kiện các HT mang đi không có sự kiểm duyệt của chính  quyền.

Đối với 2 điểm này, thượng tọa Đôn Hậu xác nhận:

Văn thư triệu tập đoàn sinh GĐPT về viếng thăm quý thầy tuyệt thực và tham dự lể cầu nguyện là do thi hành theo mệnh lệnh của Thượng tọa, đối với đạo luật số 10 đạo luật đó không thể sử dụng như một biện pháp pháp lý để ngăn chặn sự đề đạt nguyện vọng chính đáng của Phật giáo đồ. Chính Thượng tọa cũng không muốn bị ràng buộc bởi sắc luật này.

Đối với các văn kiện lưu hành, Thượng tọa cho biết trong tình trạng đấu tranh của Phật Giáo, tiếng nói của Phật giáo đồ phải được đạo đạt thẳng lên chính quyền mà không phải qua một cơ quan kiểm duyệt nào khác.

Lấy ví dụ, một người dân muốn khiếu nại một việc oan ức lên một cơ quan công quyền, có ai phải bắt họ phải đem đến các nhà chức trách kiểm duyệt trước không?

Biện pháp kiểm duyệt mà chính quyền đề ra chỉ là một phương thức ngăn chặn tiếng nói của PG mà thôi, nên không thể bắt buộc phật giáo chấp nhận thủ tục đó được trược những luận cứ thẳng thắn trình bày dã tâm của chính quyền, tố cáo sự đàn áp dựa vào văn bản pháp luật quốc gia, những mãnh tâm khủng bố dựa vào những ngụy trang dân chủ, vị này chỉ biết xác nhận và yêu cầu thượng tọa:

1/ Thông báo cho chính quyền về lễ cầu nguyện cho 5 nguyện vọng ngày 1-6-63 để chính quyền hợp thức hóa trên phương diện pháp lý.

2/ Cử đại diện của tỉnh hội nhận lãnh các Phật Tử bị bắt tại Đông Hà.

Thượng tọa chấp nhận lời yêu cầu của vị đại diện ông Tỉnh trưởng.

Về phía các Phật Tử bị bắt giữ, tất cả đều biểu lộ tinh thần nhất trí, không nao núng trước áp lực của chính quyền. Tất cả các anh em đều từ chối không ăn uống cho đến khi trả tự do.

Được phóng thích các Phật Tử này đòi chính quyền phải trả đủ số tài liệu mang theo, và nếu tịch biên phải ghi lập biên bản để các  Phật Tử mang đệ trình lên ban chỉ đạo. Thái độ quyết liệt này của anh em chỉ cốt cáo giác những việc làm bất hợp pháp của chính quyền.

Chính sau này, những lời cam kết trước anh em cũng bị xem rẻ, nhất là họ đã hứa trước đạo hữu phó hội trưởng là sẽ trả lại cho Tỉnh hội.

Với Ban hướng dẫn,  khi được tin đoàn công tác trên bị bắt, liền cử một phái đoàn khác do anhLêVăn Huệ hướng dẫn, mang các tài liệu đó về cho các chi hội, Ban hướng dẫn không chịu nhường bước trước các thủ đoạn gian manh, cố dìm giữ phong trào tranh đấu bằng cách ngăn chặn sự lưu hành các thông tư tài liệu về các chi khuôn, bưng bít tinh thần hội viên ở nơi xa xôi.

Nhờ tinh thần tích cực của các anh em, không sợ tù tội, mà kết quả ngày hôm sau có hơn 10.000 hội viên đoàn sinh GĐPT triệu tập các miền quê xa xôi về tham dự lể cầu nguyện và biểu tình của Phật đồ.

LỄ CẦU NGUYỆN VÀ CUỘC BIỂU TÌNH TUẦN HÀNH.

Chiều ngày 31-5-1963, Đoàn sinh GĐPT và Hội Hữu các khuôn hội  miền xa đều về tập trung tại chùa Tỉnh hội quán, nhiều tin tức dọa dẩm được đối phương tung ra để làm dao động tinh thần, nào là việt cộng lợi dụng cơ hội lẻn về ném lựu đạn, nào là một số thanh niên du đãng hóa trang làm Phật Tử xen vào quấy rối v.v…

Công việc trật tự và bố phòng được tăng cường. Mọi kế hoạch đối phó đều được dữ liệu và báo trước cho các Phật Tử đang tá túc trong chùa.

Tối hôm đó có gần 5.000 người tụ họp trước sân để nghe thuyết trình về 5 nguyện vọng của Phật Giáo. Sau cuộc nói chuyện 2 em Phật Tử:LêVăn Huệ vàHoàngNhư Đạo xin tuyệt thực để noi gương quý thầy và nguyện tranh đấu đến cùng cho 5 nguyện vọng tín ngưỡng.

Tinh thần đấu tranh đó được đề cao và được xem như những nghĩa cử hy sinh. Sáng ngày 1-6-63, hội viên và đoàn sinh các nơi tiếp tục kéo đến, ước lượng trên 10.000 người, tập trung tại bãi cỏ trước chùa Tỉnh Hội. Tại đó một lễ đài được thiết lập để quý thầy phát nguyện tuyệt thực.

Buổi lể tổ chức rất trọng thể và có một tác dụng sâu xa. Cảm động nhất là những lời thề nguyện sắc son của quý thầy, nguyện tuyệt thực để đấu tranh cho nguyện vọng mà mổi lời nói được tâm niệm như những di chúc cuối cùng.

Tất cả hội viên, tín đồ đều thương xót quý thầy cho nên khi quý thầy đại diện cho Phật Giáo đồ, đem bản kiến nghị đến tòa Tỉnh trưởng để nhờ truyền đạt, thì tất cả Phật Tử hàng ngũ chỉnh tề kéo theo sau, biến thành một cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại, mà biểu ngữ duy nhất là yêu cầu chính phủ giải quyết 5 nguyện vọng của Phật giáo đồ.

NHỮNG TRỠ NGẠI BẤT NGỜ

Khi đoàn biểu tình sắp xuất phát, thì được tin các ngã đường quanh tòa hành chánh đều bị dây kẻm gai ngăn chặn và có lính phòng thủ. Trước tin đó, thầy Minh Đài phụ trách kế hoạch, cho một số Phật Tử trang bị kềm búa để khi cần, phá hàng rào dây kẻm gai lấy lối đi.

Thật ra việc dùng dây kẻm gai, chính quyền chỉ quyết phòng vệ tòa Thị trưởng, đề phòng những sự báo động cướp chính quyền, chứ không có ý định ngăn chặn các Phật Tử đi biểu tình.

Số phật tử trang bị kềm búa nói trên, nghiên ngang mở lối cho đoàn biểu tình, có một vài hành động hung hăng (hành hung một số người chực nhiếp ảnh) đã là đầu đề cho các chiến dịch xuyên tạc tinh thần bất bạo động của Phật Giáo mà ông Tỉnh trưởng luôn luôn đã kích về sau.

Trong cuộc tuần hành, đoàn biểu tình đã phải đi vòng quanh thị xã trước khi về tập trung tại ngã ba bưu điện, chổ đi vào phía trước tòa Tỉnh trưởng.

Hai vụ phó Tỉnh trưởng thay mặt ông Tỉnh trưởng ra tiếp quý thầy và hứa xin đề đạt nguyện vọng của phật giáo đồ lên Tổng thống.

Sau đó quý Thượng tọa hướng dẫn đoàn biểu tình trở về chùa Hội Quán

Một giờ sau, chiếc xe jeep-wagon đưa quý thầy : Thích Lương Bật và thầy Thích Ân Cần cùng hai em Huệ, Đạo lên tại khu đất gần công trường ,và anh em trật tự viên đã che trại cho quý thầy tuyệt thực .

Địa điểm này, sang hôm sau đã bị dây kẻm gai bọc kín, lính võ trang canh gác nghiêm ngặt, tuyệt đối không cho ai vào kể cả những phật tử chịu trách nhiệm phục dịch cho quý thầy trong khuôn viên tuyệt thực.

CUỘC ĐẤU TRANH BẠO ĐỘNG 2-6-62

           Theo bản cáo trạng cuả Thượng tọa Đôn Hậu trình lên văn phòng đại diện 5 cấp trị  sự tại Tư Đàm, thì sự kiện xảy ra như sau :

                                                         (nguyên văn cáo trạng )

…Trong một đoạn thư đề ngày 2-6-62 , tôi đã phản kháng ông Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị về âm mưu lừa gạt đồng bào Phật Giáo vào trong khuôn viên tuyệt thực do quân đội thiết lập bằng dây kẻm gai để hành hung, gây thương tích, khủng bố trắng trợn đồng bào phật giáo Quảng Trị.

Để hiểu rõ sự việc, tôi xin gửi đến văn phong 5 cấp trị sự 1 bản cáo trạng đầy đủ về nguyên nhân sự vụ và nhận xét của chúng tôi để trình thẫm tường.

I-ĐỘNG CƠ SỰ VIỆC :

1- Động cơ chính : hai thầy trị sự trưởng GHTG và cố vấn giáo Hạnh đang tuyệt thực gần khu đất gần công trường Quảng Trị. Đối với hội viên và tín đồ phật giáo, những kẻ mà họ thân cận, trìu mến, sùng kín nhất để tuyệt thực để đấu tranh cho tự do tín ngưỡng đương nhiên bổn phận thúc đẩy họ đến vấn an và thăm viêng quý thầy. Nhưng họ đã bắt gặp 1 trở ngại bất ngờ.Tất cả ngỏ đường đi vào khu tuyệt thực đều bị rào chắn bởi dây thép gai, có lính canh gác phòng thủ. Họ bị cấm ngặt ngờ tuyệt đối không có người nào được viêng thăm, đều đó đã gây nên những bất mản của họ đối với chính quyền.

Đành rằng, nhà chức trách lấy lí do bảo vệ quý thầy để ngăn cản họ, nhưng họ thấy mâu thuẩn :

Phật tử là những kẻ đã và đang thực tâm bảo vệ quý thầy thị lại bị cấm đoán một cách khắt khe (không được thăm viếng, vấn an, cho dầu họ phải chịu những biện pháp hạn chế, trong lúc những kẻ đứng ra bảo vệ quý thầy lại là những kẻ tỏ ý thật sự thù hằn đối với phật giáo một cách rõ rệt. Như vậy, với ý tưởng chất phác, nông cạn, họ đã hiểu ngược lại cái ý nghĩa danh từ bảo vệ mà chính quyền đã nêu ra.

Cũng vì thế mà họ thấy quyền tự do của họ bị xâm phạm, tại sao là phật giáo, họ lại bị cấm đoán trong việc thăm viếng quý thầy là những kẻ họ thờ kính cung phụng.

Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do công dân bị chà đạp, chính vì ý nghĩa đó mà họ cương quyết đấu tranh cho quyền hạn con người được ghi rõ trong hiến pháp.

Càng bị hăm dọa họ càng phản ứng mãnh liệt hơn.

2. Động cơ phụ: Những câu đã kích có tính cách xúc phạm đến tín ngưỡng thốt từ miệng đám binh sĩ Võ trạng kích thích thêm lòng căm phẩn của hội viên phật giáo:

“Tuyệt thực chết như chó”

“Mấy đứa Phật Tử cha mẹ chết thì không khóc, còn mấy thằng này chưa chết đã khóc”.

“Tuyệt thực mà đánh nước cam”

“Cho nó tranh đấu, đói nó cũng về, còn mấy thằng nằm trong này cho nó chết”.

“Tranh đấu cho lắm rồi đây cũng chỉ có một đạo mà thôi”.

Còn gì hỗn xược và căm phẩn bằng những hình ảnh thiêng liêng của họ bị công khai xúc phạm. Sự căm hờn phát xuất từ đây.

Nếu như cầm quyền tỏ một thái độ đúng đắn hơn, không cho binh sĩ phỉ báng Phật giáo, hay giải thích với thiện chí mà không kỳ thị thì không bao giờ có phản ứng.

II. DIỄN BIẾN:

Vào sáng ngày 02/6/63 các Phật Tử Thị xã và thôn quê kéo tới khu tuyệt thực và xin phép được vào thăm quý thầy. Nhưng khi thấy thái độ thiếu hòa nhã của một số anh em Bảo An và Võ Trang đánh đập làm họ căm phẫn, một số đòi dẹp hàng rào để có lối vào.

Từ 8 giờ đến 10 giờ, chỉ có những sự xô xát nhẹ. Khảng 10 giờ hơn, một số công an mật vụ đem máy ảnh chụp hình, khủng bố. Đồng bào phản ứng bằng cách ném đá vào các nhiếp ảnh viên đang trà trộn vào trong đám lính võ trang. Sự xung đột bây giờ trở nên mãnh liệt. Quân đội đã dùng súng bắn đe dọa (4 phát súng lục) và dùng lựu đạn cay (hơn 20 quả) để giải tán.

Lòng căm phẩn lên cao, càng đẩy lùi họ càng nhào tới, vào khoảng 11 giờ, một chiếc xeJeepWagon màu xanh (do Ty trưởng công an Nguyễn Phùng) chở đến một số gậy ngắn phân phối cho anh em binh sĩ. Sau đó có tiếng gọi: “Đồng bào hãy yên tâm, chúng tôi sẽ dẹp đường cho đồng bào vào thăm, một lượt 20 người”

Và lần lượt các dây kẽm gai được cuộn lại, mở một lối nhỏ cho hội hữu đi vào. Nhóm người đầu tiên đi sau vào độ vài mươi thước thì có 3 trung đội đứng theo đội hình chữ U ngăn chặn đám hội hữu bằng những giọng hăm dọa và khiêu khích. Đồng bào cự tuyệt và cương quyết đòi cho được vào thăm, trong lúc đó từ vị trí chỉ huy, đại úy Nguyễn Hoành Bảo ra lệnh “ cho đánh”.

Anh em binh sĩ và võ trang xông vào đám đồng bào đánh đập một cách cực kỳ tàn nhẫn và hung ác.

Đồng bào Phật Giáo tuy bị thương, nhưng cũng cố gắng đưa những kẻ thương tích trầm trọng ra khỏi phạm vi bố phòng của quân đội.

Những người bị thương nặng: Đỗ Thị Phương Mai.

                                              Đỗ Hà.

Những người bị thương nhẹ:    Lê Thị Trâm.

                                              Lê Thị Hanh.

                                              Lê Thị Liên.

Và nhiều Phật Tử khác bị bầm tím mình mẩy.

Vào lúc 13 giờ, ban chỉ đạo hay tin cuộc tranh đấu có tính cách bạo động, trong đó một số đoàn sinh tự động tham gia, nên ban chỉ huy phái đạo hửu trưởng ban hướng dẫn đến tại chổ kêu gọi các đoàn sinh trở về và tiếp đó lại phái các tăng sĩ lên kêu gọi tinh thần đấu tranh bất bạo động và yêu cầu hội viên giải tán.

                                                 (Trích trong phúc trình của Ban chỉ đạo).

LẬP TRƯỜNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Bây giờ chính là lúc không còn phải che dấu gì nữa, nhưng xác thật, cuộc đấu tranh ngày 02/6/63 là một cuộc đấu tranh tự động của tín hữu phật giáo. Nói tự động không có nghĩa là Ban chỉ đạo không biết, biết mà không can thiệp và không tỏ thái độ mà thôi.

Chính buổi sáng hôm ấy, một số đạo hữu trước khi lên thăm quý thầy cô ghé chùa Tỉnh Hội Quán và được Ban chỉ đạo giải thích về tinh thần bất báo động. Trong lúc này, chính Thượng tọa Đôn Hậu cũng không biết khu tuyệt thực bị bao vây và không được vào thăm. Chính vì thế mà phản ánh đấu tranh tự động trên đây chỉ là phản ánh đấu tranh tình cảm tại chỗ, mà không có chủ trương hoặc sắp đặt trước.

Chính quyền Quảng Trị có lý khi rêu rao rằng cuộc đấu tranh bạo động này do Ban chỉ đạo hay Ban hướng dẫn xúi dục, nhưng họ đâu có hiểu rằng lí do tình cảm là lí do cốt yếu nhất quyết định thái độ sống chết của họ.

Chúng ta thấy rõ ý nghĩa đó trong đoạn kết thúc bản cáo trạng:

“Chúng tôi cật lực bênh vực cho hội viên phật giáo trong cuộc đấu tranh hợp lý của họ, mặc dầu cuộc đấu tranh tự động không do mệnh lệnh trực tiếp của chúng tôi”.

Họ chỉ là những kẽ thật thà chất phác, hành động từ những suy xét giản dị nhưng thiết thực, chính vì vậy mà dễ bị kích thích của những kẻ ở ngoài, lợi dụng tinh thần đấu tranh cao độ để gây tình trạng bất hợp pháp.

Họ vì sự chất phác nói trên, nên dễ bị lường gạt, nhẹ dạ mà sa vào cạm bẩy để bị hành hung, trong lúc những phần tử phá rối, gây hại, ném đá dấu tay, lại nằm ngoài và không chịu một tai họa nào.

CHUNG QUANH VỤ 2/6/63

NGUYÊN NHÂN GÂY RA

+ Khi cuộc đấu tranh mới phát khởi, ông Tỉnh trưởng có lẽ cũng tiên liệu được sự việc phải đến, nên đưa một văn thư xuống Ban chỉ đạo, yêu cầu cử đại diện của Tỉnh hội để lập một bản kiểm chứng hỗn hợp gồm 3 cơ quan: Y tế, Hành chánh và Tỉnh hội để kiểm chứng sự tuyệt thực của quý thầy.

Đối với đề nghị này, Ban chỉ đạo đã bác bỏ lí lẽ.

- Đối với tuyệt thực có mục đích đòi chính phủ phải giải quyết 5 nguyện vọng của Phật Giáo thì chính phủ phải chịu trách nhiệm về tính mạng của quý thầy. Phật Giáo không chịu trách nhiệm gì về việc đó.

- Ban này không có thẩm quyền giải quyết việc viếng thăm của các đạo hửu, nên không có tác dụng gì.

+ Giữa lúc tình hình căng thẳng, theo đề nghị của đạo hửu hội trưởng, Thượng tọa Đôn Hậu  chấp thuận mượn xe của ty thông tin để kêu gọi giải tán đồng bào  tụ tập tranh đấu. Nhưng ty này, bắt buộc phải kiểm duyệt trước những lời lẻ phát thanh, hoặc thu sẳn vào băng ghi âm để cho đi truyền báo khắp nơi.

Sự kiện này làm cho ban chỉ đạo khó chịu, vì nhất cử nhất động đều bị chính quyền ước thúc, thiếu thiện chí nhất là thiếu tín ngưỡng. Vì vậy mà ban chỉ đạo đã từ chối mặc dầu xe phóng thanh đã được đưa về túc trực ở chùa.

+ Tinh thần của số trật tự vển tại khu tuyệt thực ( đoàn Gia Lam) đáng khâm phục. Bên ngoài đồng bào đấu tranh bị đàn áp, đánh đập, tiếng chưởi rũa, tiếng la ó, đi đôi với tiêng sung nổ, tiếng lựu đạn gầm, họ đã sôi gan nhất quyết liều sống chết với đám lính võ trang kia, dẫu trong tay không có một tấc sắt. Nếu không có sự can ngăn kịch liệt của quý thấy chắc họ đã giám nổi loạn để chống với những con người bạo tàn.

Bên trong họ bị đe dọa đủ thứ, mật vụ mới chụp hình điều tra nhân mạng, thân thể cơm nước không tiếp tế vào được, nhịn đói nhịn khát mà không nao núng tinh thần, chỉ làm tròn nhiệm vụ đối với quý thầy. Uy lực của các nhân viên cao cấp trong chính quyền Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng…) không được tôn trọng bằng uy lực của cấp điều hành trong phật giáo. Trước cấp điều hành của họ thì họ nhu mì bao nhiêu trái ngược lại trước uy vũ chính quyền, họ càng ngổ ngược khinh thị bấy nhiêu.

Với tinh thần kỷ luật, họ tự động ghép chặt hàng ngũ, tự động tuân theo kỷ luật mà tự họ thiết lập ra.

+ Đội trật tự Gia Lam này, sau đợt 2 tuyệt thực trở về phò tá quý thầy tại chùa và vẫn giữ riêng nề nếp sinh hoạt và đặc tính phục vụ của mình. Họ phụ trách trật tự trong khu tuyệt thực tại chùa, khu này được bảo vệ hết sức chu đáo và cẩn trọng.

CUỘC BAO VÂY TRONG TÒA TRƯỜNG

Cuộc bao vây chùa khởi sự bằng một đòn tâm lý rất mạnh. Từ 5 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa rầm rộ kéo đến bao vây quanh chùa, đóng án ngữ trước cổng chùa, tất cả mũi súng đều hướng vào trong như sẵn sàng nhả đạn. Lính tráng lưỡi lê tuốt trần, đứng bố trí theo thế tấn công. Người ta có cảm giác đây là một cuộc công đồn  thực sự.

Nhưng nhìn vào sân chùa?

Đoàn phật tử áo lam vẫn hiền lành tập họp giữa sân và những bản nhạc vui tươi, hài hước vẫn thanh thản bay ra, như trêu, như ghẹo.

“Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi kèn…”

Các anh lính kia, các anh nghĩ gì? Có lẽ cũng buồn tình vì thái độ dọa dẫm không gây sợ hãi cho ai, đoàn thiết vận sa lại rầm rộ rút lui sau hơn 1 giờ 30 bố trí.

Nhưng sau đó, cuộc phong tỏa thực sự bắt đầu.

Nhận thấy tình trạng phong tỏa có thể kéo dài, Ban trật tự bắt đầu chỉnh đốn lại tổ chức và thực hiện những kiểm soát tinh vi và khoa học hơn.

Thường xuyên có 2 Ban trật tự, mỗi ban ước chừng 60 người, phân công nhau thường trực canh gác tại cổng, hay túc trực sẵn sàng để ứng phó kịp thời với những gây rối. Ngoài 2 Ban trật tự này còn có Ban Hỏa Vu lo việc trai soạn cho hơn 150 HT ngồi trú tại chùa để tham gia cuộc tranh đấu.

CHÍNH SÁCH KHỦNG BỐ CỦA CHÍNH QUYỀN

Phải khách quan mà nhìn nhận rằng, việc phong tỏa chùa Tỉnh Hội nhằm mục đích:

Cắt đứt liên lạc giữa các chi, khuôn với Tỉnh Hội để chặn đứng các cuộc biểu tình từ thôn quê kéo đến.

Tung các dư luận vu khống, chia rẽ để đã phá uy quyền tinh thần của Tổng Hội Phật giáo ở Hương thôn.

Đình trệ các việc buôn bán để gây phẩn uất cho lòng dân oán ghét Phật giáo.

Gieo các tin thất thiệt để cho các gia đình có con em tham gia tranh đấu tại chùa phải sợ sệt, hoang mang nhút tinh thần.

Đại để, các tin tức xuyên tạc như sau được cán bộ công an và thông tin mang ra phổ biến:

- Ban hướng dẫn đã ly khai Tỉnh Hội và chia rẽ, chống đối nhau trên chủ trương tranh đấu.

- Đạo hữu Nguyễn Khắc Ủy, Tư Đồ Minh, Trần Quang Toản là những thành phần bất mãn với Chính phủ liên lạc với công sản để tổ chức đảo chánh (vì Đạo Hữu Ủy là một cựu huyện ủy viên cộng sản)

- Đạo Hữu Ủy đã bị bắt giam, vì chính phủ bắt được đầy đủ những tài liệu bí mật liên lạc với cộng sản.

+ Bên ngoài các hội hữu thường xuyên bị các luận điệu vu khống như trên lừa bịp. Mặt khác, những cuộc họp tập công khai do các cán bộ thông tin tổ chức, hướng dẫn các tài liệu có tính cách phá hoại cuộc đấu tranh nhất là bản thông báo và hiệu triệu của Đổ Cao Trí, thông cáo này nhắc lại sự giải quyết của Tổng thống Ngô Đình Diệm với phái đoàn Thiện Hòa trong dụng ý chia rẽ sâu sắc trong các cấp lãnh đạo Phật Giáo và gieo hoang mang cho hội hửu và quần chúng.

Thiết tưỡng cũng cần nói đến sự mạt sát của Đổ Cao Trí đối với thượng tọa Trí Quang, công khai vu khống thượng tọa là cộng sản, tự phong lên lãnh đạo tụ để gây rối với chính quyền.

Sau các cuộc học tập cán bộ chính quyền bắt buộc phải lập những kiến nghị phản đối công cuộc tranh đấu của phật giáo.

+ Bên trong không khí khủng bố càng nặng nề hơn:

a. Phao tin thất thiệt: Luôn luôn người trong chùa bị những tin thất thiệt tung vào gây hoang mang đến cực độ. Nào là những đoàn thanh niên công giáo cảm tử hóa trang đột nhập vào quấy rối chùa, nào là cộng sản lén lút gây ra tại chùa để đổ lỗi cho Chính Phủ, hay ngược lại Chính phủ sẽ sai lính đột kích vào chùa đổ lỗi cho cộng sản.

Những nguồn tin này làm cho tinh thần phật tử luôn luôn bị uy hiếp, phải sống trong tình trạng lo sợ thường trực, tính mạng bấp bênh. Trước những đe dọa có thể biến thành sự thực này, anh em chỉ biết phát huy tâm niệm hy sinh cuộc đời cho chánh pháp, siết chặt tình cảm thông trong tình đạo vị để chịu đựng những khắc khổ, những cam go.

Đáng trọng với tâm niệm trên, không ai tỏ ý thối thác và càng cam go, tinh thần phụng sự đạo pháp càng thể hiện mức hy sinh cao cả của anh chị em.

b. Luận điệu trấn áp công khai: Mỗi sáng, trưa, chiều, tối, Ty Thông tin Quảng Trị thường xuyên dùng máy khoách đại thanh đọc xỏ vào chùa những bài xã luận xuyên tạc tinh thần đấu tranh và đặt tổ chức phật giáo vào thế đối lập với chính phủ, khởi loạn: Đại để luận điệu tuyên truyền: Đấu tranh cho ai? Đấu tranh để làm gì? Chia rẽ đấu tranh để được lợi cho cộng sản…tiếp theo là những bản kiến nghị tuyên bố ly khai công cuộc tranh đấu, thỏa hiệp với Chính phủ.

ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CHIÊU HỒI

Chính sách chiêu hồi được đem ra áp dụng đối với Phật tử đang tá túc trong chùa, chính quyền áp dụng những hình thức tiếp diễn như sau:

- Bắt buộc các gia đình có con cái tham gia tranh đấu tại chùa học tập để xác nhận rằng theo phật giáo tranh đấu với Chính phủ là làm cộng sản.

- Bắt buộc các gia đình này viết thư gửi đến chùa Tỉnh Hội (nhờ ông Tỉnh trưởng đưa qua) yêu cầu Tỉnh Hội phóng thích những người này ra.

- Viết đơn gửi ông Tỉnh trưởng nhờ ông can thiệp cho các phật tử này được trở về với gia đình, khỏi bị giam giữ.

- Bắt cóc những phần tử ra ngoài phạm vi kiểm soát của ban trật tự:

Một số phật tử khinh thường, thiếu đề phòng, sơ hở đi ngoài vi phạm kiểm soát của Ban trật tự bị bắt cóc, một số anh em vùng vây trốn thoát được. Số khác được đưa về Ty Công an giam giữ tra tấn… Nữ phật tử cũng vậy. Những vụ bắt cóc này đã làm cho không khí căng thẳng và anh chị huynh trưởng càng hoang mang dao động thêm.

Thái độ của người thiên chúa giáo Quảng Trị: Nếu đồng bào Thiên chúa giáo sẵn sàng tin tưởng ở các linh mục thì nhìn theo thái độ của giám mục Ngô Đình Thục, chúng ta có thể giải thích về thái độ của đa số đồng bào Thiên chúa giáo ở đây. Thái độ đó hàm chứa những điểm phủ nhận 5 nguyện vọng trong một thông cáo ghi ngày 9/7/1963 Phero Martinô Ngô Đình Thục Tổng giám mục Huế. Thông cáo này không công nhận có công điện triệt giáo kỳ, không nhận có chế độ đặc biệt dành cho Thiên chúa giáo, không nhận có việc bắt bớ tín đồ phật giáo, nói chung phủ nhận tất cả. Trong bản thông cáo gửi cho anh em binh sĩ này có câu: “Anh em binh sĩ thấy 5 điều trên hoàn toàn thất thiệt. Ta không nói cố ý là vu oan” chính vì thái độ mà đồng bào Thiên chúa giáo tại Quảng Trị đã có một quan niệm hết sức lệch lạc đối với công cuộc đấu tranh của tín đồ phật giáo, thêm vào đó những luận điệu của cấp chính quyền áp dụng chính sách chia để trị, càng khơi thành hố chia rẽ tín đồ giữa hai tôn giáo, biến cuộc tranh đấu với Chính phủ nói chung thành cuộc tranh đấu tôn giáo.

Luận điệu chia rẽ:

Ngày 02/6/1963 Ban chỉ đạo có một mật văn gửi cho ông Ty trưởng tố cáo rằng trong cuộc đấu tranh bạo động tại khu tuyệt thực, có một số thanh niên Thiên chúa giáo của 2 thôn Trí Bưu, Thạch Hãn (mà chỉ Ban chỉ đạo biết sơ qua tánh danh một vài người) đã xen lẫn vào trong đồng bào phật giáo, gây sự khiêu khích với quân đội (ném đá đập đầu binh sĩ) đáng lí mật văn này có tính cách tố giác để cho chính quyền giám sát, theo dõi, khám phá những thành phần bất hảo giữu an ninh trật tự chung, thì ông Tỉnh trưởng lại cho xe phóng thanh của Ty thông tin loan báo rộng rãi trong dân chúng, gây phản kích của đồng bào Thiên chúa giáo. Do đó mà có những luận điệu dọa dẫm nhau, hờn ghét nhau. (sự kiện này đã được Ban chỉ đạo tố cáo là dụng ý chia rẽ và yêu cầu đính chính)

Dư luận về các cuộc biểu tình của đồng bào Thiên chúa giáo.

Điều đã làm cho Ban chỉ đạo lo âu không ít là nguồn tin về các đoàn thanh niên Công giáo, đạo binh Đức Mẹ cải trang làm Phật tử để đột nhập vào chùa, nguồn tin trên đây có thể xác nhận là đúng nhất sau khi Ty Thông tin đã áp dụng chính sách chia rẽ, gieo phản kích trong đồng bào Thiên chúa giáo của thôn Trí Bưu và Thạch Hãn. Vì vậy mà Ban chỉ đạo còn phải đề phòng các cuộc biểu tình công khai của đồng bào Thiên chúa giáo chống lại Phật giáo.

NHỮNG VỤ QUAN TRỌNG

Trong thời gian đấu tranh từ khi xảy ra cuộc biểu tình tuyệt thực 16-6-1963 chúng tôi đặt vào đây những vụ quan trọng nhưng thật ra chẵng quan trọng gì xét theo quan điểm Phật giáo,nhưng thật quan trọng với quan điểm của chính quyền hiện giờ, vì thật ra đối với chính quyền Ngô Đình Diệm,những sự không quan trọng đều có thẻ khai thác đến mức trở thành quan trọng vì nó là những yếu tố, sự kiện riêng rẽ nhưng dẫn đến những kết luận trọng đại đảo khuynh thời cuộc. Vụ chú Viện sau đây là một điển hình.

Ngày 28-6-1963 một chú tiểu ở Huế ra thăm Quảng Trị bị Ty Công an Quảng Trị chận giữ, khám xét trong người bắt được một mãnh thư nhỏ gửi ra cho chú Viện trong đó có nói rằng “Nhiều vị tướng lãnh đã xin từ chức: Đại  tướng Lê Văn Tỵ, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ…” chỉ với mãnh giấy nhỏ này, ông Tỉnh trưởng Quảng Trị đã cho Ty Thông tin rêu rao là Phật giáo tung tin thất thiệt, có ý lũng đoạn Chính phủ, khuynh đảo chính quyền. Và từ đó một luận ddieuj tố cáo Phật giáo có khuynh hướng chính trị, Phật giáo khuynh đảo chính phủ dựa theo các bằng chứng nhỏ nhặt đã được dùng như một chiêu bài khủng bố và đàn áp của ông Tỉnh trưởng. Tin này đã làm cho đa số công chức dao động, hoang mang, không dám bén mảng tới chừa Hội Quán.

VỤ TRƯỜNG KHUÊ QUAN:

Tối 6-6-63 giữa lúc tình hình tranh đấu đang căng thẳng đến tột độ thì có tin Hòa thượng Thích Đức Tâm, cùng đi với trung tá Trương Khuê Quang đặc phái của Chính phủ về chùa Tỉnh Hội Quán. Trung tá đến trong một trường hợp hết sức bất ngờ, khiến cho mọi phật tử phải xao động trước hết Trung tá vào chánh điện lễ phật rồi vào yết kiến thượng tọa Đôn Hậu tại hậu thất của ngài. Trong cuộc nói chuyện, Trung tá có để bút tự xác nhận mấy điểm:

- Chính phủ đã chấp thuận tiếp kiến một phái đoàn Phật giáo để giải quyết về 5 nguyện vọng của Phật giáo.

- Trong khi chờ đợi công cử một phái đoàn đại diện chính thức, đôi bên sẽ chấm dứt những biện pháp mạnh, những sự bắt bớ khủng bố…

Một phái đoàn đại diện chính thức của đôi bên sẽ họp vào ngày được ấn định tại hội trường Diên Hồng và sẽ công bố bằng một bản thông cáo về sự thảo hiệp chung./

Sau khi Thượng tọa Đức Tâm và Trung tá Trương Khuê Quan trở về Huế, Thượng tọa Đôn Hậu dùng máy phóng thanh giải thích cho các hội hữu biết kết quả của cuộc đàm phán sơ bộ dựa theo 5 điểm trên. Thượng tọa xác nhận cuộc đàm phán này là thắng lợi của Phật giáo đồ, thắng lợi của công cuộc tranh đầu kham khổ, gay go mà các phật tử đã chịu đựng trong mấy tháng nay, trong đó Phật tử Quảng Trị đã đóng góp một thành tích xứng đáng.

Tóm lại, cuộc viếng thăm của Trung tá Trương Khuê Quan và thượng tọa Đức Tâm gieo lên niềm tin tưởng mãnh liệt ở sự thành công của 5 nguyện vọng và tăng thêm sức phán khởi cho các phật tử hiện đang tranh đấu. Chính vì thế mà thái độ của chính quyền và phản ứng mãnh liệt.

Phản ứng của ông Tỉnh trưởng:

Sáng hôm msau 7/6/1963 một xe phóng thanh đến trước cổng đọc xỏ vào chùa nhiều lần bản thông cáo cảu ông tỉnh trưởng với những lời lẽ hăm dọa quyết liệt. Bản thông cáo này phủ nhạn tư cách đặc phái Chính phủ của Trung tá Trương Khuê Quan cho là Trung tá chỉ đến thăm với tư cách là bạn cũ của ông Tỉnh trưởng nên không có quyền và có thể xác nhận việc thương thuyết giữa Phật giáo và Chính phủ. Thêm vào đó thông cáo này còn cho rằng Phật giáo đã dùng những luận điệu thiếu lễ độ cần thiết đối với Chính Phủ gây tin tưởng vào những việc làm hay sắp tới.

Cuối bản thông cáo, ông Tỉnh trưởng còn hăm dọa dùng những biện pháp cần thiết để duy trì kỷ luật, trật tự và an ninh sẽ được áp dụng triệt để.

Bản thông cáo này được chuyển đến các cơ quan chánh,quan sự, thông tin trong tỉnh để phổ biến nhiều khắp nơi.

Thế là trong thời gian mà hai bên đã thỏa thuận chấm dứt các biện pháp mạnh, tạo không khí ôn hòa thì đây không khí lại càng căng thẳng, những sự bắt cóc, để vòng vây phong tỏa lại xiết chặt hơn lên.

Một số phật tử đã mất hết tin tưởng thiện chi chính quyền.

Tình hình bên ngoài cũng trong lúc này nhiều cho biết rằng tại Huế, chùa Từ Đàm bị phong tỏa nghiệt hơn lúc nào hết. Điện nước bị cúp. Nhưng với tinh thần bất khuất, các phật tử cam lòng chịu chết chứ không chịu nhượng bộ. Sự chịu đựng này kéo dài tới ngày 18-6-1963, 2 ngày khi bản thông cáo chung được ký kết, sau 16 ngày bị phong tỏa.

Kết thúc giai đoạn 1 đấu tranh cho 5 nguyện vọng, giai đoạn đấu tranh đánh dấu bao nhiêu chịu đựng khóc của anh em huynh trưởng gia đình Phật tử  trong tỉnh thần kết ban bao nhiêu công đức hộ trì của các đạo hửu trong thị xã đặc biệt nhất là các quý bà:

Những người đã có công lao nhất trong việc nuôi dưỡng lượng đấu tranh tại chùa Phật Giáo Quảng Trị.

Giai đoạn II sau ngày ký bản thông cáo chung công cuộc giải thoát: Trong cuộc đấu tranh, tại chùa đã hợp trên 150 huynh trưởng khắp tất cả các nơi trong tỉnh chưa kể đến số hội viên các nơi về trú ngụ và số hội viên thị xã thường xuyên lui tới phục dịch.

Công việc giải tỏa gặp nhiều khó khăn, về mặt chính quyền sự lưu thông ở trong tỉnh vẩn bị hạn chế triệt để chúng muốn ra ngoài quận hạt của mình phải có giấy tờ nhận ( kèm theo thẻ kiểm tra) do quân hành chánh cấp, Phật Tử muốn trở về quê hương phải có giây phép của tỉnh tòa cấp.

Đó là một trở ngại mà đa số Phật Tử phải lo sợ vậy mà một số Phật tử tìm cách thoát về nhà đều bị công an chặn bắt và đưa về ty giam giữ.

Trước tình trạng đó, ông hội trưởng tỉnh hội Phật Giáo Quảng Trị với tư cách ngoại giao đến thương lượng ông tỉnh trưởng, xin để cho tỉnh hội cấp giấy chứng nhận cho các Phật Tử trở về với nguyên quán, ông tỉnh trưởng thỏa thuận, tuy nhiên những giấy chứng nhận này vẩn bị công an phủ nhận giá trị, nên tình trạng bắt giữ vẩn không chấm dứt.

Sau hết, ông hội trưởng phải đề trình danh sách đầy đủ lai lịch lên ông tỉnh trưởng để nhận giấy phép tỉnh tòa cấp cho Phật Tử trở về.

Không khí vẩn khủng bố: Tuy vẩn được giấy phép của tỉnh tòa cấp, các  Phật Tử này khi về đến trạm kiểm soát vẩn bị xét hỏi ghi tên vào danh sách và chụp ảnh. Đối với các phật tử hoạt động tích cực, có tên trong sổ đen vẫn bị giữ lại và đưa về ty công an. Giá trị bản thông cáo chung bị phủ nhận thực sự.

Ngoài sự khám xét tra hỏi trên đây, các Phật Tử khi trở về nhà đều bị chính quyền địa phương mới về trụ sở giam giữ và bắt làm tự thuật, vì thế cho nên sau ngày ký thông cáo chung, một số Phật Tử quan trọng vẫn phải tá túc lại tại chùa. Số này chỉ trở về nhà khi sự đi lại được tự do thủ tục bình thường.

Chính quyền thực thi bản thông cáo chung:

Sự phổ biến: trên lĩnh vực lý thuyết, bản thông cáo chung được chính quyền phổ biến và cho học tập rộng rải, họ không thêm không bớt và không bình luận gì cả. Trong một bài xã luận của ty thông tin đọc trên đài phát thanh Quảng Trị người ta chỉ thừa nhận tính cách hợp lý và khoan hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm ,để chấm dứt tình trạng đấu tranh bất lợi của Quốc Gia.Khía cạnh thực thi không được đề cập đến.Nhưng luận điệu vu khống phật giáo đã tưởng chừng như cáo chung.

Về phìa Phật Giáo tuy vẩn giữ thái độ im lặng, chưa phổ biến bản thông cáo chung đã nêu lên những sự giải quyết chính đáng kết liễu những quyết định độc tài và thủ đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm nên được xem như là một thắng lợi tạm thời ưu thế của Phật Giáo thật đã quá rỏ.

Phật Tử vì vậy đã lấy làm thỏa mãn. Nhưng những vi phạm bắt đầu:

Những vi phạm: Mấy ngày sau khi Ngô Đình Nhu ra bản thông cáo số 3 và 4 của thanh niên cộng hòa, dư luận chống đối bản thông cáo chung bắt đầu. Mởi đầu chiến dịch ty thông tin cho phát thanh nhiều lần ban thông cáo này để gây dư luận.

Những buổi phát thanh thường được đọc vào khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sáng bằng máy khuyết đại thanh cốt tạo một bầu không khí bất bình thường trong quần chúng. Sau đó một cuộc học tập công khai cho công chức, cán bộ hành chánh các xã do ông tỉnh trưởng chủ tọa để thảo luận bản thông cáo đó. Tại hội nghị này, ngoài một số công chức Thiên Chúa Giáo a tung vào luận diệu nói trên gây dư luận còn da số công chức Phật giáo đều im lặng không phát biểu ý kiến, luôn giữ thái độ tiêu cực thụ động.

Một vài Phật Tử nêu lên những thắc mắc tổng quát sự mâu thuẩn giữa lập trường thanh niên cộng hòa và lập trường chính phủ ( đạo hửu Đặng Văn Tác) hay vấn đề tiện quyết giữa ý niệm quốc gia và ý niệm tôn giáo, nói chung trong hội nghị học tập này không một ai dám công nhiên đã phá những luận điệu philys và ngu dốt đã nêu ra trong những bản thông cáo số 3 và số 4. Sau cuộc học tập này những vi phạm bắt đầu:

1/ Vụ ám sát thầy Thích Khai Trí: Ngày thầy Khai Trí trụ trì chùa sắc tứ Tịnh Quang bị một số người lạ mặt xông vào nhà bóp cổ và đâm một nhát dao vào má bên phải.

Đây không phải là một vụ mưu sát chính thức mà là một thái độ dọa trước tín đồ Phật giáo. Đối với thầy Thích Ân Cần trị sự trưởng gióa hội Tăng Già đã nguyện thiêu thân để cúng dường 5 nguyện vọng Phật Giáo.

2/ Tổ chức Cổ Sơn Môn: Thầy Đổ Phức Quản Bích Khê là một tu sĩ tại gia ( thầy 2 vợ) được ông tỉnh trưởng mời lên tỉnh tòa và cấp giấy phép đặc biệt cùng thầy…..

Phước Điền đi dự đại hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn tại hội nghị này 2 thầy được cấp cho 50000$ để về tổ chức Cổ Sơn Môn tại Quảng Trị ( Thầy Đỗ Phức được phông làm Hòa Thượng như thầy không chịu, viện cớ mình là một tu sĩ tai gia có 2 vợ không thể giữ chức Hòa Thượng được).

2 thầy này vì không đủ đạo hạnh, giới luật nên không làm được gì.

3/ Những Phật Tử bị bắt trong thời kỳ tranh đấu vẫn bị đưa qua tư pháp để thụ lý. Hiện sau ngày ký bản thông cáo chung, các Phật Tử sau đây còn bị giam giữ:

-                           Trần Lợi.

-                           Nguyễn Đồng.

-                           Hoàng Liệu.

Ông tỉnh trưởng viện cớ, những phần tử này đã vi phạm trực tiếp an ninh quốc gia đã đưa ra thụ lý bên tư pháp. Đây là một sự vi phạm công khai điều khoản quy định sự bắt bớ, bất luận ở nơi nào đều được Tổng Thống đặc biệt khoan hồng.

4/ Những luận điệu khủng bố Phật Giáo tham gia đấu tranh lại được tiếp tục khai thác để dàn áp sự trổi dậy của Phật Giáo trong phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.

5/ Phát động phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung:

a/ Tinh thần Phật Giáo sau ngày bản thông cáo chung ra đời.

Sau ngày ký bản thông cáo chung tinh thần Phật Giáo như chổi dậy. Thành phần  cảm tình củng gia tăng. Những buổi lể hằng ngày tại chùa tỉnh hội Quán được rất đông người đến hành lể, có lẽ sau những cơn mưa, trời lại sáng hơn và Phật Giáo sau những khủng bố đàn áp, nhân tam càng hướng về nhiều hớn.

Tại tỉnh hội lể kỳ siêu cho Hòa thượng Quảng Đức cũng là ngày tuyên ngôn bản thông cáo chung. Buổi lể này cử hành trọng thể, hội hửu đứng chật ních cả trong lẫn ngoài.

Di ảnh và trái tim kim cương của Bồ Tát được tôn trí tại chùa để cho các Phật Tử chiêm bái một lòng thành kính thật sự đối với vị Bồ Tát cúng dường thân xác cho 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ. Mười lăm ngày sau khi bản thông cáo chung ký kết.

Thời gian tối thiểu để chính quyền thực thi bản thông cáo chung, những sự vi phạm đàn áp càng ngày càng trầm trọng cho nên UBLPBVFG đã ra thông cáo phát động phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.

Ban hướng dẫn phát động: Tinh thần trong thời gian này ban hướng dẫn tổ chức cuộc họp công khai huynh trưởng các chi hội mà mục đích là phổ biến bản thông cáo chung, tổng kết trại họp ban Tất Đạt Đa, chủ trương ngày đức hạnh và thảo hoạch dự án đệ tam cá nguyệt. Đây là một chương trình nghi trang mà nội dung chính là phát động tinh thần đấu tranh trong phong trào đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung.

Cũng trong chương trình nói trên ban hướng dẫn đã biến những đặc điểm.

a/ Sự hợp lý của bản thông cáo chung. Đáng kể nhất là hai ý niệm tôn giáo và quốc gia được đặt đúng vị trí đúng lúc. Thật ra đây là một sự dung hòa hợp lý, một sự dung hòa cần phải có trong tinh thần công nhân của một quốc gia đang sống trong hoàn cảnh chiến sự rất là phức tạp mà thôi. Nó chỉ là sự hợp lý nhìn theo giai đoạn, nhìn theo căn cơ.

b/ Tính cách ngu dốt phi lý của ban thông cáo số 3 và số 4 của thanh niên cộng hòa.

Trước khi đi vào tinh thần bản thông báo này, đạo hửu trưởng ban hướng dẫn nêu lên những luận điệu vô liêm sĩ trắng trợn công khai phủ nhận sự thật, ty như phủ nhận công điện triệt hạ Phật Giáo ký một công điện đang nằm trong hồ sở của BHD… việc tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức thì lại bị vu cáo là một sự mưu sát, cố sát, án mạng, việc đấu tranh cho tự do tin ngưỡng thì bảo là do âm mưu của cộng sản…..

Tiếp đó đạo hửu giải thích tính cách phi lý của 2 bản thông cáo.

- Đối với công điện triệt hạ cờ Phật Giáo, hai bản thông cáo này gán cho Phật Giáo ác ý triệt hạ uy thế quốc kỳ để gây mâu thuẩn,tranh chấp giữa hai lập trường quốc gia và tôn giáo,một chủ trương chia rẽ hết sức thâm độc.

Một mặt họ chủ trương dành địa vị tối cao  cho quốc kỳ,mặt khác họ bảo không ai phụng Phật dưới giáo kỳ,một mặt họ chối bỏ các đặc trưng thiêng liêng của tôn giáo, mặt khác họ đề cao đặc trưng thiêng liêng của quốc gia ( những ý niệm hết sức hồ đồ và phi lý) đó là chưa nói đến những luận điệu cố gán cho Phật Tử, buộc tội cho Phật Tử phủ nhận Quốc kỳ, phủ nhận tinh thần quốc gia.

- Đối với dụ 10 bản thông cáo này thừa nhận vị trí trên một hệ thống quốc tế và quốc nội có kỷ luật rất tỷ mỹ chặt chẻ và mặc nhiên coi Phật giáo không hội đủ các điều kiện kể trên, Phật Giáo được theo quy chế đặc biệt của Thiên Chúa Giáo sẻ đem laị tai hại cho an ninh quôc gia, vì vậy mà phải liệt Phật Giáo như một tổ chức hiệp hội chỉ được chính phủ chập nhận về phía ‘’thế tục xã hội ‘’ để chính phủ có thể kiểm chế, tránh áp:

Những nhận xét thiên kiến này phải chăng là nguyên nhân của sự bất bình đẳng?

- Về tài sản của phật giáo để tránh việc áo dụng các quy chế cho các hiệp hội quốc tế, mà mục đích là hạn chế chuyển mãi tài Quốc Gia. Bản thông cáo này cho rằng phật giáo đã từ chối mọi liên hệ quốc tế để đòi hỏi một chế độ ưu đải, không phải chịu nhưng điều kiện về tài sản mà công giáo phải chịu (bất công) và cho rằng phật giáo được ưu đải như vậy, họ há không nhận thức được rằng sự tổ-hiệp của phật gióa quốc tế chỉ là sự tổ hợp phối quyền giữa các tổ chức phật giáo các nước, mà ko giống như sự tổ hợp thống quyền của tổ chức thiên chúa giáo.

Ngoài những điểm nêu trên, cuộc giải thích này còn vạch ra những điểm phi lí của ba nhận xét căn bản nêu trên bản thông cáo của TNCH.

Điểm thứ nhất – ‘’đối chiếu với hiến pháp chính cương của thanh niên công hòa, bản thông cáo chung đã đặt ra những đặc quyền cho một nhóm, trong khi hiến pháp chủ trương đồng tiến xã hội …”

Về điểm này đạo hữu đặt lại quan điểm đồng tiến: tiến bộ là biết xác nhận những cái gì phù hợp với quyền lợi chính đáng của con người và vận dụng những quyền lợi ấy sang phạm vi thực hiện xã hội hợp lí. Tiến bộ cộng đồng không phải là ngăn chặn sự phát triển cá nhân, ngăn chặn những đòi hỏi chính đáng của con người khi chính những quyền lợi và nguyện vọng này không vi phạm đến nguồn sống và an ninh của dân tộc. Nếu nói tiến bộ thì sự đấu tranh cho tự do tín ngưỡng, cho tôn trí Đạo Kỳ trong các lĩnh vực cần thiết là lý tưởng cần đạt đến, cần tranh thủ cũng như tranh thủ địa vị của quốc kỳ trong đời sống tinh thần của quốc gia. Đứng trên các phương diện khác cũng vậy,  sự bình đẳng tôn giáo, sự công minh trên phương diện khác cũng vậy, sự bình đăbgr tôn giáo, công minh trên phương diện luật pháp quốc gia chứa ảnh trong tinh thần bản thông báo chung chính là những đặc điểm tiến bộ mà xã hội ta cần đạt đến.

Phật giáo tán đồng và nâng đỡ các tổ chức khác trên chiêu hướng tiến bộ đó mà không bao giờ chiếm độc quyền và đặc quyền riêng của mình. Phật giáo chưa phản đối ai trong những tư tưởng chiều hướng kể trên.

Điểm thứ 2: Bản thông báo chung trái với đường lối thanh niên cộng hòa, một lý tưởng hào hiệp,phụng sự dân tộc mà tượng trưng thiêng liêng là Quốc Kỳ ( nằm trên bất cứ một thứ đoàn kỳ nào khác).

Nếu lý tưởng TNCH là cải tạo bản thân, phụng sự chính nghĩa quốc gia và cải tiến xã hội, thì bản thông cáo chung là sự giải quyết hết sức chính xác. Cải tạo bản thân, cải tạo con người không thể tách rời ra ngoài lĩnh vực văn hóa mà những kiến trúc đạo lý, những sản phẩm của tôn giáo là thượng kiến trúc của tinh thần và siêu việt tính của con người.

Cải tạo bạn thân tức là hướng đến đạo lý, tín ngưỡng, thì tranh thủ quyền tự do tính ngưỡng, tranh thủ nguyện vọng của tôn giáo tức là giải quyết chiều hướng chính xác cho sự cải tạo bản thân trong đường lối của TNCH. Nếu đặt tư tưởng Phật Giáo trong mối quan hệ văn hóa hiện tại, trong sứ mạng tinh thần của xã hội hiện đại, chúng ta mới ý thức sự cần thiết về sự cải tạo con người, những con người ý thức đầy đủ quyền tự do của chính mình và năng lực sáng tạo của con người.

Vấn đề phụng sự Quốc Gia cũng vậy, phải chăng chính nghĩa Quốc Gia phải đặt trong chính nghĩa nhân quyền, vì Quốc Gia bắt buộc phải phụng sự nhân quyền, chứ không phải vì mệnh danh quyền lợi Quốc Gia mà thủ tiêu các quyền tối thiểu của con người. Đừng bắt con người phải nô lệ hoàn toàn cho một văn ảnh Quốc Gia.

Chiến đấu chống cộng cũng đặt trong ý nghĩa đó.

Nêu lý tưởng TNCH. Là một lý tưởng hào hiệp bất vụ lợi, phụng sự dân tộc thì mục tiêu tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, bình đẵng xã hội cũng là mục đích của TNCH, màQuốcKỳ tượng trưng thiêng liêng của Quốc gia phải được tôn trọng thì đạo kỳ tượng trưng thiêng liêng cho ý tưởng tin ngưỡng, cho giá trị siêu việt tinh thần của con người cũng phải đặt đúng với vị tinh thần tối cao của con người (không thể đặt đạo kỳ ngang với đoàn kỳ của các đoàn thẻ khác và như thế là một sự biếm nhục quá đáng đối với các tượng trưng thiêng liêng của tín ngưỡng).

Điều thứ 3: - Đối chiếu bản thông cáo chung với luật pháp hiện hành,có những chủ trương trái với luật lệ hành chánh….

Đối với điểm này bản thông cáo chung không đặt ra những thủ tục tố tụng đặc biệt, những cơ quan tư pháp đặc biệt, cũng không nêu lên những thẻ thức hành pháp riêng của mình, bản thông cáo chung chỉ đặt ra những thỏa hiệp cần thiết giữa Chính phủ và Phật giáo, thừa nhận Phật giáo như một cơ quan hợp pháp, đủ tư cách đề đạt tiếng nói chính đáng của mình, đặt ra các vần đề thuộc phạm vi tôn giáo để đảm bảo công quyền, nhân quyền, nhất là để quyền tự do tín ngưỡng khỏi bị hủy phạm, đảm bảo sự thực thi dân quyền trong một quốc gia dân chủ theo chế độ luật pháp hiện hành.

Sau khi giải thích các điểm nội dung trên, các văn thư có liên quan đến việc phát động đấu tranh đòi hỏi thực thi bản thông cáo chung được mang ra phổ biến.

- Văn thư Số 82 của Thượng tọa Thích Thiện Minh gửi Phó Tổng thống tố cáo sự vi phạm bản thông cáo chung.

- Chỉ thị triệt hạ cờ Phật Giáo để phản đối nghị định số 358 có tính cách chia rẽ tôn giáo của Bộ Nội Vụ.

- Thông bạch số 85 kêu gọi tín đồ hưởng ứng phong trào đòi hỏi thực thi nghiêm chỉnh bản thông cáo chung.

- Kiến nghị phản đối tình hình và dụng ý của nghị định số 358/BNV.

KẾ HOẠCH PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐÒI HỎI THỰC THI BẢN THÔNG CÁO CHUNG

Ngày 29-5 Quý Mão, một cuộc họp giữa ban trị sự giáo hội Tăng Già và Tỉnh Hội Phật giáo Quảng trị được triệu tập để quyết định việc phát động phong tào đòi hỏi thực hiện nghiêm chỉnh và nhanh chóng bản thông cáo chung (theo văn thư số 85 của Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo)

Cuộc họp này đã quyết định phát động phong trào toàn tỉnh vào ngày 8-6QuýMão sau buổi cầu siêu cho hòa thượng Thích Quảng Đức.

Khi có quyết định Ban hướng dẫn vội vã ấn loát các tài liệu và ban hành trước về các khuôn, chỉ thị cho các gia đình phật tử sắp đặt kế hoạch phát động.

Ngày 3-6-QuýMão, Ban trị sự khuôn hội Mỹ Chánh nhận thấy phong trào đấu tranh ở Thừa Thiên đang phát khởi mạnh liền dựa theo các tài liệu đấu tranh, Thông bạch số 118 của Ủy ban liên phái phát động phong trào tranh đấu tại khuôn hội. Cuộc đấu tranh lẻ tẻ này bị dập tan, vì sự phát động đơn độc, hơn nữa chính quyền đã khéo léo dàn xếp nên không tiếp tục được lâu dài. Một ngày sau cuộc đấu tranh em Võ Thị Tư một nữ HT bị bắt, khuôn hội lên nhờ Ban trị sự Tỉnh hội can thiệp.

ĐH Hội trưởng phủ nhận trách nhiệm của mình, nêu lẽ Tỉnh hội chưa phát động và từ chối không can thiệp với chính quyền.

Trước tình thế đó, Ban hướng dẫn đặt văn thư nhờ Ban đại diện 5 cấp trị sự can thiệp để nâng đỡ tinh thần đấu tranh của khuôn hội Mỹ Chánh.

Vì văn thư này mà đạo hữu Hội trưởng tỏ ý bất bằng và nhân đó đạo hữu này đã hủy bỏ kế hoạch phát động như đã dự liệu trong phiên họp 2 Ban trị sự, hơn nữa đúng lúc Tổng thống ra bản hiệu triệu hòa giải (hiệu triệu ngày…) nên Tỉnh Hội thấy khó xử trước tình thế (kèm theo bản hiệu triệu hòa giải, ông Tỉnh trưởng Quảng Trị lại có văn thư yêu cầu ông Hội trưởng chấm dứt sự phát động phong trào tranh đấu vì bản hiệu triệu đã ghi nhận ý chí hòa giải của Tổng Thống)

Thấy kế hoạch phát động đã bỏ dỡ, Ban hướng dẫn tức tốc đưa văn thư về các gia đình yêu cầu đình hoãn công cuộc phát động, vì lí do đặc biệt. Tuy nhiên trong đợt đấu tranh rất nhiều khuôn hội đã tự động phát động công cuộc đấu tranh như Phú Kinh, Lương Điền,CâuNhi, Trà Lộc Trà Trì, Ái Tử, Hà Thượng, An Mỹ… nhưng vì thiếu hậu thuẩn nên rất ngắn ngủi nhưng cũng đủ chứng tỏ tinh thần đấu tranh mãnh liệt của Phật tử Quảng Trị.

CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH VẪN TIẾP TỤC

Hiệu triệu của Tổng Thống ghi nhận ý chí hòa giải tột bậc. Nhưng mặt khác bà Ngô Đình Nhu đã kích trắng trợn Phật giáo. Thiện chí của chính quyền không còn nữa. Đề nghị thành lập Ủy ban hỗn hợp là một trò hề. Tại đô thành tăng ni bị bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn. Dư luận trong và ngoài nước vô cùng căm phẫn.

Trước tình hình chung Ban hướng dẫn thấy cần có một kế hoạch hoạt động hữu hiệu hơn, nhất là phải kết tập trước nhiều lực lượng cần thiết cho cuộc tranh đấu.

ĐOÀN HỌC SINH PHẬT TỬ BÍ MẬT ĐƯỢC TỔ CHỨC

Để kết tập một lực lượng có nhiệt huyết, đầy chí khí và nhiều khả năng hoạt động, đoàn học sinh phật tử được đạo hữu trương ban hướng dẫn nâng đỡ thành lập. Số huynh trưởng cốt cán được ủy nhiệm tổ chức gồm các anh Hồ Công Anh, Nguyễn Hy, Nguyễn Thám,LêVăn Huệ, Đỗ Thị Phương Mai.

Trong 5 ngày các anh chị này đã gấp rút về tổ chức, kết nạp các học sinh các nơi, số lượng có tới 150 người. Đa số là học sinh từ đệ tứ trở lên học tại trường Trung học Nguyễn Hoàng - Quảng trị.

Ngày 16-8-1963 một cuộc họp đầu tiên của các toán trưởng được mở tại chùa Tỉnh Hội và Ban chấp hành lâm thời được thành lập. Thành phần ban này gồm:

Đoàn trưởng:                            Hồ Công Anh

Đoàn phó:                                 Nguyễn Hy, Đỗ Thị Phương Mai

Tổng thư ký:                             Đặng Sỹ Tịnh

Phó thư ký:                                  Nguyễn Thám, Lê Văn Huệ

Thủ quỹ:                                      Hồ Thị Thêm

UVVH:                                        Nguyễn Quang Quảng

UVXH:                                        Võ Thị Tuyết

UVTT:                                          Hoàng Viễn

UVLL:                                          Hoàng Em, Trương Đăng Hạnh

Sưu tầm tài liệu:                           Lê Tất Bản

Ban chấp hành này được đạo hữu trưởng ban hướng dẫn bảo trợ và thầy Chơn Không làm cố vấn.

Ban đầu để khỏi vi phạm pháp luật, đoàn này hoạt động dưới danh nghĩa của đoànNamphật tử, Nữ phật tử Quảng Trị thống thuộc trong Ban hướng dẫn nhưng khi đã liên lạc được với Tổng đoàn sinh viên và học sinh phật tử Huế, đoàn chính thwucs lấy danh nghĩa là đoàn học sinh phật tử Quảng Trị.

Về mục tiêu hoạt động tất cả đều ý niệm rõ ràng, rằng sự thành lập của đoàn có tính cách kết hợp lực lượng tranh đấu của Phật giáo để hoạt động trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử. Sự gia nhập hăng hái và sức phát triển nhanh chóng với ý thức tranh đấu mạnh mẽ đã gây thêm tin tưởng cho sự thành công của phong tào đấu tranh cử Phật giáo đồ.

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN HỌC SINH PHẬT TỬ

Khi mới thành lập Đoàn chỉ tìm cách phát triển đoàn sinh trong một thời gian kỷ lục, nên tất cả mọi trọng tâm công tác đều hướng vào đó. Tuy nhiên để giúp sức vào công cuộc đấu tranh, Đoàn đã nhận lành nhiệm vụ vào Ba Khê quê hương của Đại Đức Thanh Tuệ để điều tra về thi hài của Đại Đức mà một số đồng bào cho hay rằng đã bị vứt xác xuống sông Bồ trong lúc quân đội cướp tại chùa Phước Duyên ( Huế) để đưa về tại quê quán.

Chuyến điều tra này thật là muôn phần mạo hiểm vì tại đó 1 lưới mật vụ bao quanh , khó mà vào được.

Anh em học sinh đã chạm trán thực sự trong một cuộc rượt đuổi vô cùng kỳ thú.

Ngoài công việc trên đoàn đang trù liệu triệu tập một khoáng đại hội nghị vào ngày 24 tháng 8 năm 1963 và đã đặt giấy mời ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo và tổng đoàn sinh viên phật tử Huế ra tham dự.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN III

ĐẤU TRANH

Đặc điểm của thời kỳ này là hội đồng liên bộ dựa theo Hiệu triệu Hòa giải của Tổng thống, đề nghị thành lập Ủy ban hổn hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự thực thi bản thông cáo chung, nhưng trước hành động công khai đàn áp, chống đối của ông bà Ngô Đình Nhu. Ủy ban Liên phái phải đặt ra các điều kiện tiên quyết.

- Tất cả các Phật tử bị bắt trong toàn quốc vì liên quan xa gần đến cuộc vận động của Phật giáo phải được trả tự do vô điều kiện.

- Không còn một việc làm nào, một mưu mô nào chống lại Phật giáo, một vu cáo nào đối với Phật giáo.

- Sự thật về người hay những người có trách nhiệm trong cuộc đàn áp tại Huế phải được công bố và gia đình nạn nhận phải được an ủi xứng đáng với tai họa của họ.

Phong trào tuyệt thực để ủng hộ cho lập trường tranh đấu giai đoạn III được Ủy ban Liên phái phát động vào ngày 19-6 âm lịch, ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ngày lễ vía này, Ban Hướng dẫn GĐPT Quảng Trị đã cho phát động ngày Đức Hạnh.

Trước ngày đó, Ban Hướng dẫn đã triệu tập Đại hội Hunh trưởng các quận để phổ biến tình hình và chủ trương đấu tranh của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo, nội dung của các điểm tiên quyết của Phật giáo đưa ra.

Ý nghĩa tầm thanh cứu khổ của đức Quán Thế Âm được nêu lên để tác động tinh thần đấu tranh của ngành nữ. Chính vì vậy mà buổi lễ này hết sức được chú ý.

Từ sáng sớm, tất cả các ngã đường, cổng ấp chiến lược đều khép lại, dân vệ được lệnh khám xét tất cả các Phật tử đi lại. Họ bắt bược trình đủ giấy tờ: thẻ kiểm tra, trưng binh, giấy bầu cử Quốc hội, giấy chứng nhận đầy đủ mới được đi.

Với cuộc chặn xét này, họ đã đuổi lui gần 2/3 số HT về tham dự buổi lễ này.

Hai nữ Phật tử khi đi họp trở về bị chính quyền xã Hải Thượng bắt giữ và bị vu cáo là đi hoạt động cho cộng sản.

Điểm đáng ghi nhận là sau lễ này, một số dân vệ trong các xã đã kiến nghị lên ông Tỉnh trưởng để phản đối các hoạt động của Phật giáo đã làm gia tăng thì giờ làm việc của họ, canh đêm, gác ngày và mất quá nhiều sức lực trong lúc đó thì tiền lương của họ vô cùng ít ỏi.

Những kiến nghị này trên 1 phương diện nhận xét đã tố cáo tình trạng làm việc của các cơ quan chính quyền trong tỉnh ta để sự đối phó vói Phật giáo.

LỄ CẦU SIÊU CHO ĐẠI ĐỨC THÍCH NGUYÊN HƯƠNG.

Ngày 30/8 âm lịch, tỉnh hội đã tổ chức lễ cầu siêu cho Đại đức Thích Nguyên Hương tại chùa Tĩnh hội quán.

Buổi lễ tổ chức vào lúc 20 giờ có chư Tăng và đông Hội viên Phật giáo trong thị xã tham dự có tới ngàn người.. Ban tổ chức phải dùng máy phóng thanh truyền thanh ra ngoài.

Bản lược thuật vụ cướp xác ở Phan Thiết được phổ biến để các Phật tử thấy rõ dã tâm của Chính quyền và khơi thêm tinh thần đấu tranh của Phật tử trong tĩnh.

Lòng uất ức càng dồn ép càng ngột ngạt thêm lên.

SỰ THÀNH LẬP BAN ĐẠI DIỆN HAI CẤP TRỊ SỰ

Ngày 27 -5-1963 , hai tổng trị sự giáo hội phật giáo Tăng già và hội Việt Nam Phật giáo gửi 1 thông bạch cho các Tĩnh, chỉ thị thành lập văn phòng Đại điện các Tỉnh.

Tỉnh giáo hội và Tỉnh giáo hội PG đã 2 lần họp mà không thể thành lập được và cuối cùng trong cuộc họp ngày 17/8/63 Đại Đức Thích Lương Bật tuy kém cỏi về khả năng hành chánh và giao dịch cũng xung phong đảm nhận chức vụ Tổng tư ký để lãnh đạo công cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ.

Sau đây là thành phần Văn phòng Phật giáo tranh đấu:

-                           Tổng thư ký :                               Đ/ Đ Thích Lương Bật

-                           Phó tổng thư ký:                         Đ/Đ Thích Chơn Không

-                           Thủ quỹ:                                     Đ/Đ Thích Tâm Chánh

-                           UV Thường trực:                        Đạo hữu Nguyễn Văn Triển

-                           UV Phổ biến tài liệu và tin tức:    Đạo hữu Nguyễn Khắc ủy

Và công cuộc tổ chức tranh đấu bắt đầu xúc tiến để chuẩn bị cho một cuộc sách động phong trào.

MỘT CUỘC CHUẨN BỊ

Thành lập Ban Đại diện xong, một kế hoạch được bí mật chuẩn bị phát động:

- Học sinh Phật tử đặt một hệ thống liên lạc từ Chùa Tỉnh hội về tận các Chi - Khuôn .

- GĐPT tổ chức một hệ thống mật báo để dò xét tình hình và các chủ trương của chính quyền cũng như của bon người phá hoại.

 - Chuẩn bị một số Phật tử trung kiên để thường trực phục vụ mọi công cuộc tranh đấu tại Chàu.

       Mọi công việc này đều được bố trí chu đáo và văn phòng đại diện đã liên lạc với ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo lúc này do Thượng tọa Thiện Minh hướng dẫn ra công tác tại Huế để xin ra thăm viếng Quảng Trị vào ngày 21-8-63 và nhân dịp này sách động phông trào tranh đấu quần chúng.

Phái đoàn đã nhận lời và mọi công cuộc chuẩn bị hình thức được bí mật viết lên biểu ngữ tại các nhà Đạo hữu trung tín tại thị xã.

Văn phòng Ban đại diện đã triệu tập Đạo hữu các khuôn hội thị xã và phụ cận về nghe cuộc nói chuyện của ủy ban liên phái và BVPG Trung Ương.

Ban hướng dẫn cũng đã điều động tất cả HT trong tỉnh tham dự cuộc nói chuyện này đồng thời nhận chỉ thị phát động trong tất cả các khuôn trong toàn tỉnh.

Nhưng lệnh giới nghiêm ban hành vào lúc 4 giờ sáng ( tại thị xã Quảng trị vào 10 giờ ngày 21, tại thôn quê vào lúc 18 giờ ngày 20-8-63)

Mọi Phật tử các nơi đều bị ngăn chặn trong lúc Chùa Tỉnh hội bị bao vậy khám xét.

NGÀY GIỚI NGHIÊM

Vào lúc 4 giờ sáng , Ty thông tin Quảng Trị cho xe phóng thanh đi loan báo lệnh giới nghiêm, cấm không được đi ra khỏi nhà, công chức đồng phục Thanh niên Cộng hòa đến sở trước 6 giờ sáng.

Vào khoảng 5 giờ sáng Cảnh sát chiến đấu đã đột nhập chùa Tỉnh hội, nhốt hết quý thầy và Phật tử 1 nơi để khám xét. Bị giữ trước tiên chị CaoThịNgọc Thúy vận Đoàn phục Thanh niên cộng hòa đi xe đạp về chùa Tỉnh hội để phục vụ kế hoạch phát động như đã dự liệu. Thật ra lúc ấy ai cũng tưởng rằng đây chỉ là kế hoạch chận đứng công cuộc phát động của ông Tỉnh trưởng mà thôi.

Trong khi đang khám xét, các Phật tử này bị đưa đi giam giữ: Cao Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Minh Châu, Hồ công Anh, Nguyễn Hy, Bùi Khoa, Lê Văn Huệ, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh những người này bị giam lúc 8h30.

Sau đó, vào khoảng 20 giờ khi lập biên bản khám xét và tịch thu các tài liệu, máy móc, các vị sau đây mới bị bắt giữ:

-           Đ/Đ Thích Lương Bật

-           Đ/Đ  Thích Chơn Không

-           Đ/Đ Thích Ân Cần

-           Đ/HNguyễnVăn Triển

-           Đ/H Nguyễn Khắc Ủy

-           Đ/H Nguyễn Hồng Phi

Tiếp sau đó, tất cả các anh chị em HT cũng như ban viên ban trị sự Tỉnh hội có liên quan đều bị bắt giữ: Anh Tư Đồ Minh, Trần Quang Toản, Nguyễn Hải, Tăng Thế Đinh. Phan Thị Bích nhuận ( ban HD) và quý bác Võ Toàn An, bà Lê Thị Trọng ( ban trị sự Tỉnh hội ) cùng với một số anh chị em có cáng đáng các công việc Phật sự hồi đấu tranh: Anh Nguyễn Thám, Võ Soái, Nguyễn Thế Côn, Nguyễn Thị Hoài, Lê Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Trâm v.v… Ban chấp hành học sinh Phật tử đều bị bắt đến Ty công an khai thác trừng trị.

TINH THẦN HỘI VIÊN SAU NGÀY GIỚI NGHIÊM

Lệnh giới nghiêm làm cho Phật giáo đồ kinh hoàng. Tinh thần dân chúng lộ vẽ bất mãn rõ rệt. Nơi nơi những tiếng thở dài nghẹn ngào, uất hận, những nét mặt buồn rầu, ủ dột.

Chùa chiền đóng cửa im lìm, không ai buồn tới lui săn sóc, hương tàn bàn lạnh, sân chùa cỏ mọc rêu phong. Trước phản ứng trầm lặng đó, chính quyền cũng thấy sợ sệt, lo lắng. Họ cho loan báo yêu cầu các Phật tử trở lại sinh hoạt bình thường nhưng không còn có ai nghe theo họ.

Trước tinh thần chống đối im lặng của Phật tử mà ở trong ngầm chứa ngững âm mưu chưa tiết lộ, một mặt chính quyền ra sức mua chuộc mặt khác họ tung những dư luận khủng bố để trấn áp tinh thần đấu tranh: nào là anh trưởng ban HD bị tra khảo đến què cả tay chân, chết đi sống lại mấy lần.v.v…

Tuy nhiên không một biện pháp nào có thể đối phó được với cái thái độ im lặng của quần chúng một cách hữu hiệu.

Đối với các Phật tử bị giam cầm, mặc dầu chính quyền đối xử với họ như những tội nhân phản quốc, họ vẫn giữ vững tinh thần của Phật tử, đã ý niệm công cuộc chính nghĩa của sứ mệnh đấu tranh cho tự do tín ngưỡng, luôn luôn đề cao tiết Tháo trong truyền thống Vô úy của giáo lý đạo Phật.

MỘT CUỘC TUYỆT THỰC

Ngày 21-8-1963, khi bị tống giam vào Ty công an, các phật tử bị bát vào lúc sáng sớm đều nhịn ăn để phản đối sự bắt bớ này.

Sáng hôm sau khi được tin đạo hữu trưởng ban hướng dẫn cũng bị bắt cùng quý thầy, các phật tử này liền tìm cách dò hỏi ý kiến cảu đạo hữu trưởng ban hướng dẫn về vấn đề tuyệt thực. Trưa hôm đó tại 2 phòng giam phòng của đạo hữu trưởng ban gồm có anh Nguyễn Minh Châu, Đặng Sỹ Tịnh, Bùi Khoa và phòng của chị Cao Thị Ngọc Thúy có các em Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh liên kết với nhau để tuyệt thực.

Cuộc tuyệt thực này đã làm cho nhà chức trách lo lắng, họ tìm cách này, cách khác khuyên anh em không nên tuyệt thực để bảo vệ tính mạng cho mình nhưng vô ích.

Chiều hôm 29-8-1963, một hội đồng gồm có các ông Bác sí Bữu Hàm- Trưởng ty Y tế, ông Nguyễn Trung- Trưởng ty Nội an, Nguyễn Phùng- Trưởng ty công an được thiết lập để xét các trường hợp tuyệt thực và lập biên bản vi bằng.

Một cuộc xét hỏi được thu vào băng thu thanh gồm có các nhân vật có thẩm quyền cũng không làm nao núng tinh thần phật tử. Đáng ghi nhận nơi đây một số phật tử đã ngang nhiên “Tuyên bố tuyệt thực vì bị bắt liên quan đến vấn đề đấu tranh tôn giáo” thái độ không e dè, sợ sệt. Trên đây đã làm cho chính quyền kiêng nể.

Sau cuộc xét hỏi để lập biên bản vi bằng, nhà chức trách phải lấy danh dự của mình để báo cho các phật tử biết rằng chính quý thầy những vị lãnh đạo tinh thần của phật giáo vẫn không tuyệt thực vì đã nhận thức trường hợp và tình thế đấu tranh của phật giáo hiện tại.

Chính do lời xác nhận trong tinh thần danh dự mà các phật tử trở lại ăn uống bình thường. Họ xin được dùng chay, xin được niệm phật buổi sáng (một việc bị cấm đoán ở trong nhà lao) và các nhà chức trách đã làm thỏa mãn yêu cầu của họ.

Với hình thức đó họ muốn chứng tỏ cho mọi người biết rằng tinh thần phật giáo và luôn luôn bất diệt. Trong thời gian bị giam giữ để điều tra, ngoài một số ít phật tử yếu hèn, thiếu nhận thức trở lại phản bội làm nội gián mật vụ còn đa số chỉ biết chịu đựng kham nhẫn cố gắng để khỏi phản bội đắc tội với tổ chức.

Một số khác tinh thần vững chải hơn, đã tìm cách ngấm ngầm đặt liên lạc để thâu nhận tin tức ở ngoài vào, thông báo tin tức từ trong ra. Nhưng công an mật vụ tại nhà lao hết sưc đề phòng, nhất là sau khi chúng khám phá được sự liên lạc với nhau trong nhà lao, thì vấn đề theo dõi phòng ngừa lại càng nghiệt ngã hơn. Đặc biệt Đạo Hữu trưởng, ban chúng nhốt riêng một phòng và cấm đoán mọi sự đi lại.

ÂM MƯU LY GIÁN

Trước tinh thần trung kiên của đa số phật tử, chính quyền bắt đầu thực hiện một kế hoạch đã phá ly gián tinh thần đấu tranh của phật giáo đồ.

Trước tiên chúng tìm cách làm suy giảm uy tính của các vị lãnh đạo bawbgf nhiều thủ doạn:

-           Xuyên tạc đời sống tinh thần của họ.

-           Gieo nghi ngờ về giá trị đấu tranh tunh thần của các vị ấy.

-           Bắt buộc các vị ấy trở lại phủ nhận tinh thần dấu tranh của phật giáo.

Khi Ủy ban liên hiệp Phật giáo thuần túy ra đời, chúng tìm cách chia rẽ phân hóa lập trường và tranh thủ những phần tử có tinh thần thỏa hiệp, lợi dụng những phần tử này để đưa về tranh thủ quần chúng phật giáo. Nhưng cũng thất bại vì những người đại diện thực sự cho tinh thần đấu tranh chỉ chẳng bao giờ chịu cúi mình phủ nhận tinh thần chính nghĩa của cuộc vận động cho 5 chính nghĩa.

Vì thế cho nên Hội viên vẫn âm ỉ nung nấu tinh thần tranh đâu, vẫn im lặng chống đối chính phủ.

Ngoài thủ đoạn trên đây trong trại giam chúng còn áp dụng 1 thủ đoạn thâm độc hơn. Vì là những Phật tử trẻ tuổi, tình cảm đạo hạnh hết sức phong phú chân thật, yêu thương nhau như ruột thịt, cảm mến nhau trong lý tưởng tôn giáo, gần gũi nhau trong cuộc sống. chúng tìm cách gieo nghi ngờ về phẩm cách trong sạch của các Phật tử trẻ tuổi. Lợi dụng những kẻ phản bội , những kẻ trở lại làm mật vụ để được thoát cảnh tù tội, chúng thực hiện 1 kế hoạch xuyên tạc uy tín của những kẻ đang nắm vững tinh thần Phật tử để dập tắt thiện cảm của quần chúng Phật tử và dập tắt luôn phong trào tranh đấu vì lý tưởng Phật Giáo. Và kết quả của âm mưu này chúng cũng gây được 1 ít ảnh hưởng bất lợi cho tinh thần nhất trí, cho niềm thông cảm, thương yêu nhau trong tình thương đạo hạnh của 1 số Phật tử đối với những người mà họ đặt tin tưởng rất nhiều ở phẩm cách cao độ. Vì lẽ âm mưu xuyên tạc của chúng rất tinh vi, chúng không chừa bỏ 1 hành vi đê tiên nào để đạt đến hoàn mỹ 1 âm mưu thâm độc.

Số Phật tử đã nghe theo những lời xuyên tạc đó cũng đã từng sống trong tình cảm cao đẹp của 1 tổ chức lấy tình thương làm tiêu chuẩn cho hoạt động.

Với tình trạng đau thương, với tinh thần đang khủng hoảng mà đem áp dụng những phương sách ly gián tâm lý thì làm sao những Phật tử này khỏi bị dao động, khỏi bị không tin tưởng ở những người mà họ hằng tin tưởng. ( Kế hochj này cũng có thể thực hiện mỹ mãn đối với chúng nếu không có cuộc cách mạng I – II vạch trần âm mưu và xảo quyệt lưu manh của chúng).

Tổng kết, có 42 Phật tử bị ty công an bắt giữ, trong số này ngoài ĐH Hội trưởng và quý thầy được phóng thích sớm để trấn an nhân tâm, 24 Phật tử được trả lại tự do sau 1 tháng giam cầm, 17 phật tử được phóng thích trước ngày UB liên hiệp PG đến thăm, chỉ còn riêng đạo hữu trưởng ban chúng chuẩn bị hồ sơ để đưa ra tòa án quân sự nhưng sau đó được phóng thích khi phái đoàn điều tra của UB điều tra Liên Hợp Quốc bắt đầu đến Sài Gòn. Đạo hữu mãi tới ngày 23-10-63 mới đyược trả lại tự do

NHỮNG HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT

Cuộc vận động bãi khóa sau khi được phóng thích một số nhân để vận động một công cuộc tranh đấu bí mật, cuộc vận động trong nhóm học sinh do các em: Nguyễn Hy, Hoàng Viễn, Võ Mậu Thiên, Võ Thị Tuyết,LêVăn Thái… Tổ chức thực hiện bãi khóa tại trường Nguyễn Hoàng. Kế hoạch được phận công như sau:

-           Hy nhận nhiệm vụ liên lạc với tổ chức Phật giáo cứu nguy Huế ( Trụ sở bí mật đặt tại Tây Lộc thành nội Huế)

-           Thiên, Viễn, Thái phụ trách phân phát tài liệu nhận từ Huế ra cho học sinh và vận động bãi khóa trong giới nam sinh.

-           Tuyết vận động giới nữ sinh.

Ban vận động này chia ra làm nhiều toán và thực hiện kế hoạch như sau:

-           Đánh trống bãi thình lình.

-           Khóa cửa trường để học sinh tập trung lại tại sân.

-           Giăng biểu ngữ.

-           Cướp máy phóng thanh kêu gọi hưởng ứng bãi khóa.

-           Đốt văn phòng, thủ tiêu hồ sơ nhà trường, cắt giây điện thoại.

Công việc chưa thực hiện thì tổ chức vận động bãi khóa ở Huế bị khám phá, các học sinh Trần Hữu Thúc, Nguyễn Hy bị lùng bắt tại Huế và trường Nguyễn Hoàng bị giám sát chặt chẽ.

Tiếp theo sau cuộc vận động bãi khóa là cuộc vận động không hưởng ứng ngày quốc khánh 26-10.

Trong giới học sinh hưởng ứng các cuộc vận động đấu tranh có anh Nguyễn Duy Lộc tự nguyện hỏa thiêu tại Huế, học sinh này đã chuẩn bị tự thiêu tại tòa Tỉnh trưởng Thừa Thiên nhưng sau kế hoạch bại lộ nên tìm cách tẩu thoát về Cam Lộ nơi nguyên quán của mình.

KẾ HOẠCH TỐ CÁO ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TRƯỚC UB ĐIỀU TRA LHQ

Đạo hữu trưởng ban hướng dẫn được chính thức trả tự do ngày 23-10-63. Mặc dầu hồ sơ chứng tỏ ra đây là một sự phóng thích để tránh những sự điều tra của UB điều tra. Trước khi phóng thích viên Tỉnh Trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh đã nói chuyên thân mật, ve vuốt , gạt gẩm bằng thiện chí của chính quyền, cả đến tinh thần để đạo hữu không trở lại hoạt động tố cáo chính phủ nhưng sự thật trái hẳn lại: Vừa mới phóng thích đạo hữu đã liên lạc ngay với số Phật tử tin cẩn ở thị xã để đặt kế hochj phát động phong trào tố giác chính phủ khi UB điều tra LHQ đến. Với kế hochj này Đ/H sẽ vận động các giới Phật tử làm đơn tố cáo đầy đủ những sự vi phạm bản thông cáo chung sau ngày giới nghiêm gửi kèm theo bản phúc trình của ban chỉ đạo tranh đấu Phật giáo Quảng trị mà hiện ban hướng dẫn đang lưu giữ để gửi đến UBĐTLHQ.

Những giác thư và đơn này sẽ do 1 tăng sỹ trực tiếp trao UBĐTLHQ trước khi tự thiêu 1 địa điểm tại Huế.

CÔNG CUỘC THỰC HIỆN

Ngày 27-11-1963 chị Cao Thị Ngọc Thúy được Đạo Hữu trưởng ban ủy thác cùng đi với đạo sĩ Đào Đức Huy,môt học tăng của phật học viện Nha Trang ra lánh nạn tại Bích Khê (Tăng sĩ này là người Quảng Trị là cháu của đại đức Đào Đức Bật trụ trì chùa Tỉnh Hội) ra Sắc Tứ để vận động chú Tâm Long tự thiêu (chú này đã phát nguyện nhưng chưa có cơ duyên) về phía khác chú Huệ Nhật - Nguyễn Đạo Ủy người thôn Cổ Lũy- Quận Hải Lăng cũng được liên lạc để chuẩn bị cho kế hoạch tự thiêu do thầy Chánh Trực tổ chức với nhóm cứu nguy Phật giáo Thành nội Huế.

Chú Huệ Nhật lên đường vào Huế chiều ngày 29-11-1963 để chuẩn bị cho kế hoạch tự thiêu này. Trong luc đó một kế hoạch tự thiêu số hai được trù liệu cho chú Tâm Long do Đạo Hữu trưởng ban tổ chức. Đạo Hữu trưởng ban đã được mật bác về kết quả vận động tự thiêu và ra lập hồ sơ những tài liệu cần thiets của chú Tâm Long tại Sắc Tứ và bàn kế hoạch phát động đấu tranh phối hợp theo cuộc tự thiêu.

Công cuộc đang xúc tiến thì ngày hôm sau cuộc cách mạng 01-11-63 xảy ra chấm dứt mọi kế hoạch tổ chức đấu tranh tại Quảng trị và cũng chấm dứt bao đau thương tủi hận cho phật giáo đồ.

Tinh thần đấu tranh cho 5 nguyện vọng đế đây đã chuyển sang một hướng khác…

***********************************************

SƠ LƯỢC

QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA GĐPT QUẢNG TRỊ

*********

Thời kỳ sơ khởi đến năm 2008”

     DẪN NHẬP :

Theo đà phát triển của công cuộc chấn hưng Phật giáo và dưới tác động của Hội An Nam Phật học (Trung phần-ra đôi năm 1932),năm 1936 bác sĩ cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Chánh hội trưởngsáng lập viên GĐPT đã ra thuyết giảng tại Quảng Trị, đã sơ khaihình thành Tỉnh hội An Nam Phật học (gọi tắt là tỉnh hội Phật học:THPH) lâm thời và qua năm 1937   thì chính thức thành lập do cụ Nguyễn Viết Hiệu làm Hộ trưởng.

Ngay từ đầu, Tỉnh hội Phật học Quảng Trị đã theo gương của Hội An Nam Phật học, quan tâm đến việc cho thanh thiếu nhi Phật tử con em của hội viên tu học và thực hành Phật pháp mà mô hình đầu tiên là các đoàn Đồng ấu Phật tử, ảnh hưởng từ sinh hoạt của các đoàn Đồng ấu, đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục rồi phát triển thành Gia đình Phật Hoá Phổ, chuyển thành Gia Đình Phật Tử vào năm 1951, Gia Đình phật Tử tại Quảng Trị đã hình thành khá sớm và phát triển nhanh chóng. Quá trình hình thành và hoạt động của GĐPT Quảng Trị có thể tóm lược qua các thời kỳ với những nét chính như sau:

  1 Thời kỳ sơ khởi ( 1938 - 1955 )

  2. Thời kỳ phát triển ( 1956-1962)

  3 . Thời kỳ pháp nạn và nhiều biến động ( 1 963 - 1 975 )

  4. Thời kỳ tiềm sinh (l975-1988)

  5. Thời kỳ phục hồi củng cố và tái phát triển lâu dài (1989 đến nay)

Sau đây là tóm lược những hoạt động chính qua các thời kỳ và theo thứ tự từng năm.

PHẦN A

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA GĐPT QUẢNG TRỊ QUA CÁC THỜI KỲ

I. THỜI KỲ SƠ KhỞI (1938-1955):

Thời kỳ này GĐPT Quảng Trị thể hiện rõ nét qua hai giai đoạn

1. Giai đoạn tiến thân (hay giai đoạn Đồng ấu và Gia Đình Phật Hoá Phổ) từ 1938-1950:

          Đoàn Đồng ấu Phật tư (ĐĐÂ) đầu tiên của THPH Quảng Trị là : ĐĐÂ thị xã Quảng Trị xuất hiện lần đầu vào năm 1938  dưới sự điều khiển của cư sĩ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (người làng Đạo Đầu).

Không lâu sau, sau khi thành lập Chi hội Phật học Đông Hà ( 1939) các cụ sáng lập Chi hội là Trương Đình Tường, Trần Quang Bút, Trần Quang Thái đã cho xây dựng ĐĐÂ do đạo hữu Nguyễn Hoà hướng dẫn.

          Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 tiếp theo là toàn quốc kháng chiến ( 1946), cả hai ĐĐÂ phải ngừng sinh hoạt. Năm 1947, sau khi nhân dân các thị xã hồi cư, THPH có điều kiện hoạt động trở lại do cụ Nguyễn Tăng Mỹ làm hội trưởng, đồng thời hai ĐĐÂ được tái sinh hoạt. ĐĐÂ Quảng Trị do đạo hữu Ngô Ngọc Kiếm hướng dẫn và phát triển theo mô hình GĐPHP, gọi là GĐPHP Quáng Thiện, còn ĐĐÂ Đông Hà do đạo hữu Nguyễn Vỹ hướng dẫn và cũng phát triển thành GĐPHP Phước Huệ do anh Trần Quang Toản điều khiển. Như vậy 2 ĐĐÂ Quảng Trị và Đông Hà là tiền thân của GĐPT và hai GĐPHP Quảng Thiện và GĐPHP Phước Huệ là hai đơn vị mở đầu cho phong trào GĐPT Quảng Trị sau này.

Sau Quảng Thiện và Phước Huệ không lâu (tMinh 'Châu (tức GĐPT Cam Lộ) do đạo hữu Tâm Khoa Lê Văn Đường làm Gia trưởng.

2. Giai đoạn chính thức định hình và thành lập Ban Hướng dẫn đầu tiên

           Do ảnh hưởng sau đại hội GĐPHP toàn quốc lần đầu tiên vào tháng 4/1951   tại chùa Từ Đàm-Huế đã thống nhất đổi danh xưng GĐPHP thành GĐPT, tại thị xã Quảng Trị, ngoài GĐPT Quảng Thiện, khoảng giữa năm 1953 đã phát sinh thêm 5 đơn vị sinh hoạt tại các khuôn hội thuộc năm phượng đó là: GĐPT Minh Đạo (tức GĐPT Đệ Nhất sau này), Chôn Lạc (tức GĐPT Đệ Nhị), Minh Thiện (tức GĐPT Đệ Tam), Tinh Giác (tức GĐPT Đệ Tứ) và Phước Thiện (tức GĐPT Đệ Ngũ) .

           Các đơn vị đã nhiều, đòi hỏi có sự liên kết, sinh hoạt giao lưu, thống nhất thể thức tổ chức, thống nhất chủ trương đường lối tu học, nên vào mùa thành dạo PL 2497 (năm 1953), một Hội nghị Huynh trướng các GĐPT Quảng Thiện, Phước Huệ, Hải Thiện, Minh Châu, Minh Đạo, Chôn Lạc, Minh Thiện, Tịnh Giác và Phước Thiện đã họp tại chùa THPH. Hội nghị đã thành tựu hai việc quan trọng:

          Bầu Ban hướng dẫn để điều hành hoạt động chung của tất cả các GĐPT do anh Nguyễn Duy Phùng giữ chức Trưởng ban và sự giúp sức của một số ít anh chị khác như anh Trân Quang Toàn, Tưng Minh,Nguyễn Vờn Châu. . từ 1948-1950) sinh hoạt Đồng ấu và GĐPHP đã lan đến Diễn Sánh, phát sinh GĐPHP Hải Thiện (tức GĐPT Diễn Bình ngày nay) là đơn vị đầu tiên của huyện Hải Lăng (1953) do anh Tư Đồ Mình thành lập và ở Cam Lộ có GĐPHP.

Vạch một dự án hoạt động nhằm thúc đẩy việc tu học sinh hoạt và phát triển GĐPT, trong đó chú trọng đến việc huấn luyện đào tạo Huynh trưởng. Hội nghị này được xem là Hội nghị lần thứ nhất, đã ghi một dấu mốc lịch sử, chính thức khai sinh, mở ra buổi bình minh của GĐPT Quảng Trị.

Ngay sau khi thành lập BHD đã mỡ một trại huấn luyện Huynh trưởng ( HLHT ) Sơ cấp lấy tên là lục hòa ( sau này gọi là Lộc Uyển khóa 1) do các anh trong ban tổng hội giảng huấn

Năm 1954  mở liền 2 trại Huấn luyện Đội Chúng trưởng tên Tứ ân tại Quảng Trị có 52 em và tại Đông Hà có 30 em

Năm 1955   mở trại HLHT cấp I mang tên THIỆN THỆ (xem như trại A Dục 1) tại Diên Sanh có 60 trại sinh.

Gửi 10 Huynh trưởng dự trại HLHT Kiều trần Như tại Huế

Dự Đại hội huynh trưởng toàn quốc lần thứ 2 tại Huế  1/1953

Dự Đại hội III Huynh trưởng toàn quốc 5/1955 tai Đà Lạt

Với những hoạt động khá tích cực như vậy. GĐPT Quảng Trị  nhanh chóng chuyển mình và phát triển mạnh mẽ vào những năm kế tiếp

II. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN(1956-1962):

Từ năm 1956  trở đi là thời kỳ phát triển của GĐPT Quảng Thống nhất đáng kể, ngày mỗi nhiều, số lượng Huynh trưởng và đoàn sinh

Ngoại trừ huyện Vĩnh Linh ở bên kia bờ sông Bến Hải là ranh giới tam thời giữa 2 miền Nam Bắc của đất nước, các huyện còn lại của Tỉnh Quảng Trị đều có GĐPT sinh hoạt. Hầu như thôn nào, xã nào từ thành thị đến nông thôn, từ miền biển đến miền núi đều có GĐPT, có lúc hơn 200 đơn vị với gần 15.000 đoàn sinh HTr sinh hoạt tươi vui, sôi nổi, trở thành một tổ chức giáo dục thanh thiếu nhi Phật giáo phổ biến và quen thân đối với cộng đồng, có ích lợi nhất định với đời sống tinh thần, văn hoá và an sinh của xã hội.

Hoạt động thời kỳ này có thể vắn tắt như sau :

* Năm 1956

 Hội nghị 2 HTr toàn tỉnh có 69 đại biểu HTr của I 2 GĐPT lại tín nhiệm anh Nguyễn Duy Phùng giữ chức vụ Trưởng ban.

           Năm này có thêm 30 GĐPT được thành lập, đưa tổng số GĐPT toàn tỉnh là 48 đơn vị. Do nhu cầu HTr cấp thiết, BHD đã tổ chức liền 3 trại HLHT Sơ cấp.

      1 trại tai hà Mi vào tháng 3/1956 ( tức LU 2)

      1 trại tại Đông Hà vào tháng 6/1956 (Lu 3)

      1 trại tại Đình Kim Thạch (Lu 4)

Năm này Tổng hội Phật giáo Trung phần (tên gọi mới của Hội An Nam Phật Học) lần đầu tiên ban hành quyết định xếp cấp, GĐPT Quảng Trị có 4 anh chị dược xếp cấp đầu tiên:

  Cấp Tín: Anh Trần Quang Toản                Anh Tư Đồ Minh

  Cấp Dự Tập: Chị Trần Thị Kim Trâm       Anh Hoàng Thế Lợi

*Năm 1957

Tháng 10/1957, hội nghị thứ 3 (thu hẹp) đả cử anh Phan Vàn Minh vào chức Trưởng ban thay thế anh Nguyên Duy Phùng bị áp lực từ phía nhà đương quyền tỉnh buộc phải nghỉ sinh hoạt. Tuy nhiệm kỳ chỉ hơn 3 tháng, nhưng BHD cũng đã mở được trại HLHT Sơ cấp (Lu 5) tại Diễn Thọ.

Năm này, lại có thêm 30 GĐPT được thành lập, Vị chi toàn tỉnh đến đây đã có 78 đơn vị

·       Năm 1958

Một số anh trong BHD bị thuyên chuyển đi xa, bị quân dịch nên hội nghị 4 được triệu tập vào dịp tết Mậu Tuất tải Diễn Thọ cứ BHD mới do bác Đặng Đình Trác đương nhiệm phó Hội trưởng tỉnh hội đảm trách chức vụ  tưởng ban.

          Số lượng GĐPT vẫn gia tăng, thêm 22 đơn vị hình thành mới, thành ra toàn tỉnh đã có tới 100 GĐPT.

         Trong năm BHD đã tổ chức:

          - Trại HLHL SƠ cấp (LU 6): tại Long Hưng có 144 trại sinh. Khoá tu học Phật pháp Trung thiện do giảng sư Thích Thiện Châu giảng dạy

- Tham dự đại hội GĐPT Trung phần 6 HTr dự trại HLHT Tịnh Hạnh (cấp 2), do BHD Tổng hội mở tại chùa Tây Thiên-Huế.

Lần thứ hai Tổng hội xếp cấp Huynh trưởng, Quảng Trị có: Anh Phan Văn Minh, chị Tôn Nữ Thị Phố xếp cấp tín và 35 Huynh trưởng được xếp cấp dự tập.

* Năm 1959

 Hội nghị 5 họp vào tháng 4/1959 bầu BHD mới mà anh Nguyễn Đức Cự được cử chức Trưởng ban, bác Đặng Đình Trác cố vấn.

Một hoạt động lớn trong năm là lần đầu tiên tổ chức trại họp bạn ngành Thiếu toàn Tỉnh, quy mô tại bãi cát Nhan Biểu bên bờ bắc sông Thạch Hãn quy tụ hơn 5000 HTr đoàn sinh cúng dường lễ Phật Đản PL 2503 .

      Năm nay có thêm 15 GĐPT được thành lập.

 *Năm 1960

Hội nghị 6 họp tín nhiệm anh Ngyyễn Đức Cự ở chức vụ Trưởng ban Hướng dẫn.

 - Trại HLHT Sơ cấp (Lu 7) dược mở tại đình Cổ Thành có 63 trại sinh, đồng thời với trại Đội Chúng trưởng có 79 trại sinh.

- Tổ chức Tổng kiểm tra đến các đơn vị, ghi nhận được 124 đơn vị GĐPT với tổng số 9505 đoàn sinh và 1157 HTr

- Phát động phong trào tiết kiệm gây quỷ từ thiện xã hội bằng hình thức đoàn sinh bõ  gạo hủ , HTr đồng tâm một tháng nhịn ăn sáng một lần. Kết quả thu được 2,4 tấn gạo, 4.600 đồng và 20m vải, giúp đỡ được một số bà con già yếu neo đơn khó khăn vào dịp Vu Lan báo Hiếu.

- Tiến hành xây dựng Trưởng tiếu học Bồ Đề Hải Lăng tại Diên Sanh

          - Ấn hành tài liệu tu học ngành Oanh do anh Nguyễn Đức Thương biên soạn.

 - Cuối năm có thêm 1 3 GĐPT mới thành lập nâng tổng số GĐPT

toàn tỉnh lên 1 3 7 đơn vị . Công việc chuẩn bị cho trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc dự

định tại Nha Trang phải đình chỉ vì chính quyền đương thời cản trở, không cho phép tổ chức.

*Năm 1961

Hội nghị 7 GĐPT tinh họp vào tháng 3/1961   tại chùa Tỉnh hội có 241 đại biểu cua 1 05 đơn vị cư anh Nguyễn Đức Thương giữ chức Trưởng  ban.

Hoạt động năm này khá sôi nổi :

Trại họp bạn HTr toàn tỉnh lần đầu tiên danh hiệu A Dục tổ chức vào tháng 5 tại bãi biển Mỹ Thuỷ có 635 trại sinh. Tiếp sau là các trại họp bạn tại các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh có cả thảy 1207 HTr và đoàn sinh.

Mở trại Sơ cấp (LU 8) tại Lương Điền có 85 trại sinh.

Trại HLHT cấp I (A Dục 2) tại Hà Xá' có 37 trại sinh

Nhiều trại Đội Chúng trưởng, riêng tại Triệu Phong có 6 trại với 527 em được huấn luyện. Chương trình tiết kiệm gạo hu 1 bữa sáng đồng tâm giúp đỡ đồng bào khó khăn nghèo thiếu tiếp tục thực hiện thu được 1 tấn gạo và 5342 đồng .

Tổng kiểm tra tấn 2 thống kê toàn như có lo.29) đoàn sinh của tổng số 143 GĐPT (năm nay có thêm 6 đơn vị được thành lập)

 *Năm 1962

 Hội nghị 8 họp vào tháng 2/1962 (tết Nhâm Dần) cử anh Nguyên Khác Uỷ giữ chức vụ Trưởng ban.

 - Năm nay tổ chức thi vượt bậc tập trung tại 9 địa điểm và nhiều điểm khác cho ngành Oanh (bậc Mở Mắt, Cánh Mềm) có cả thảy hơn 3 500 em đoàn sinh dự thị.

 - Trại LHT Sơ cấp (Lu 9) tại Lan Đình có 70 trại sinh. Trại HLHT Sơ cấp (Lu lo) tại Bồ Bản có 134 trại sinh

          -    Trại HLHT Sơ cấp ( LU 9) tai Lan Đình có 70 trại sinh

          -    Trai HLHT Sơ cấp ( LU 10) tai Bồ Bản có 134 trại sinh

-         Trại HLHTCấp I (A Dục 3 ) tại Hà Xá có 3 7 trại sinh

-         Phát động chương trình mỗi đoàn sinh 1 viên gạch, mỗi HTr một ngày lao động cho công trình xây dựng Trường tiểu học Bồ Đề Hải Lăng.

III.THỜI KỲ PHÁP NẠN VÀ ĐẦY BIẾN ĐỘNG (1963-1974):

Hội nghị 9 cuối tháng 1/1963 (cũng vào đầu xuân Quý cao), lần thứ hai anh Nguyễn Khắc Uỷ được cư nhiệm Trương ban Hướng dẫn.

Cũng như đồng bào và Phật tư cả nước nói chung, năm 1963 đối với GĐPT Quảng Trị nói riêng là một năm không bao giờ quên,

đó là pháp nạn lần thứ nhất dưới chế độ kỳ thị áp bức Phật giáo của Ngô Đình Diệm

Lần thứ hai GĐPT Quảng Trị tổ chức Hội trại cúng dường Phật Đản PL 2507 lịch sử, cũng tại bãi cát Nhan Biểu với công trình cầu tre bắc qua sông Thạch Hãn gồm 2 cầu ở Bến Hộ dài gần 200m và kỳ đài theo mô hình tháp Effel cao 36m, lá có Phật giáo thế giới

trên đỉnh tháp rộng 6mx4m. Trại mang danh hiệu TẤT ĐẠT ĐA, với hơn 4000 đoàn sinh và HTr ngành Thiếu tham dự và thu hút hàng vạn người tham quan với tấm lòng thân ái và tán thưởng tinh thần và trí tuệ của GĐPT. Nhân dịp này, đã ấn hành đặc san Vô ưu kính

mừng Phật Đản với số lượng 2000 cuốn. Chính trong trại này, bất chấp mọi áp lực nặng nề từ phía nhà cầm quyền tỉnh, BHD, Ban quản trại đã long trọng cử hành lễ cài băng tang truy niệm 8 đoàn sinh GĐPT đã bị thảm sát tại đài phát thanh Huế đêm 14/4/quý Mão

(7/5/1963). Kể từ giờ phút này GĐPT Quảng Trị cùng với GĐPT cả nước luôn sát cánh cùng mọi giới đồng bào, ở trong lòng Giáo hội,không ngại hy sinh, dồn mọ i nổ lúc, đóng góp một cách tích cực và xứng đáng vào công cuộc vận động cho quyền tự do tín ngưỡng bìnhđẳng tôn giáo đến thắng lợi cuối cùng khi chế độ độc tài tàn ác gia đình trị Diệm-Nhu bị lật đổ.

* Năm 1964

Hội nghị 1 0 bầu lại Ban Hướng dẫn mới, anh Từ Đồ rinh được cử chức Trưởng ban.

 - Tham dự đại hội GĐPT toàn quốc các ngày 27-301611964 tại Sài Gòn; thực sự thống nhất GĐPT.

 - Lần thứ ba tổ chức Hội trại ngành Thiếu cúng dường Phật Đản PL 2508 với danh hiệu thánh tư đạo THA]\TH Tuệ, công tại bãi cát Nhan Biểu có hơn 5000 HTr và đoàn sinh, có cầu tre bắc qua sông Thạch Hãn ở bến chợ dài gần 200m.

           - Mở trại Lộc Uyển 1 1

 - Trại A Dục 4

 - Gửi 8 HTr dự trại Huyền Trang 3 do BHD Thừa Thiên tổ chức tại chùa Báo Quốc.

* Năm 1965

-Tổ chức triển lãm và văn nghệ nhân lễ xuất gia

          - Mở trại Lộc Uyển 1 2 và A Dục 5

 *Năm 1966 

Đại đức Thích Như Hải nguyên đoàn sinh GĐPT Long Hưng tự thiêu lúc 3 giờ 30 ngày 4/6/1966  trong sân chùa tỉnh hội để chống lại Thiệu-kỳ đàn áp Phật giáo.

 - Mở trại Lộc Uyển 1 2B

          - Mở trại A Dục 6, Trại Cấp Ii-huyền Trang khoá 1 ngày 24/1/1966 tại chùa Quân đội La Vang có 13 trại sinh

          - Thành lập đoàn Vô Uý gồm hơn 30 HTr do anh Đỗ Hồng Nguyên làm đoàn trưởng anh Lê Bá Chí đoàn phó tăng cường cho lực lượng Vô Uý bảo vệ đạo pháp tại chùa Pháp Lâm Tỉnh hội Đà Năng. Quân đội Thiệu-kỳ đàn áp khốc liệt, ruồng bố khắp nơi. Rất nhiều đoàn sinh HTr bị bắt, tra tấn, tù đày, trong đó nặn nề nhất là Anh Nguyễn Khắc Ủy phó Ban hướng dẫn.

          Tổ chức hai đợt công tác từ thiện giúp đỡ bà con đồng bào tai khu định cư Trung Gio ở cam Lộ.

          - Ban hướng dẫn hết nhiệm kỳ nhưng do tình hình rối ren nên không triệu tập hội nghị được.

* Năm 1967

Chính quyền Thiệu-kỳ ban hành sắc luật 23/67 chuẩn y cái gọi là "Hiến chương mới GHPG NTN" (thực chất là của khối Việt Nam Quốc tự do Thượng toạ Thích Tâm Châu cầm đau) gây chia rẽ giáo hội, nên giáo hội buộc lòng phải đấu tranh để bảo vệ đạo pháp và sự toàn vẹn của giáo hội. '

 - Do anh Trưởng ban bị bắt ở tù nên anh Trần Quang Toàn xử lý thường vụ, Trưởng Ban hướng dẫn.

 - Tổ chức trại Lộc Uyển 14

Tổ chức 2 đợt công tác xã hội giúp đỡ đồng bào Trung Lương, Gio Linh bị buộc di tản, định cư tại Cam Lộ.

* Năm 1968-1969

Do tình hình chiến cuộc lan rộng, sinh hoạt GĐPT bị nhiều trở ngại và. sa sút nhiều. Tháng 12/1968 Hội nghị 1 1 được tổ chức để củng cố lại các đơn vị.  Lần này anh Nguyễn Đúc Thương lại đảmnhận chức vụ Trưởng ban. Nặng nề nhất là anh Nguyễn Khắc Uỷ, Phó Trưởng Ban hướng dẫn.Tổ chức 2 đợt công tác từ thiện giúp đỡ bà con đồng bào tại khu định cư Trung Gio ở Cam Lộ.

 - Mở trại Lộc Uyển 15 với 315 trại sinh.

 - Trại A Dục 7 vào tháng 6 tại chùa THPH Quảng Trị có 64 trại sinh

Ấn hành đặc san Phật Đản PL 2513.

Tổ chức liên tiếp 5 đợt công tác giúp đồng bào tại các khu định cư ở Hà Tây, Gia Đẳng, Bình An, Lương Điền, Hà Thanh.

-         Gửi một số HTr dự trại Huyền Trang I, miền Vạn Hạnh tại Từ Đàm-huế.

-         Tham dự Hội nghị HTr ngành Nữ toàn quốc lần thứ I tại Nha Trang, chị Lê Thị Diệu Tha, Trần Thị Hoàng Quyên là đại biểu

*Năm 1970

Hội nghị thứ 12 (nhiệm kỳ 1970- 1972) họp tại trường Trung học Bồ Đề Quảng Trị vào tháng 3/1970. Lần thứ ba anh Nguyễn Đức Thương giữ chức Trưởng ban.

Thành lập thêm BĐD/GĐPT Quận Đông Hà theo đơn vị quận hành chánh Đông Hà. - Xây dựng hoàn tình trường Tiểu học BỒ Đề Quảng Trị

- Tổ chức trại Lộc Uyển 16 đồng thời với trại A Dục 8.

- Gửi 15 HTr dự trại Huyền Trang miền Vạn anh tại Từ Đàm Huế.

- Cử phái đoàn am dự đại hội VII GĐPT toàn quốc tại Quy Nhơn.

* Năm 1971

Hoạt động năm này rất rộn rịp :

 Đại hội giữa nhiệm kỳ (đại hội l3) tại Trường Trung học Bồ Đề có 268 HTr của 117 đơn vị.

 +  Hội nghị các quận :

-         Cộng tác từ thiện tại Câu Nhi Phương có 317 HTr đoàn sinh với 732 loong gạo, áo quần ... giúp 62 gia đình bị hoả hoạn và 6 người chết vì chiến sự,

-          Ấn hành Nội san tu học các số 1, 2, 3, 4

-         Thăm viếng giải quyết các vướng mắc một số đơn vị, củng cố nhiều đơn vị còn yếu kém, trao quyết định canh thức, lễ ra mắt chu niên một số GĐPT.

  Trại Lộc Uyển 17 tại Trường Nam có 1 82 trại sinh.

 Đồng thời trại A Dục 9, 16 HTr dự trại Huyền Trang III miền Vạn Hạnh tại Sơn Trà, Đà Năng. Trại sinh Bùi Duy Túc (đơn vị Trà Liên) thủ khoa.

 Nhiều trại Đội Chúng trưởng, Tuyết Sơn tại Triệu Phong, Hải Lăng, Đông Hà . . .

Tổ chức 2 đêm văn nghệ gây quỷ tại rạp hát Kim Châu văn nghệ cứng dường Phật Đản thành công rực rỡ.

-         Một biến cố quan trọng nguy hiểm là ở trại Phật Đản GĐPT vùng 4 Triệu Phong tại chùa Gia Độ, gần 300 HTr đoàn sinh bị ngộ độc có dấu hiệu cho thấy có kẻ âm mưu ám hại GĐPT. Rất may không có tư vong.

-         Tổng kiểm tra lần thứ ba.

-         Lần đầu tiên cử hành lễ Hiệp kỵ kỳ siêu HTr đoàn sinh quá cố vào ngày 17/11   (vía Phật A Di Đà) tại tất cả các đơn vị, và một điềm tập trung tại chùa Tỉnh hội:

 + Có 51 HTr thọ cấp Tập, 9 cấp Tín

 + Đề nghị xếp cấp: l cấp Tấn, 2 cấp Tín, 20 cấp Tập

 - GĐPT Chánh Đạt (Sài Gòn) gửi tặng 52.575đ, 12 thùng quần áo và một số gạo để giúp đồng bào bị lũ lụt ở Hải Lăng và một số bàcon tai nạn, khó khăn khác.

*Năm 1972

Chiến tranh năm 1972 vô càng khốc liệt, hầu hết nhân dân trong tỉnh đều phải sơ tán để tránh bom đạn, nhiều bà con ra Bắc, số khác tản cư vào Thừa Thiên, Đà Năng. Hầu như tất cả nhà cưa ruộng vườn, trường học, bệnh viện, đình chùa miếu vũ ... đều bị hư hại, hoặc hoàn toàn tiêu huỷ. Đây chính là thời gian cực kỳ khó khăn và hầu như mất mát toàn bộ đối với GĐPT Quảng Trị.

Tuy vậy, sau cơn giao động và hoảng loạn ban đầu, anh em cũng bắt được liên lạc với nhau và tạm đặt "văn phòng " tại chùa Diệu Đế độ 1 tháng, rồi chuyển vào Đà Nẳng (chùa Tỉnh Hội). Mặc dù phai sống chui rức vô cù ng khốn khó thiếu thốn mọi bề trong các trại tạm cư, nhiều anh chị em vẫn quy tụ nhau lại, vận đụng mọi cách để nuôi dưỡng mầm sống còn của tổ chức, để lễ bái, sinh hoạt. Thế là Quảng Tín cũ) đều có các GĐPT với các danh hiệu: GĐPT Vân Thánh Long Thọ (Huế) Nguyên Hương, Quảng Hưởng, Thiện Mỹ , Diệu Quang, Thanh Vinh, Thanh Tuệ, Yến Phi, Duy Phùng, Tinh Quang, Thanh Quang Quảng Đức, Hải Tràng (tại Đà Năng) Như Hải (Chu Lai ) . . . Phần đông anh em BHD quy tụ lại ở trại âm cư Hoà Tiên, xã Hoà Cường, quận Hoà Vang (do BHD Trung ương thiết lập và sự tài trợ của viện Đại học Vạn Hạnh) nên văn phòng BHD đặt ở đây. BHD đã phải hết sức vất vả tích cực nên đã kiểm soát điều hành được sự sinh hoạt của tất cả các đơn vị GĐPT lánh cư từ Thừa Thiên vào đến Quảng Tín. Đến cuối năm có tới 1 000 HTr và ngót 5000 đoàn sinh sinh hoạt tại các GĐPT trong tình rạng lánh cư.   Tuy với vô vàn khó khăn, nhưng sự hoạt động rất sôi nôi hiệu quả:

Hội nghị 14 là hội nghị lịch sử lủn vong" vẫn được tổ chức hoành tráng vào các ngày 31.12.1972-11.1.1973 tại trại tạm cư Hoà Tiên với 229 HTr đại biểu của 96 đơn vị (các GĐPT lánh cư và GĐPT nguyên quán) đã cử anh Nguyễn Đức Thương tiếp tục chức vụ Trưởng ban với 29 anh chị khác (trong đó có 6 phụ tá)

Mở 2 khoá dạy nghề cắt may miễn phí 3 tháng (3 - 5 / 1973 ) (do Uỷ ban điều hành VĐH Vạn Hạnh tài trò) cho hơn  0 học viên là đoàn sinh GĐPT theo học (do anh Lê Quang Tiệp làm quản đốc và anh Cái Kim Châu là HTr ở Đà Nẵng, làm giáo viên hướng dẫn với tinh thần thiện nguyện)

Tổ chức 3 trại tình thương nhiều ngày giúp đỡ đồng bào hồi cư ở Hải Lăng, có hàng trăm HTr đoàn sinh tham gia.

 - Quyên góp giúp đỡ đồng bào ảnh Quảng Nam bị bảo lụt.

 - Thăm viếng, đôn đốc, chấn chỉnh sinh hoạt tất cả các đơn vị  tinh cư và các đơn vị hồi cư ở Hải Lăng.

Mở trại Lộc Uyên 1 8 có 144 trại sinh, đồng thời với trại A Dục  10 có 72 trại sinh tại trại tạm cư Hoà Long.

Mở 3 trại đội chúng trưởng- Chăn đàn (Tuyết sơn) ( 2 tại Đà Nẳng, 1 tại Hải Lăng)

10 HTr ( đều là BHD) dự trai HLHT Vạn Hạnh1  tại Đà Lạt ( Nhân lễ khánh thành trai trường GĐPTVN)

Tổ chức 2 khoá tập huấn hành chánh (l tại Hoà Tiên, 1 tại Hải Thọ)

Khóa hội thảo HTr ngành nữ (tại trại Mỹ Thị)

Ấn hành tài liệu nội quy GĐPT tài liệu Lộc Uyển, A Nô ma-Ni Liên , Cương yếu hành chánh GĐPT cung cấp cho các trại huấn, Kỷ yếu hội nghị 14

In ấn tài liệu đại hội GĐPT, bảo trợ, cựu HTr toàn quốc 1973 tại Đà Nẵng gồm 500 tập hơn 120.000 trang giấy.

-         Thiết lập tủ sách BHD với hơn 100 đầu sách trên 300 cuốn

-         Tham dự đại hội GĐPT toàn quốc 1973 tại Đà Nẳng ( phái đoàn có 14 Đại biểu)

-         Cung lâm lễ tang Đại cố lão Hòa Thượng đệ I tăng thốngGHPGVNTN

-         Đón tiếp anh Trưởng BHD Trung ương Võ Đinh Cường thăm GĐPT Quảng Trị tại trại Hòa Khánh B tại Mỹ Thị và Hòa Tiên

-         Đón tiếp phái đoàn BHD Trung ương và các đoàn đại biểu dự hội thảo toàn quốc thăm Quảng Trị (tai Chùa Mỹ Chánh)

-         Đón tiếp Chị Phó trưởng ban hướng Dẫn Trung ương hoàng Thị Kim Cúc về chủ trì hội thảo HTr ngành Nữ.

* Năm 1974-1975

Hoà bình lập lại, cuối năm 1973  đầu năm 1974  một số HTr đoàn sinh theo gia đình di cư vào Nam, trong đó có anh Trưởng ban Nguyễn Đức Thương, phần lớn đồng bào lần lượt hồi cư về làng cũ, một số khác định cư nhiều nơi rải rác từ Phong Điền ra Mỹ Chánh, Hải Lâm, Hải Phú dọc quốc lộ I dần dần ổn định cuộc sống.Các GĐPT 1ại tái xây dựng và sinh hoạt.

Ban hướng dẫn di dời một ít cơ sở từ Hoà Tiên ra ngã ba Cầu Dài-diên Sanh xây dựng TRUNG TÂM DUY PHÙNG với một loạt cơ sở bằng vật liệu nhẹ như văn phòng, trường học, tự đường HTr đoàn sinh quá cố, cư xá (3 phòng) nhà lưu trú (l phòng), phòng in và nhà kho thư quán quầy cơm xã hội, quầy dịch vụ (kinh doanh 3gian) giếng nước, và khu trại trường công viên, diện tích 6000m2. Hoạt động lúc này cũng rất rộn rịp.

          Ngày 1/2/1974  Hội nghị 15 tại Lương Điền (lúc này văn phòng chưa dời ra ngã ba Diện Sanh) có 165 HTr của 72 đơn vị (37 hồi cư, 13 tạm cư, 22 đơn vị nguyên quán) đã cư anh Ngyyễn Lam chức Trưởng ban, anh Lê Bá Chí, chị Lê Thị Diệu Tha phó trưởng ban.

 - Mở cuộc kiêm tra lần thứ tư đến khắp các đơn vị nguyên quán hồi cư ở Hải Lăng, Triệu Phong, xây dựng một số đơn vị tại các khu định cư trên địa bàn Hai Lăng và Phong Điền Thừa Thiên.

Tổ chức quầy cơm xã hội khoác lấy lãi giúp bà con lao động nghèo .

 - Chủ nhật mỗi tuần tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí tại Trung tâm Duy Phùng cho nhân dân

          Liên trại Lộc Uyển 19, A Dục 11 tại Trung tâm Duy Phùng

Ấn hành tài liệu Sư liệu GĐPT Quảng Trị từ sơ khởi đến 1963 của anh Nguyễn Khắc Uỷ biên soạn và đánh máy

          Ấn hành tài liệu tu học Mở Mắt, Hướng Thiện do anh Nguyễn Văn Thi biên soạn

          Ấn hành Nội quy, quy chế HTr GĐPT, Chương trinh tu học HTr ( 1973 )

Biên tập ấn hành tài liệu Nhạc, trò chơi

 Mua sắm khí mãnh thiết bị văn phòng, máy chữ, máy quay Ro méo

 - Xếp cấp 20 HTr cấp Tập, đề nc'hị Trung ương xếp 4 cấp Tín, 2 cấp Tấn, đồng thời xu lý một số vụ việc Huynh trưởng vi phạm kỷ Luật, mất phẩm chất.

Hội nghị 16 GĐPT toàn tỉnh họp vào các ngày 10, 11, 12/1 /1975 , anh Nguyễn Lam lại được cử Trưởng ban với nhiều dự án hằm củng cố hơn nữa sinh hoạt vừa mới phục hồi.   Nhưng dự án chưa được thực hiện thì miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước hoàn toàn độc lập hoà bình thống nhất, lịch sư GĐPT Quảng Trị lật qua một trang mới.

 IV.THỜI KỲ TIỀM SINH (1975-1988):

Đại thắng mùa xuân 1975 đã viết nên trang sử mới oanh hệt và rực rỡ:  Miền Nam hoàn toàn giai phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, hoà bình thống nhất tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Hầu hết nhân dân trước sơ tán lánh cư các nơi lục tục trở về quê hương làng cũ để xây dựng lại cuộc sống. Lúc đầu mọi cơ quan tổ chức đoàn thể và mọi người đều ưu tiên tập rung nổ lực cho lao động sản xuất để hàn gắn vết thương chiến tranh hết sức nặng nề. Đời sống đang rất khó khăn, nhiều thay đổi và bề bộn yêu cầu cấp thiết. Đời sống tâm linh tín ngưỡng tất nhiên phải tìm gác lại. Vả lại hệ ~l'ết ~ĩjlg cơ sở thờ  chùa chiền bị tàn phá.

Ngoài ra rất nhiều HTr, đoàn sinh di dân vào miền Nam, nhiều người đi xây dựng vùng kinh tế mới, số ở lại thì đa phần gặp lúc kinh tế khó khăn thiếu thốn, một số khác thì phải theo trách vụ xã hội hoặc bị giao động nghi ngờ thiếu vững tin vào sự trường tồn của đạo pháp, vào pháp lý của giáo hội và GĐPT nên sự sinh hoạt tại cơ sở tín ngưỡng (khuôn hội cũ) nói chung, GĐPT nói riêng gần như ngừng lại.

Tuy vậy tại một số ít đơn vị khuôn hội, GĐPT, một số Phật tư vẫn anh thủ lễ bái tụng niệm vào những lúc ngoài giở lao động để duy trì sinh hoạt như Diễn An, Diễn Bình, Văn Quỹ, Quy Thiện, Ngô Xá Đông, Ngô Xá Tây hoặc có đơn vị còn cố gắng tu sửa chùa

chiền như Thanh Liêm, Thạch Hãn ... Tuy không nhiều và hạn chế nhiều mặt nhưng đó vẫn là những ánh đèn le lói lúc đang tối trời.

     Dần dần các khó khăn được khắc phục, đời sống nhân dân từng bước được ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển, các Phật tư cũ bắt đầu có xu hướng quan tâm trở lại đời sống tâm linh tín ngưỡng truyền thống cửa mình. Việc đi chùa lễ bái, kinh kệ tu sưa chùa chiền

được thực hiện ở nhiều nơi hơn, nhiều người hơn trong đó phần lớn là các HTr và đoàn sinh GĐPT. Ngoài giờ tụng kinh lễ bái anh chị em quy tụ lại vui chơi ca hát. Đó là sự sinh hoạt có tính cách phục hồi tự phát và hình thức sơ sài.

Trong khi đó, một số anh chị trong BHD cũ cùng gắn bó với nhau. Sau năm 1975 đã tháo gỡ di dời một số cơ sở ở trung tâm Duy Phùng về Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang đã đó nát hoang tàn. Đây là nơi anh chị em HTr đoàn sinh gặp gỡ nhau cùng tu niệm vào các kỳ

tu Bát quan trai, lễ Kỵ Tổ khai sơn, Lễ Phật Đản, Vu Lan, Thành đạo ngày truyền thống 27/12 hàng năm, (định lệ từ năm l977). Rồi lễ Hiệp ký, tái thiết chùa Tỉnh hội. Anh em quy tụ lại, gắn bó ngày mỗi nhiều.

Cho nên năm 1978 tái thiết Tổ đình, HTr đoàn sinh đã đóng góp hàng trăm công thợ, lao động.

Ngày 2/2/1979 (6/1/kỷ Mùi) đức đại lão Hoà thượng Đệ II Tăng Thống viên tịch, rất đông Phật tư Quảng Trị về thọ tang, trong đó hơn 100 HTr đoàn sinh, với đồng phục chỉnh tề sung vào hàng rào cung đón chư tôn giáo phẩm và đội trật tự trong suốt thời gian lễ tang.

Tái thiết chùa Tỉnh hội lần thứ nhất gần 500 HTr đoàn sinh tham gia thu dọn phế liệu, làm mặt bằng, hàng rào trong nhiều ngày. Thế rồi cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước thành tựu và GHPGVN được thành lập năm 1981  là thuận duyên cho việc sinh hoạt tín ngưỡng được dễ dàng hớn, đem lại niền tin và phấn khởi mới cho cho các giới Phật tử cũng như GĐPT.

V. THỜI KỲ PHỤC HỒI CŨNG CỐ VÀ TÁI PHÁT TRIỂN LÂU DÀI

(Từ năm 1989 đến nay… )

Có thể nói sự ra đời của GHPGVN năm 1981  là một bước ngoặc lịch sư quan trọng của PGVN để PGVN vươn lên tầm cao mới.

Riêng tại Quáng Trị, phải đợi đến năm 1989  khi tỉnh Quảng Trị được lập lại và năm sau -  990, đại hội lần một bầu Ban Trị sự TW GHPG VN, thành lập các Ban Đại diện Phật giáo huyện, lần lượt ổn định ra mắt sinh hoạt các Niệm Phật đường, thì cũng là lúc GĐPT Quảng Trị tái mình sinh hoạt ngày càng mạnh mẽ hơn, bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phục

hồi củng có và tái phát triển hơn bao giờ hết.  

Tình hình và các hoạt động nôi bật trong thời kỳ này có thể tóm tắt như sau: 

1. Về tổ chức:

Trong khoảng năm 1989- 1990, ngoài các đơn vi cũ dần hồi tái sinh hoạt,. tại các vùng kinh tế mới như miền tây Gio Linh đã hình thàth nhiềuGĐPT như Nhất Tâm Trí Hòa  Tiến Hoà, Xuân Tây,Nam Tây, Gio Sơn, Thiện Đức, Hải Lam, Hải Tân, Hải Hoà, Hải Ba. Ở Hướng Hoá từ năm 1990  GĐPT Khe Sánh tái sinh hoạt, lại ra đời thêm một loạt các TĐPT Lương Lễ, Tân Xúyên, Tân Liên, Tân Thuận, Tân Trung (sau đổi lại là Trung Sơn Tài), Tân Long, Tân Thành, Vinh Hoa, Thành Tuệ, Cao Việt, An Hà, Tân Kim. (Về sau 5 đòn vị này hợp nhất la,thành một đơn vị là GĐPT Phước Báo).

Ngoại trừ huyện Vĩnh Linh, còn lại 5 huyện và 2 thị xã đều cósinh hoạt GĐPT, tất cả là 169 đơn vị, hầu hết đều sinh hoạt tại chùa, dưới sự quản lý cua Niệm Phật đường thuộc GHPGVN. 

           * Số lượng HTr và đoàn sinh: Số lượng này thường biến động, tăng giảm bất thường.

Thống kê năm 2000: Có 1714 HTr (trong đó có 831 HTr nữ) đã được xếp cấp Tập 257, cấp Tín 76, còn 1215 chưa xếp cấp 17.824 đoàn sinh (Nam Phật tử: 125, Nữ Phật tư: 79. Nam, Oanh vũ: 3896 em, Nữ Oanh vũ: 5790 em. Thiếu nam 2957 em, Thiếu nữ 4977 em)

Năm 2008 ghi nhận  

        Số HTr: 1704 (972 nam, 732 nữ). Cấp Tập 444, cấp Tín 123, cấp Tấn 22, cấp Dũng 1

Trong số 1704 HTr được cơ cấu:

  Thành phần PBHD có: 40 HTr (31 nam, 9 nữ)

  Cơ cấu các BHT có : 1664 HTr (trong này kiêm nhiệm chức vụ ở 7 Ban Đại diện tại 7 huyện thị là 81 HTr)

          - Tham gia PBHD/TW: 4 HTr (3 nam, 1 nữ)

Năm 2008 số đoàn sinh toàn tỉnh là: 11.200 em. Vậy tổng số HTr đoàn sinh là: 12.904.

          * Công tác kiểm tra:

           Trong thời kỳ phục hồi này, PBHD đã tô chức 3 đợt tổng kiểm tra đến tất cả các đơn vị nể nắm rõ mình hình và điều chỉnh các sai sót lệch lạc về nhận thức cũng như tô chức hình thức và sinh hoạt tu học.

 -Lần 1 vào năm 1993  đến 120 GĐPT. Ghi nhận được 1245

HTr và 10.739 đoàn sinh.

 - Lần 2 vào năm 2002 đến 162 GĐPT. Thống kê được 1548

HTr và 9698 đoàn sinh.

 -Lần 3 vào năm 2006 đến 158 đơn vị. Thống kê có 1653 Huynh trưởng và 10.895 đoàn sinh.

          * Tổ chức Hội nghị:

Nhằm tổng kết Phật số bầu PBHD và vạch chương trình hoạ tđộng cho từng nhiệm kỳ, từ khi phục hồi đến nay đã tô chức 5 Hội nghị đại biểu HTr toàn tỉnh.

Trước hết vào ngày 28/2/1996  tại chùa Tỉnh hội đã mở Hội nghị thu hẹp để quán triệt về chủ trương cua Chính phủ về vấn đề sinh hoạt GĐPT.  Lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh, UBMTTQVN tỉnh đã đến dự và phổ biến thông tư số 01 ngày 3/3/1995 của Ban Tôn giáo Chính phủ về sinh hoạt GĐPT.

Hội nghị ngày 21/4/1996 có 173 HTr đại biểu. Đây là hội nghị đầu tiên sau năm 1975 và được kể là Hội nghị thứ 17

Hội nghị thứ 1 8 ngày 16/2/2000  tại chùa Tỉnh Hội có 444 đại biểu HTr. Hoà Thượng Trưởng ban Hướng dẫn Phật tư Trung ương Thích Thiện Duyên và PBHD/GĐPTTW (anh Nguyễn Thắng Nhu) đã về chứng minh và chủ toạ.

Hội nghị thứ 19 ngày 23,24/2/2002, giữa nhiệm kỳ có 122 HTr

Hội nghị thứ 20 ngày 8/12/2003 tại Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quảng Trị có 358 HTr. Chư tôn đức giáo phẩm chứng minh, PBHD.GĐPT/TW đã về chủ toạ và sự tham dự của lãnh đạo Ban Tôn giáo, UBMTTQ và các ban ngành tỉnh liên quan.

Hội nghị 21 ngày 5,6/3/2007 tại TỔ đình Sắc Tứ Tịnh Quang có 3 ?.. TTTr với sự chứng minh của chư tôn đức, PB~JĐPT' TW về chủ toạ và sự tham dự của lãnh đạo Ban Tôn giáo, UBMTTQ và ban ngành tỉnh.

2. Về tu học:

   Việc tu học của Huynh trưởng và đoàn sinh được lấy làmtrọng tâm của tất cả mọi sinh hoạt GĐPT.

    a. Đối và đoàn sinh:

Việc tu học của đoàn sinh là tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà BHT đơn vị có phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp, nhưng luôn áp dụng đứng chương trình của Hội đồng Trị sự ban hành và PBHD đã triển khai phổ biến và luôn đảm bảo tinh thần đường lối giáo dục căn bản của GĐPT, căn cứ vào tập Phật pháp và bộ Phật học phổ .thông và tài liệu do PBHD phổ biến. Đã từ lâu mành Oanh, ngành Thiếu đã học đu 4 bậc. Ngành Thanh bắt đầu thi bậc Hoà vào năm2005 và 2008 thi bậc Minh. Kể từ năm 1990, hàng năm vào mùa lễ Xuất Gia, PBHD đã tổ chức thi vượt bậc đoàn sinh, mỗi năm trung bình trên dưới 3000 đoàn sinh lúng cách các bậc.

 Ngoài ra từ năm 2002 trong dịp thi vượt bậc có tổ chức thêm kỳ thi đoàn sinh giỏi cấp huyện cấp tính, mỗi năm có độ 30 em đạt danh hiệu đoàn sinh giỏi cấp tỉnh, được phát thưởng và tặng bằng khen, thường là vào dịp Hiệp kỵ 14/7.

    b. Tu Học Huynh trưởng:

Việc tu học của HTr là hết sức hệ trọng nên PBHD đã đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện để HTr các cấp được tu học kết quả tốt.

Ngày 10/3/1996 PBHD phát động lễ tổng khai khoá các bậc học đến tận các đơn vị GĐPT, trước mắt là bậc KIÊN, bậc TRÌ bước đầu có hơn 1 000 HTr đăng ký theo học tại nhiều điểm ở các huyện, thị xã. Đến nay đã có 12 khoá bậc Kiên với hơn 3000 HTr và 6 khoá, bậc Trì với trên 1000 HTr hoàn tất chương trình, phần lớn trong số này đã dự các trại HLHT Lộc Uyển và A Dục.

Ngày 19/10/1997 đã khai khoá hai bậc cao là bậc ĐỊNH, bậc LỰC. Đến nay đã có 3 khoá bậc Định với 3 3 0 HTr học viên. Học viên 2 khoá đầu đã hoàn thành trại Huyền Trang, khoá 3 sẽ hoàn tất chương trình vào đầu năm 2009.

Bậc Lực cũng đã có 3 khoá với 116 HTr, trong số này khoá 1 có 40 HTr sau 9 năm học tập, đã hoàn thành chương trình trại Vạn Hạnh:II do PBHD/GĐPT/TW tổ chức từ 2001-2005.

Bậc Lực 2/Quảng Trị (2003-2007) có 23 HTr được Trung ương công nhận và tổ chức thi kết khoá trong dịp trại Họp bạn ngành Thiếu toàn quốc tháng 8/2007 tại Đà Năng và cấp phát chứng chỉ trong dịp lễ này. Có 40 Huynh trưởng đang theo học bậc Lực II Vạn Hạnh

           III/GĐPT/TW đã thi kết khoá năm II trong dịp trại Họp bạn HTr ngành Nữ toàn quốc tháng 8/2008 tại Bà Ria Vũng Tàu.

Ngoài chương trình tu học về giáo lý, chuyên môn, các Ban đại diện huyện, thị xã còn tổ chức các lễ Quy y, các khoá tu Bát quan trai cho HTr đoàn sinh, như huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Đông Hà . . . hoặc trong các trại Huyền Trang, các lễ thọ cấp BHD cùng xếp vào chương rình một thời khoá cho HTr tu tập Bát quan trai.

Trên thực tế cũng có nhiều HTr đoàn sinh tham gia tu Bát quan trai tại các đạo tràng ở các địa phương vào hàng tháng hàng quý để thúc liềm thân tâm và trau dồi giới đức.

 XẾP CẤP HƯYNH TRƯỞNG cũng là một hình thức đánh giá trình độ học và tu và mức độ thăng tiến về phẩm hạnh của HTr, nên từ năm 1994  đến nay đã thực hiện 8 đợt xếp cấp, có 700 HTr (518 nam và 182 nữ) được xếp cấp Tập và 174 HTr (l 57 năm 17  nữ) được xếp cấp Tín. Từ năm 2000-2006 có 22 HTr cấp Tấn (3 nữ), 1 HTr cấp Dũng được HĐTS chuẩn y.

3. Về huấn luyện

 song song với tu học, chương trình huấn luyện cũng quan trọng nhất đối với hàng HTr

    aHuấn luyện đoàn anh:

Do yêu cầu về việc điều khiển Đội, Chúng, Đàn hàng năm các BĐD các huyện thị xã đảm trách thực hiện các trại huấn luyện này.

 - Từ năm 1990  đến nay, mỗi năm tại 7 huyện, thị xã, các BĐD đã tổ chức 1 0 trại Anoma-niliên và Tuyết Sơn, qua 19 năm đã có hơn 8000 em được đào tạo thành Đội Chúng Trường và cũng chừng số ấy Oanh vũ được học cách làm Đầu đàn, Thứ đàn.

    b. Huấn luyện Huynh trưởng .

Từ năm .1989 đến nay trong nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau, đã tổ chức được 33 khoá trại Lộc Uyển (từ trại Lộc Uyển 20 vào năm 1989) với khoảng 2600 HTr sơ cấp được huấn luyện, trungbình có 78 trại sinh/khoá, có 9 trại A Dục (từ trại A Dục 12 vào năm 1991) với 996 anh chị được trở tư im Huynh trưởng cấp I.

- 4 trại Huyền Trang được thành tựu

   + Huyền Trang II năm 1991   - 1 993 : có 46 trại sinh

   + Huyền Trang ni năm 1 994- 1 995 : có 37 trại sinh

   + Huyền Trang IV năm 2001  -2002 : có 63 trại sinh

   + Huyền Trang V năm 2005-2006: có 73 trại sinh

 Tất cả có 255 HTr cấp  được huấn luyện.

- 40 HTr (2 nữ) đã hoàn thành trại Vạn Hạnh II (như đã nói) trong số này có 16 HTr đã được thọ cấp TẤN năm 2006

Hiện có 40 HTr đang học bậc Lực II Vạn Hạnh m và 23 HTr khác (bậc Lực II Quảng Trị) sẽ được dự học trại Vạn Hạnh III vàonăm 1010, vào dịp Nhà nước tô chức đại lễ Kỷ niệm 1 000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ngoài các chương trình trên, PBHD đã tô chức các khoá tu học, huấn luyện, bồi dưỡng khác như:

           2 Khóa bồi bưỡng năng lực HTr ngành Thanh có 127 HTr dự học.

 Tập huấn về hành chánh trong GĐPT (tại các huyện thị xã ).

 Khoá huấn luyện giảng viên (chưa kết thúc)

           Khoá nhạc l

 Hội thảo HTr ngành Nữ, ngày Hạnh, tập trung toàn tỉnh và tại các huyện thị xã

           Hội thảo HTr ngành Thanh (hai lần: 1995, 2002) ngành Thiếu ngành Oanh về cách thức tổ chức, điều khiển sinh hoạt và phương pháp giảng dạy về ngành tập rừng và tại các huyện thị xã.

4. Về tu thư:

Sau năm 1975, hầu như tất cả mọi tài liệu đều bị mất mát hoàn toàn, nên đây là vấn đề bức thiết và nan giải đối với các HTr. Bước đầu một số anh chị trong BHD đã cố gắng biên tập và tìm mọi cách có thể cung cấp cho các HTr bằng cách chép tay chuyền nhau sao chép lại vài mươi cuốn…cũng tạm giải quyết một phần cho các đơn vị.

Đến nay GĐPT Quảng Trị gần như có đủ tài liệu tu học và huấn luyện cho HTr và đoàn sinh, trong đó có một số đã áp dunhj chương trình tu chỉnh tai hội nghị đại biểu HTr toàn quốc vào tháng 8/2006 tai TP Hồ Chí Minh, còn một số khác đang xúc tiến biên tập lại.

Tài liệu tu học ngành Oanh: Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay

          Tài liệu tu học ngành Thiếu: Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung thiện, Chánh thiện

Tài liệu ngành Thanh: Bậc Hoà (đang theo chương trình cũ) mua và Lực

Tài liệu tu học HTr các bậc: Kiên, Trì, Định (chương trình Tài liệu huấn luyện: Anoma-niliên, Tuyết Sơn chương trình mới)  : Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang (theo tài quản tri hành chánh GĐPT )

    Ngoài ra còn biên tập ấn hành :

      - Tài liệu bồi dưỡng năng lực HTr ngành Thanh

      - Đề cương ôn tập

      - Nội quy GĐPT/GHI GVN (29/7/200 1 )

      - Sau con bão lịch sử 2002, các HTr ở các nơi có gửi ủng hộ cho GĐPR Qungr Trị 29 Triệu đồng, PBHD đã phân phối đến 164 đơn vị mỗi đơn vị 100.000 đồng tiền mặt và 10 cuốn tài liệu tu học (phí tổn in ấn 100.000 đồng) để bù lại cho phần tài liệu của nhiều đơn vị bị hư nát do lũ.

      - Sưu tầm kết tập tài liệu các bậc.

5. Về hoạt động thanh niên và văn hoá văn nghệ:

Các hoạt động về thanh niên, văn hoá, văn nghệ đã diễn ra ngày càng nhiều sôi nôi và nâng cao về hình thức lẫn nội dung.

  - Trước hết là các hội trại cúng dường Phật Đản hàng năm tại lễ đài Trung tâm (chùa Tỉnh hội Phật học) phần lớn là do các GĐPT khu vực thị xã Quảng Trị phối hợp vùng 4 Triệu Phong và vài lần thêm ùng 3 Hải Lăng thực hiện. Thường thì 3 năm một lần Hội trại ngành Thiếu toàn tỉnh. Đặc biệt các Hội trại quy mô và hoành tráng như Hội trại Phật Đản PL 2550 (2006) lần đầu tiên sau năm 1975 lễ Phật Đản tại Quảng Trị có 15 chiếc xe hoa, họp bạn ngành Thiếu và ngành Thanh với 2011 đoàn sinh, HTr. Hội trại Phật Đản PL 2551

mang tên Lục Hoà, tổng dượt chuẩn bị cho trại họp bạn ngành Thiếu Lục Hoà toàn quốc.

Nổi bật nhất là Hội trại cúng dường Phật Đản Liên Hiệp Quốc- 2008 lần đầu tiên tai Việt Nam, diễn ra tại nhà văn hoá trung tâm Tỉnh tại Đông Hà với nhiều hình thức nội dung sinh hoạt mới mẻ, ý nhựa và hấp dẫn có 3 000 HTr và đoàn sinh ngành Thiếu ngành Thanh tham dự. Ngoài ra hàng năm tại 6 huyện thị xã còn lại đều có hội trại tại lễ đài chính của huyện với hàng ngàn HTr và đoàn sinh các ngành.

+ Các trại nhân lễ Vu Lan báo hiếu diễn tại hầu hết các đơn vị

GĐPT với lễ cài bóng hồng nhớ ơn và tưởng niệm cha mẹ hiện tiền và quá cố

+ Trại Họp bạn HTr toàn tỉnh lịch sử (sau 40 năm mới lặp lại) danh hiệu CHÍ KHA nhân lễ khánh thành I ung tu Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang năm 2001  với 804 HTr các ngành.

+ Hội trại các ngày truyền thống ngành như:

          * Trại Dũng (ngành Nam) ngày xuất gia 8/2

 - Lần thứ 1 : năm 1997: 495 HTr và đoàn sinh

 - Lần thứ 2: năm 2000: 537 HTr và đoàn sinh (có ngành Thanh)

 - Lần thứ 3 : năm 2003 : 577 HTr và đoàn sinh (có ngành Thanh)

* Trại Hạnh (ngành Nữ) vào ngày 19/6/hàng năm:

Trại Hạnh danh hiệu TÂM CHÁNH 1 (1995) tại Diễn Thọ, có 212 đoàn sinh HTr. -         Trại Hạnh huyện Triệu Phong (tại chùa Quảng Điền) năm 1997 có 386 HTr đoàn sinh

           Trại anh khu vực thị xã Quảng Trị (1999) có 458 HTr đoàn sinh

           Trại Hạnh Tâm Chánh 2 (7/2002) tại TỔ đình Sắc Tứ Tịnh Quang có 579 HTr đoàn

           sinh           

* Hội Hiếu ngành Oanh: Vào lễ Vu Lan báo hiếu

       Trại Hiếu toàn tỉnh lần 1 : 1 998 tại TỔ đình Sắc Tứ Tịnh Quang có 420 đoàn sinh

       Trại Hiếu toàn tỉnh lần 2; năm 2001 tại Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang có 552 đoàn sinh.

       Trại Hiếu toàn tỉnh lần 3 năm 2004 tại Tổ đình Sắc Tứ TịnhQuang có 450 đoàn sinh.

* Lễ Hiệp ký Huynh trưởng đoàn sinh quá cốvào ngày 14/7  hàng năm tại Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang. Đặc biệt Vu Lan PL 2549-Ất Dậu-2005 tổ chức Đại lễ Hiệp ký, kỳ siêu trai đàn chân tế hết sức long trọng với gần 7000 hương linh và cũng chừng ấy HTr

đoàn sinh, đạo hữu Phật tư thiện tâm, trong đó có nhiều thân nhân của các hương linh ở khắp nơi trơ về chung lòng cầu nguyện tưởng niệm thắm thiết ân tình.

    Tham dự trại Họp bạn ngành Thiếu toàn quốc lần đầu tiên từ9-12/8/2007 (27-30/6/Đinh Hợi) tại chùa Linh ứng-bãi Bụt Quận Sơn Trà-Đà Nàng) có 60 HTr và 296 đoàn sinh ngành Thiếu.

- Tham dự trại họp bạn ngành Nữ toàn quốc 1 -4/8/200 8 ( 1 -4/7/mậù Tý) tại chùa Đại Tòng Lâm Bà Rịa Vũng Tàu có 148 HTr và đoàn sinh Nữ Phật tử (trong đó có 9 Huynh trưởng PBHD)

          - Thăm viếng giao lưu Phật sự với cácTỉnh bạn Thừa Thiên Huế- Quảng Ngài ... (trại Họp bạn, Hiệp kỵ, Hội nghị, trại huấn luyện ...)

* Các hoạt động văn hóa văn nghệngày càng phát huy về sốlượng cũng như chất lượng (văn nghệ cúng dường Phật Đản, Vu Lan) diễn ra khắp nơi, trong các lễ Chu niên của các đơn vị. Triển lãm, múa lân cũng thường được các đơn vị thực hiện vào dịp lễ Trung thu,tết, các trại họp bạn, còn có tính thức múa cồng chiêng, múa rồng.

Đã từ lâu nhiều đơn vị đã tổ chức lễ kỷ niệm Chu niên quy mô khá tốt như GĐPT Diễn An, Văn Quỹ, Phương Lang, Diễn Bình, Lương Điền, Xuân I , Tân An, Cổ Luỹ, Diễn hành, Thi ông( Kim Long, Kim Giao, Mai Đàn, An Thơ, Trung An, Trà Lộc, Thạch Hãn,

Quy Thiện, An Đôn, Dương Lệ Văn, Linh Chiểu, Dương Lệ Đông,Đồng Bào, Mỹ Lộc An Lợi, Phước Huệ, Ngọc Ha, Lập Thạch , Hà Hà, Tân Kim, Phước Bảo, Tân Long, Tân Liên, Khe Sanh, Điếu Ngao.

           - Từ 14-17/4/1995 tổ chức khoá học châm cứu bấm huyệt trị bệnh do  lâm cứu sư HTr Tôn Thất Quỳnh Nam và đoàn lương y ở Huế hưởng dẫn.

* Hoạt động báo chí:  cũng được PBHD và một số đơn vị thực hiện tương đối về cả 3 loại hình báo tường, báo rộp, kỷ yếu trong các dịp lễ, trại, chu niên, đáng kể có: Nội san Hương Lam (8 số và 8 dịp chu niên của GĐPT Diễn An) các văn tập Hái Triều âm, Vườn Lam, Đuốc Tuệ Chánh Tôm, Như Hai của BĐD và 4 vùng huyện Hải Lăng nhân trại Họp bạn Chí Khả, kỷ yếu trại Tất Đạt Đa 2504 của Hải Lăng, tập nhạc Dưới Mái Nhà Lam (Uy văn nghệ) kỹ yếu Chu niên của các GĐPT Linh Chiểu, Dương Lệ Đông, Lập Thạch, tuyển

tập nhạc Hương Đạo cua PBHD, kỷ yếu Trại Họp bạn Hchí Khả, kỷ yếu trại Hạnh II, kỷ yếu Huyền Trang IV, Huyền Trang V, cấm nang Hội trại Phật đản LHQ 2008.

6. Về từ thiện xã hội:

Do điều kiện khó khăn về tài chánh nên hoạt động về từ thiệnxã hội không có gì đáng kể. Đây là mặt yếu cưa Quảng Trị. Về phía PBHD chủ yếu và giới hạn ở phạm vi tương trợ nội bộ, còn hầu hết là do các đơn vị tuỳ điều kiện hoàn canh tại địa phương đã thực hiện được một số việc như sưa sang đường sá, trồng cây, làm thuỷ lợi, kết hợp với các đạo tràng, Niệm Phật đường phát qua tình thương trong các dịp lễ Phật đản, Vu Lan, Chu niên, tham gia cứu trợ tai nạn, bảo lụt, giúp đỡ một phần các đồng bào hoạn nạn ốm đau, đặc biệt có đơn vị tổ chức quỹ khuyến học như Linh Chiểu, Lập Thạch. Tuy nhiên những hoạt động này còn rất hạn chế.

7. Hoạt động cúng dưng, phục vụ Phật sự giáo hội:

Cúng dường Tam bảo và phục vụ Phật sự Giáo hội là một trong những mặt mạnh của GĐPT Quáng Trị. Hầu như tất cả các Phật sự lễ lược của Giáo hội, từ tỉnh hội xuống đến cơ sở đều có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của GĐPT.

      Di chuyển cơ sở ở Trung tâm Duy Phùng về Tổ Đình Tịnh Quang.

Tái thiết Tổ đình Tịnh Quang ít là 3 lần (dựng cơ sở tạm sau ngày 30/4/1975, khi Tổ đình đang ở trong ình trạng ho ang tàn đổ nát) . Lần 2 xây dựng lại bằng gạch nám 1978 . Đại trùng tu năm 1997 với hàng ngàn công thợ và lao động).

Trùng tu tái thiết chùa Tỉnh hội với hơn ngàn công .

Lễ cúng dường chư Tăng tự tứ vào mỗi mùa Va Lan

Thỉnh an chúc thọ chư tôn đức giáo phẩm vào ngày truyền thống 27/12 hàng năm.

          Đảnh lễ thọ tang cố Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu (1992)

Đảnh lễ thọ tang cố Thượng tọa Thích T ừng Mẫn, nguyên trú trì Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang.

 Đảnh lễ thọ tang cố Hoà Thượng Thích Chánh Trực nguyênTrưởng ban trị sự - 5/4/1995

 Đảnh lễ thọ tang cố Hoà Thượng Thích Hưng Dụng (ThíchLương Bật) nguyên trú trì chùa THPH, nguyên trú trì Tổ đình Kim Tiên, nguyên cố vấn giáo hạnh GĐPT Quang Trị.

 Đảnh lễ thọ tang cố Đại lão Hoà thượng Thích Mật Hiển

 Đảnh lễ thọ tang cố Hoà Thượng Thích Thiện Siêu (200 1 ) nguyên Phó chủ tịch thường trực- TBGĐ Tăng Ni TW/GHPGVN- Viện Trưởng Học viện PGVN tại Từ. Huế (2ơ0 1 ).

           Đảnh lễ thọ tang CỐ Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không.

           Đảnh lễ thọ tang cố Hoà Thượng Thích Phước Châu, nguyên Phó Trưởng ban Trị sự  TBHDPT THPG Quảng Trị (2006).

          Điếu viếng tiễn đưa chị Hoàng Thị Kim Cúc, nguyên PTB/TW/GĐPT (1989).

Phụng viếng tiễn đưa anh Tăng Thế Đinh, nguyên ĐD/BHDtại Triệu Phong. Tổ chức lễ tang anh Nguyễn Lam nguyên Trương BHD (1999)

          Phúng viếng, thọ tang, tiễn đưa anh VÕ Đình Cường, nguyên TBHDTW-CỐ vấn PBHD/GĐPTTWƯ (2008)

          Điếu viếng tiễn đưa chị Nguyễn Thị Đoàn, nguyên Phó trưởng PBHD/GĐPT TW (2004).

          Phúng điếu lễ tang anh Nguyễn Khắc Uỷ, nguyên TBHD GĐPT Quang Trị (2006).

Tham dự phục vụ lễ giở Tổ khai sơn Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang hàng năm, lễ ký truyền thống chư tôn đức giáo phẩm các tổ đình, chùa Tỉnh hội, các tô đình có liên quan trong và ngoài tỉnh-

Tham dự nhiều lễ kỳ nguyện đặt đá, khởi công tăng tu, an vị khánh thành các chừa tự viện, tịnh xá, tịnh thất. Phục vụ tất cả các lễ hội, Đại hội, lễ kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN (2006).

Tham dự đón tiếp, nghe pháp Đoàn Giảng sư Trung ương

thăm và thuyết giảng tại Quảng Trị (2007).

Tháng 1 năm 1996  đệ trình thỉnh nguyện thư lên HĐTS xinGiáo hội quan tâm tạo điều kiện cho GĐPT sinh hoạt ổn định.

8. Xây dựng cơ sở vật chất (Đoàn quán) :

Một thành tựu to lớn và đầy phấn khởi xem như là một ước mơ của GĐPT Quảng Trị mà 50 năm mới thành hiện thực, đó là công trình xây dụng Hội trưởng Đoàn Quán GĐPT Tỉnh, văn phòng PBHD được khởi công ngày 6/5/2007 (20/4/đinh Hợi). Sau 8 tháng

thi công đã hoàn thành và đã khánh thành đưa vào sử dụng ngày 24/2/2008 (l8/1/ Mậu Tý), (kinh phí 300.000.000đ. Được thành tựu này là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của chư tôn đức giáo phẩm tỉnh hội, sự thông cảm tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo chính quyền các  ban ngành hữu quan và sự gia tâm hộ trì của chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ đại đức Tăng Ni, sự giúp đó cửa quý vị hảo tâm, ân nhân cùng sự đóng góp tích cực của tất cả các đơn vị và anh chị em Huynh trưởng đoàn sinh gần xa.

Ngoài ra cũng ghi thận thêm một số đơn vị GĐPT đã xây dựng được Đoàn quán khang rang hoặc tiếp thận cơ sở của Niệm Phật đường và thiết trí Đoàn quán để có nơi hội họp, đặt văn phòng và quản thủ khí ngành, tung bày sức sống cho sinh hoạt được thuận lợi và thêm sinh khí, như các đơn vị: Mỹ C ánh, Lương Điền, Diễn An, Diễn Bình, Thi ông,

Kiến Long, Trà Trì (Hải Lăng), Thạch Hãn, Long Hưng, Quy thiện,Nhan Biểu (thị xã Quảng Trị), Lưỡng im, Lệ Xuyên, Dương Lệ Văn (Triệu Phong) Lập Thạch, Ngọc Hà (Đông Hà), Mai Hà (Gio Linh),Phước Bao, Tân Liên, Khe Sánh (Hương Hoá).

9. Khen thưởng ký luật:

Do những đóng góp tích cực và to lớn vào sự nghiệp hoàng dương chánh pháp hữu ích xã hội, lợi lạc quần sánh cho Phật giá tỉnh nhà, tập thể PBHD đại diện cho 1 69 đơn vị và một số cá nhân HTr các cấp đã được Ban Trị sự THPG tặng bằng khen tuyên dương

công đức vào những dịp lễ lớn, lễ hội của Giáo hội.

          Về nội bộ thì căn cứ vào kết qua cuộc tổng kiểm tra hay sự bình chọn đề nghị cửa các Ban Đại diện và các đơn vị vào mỗi Hội

nghị đầu nhiệm kỳ, PBHD thường long trọng tuyên dương trao cờ danh dự cho các đơn vi xuất sắc, hoặc thưởng bằng khen đối với các đơn vị  mạnh về tất cả các mặt tô chức điều hành tu học sinh hoạt, tinh thần kỷ luật, đạo đức, công sức cống hiến phục vụ giáo hội và công tác chung trong thời gian nhất định.

Trong lễ kỷ niệm lịch sử hôm nay, PBHI) đã đệ trình BHDPT tỉnh hội khen thưởng các đơn vị sau đây:

Tặng thưởng bằng khen và có danh dự_đối với bản đơn vị đạt danh hiệu.đơn vi xuất sắc cấp tỉnh:

          + Đơn vị xuất sắc thứ nhất:

     Thưởng cờ danh dự màu vàng: GĐPT Thạch Hãn

          + Đơn vị xuất sắc thứ hai:

     Thưởng cả danh dự màu trắng: GĐPT Diễn An

 + Đơn vị xuất sắc thứ ba:

     Thưởng cờ danh dự màu hồng: GĐPT Quảng Hà GĐPT Dương Lệ Văn

Đồng thời tặng thưởng bằng khen cờ danh dự màu (anh lục đối với các đơn vị đạt danh hiệu vững mạnh cấp huyện thị xã.

+ Huyện Hải Lăng :                  GĐPT Phương Lang

+ Khu vực TX Quảng Trị :       GĐPT Quy Thiện

+ Thị xã Đông Hà :                  GĐPT Phước Huệ

+ Huyện Gio Linh :                  GĐPT Mai Hà

+ Huyện Triệu Phong :            GĐPT Dương Lệ Đông

+ Huyện Hướng Hoá :              GĐPT Phước Bảo

+ Huyện Cam Lộ                      GĐPT Cam Lộ (khuyến khích)

Đối với cá nhân, các BHT và PBHD hết sức chú trọng và quan tâm sự tu học, rèn luyện bản thân trao dồi đạo đức phẩm hạnh của người HTr và đoàn sinh trong sinh hoạt đoàn thể cũng như đời sống ở gia đình xã hội, nên hầu hết các HTr đoàn sinh đều có cuộc sông tinh thần cũng như vật chất tốt đẹp có nhân cách đạo hạnh theo phương châm " tốt đời đẹp đạo ". Tuy vậy cá biệt vẫn không tránh khỏi một vài trường hợp có dấu hiệu sai phạm giới luật, kỷ luật, điêu luật và phẩm chất của người Phật tử. , , .

Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nghiêm trọng đến mức phải xử lý nghiêm khắc cứng rắn mà chỉ áp dụng tinh thần phê bình kiểm thảo và kỷ luật tự giác của GĐPT. Một vài trường hợp ở đơn vị cơ sở kể cả ở PBHD các Huynh trưởng có sai phạm đã tự giác thôi giữ chức vụ để sám hối  và sữu chữa bản thân, bảo vệ uy tín của đạo pháp và GDPT. Từ GĐPT Quảng Trị, hàng trăm HTr,: đls đã xuất gia học đạo, nhiều vị đã trở thành giáo phẩm, tăng tài đang hành đạo khắp nơi trong nước.

PHẦN B

VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ GĐPT QUẢNG TRỊ

Lược qua quá trình hình thành Phát triển và những kết quả hoạt động trong những điều kiện thực tế đa hoàn ảnh lịch sử xã hội, chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm và nhận xét vaeef GĐPT Quảng Trị .

1.Quảng Trị ớt Quang Trị được khai sinh và phát triển trên mãnh đất Quảng Trị thân yêu, là một tỉnh đang lúc tạm thời chia cắt, nơi lấy làm giới tuyến của hai miền đất nước, phải hướng chịu nhiều hy sinh mất mát tang thương, nhưng anh dũng kiên cường nhất của Tổ quố qua hai cuộc kháng chiến cứu nước.

2. Đã từ lâu Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất, lạichịu khí 'hậu thời tiết hết sức khắc nghiệt thường bị hạn hán, bảo lụt, hạ tầng cơ sở lại thiếu thơn khiến đời sống người dân phải thường xuyên đối mặt với rất nhiều khó khăn.

3 .Về mặt đạo pháp thì mặc dù Quảng Trị là nơi sản sinh ra nhiều bậc danh tăng thạc đức nổi tiếng khắp nơi, số lượng các vị xuất gia rất đông, nhưng tại tỉnh nhà có thời điểm chỉ vỏn vẹn 3 vị Tăng, một con số hết sức hy hữu và nghịch lý.

Những hoàn canh trên đây đã ảnh hưởng và khó khăn hết sức lớn đến sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng và năng lực hoạt động của GĐPT.

Tuy vậy công bằng mà nói trên thực tế cho thấy GĐPT Quảng Trị từ trước đến nay là một trong số ít tỉnh có số lượng đơn vị đông nhất nước và sự sinh hoạt khá nề nếp quy cũ.

Được như vậy là nhờ Quảng Trị có được mấy điều kiện thuận lợi- cơ bản :

Tụy ít nhưng thời nào chư vị tôn đức lãnh đạo tỉnh hội, kể cả các vị cư sĩ cũng đều thương yêu chăm sóc và tin cậy GĐPT, không những hổ trợ mà còn giao cho nhiều công tác quan trọng trong các Phật sự của tỉnh hội.

Được chính quyền các cấp tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhất là sau khi GĐPT được đưa vào hiến chương GHPGVN. Qua thực tế GĐPT tại địa phương chính quyền các cơ quan ban ngành hữu quan đã dần có sự tin tưởng cảm thông nhiều hơn và chân tình nên sinh hoạt cua GĐPT ngày mỗi được dễ dàng thông thoáng.

Được bà con Phật tử và cả phần lớn nhân dân cảm mến tín nhiệm, không những cho con em đến tu học trong GĐPT mà còn luôn hoan hỷ sẵn sàng giúp đỡ động viên tinh thần lẫn vật chất cho đơn vị cơ sở cũng như PBHD.

Một điểm đặc biệt của GĐPT mà ai cũng nhận thấy là tính thuần nhất trong truyền thống giáo hội và tổ chức. GĐPT Quảng Trị đã sớm nhận thức được rằng: Tinh thần của GĐPT là tinh thần của những người mến đạo và yêu quê hương, rằng quyền lơi của đạo pháp không thể tách rờz lơi zch của đất nước, rằng sự phát triển của đạo pháp và cua GĐPT chí có được trong canh bình an thinh vượng của dân tộc và đất nước và rằng sự ra đời của GHPGVN là quy luật tất yếu của lịch sử là giáo hội kế thừa của các giáo hội tiền nhiệm qua các thời kỳ khác nhau cua lzch sử nhưng đều chí có một sứ mạng là phụng đạo ích đời, hộ quốc an dân của PGVN.  Trên cơ sở  đó GĐPT vượt ra khỏi sự cố chấp ngã tướng, danh tướng, đặc biệt là đề cao tinh thần tự lực tự cường, không vì vụ lợi mà vọng ngoại, đề cao cảnh giác trước những âm mưu xuyên tạc giáo hội, gây mâu thuẫn chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ và đất nước của ngoại nhân và kẻ thù dân tộc. Do đó từ trước đến nay GĐPT Quảng 'Trị là một khối thống nhất trong tinh thần tương tương kính, đoàn kết lục hoà tôn trọng Kỷ luật, pháp luật Nhà nước luôn nằm trong lòng giáo hội, hoạt động dưới pháp lý, pháp nhân của giáo hôi PGVN.

 Thêm một điểm đáng chú ý khác nữa là GĐPT là nguồn nhân lực quan trọng trong hoạt động Phật sự tỉnh nhà. Sau năm 1975  hầu như toàn bộ chùa chiền nhất là ở thị xã Quảng Trị, các huyện Triệu Phong, Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hoá đều hoàn toàn bị tiêu huỷ. Việc phục hồi sinh hoạt tín ngưỡng trong những ngày đâu còn khó khăn, từng bước xây dựng lại chùa chiền, đều có sự tham gia tích cực của nhiều HTr đoàn sinh, nếu chưa nói là động lực chính. Hiện nay hầu hết tại các Niệm Phật đường, nhiều HTr đoàn sinh phải trực tiếp đảm trách các chức vụ chủ chốt trong Ban hộ tự.

Do điều kiện chư tăng Ni còn ít, nên hiện có 1 0 HTr trong PBHD đã và đang là thành viên Ban trị sự, trong đó 4 người là chánh hó đại diện các Ban đại diện Phật giáo huyện trong nhiều lăm liền.

* Quảng Trị lại là tỉnh có số lượng người di dân sinh sống tại các tỉnh phía Nam nhiều nhất, trong đó có nhiều HTr đoàn sinh GĐPT. Đến đâu sau khi ôn định đời sống, số Tinh chị em này đều đứng ra vận động thành lập Niệm Phật đường, xây dựng chùa chiền,

Tình thành GĐPT. Rất nhiều anh chị HTr đang là thành viên PBHD, Trưởng phó PBHD các tỉnh như Khánh Hoà (Cam Ranh) Bình Thuận Đồng Nai, Đaklak, Lâm Đồng, Bà Ria Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, ... trong đó có một số tham gia

PBHD/GĐPT Trung ương.

Những điều trên đây chính là những thành tựu và niềm tự hào xứng đáng của GĐPT Quảng Trị qua quá trình hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển trong tinh thần mục đích giáo dục và lý tưởng góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội của GĐPTVN.

PHẦN C

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ QUÁNG TRỊ

TRONG TUƠNG LAI

Nhìn lại quá khứ để đúc kết ánh nghiệm cho hiện tại và định hướng cho tương lai. Thật vậy GĐPT Quảng Trị sơ khởi trong lúc tỉnh hội Phật giáo mới phôi thai nhưng đã nhanh chóng hình thành và chỉ trong vòng mấy năm đã phát triển đến cao điểm. Từ 1963 - 1975 GĐPT Quảng Trị đã phai nhiều tổn thương mất mát vô cùng to lớn không chí bởi sự hà khắc của chế độ Diễm Nhu mà còn bởi kẻ xấu ám hại và bãi chiến tranh khốc liệt đến từng viên ngói bụi cỏ, mất mát đến trang tài liệu cuối cùng và con người phải thất tán phiêu bạt muôn phương. Thế mà GĐPT Quảng Trị vẫn tồn tại, không chỉ một lần phục hồi cũng cố và tái phát triển ngày nay đã 19 năm, GĐPT Quảng Trị đã phát huy cả về số lượng lẫn chất lượng, có nhiều hoạt động sôi nối quy mô chưa từng có, viết thêm những trang sử mới đẹp đẽ vẽ vang cua một đơn vị GĐPT vốn nghèo nàn về tiền của vật chất và khó khăn chất chồng.

Từ những đúc kết ấy chúng ta có thể khăng định niềm tin rằng GĐPTVN nói chung, GĐPT Quảng Trị nói riêng sẽ tồn tại ổn định bền vững lâu dài và tiến triển cùng bước đi lên của GHPGVN trong thời đại hội nhập thế giới, hoà bình, văn minh tiến bộ và thịnh vượng của đất nước Việt Nam chúng ta.

Muốn phát triển hơn nữa tất cả HTr đoàn sinh GĐPT QuảngTrị trước hết phải giữ gìn truyền thống mến đạo yêu nước, không xa rời mục đích lý tưởng, đoàn kết lục hoà, trưởng dưỡng đạo .tâm và trang nghiêm giáo hội. Để mất truyền thống là tự đánh mất mình, không còn gì để gọi là GĐPT.

Nói gì thì nói, GĐPT phải đặt mục tiêu giáo dục đạo đức phẩm hạnh nhân cách lên hàng đầu, lấy tu tập GIỚI ĐỊNH TUỆ là nội dung cốt lõi của mọi hoạt động dưới bất cứ hình thức nào. Nhưng người HTr có nhân cách phẩm hạnh chỉ mới là điều cơ bản, nhưng chưa đủ chưa thích nghi trong thời đại tiến bộ ngày nay.

* Chúng ta không những chỉ nêu ra và phát huy các ưu điểm mà còn phải mạnh dạn nhìn vào các yếu kém để sưa chữa khắc phục. Chúng ta đang tụt hậu với thời đại . Các cấp hướng dẫn cần nhanh chóng tìm cách tổ chức hướng dẫn đào tạo cho HTr tiếp thu kiến thức rèn luyện kỷ năng c/huyên môn, nhất là về công nghệ thông tin hiện đại, cải tiến phương pháp hình thức sinh hoạt mới có thể đáp ứng được nhu cầu hiểu biết cửa đoàn sinh.

Một mảng hoạt động rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay lại là mặt hạn chế cua chứng ta. Đó là sự hội nhập vào cộng đồng, là hoạt động từ thiện xã hội theo đúng tinh thần mục đích GĐPT, để góp phần mình cùng xã hội ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hộ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng như ình trạng sa sút dạo đức xã hội, trẻ em đi bụi đời, trộm cắp, cờ bạc, say sưa, ánh lộn, mại dâm, ma tuý, các vấn đề bức xúc khác như Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, HIV/AIDS, nghèo đói, thiên tai dịch bệnh... Nói như vậy không có nghĩa là ôm đồm bao biện cả xã hội, sức ta sao có thể đảm đương. Không có bài giáo lý nào dạy chúng ta hãy chờ đến lúc giàu có, quyền uy rồi mới làm việc thiện bố thí, hoặc việc thiện nhỏ thì không cần làm. Câu chuyện bà già cúng đèn, lúc chúng ta mới học đạo, chương trình thuở nào "mỗi đoàn viên một viên gạch cho mờ lia Bồ đề" hay "mỗi đoàn sinh một ấn ngạo tiết kiệm làm việc thiện mà đến mùa Vu Lan bội thu hàng tấn gạo, đến nay vẫn là bài học vàng, vẫn còn nguyên giá trị hiện thực để chúng ta bước chân vào xã hội.

Chúng ta có nguy cơ tụt hậu, xa rời quần chúng chừng nàochúng ta còn tự đóng khung trong bốn bức tưởng nhà chùa, tự cô lập, không giao lưu tiếp cận với xã hội.

Vấn đề tài chánh cũng cần xem xét lại, không lẽ có đặt chức danh trong cơ cấu nhân sự nhưng lại chỉ là hữu danh vô thực. Chúng ta thường' nói tổ chức chúng ta nghèo khó, nhưng chỉ ngồi than suông, khi cần tiền cho Phật sự thì phải chạy vạy anh buông xuôi hoặc được chăng hay chớ. Ở đời có biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nếu chúng ta mạnh dạn, tích cực và thêm một ít sáng tạo thì phương hướng về tài chánh không phải là vấn đề nan giải muôn đời của GĐPT.

Một tồn tại mà từ lâu chúng ta từng tốn giấy mực, bàn thao nhưng việc đâu lại hoàn đó. Đó là thành lập Ban Bảo trợ GĐPT tỉnh. Thành lập BBT không hẳn chỉ vì mục đích cậy nhờ tiền bạc, vật chất, mà đây còn là một nét văn hoá truyền thống riêng có của

GĐPT. BBT là ảnh anh của các bậc tôn trưởng, bác chú cô dì anh em cua một gia đình. Thiếu BBT là thiếu một nơi nương tựa tinh thần mất đi một phần ý nghĩa cua hai tiếng GIA ĐÌNH đẹp đẽ.

Đành rằng sự phát triển của GĐPT rất cần có sự quan tâm che chở hổ trợ của chư vị tôn túc giáo phẩm, các ban ngành giáo hội và đặc biệt là sự tạo điều kiện thông thoáng trong tinh thần tin cậy thông cảm, giúp đỡ của lãnh đạo chính quyền, các ban ngành chức năng các cấp mới có thuận duyên anh tựu, nhưng những vấn đề nêu trên quả thật là bức thiết và quyết định sự phát triển cua GĐPT trong tương lai. Vấn đề còn lại là  chúng ta có quyết âm, nổ lực và mạnh dạn vận động chúng hay không. Chứng ta có quyền tự hào về quá khứ nhưng không được phép tự mãn vì tự mãn luôn kèm theo hệ quả trì trệ và sa sút

Qua kinh nghiệm quá khứ, nhìn thành tựu hiện tai, với tất cả tinh thần kiên trì định lực chúng ta có thể tin tưởng một sự thật là GĐPT Quảng Trị sẽ còn ổn định phát triển bền vững và lâu dài.

 THAY LỜI KẾT LUẬN:

Sau khi điểm qua cách khái lược quá trình 55 hình thành và hoạt động của GĐPT Quảng Trị 1953-2008 với những bước thăng trầm, những thành công cũng như những thất bại mất mát, những vui mừng cũng như tủi cực, nuối tiếc và hy vọng . . . cùng những biến

chuyển cua giáo hội và đất nước. Cuối cùng thì chúng ta cũng lại có được niềm tự hào và tin tưởng.

Tin tưởng đất nước Việt Nam thân yêu trường của độc lập hoà bình thống nhất tiến bộ văn minh, giàu mạnh sánh vai cùng thế giới.

Tin rằng đạo pháp vẫn trường tồn hưng hình cùng dân tộc. GHPGVN tiếp tục tiến bước đi lên ngang tầm thời đại trong sứ mạng hoàng pháp lợi sánh, hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.

Tin rằng GĐPT Quang Trị sẽ xúng đáng là một trong những đơn vị tiêu biểu của GĐPTTW không ngừng phát huy nội lực, tranh thủ tha lực tiến triển hơn nữa góp phần xây dựng ngôi nhà đạo pháp tính nhà ông bền trên quê hương Quảng Trị giàu đẹp.

Trước khi khép lại bản lược khảo này, chắc chắn tất cả HTr đoàn sinh GĐPT Quảng Trị chúng ta hôm nay không hẹn mà cùng chung một tâm khảm sâu sắc.

Thành kính niệm ân các bậc tôn túc tiền bối lãnh đạo giáo hội qua các thời kỳ, các vị cư sĩ tiền hậu công đức các cấp đã dày công cưu mang, khai sinh, giáo dưỡng, bảo bọc, xây dựng hộ trì cho GĐPT Quảng Trị không ngừng tiến bước đi lên.

Bồi hồi xúc động tưởng nhớ công lao to lớn của quý anh chị tiên phong sáng lập, quý anh chị thế hệ xây dựng phát triển GĐPT tỉnh nhà rực rỡ, quý anh chị thế hệ phục hồi củng cố cho tổ chức tồn tại đứng vững giữa lòng đất nước quê hương ... Hôm nay có nhiều anh chị đã vào nơi vĩnh viễn vô biên, có nhiều anh chị đang đi xa khắp bốn phương trời. Những người còn ở lại trên quê hương, kế thừa sự nghiệp hôm nay nhân lễ kỷ niệm 55 năm khai sinh GĐPT Quảng Trị, lòng hằng trân trọng mong mỏi kiếm trên một tên gọi quý mến thuở nào, một tấm tình thân yêu xưa cũ, những dòng thông tin ít ỏi, tâm tư vẫn nặng trĩu mối ân tình, làm sao cho ứng đạo đáp nghĩa đền ơn.

Lạy cầu chư Phật từ bi tiếp độ chư tôn đức đã sớm vào Niết bàn cao đăng Phật quốc, chư tôn đức hiện tiền pháp thể khinh an chúng sinh dị độ. Cầu nguyện anh linh chư vị cư sĩ tiền bối, công đức quý anh chị quá cố được trở về quê hương tịnh độ, kiến pháp tràng ư xứ xứ. Tha thiết mong rằng tất cả anh chị em chúng ta kẻ ở người đi, dù ở phương trời nào, vị thế nào chúng ta đều luôn luôn “vuit  tươii ta biết trong lòng nhớ lòng . . . Đường tuy xa nhưng tình bao la và dù cách xa ngàn dặm nhưng gần " vì "chúng ta là hương gió mang đi ngàn phương, nguyện đem đem rác khắp nơi ánh vàng./.

Chư Phật luôn gia hộ cho tất cả chúng ta.  

                   Mùa Đông Mậu Tý (ll/2008)

BÀI PHÁT BIỂU

CỦA ÔNG NGUYÊN NGỌC CHIẾN PHÓ GIÁM ĐỌC SỞ NỘI VỤ

NHÂN LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP GDPT QUẢNG TRỊ

          Kính thưa quý vị đại biếu !

          Kính thưa Hòa thương Thích Thiện Duyên-uv Ban thường trực HĐTS- GHPG VN Trướng bơn HDPTTW  Trướng BTS THPG Quáng Nam !

          Kính thưa chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni cùng toàn thể anh chị em  Huynh trưởng, đoàn sinh và đồng bào Phật tử !

Hôm nay, hoà trong không khí phấn khởi chung của GĐPTVN, GHPGVN tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập GĐPT Quảng Trị (1953-2008), thay mặt lãnh đạo Sở Nội vụ tôi xin trân trọng gửi tới quý Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đúc Tăng, Ni, các anh chị cư sĩ, Huynh trưởng, đoàn sinh và đồng bào Phật tử trong toàn tỉnh những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Kính thưa quý vị!

           Lúc sinh thời, Chủ tịch HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu cửa dân tộc Việt Nam luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của PGVN đối với sự nghiệp đấu anh bảo vệ và xây dựng đất nước trong đó có sự đóng góp một phần rất to lớn, nhiệt thành của GĐPT Việt Nam. Nhìn lại chặng đường lịch sử của GĐPTVN từ lúc phôi thai hình thành ngoan thanh niên Phật học Đức Dục" đến "Gia đỉnh Phật Hoá Phổ ' do cố Bác sĩ Tâm Minh-lê Đình Thám thành lập gồm những thanh niên trí thức yêu nước, có một niềm tin mạnh mẽ vào lý tưởng giải thoát của đạo Phật để giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức rồi kết thành gia Phật tứ" hoạt động trong lòng GHPGVN và từng bước trưởng thành trong lòng Giáo hội. Dù trải qua bao phen sóng gió với biết bao trở lực khó khăn nhưng tổ chức GĐPT vẫn đứng vững và trưởng thành trong sự dưỡng dục, đùm bọc của chư tôn đúc Tăng già, cư sĩ giáo phẩm PGVN với mục đích giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên hướng thiện theo tinh thần Phật pháp, phụng đạo yêu nước đồng hành cùng dân tộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

thân yêu của chúng ta.

Trong 70 năm tồn tại và phát triển của GĐPTVN cũng như 5 5 năm hình thành và phát triển của GĐPT Quảng Tn, trong tu học và trong phụng sự đạo pháp, dân tộc, HTr và đ/s GĐPTVN qua các thế hệ đã có những đóng góp quang minh, đầy trí tuệ theo ánh sáng giác ngộ của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Đánh giá' cao sự đóng góp đó, Chủ tịch HỒ Chí Minh đã từng nói : ' Nước có độc lập thì đạo Phát mới được mở mang . . . đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cái, xương máu ... làm theo lòng đại từ đại bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, kháng chiến đế đưa giống nòi ra khói cái khổ ai, nô lệ  "Đời sóng của nhân dân ta dần được cái thiện, cũng giông như tôn chí, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm ".

Kính thưa quý vị !

          Trong 55 năm qua, theo định luật vô thưởng, tổ chúc GĐPT cũng có thịnh suy, có ly hợp. Nhưng trong cái biến thiên vần vũ ấy, GĐPT Quảng Trị vẫn luôn luôn khẳng định mình để tồn tại và vươn lên trong mọi hoàn cảnh; thuận duyên cũng không tự mãn, buông lung; nghịch duyên cũng không nản lòng oán thán. GĐPT Quảng Trị hình thành trong giai đoạn đất nước còn điêu linh, nền văn hoá, tín ngưỡng truyền thống dân tộc đang bị các thế lực dế quốc kỳ thị, thế nhưng các vị lãnh đạo GĐPT đã tìm ra được cái "thịnh" trong cái "suy", và trải qua các thời kỳ lịch sử GĐPT Quảng Trị vẫn giữ được cái "thịnh " của mình, đó là cái bất biến, là đường trường giáo dục đạo đức cho thanh, thiếu, đồng niên theo tinh thần Phật pháp, thông qua hoạt động tu học giáo lý của đức Phật và các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hoạtđộng tử thiện nhân đạo, để hướng cho mọi người hướng tới "chân-

thiện-mỹ”. Từ đường hướng giáo dục ấy, trong 55 năm qua, GĐPT Quảng Trị đã đào tạo một đội ngũ HTr, đoàn sinh trong sáng, nhiệt tâm, là những người đã trọn đời nguyện sống dựng theo chánh pháp và phụng sự chánh pháp, dân tộc. Cao quý hơn nữa, GĐPT Quảng Trị đã nâng cánh cho biết bao HTr, đoàn sinh ưu tú trở thành những vị hảo tâm xuất gia phụng đạo yêu nước.

GĐPT Quảng Trị thật sự đã có những cống hiến xứng đáng đối với đạo pháp và dân tộc; góp phần giữ gìn bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, giữ vững nền luân lý, đạo đúc xã hội. Đội ngũ HTr áo Lam ngày càng lan toả sinh hoạt khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ miền biển lên tận vùng núi xa xôi hẻo lánh để hướng dẫn, xây dựng đời sống đạo đức cho con em Phật tử trở thành những con ngoan trò giỏi, những người Phật tử chân chính, những công dân mẫu mực để phụng đạo xây dựng đất nướcquê hương.

Thực hiện sự nghiệp đổi mới do đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những thập kỷ qua tỉnh nhà chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc và giành được nhiều thành tựu to lớn trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện ... Thành quả ấy đã tạo nên vị thế mới của một tỉnh anh hùng. Trong những thành tựu chung của tỉnh, có sự đóng

góp xúng đáng của GĐPT tỉnh nhà, những người đang tích cực tham gia xây dựng một xã hội tốt đẹp theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn; tiếp tục phát huy truyền thống hộ quốc an dân và thực hiện tinh thần nhập thế của PGVN, 'Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật", làm cho tổ chức GĐPT Quảng Trị ngày một trưởng thành, trở nên một địa chỉ tin cậy và thực sự là ngôi nhà chung của thanh thiếu niên Phật tử ở trong và ngoài tỉnh; uy tín của GĐPT Quảng Trị ngày một thăng tiến ở trong tỉnh và trong nước. Thay mặt lãnh đạo Sở Nội vụ tôi xin ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những đóng góp quan trọng của GĐPT Quảng Trị trong công cuộc hoàng dương chánh

pháp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Kính thưa quý vị !

          Nhân ngày lễ kỷ niệm 55 năm lành lập GĐPT Quảng Trị, tôi mong rằng các vị chư tôn giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức, Tăng Ni, cư sĩ Huynh trưởng đoàn sinh GĐPT Quảng Trị trong toàn tỉnh tiếp tục theo đuổi mục tiêu hoàng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh và phát huy truyền thống hộ quốc an dân, thực hiện lời dạy của đức Phật ' Phật pháp bất ly thế gian pháp", kiên trì thực hiện phương châm "đạo pháp, dân tộc và

CN, thực hiện 5 điều luật của GĐPT và sống theo 5 hạnh của người Phật tử áo Lam "Tinh tấn, Hy xả, Thanh tinh, ' Trí tuệ và Từ bi", hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Niệm Phật đường ổn định, xây dựng chừa cảnh tinh tiến, văn hoá, hướng dẫn GĐPT các cấp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách cưa Đảng, pháp luật của Nhà nước và đường hướng hành đạo của GHPGVN, tăng cường cảnh giác trước mọi âm mưu, thu đoạn của các phần tử, thế lực thù địch, chống phá nhằm chia rẽ giáo hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục hướng dẫn Phật tử các cấp không ngừng nổ lực tu dưỡng trí tuệ và đạo đức vô ngã vị tha, ra sức thực hiện nghĩa vụ công dân, đề cao tinh thần hoà hợp của Phật giáo, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, quyết tâm xây dựng quê hương Quảng Trị vì mục tiêu ' dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh ". Trongthời gian tới, tôi mong rằng quý Huynh trưởng tiếp tục phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân” cùng nhau trợ lực đoàn kết hoà hợp, phụng đạo giúp đời để xứng đáng là người đệ tử trung kiên của đức Phật, mãi mãi tô điểm thêm

hình ảnh đẹp đẽ màu áo Lam, ra sức đào luyện những thanh, thiếu, đồng niên thành những phật tử chân chính yêu nước và góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, quý vị Hoà thượng, Thượng toạ đại đức Tăng Ni, cư sĩ, Huynh trưởng, đoàn sinh cùng toàn thể đồng bào Phật tử luôn tinh tiến, an lạc.

Xin trân trọng cảm ơn./.

ĐẠO TỪ

CỦA HT THÍCH THIỆN DUYÊN- UV BAN TTHĐTS

TRƯỚNG BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ/TW-GHPGVN

TRƯỚNG BTS /THPG QUẢNG NAM-CHỨNG MINH LỄ KỶ NIỆM

Nam mô Bón Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức Tăng Ni và các Phật tử BTS/THPG Quảng Trị

Kính thưa quý vi đại biểu chính quyền tính Quáng Trị Cùng các anh chị trong BHD/GĐPTTW các anh chị Huynh trưởng, đoàn sinh và các đạo hữu Phật tử có một hôm nay.

Trước hết, thay mặt GHPGVN  và BHD Phật tử Trung ương, chúng tôi cầu chúc chư tôn giáo phẩm đại đức Tăng Ni pháp thể khinh an, bồ đề  tâm kiên cố. Chúc quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp thân tâm an lạc thành đạt trong mọi công tác. Chúc toàn thể buổi lễ kỷ niệm hôm nay được Phật sự viên mãn, thành công tốt đẹp.

Cùng tất cả anh chị em HTr đoàn sinh GĐPT tỉnh Quảng Trị, trải qua 55 năm từ ngày thành lập đến hôm nay, tất cả Phật tử GĐPT còn hiện tại cũng như quá mệnh đã có nhiều đóng góp cho giáo hội, thứ nhất là THPH Quảng Trị, thứ hai là GHPGVNTN, thứ ba là từ năm 1981 đến nay khi GHPGVN thành lập. GĐPT tỉnh Quảng Trị từ HTr đến đoàn sinh đều đã tham gia hoạt động với giáo hội, theo đúng sự chỉ đạo lãnh đạo của HT Thích Chánh Trực lúc bấy giờ là Chánh đại diện rồi tiếp theo là Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị. Trong lúc GHPGVN mới thành lập còn nhiều khó khăn tuy rằng kẻ ưa người không, nhưng GĐPT Tỉnh Quảng Trị nói 99% đều nhất loạt tham gia cùng Giáo hội trong sự nghiệp xây dựng đạo pháp và dân tộc được tốt đẹp phồn vinh.

Thay mặt Ban HDPTW, tôi xin tán thán công đức của HDPT/THPG Quảng trị GĐPT Quảng trị đ làm rế tốt nhiệm vụ của mình đối với giáo hội.

 Tất cả HTr đoàn sinh chúng ta nên biết nơi nào GĐPT sinh hoạt trong GHPGVN thì GĐPT được thuận lợi, ổn định lớn mạnh, có một vài nơi, không chịu tham gia giáo hội cứ cố chấp ở riêng ngoài giáo hội, tuy vẫn còn đó nhưng không lớn mạnh được, coi như chỉ là danh nghĩa không có thực. Đó là thực tế mà HTr đoàn sinh chứng ta cần chiêm nghiệm. Tỉnh Quảng Trị là một nơi rất hay và đặc biệt. Tuy rất thiếu chư Tăng Ni, các miền núi vùng sâu vùng xa lại thiếu người hướng dẫn, thế mà anh em GĐPT đã cùng giáo hội đã tạo các điều kiện mà hôm nay chúng ta kiểm nghiệm. lại tự xem lại, sinh hoạt GĐPT chúng ta thế nào ? Chắc chắn là đông đảo mạnh mẽ tốt đẹp. Còn một vài nơi khác, một số GĐPT tự đứng ngoài giáo hội, tách rời giáo hội thì thế nào ? Có yếu kém, rời rạc không, không tiến triển chẳng? Tuy tôi không nói, nhưng các anh em cũng thấy rõ, các anh em ấy tự tìm hiểu quán sát sẽ biết rõ. Đối với đường hướng hoạt động của GĐPT chứng ta tuy đã có rồi, nhưng tôi lưu ý anh em một điều là ngoài các khoá huấn luyện, những buổi học tập giáo lý nhằm đem lại lợi lạc cho bản thân HTr và đoàn sinh thì chúng ta phải làm sao cho phần tự lợi đi đôi với lợi tha mà trước hết là cần Phật hoá gia đình của mình. Trong gia đình, nếu là cha là mẹ, các anh chị em cần hướng dẫn cho con em mình, cháu chắt mình cũng sinh hoạt GĐPT. Nếu do điều kiện không sinh hoạt GĐPT được thì cũng biết quy ngưỡng Tam Bảo, biết đi chùa lễ Phật ăn chay niệm Phật, bố thí giúp người cứu vật.

Hiện nay trong bối cảnh kinh tế mỡ cửu có người đã dùng kinh tế vật chất để dụ dỗ, mua chuộc một số đồng bào mình nhẹ dạ bỏ đạo Phật, bỏ truyền thống dân tộc bàn thở tổ tiên di theo tín ngưỡng  của họ, bị kẻ xấu lợi dụng gây chia rẽ dân tộc có hại cho đất nước.

 Vì vậy chị em nên cố gắng tao điều kiện giúp đỡ cho bà con đồng bào ở vùng sâu vùng xa, hướng dẫn các gia đình đạo hữu Phật tử cho con em sinh hoạt GĐPT, sinh hoạt với giáo hội. Chúng ta đừng lo rằng tương lai các em học lành ra trường do công ăn việc làm không thuận lợi sẽ bỏ sinh hoạt. Dù các em sau này tham gia công tác xã hội, làm công chức cán bộ, vào  Đoàn được kết nạp Đảng cũng là tốt thôi vì trong lúc niên thiếu là mầm non các em đã được hấp thụ nền đạo đức dân tộc, tinh thần Bi-Trí-Dũng cửa đạo Phật, thì khi vào đời tham gia gánh vác công việc xã hội giao phó, họ sẽ đem tinh thần, đạo đức ấy mà xây dựng đất nước, phụng sự dân tộc sẽ ích lợi và quý báu biết bao.

Kính thưa quý vi,

          Như quý vị đã biết, Quảng Trị chúng ta có hai vị Hoà thượng: HT Thích Chánh Trực đã vội ra đi trước rồi và mới đấy HT Thích Chánh Liêm cũng vừa về cõi Phật để lại mất mát thiệt thòi khó khăn cho BTS và Phật giáo Quảng Trị. Tôi còn được biết HT Phó BTS hiện tại sức khoẻ cũng không mấy tốt, thường phải đi bệnh viện khiến cho Phật sự tỉnh nhà càng thêm khó khăn. Tuy nhiên với truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay luôn gắn bó trong lòng giáo hội, tôi rất mong và tin tưởng anh em GĐPT sẽ cố gắng hơn nữa phát huy hơn nữa, hoạt động tích cực mạnh mẽ tốt đẹp hơn nữa làm cho tương lai con em chúng ta được tươi sáng góp phần làm cho đạo pháp chúng ta ngày mỗi xiên dương rực rớ hơn nữa, xây dựng đất nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chúng ta phát triển vẻ vang hội

nhập cùng bè bạn trên thế giới.

          Một lần nữa xin cảm ơn tất cả quý vị và cầu chúc liệt quý vị được mọi sự an lành.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

KÝ ỨC VÀ NỐI TIẾC

          Các đơn vị GĐPT có mặt nước năm 1975 nay đã vĩnh viễn giải thể hoặc không phục hồi sinh hoạt được. Trong số các đơn vị sau đây có đơn vị đã từng vắng bóng một thời hình ảnh rất sớm đã từng là các đơn vị ong vàng hoặc gắn liền với những sự kiện lịch sư Phật giáo, GĐPT, nay không còn cùng chung với đại Gia tỉnh áo am Quảng Trị. Tiếc thay Thế nên ghi lại đây đôi dòng gọi là chút hoài vọng về những mái ấm nhà Lam nay chỉ còn

Phảng phất dư hương.

I. HUYỆN HẢI LĂNG:

1 GĐPT Tích Tường      2. Như Lệ     3 Thượng Xá

4. Ba Khê (quê hương của tHÁNH tử đạo ĐĐ Thích  Thanh Tuệ)

II. KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG TRỊ:

1 GĐPT Quảng Thiện (năm 1956 giải thể do phân thành năm đơn vị tại 5 phường)

2. GĐPT Đệ Nhất   3 . Đệ Nhị 4. Đệ Tam   5 . Đệ Tứ   6 . Đệ Ngữ

   Sau năm 1975, nhân dân thị xã Quảng Trị di cư ra tỉnh lỵ mới là thị xã Đông Hà, lập ra phường V (thuộc thị xã) . Năm 1998    anh Nguyễn Lam (nguyên Trưởng BHD) quy tụ các Huynh trưởng đoàn sinh cũ của 5 đơn vị này và GĐPT Thạch Hãn lập thành GĐPT đặt tên

Quảng Hà (ý nói: Quang Trị-đông Hà) sinh hoạt cho đến nay.

7 . Đại Nại    8 . Phú Long    9 . La Vang

1 0 Xuân An (sau năm 1975   đã tái sinh hoạt mấy năm, nhưng không có đủ khả năng để tồn tại)

III. HUYỆN TRIỆU PHONG:

1 GĐPT Bích La Đông    2. Bích La Trung    3 . Bích La Nam  4 Bích La Thượng

5. Hậu Kiên (nay các HTr đoàn sinh ở đây sinh hoạt với GĐPT Cổ Thành )

6. An mô                 7. phương Ngạn       8. Phù lưu           9. Tân Thành

10. Tài lương         11. Phú Liêu             12. Thâm Triều   13.  Anh Tuấn

14. Tả hửu             15. Long Quang        16. An Lưu         17. Ba Lăng

18. Tả kiên            19. Trà Liên              20. Phước Mỹ

IV. THỊ XÃ ĐÔNG HÀ:

          1. GĐPT Vân An            2. Phú Lễ ( Sau năm 1975 có phục hồi nhưng do không đủ điều kiện nhân sự lại ai bế tắc)

3 . Nghĩa An                   4 . Thượng Nghĩa

* Từ 1956-1974 GĐPT Quảng Huệ đổi thành GĐPT Đông Hà

Sau năm 975 trở lại lấy tên Phước Huệ .

V HUYỆN CAM LỘ :

          1. Can Mai            2. Cam Chính        3. Cam Phú           4. Hoàn Cát

          5. Ba Thung          6. Phú Ngạn          7. An Bình            8. Thiện Xuân

          9. Cam lộ Hạ       10. Phổ Lại xã        11. Đình Tổ

(6 đơn vị ghi sau  năm 1970 trở đi thuộc quận Đông Hà, nay thuộc địa bàn hành chánh Cam lộ.

VI. HUYỆN GIO LINH:

1.     GĐPT Ninh Phú ( hợp tên hợp tên hai Làng Ninh Xá- Phú Ốc thuộc xã Gio Sơn )

2.     Trung Sơn ( phật tử ở rải rác các làng An Xá, Kinh Môn, Kinh Thị, Võ xá xã Trung Sơn

3. Xuân Hòa          4. Xuân Mỵ           5. Cát Sơn             6. Cẩm Phổ           7. Lan Đình

8. Kỳ Trúc            9. Nhĩ Trung        10.  Nhĩ Hạ            11. Xuân Khánh

* Năm 1970- 1972 tại khu định cư Quán Ngang sát quốc lộ 1 thuộc địa phận  xã Gio Quang, hai đơn vị Mai Xá Chánh , Mai xá thị, hợp nhất thành hai đơn vị gọi là Mai Chánh Thị. Hiên nay lại tách hai như cũ : Mai xá Chánh, Mai Đông ( tức Mai Thị )

Như vậy tổng cộng có 60 GĐPT có trước năm 1975 ngày nay hoặc đã giải tán vỉnh viễn ( do tách rời hay hợp nhất ) Nay chưa có điều kiện tái phục hồi sinh hoạt.

 Như vậy phải kể tổng số GĐPT toàn tỉnh Quảng Trị trước năm

1975  là 169-16 đơn vị thành lập sau 1 975+60 đơn vị có trước 1 975

nay không còn =213 đơn vị (không kể các đơn vị thành lập ở các trại

tạm cư, khu định cư . . . )

CÁC ĐƠN VỊ GĐPT  THÀNH HÌNH SAU NĂM 1975

NHƯNG ĐÃ NGƯNG HOẠT ĐỘNG

*****************************

Sau năm 1975  có mốt số GĐPT mới được thành lập, nhưng chỉ vài năm do hợp nhất hoặc không đủ điều kiên như HTr  đoàn sinh di chuyển chỗ ở, chùa chiền không có, nên phải ngừng sinh hoạt.

1. Ở khu vực thị xã Quảng Trị.

Từ 1989- 1991 hình thành GĐPT Triệu Thành (gồm HTr đoàn sinh ở các GĐPT cũ Hậu Kiên, Cổ Thành, An Tiêm tập hợp lại) khoảng năm 2000 hai đơn vị Cổ Thành, An Tiêm tái lập nên đơn vị Triệu Thành giải thế.

 2. ở vùng kinh tế mới Còn Tên (Gio Linh):

Các đơn vị sau đây nằm dọc theo hai đường tỉnh ĐT 73 , ĐT 74 do đồng bào huyện Hải Lăng, một bộ phận ở huyện Gio Linh lên lập quê hương mới, sinh hoạt được vài năm thì ngừng.

1. GĐPT Hải Ba    2. Hải Hòa    3. Hải Tân    4. Hái Lam

5 . Thiện Đức (Đến nay mấy đơn vị này tái sinh hoạt bằng cách hợp nhất lại thành GĐPT Hai Bình vào năm 2007).

6. Nam Tân 7. Tiến Hoà   8. Nhất Tâm    9. Hà Thanh (đơn vị này không thuộc vùng KTM mà ở sát QL I A)

3. Ở vùng kinh tế mới huyện Hương hóa

Trước 1975 toàn Huyện Hương Hóa chỉ duy nhất GĐPT Khe Sanh. Sau 1975 một bộ phận đồng bào Huyện Trệu Phong di dân lê xây dựng các khu kinh tế mới nên từ năm 1990 các phật đã đã thành lập các Niệm Phật Đường và GĐPT cả thảy có 13 đơn vị ( kể cả GĐPT Khe Sanh tái sinh hoạt ) . Đến năm 1998, năm đơn vị sau đây ở trên địa bàn Thị Trấn Lao Bảo hợp nhất lại thành một đơn vị lấy tên là GĐPT Phước Bảo ( các đơn vị hợp thành giải thể ) . Nên toàn Huyện còn lại 9 đơn vị . Năm đơn vị đó là :

1. Tân Kim  2. Cao việt   3. An Hà   4. Thanh Tuệ   5. Vĩnh Hoa

          Hy vọng rằng trong tương lai màu Áo lam hiền hòa tiến hát lời ca dịu dàng trong sáng vui tươi thuở nào sẽ lại tung bay, vang lên trên làng xóm quê hương yêu mến của chúng ta. Mong lắm thay ./.

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Tôi còn nhớ như in cảm giác ngày hôm ấy, một cảm giác rộn ràng, phấn chấn kỳ lạ khi tôi được ba mẹ cho phép đến với GĐPT. Âý là ngày tìm tháng bảy,ngày Vu Lan năm thứ hai của thập kỷ sáu mươi, thế kỷ trước.

Ngày Vu Lan ở quê tôi bao giờ cũng diễn ra rất ý nghĩa và hoành tráng, bơi Vu Lan cũng là dịp để HTr và đoàn sinh chúng tôi kỷ niệm ngày thành lập đơn vị mình và là ngày kết thúc mùa tảo mộ, một lễ hội mang tính về n~ơuồn cua quêhương được khởi sự từ mồng chín tháng bảy hàng năm.

Đã bao đời nay người dân quê tôi xem mùa tảo mộ là dịp đểcho con cháu tạ ơn tổ tiên. Hăm viếng đấng sinh anh, một lễ hội hoàn toàn mang ý nghĩa báo hiếu, thiêng liêng, cho nên dù ở đâu, làm gì hay ở địa vị nào trong xã hội, tất cả mọi người đều một lòng

hướng về lễ hội rằm tháng bảy.

Mặc chiếc áo Lam xinh xắn và chiếc quần soọc có dây  treo, đồng phục Nam Oanh vũ, tôi cứ ngắm đi ngắm lại, nó là niềm mơ ước và đợi chờ cửa tôi. Đã nhiều lần xin mẹ là cũng chừng ấy lần mẹ cứ “ hoãn binh ” để từ chối, chỉ vì một ý nghĩ đơn giản của mẹ là: Với mẹ bao giờ tôi vẫn là một đứa con bé bỏng cần phải được chở che.

Thuở ấy quê tôi thật sự an bình. Vẫn bao mái tranh ẩn tình bên những hàng tre êm ã

Tiếng chuông chừa buông rỏi lúc chiều xuống làm cho cảnh làng quê thêm hiền hoà lanh thoát. Những buổi chiều tháng ba, trên cánh đồng đã gặt với chẩn đầy cỏ trâu bọn trẻ chúng tôi tha hồ đùa vui, chạy nhảy nào thả diều, nào chơi trò đuổi bắt, trong lúc những chú sơn ca đua nhau hót líu lo tấu lên khúc nhạc đồng quê Chừng ấy có khi cũng đã níu chân vài người đang đi qua đây dừng lại chốc lát ngắm nghe.

Đối với tôi ngoài tình yêu mến quang cảnh quê hương tôi

còn một ước mơ nữa là đến với GĐPT để cùng mấy người bạn thân đã sinh hoạt trước rồi, được khoác bộ đồng phục áo Lam mà tôi cho là xinh đẹp nhất, mỗi dịp lễ Vu Lan cùng nhau đi căm trại vui chơi, được anh chị trương mến thương.

Tôi còn nhớ những ngày chưa đến với đoàn, có khi tôi bỏ ra cả giờ để ngắm xem vòng tròn sinh hoạt Các trò chơi vui nhộn cộng thêm điệu bộ vui tươi cửa các

anh chị quản trò lúc hát bài ngồi quây quần xem đây thiêu ai, có em đây có em đây . . . " tôi lấy làm thích thú đến nỗi quên cả về ăn. Bởi thế có lân tôi bị mẹ rây vì phai để phần cơm. Nhờ thâm nhập từ trước như vậy nên khi được hận vào đoàn tôi đã hoà nhập ngay với các bạn, tôi đã nhập vai diễn rất dễ dàng. Những đoàn sinh Oanh vũ cùng lứa với tôi hồi đó hầu hết nay đã đến lục tuần, thế mà mỗi lần  gặp nhau lại không ngớt nhắc lại

cái thủa “Quay một vòng hát mà chơi” cái thời hoang nghịch đến dễ ghét" lại dễ khóc và ngoan ngoãn thì cũng không ai bằng ấy.

Mới đó mà đã hơn bốn mươi lăm năm rồi ! Ngôi chùa uy nghi vẫn còn đó, vẫn luỹ tre làng, vẫn ruộng đồng, nhưng cảm nhận của con người trước cảnh vật nay đã khác.          

 Những "oanh cồ " ngày ấy nay mỗi đứa một phương, người thì đủ duyên và nghị lực cùng nhau tiếp bước cuộc hành trình, người thì do hoàn cảnh phải tha phương, kẻ do vị thế xã hội không còn được nắm tay nhau quay vòng tròn, cũng không ít người mỏi gối chùn chân đã quên đi lý tưởng đã từng một thời gắn bó và cũng có người đã

vĩnh viễn đi xa. Người mẹ kính yêu cũng ưa trỏ tôi mà đi, tôi không còn được mẹ chở che như thửa nào. Tôi bỗng cảm nhận sâu sắc lý vô thường của vạn pháp. Ngoài kia trời lác đác mưa, tiếng chuông chùa cứ buông lơi từng tiếng, từng tiếng…, Tôi chợt vẳng nghe tiếngcòi sinh hoạt bên chùa đang vang lên ... thúc giục

Một chiều đông 2008

TâmNinh Hoàng Công Hiền

VƯỜN HOA QUÊ TÔI

Quê tôi là một giải đất hẹp cằn cỗi nằm giữa hai đầu đất nước mến yêu, có ngọn gió

"ngoại nhập”  mỗi khi hè về làm không khí nóng bức bụi bặm. ấy vậy mà trước khi tôi ra đời, quê tôi đã có một vườn hoa tuyệt đẹp bất chấp thời tiết khắc nghiệt, mỗi loại hoa đều

tự thích nghi để vươn lên góp phần làm đẹp cho đời bằng màu hoa dịu dàng và hương thơm tinh khiết.

Tôi được biết, vườn hoa kia được sự chăm sóc và rào dậu của một đội ngũ làm vườn tự nguyện nhiệt tâm và inh nghiệm. Có điều là tôi chưa có dịp đến tham quan chiêm ngưỡng về đẹp đặc trưng của vườn hoa mặc dù nhà tôi ở không xa lắm. Cho đến một ngày kia tôi đi ngang qua vườn hoa tôi hơi ngạc nhiên khi thấy tấm biển đề bốn chữ vườn hoa truyền thống ". Tôi băn khoăn tò mò tự hỏi:

           "Hoa sao lại có truyền thống? Hay là hoa đã lâu đời có vẻ đẹp rất riêng qua nhiều thế hệ nốitiếp chăm sóc, giữ gìn phát triển ". Thế là tôi quyết định đến gặp bác chủ vườn để được giải thích. Sau khi trò chuyện tôi mới chợt hiểu nội dung ý nghĩa của vườn hoa. Một cảm nghĩ chợt loé lên trong tôi " thiện cám.  Bác chủ vườn dịu dàng nhìn tôi và như đọc được cảm nghĩ cua tôi. Bác vui vé hồn tình nói:

          "Hay là chị sắp xếp thời gian đến tham gia cùng chúng tôi.  Tôi cười cảm ơn mà chưa quyết định ngay được. Thế mà một thời gian sau tôi đã trở thành người của vườn hoa. Ở đây tôi được trao truyền kiến thức, kinh nghiệm làm vườn, cả kỹ năng sống, trau dồi phẩm chất tinh thần. Tôi cũng được bác kể lại quá trình hình thành xây dựng và phát triểncủa vườn hoa qua nhiều thời kỳ nhiều giai đoạn đầy thư thách cam go, có những lúc tưởng chừng vườn hoa bị mất trắng. Nhưng nhờ sự kiên trì đoàn kết gắn bó của mọi người vườn hoa lại đâm chồi nẩy lộc phát triển sum sê. Sau này trong những lúc trò chuyện có lần bác chủ vườn đã đọc và giải thích cho tôi nghe bốn câu kệ thị tịch cửa ngài Vạn Hạnh Thiền Sư rằng con người cần phải hiếu rõ vô ngã vô thường là quy luật truyền của vạn vật cuộc đời đế làm chú vận mệnh và cuộc sống. Bác giải thích rộng thêm rằng người có trách nhiệm lớn phải biết nắm lấy quy luật vận động của sự vật và xã hội, không sợ hãi khi đứng trước sự thịnh suy mà luôn nhìn về phía trước tích cực hành động để cải tạo hoàn cảnh xây dựng cuộc sống theo ý mình. Cũng như vậy dù vườn hoa chúng ta có một ít sâu bệnh do thời tiết khí độc gió chướng, chúng ta chớ hoảng hốt lo sợ chán nản mà cần bình tĩnh kiên trì sáng suốt tìm phương cách thích nghi để cho hoa hồi phục đâm chối nẩy lộc. Đó là trách nhiệm là nhiệm vụ cua chúng ta 'những người chăm sóc vườn hoa thân yêu này.

Nghe bác chủ vườn nói chuyện thân tình, lòng. tôi phấn chấn lẫn cảm kích và tin chắc vườn hoa sẽ luôn tươi thắm rực rỡ không chỉ từ quá khứ, hôm nay mà còn ngày mai nữa.

Hướng về 55 năm GĐPT Quáng Tri

         Tâm ngọc Lê Thị Sâm

                                                                         Sưu tầm tài liệu của anh Lê Bá Chí

I/ DUYÊN KHỞI

Theo đà chấn hưng Phật Giáo khắp các quốc gia trên thế giới, tại ViệtNammột phong trào được phát khởi vào năm 1920 và dần đến thành lập các hội Phật học ởTrung-Nam–Bắc.

Tại trung kỳ Hội A Nan Phật học được thành lập 1932 mà hội quán là Chùa Từ Đàm rồi từ đó lan dần ra các Tỉnh miền Trung trong đó có Quảng Trị.

          Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị được sơ khởi thành hình năm 1936 và đến năm 1937 mới chính thức thành lập dưới danh nghĩa A Nan Phật Học Hội Quảng Trị ( Do cụ Nguyễn Viết Hiệu làm hội trưởng )

          Trong lúc này có một số cư sĩ, tại Quảng Trị cũng muốn đứng ra quy tụ giới thanh niên học hỏi giáo lý và giúp sức cho hội nhưng chưa có cơ hội.

          Đến khi tại Trung Phần, Năm 1940 Đoàn Phật Học Đức Dục được thành lập do sáng kiến của cư sĩ Tâm minh Lê Đình Thám ảnh hưởng bởi phong trào ấy, chính là sự trợ duyên dẫn đến việc thành lập tổ chức tại Quảng trị.

II/ CÁC THỜI KỲ TIẾN TRIỂN

          Gia đình Phật tử Quảng trị từ lúc sơ khởi với đoàn đồng Ấu rồi tiến đến thành lập một vài đơn vị, thành lập BDH. Từ con số một vài đơn vị lên đến hàng chục, rồi có lúc lên đến 200, thời gian hơn 20 năm qua chúng tôi có thể chia thành các thời kỳ sau :

1.     Thời kỳ sơ khởi :

Giai đoạn 1: Thành lập đoàn Đồng Ấu ảnh hưởng của đoàn Phật học Đức Dục (tại Huế) các đoàn Thanh niên Phật tử, Hướng Đạo Phật tử, Đồng Ấu Phật tử và gia đình Phật Hóa Phổ dần dần được ra đời, tại Huế trong những năm 1941, 1942, 1943 . Trong thời gian này, tai Quảng trị sơ khởi được thành lập là đoàn Đồng Ấu Quảng trị ( Đoàn này do cư sĩ Nguyễn Hửu Ba đứng ra điều khiển ) và hoạt động cho đến năm 1945 thì bị tan rã bởi biến cố chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ mạnh.

Giai đoạn 2 : Tái lập đoàn Đồng Ấu đến 1947 tình hình an ninh tai Thị xã tạm ổn đoàn Đồng Ấu được tái lập( Thời kỳ này cụ Nguyễn Tăng Nỷ làm hội trưởng)  và do đạo hửu Ngô Ngọc Kiên ( là gia trưởng GĐPT Đệ Tam, và đạo Ủy cư sĩ Ban Đại Diện GHPGVNTN Quảng trị ) hướng dẫn và tiến đến thành lập Gia Đình Phật Hóa Phổ và Gia đình Phật Tử sau này.

Giai đoạn 3 : Hình thành GĐPT, Đại hội toàn Quốc năm 1951 tai Từ Đàm ( Huế) Gia diidnhf Phật Hóa Phổ được đổi  danh hiệu là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ , tai Quảng trị GĐPT được thành lập đầu tiên là GĐPT Quảng Thiện đặt trực tiếp tại Tỉnh Sự do HTr Phan văn Hy ( bác sỹ) điều khiển. Sau đó không lâu tai chi hội Đông Hà GĐPT Phước Tuệ được tổ chức ( do anh Trần Quang Toản và Trần Đình hội ). Tại Hải Lăng GĐPT hải thiện được thành hình ( Do anh Tư Đò Minh, Ngô Doan, Phan Bích và trần Thị Đóa )

2.     Thành lập Ban Hướng Dẫn đầu tiên :

Năm 1953 một cuộc họp mặt 3 đơn vị Quảng thiện – Phước Tuệ và Hải Thiện được tổ chức và hướng dẫn đầu tiên được thành lập do anh NGUYỄN DUY PHÙNG là trưởng ban ( Anh nguyễn Duy Phùng đã từ trần năm 1965 tại Sài Gòn do bệnh đau gan ) Các ban viên cộng tác : Trần Quang Toản, Tư Đò Minh.

3.     Hoạt động của những năm kế tiếp :

Năm 1953, ngoài 3 đơn vị kể trên, các gia đình sau đây đã được ra đời : Minh Châu

( Cam lộ ) , Chơn Lạc ( Đệ nhị ) ,  Kinh Đạo ( Đệ nhất ), Tịnh Giác ( Đệ tứ ), Kinh Thiện

( Đệ tam ), Chánh Thiện ( Đệ ngũ )

          Trong thời gian này, đã tổ chức Trại Huấn luyện HTr lục hòa (1953) Trai tứ ân

(1954) Trai Htr Thiện Thệ (1955). Đồng thời có một số anh chị dự Trại Kiều Trần Như tai Huế.

          Tháng 8/1955, Đại hội HTr toàn Quốc tổ chức tại Đà Lạt, Quảng trị đã tham dự với thành phần : Nguyễn Duy Phùng vẫn được tín nhiệm trong chức vụ Trưởng ban.

          Phong trào ngày càng lan rộng. Tính đến cuối năm 1956, toàn Tỉnh Quảng trị đã lên 43 đơn vị gia đình và cũng từ đây  danh hiệu GĐPT được điều chỉnh lấy tên địa phương là danh hiệu gia đình.

Trong năm này (1956) đã tổ chức liên tiếp 4 Trại Huấn luyện :

-         Trai HLHTr tại Hà My, Trại HLHtr tại Đông hà

-         Trại HLHTr tại Kim Thạch, Trại ĐCT tại Diên Thọ

BHD cũng đã tham dự Đại hội hội thảo HTr liên Tỉnh Miền trung

Năm 1957, Gia đình Phật tử Quảng tị lại phát triển mạnh, nhiều gia đình được thành lập thêm một số đáng kể 30 đơn vị, nâng tổng số GĐ trong Tỉnh lên 78 đơn vị (Công cuộc phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nay một phần lớn nhờ công đức của Đại Đức Giảng Sư Thiên – Đức – Minh Hôi trưởng đã bành trướng tổ chức nhiều khuôn hội ).

Trong năm 1957, một biến cố lớn đến với GĐPT Quảng trị, Anh Nguyễn Duy Phùng ( Trưởng ban hướng dẫn ) bị áp lực của Chính quyền buộc phải thôi việc ( tháng 10/1957) cho nên sau đó một cuộc họp thu hẹp đã mời anh Phan Quang minh XLTV trưởng ban.

Trong những ngày cuối năm 1957 một Trai HLHtr cũng được tổ chức tai Diên thọ,

( do anh Tư Đò Minh làm trại trưởng )

          Năm 1958 nhiều ban viên Ban Hướng Dẫn bị thuyên chuyển hoặc đi xa như anh Nguyễn duy Phùng ( đổi đi Play cu), anh Nguyễn Văn Châu ( nhập ngũ), anh nguyễn Ga ( thuyên chuyển vào Huế). Một Đại hội được tổ chức vào đầu năm này để bầu lại BHD mới , mà chức vụ trưởng ban do một vị Phó hội trưởng đứng ra đảm trách : Bác Đặng Đình Trác ( dược sĩ)

          Một Trai HL được tổ chức tại Long Hưng vào tháng 4/1958 ( do anh Tư Đồ Minh làm trai trưởng)  và khóa Phật Pháp Trung-Thiện từ 11-15/8/1958 do thầy thiện Châu thuyết giảng. năm này trong Tỉnh lại thành lập thêm 24 đơn vị, nâng tổng số GDPT lên 102 đơn vị. Cũng trong năm này BHD đã gởi 6 trại sinh đi dự trại Tịnh – Hạnh ( cấp 2) tại Huế do BHD Trung Phần tổ chức.

          Năm 1959, một Đại hội được tổ chức vào tháng 4/1959 BHD mới bầu anh Nguyễn Đức Cự được Đại hội cử vào chức vụ Trưởng ban ( Anh Nguyễn Đức Cự bị mất tích trong biến cố Mậu thân 1968 tai Huế ) và mời Bác Đặng Đình Trác trong chức vụ cố vấn.

          Phật Đản 2503 (1959) một Trai họp bạn ngành thiếu được tổ chức tai bãi cát Nhan Biều ( bên bờ sông Thạch Hản) khá quy mô. Năm này trong lại được thành lập thêm 16 đơn vị .

          Năm 1960, Đại hôi toàn Tỉnh lại được triệu tập vào tháng 2/1960, công cử lại thành phần BHD, anh Nguyễn Đức Cự lại được tín nhiệm trong chức vụ trưởng ban.

          Hoạt động của GĐPT Quảng trị lúc này đã lan tràn khắp nơi trong Tỉnh gồm 150 đơn vị. Trong năm này các công tác đè ra là xây dựng cơ sở chuẩn bị trại họp bạn ngành thiếu toàn quốc tai Nha trang ( trại này sau không được chính quyền cho phép, nên đình chỉ

          BHD cũng đã tổ chức Trai HLHTr tại Cổ Thành ( anh nguyễn văn Châu trai trưởng ) công tác thăm viếng kiểm tra toàn Tỉnh 124 đơn vị đã được thực hiện. Như vaayjddax nắm vững tình hình GĐPT Tỉnh nhà như sau :

-         Về Huynh trưởng : 1.157 HTr ( 6 cấp tín, 35 cấp tập và 1.116 HTr chưa xếp cấp )

-         Vê Đoàn sinh :       9.505 Đs   ( Nam PT 707, Nữ PT 925,Thanh niên 2.259                Thanh nữ 2.532, O nam 1.541, O nữ 1.591)

-         Số lượng Gia đình :   124 đơn vị  ( Chính thức, Tạm thành lập 44, Đang tổ chức 15 )

Năm 1961, vào tháng 3/61 một Đaị-Hội toàn tỉnh với 105 đơn vị tham dự 241 đại biểu, công sứ thành phần BHD mới và chức vụ trưởng ban là anh Nguyễn Đức Thương (đương Kim trưởng Ban hương – Dân Quảng Trị). Năm nay một trại họp bạn HT ngành thiếu được tổ chức tại Mỹ Thủy (Hải Lăng) vào tháng 5/61 danh hiệu “A-DỤC” với gần 1000 trại sinh. Song song với công tác này, một trại huấn luyện HT cấp I tại Hà Xá và công cuộc kiểm tra đợt 2 cũng được thực hiện trong năm.

Năm 1962, Anh Nguyên trưởng ban Nguyễn Đức Thương nhập ngũ đại hội lại đượctổ chức vào đầu năm để bầu lại BHD mới anh Nguyễn Khắc Ũy được công cử vào chức vụ trưởng ban.

Năm nay theo kế hoạch thi vượt bậc toàn phần của Trung Phần tại Quảng Trị đã tổ chức các trại thi tại Mỹ Chánh, Hội Yên, Trà Trì, Hà Xá, Bích La Đông, Bồ Bản, Cam Vủ, Lâm Xuân, Lan Đỉnh (9 địa điểm qui tụ cả thảy trên 2000 đoàn sinh dự thi).

Các trại huấn luyện HT tập sự tại Gio Linh (70 trại sinh), Bồ Bản (134 trại sinh) và trại cấp một Hà Xá (37 trại sinh) cũng được tổ chức trong năm.

Một công tác khác không kém phần quan trọng là việc xây dựng trường Tiểu Học Bồ Đề tại Diên Sanh (do BHD đứng ra tổ chức) với chủ trương một đoàn viên một viên gạch.

Năm 1963, Đại Hội Huynh trưởng được tổ chức vào dịp tết Quý Mão trong một Đại Hội quy tụ khá nhiều HT thâm niên và nòng cốt của Quảng Trị.Anh Nguyễn Khắc Ũy lại tiếp tục được tín nhiệm trong chức trưởng ban

Công tác nổi bậc nhất trong năm là tổ chức trại họp ban ngành thiếu toàn tỉnh (có một số đơn vị có ngành oanh) trong dịp Phật Đản 2507.

Trại quy tụ trên 4000 trại sinh với nhiều kiến trúc, kỳ đài, công trại.Trại họp ban này là một trại họp ban lịch sử và chính lễ Phật Đản này,GH đã phát khởi một cuộc vận động chống bạo quyền tôn giáo Nhà Ngô (Ngay khi được tin cuộc tàn sát tại Huế, Ban HD và Ban quản trại đã tổ chức một buổi lễ cài băng tang cho các phật tử đã bị chết trong đêm trăng rằm, buổi lễ đã gieo vào lòng trại sinh một nỗi ngậm ngùi chua xót, ức nghẹn và tất cả đã dốc lòng cầu nguyện trong tâm tư, một bầu không khi u buồn lặng lẽ, hoàn toàn im lặng không một tiếng động, tạo thành một khung cảnh nghiêm trọng).Từ đây giáo hội cũng như gia đình phật tử lại dồn lực cho công cuộc vận đông đòi hỏi bình đẳng tôn giáo…….

Năm 1964, GHPGVNTN ra đời, Đại Hội toàn quốc GĐPT được tổ chức tại Sài Gòn vào tháng 6/64 trong sự thống nhất với danh nghĩa là gia đình phật tử Việt Nam, GĐPT đã đỏi mới ít nhiều về nội quy –quy chế HT, hình thức nhất là về thành phần chức vụ các BHD được ấn định lại để tăng năng hiệu hoạt động.Tại Quảng Trị  một Đại Hội được triệu tập để công cử thành phần BHD mà anh Tư Đò Minh được tín nhiệm vào chức vụ trưởng ban. Đang lẽ Đại Hội toàn quốc được tổ chức để bầu lại BHD vào đầu năm 1966, nhưng vì những biến cố thời cuộc nhất là biên cố của Giáo Hội nên nhiệm kì phải kéo dai tới tháng 12/68

Trong khoảng thời gian này, các công tác đã thực hiện được gồm có:

    Ấn hành đăc sản Ưu Đàn Phật Đản 2513.

    Trại họp bạn PĐ thật quy mô và kiến trúc mỹ thuật (1964).

    Tổ chức trại A-Dục 4/64 – Lộc Xuyên 11/64.

    Tổ chức trại A-Dục 5/65 – Lộc Uyên 12/65

    Tổ chức triển lãm văn nghệ xuất gia (1965).

    Trại huyền trang 1/66 tại Lavang.

    Trại A-Dục 6/66 - Lộc Uyên 12/66 – Lộc Uyên 14/67

Trong năm 1967 cung đã tổ chức 2 trại tình thương giúp đồng bào di dân từ quận Trung Lương, Gio Linh lên khu định cư Cam Lộ (khu định cư Trung-Gio). Mặc dầu BHD nhiệm kì 64 vẫn tiếp tục nhưng anh Trưởng ban bị đày đi côn đảo nên anh Trần Quang Toản phó trưởng ban XLTV cho đến Đại Hội.

Năm 1968, Đại Hội tháng 12/68 đã công cử lại thành phần BHD mà chức vụ trưởngban lại do anh Nguyễn Đức Thương đảm nhiệm

Thời gian này đã thực hiện:

ØLộc Uyên 15/69 (31 trại sinh) Trại trưởng Lê Bá Chí

ØA-Dục 7/69 (64 trại sinh) Anh Nguyễn Đức Thương trại trưởng

ØẤn hành đặc san Phật Đản 2513

ØTổ chức liên tiếp 5 trại tình thương Hà Tây, Gia Đẳng,

ØLương Điền, Hà Thanh, Bình An.

Năm 1970, Đại Hội được tổ chức vào tháng 3/70, anh Nguyễn Đức Thương lại được tín nhiệm trong chức vụ trưởng ban.

Trong năm 1970 BHD đã thực hiện nhiều đợt cứu trợ HT và ĐS cũng như thực hiện công tác xã hội. Năm nay cũng đã tổ chưc 2 trại huấn luyện A-Dục 8/70 và Lộc Uyên 16/70.

Năm 1971, GĐPT Quảng Trị đã tổ chức hai đêm văn nghệ tại rạp Kim Châu để lấy quỹ sung vào công tác cứu trợ vã xây dựng cơ sở đã tổ chức 2 trại HT/HT Lộc Uyên 17/71 (anh Hồ Xuân Lộc trại trưởng). Và trại A-Dục 9/71 (anh Lê Bá Chi trại trưởng).

Năm nay trong dịp Phậy Đản GĐPT Quamgr Trị tại vùng 4 Triệu Phong đã bi ngộ độc nặng nề với số HT và ĐS ngộ độc lên tới 300.Đây là một hành vi của một bọn người trong một âm mưu chèn ép GĐPT vùng 4 Triệu Phong cắm trại Gia Lộ đã nhận lấy một cách thảm khốc.(cho đén bây giờ còn nhiều HT và DDsS vẫn mang lấy bệnh tật một cách đau khổ).

Năm 1972, là năm đau thương thương của gia đình Phật Tử ở Quảng Trị phải rời bỏ quê hương làng mạc ruộng nương lánh nạn khắp nơi kể từ tháng 3/72 vì biến cố chiến tranh khốc liệt).Đây là giai đoạn chuyển biến quan trong của GĐPT tỉnh nhà…Văn phòng tạm của BHD phải dời về Huế (chùa Điệu Đế) rồi vào Đà Nẵng (chùa Tỉnh Giáo Hội).Dù vậy hoạt động của GĐPT vẫn cố gắng thực hiện trong cảnh khốn khổ.Sau những phút bàng hoàng giao động các trại tam cư của nhiều đơn vị GĐPT tính cách phục hồi sinh hoạt đã được tổ chức lần lượt.Tính đến cuối năm 1972 hầu hết 34 trại tam cư Đà Nẵng, 4 trại tạm cư ở Huế và 2 trại ở Chu Lai (Quảng Tín) đêu có sự hiện diện bóng dáng của các đơn vị GĐPT.BHD Quảng Trị đã phải vất vả lắm mới điều hành và kiểm soát được các gai đình ở khắp 34 tỉnh.

Năm 1973, GĐPT Quảng trị sau gần một năm hoạt động ráo riết trong hoàn cảnh chật vật và thiếu thốn mọi phương tiện,đã ổn định được tình hình sinh hoạt GĐPT ở các trại tạm cư theo bảng thống kê của văn phòng Tổng thư ký BHD Quảng trị ghi nhận được 1.000 HTr và 5.000 đoàn sinh đang trú tại các trại tạm cư . Nhiệm kỳ của BHD đã chấm dứt từ tháng 6/1972 nhưng vì hoàn cảnh lánh cư tỵ nạn nên chưa thể tổ chức lại Đại hội bầu BHD mới được, trong thời gian này anh Nguyễn Đức Thương đang tạm trú tại Nha trang nên anh phí trưởng ban ngành nam Nguyễn văn Lam XLTV.

Trước nhu cầu tình hình sinh hoạt GĐPT Tỉnh nhà BHD GĐPT Quảng trị buộc lòng phải tổ chức Đại hội HTr GĐPT Quảng trị tai trung tâm tạm cư Hòa Tiên ( Đà Nẳng) một trại tạm cư do BHD TƯ thiết lập và bảo trợ với sự yểm trợ của Cơ quan Viện Đại Học Van hạnh…. Đại hội này là một Đại hội lịch sử lưu vong, được tổ chức vào ngày 31/12/72 và 1/1/73 với 229 đại biểu đại diện cho 96 đơn vị ( nguyên quán) và tạm cư. Đại hội sau 2 ngày hội họp có BHD/ TƯ tham dự và chủ tọa đã công cử lại thành phần như sau :

Trưởng ban            :        Nguyễn Đức Thương

Phó trưởng ban      :        Nguyễn Lam

Phó trưởng ban nữ :         Phạm Thị Na

Tổng thư ký           :        Nguyễn Thường

Phó tổng thư ký     :         Lê Noản Thái- Văn Nồng

Thủ quỷ                 :        Nguyễn Văn Bái

UV Nội vụ             :        Lê Bá Chí

          UV Nghiên Huấn   :         Phạm như Cân

          UV Tu thư             :                  Nguyễn Văn Thi

          UV Tổ Kiểm          :       Hồ Xuân Lộc

          UV HĐTN-XH      :                  Nguyên Hải

          UV Văn nghệ         :        Hoàng Cảnh Giả

          UV Doanh tê          :                 Trương Đăng Trung

          UV Nam PT           :                 Nguyên Tôn Luỹ

          UV Nữ PT              :                Nguyễn Thị Các

          UV Thiếu Nam       :        Sử Thành

          UV Thiếu Nữ         :                  Diệp Thị Cân

          UV Cánh Nam        :       Lê Quang Thế, phụ tá Phan Lớn

          UV Cánh Nữ           :       Lê Thị Diệu

Đại diện quận Mai Lĩnh : Nguyễn Văn Bái

Đại diện quận Triệu Phong : Tăng Thế Đinh

Đại diện quận Đông Hà : Nguyễn Văn Thi

Đại diện quận Gio Linh : Nguyễn Đức Nga

Đại diện quận Cam Lộ : Lê Minh Túc

Đại diện quận Hải Lăng : Lê Quang Tiệp

Các công tác đã thực hiện được kể từ đầu nhiệm kỳ 1973: và hoạt động thanh niên xã hội, mở khoá huấn nghệ cắt may miễn phí 3 tháng từ tháng 3/1973 đến tháng 5/1973 ( do UVĐH Vạn Hạnh yểm trợ)

-         Tổ chức 3 trại tình thương giúp đồng bào hồi cư thuộc quận Hải Lăng

-         Mặc dầu là nạn nhân chiến cuộc vẫn đóng góp giúp GĐPT QuảngNam trong cơn bão lụt vừa qua

·        Về tổ chức thăm viếng: thực hiện thăm viếng chấn chỉnh các gia đình hồi cư tái sinh hoạt và các GĐ tại các tạm cư

·        về huấn luyện: đã tổ chức:

-         Trại Lộc Uyển 18/73 trong tháng 6/73 quy tụ 144 trai sinh

-         Trại A Dục 10/73 trong tháng 5/73 quy tụ 72 trại sinh

-         3 trại đội chúng trưởng A NÔ MA NI LIÊN 22, 23, 24/1973 trong tháng 7/73 quy tụ 226 trại sinh(1 trại tổ chức tại Văn Quỷ Tại Quảng Trị, 2 trại khác tổ chức tại Đà Nẵng )

·        Về các hoạt động chúng tôi còn ghi nhận được, BHD đã tham dự đại hội toàn quốc tại Đà Nẵng với 14 đại biểu chính thức, đã tổ chức 1 cuộc hội thảo huynh trưởng ngành nữ mà chị phó trưởng ban ngành nữ toàn quốc đã chủ toạ và ban những lời chỉ bảo. Đồng thời một sự kiện và cũng quan trọng nữa là GĐPT đã được đón tiếp trưởng BHD GĐPT Việt nam cùng phái đoàn thăm viếng tại trại tạm cư Hoà Khánh vào tháng 3/73, cũng như đón tiếp đại biểu toàn quốc tại chùa Mỹ Chánh Quảng Trị

·        Công tác đang còn tiếp diến với GĐPT Quảng Trị

KẾT LUẬN

GĐPT Quảng Trị ra đời ngót trên 20 năm, trong khoảng thời gian ấy đã đào tạo biết bao huynh trưởng và đoàn sinh. đến nay người còn kẻ mất, nhưng với tinh thần và ý chí sẵn có của người nối tiếp xứ mệnh của tổ chức; luôn luôn cố gắng hoạt động và hướng đến tổ chức theo đúng đường lối GĐPT ViệtNam.

Nhìn vào quá khứ GĐPT Quảng Trị  đã tiến mạnh một vài đơn vị tại thị xã, đã lan dần và phát triển đến hồi cực thịnh lên 215 đơn vị(1961-1962) và cũng có lúc chịu ảnh hưởng thời cuộc và biến cố xuống còn 49 đơn vị(1968) rồi trải qua trong cơn chiến tranh khốc liệt (1972) GĐPT chỉ còn lại vài chục song thân trong trại tạm cư, và đến nay theo nhịp độ hồi cư, GĐPT dần dần tái hoạt động lại trên quê hương đau khổ.

Đã biết rằng trong tương lai, nếp sinh hoạt và mức độ tiến triển không bằng những năm xưa kia, vì một số huynh trưởng và đoàn sinh di dân vào Nam lập nghiệp, một số đã bị kẹt lại ngoài kia, nhưng với số huynh trưởng và đoàn sinh còn lại chắc chắn với tinh thần sẵn có với đường hướng đã vạch định hoạt động trong những ngày tới cũng sẽ đạt đến kết quả khiêm tốn đáng kể. Do đó chúng tôi vẫn vững tin vào tương lai của GĐPT Quảng Trị ./.

         Tài liệu sưu tầm:

                                                              Đức Thích Tuệ Giác

                                                              Huynh trưởng Nguyễn Khắc Uỷ

                                                              Tu thư BHD GĐPT Quảng Trị

                                                               Lê Bá Chí trại Vạn Hạnh 1

                                                          Người hướng dẫn sưu tầm:

                                                                         Huynh trưởng : Lê Quang Ngọc

                                                                                                 Trại Vạn Hạnh 4

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ntk1208