Lịch sử hình thành, vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lịch sử hình thành, vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

1. Lịch sử hình thành

Giữa thế kỷ XIX Pháp sang xâm lược độc chiếm nước ta, Ngân hàng đầu tiên xuất hiện ở Việt nam đó là Ngân hàng Đông Dương (1875). Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam thời đó chưa có gì, giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu chưa có tiếng nói gì trong giới tài chính.

Việt Nam sau cánh mạng tháng 8 thành công do chính quyền còn non yếu nên không quốc hữu hóa được Ngân hàng Đông Dương. Lúc này ngân sách còn 1.250.000 đồng tiền Đông Dương.

Ngày 31/01/1946 Hồ chí Minh ký sắc lệnh số 18/SL phát hành giấy bạc Việt Nam (có giá trị lưu hành từ vĩ tuyến 16 đến Nha Trang). Ngày 23/11/1946 Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 2 đã quyết định phát hành giấy bạc lưu hành trong cả nước. Đồng tiền đó gọi là đồng tiền tài chính (tiền cụ Hồ), khi này cho lưu hành hai loại đồng tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến năm 1950 đồng tiền tài chính mất giá trầm trọng. Ngày 06/05/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam với tư cách là Ngân hàng trung ương Việt Nam và sắc lệnh số 17/SL quy định "mọi công việc của Nha Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng Sản Xuất giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách. Như vậy ngay từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã thực hiện hai chức năng khác nhau đó là Ngân khố và Ngân hàng. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau đó đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến quận, huyện do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản trị. Bên cạnh đó có Ngân hàng chuyên nghiệp và ưũy tiết kiệm XHCN. Hệ thống này tồn tại cho đến ngày miền nam giải phóng nó thay thế hệ thống Ngân hàng Sài gòn củ cho đến năm 1988.

2. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Tháng 8/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhưng mãi đến năm 1951 mới thành lập được Ngân hàng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam trong sắc lệnh số 15/SL không trực tiếp quy định vị trí pháp lý của Ngân hàng quốc gia nhưng có đề cập Tổng giám đốc là người lãnh đạo Ngân hàng quốc gia có danh vị như Bộ trưởng.

Ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính Phủ ban hành Nghị định 171/CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng nhằm đáp ứng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Ngân hàng quốc gia đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

So với săc lệnh số 15/SL vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước được quy định rõ ràng hơn:

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Hội Đồng Chính Phủ.

- Mặt khác, theo Nghị định này Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ cho hoạt động của mậu dịch quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quản lý Nhà nước với hoạt động của các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Nghị định số 63/NĐ - CP ngày 16/06/1977 quy định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan ngang bộ thuộc hộ động Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý công tác phát hành tiền, quản lý tiền mặt và điều hòa lưu thông tiền tệ, quản lý tín dụng, thanh tóan trong ngoài nước, quản lý ngoại hối, quỹ Ngân sách Nhà nước.

Thời kỳ này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vị trí pháp lý vừa là cơ quan của Chính phủ, vừa là tư cách của Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng trung gian.

Ngày 09/10/1987 Chính phủ ra quyết định số 172 quy định chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước, là một tổ chức hạch toán kinh tế chuyên ngành, thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là hệ thống Ngân hàng cấp một.

Ngày 26/03/1988 Hội đông Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chuyển sang hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ.

Ngày 23/05/1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính. Trong văn bản này xác định rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng và là cơ quan duy nhất phát hành tiền. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và Ngân hàng trung ương của các Ngân hàng.

Ngày 12/12/1997 luật Ngân hàng Nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng ra đời. Khảng định địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước cộng hòa XHCN Việt Nam.

3. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để xác định tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chúng ta cũng căn cứ trên 4 đặc trưng chung theo quy định tại điều 94 của Bộ luật dân sự, nếu không đảm bảo một trong 4 đặc trưng đó thì không có tư cách pháp nhân.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước thành lập. Như vậy xét về đặc trưng này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập hợp pháp.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuy có sự thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử nhưng được cơ cấu một cách chặt chẽ như sau:

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động.

Điều 43 luật Ngân hàng Nhà nước quy định "Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Ngân sách Nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định" (5.000 tỷ VNĐ).

Ngoài vốn pháp định Ngân hàng Nhà nước còn được giao các loại tài sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

3. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước đồng thời có hai tư cách pháp lý

a. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về Nhà nước, đây là chức năng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong lĩnh vực này Ngân hàng Nhà nước thực hiện những chức năng sau:

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ.Quy định tại điều 3 và điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước:

+ Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm để Chính phủ xem xét tình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng, bổ sung cho lưu thông hằng năm, mục dích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo UBTVQH; quyết định chính sách cụ thể khác và giải pháp thực hiện.

+ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này.

+ Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, ban hành các văn bản về quy phạm pháp luật về tiền tệ và họat động Ngân hàng.

- Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giả thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng.

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động Ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo thẩm quyền.

- Quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước còn quy định về hoạt động thanh tóan quốc tế, hoạt động ngoại hối:

- Chủ trì lập và theo dõi kết quã thực hiện cán cân thanh tóan quốc tế.

- Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật .

- Đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và Ngân hàng quốc tế trong trường hợp Chính phủ, Chủ tịch nước ủy quyền.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Ngân hàng.

b. Với tư cách là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam

Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn Ngân hàng như sau: (khoản 2 điều 5)

- Tổ chức in đúc, bảo quản vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hàNgân hàng , thu hồi thay thế và tiêu hũy tiền.

- Thực hiện tái cấp vốn Ngân hàng ằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh tóan cho nền kinh tế.

- Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

- Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trử ngoại hối Nhà nước.

- Tổ chức hệ thống thanh tóan qua Ngân hàng, làm dịch vụ thanh tóan, quản lý các phương tiện thanh tóan.

- Làm đại lý: tổ chức đấu thầu, phát hành Ngân hàng và thanh tóan tín phiếu, trái phiếu Kho bạc giấy tờ có giá khác của Chính phủ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin Ngân hàng.

Ngoài ra, khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi Ngân hàng Nhà nước còn có thể phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mrnguyen