Lịch sử hoàng tộc Nhà Nguyễn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. Khởi tích đến khai quốc công thần nhà Lê Sơ (905 – 1509)

Cụ Nguyễn Thước, quê thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, tỉnh Ninh Bình, là một Nha tướng của Dương Đình Nghệ - Dương Đình Nghệ là người đã có công đánh đuổi giặc Nam Hán trong thời kì tự chủ Việt Nam, xưng là tiết độ xứ, cai quản phần phía Bắc Việt Nam lúc bây giờ

Cụ Nguyễn Thước có 3 người con là Nguyễn Bồ, Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục

Nguyễn Bồ (919 - 967) là một vị tướng và khai quốc công thần của triều nhà Đinh. Ông có nhiều công lao giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Vợ ông là bà Đinh Quế Hương - chị Vua Đinh Tiên Hoàng.

Nguyễn Bặc (924 – 979) là 1 trong "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người Giao Châu gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lạng.

Nguyễn Phục: không có thông tin chi tiết

Chiến công của 3 anh em:

15 tháng 7 năm 967, Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục tử trận. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Nguyễn Bồ được phong Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương

Sau khi Nguyễn Bồ thất bại, Đinh Tiên Hoàng cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong, đánh một trận phá tan sứ quân Nguyễn Siêu vào 22 tháng 8 năm 967. Là khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân, ông được vua Đinh phong tước Định Quốc Công, vị trí như chức Tể tướng của các triều đại sau này. Ông là một trong số những người tận trung với nhà Đinh, đồng thời là bạn đồng hương, sinh và mất cùng năm với Vua Đinh Tiên Hoàng.

Nguyễn Bặc được xem là Đức Thái thủy tổ của dòng họ chúa và vua Nguyễn sau này.

Đến đời thứ 16 thì vào lánh nạn và lập nghiệp ở sách Gia Hưng, huyện Tống Giang, phủ lộ Thanh Hóa. Đến đời thứ 18, có Nguyễn Lý, Nguyễn Dã và Nguyễn Công Duẩn tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, phò tá Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, được phong Bình Ngô khai quốc công thần và được ban quốc tính. Thôn Gia Hưng được đổi thành Gia Miêu ngoại trang và huyện Tống Giang đổi thành huyện Tống Sơn.


2. Giai đoạn cuối Lê Sơ (1509 – 1529)

Năm 1509, Nguyễn Hoằng Dụ cùng cha là Nguyễn Văn Lang giúp Lê Oanh khởi binh ở Thanh Hoa, lật đổ vua Uy Mục. Khi Lê Oanh lên làm vua (tức Tương Dực đế), cha ông là Nguyễn Văn Lang được phong làm Nghĩa quốc công; Nguyễn Hoằng Dụ được phong làm thái phó Yên Hòa hầu vào năm 1510;

Đầu năm 1513, Nguyễn Văn Lang qua đời. Lê Tương Dực nhớ công ông phò tá lên ngôi, tặng phong ông làm Nghĩa Huân Vương, tang lễ theo nghi thức của tước vương, đúc vàng làm tượng.

Năm 1517 thời Lê Chiêu Tông, con Nguyễn Văn Lang là Nguyễn Hoằng Dụ mâu thuẫn với Trần Chân và Trịnh Tuy, hai bên đánh nhau. Hoằng Dụ bị thua, nhưng được Mạc Đăng Dung (dưới quyền Trần Chân) thả cho chạy thoát về Thanh Hóa. Không bắt được Hoằng Dụ, quân Trần Chân đào mả, bới tử thi Nguyễn Văn Lang, chém lấy đầu.

Năm 1522 - 1523, Mặc Đăng Dung lập Lê Cung Hoàng làm vua, phế truất vua Lê Chiêu Tông làm Đà Dương Vương

1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết vua Lê Chiêu Tông

1527, Mạc Đăng Dung xưng Hoàng Đế, phế truất vua Lê Cung Hoàng, nhà Lê Sơ chấm dứt từ đây


3. Tóm tắt Thủy tổ phả nhà Nguyễn đến giai đoạn cuối Lê Sơ (905 - 1529).

Nguyễn Thước, Gia tướng của An Nam Tiết Độ Sứ.

Nguyễn Bặc (924 – 979), Thái Tể Định Quốc Công, triều vua Đinh Tiên Hoàng.

Nguyễn Đê, Đô Hiệu Kiểm, cuối triều Đinh, năm 1009 tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.

Nguyễn Viễn, Tả Tướng Quốc, triều Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Nguyễn Phụng, Tả Đô Đốc, triều Lý Anh Tông.

Nguyễn Nộn, Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, đời vua Lý Huệ Tông sau được Trần Thù Độ cắt đất phong Vương.

Nguyễn Thế Tứ, Đô hiệu Kiểm, triều Trần Thài Tông.

Nguyễn Nạp Hòa, Bình Man Đại Tướng Quân triều vua Trần Duệ Tông.

Nguyễn Công Luật, Hữu Hiệu Điểm, triều vua Trần Duệ Tông và Trần Phế Đế.

Nguyễn Minh Du, Du Cần Công, triều vua Trần Phế Đế.

Nguyễn Biện, Phụ Đạo Huệ Quốc Công theo nhà Hậu Trần chống Trần Quý Ly, đời Giản Định Đề và Trùng Quang Đế.

Nguyễn Chiếm, Quản Nội, cùng cha là Nguyễn Biện theo nhà Hậu Trần.

Nguyễn Sữ, Chiêu Quang Hầu, theo nhà Hậu Trần như hai đời trước, sau vua Lê Hiển Tông truy phong.

Nguyễn Công Duẫn, Hoằng Quốc Công, theo Bình Định Vương khởi nghĩa.

Nguyễn Đức Trung,Trình Quốc Công, triều vua Lê Thánh Tông.

Nguyễn Văn Lang, Nghĩa Huân Vương, giúp vua Lê Tương Dực lật đổ Lê Uy Mục.

Trừng Quốc Công Nguyễn Hoằng Dụ, hay Nguyễn Hoằng Lựu, Nguyễn Văn Lưu (? – ?) Triều vua Lê Tương Dực và Lê Chiêu Tông.



4. Giai đoạn phục hưng nhà Lê (1529 – 1592).

Nguyễn Kim.

Nguyễn Kim (1468–1545) là con của Trừng Quốc Công Nguyễn Hoằng Dụ.

1529, Nguyễn Kim ở Thanh Hoa lúc ấy giữ chức Hữu vệ Điện tiền tướng quân An Thanh hầu, đem con em chạy sang nước Ai Lao.

12/1530, Nguyễn Kim lánh nạn ở châu Sầm Thượng, Sầm Hạ nước Ai Lao thu dụng được vài nghìn người, 30 con voi và 300 con ngựa.

1533, Nguyễn Kim tôn Duy Ninh (con của vua Lê Chiêu Tông) làm vua Lê Trang Tông; lên ngôi vua tại Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa.

1539, Nguyễn Kim thấy Trịnh Kiểm có tài, bèn gả con gái cho. Nghĩa quân của Nguyễn Kim tiến quân về nước, đánh vào vùng Lôi Dương, đánh bại quân nhà Mạc.

1540, Nguyễn Kim tiến quân về lấy đất Nghệ An.

1543, Nguyễn Kim tiến quân về lấy đất Thanh Hóa.

1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Đại tướng quân Dực quận công Trịnh Kiểm được Lê Trang Tông phong làm Thái sư Lượng quốc công, nắm quyền quân quốc trọng sự.

Con cái Nguyễn Kim.

• Nguyễn Uông (mất 1545), được vua Lê Trang Tông phong làm Lãng Quận công sau khi Nguyễn Kim bị hạ độc chết (nhưng Nguyễn Uông về sau bị em rể Trịnh Kiểm giết trừ hậu hoạ).

• Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) mẹ là chánh thất Nguyễn Thị Mai Triệu Tổ Tĩnh Hoàng hậu ông được vua Lê Trang Tông phong làm Hạ Khê hầu, sai đem quân đi đánh giặc. Về sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam.

• Nguyễn Thị Ngọc Bảo (mất 1586) mẹ là Thứ phu nhân Đỗ Thị Tín, về sau lấy Trịnh Kiểm sinh ra Trịnh Tùng rồi chết cháy trong cơn hoả hoạn ở phủ đệ của Trịnh Tùng tại An Trường được phong thụy là Từ Nghi Vương Thái Phi.


Nguyễn Hoàng.

1558, Bà Ngọc Bảo sợ Trịnh Kiểm át hại Nguyễn Hoàng, bà khuyên chồng với lý do cho em trai ra trận và giữ vững vùng đất Thuận Quảng mới chiếm, Trịnh Kiểm đồng ý. Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng đến đóng trại tại Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) lập Thủ Phủ gọi là dinh Ái Tử.

1570, Trịnh Kiểm mất, hai con Tuấn Đức hầu Trịnh Cối và Phúc Lương hầu Trịnh Tùng tranh ngôi.

1572, Nguyễn Hoàng chiếm được Thuận Hóa, nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.

1578, quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân tiến đến sông Đà Diễn, Hoa Anh đánh chiếm thành An Nghiệp, là một trong những kinh thành đồ sộ và kiên cố nhất trong lịch sử Chăm Pa.

1592, Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công ra bắc. Quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Cha con Mạc Mậu Hợp và Mạc Toàn thua chạy rồi lần lượt bị bắt và bị hành hình. Bắc triều chấm dứt. Nhà Hậu Lê chiếm lại được Thăng Long, việc trung hưng hoàn thành.


5. Giai đoạn đặt nền móng cho Đàng Trong (1593 – 1613)

Nguyễn Hoàng.

1593, Trịnh Tùng dâng biểu xin Vua phong Nguyễn Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công. Sau đó Nguyễn Hoàng ở lại giúp Trịnh Tùng đánh dẹp các cuộc chống đối của họ Mạc và các cuộc phản loạn khác.

1597, Lương Văn Chánh đang là tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa). Ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.

1600, Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng, sau đó về lại Thuận Hóa, ông dời dinh sang phía đông của dinh Ái Tử, gọi là Dinh Cát.

1602, Nguyễn Hoàng cho lập dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) giao cho công tử Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ.

1611, do quân Chăm Pa tiếp tục quấy nhiễu vùng biên giới Hoa Anh, Nguyễn Hoàng đã sai Văn Phong đi dẹp, quân Chăm Pa nhanh chóng bị đánh bại trước lực lượng của chúa Nguyễn. Vua Po Nit của Chăm Pa phải rút quân xuống phía Nam đèo Cả. Sau đó vùng đất Hoa Anh này được lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Lương Văn Chánh làm tham tướng, Văn Phong làm lưu thủ

1613, Nguyễn Hoàng lâm bệnh nặng, cho gọi người con thứ 6 Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị.



6. Giai đoạn xưng chúa Đàng Trong (1613 – 1777).

Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi, Chúa Bụt hay Sãi vương (1563–1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và bốn con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế.

Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng hay Thượng vương (1601–1648), con trai thứ hai của chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có ba con trai và một con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.

Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền hay Hiền vương (1620–1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có sáu con trai và ba con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa hay Nghĩa vương (1650–1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có năm con trai và năm con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái, còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của chúa tức Cương quận công). Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.

Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh hay Minh vương (còn gọi là Quốc chúa) (1675–1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và bốn con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được công nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.

Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh hay Ninh vương (1697–1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có ba con trai và sáu con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế.

Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ vương (1714–1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Vì năm 1744 vào dịp Tết Nguyên Đán có một cây sung nở hoa và một lời sấm ''Bát thế hoàn trung đô''. Đến lúc này chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế.

Nguyễn Phúc Thuần tức Chúa Định hay Định vương (1754–1777), con trai thứ 16 của Vũ vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông này hãy còn quá nhỏ, Vũ vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là Cha của Thế Tổ Cao hoàng đế Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ vương chết, một quyền thần trong triều là Trương Phúc Loan đã giết Nguyễn Phúc Luân rồi lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi để dễ kiềm chế. Năm 1777, ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.

Nguyễn Phúc Dương tức Tân Chính vương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình (Nguyễn Phúc Dương là con trai của Nguyễn Phúc Hiệu). Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm 2 phe cùng nhau cai trị: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương, Lý Tài. Năm 1777, cả hai phe đều bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân.



7. Giai đoạn phục dựng cơ đồ (1778 – 1802).

1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính.

8/1788, Nguyễn Ánh tái chiếm đất Gia Định, Tây Sơn mất Nam Hà.

1790, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận.

1792, Quang Trung mất, con là Nguyễn Quang lên nối ngôi.

1799, Nguyễn Ánh lại tự cầm đại quân đi đánh hạ thành Quy Nhơn.

1801, Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn.

5/1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Gia Long.

6/1802, Gia Long tiến ra chiếm được Thăng Long, Nhà Tây Sơn bị tiêu diệt, Gia Long chính thức thống nhất quốc gia.



8. Giai đoạn Vương quốc Đại Nam độc lập (1802 – 1884).

Vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1802 đến năm 1820. Ông là người thống nhất giang sơn, lập nước, đặt quốc hiệu Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt bởi cuộc chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh.

Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai trong 13 vị vua triều Nguyễn nối tiếp nhau từ năm 1802 đến 1945. Vua Minh Mạng trị vì trong gần 21 năm từ năm 1820 đến 1841. Lịch sử vua Minh Mạng được biết đến là một nhà cải cách hành chính nổi tiếng, người có công lớn trong việc thống nhất đất nước, phân định ranh giới hành chính các địa phương một cách khoa học, hợp lý ổn định gần như từ đó đến nay.

Vua Thiệu Trị, hiệu là Nguyễn Phúc Miên Tông. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1807 tại Huế. Ông là con trưởng trong số 78 hoàng tử của vua Minh Mệnh nên được nối ngôi.

Vua Tự Đức là vua trị vì lâu nhất với 36 năm, từ 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì, Pháp xâm lăng Việt Nam, loạn lạc xảy ra khắp nơi, trách nhiệm của nhà vua đối với lịch sử thật lớn lao.


9. Giai đoạn Vương quốc Đại Nam bị Pháp bảo hộ (1884 – 1945).

Vua Dục Đức là ông vua có số phận bi thảm nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn. Vua Dục Đức nổi tiếng với thời gian tại vị ngắn nhất lịch sử chỉ 3 ngày (từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 7 năm 1883) thì bị hai vị phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội phế truất, bị giam và bỏ đói đến chết.

Vua Hiệp Hòa tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, khi lên ngôi đổi niên hiệu là Nguyễn Phúc Thắng, sinh quán tại Huế, con thứ 29 và là út của vua Thiệu Trị; Mẹ Doãn Tấn là bà Đoàn Thị Doãn (có sách ghi là Thuấn). Nguyên hiệu của ông là Lang Quốc Công. Hiệp Hòa trị vì đất nước trong 4 tháng từ 30 tháng 7 đến 29 tháng 11 năm 1883. Vua có 11 hoàng tử và 6 công chúa, chỉ biết người con thứ là Ưng Hiệp kế vị anh là Phong Lộc tước và một hoàng hậu. tên Ngọc Pha. Hai người con trai khác của ông là Nguyễn Phúc Ưng Bác, tu húy là Văn Lang Hương Công và Nguyễn Phúc Ưng Chuẩn.

Vua Kiến Phúc sinh 12 tháng 2 năm 1869 - 31 tháng 7 năm 1884), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ bảytrong số các đời vua nhà Nguyễn. Ông lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì mất, thụy là Giản Tông.

Vua Hàm Nghi sinh ngày 3 tháng 8 năm 1871 - 14 tháng 1 năm 1944, hiệu là Đế Xương, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. "Vua Hàm Nghi là một người sáng dạ, thông minh ngay từ nhỏ. Sinh năm 1871, lên ngôi lúc mới 13 tuổi, nhưng ông đã ý thức được nỗi nhục mất nước và luôn đau đáu về một nền độc lập cho dân tộc". Là em ruột vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi khi mới 13 tuổi. Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.

Vua Đồng Khánh: Năm 1885, sau khi triều đình nhà Nguyễn bị quân Pháp đánh bại trong trận kinh thành Huế, Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạy vào Quảng Trị. Đồng Khánh lên ngôi Pháp Dưới triều đại của ông, thực dân Pháp đã bắt đầu những công việc đầu tiên nhằm thiết lập một thời kỳ đô hộ 60 năm ở Tonkin (Bắc Kỳ) và An Nam (Trung Kỳ), trong khi triều đình Huế tỏ ra thần phục và hòa hoãn. Đầu năm 1889, Đồng Khánh ốm nặng qua đời khi còn khá trẻ, mới trị vì được 4 năm, hiệu là Cảnh Tông.

Vua Thành Thái là một vị vua yêu nước và là một người có tinh thần dân tộc rất cao. Ông rất khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Vị vua nhà Nguyễn này thường giả điên để che mắt thực dân Pháp và tay sai. Ông còn bí mật huấn luyện quân đội, chế tạo vũ khí chờ thời cơ nổi dậy chống Pháp. Tuy nhiên, khi sự việc bại lộ. Thành Thái buộc phải thoái vị và bị đày đến Reunion.

Vua Duy Tân: Lên ngôi vua, Duy Tân được người Pháp tạo điều kiện để vui chơi nhằm quên đi việc nước. Nhưng trái lại, Duy Tân chăm chỉ học tập để am hiểu nhiều lĩnh vực như tiếng Pháp, triết học, chính trị học, luật lệ, triều chính... Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn tranh, và tiếp thu kiến thức văn hóa, thành tựu của phương Tây. Cha bị thực dân Pháp đày ải, ông được Pháp đưa lên ngôi vua khi 7 tuổi. Tuy nhiên, càng lớn, vua Duy Tân càng có những lời nói và cử chỉ tỏ rõ ý chí chống Pháp. Năm 1916, lợi dụng khi châu Âu đang trong chiến tranh, ông đã bí mật bắt liên lạc với các tướng của Việt Nam Quang Phục hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, lập mưu khởi nghĩa chống Pháp. Nỗ lực thất bại và Duy Tân bị bắt vào ngày 6 tháng 5 và ngày 3 tháng 11 năm 1916, ông bị quản thúc tại đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Vua Khải Định là vị hoàng đế thứ 12 trong 13 vị vua triều Nguyễn. Khải Định bị đánh giá là một vị vua nhu nhược trước Pháp, không quan tâm chính sự mà chỉ ham chơi bời, cờ bạc, ăn tiêu xa xỉ. Ông thường bị đả kích bởi báo chí và các phong trào yêu nước Việt Nam đương thời. Tuy nhiên, trong thời gian trị vì ông đã có nhiều đóng góp về việc phát triển trang phục truyền thống và các công trình kiến trúc cổ.

Vua Bảo Đại có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông trị vì đất nước trong 20 năm từ 1925 đến 1945. Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 và trở thành vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.


10. Giai đoạn Đế quốc Việt Nam (3 – 8/1945).

Đế quốc Việt Nam là tên gọi chính thức của một Nhà nước Việt Nam tồn tại chỉ 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) dưới sự kiểm soát và chi phối của Đế quốc Nhật Bản. Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945. Lực lượng Việt Minh tổ chức quần chúng tiến hành cuộc Cách mạng tháng 8. Chính phủ Trần Trọng Kim không có hành động quân sự chống lại mà tự nguyện chuyển giao chính quyền cho Việt Minh. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


11. Giai đoạn Quốc gia Việt Nam (1945 – 1955)

Quốc gia Việt Nam là một chính phủ thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Thủ đô đặt tại Sài Gòn, nhưng quốc trưởng Bảo Đại lại sống và làm việc tại Đà Lạt. Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc Trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Đây là nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam và tên gọi Quốc gia Việt Nam không còn được sử dụng nữa.


12. Giai đoạn hiện nay (1955 – nay)

Hình thành Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (thuộc Hoàng tộc triều Nguyễn) để lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống nhà Nguyễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#history