Lịch sử những kẻ sát thủ (Alamut novel)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

Phát hiện sát thủ

Vào năm 1332 khi vua Philip VI nước Pháp dự tính thực hiện một cuộc thập tự chinh mới để chiếm lại các vùng đất thánh Cơ đốc bị mất, một giáo sĩ người Đức tên là Brocadus có soạn ra một chuyên luận hướng dẫn và cố vấn cho nhà vua triển khai sứ mạng này. Do đã từng sống tại Armenia, nên Brocardus dành phần quan trọng trong tác phẩm của mình bàn đến những nguy hại có thể xảy ra khi tiến hành một cuộc viễn chinh như thế sang phương Đông, và ông ta cũng đưa những dặn dò cần thiết để ứng phó với những nguy hiểm ở đó. Trong số các nguy hiểm, Brocardus cho biết,’ Tôi muốn nói đến đám sát thủ, đám người đáng nguyền rủa và đừng bao giờ gặp họ. Họ là bọn vong mạng, khát máu, giết người vô tội vì tiền, và coi thường mạng sống cũng như sự cứu rỗi. Giống như lũ quỉ, họ cải trang thành các thiên thần thánh thiện, bắt chước y hệt cử chỉ, trang phục, cách ăn nói, xử sự và hành động của nhiều nhóm dân khác nhau ; cho nên, dù khéo che dấu tung tích nhưng nếu bị phát hiện, thì chắc chắn họ sẽ bị chết. Quả thật là tôi chưa hề gặp họ, nhưng biết được điều này là do nghe qua người nói ta viết hoặc nói họ, cho nên tôi cũng không có thông tin gì để nói rõ thêm. Tôi không thể nói làm cách nào mà nhận ra họ như căn cứ theo tập tục hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác bởi vì đối với những điều trên tôi và nhiều người khác đều mù tịt, cũng như tôi không thể nào dựa theo tên mà hiểu đựơc họ, bởi vì nghề nghiệp của họ quá kinh tởm, làm cho ai cũng căm ghét, cho nên họ hết sức dấu kín tên họ của mình.Vì thế, tôi chỉ còn một phương sách duy nhất để bảo vệ cho đức vua, là trong tất cả đám gia nhân hoàng gia, phụ trách bất cứ công việc gì, dù nhỏ, ti tiện hoặc ngắn ngày đến mấy, cũng chỉ nên thu nhận những người mà quê hương, bản quán, dòng dõi, hoàn cảnh đã đựơc nắm vững, chắc chắn, và rõ ràng.

Theo Brocardus, thì Sát thủ là những tên giết người thuê, có hành tung bí mật, có tài năng đặc biệt và đầy nguy hiểm. Mặc dù chỉ ra họ là một trong những mối nguy cơ ở phương Đông, ông này vẫn không chứng minh đựơc mối liên hệ rõ ràng của họ với bất cứ địa điểm, chi phái, hoặc quốc gia nào cụ thể, hoặc gán cho họ bất cứ niềm tin tôn giáo hoặc mục đích chính trị nào. Họ chỉ là những tên giết người thành thạo, tàn bạo, và phải hết sức đề phòng khi gặp họ. Quả đúng như vậy, từ thế kỷ 13, từ Sát thủ ( Assassin ), dưới nhiều hình thức đã đi vào ngôn ngữ châu Âu với ý nghĩa kẻ giết mướn chuyên nghiệp. Sử gia biên niên xứ Florence tên là Giovanni Villani, chết năm 1348, cho biết lãnh chúa xứ Luca đã gởi những sát thủ của ông ta ( i suoi assassini ) đến Pisa để giết một kẻ thù gây lắm phiền phức tại đây. Ngay cả trước đó, Dante, trong một đoạn trích ngắn của khổ thơ 19 trong chương Hoả ngục ( Inferno ) có nói tới"tên sát thủ xảo quyệt"( lo perfido assaain ) ; còn nhà chú giải Francessco da Butti, vào thế kỷ 14, giải thích một thuật ngữ mà đối một số độc giả thời đó đều cho là tối nghĩa và xa lạ :"assassino è colui che uccide altrui per danari"- sát thủ là kẻ giết người vì tiền. Kể từ đó"assassin"đã trở thành một từ thông dụng trong phần lớn các ngôn ngữ châu Âu. Từ này có nghĩa là một kẻ giết người, rõ hơn nữa là một kẻ giết người một cách lén lút hoặc phản trắc, còn nạn nhân là người có tiếng tăm trong xã hội và động cơ giết người là sự cuồng tín hoặc tính tham lam.

Cũng không hẳn là như thế. Từ này xuất hiện đầu tiên trong các sử biên niên thời Thập tự chinh, là tên của một giáo phái Hồi giáo xa lạ ở miền Cận đông ( Levant ), chịu sự lãnh đạo của một nhân vật kỳ bí là Sơn trung Lão nhân, là nhóm có những hành vi và lòng tin tôn giáo đáng kinh tởm đối với các tín hữu tốt của đạo Cơ đốc và ngay cả đối với tín đồ Hồi giáo. Một trong những lời mô tả sớm nhất về giáo phái này xuất hiện trong một báo cáo của sứ giả được Hoàng đế Frederick Barbarossa gởi đến Syria và Ai cập vào năm 1175. Sứ giả này cho biết": Chú ý rằng ở vùng biên địa Damascus, Antioch và Alleppo có một bọn người Saracens sống trong rừng núi, gọi theo thổ âm là Heyssessini, tức là các lục lâm hảo hán ( segnors de montana ) theo tiếng Roman. Bọn người này sống không theo luật lệ, ăn thịt lợn trái với lề luật của người Saracens, và luông tuồng chung chạ với tất cả mọi phụ nữ kể cả mẹ và chị em gái của mình. Họ sống trên các vùng núi cao khó thâm nhập, cố thủ trong các lâu đài đựơc xây dựng kiên cố. Họ theo lệnh của vị Đạo sư, người gieo rắc mối kinh sợ lớn nhất cho tất cả mọi người. Đạo sư này có thói quen giết người rất khác thường như sau : ông ta có rất nhiều lâu đài đẹp đẽ nằm trong núi, có tường cao bao bọc chung quanh, chỉ có thể xâm nhập qua một lối nhỏ đựơc bảo vệ rất chặt chẽ. Trong lâu đài, phần lớn là con cái các nông dân đựơc đem vào nuôi dưỡng từ lúc còn rất bé. Sư phụ dạy cho họ nhiều ngôn ngữ như Latinh, Hylạp, Roman, Saracen và nhiều thứ tiếng khác. Những thanh niên này đựơc dạy dỗ từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành, nhất nhất đều phải vâng lời Đạo sư của họ, nếu họ tuân thủ, thì Đạo sư, người có quyền lực trên tất cả các vị thần còn sống, sẽ cho họ hưởng tất cả các lạc thú trên thiên đàng. Họ cũng đựơc dạy bảo là nếu họ tỏ vẻ cưỡng lại ý muốn của Đạo sư thì họ sẽ không được cứu vớt. Lưu ý rằng họ đựơc mang vào lâu đài khi còn rất bé, cho nên trong mắt họ chỉ có các sư phụ và Đạo sư và sẳn sàng nhận mệnh lệnh đi giết kẻ nào đó khi đựơc gọi đến. Trước mặt đấng Quân vương, họ đựơc hỏi xem có sẵn sàng tuân lệnh của ngài, để ngài ban thưởng thiên đàng cho họ. Lúc đó, theo cách họ đựơc dạy dỗ, và không chút do dự, họ sẵn sàng phủ phục dưới chân vị Đạo sư, hồ hởi trả lời rằng họ sẵn sàng theo lệnh ngài. Lúc này, đấng quân vương sẽ trao cho mỗi người một con dao găm bằng vàng và cử ra ngoài để đi giết bất cứ người nào mà ông chủ của họ yêu cầu.”

Vài năm sau, William, Tổng giám mục thành Tyre, đưa một đoạn ngắn nói về giáo phái này vào quyển sách lịch sử về các quốc gia hình thành trong giai đoạn Thập tự chinh :” Ở tỉnh Tyre, còn gọi là Phoenecia, và trong các giáo khu ở Tortosa, có một nhóm người sở hữu 10 lâu đài kiên cố, cùng với các làng mạc liên thuộc ; với tổng số người khoảng 60.000 hay nhiều hơn, đó là theo những gì chúng tôi thường nghe được. Tập tục của họ là dựng lên người đứng đầu và chọn thủ lãnh không theo cách truyền tử mà dựa vào tài năng. Thủ lãnh chỉ đựơc gọi đơn giản là Trưởng lão. Giữa họ và thủ lãnh có một mối liên kết tuân phục rất chặt chẽ mà không có công việc gì nguy hiểm, khó khăn, gian khổ đến mấy mà họ không làm khi được Thủ lãnh giao phó. Chẳng hạn như có một quốc vương nào đó không được nhóm này tin tưởng hoặc thù ghét, thì thủ lãnh trao dao găm cho một hoặc nhiều đồ đệ của mình. Người nào nhận đựơc mệnh lệnh sẽ thực hiện sứ mạng ngay, không cần biết đến hậu qủa của hành động sẽ làm cũng như khả năng có thoát thân đựơc hay không. Hết lòng hoàn thành niệm vụ, hắn ta dồn hết tâm lực cho đến khi tìm đựơc cơ hội thực hiện mệnh lệnh của thủ lãnh. Giáo dân của chúng ta và bọn Saracens đều gọi họ là các Assassini ; nhưng không ai biết từ này có từ đâu.

Năm 1192, con dao sát thủ, sau khi đã hạ gục một số các vương hầu và tướng lĩnh Hồi giáo, đã đâm nạn nhân Thập tự quân đầu tiên – Conrad xứ Montferrat, vua của Vương quốc Latin tại Jerusalem. Vụ hành thích này gây nên một ấn tượng sâu sắc đối với Thập tự quân, và đa số các nhà chép sử biên niên của đợt Thập tự chinh thứ 3 đếu có đề cập đến giáo phái đáng sợ này, với những tính ngưỡng xa lạ, các phương pháp khủng khiếp và Thủ lãnh đáng gờm của họ.” Arnold, nhà chép sử biên niên người Đức vùng Lubeck cho biết :"Những việc mà tôi đề cập đến vị trưởng lão này dường như khôi hài nhưng đã đựơc tôi kiểm chứng là đáng tin cậy. Lão nhân này có thuật lạ mê hoặc dân chúng, làm cho họ không tôn thờ hoặc tin tưởng vị thần nào khác ngoài ông ta ra. Ông ta còn mê hoặc làm cho họ chỉ tin vào những lời hứa hẹn có đựơc những lạc thú như đựơc hoan lạc miên viễn, làm cho họ thà chịu chết hơn là sống. Thậm chí nhiều người trong bọn họ, chỉ cần ông ta ra lệnh hoặc gật đầu là sẵn sàng nhảy xuống đất từ trên tường thành cao ngất, chịu một cái chết thảm khốc, nát bét đầu óc. Ông ta khẳng định rằng những kẻ được hưởng nhiều ơn phước nhất là khi giết được người và chịu chết vì hành động của mình.Vì thế, khi có kẻ nào trong bọn chọn cái chết theo cách này, tức là sẽ rình giết một ai đó, và rồi đổi lại sẽ chết một cách đấy ân sủng, thì chính tay thủ lãnh sẽ trao cho con dao dành riêng cho việc này, sẽ chuốc cho họ uống say bằng một liều thuốc để cho họ rơi vào trạng thái mơ màng và quên hết mọi việc, cho họ trải qua những giấc mơ kỳ dị, đầy khóai lạc và lạc thú, hoặc cũng gần như thế, và hứa hẹn cho họ đựơc hưởng đời đời những tưởng thưởng khi đã hòan thành những chiến công như thế.

Lúc đầu chính sự phục tùng cuồng nhiệt, chứ chưa phải là các phương pháp giết người, của các Sát thủ đã gợi lên sự tưởng tượng của châu Âu."Nàng giữ chặt tôi còn hơn Lão nhân sai các tay sát thủ đi giết kẻ tử thù của lão ta"như lời của một tay hát rong xứ Provence nói với người yêu của mình"Người khác thì nói"như các sát thủ hết lòng phụng sự ông chủ của mình, cho nên anh cũng một lòng một dạ với tình yêu của chúng ta". Trong một bức thư tình không rõ nguồn gốc, người viết trấn an bạn tình"Anh là tên sát thủ, muốn làm theo ý em để đựơc lên thiên đàng". Tuy nhiên, vào thời đó, chính hành động giết người mới tạo ra một ấn tượng mạnh, và làm cho chữ Sát thủ mang cái ý nghĩa mãi đến ngày nay, chứ không phải sự trung thành.

Khi Thập tự quân trú lại các xứ phương Đông dài ngày hơn, thông tin về các Sát thủ trở nên dồi dào hơn, và chính tại ở đây, một số người Âu còn gặp và trò chuyện với họ. Các hiệp sĩ dòng đền Thánh ( Templar ) và dòng Nhà thương ( Hospitaliers ) đã thành công trong việc khống chế các lâu đài của nhóm sát thủ và buộc họ cống nạp. William xứ Tyre ghi nhận mưu toan bất thành của Sơn trung Lão nhân tìm kiếm cách liên minh với vua xứ Jerusalem; còn người kế vị lại đưa ra một câu chuyện mơ hồ là Bá tước Henry vùng Champagne, khi từ Armenia trở về vào năm 1198, đã được Lão nhân chiêu đãi trong lâu đài của ông ta, và để làm cho khách vui chính Lão nhân này đã ra lệnh cho một số đệ tử nhảy từ trên thành cao xuống đất chết tươi,và sau đó để lấy lòng khách, Sơn trung lão nhân đề nghị một số tên khác theo lệnh của khách : "nếu có kẻ nào đụng chạm đến ngài William, thì cứ bảo cho ông ta biết, ông ta sẽ sai người giết kẻ đó ngay". Sử gia người Anh là Mathew of Paris lại đưa ra một tài liệu có phần hợp lý hơn cho biết vào năm 1238 có một sứ đòan của một vị vua Hồi giáo nào đó,” và chủ yếu là từ Sơn trung Lão nhân"cử đến châu Âu để nhờ người Anh và người Pháp giúp để chống lại mối đe dọa mới là quân Mông cổ sắp đến từ phương đông. Vào năm 1250, khi Saint Louis dẫn đầu một cuộc thập tự chinh đến Thánh địa, có khả năng đã trao đổi quà cáp và công việc với Sơn trung lão nhân vào thời đó. Một thầy dòng nói đựơc tiếng Ả-rập là Yves người Bretagne, đi theo sứ đoàn của nhà vua đi đến lãnh địa của các sát thủ, có dịp bàn luận về tôn giáo với thủ lãnh của bọn này. Nhờ tài liệu của ông ta, dù còn chứa nhiều thành kiến và rối rắm, người ta mới lần ra đựơc chút ít đầu mối của một số học thuyết đã biết về chi phái đạo Hồi mà nhóm sát thủ này có liên quan.

Các Thập tự binh biết rằng các sát thủ chỉ là một chi phái ở Syria,và cũng không rõ về vị trí của họ trong Hồi giáo, hoặc các mối quan hệ của họ với các nhóm khác trong xứ sở đạo Hồi. Một trong những người thông thạo nhất về các vấn đề Hồi giáo là James xứ Viry, giám mục thành Acre, ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ 13 chi phái này khởi nghiệp tại Ba-tư - ngoài điều này ra dường như ông này cũng chẳng biết gì hơn. Tuy nhiên, vào hậu bán thế kỷ 13, có nhiều thông tin mới và cụ thể cho biết chi phái này vốn có nguồn gốc từ Ba tư. Người đầu tiên đưa tin là William xứ Rubuck, là thầy tu người xứ Flammand được vua Pháp cử đi công cán đến vương triều Đại hãn Mông cổ tại Karakorum vào những năm 1253-1255. William cho biết chuyến lữ hành của mình đã xuyên qua Ba tư, nơi vùng núi non của các tay Sát thủ nối liền với vùng núi Caspia nằm ở phía nam Lý hải ( biển Caspian ). Tại Karakorum, William rất kinh ngạc về các biện pháp an ninh hết sức chi ly, lý do là Đại hãn nghe đâu có 40 tay sát thủ, nguỵ trang dưới nhiều dạng, đã được phái tới để hành thích mình. Đáp lại, Đại hãn sai một trong các anh em của mình đem một đạo quân tấn công xứ sở các sát thủ, và ra lệnh tàn sát tất cả".

Từ mà William dùng cho các sát thủ tại Batư là Muliech hoặc Muhiet - vốn đi từ gốc Ả-rập là mukhid, số nhiều là. Từ này, có nghĩa là kẻ lệch lạc, thường đựơc dùng cho những chi phái lệch lạc về tôn giáo, và nhất là nhóm Ismaili, là nhóm mà các sát thủ có liên quan. Chi tiết này cũng đựơc nhà du hành Marco Polo lừng danh, khi đi ngang qua Ba tư vào năm 1273 mô tả khi đến pháo đài và thung lũng nơi chi phái đặt tổng hành dinh.

"Theo ngôn ngữ của họ thì Lão nhân được gọi là ALOADIN, ông ta cho vây kín một vùng thung lũng giữa 2 quả núi, rồi biến nó thành một khu vườn, to nhất và đẹp nhất từ trước đến nay, trồng đầy các loại cây ăn qủa. Trong vườn, cơ man nào lầu các thanh lịch nhất mà ta có thể tưởng tựơng được, tất cả đều đựơc dát vàng và sơn phết cực kỳ đẹp. Trong vườn có những con suối nhỏ, đầy rượu, sữa và nước chảy tự do ; và rất nhiều phụ nữ và gái đẹp tuyệt trần có thể chơi tất cả các nhạc cụ và hát ( sic) những bài ca du dương và nhảy múa làm say lòng người. Bởi vì Lão nhân muốn làm cho các đệ tử tin rằng đó là cõi Thiên đàng thực sự cho nên ngài đã làm theo đúng như lời Mahomet miêu tả cảnh Thiên đàng, tức là, một khu vườn đẹp có những đường ống dẫn rượu, sữa, nước và mật, cùng các phụ nữ yêu kiều sẵn sàng chìu chuộng khách đựơc mời. Và chắc hẵn là người Saracens ở các vùng này đều tin rằng nơi đó là Thiên đàng đích thực.

"Không ai đựơc phép bước vào khu vườn trừ kẻ nào đựơc Lão nhân có ý định sử dụng làm ASHISHIN. Ngay lối vào của khu vườn chỉ có một lối duy nhất án ngữ một pháo đài rất kiên cố đủ sức chống trả mọi cuộc tấn công. Lão nhân cho nuôi dưỡng trong cung điện của mình một nhóm thanh niên địa phương tuổi từ 12 đến 20, huấn luyện cho họ cách chiến đấu, và Lão nhân kể cho họ nghe các câu chuyện về Thiên đàng như đấng Mahomet đã từng kể, và họ tin vào ông ta cũng như người Saracens tin vào Mahomet. Sau đó, cứ mỗi lượt ông ta dẫn vào khu vườn từ 4 đến 6 hoặc 10 người, cho họ uống một loại thuốc làm cho họ ngủ sâu rồi cho khiêng họ vào bên trong. Khi thức dậy, họ thấy mình nằm trong khu vườn..

"Do khi thức dậy, họ thấy mình đang ở một nơi rất quyến rũ, họ tin ngay rằng đây chính là Thiên đàng. Và rồi các thiếu nữ đến vúôt ve chìu lòng họ, cho họ làm những gì mà đám thanh niên này múôn, và chính bản thân họ không bao giờ nghĩ đến việc rời bỏ nơi khoái lạc này.

Giờ thì vị Quân vương mà chúng ta gọi là Lão nhân dựng nên một triều đình quí phái và hoành tráng, đã làm cho đám thanh niên rừng rú, ngây thơ kia tin một cách chắc chắn rằng chính ông ta là một đấng tiên tri vĩ đại. Và khi ông ta muốn đưa một trong đám Ashashin kia đi làm bất cứ nhiệm vụ gì, ông ta chỉ cần chế một liều thúôc uống mà tôi vừa nói tới, cho một trong những thanh niên đựơc đem vào trong vườn uống, và rồi cho mang anh ta vào Cung điện của mình. Khi thanh niên này tỉnh dậy, anh ta thấy mình đã nằm trong lâu đài và không còn đựơc ở trên Thiên đàng nữa ; việc này khiến cho anh ta thắc mắc. Sau đó anh ta đựơc đưa vào diện kiến Lão nhân, đầy thành kính cúi lạy trước mặt ông ta, tin rằng bản thân mình đã đựơc gặp vị tiên tri đích thực. Đấng Quân vương lúc đó sẽ hỏi chàng thanh niên từ đâu mà tới, và chàng trai sẽ trả lời là mình đến từ Thiên đàng ! và điều đó hoàn toàn đúng với những gì mà Mahomet đã mô tả trong sách Luật. Điều này dĩ nhiên sẽ làm cho những người đứng gần và những ai chưa được cho vào, hết sức ước ao được đi vào chốn đó.

"Vì thế khi Lão nhân muốn giết bất cứ một Quân vương nào, ông ta sẽ bảo với thanh niên đó"Ngươi hãy đi giết người này ; khi nào ngươi trở về các thiên thần của ta sẽ đưa ngươi đến cõi Thiên đàng. Còn nếu như ngươi chết, thì ta nhất quyết cũng sai các thiên thần mang ngươi về Thiên đàng". Bằng cách đó ông ta làm cho họ tin ; và không có mệnh lệnh nào của ông ta mà họ chần chừ không thực hiện, bởi vì họ hết sức mong ước đựơc quay trở lại Thiên đàng của ông ta. Qua đó, Lão nhân sai người đi hành thích những kẻ nào mà ông ta muốn thanh toán. Cũng bằng cách này mà ông ta làm cho tất cả các Lãnh chúa khác đều hết sức lo sợ, buộc phải cống nộp để giữ tình hoà hiếu.

"Tôi nói thêm là Lão nhân cũng còn một số tay chân, hành sử rập khuôn ông ta. Một trong những kẻ này đã đựơc phái tới vùng Damascus, một tên khác thì sang vùng Curdistan".

Khi đề cập tới những người Ismaili tại Ba tư là các sát thủ, và người cầm đầu của họ là Lão nhân, Marco Polo - hoặc người chép lời của ông ta - sử dụng các từ chuyên môn quen thuộc tại châu Âu. Tuy nhiên, những từ này có nguồn gốc từ Syria, chứ không phải từ Ba -tư. Các nguồn tài liệu tiếng Ả-rập và Ba- tư chứng minh rõ ràng rằng Sát thủ"Assassin"là một tên gọi địa phương, chỉ dùng cho nhóm Ismaili tại Syria, và chưa bao giờ dùng cho các nhóm tại Ba- tư hoặc tại bất cứ nước nào khác. Tước hiệu"Sơn trung lão nhân ‘ cũng là tiếng Syria. Thường thì người thuộc nhóm Ismaili gọi thủ lãnh của họ là Lão nhân hoặc trưởng lão, theo tiếng Ả-rập là Shakh hoặc tiếng Ba tư là Pir, một từ thông dụng để chứng tỏ sự kính trọng của người đạo Hồi. Tuy nhiên, cách gọi riêng"Sơn trung Lão nhân"dường như chỉ đựơc sử dụng tại Syria, và có lẽ chỉ có các Thập tự binh dùng mà thôi, bởi vì chưa hề thấy trong bất cứ văn bản tiếng Ả-rập nào vào thời đó.

Dần dà các chi nhánh Ismaili ở Syria và Ba- tư đều đựơc gọi chung bằng những từ này. Lời mô tả của Marco Polo, khoảng nửa thế kỷ sau lại đựơc Odoric xứ Pordenone bổ sung bằng những chi tiết tương tự, đã làm cho sự tưởng tượng của châu Âu về các Sát thủ xứ Syria càng sâu đậm hơn. Các câu chuyện về thiên đàng, việc các đệ tử liều thân nhảy từ trên cao xuống đất, tài khéo léo vựơt bực của các sát thủ trong việc nguỵ trang và giết người, và hành tung đầy bí ẩn của thủ lãnh, Sơn trung Lão nhân, đã đi vào các lãnh vực văn chương châu Âu, từ lịch sử, du ký đến thi ca, tiểu thuyết và huyền thoại nữa.

Họ cũng đi vào chính trị nữa. Từ rất sớm người ta đã phát hiện ra bàn tay của Sơn trung Lão nhân trong các vụ mưu sát chính trị hoặc thậm chí các âm mưu ám sát tại châu Âu. Vào năm 1158, khi Frederick Barbarossa đang vây hãm thành Milan, một"sát thủ"bị tóm trong doanh trại của ông ta ; vào năm 1195, khi vua Richard Tim sư tử đang ở tại Chinon, không ít hơn 15 tên đựơc gọi là sát thủ bị bắt, và khai rằng họ vốn do vua nước Pháp gởi tới để giết vua Richard. Chẳng bao lâu, những lời tố cáo như thế xảy ra luôn, và có vô số các vua chúa hoặc người đứng đầu bị tố cáo là bắt tay với Lão nhân, và hoặc nhờ đến bàn tay của ông này để thanh toán kẻ thù của mình. Không mấy ai nghi ngờ những lời tố cáo này vô căn cứ. Thủ lãnh của các tay sát thủ, tại Ba tư hoặc tại Syria, không hề quan tâm đến các âm mưu của Tây Âu ; người Âu không cần đến người ngoài giúp sức trong các phi vụ ám toán của họ. Đến thế kỷ thứ 14, từ sát thủ ( assassin ) có nghĩa là thích khách, kẻ giết người ( murder ), và không còn nói lên bất cứ mối liên hệ gì với chi phái mà từ này phát sinh.

Tuy nhiên chi phái này vẫn tiếp tục gây sự chú ý. Một cuộc điều tra mang tính học thuật về nguồn gốc của chi phái này do Denis Lebey de Batilly công bố tại Lyons năm 1603 là cố gắng đầu tiên của châu Âu về mặt này. Lưu ý đến năm công bố. Nền đạo đức lệch lạc vào thời Phực hưng đã phục hồi phương cách ám sát như là một công cụ chính trị ; còn các cuộc chiến tranh vì tôn giáo thì lại đưa ám sát lên tầm cao của lòng mộ đạo. Sự xuất hiện của các vương triều mới trong đó một người có thể quyết định thể chế chính trị và tôn giáo của một quốc gia, đã chấp nhận ám sát là một vũ khí hữu hiệu. Các bậc vua chúa và hàng trửơng giáo đều rất múôn thuê các sát thủ để lọai bỏ các đối thủ chính trị hoặc tôn giáo của mình - và các nhà lý thuyết sẵn sàng đưa ra các lý lẽ để biện hộ cho cái logic bạo lực trần trụi kia được mang vỏ bọc của một hệ tư tưởng đứng đắn.

Mục đích của Lebey de Bailly khá khiêm tốn ; nhằm giải thích ý nghĩa lịch sử thực sự của từ này vốn đã trở thành thông dụng tại nước Pháp. Nghiên cứu của ông ta chỉ dựa vào các tài liệu Cơ đốc giáo, và như thế cũng không đi quá xa với những gì đã đựơc biết tại châu Âu vào thế kỷ 13. Nhưng dù không có bằng chứng mới thì vẫn có những kiến giải mới. Điều này dễ dàng thấy qua việc William xứ Nassau bị bắn do sát thủ đựơc vua Tây ban nha mướn, vua Henri III của nước Pháp bị một thầy tu dòng Dominicain đâm chết và nữ hoàng Elisabeth của nước Anh phải chật vật lắm mới thoát khỏi bàn tay các sát thủ cuồng tín.

Bước tiến quan trọng đầu tiên thực sự nhằm làm rõ tính kỳ bí của các nguồn gốc và lý lịch của Sát thủ đựơc thực hiện vào đầu thời Khai sáng. Việc này xảy ra vào năm 1697, năm xuất bản bộ sách đồ sộ Thư viện phương đông ( Bibliothèque orientale ) của Bartholomé d ’Herbelot, là một công trình tiên phong chứa đựng phần lớn những gì mà giới học thuật đông phương học ở châu Âu vào thời đó có thể trình bày được về lịch sử, tôn giáo và văn chương Hồi giáo. Đây là lần đầu mà một học giả phương tây có đầu óc tìm tòi và không bị giáo điều ràng buộc, đã sử dụng đến các nguồn tài liệu Hồi giáo - mà hồi đó rất ít đựơc biết đến ở châu Âu - và thử đặt vị trí của các sát thủ gốc Ba- tư và Syrian vào bối cảnh lớn của lịch sử tôn giáo Hồi giáo. Ông này chứng minh rằng, các sát thủ thuộc nhóm Ismaili, là một nhóm li khai lớn, và nhóm này là một nhánh của phái Shi’a tranh chấp với phái Sunni gây một sự chia rẽ tôn giáo lớn trong Hồi giáo. Những người đứng đầu nhóm Ismaili xưng danh là imam, tức là hậu duệ của Isma’il ibn Ja’far, thuộc dòng dõi Fatima con gái và Ali con rể của đấng tiên tri Muhammad. Trong thế kỷ 18, những nhà đông phương học và sử gia khác căn cứ vào chủ đề này, sau đó bổ sung một số chi tiết mới về lịch sử, tín niệm và các mối liên hệ giữa các sát thủ và chi phái gốc, phái Ismaili. Một số tác giả thử giải thích nguồn gốc của từ Sát thủ ( Assassin ) - một từ thường đựơc cho là có nguồn gốc Ả-rập, nhưng lại chưa đựơc chứng minh trong bất cứ một văn bản tiếng Ả-rập nào. Người ta cũng đưa ra nhiều từ nguyên, nhưng không có từ nào mang tính thuyết phục.

Đến đầu thế kỷ 19, một lần nữa người ta nhắc lại các sát thủ. Cách mạng Pháp và giai đoạn tiếp theo đã làm công chúng quan tâm về âm mưu và ám sát ; công cuộc viễn chinh của Bonaparte sang Ai cập và Syria đã đem lại những mối tiếp xúc mới, gần gụi hơn với phương đông Hồi giáo, và nhiều cơ hội mới để nghiên cứu Hồi giáo. Sau một vài cố gắng của một số tác giả ít tiếng tăm nhằm thoả mãn mối quan tâm của công chúng, thì Silvestre de Sacy, học giả chuyên về Ả-rập lớn nhất thời đó, mới chú ý đến chủ đề này, và vào ngày 19 tháng 5 năm 1809, ông ta đã đọc trước Học Viện nước Pháp ( Institut de France ) một ký sự về triều đại của các Sát thủ và về từ nguyên học của tên này.

Thiên ký sự của Silvestre de Sacy đánh dấu một bước ngoặt trong việc nghiên cứu về các sát thủ. Ngoài loạt tài liệu có nguồn gốc từ phương đông đựơc các học giả trước đó sử dụng, ông này còn có khả năng khai thác một vựng tập phong phú các bản chép tay tiếng Ả-rập tại Thư viện Quốc gia ( Bibliotheque nationale ) ở Paris, gồm nhiều tài liệu sử biên niên Ả-rập quan trọng về các đợt Thập tự chinh mà các học giả phương Tây chưa hề biết đến ; phần phân tích các nguồn tài liệu của ông này hoàn toàn vựơt hẳn những nỗ lực của các tác giả châu Âu trước đó. Phần quan trọng nhất của thiên ký sự là phần kết luận như đinh đóng cột của ông ta về vấn đề gây nhiều thắc mắc đó là nguồn gốc của từ"Assassin – Sát thủ". Sau khi xem xét và bỏ đi những thuyết trước, ông ta đi đến kết luận là từ này đi từ gốc Ả-rập,

,  và cho rằng những biến thể Assassini, Assissini,  Heyssisini và v.v...   trong các nguồn tài liệu  lấy từ  các đợt   Thập tự chinh   đều  phát  xuất   từ  2 hình thức  Ả-rập  là và  ( với  số nhiều thông dụng là  và ).  Để khẳng định điều này,  ông ta  còn viện dẫn   nhiều  văn bản tiếng Ả-rập  trong đó  các  đồng  đảng  của họ đựơc gọi là  , nhưng  không có   nguồn  nào gọi  họ là .  Kể từ  đó,  các  tài liệu  bổ sung  mới  phát hiện đều  khẳng   định  hình thức   - nhưng  cho tới nay,   chưa  có   tài liệu nào  gọi  nhóm Ismaili là  cả. Như  thế  dường như ta phải bỏ   đi  phần  giải thích của Silvestre  de Sacy, và  tất  cả các biến thể  châu Âu  đi từ gốc Ả-rập là  và  dạng  số nhiều   là .

Ngoài  phần từ nguyên, phần duyệt lại  còn   bàn   đến  ý nghĩa của từ này.  Nguyên thuỷ  của  trong tiếng Ả-rập   có nghĩa là  cỏ,  hoặc  nói rõ hơn  là  cỏ  khô. Về sau, từ này  chỉ dùng   để  gọi cây  gai dầu  Ấn độ (hemp)   với tên khoa  học là   cannabis sativa  mà  các tác dụng  gây nghiện   đã  đựơc người  Hồi giáo   biết  đến từ  thời Trung cổ. , 

và cho rằng những biến thể Assassini, Assissini, Heyssisini và v.v... trong các nguồn tài liệu lấy từ các đợt Thập tự chinh đều phát xuất từ 2 hình thức Ả-rập là và ( với số nhiều thông dụng là và ). Để khẳng định điều này, ông ta còn viện dẫn nhiều văn bản tiếng Ả-rập trong đó các đồng đảng của họ đựơc gọi là, nhưng không có nguồn nào gọi họ là. Kể từ đó, các tài liệu bổ sung mới phát hiện đều khẳng định hình thức - nhưng cho tới nay, chưa có tài liệu nào gọi nhóm Ismaili là cả. Như thế dường như ta phải bỏ đi phần giải thích của Silvestre de Sacy, và tất cả các biến thể châu Âu đi từ gốc Ả-rập là và dạng số nhiều là.

Ngoài phần từ nguyên, phần duyệt lại còn bàn đến ý nghĩa của từ này. Nguyên thuỷ của trong tiếng Ả-rập có nghĩa là cỏ, hoặc nói rõ hơn là cỏ khô. Về sau, từ này chỉ dùng để gọi cây gai dầu Ấn độ (hemp) với tên khoa học là cannabis sativa mà các tác dụng gây nghiện đã đựơc người Hồi giáo biết đến từ thời Trung cổ., là một từ mới hơn, thường đựơc dùng với nghĩa là người sử dụng hashish. Tuy không thừa nhận ý kiến do nhiều tác giả muộn hơn đưa ra là sở dĩ Assassin đựơc gọi như thế vì họ là người nghiện, nhưng Silvestre de Sacy lại giải thích rằng sở dĩ có tên này vì các thủ lãnh của giáo phải sử dụng hashish một cách kín đáo, nhằm tạo cho các môn đồ cái cảm giác đựơc dự vào cõi thiên đàng đang chờ họ sau khi thực hiện thành công nhiệm vụ đựơc giao phó. Cách giải thích của de Sacy dựa theo câu chuyện của Marco Polo, và một số nguồn tin từ phương đông và phương tây khác về những khu vườn địa đàng bí mật nơi mà các tín đồ được đưa vào sau khi đã bị phục thuốc cho mê muội.

Dù rằng câu chuyện này đã có từ lâu và đựơc lưu hành rộng rãi, nhưng hầu như không hề có thật. Vào thời đó, người ta đã biết sử dụng và biết các tác dụng của hashish, và cũng chẳng có gì là bí mật ; còn việc các giáo phái có sử dụng thúôc hay không thì nhóm Ismaili hoặc các tác giả nghiêm túc phái Sunni cũng đều cho rằng không có. Ngay cả đến cái tên hashishi cũng chỉ là từ gọi địa phương ở Syria, và có lẽ đây là một từ để chỉ sự lạm dụng phổ thông. Nóí trắng ra là từ cái tên này mới đẻ ra câu chuyện chứ không phải ngược lại. Trong nhiều lời giải thích hiện có, nhất là đối với các nhà quan sát phương tây, người ta đem những câu chuyện như thế để giải thích hợp lý cho một hành vi mà cách giải thích khác không làm đựơc.

Tập ký sự của Silvestre de Sacy mở đường cho một loạt những nghiên cưú sâu hơn về chủ đề trên. Chắc chắn trong thể thể loại này được đọc nhiều nhất là bộ Lịch sử các sát thủ cuả Joseph von Hammer, nhà Đông phương học ngưòi Áo, được xuất bản bằng tiếng Đức tại Stuggart vào năm 1818 và các bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh vào những năm 1833 và 1835. Bộ sử của Hammer, mặc dù dựa trên các nguồn tài liệu phương đông, chỉ mang tính hướng dẫn vào thời đó – là một lời cảnh báo chống lại cái ảnh hưởng nguy hại cuả các hội kín … và… chống lại sự bán rẻ tôn giáo một cách tệ hại cho những tham vọng vô hạn đáng kinh sợ ‘. Đối với ông này, các sát thủ chỉ là tập hợp"cuả một lũ lừa bịp và tiếm danh, núp dưới bộ mặt tín ngưỡng khổ hạnh và những lời răn dạy nghiêm khắc, đã làm ô danh mọi tôn giáo và đạo đức ; đám sát thủ này, mà các lưỡi dao găm cuả họ đã sát hại vua chúa cuả nhiều nước, họ đều rất hùng mạnh, bởi vì chỉ trong vòng 3 thế kỷ, mọi người đều khiếp sợ họ, cho đến khi đám vô lại này suy tàn cùng với chế độCaliphi, chế độ nắm giữ quyền lực thế tục và tinh thần, mà ngay từ đầu họ đã thề sẽ xoá sổ, và khi chế độ này sụp đổ thì họ cũng tiêu ma luôn. Sợ rằng người đọc có thể bỏ qua điểm này, Hammer đem so sánh các Sát thủ với các Tu sĩ dòng đền Thánh ( Templars), dòng Tên ( Jesuits), nhóm Illuminati, nhóm Tam điểm, và nhóm chủ trương giết vua của Quốc ước hội nước Pháp ( French National Convention ). Cũng như tại phương tây, các tổ mộthức cách mạng thoát thai từ Hội Tam điểm, còn tại phương đông, các sát thủ cũng bắt nguồn từ phái Ismaili. Chính sự điên rồ cuả các nhà khai sáng - những ngưòi cho rằng chỉ bằng lời thuyết giảng, họ có thể giải phóng các quốc gia ra khỏi bàn tay chăm sóc cuả các bậc quân vương, và ra khỏi sự chăn dắt của một tôn giáo thực tiễn –, đã có những biểu hiện khủng khiếp nhất trong Cách mạng Pháp, cũng như tại châu Á, dưới thời Hassan II.

Quyển sách của Hammer đã tạo nên một ảnh hưởng đáng kể, và trong vòng một thế kỷ rưỡi là nguồn tài liệu chính xây dựng hình ảnh các sát thủ đối với người Âu. Trong khi đó, có nhiều công trình nghiên cứu bác học hơn đựơc tiến hành, nhất là tại Pháp, nhằm khám phá, biên dịch và sử dụng các văn bản có liên quan đến lịch sử của giáo phái Ismaili tại Syria và Ba tư. Trong số những công trình quan trọng nhất có tài liệu của 2 sử gia người Ba-tư - Juvayni và Rasid al-Din - sống vào thời kỳ Mongol ; là 2 người tiếp cận được các tài liệu về nhóm Ismaili tại pháo đài Alamut, và nhờ họ ta biết được những thông tin đầu tiên về lãnh địa Ismaili tại miền bắc Ba- tư.

Một bước tiến quan trọng đạt đựơc là sự xuất hiện một dạng tài liệu mới. Việc sử dụng các công trình của người Hồi giáo- chủ yếu là từ phái Sunni - đã bổ sung rất nhiều kiến thức đã có từ các nguồn tài liệu Châu Âu thời Trung cổ ; dù rằng có chứa nhiều thông tin hơn so với các sử gia biên niên và du khách châu Âu, tất cả đều tỏ ra thù nghịch với giáo lý và mục tiêu của nhóm Ismaili. Đây là lần đầu tiên người ta có được những thông tin phản ánh trực tiếp quan điểm của chính người trong nhóm Ismaili. Vào thế kỷ 18, các nhà du hành ghi nhận là vẫn còn nhóm Ismaili sống tại một vài làng ở miền trung Syria. Vào năm 1810, viên tổng lãnh sự Pháp tại Aleppo là Rousseau, được Silvestre de Sacy khuyến khích, đã xuất bản một công trình mô tả nhóm Ismaili tại Syria vào thời đó có kèm theo các cứ liệu địa lý, lịch sử và tôn giáo. Nguồn tài liệu này không có xuất xứ nhưng dường như được lấy tại địa phương qua lời truyền miệng. Chính Silvestre de Sacy cũng bổ sung một số chú giải. Rousseau là người châu Âu đầu tiên tiếp cận với những người cung cấp tin tại chỗ như thế, lần đầu tiên đã đem về châu Âu những mẫu thông tin nhỏ do chính nhóm Ismaili cung cấp. Năm 1818, ông này cho xuất bản các đoạn trích từ một quyển sách về nhóm Ismaili lấy đựơc tại Maysaf, một trong những trung tâm Ismaili chính tại Syria. Mặc dù quyển sách này không chứa nhiều sử liệu, nhưng nó cũng cho ta biết một phần về các học thuyết tôn giáo của giáo phái này. Những văn bản khác cũng đựơc đưa về Paris, một số về sau đựơc xuất bản. Trong suốt thế kỷ 19, một vài du khách người Âu, Mỹ có đến thăm các làng mạc của nhóm Ismaili tại Syria, và thông báo vắn tắt về cảnh điêu tàn cùng với dân cư tại những nơi này.

Không có mấy thông tin từ Ba tư là nơi vẫn còn giữ đựơc các phế tích của lâu đài Alamut. Vào năm 1833, trên tờ Tạp chí của Hội Địa lý Hoàng gia ( Journal of the Royal Geographical Society ), một sĩ quan người Anh, Đại tá W. Monteih cho biết ông ta đã đến tận nơi, đi vào thung lũng Alamut nhưng không tìm đựơc lâu đài. Một sĩ quan khác, trung tá Justin Sheil, đi đến nơi và gởi báo cáo cho tạp chí trên vào năm 1838. Vài năm sau, một sĩ quan người Anh thứ 3 là Stewart, đến thăm lâu đài, rồi gần một thế kỷ sau nữa người ta mới tổ chức thám hiểm lại lâu đài Alamut.

Nhưng ở đây, ngòai sự suy tàn ra vẫn còn nhiều cái khác gợi nhớ đến cái vĩ đại đã từng có của giáo phái Ismaili tại Ba tư. Vào năm 1811, Lãnh sự Rousseau tại Aleppo, trong chuyến du hành tới Ba tư, đã tìm hiểu về nhóm Ismaili và lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng vẫn còn nhiều người tại nước này tỏ lòng trung thành với một imam thuộc dòng dõi của Ismail. imam này tên là Shah Khalilullah, và ông ta sống tại làng Kehk, gần Qumm, nửa đường giữaTehran và Isfahan. Rousseau nói thêm rằng"Shah Khalilullah được các tín đồ sùng kính như một vị thần, những người này cho rằng ông ta có thể làm đựơc các phép lạ, ông ta rất giàu nhờ phần tài sản cúng tặng của tín đồ và luôn được tâng bốc bằng tước hiệu đầy hoa mỹ là Caliphi. Mãi về phía Ấn độ cũng có nhóm Ismaili, từ những nơi rất xa phía sông Ấn và sông Hằng họ thường xuyên đến Kehk để được vị imam ban phước lành sau khi đã thu nhận những món lễ vật hào phóng, đầy lòng mộ đạo do họ mang tới.

Năm 1825, một nhà du hành người Anh tên là J.B.Fraser, khẳng định là nhóm Ismaili vẫn còn tồn tại tại Ba tư, và vẫn tiếp tục trung thành đối với thủ lãnh mặc dù họ không còn thực hiện việc ám sát theo mệnh lệnh của ông ta nữa :"ngay đến bây giờ, người này vẫn còn nhận đựơc tôn kính một cách mù quáng của những người còn sống sót dù rằng nhiệt tình của họ không còn mang tính cách sâu đậm và tuyệt đối như lúc trước"Tại Ấn độ cũng có những tín đồ của giáo phái này, đó là những người trung thành hết mức đối với ông thánh của họ."Thủ lãnh cũ của họ, Shah Khalilullah đã bị ám sát tại Yazd vài năm trước đó ( đúng ra vào năm 1817 ) khi quân phiến loạn nổi dậy chống lại quan chủ thành."về thẩm quyền tôn giáo, ông ta đựơc một trong những người con hội đủ những điều kiện tương tự theo qui định của giáo phái đứng lên kế tục".

Phần bổ sung thông tin tiếp theo có nguồn gốc hòan tòan khác. Vào tháng chạp năm 1850, một trường hợp giết người khá bất thường được đưa ra tòa hình sự tại Bombay. 4 người đàn ông bị tấn công, rồi bị giết ngay giữa thanh thiên bạch nhật do xung đột ý kiến trong một cọng đồng tôn giáo mà họ là thành viên. 19 người được đưa ra tòa, trong đó 4 người lãnh án tử hình và bị treo cổ. Nạn nhân và người tấn công đều là thành viên của một chi phái Hồi giáo địa phương gọi là phái Khojas - một cộng đồng gồm hàng chục nghìn người, chủ yếu là dân buôn bán, sinh sống tại quận Bombay và nhiều nơi khác tại Ấn độ.

Vụ xô xát bắt nguồn từ một mối bất hòa kéo dài hơn 20 năm. Nguyên từ năm 1827, một nhóm Khojas không chịu nộp món tiền theo thông lệ cho thủ lãnh của chi phái cư trú mãi ở tận bên Ba-tư. Thủ lãnh này chính là con của Shah Khalilullah, kế vị người cha bị ám sát vào năm 1817. Vào năm 1818, vua Shah của Ba tư đã bổ nhiệm ông ta làm Thống đốc vùng Mahallat và Qumm, và ban cho tước hiệu Aga Khan. Ông ta và các con cháu được biết qua tước hiệu này.

Khi biết nhóm tín đồ tại Ấn độ đột nhiên từ chối không chịu đóng món lệ phí tôn giáo này, Aga Khan bèn cử một đặc sứ từ Ba- tư sang Bombay để chấn chỉnh tình hình. Đi cùng với sứ giả là bà nội của Aga Khan, bà này"ra sức kêu gọi lòng trung thành của nhóm Khojas tại Bombay. Đa số nhóm Khojas vẫn chung thủy với thủ lãnh, nhưng có một nhóm nhỏ tiếp tục chống đối, cho rằng chẳng có lý do gì để phục tùng Aga Khan, và cho rằng người Khojas chẳng chút liên quan đến ông ta. Những cuộc tranh chấp nẩy sinh từ đó đã làm cho cộng đồng phẩn nộ và cuối cùng dẫn đến vụ giết người năm 1850.

Trong thời gian đó, Aga Khan đã rời khỏi Ba tư, do ông ta đã cầm đầu một cuộc nổi dậy chống vua Shah nhưng không thành công, và sau một thời gian ngắn trú tại Afghanistan, ông ta xin lánh nạn tại Ấn độ. Do có công trạng đối với người Anh tại Afghanistan và Sind cho nên ông ta được chính phủ Anh trả ơn. Ban đầu dừng chân tại Sind, rồi cuối cùng định cư tại Bombay, tại đây ông ta tự xưng là thủ lãnh của cọng đồng Khojas. Tuy nhiên, vẫn còn có một số người không đồng ý, đứng ra chống đối và muốn sử dụng guồng máy luật pháp để gạt bỏ yêu sách của Aga Khan. Sau một vài họat động sơ bộ, vào tháng 4 năm 1866, nhóm li khai nộp đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm Bombay, đòi tòa phải ngăn cấm không cho Aga Khan can thiệp vào việc quản lý tài sản ủy thác và các công việc của cộng đồng Khojas.

Vụ án này do Chánh án Sir Joseph Arnould xử. Phiên tòa kéo dài 25 ngày và hầu như tòan thể tòa án ở Bombay đều tham gia. Đôi bên đều đưa ra những án lệ chi tiết, lý lẽ công phu, và các phiên thẩm vấn tại tòa đi vào những lãnh vực chi tiết về lịch sử, gia phả học, thần học và luật pháp. Là một trong rất nhiều nhân chứng, Aga Khan tự khai trước tòa và viện dẫn các chứng cứ về dòng dõi của mình. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1866, Sir Arnould ra phán quyết. Ông này phát hiện rằng, nhóm Khojas tại Bombay là một phần của một cộng đồng lớn Khojas tại Ấn độ, là một nhánh Ismaili của chi phái Shi’a ; tổ tiên của phái này vốn theo đạo Hindu, về sau cải đạo và tuân thủ hòan tòan tín ngưỡng của dòng Shi a nhận Ismail làm imam ; phái này từ trước đến giờ luôn có những ràng buộc phải trung thành về tinh thần đối với dòng dõi các imam của phái Ismaili. Họ đã được một giáo sĩ Ismaili từ Ba tư đến cải đạo khỏang 400 năm trước đó, và tiếp tục chịu sự lãnh đạo tinh thần của con cháu các imam Ismaili, mà người trực tiếp nhất là Aga Khan. Các imam này là hậu duệ của các thủ lãnh tại Alamut, những người này cho rằng mình vốn thuộc dòng dõi các Caliphi dòng Fatimid tại Ai cập và xa hơn nữa là tiên tri Muhammad. Các đồ đệ của họ, vào thời Trung cổ, đã từng nổi danh với cái tên là các Sát thủ.

Phán quyết của quan tòa Arnould, dựa trên nhiều bằng chứng lịch sử và lý lẽ vững chắc, đã xác lập về mặt pháp lý về thân phận của nhóm Khojas thuộc cộng đồng Ismaili, công nhận nhóm Ismaili là thừa kế của nhóm Sát thủ, và công nhận Aga Khan là lãnh đạo tinh thần của nhóm Ismaili và là kẻ thừa kế của các imam tại Alamut. Các thông tin chi tiết về cộng đồng này được công bố lần đầu tiên trên tờ Công báo quận Bombay ( Gazeteer of the Bombay Presidency ) vào năm 1899.

Phán quyết Arnould cũng làm ta chú ý đến sự tồn tại của các cộng đồng Ismaili tại các nơi khác trên thế giới, trong số đó có một số cọng đồng trên thực tế không thừa nhận Aga Khan là thủ lãnh. Những cộng đồng này thường là các nhóm thiểu số nhỏ tại những địa phương xa xôi và hẻo lánh, khó tiếp cận và kín kẻ đến mức có thể liều chết đối với tín ngưỡng và kinh sách của họ. Một số trong các tài liệu này, dưới dạng bản viết tay, lại rơi vào tay các học giả. Lúc đầu tất cả các bản viết tay đều qua ngã Syria - là nơi đầu tiên đựơc phương tây quan tâm về nhóm Ismaili, thời cận đại cũng như thời trung cổ. Sau đó là các nguồn tài liệu xuất phát từ các vùng cách nhau rất xa. Vào năm 1903, một nhà buôn người Ý tên là Caprotti mang về một bộ sưu tập khỏang 60 bản thảo tiếng Ả-rập từ San’a, Yemen - đây là phần đầu trong số nhiều đợt tài liệu được cất giữ tại thư viện Ambrosiana tại Milan. Khi xem xét, mới phát hiện ra là trong bộ sưu tập này có nhiều công trình về giáo lý Ismaili, phát xuất từ nhóm dân Ismaili hiện đang sinh sống tại miền nam bán đảo Ả-rập. Một số bản thảo có chứa những đọan viết dưới dạng mật mã. Ở đầu kia của châu Âu, các học giả người Nga, nhờ nhận đựơc một số thủ bản của nhómIsmaili từ Syria, mới phát hiện rằng trong biên giới của Đế quốc Nga cũng có nhóm Ismaili, và năm 1902, Bá tước Alexis Bobrinskoy công bố thông tin về tổ chức và sự phân bố của nhóm Ismaili tại vùng Trung Á thuộc Nga. Cũng vào cùng thời gian đó, một viên chức thuộc địa tên là A. Polovtsev tìm được một bản sách tôn giáo của nhóm Ismaili viết bằng tiếng Ba- tư ; quyển này được lưu trữ tại Bảo tàng châu Á thuộc Học viện Đế chế Nga. Sau đó, còn một bản khác và giữa những năm 1914 và 1918, bảo tàng lại tậu được một bộ sưu tập các thủ bản Ismaili do các nhà đông phương học I.I. Zarubin và A.A. Semyonov mang về từ vùng Shughnan, nằm trên thượng nguồn sông Oxus. Qua những tài liệu này, và cùng với các bản chép tay có đựơc về sau, các học giả người Nga mới nghiên cứu đến nội dung tôn giáo và tín ngưỡng của nhóm Ismaili tại vùng Pamir và vùng giáp ranh các quận Afgan của Badakhshan.

Kể từ đó, việc nghiên cứu về nhóm Ismaili mới tiến triển nhanh và đáng kể. Càng ngày càng có thêm nhiều tài liệu về Ismaili, nhất là từ các thư viện đồ sộ của giáo phái tại tiểu lục địa Ấn độ, và việc nghiên cứu đi sâu vào chi tiết hơn đã được các học giả từ nhiều nơi thực hiện, kể cả một số người chính bản thân họ thuộc nhóm Ismaili. Một khía cạnh khác là việc phục hồi nền văn học bị thất lạc của giáo phái có phần đáng thất vọng - về mặt lịch sử. Những quyển sách được phát hiện hầu như chỉ đề cập về tôn giáo và các vấn đề có liên quan ; các tác phẩm có tính lịch sử thì đều ít về số lượng và nghèo nàn về nội dung – có lẽ đây là điều không thể tránh được đối với một cộng đồng thiểu số không có trọng tâm về lãnh thổ và định chế để các sử gia thời trung cổ có thể căn cứ vào đó viết thành sử. Chỉ có lãnh địa Alamut dường như mới có phần ghi chép biên niên – ngay cả phần này cũng chỉ do các sử gia phái Sunni, chứ không phải phái Ismaili, gìn giữ. Nhưng kinh sách của phái Ismaili, dù nghèo nàn về nội dung lịch sử, nhưng lại không hề thiếu các giá trị lịch sử. Tài liệu này chỉ góp một phần nhỏ vào lịch sử truyền miệng các biến cố đã xảy ra - một vài việc về các sát thủ tại Ba- tư, phần ít hơn về các huynh đệ của họ tại Syria.Tuy nhiên, tài liệu cũng có phần đóng góp cực kỳ giá trị giúp cho ta hiểu thêm về bối cảnh tôn giáo của phong trào, và tạo điều kiện có cái nhìn mới về tín ngưỡng, mục đích, ý nghĩa tôn giáo và lịch sử của phái Ismaili trong Hồi giáo, và của nhóm Sát thủ với tính cách là một nhánh của phái Ismaili. Bức tranh có được về các Sát thủ sẽ khác đi rất nhiều so với những tin đồn và những chuyện kỳ quái khủng khiếp do các nhà du hành thời Trung cổ mang về từ phương Đông, và từ hình ảnh không thân thiện và bị bóp méo mà các nhà đông phương học rút ra từ các tài liệu chép tay của các nhà thần học và sử gia Hồi giáo chính thống, là những người chỉ muốn bác bỏ và tố cáo, thay vì cố tìm hiểu hoặc giải bày. Các sát thủ không còn mang hình dáng một nhóm các thằng khờ ngu ngơ vì bị phục thúôc, bị những kẻ lừa đảo tinh quái giật dây như hình thức âm mưu của những tay khủng bố theo chủ nghĩa hư vô, hoặc là băng nhóm những tay giết mướn chuyên nghiệp.Về mặt này, họ quan tâm cũng không kém.

Chương 2

Giáo phái Ismaili

Cuộc khủng hoảng trong Hồi giáo xảy ra vào năm 632 khi đấng Tiên tri tạ thế. Chính Muhammad cũng chưa bao giờ cho mình khác hơn là 1 người trần thế - tách biệt với những người khác chỉ vì Người là sứ giả của Thượng đế và là người truyền đạt lời của Thượng đế, nhưng chính bản thân của Người không mang tính thần thánh hoặc bất tử. Tuy nhiên, đấng Tiên tri lại không di ngôn rõ ràng là ai sẽ kế vị mình để lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo và cai trị cái nhà nước Hồi giáo mới tạo dựng, và người Hồi giáo cũng mới chỉ có vỏn vẹn một ít kinh nghiệm chính trị của đất nước Ả-rập trước thời kỳ Hồi giáo để theo mà thôi. Sau một hồi tranh luận căng thẳng gay cấn, họ đồng ý cử Abu Bahr, vốn là 1 trong những người đầu tiên cải sang đạo Hồi và được nhiều người kính trọng, làm Khalifa, người đại diện cho đấng tiên tri – tức là do tình cờ mà 1 định chế lịch sử trọng đại chế độ Caliph(Caliphate) đã được thiết lập.
Ngay từ khi mới bắt đầu có định chế Caliphate, đã có 1 nhóm tín đồ cho rằng chính Ali, là cháu gọi đấng tiên tri bằng chú và cũng là con rể của người mới xứng đáng kế vị hơn là Abu Bakr hoặc các Caliph sau này. Sự ủng hộ của họ một phần rõ ràng là do họ tin tưởng Ali có những phẩm chất phù hợp với công việc - một phần có lẽ là do niềm tin về quyền thừa kế chính đáng thuộc về dòng họ của đấng tiên tri. Nhóm này được gọi là Shi’atu ‘Ali, đảng của Ali, về sau được gọi đơn giản là Shi’a. Qua thời gian, đây là nguyên nhân xung đột tôn giáo quan trọng nhất trong đạo Hồi. 
Ban đầu, Shi’a chỉ là 1 phe nhóm chính trị - những người ủng hộ 1 ứng viên để dành quyền lực, không hề có sự khác biệt về học thuyết tôn giáo và cũng không liên quan đến nội dung tôn giáo nào khác hơn là những gì nằm trong bản chất của thẩm quyền Hồi giáo về mặt chính trị. Nhưng chẳng bao lâu sau, xuất hiện những thay đổi quan trọng trong thành phần của tín đồ cùng với bản chất của kinh sách. Đối với nhiều tín đồ dường như cộng đồng và nhà nước Hồi giáo đã có 1 bước ngoặt sai lầm ; thay vì là 1 xã hội lý tưởng như đấng Tiên tri và những giáo đồ mộ đạo đầu tiên vạch ra, thì lại cho ra đời 1 đế quốc được cai trị bởi 1 thiểu số quí tộc tham lam, vô sĩ ; thay vì bình đẳng và công lý, thì lại được cai trị bằng bất công, đặc quyền và thống trị.Theo quan điểm này, nhiều tín đồ cho rằng khi nào quyền lực được giao cho ruột thịt của đấng tiên tri thì mới có thể phục hồi được sứ điệp chân chính, chính gốc của đạo Hồi. 
Vào năm 656, sau khi vị Caliph thứ ba -Uthman - bị các tín đồ Hồi giáo nổi lọan ám sát, cuối cùng chức vụ Caliph cũng được trao cho Ali - nhưng thời gian trị vì của ông này quá ngắn, bị bất hoà và nội chiến xâu xé. Đến lượt Ali bị ám sát vào năm 661, chức Caliph lại lọt vào tay Mu’awiya phe đối nghịch, nhà Umayya ; họ này giữ quyền đến gần 1 thế kỷ. 
Phái Shi’a không tàn lụi sau khi Ali chết. Nhiều nhóm Hồi giáo tiếp tục bày tỏ sự trung thành với con cháu của Đấng Tiên tri, mà họ coi là các nhà lãnh đạo hợp pháp của cộng đồng Hồi giáo. Càng ngày những đòi hỏi này, và sự hậu thuẫn do họ xướng lên lại càng mang đậm tính tôn giáo, thậm chí cả tính cứu chuộc nữa. Nhà nước Hồi giáo, ở dạng lý tưởng, là 1 thể chế chính trị, được hình thành và gìn giữ theo luật thánh. Quyền lực tối cao của nhà nước là do Thượng đế trao ; còn Caliph, người giữ quyền lực, được giao nhiệm vụ gìn giữ đạo Hồi và tạo điều kiện cho tín đồ Hồi giáo có được một cuộc sống tốt đẹp theo nghĩa Hồi giáo. Trong xã hội này, không hề có sự phân biệt giữa thế tục và tôn giáo - về mặt luật pháp, pháp quyền, hoặc về thẩm quyền. Nhà thờ và nhà nước chỉ là một, với Caliph là người đứng đầu. Ở nơi mà cơ sở của bản sắc và sự gắn kết trong xã hội, các giềng mối trung thành và nghĩa vụ đối với nhà nước, tất cả đều được thai nghén và diễn đạt bằng các thuật ngữ tôn giáo, thì sự phân biệt quen thuộc của phương tây giữa tôn giáo và chính trị - giữa các thái độ và các họat động tôn giáo và chính trị - đều trở nên không thực tế và vô nghĩa. Khi sự thất vọng về chính trị - có lẽ cũng do xã hội quyết định - tìm được cách biểu lộ dưới hình thức tôn giáo ; thì sự bất bình về tôn giáo sẽ dẫn tới những hàm ý chính trị. Khi sự chống đối của một nhóm người Hồi giáo không còn mang tính địa phương hoặc chỉ nhằm vào người đang cầm quyền - khi họ tỏ ý thách thức cái trật tự hiện có và lập ra 1 tổ chức nhằm thay đổi nó, thì sự thách thức của họ là 1 nền thần học và tổ chức của họ sẽ là 1 phe phái. Trong cái trật tự Hồi giáo theo chế độ Caliph được xây dựng dựa trên thần quyền, thì không có con đường nào khác để cho họ hình thành 1 công cụ hoặc đề ra 1 học thuyết ngoài những hành động cá nhân và các mục đích tức thời. 
Trong thế kỷ đầu tiên khi Hồi giáo bành trướng, đã xảy ra nhiều sự căng thẳng dẫn đến những bất mãn, nhiều nổi bất bình và khát vọng được biểu lộ dưới hình thức bất phục và phản kháng có tính phe phái. Khi bành trướng, Hồi giáo đã mang lại cho cộng đồng nhiều tín đồ mới qua việc cải đạo, nhưng những người này mang theo cùng với họ cái quá khứ, các quan niệm về tôn giáo và thái độ từ đạo Cơ đốc, Do thái, và Ba tư, mà những người Ả rập Hồi giáo thuở lập đạo chưa hề biết. Những kẻ cải đạo mới, dù là tín đồ Hồi giáo, nhưng lại không phải là người Ả-rập, tính quí tộc ít hơn ; họ bị đám quí tộc Ả-rập chiếm đa số qui định cho họ địa vị kinh tế và xã hội thấp kém hơn khiến cho họ cảm thấy bị đối xử bất công, và sẵn lòng gia nhập các phong trào muốn cật vấn về tính hợp pháp của cái trật tự đang tồn tại. Chính bản thân những người Ả-rập đi chinh phục cũng không thoát khỏi được những bất bình này. Những người Ả-rập mộ đạo than phiền cho rằng các Caliph và các nhóm cai trị can thiệp quá nhiều vào việc đời ; người Ả-rập du mục phản ứng vì quyền lực của họ bị xâm phạm - và nhiều người khác phải chịu đựng những sự phân biệt sâu sắc về xã hội và kinh tế nẩy sinh từ khi có công cuộc chinh phục và đám nhà giàu xuất hiện, cho nên cũng bắt đầu chia sẻ những niềm đau và hy vọng với nhóm tín đồ mới. Nhiều nhóm tín đồ đã từng có các truyền thống về tính hợp pháp về chính trị và tôn giáo - người Do thái và Cơ đốc tin vào tính thiêng liêng và sự thắng lợi cuối cùng của dòng dõi vua David, thông qua Vị Sứ đồ được công nhận qua phép xức dầu, sự mong đợi của tín đồ Bái hoả giáo (Zoroastriasm) về 1 đấng tên là Saoshyans, là đấng cứu chuộc sẽ xuất hiện vào ngày tận thế từ 1 mầm giống thánh thần của đấng Zoroaster. Một khi cải sang đạo Hồi, họ bị lôi cuốn ngay bởi những nguyện vọng mà Đấng Tiên tri và các đồ đệ rao giảng, những nguyện vọng qua đó sẽ chấm dứt được những nổi bất công của cái trật tự hiện hành và hoàn thành được lời hứa hẹn Hồi giáo.
Trong quá trình nhóm Shi’a chuyển đổi từ 1 phe nhóm thành 1 giáo phái, có 2 biến cố đóng vai trò quan trọng, cả 2 đều bắt nguồn từ những đợt khởi loạn bất thành của những người Shi’ite nhằm lật đổ chế độ Caliph dòng Umayyad. Cuộc khởi loạn thứ nhất, xảy ra vào năm 680, do Husayn, là con của Ali và Fatima (con gái của đấng Tiên tri), cầm đầu. Vào ngày thứ 10 tháng Muharram, tại Karbala thuộc Iraq, Husayn, cùng với gia đình và các thuộc hạ đã đụng độ với lực lượng của Umayyad và bị đàn áp không chút thương xót. Có khỏang 70 người bị chết trong cuộc tàn sát ; chỉ còn 1 đứa bé bệnh họan là Ali ibn Husayn sống sót vì bị bỏ lại trong lều. Cái chết vì đạo đầy bi thảm này của con cháu đấng tiên tri, và sau đó là sự hối lỗi và dày vò đã nhóm lên 1 một nhiệt tình tôn giáo mới trong nhóm Shi’a, ngày nay lại được khơi dậy với những chủ đề đầy sức thuyết phục về sự đau khổ, sự mê đắm và sự chuộc lỗi. 
Điểm ngoặt thứ 2 xảy ra vào cuối thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ 8. Vào năm 685, có một kẻ tên Mukhtar, vốn là người Ả-rập ở Kufa, dấy lọan trên danh nghĩa một người con của Ali tên là Muhammad ibn al-Hanafiyya, là Imam, người lãnh đạo hợp pháp và chân chính của Hồi giáo. Mukhtar bị đánh bại và bị giết vào năm 687, nhưng phong trào của ông ta vẫn còn. Khi Muhammad ibn al-Hanafiyya chết vào khỏang năm 700, một số người cho rằng chức vụ Imam được truyền cho người con của ông ta. Những người khác lại cho rằng ông ta thực sự chưa chết nhưng đã ẩn thân tại vùng rừng núi Radwa, gần Mecca ; từ nơi này vào thời điểm được Thượng đế cho phép, ông ta sẽ quay lại và đánh thắng các kẻ thù của mình. Một Imam mang tính cứu chuộc như thế được gọi là Mahdi, người được giác đạo chân chính. 
Các biến cố này là khuôn mẫu của những chuỗi dài các phong trào cách mạng tôn giáo. Có 2 khuôn mặt trung tâm trong 1 phong trào như thế : đấng Imam, đôi khi cũng được gọi là Mahdi, người lãnh đạo hợp pháp xuất hiện để tiêu diệt sự chuyên chế bạo ngược và xây dựng công lý, và vị da’i, người hiệu triệu, làm nhiệm vụ thuyết giảng – và lắm khi cũng là người sọan ra - thông điệp của đấng Mahdi, chiêu tập các giáo đồ, và để cuối cùng là người đưa họ đến thắng lợi hoặc tử vì đạo. Vào giữa thế kỷ thứ 8, một phong trào như thế thậm chí đã dành được 1 thành công tạm bợ, lật đổ dòng Umayyad và đưa dòng Abbasid, là 1 nhánh khác mà cả đấng Tiên tri và Ali đều là thành viên - lên cầm quyền nhưng sau khi thắng lợi, các Caliph dòng Abbasid trở mặt không thừa nhận giáo phái và vị da’i đã đưa họ lên mà lại chọn con đường ổn định và kế tục trong tôn giáo và chính trị. Những hy vọng đầy tính cách mạng bị tan vỡ đã làm dấy lên những nỗi bất bình mới, mạnh mẽ hơn cũng như một lọat mới các phong trào cực đoan và cuồng tín.
Trong thời gian đầu, phần giáo lý và tổ chức của phái Shi’a đều bị thay đổi thường xuyên. Có vô số những kẻ tiếm danh xuất hiện, những người này đưa ra với nhiều lý lẽ khá thuyết phục khác nhau, xưng là con cháu hoặc thuộc hạ của dòng dõi đấng Tiên tri và sau khi tô vẻ thêm một số chi tiết mới mang tính huyền thọai của đấng cứu chuộc mà các tín đồ mong ngóng, thì họ biến mất tăm dạng. Các cương lĩnh của họ đi từ dung hoà, mang tính chống đối ít nhiều với triều đại cầm quyền, đến cực đoan tôn giáo ngược lại phái chính thống và đi rất xa với những giáo lý Hồi giáo đã được nhiều người chấp nhận. Một đặc điểm thường được tái lập nhiều lần là sự tôn sùng những người sùng đạo – Imamhoặc da’i - những người được cho rằng có quyền lực phi thường, và đưa ra những giáo lý phản ánh các tư tưởng thần bí và khai giác (illuminationist) rút ra từ thuyết ngộ đạo (Gnosticism), Mani - giáo và nhiều tư tưởng dị giáo có nguồn gốc Ba tư và Do thái- Cơ đốc. Những tín ngưỡng mà họ rao giảng bao gồm sự đầu thai, sự hoá thánh của cácImam và thậm chí đôi khi của các da’i nữa, và luận thuyết tự do - tức là vứt bỏ mọi luật lệ và ràng buộc. Tại một số nơi – như đối với nông dân và dân du mục tại Ba- tư và Syria - xuất hiện nhiều tôn giáo mang tính địa phương rõ rệt, kết quả cuả sự tương tác giữa giáo lý Shi’a với những tục thờ cúng và tín ngưỡng đã có từ trước tại địa phương.
Cương lĩnh chính trị của các chi phái này rõ ràng ; lật đổ chế độ hiện hành và dựng nên Imam do họ chọn. Còn cương lĩnh xã hội hoặc kinh tế thì khó nhận diện hơn, mặc dù các họat động của họ rõ ràng là có liên quan đến những khát vọng và nỗi bất bình xã hội và kinh tế. Một vài ý niệm trong các khát vọng này có thể được suy ra từ các truyền thống sứ đồ cứu rỗi đang thịnh hành thời ấy, cho thấy những nhu cầu mà người ta mong đợi khi gặp vị Mahdi. Nói chung, vị này có nhiệm vụ là phục hồi đạo Hồi chân chính, và ra sức truyền bá đức tin đến khắp các nơi trên thế giới. Cặn kẻ hơn, vị Mahdi có nhiệm vụ mang lại công lý - " đem công lý và công bằng trải đầy khắp thế giới đang bị sự chuyên chế và bạo ngược hoành hành ", đem lại sự bình đẳng giữa kẻ yếu và người mạnh, đem lại hoà bình và sung túc. 
Lúc đầu các thủ lãnh mà nhóm Shi’a phục tùng là bà con của đấng tiên tri thay vì dòng dõi trực hệ của người, tức là con cháu của Fatima, con gái của người ; một số ít người trong đám này, kể cả những người tích cực nhất, lại không thuộc vào dòng dõi Fatima - một số người thậm chí không phải là dòng dõi của Ali, nhưng thuộc những nhánh khác trong tộc họ của đấng tiên tri. Nhưng sau khi nhà Abbasid thắng lợi rồi phản bội, nhóm Shi’a gói gọn niềm hy vọng của họ vào hậu duệ của Ali, và đặc biệt là đám con cháu do cuộc hôn nhân cuả Ali với con gái của đấng tiên tri. Càng ngày người ta càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dòng dõi trực tiếp từ đấng tiên tri, và cái lý lẽ được coi có cơ sở là từ khi đấng tiên tri tạ thế, trên thực tế chỉ có 1 dòng dõi duy nhất được coi là Imam hợp pháp, những vị này mới là thủ lãnh chân chính của cộng đồng Hồi giáo. Đó là Ali, 2 con của Ali là Hasan và Husayn, và hậu duệ cuả Ali Zayn al-Abidin là con cuả Husayn sống sót sau thảm kịch tại Karbala. Ngoài Husayn ra, nhìn chung các Imam này đều lánh xa các họat động chính trị. Trong lúc những kẻ tiếm danh (claimants) khác loay hoay một cách vô vọng nhằm lật đổ chế độ Caliph bằng vũ lực, thì những vị Imam hợp pháp lại thích đóng vai trò đối nghịch về mặt pháp lý đối với vị Caliph đang cầm quyền. Họ đóng đô tại Mecca hoặc Medina, là những nơi xa các trung tâm chính trị lớn, và tuy họ vẫn tiếp tục đòi quyền lợi nhưng không làm gì nhiều để đẩy mạnh những đòi hỏi đó. Ngược lại, đôi khi họ cũng thừa nhận và thậm chí còn ra tay giúp đỡ và làm cố vấn cho dòng Umayyad, và sau này là các nhà lãnh đạo dòng Abbasid trong đế chế. Theo truyền thống mộ đạo dòng Shi’a, thái độ này của các Imam hợp pháp chỉ có tính tôn giáo ; tính thụ động của họ chứng tỏ lòng mộ đạo và nghĩ đến kiếp sau, họ phục tùng vì họ theo nguyên tắc Taqiyya.
Taqiyya có nghĩa là sự cẩn trọng, sự thận trọng, biểu thị cái học thuyết miễn trừ trong Hồi giáo - tức là, khi lâm vào tình trạng bị áp bức hoặc hăm dọa, tín đồ có thể được miễn phải thực hiện một số bổn phận tôn giáo. Nguyên tắc này được định nghĩa và giải thích theo nhiều cách, và đối với người của phái Shi’a cũng không có ngọai lệ ; tuy nhiên, chính họ là người thường phải chịu cảnh áp bức và ngược đãi nhiều nhất, cho nên nguyên tắc này được họ xướng ra nhiều nhất. Nguyên tắc này được áp dụng để biện minh cho việc dấu kín những tín ngưỡng có nhiều khả năng gây sự thù địch đối với các nhà cầm quyền hoặc đối với nhân dân chung quanh ; nó được đưa ra nhằm ứng phó với tính chiến đấu mang tính tự sát đã gây nên cho họ biết bao chết chóc trong các cuộc khởi loạn hoàn toàn vô vọng. 
Nửa đầu thế kỷ thứ 8 là thời kỳ hoạt động nhất cuả nhóm Shi’a cực đoan. Đã xuất hiện vô số các phái và chi phái, nhất là trong đám dân hỗn tạp tại miền nam Iraq và vùng bờ biển vùng vịnh Ba tư. Giáo lý cuả họ không khác nhau nhiều cho nên thường hay xảy ra sự chuyển đổi từ chi phái hoặc thủ lãnh này sang chi phái hoặc thủ lãnh khác. Các nguồn tài liệu Hồi giáo nêu ra tên nhiều nhà thuyết giảng, một số có nguồn gốc xuất thân tầm thường, dấy lọan rồi bị giết, và cho rằng chính họ là ngưòi đã đưa ra những giáo lý mà sau này mang tính riêng biệt của nhóm Ismaili. Có một nhóm coi việc giết người bằng thòng lọng thắt cổ là 1 nhiệm vụ tôn giáo - một hình thức tương đương với nhóm Thuggee ở Ấn độ, và báo hiệu cho nhiều vụ " ám sát " vào những thế kỷ sau đó. Ngay cả trong đám theo giáo lý ôn hoà, cũng có những nhóm vũ trang cố tìm cách chiếm đoạt quyền lực bằng vũ lực, rồi bị đánh bại dưới tay dòng Umayyad và về sau bị quân đội của dòng Abbasid đánh bại và tiêu diệt. 
Vào khỏang hậu bán thế kỷ thứ 8, phần lớn các nhóm cực đoan và các phong trào hiếu chiến đầu tiên, đều thất bại và biến mất hoặc giảm dần họat động rồi chìm vào quên lãng. Chính các vị Imam hợp pháp - những người ôn hoà, mềm dẻo nhưng kiên quyết – đã gìn giữ, làm phong phú đức tin Shi’a và dọn đường cho 1 cố gắng mới lớn hơn nhằm chiếm lấy quyền kiểm soát thế giới Hồi giáo. 
Mặc dù với những thất bại ban đầu đó, và mặc dù các vị Imam thấy nhụt chí, các phần tử cực đoan và hiếu chiến vẫn còn tiếp tục xuất hiện, thậm chí ngay từ trong đám thân cận của các vị Imam hợp pháp. Sau cái chết của Ja’far al -Sadiq, vị Imam thứ 6 sau Ali, vào năm 765 thì các nhóm cực đoan và ôn hoà mới chia tách dứt khoát. Isma’il là con trưởng của Ja’far. Vì những lý do không rõ cho lắm, và có lẽ là do ông này thông đồng với các phần tử cực đoan, Isma’il bị truất quyền thừa kế, và đa số các thành viên của phái Shi’a thừa nhận người em của ông này là Musa al- Kazim làm vị Imam thứ 7. Dòng dõi của Musa tiếp tục cho đến vị Imam thứ 12, vị này mất tích vào năm 873, và được coi là vị Imam được mong đợi, tức là vị Mahdi của đại đa số người Shi’a ngày nay. Những tín đồ của 12 vị Imam, gọi là Ithna ashari hoặc phái thờ 12 Imam, là nhánh ôn hoà hơn của giáo phái. Giáo lý của họ chỉ khác biệt với dòng Hồi giáo Sunni một số điểm, nhưng trong những năm gần đây sự khác biệt không còn có ý nghĩa mấy. Kể từ thế kỷ thứ 16, phái thờ 12 vị Imam trở thành tôn giáo chính thức của Iran.
Còn có 1 nhóm khác theo Isma’il và hậu duệ của ông này, gọi là phái Ismaili. Để họat động lâu dài trong bí mật, họ dựng ra 1 giáo phái mà sự gắn kết và tổ chức vượt xa tất cả các đối thủ, với sức cuốn hút cả 2 mặt tình cảm và tài trí. Thay vào chỗ những suy đoán lộn xộn và những điều mê tín sơ khai của các giáo phái lúc khởi đạo, một lọat các nhà thần học xuất sắc đã xây dựng 1 hệ thống giáo lý có mức độ triết lý cao, và sản sinh ra 1 nền văn học, mãi đến ngày nay mới được thừa nhận vì có giá trị thực sự sau nhiều thế kỷ bị lu mờ. Đối với người mộ đạo, lòng trân trọng của phái Ismaili đối với kinh Qur’an, truyền thống và lệ luật cũng không kém gì phái Sunni. Đối với giới trí thức, họ đưa ra một cách giải thích triết học về vũ trụ, rút từ các nguồn tư tưởng cổ đại và nhất là phái tân-Platon. Về mặt tinh thần, họ mang lại một niềm tin sôi nổi riêng tư, đầy xúc cảm, lấy từ tấm gương khổ hạnh của các vị Imam và sự quên mình của thuộc hạ của những vị này - trải nghiệm về nỗi khổ hình, và đạt được Chân lý. Sau cùng, họ lôi cuốn được những kẻ bất bình, qua phong trào chống đối được tổ chức tốt, rộng khắp và mạnh mẽ, được coi là có nhiều khả năng để lật đổ cái trật tự hiện hành, và thay vào đó bằng một xã hội mới công bằng, do Imam - người thừa kế của đấng Tiên tri, được Thượng đế chọn và là thủ lãnh hợp pháp duy nhất của nhân lọai - dẫn dắt.
Vị Imam đóng vai trò trung tâm của hệ thống Ismaili - về mặt giáo lý và tổ chức, về sự trung thành và hành động. Sau khi thế giới được tạo dựng qua sự họat động của trí tuệ vũ trụ và linh hồn vũ trụ, lịch sử nhân lọai lại đi vào một chuỗi các chu kỳ, mỗi chu kỳ được khởi đầu bởi 1 vị Imam " nói”, còn gọi là tiên tri, sau đó là 1 loạt các Imam "làm thinh ״. Có những chu kỳ của các Imam ẩn thân và hiện thân, tương ứng với các giai đọan ẩn giấu và khi niềm tin thắng lợi. Các vị Imam trong chu kỳ hiện nay là hậu duệ của Ali và Fatima thông qua phái Ismaili, là những người được thánh thần dẫn dắt và không bao giờ sai lầm - thật vậy, căn cứ theo tính chất thần thánh của họ, vì Imam là 1 tiểu vũ trụ, là sự hiện thân của linh hồn siêu hình của vũ trụ. Với cương vị như vậy, Imam là suối nguồn của tri thức và uy quyền - của những chân lý bí truyền không tiết lộ cho những kẻ chưa được khai giác (uninformed), và của những mệnh lệnh đòi hỏi sự tuân phục hoàn toàn và mù quáng.
Đối với kẻ được khai đạo, đó là cả 1 chuỗi những cảm xúc và kích thích khi có được cái kiến thức bí mật và hành động bí mật. Phần cảm xúc được biết qua Ta’wil al-Batin, cách giải thích thần bí, là một giáo lý cá biệt của phái Ismail mà từ đó cho ra từ Batini thỉnh thỏang xuất hiện. Ngoài nghĩa bóng và nghĩa đen, những tập tục và truyền thuyết trong kinh Qur’an còn có ý nghĩa thứ 2, đó là cách giải thích thần bí và ẩn dụ được Imam phát hiện và truyền dạy cho những người nhập đạo. Một số chi nhánh của giáo phái này thậm chí còn đi xa hơn nữa, và chấp nhận 1 giáo lý đối nghịch với đạo đức chung (antinomian) thường gặp ở các nhóm Hồi giáo cực đoan thần bí và dị giáo. Cái bổn phận tôn giáo cuối cùng là sự nhận biết - ngộ giác - về vị Imam chân chính ; tín đồ sùng đạo không cần theo nghĩa bóng của luật pháp, và sự sống sót, nếu có, chỉ là hình phạt cho những kẻ báng bổ. Một chủ đề thường gặp trong các tài liệu tôn giáo phái Ismaili là sự tìm kiếm Chân lý –lúc đầu có thể không thấy, nhưng rồi sẽ tích tụ vào một thời khắc trở thành sự Khai trí rực sáng. Tổ chức và các họat động của giáo phái, và sự gìn giữ cũng như truyền bá các giáo lý đều nằm trong tay của 1 hệ thống các da’i, do 1 da’i thủ lãnh cầm đầu, là trợ thủ trực tiếp của vị Imam
Trong 1 thế kỷ rưỡi đầu tiên sau cái chết của Isma’il, các Imam của phái này đều ẩn thân, và ta chỉ biết ít điều về các họat động hoặc thậm chí lời thuyết giảng của các da’i. Một thời kỳ mới bắt đầu vào hậu bán thế kỷ thứ 9, khi sự suy yếu càng ngày càng rõ của triều đại Caliph dòng Abbasid tại Baghdag dường như báo hiệu cho sự tan rã của đế quốc và sự đổ vỡ của xã hội Hồi giáo. Tại các tỉnh, xuất hiện các triều đại địa phương - thường bắt nguồn từ quân sự, đôi khi từ bộ tộc ; đa số đều yểu mệnh, và tại một số vùng mang tính hà khắc và bóp nặn nhân dân. Thậm chí tại kinh đô, các Caliph mất dần quyền lực, và trở thành bù nhìn tội nghiệp trong tay bọn lính tráng của chính mình. Các nền tảng của sự tin tuởng và đồng thuận trong thể chế chính trị chung của Hồi giáo đang sụp đổ và vì thế dân chúng lại bắt đầu tìm kiếm một chỗ nào đó mang lại được cuộc sống an lành. Trong những thời buổi bất an như thế, thì thông điệp của phái Shi’a - là cộng đồng Hồi giáo đã đi sai đường, và phải quay trở lại con đường đúng đắn - lại được chú ý. Cả 2 nhánh của phái Shi’a, phái thờ 12 Imam và phái Ismaili, đều lợi dụng những cơ hội này, và lúc đầu dường như phái thờ 12 Imam hầu như sắp thắng lợi. Các triều đại của phái Shi’ite thờ 12 Imam xuất hiện tại nhiều nơi, và vào năm 946, một triều đại Shi’ite từ Ba tư, họ Buyid, đã làm cho Hồi giáo Sunni hết sức nhục nhã khi đánh chiếm Baghdad và bắt vị Caliphphải chịu sự kiểm soát của phái Shi’ite. Tuy nhiên, vào lúc này, người Shi’ite phái 12 Imam lại không có Imam, vì lẽ vị Imam thứ 12 và là vị cuối cùng, đã mất dạng từ 70 năm về trước. Họ Buyid, đứng trước sự lựa chọn sinh tử, quyết định không thừa nhận bất cứ người nào xưng Imam khác thuộc dòng dõi Ali, mà vẫn giữ họ Abbasid làm Caliph danh nghĩa dưới sự thống trị và bảo trợ của họ. Làm như vậy, họ càng làm mất mặt hơn nữa chế độ Caliph của phái Sunni vốn đã mờ nhạt ; và đồng thời, họ lọai bỏ được phái Shi’ite ôn hoà bởi vì nhóm này cũng đáng gờm không kém gì chế độ Caliph
Có quá nhiều điều khiến cho người ta phải tìm một phương cách khác. Những thay đổi lớn về kinh tế và chính trị vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 đã làm cho một nhóm người trở nên lắm tiền của và quyền lực, còn nhóm khác chỉ có nhọc nhằn và vỡ mộng. Tại vùng nông thôn, sự bành trướng của các thái ấp lớn và được hưởng đặc quyền về thuế má thường kéo theo sự bần cùng và nô dịch của các tá điền và tiểu chủ ; tại đô thị, sự phát triển về mặt thương mại và kỹ nghệ đã tạo ra 1 tầng lớp lao động nay đây mai đó, và lôi kéo 1 lực lượng không ổn định, trôi nổi gồm các di dân nghèo khó, mất gốc. Giữa cảnh đại thịnh vương, vẫn có cảnh bần hàn khốn khổ. Thói quan liêu cứng nhắc và tính trừu tượng xa vời của niềm tin chính thống, sự tuân thủ đầy cẩn trọng của những người đại diện được công nhận, đã không an ủi gì nhiều cho những người bị tước đoạt, còn đối với những người bất hạnh và mất gốc thì không tìm được gì nhiều cho những khắc khoải tinh thần. Lại còn thêm một nỗi phiền muộn trí thức nữa. Tư tưởng và tri thức Hồi giáo, được làm phong phú từ nhiều nguồn, càng ngày càng trở nên tinh tế, sâu sắc và đa dạng hơn. Có những vấn đề nhức nhối to lớn phải được xem xét, xuất phát từ sự va chạm giữa thiên khải Hồi giáo, triết học và khoa học Hy lạp, sự thông thái Ba tư và những sự kiện lịch sử rành rành không thể chối cãi được. Một trong những vấn đề đó là sự mất niềm tin vào các lời giải đáp Hồi giáo truyền thống, và càng ngày càng nhiều đòi hỏi cấp thiết phải có những lời giải đáp mới. Sự đồng thuận lớn của Hồi giáo - về tôn giáo, triết học, chính trị, xã hội - dường như đang sụp đổ ; và cần có một nguyên tắc mới về sự thống nhất và thẩm quyền, công bằng và hiệu quả, để cứu Hồi giáo khỏi con đường diệt vong.
Đây là 1 điểm mạnh của phái Ismaili khi họ có thể đưa ra 1 nguyên tắc như vậy – đó là 1 thiết kế cho 1 trật tự thế giới mới dưới quyền của Imam. Đối với người mộ đạo lẫn người bất bình, thì cái sứ điệp và sự chăm sóc của các da’i sẽ mang lại niềm an ủi và điều hứa hẹn. Đối với các nhà triết học và thần học, nhà thơ và học giả, thì sự tổng hợp của giáo phái Ismaili là 1 lời kêu gọi đầy lôi cuốn. Do về sau này phái Ismaili bị chống đối quá mạnh, cho nên phần lớn các tài liệu của họ không còn thấy tại các vùng trung tâm Hồi giáo, và chỉ được lưu giữ trong chi phái mà thôi. Nhưng có một số ít công trình về nguồn cảm hứng của nhóm Ismaili lại được nhiều người biết, và ít nhất người ta cũng tìm thấy được dấu vết ảnh hưởng của nhóm Ismaili trong tác phẩm Ả-rập và Ba tư của nhiều tác giả cổ điển lớn. Trong " thư truyền đạo gởi các đồng đạo chân thật ״ một bách khoa toàn thư các kiến thức tôn giáo và thế tục được biên soạn vào thế kỷ thứ 10, chứa đầy các tư tưởng phái Ismaili, và đã tạo nên 1 ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống trí thức Hồi giáo từ Ba tư đến Tây ban nha. 
Không mấy ngạc nhiên, khi các da’i lại thành công đặc biệt ở những nơi này, như miền nam Iraq, các vùng bờ biển vịnh Ba tư, và nhiều nơi tại Ba tư, là những nơi mà chi phái Shi’a tiền nhiệm, hiếu chiến và cực đoan đã chiếm được sự ủng hộ, hoặc tìm được môi trường thích hợp qua các tục thờ cúng tại địa phương. Vào cuối thế kỷ thứ 9, một nhánh của giáo phái được bíêt dưới tên Carmathian - chưa rõ mối liên hệ chính xác với dòng Ismaili chính –đã kiểm soát và dựng nên 1 lãnh thổ giống như 1 nước cọng hoà tại miền đông bán đảo Ả-rập, họ đã sử dụng nơi này làm căn cứ cho những họat động quân sự và tuyên truyền chống lại chế độ Caliphate hơn 1 thế kỷ. Toan tính chiếm đọat quyền lực tại Syria của phái Carmathian vào đầu thế kỷ thứ 10 bị thất bại, nhưng giai đoạn này lại có ý nghĩa và cho thấy có một số giúp đỡ tại chỗ dành cho phái Ismaili ngay từ buổi khởi đầu.
Thắng lợi lớn nhất của sự nghiệp Ismaili lại đến từ nơi khác. Vào cuối thế kỷ thứ 9, một nhóm truyền đạo tại Yemen đã lôi kéo được nhiều tín đồ mới và lập được 1 căn cứ quyền lực chính trị ; từ đây họ cử thêm nhiều đoàn truyền đạo đến các nước khác, trong đó có Ấn độ và Bắc Phi, nơi mà họ dành được những thành công thần kỳ nhất. Vào năm 909, họ đủ mạnh để đưa vị Imam ẩn thân lộ hiện và tự xưng là Caliph tại Bắc Phi, tước hiệu là al-Mahdi, thế là họ đã dựng lên được 1 nhà nước và 1 triều đại mới. Đây là dòng Fatimid, được coi là hậu duệ của Fatima, con gái của đấng Tiên tri.
Trong vòng nửa thế kỷ đầu, các Caliph dòng Fatimid chỉ cai trị ở phía tây, tức là bắc Phi và đảo Sicily. Tuy nhiên,họ luôn dòm ngó đến phía đông, là quê hương của đạo Hồi, chỉ tại nơi này họ mới mong đạt được ý đồ là lật đổ các Caliph dòng Abbasid theo phái Sunni và xác định chính mình là lãnh đạo duy nhất cho tất cả tín đồ Hồi giáo. Các đặc vụ và sứ đồ phái Ismaili họat động mạnh tại tất cả các vùng đất của phái Sunni ; quân đội của dòng Fatimid từ Tunisia chuẩn bị chiếm Ai-cập - đó là bước đầu trên con đường thành lập đế quốc tại phương đông. 
Năm 969, bước đầu tiên đã hoàn tất đúng lúc. Các đoàn quân của dòng Fatimid chiếm được thung lũng sông Nile,rồi nhanh chóng vượt qua Sinai tiến vào Palestine và miền nam Syria. Các thủ lãnh Fatimid chọn 1 nơi gần Fustat, nơi đóng đô cũ của chính quyền, xây dựng thành kinh đô mới của đế quốc, đặt tên là Cairo, lập ra 1 trường đại học tôn giáo là al-Azhar có nghĩa là thành trì của đức tin. Vị Caliph, al-Mu’izz, từ Tunisia dời sang dinh thự mới tại Cairo, nơi mà các hậu duệ tiếp tục trị vì trong 200 năm sau đó. 
Sự thách thức của phái Ismaili đối với trật tự cũ giờ đây trở nên sát sườn và lớn mạnh hơn, và lại được duy trì bằng 1 thế lực lớn - đã có lúc là thế lực lớn nhất trong thế giới Hồi giáo. Thời cực thịnh của đế quốc Fatimid bao gồm Aicập, Syria, Bắc Phi, Sicily, vùng bờ biển châu Phi của biển Đỏ, Yemen và vùng Hijaz thuộc bán đảo Ả-rập nơi có các thánh địa Mecca và Medina. Ngoài ra, Caliph dòng Fatima còn kiểm soát một hệ thống rộng lớn các da’i và nắm được sự trung thành của vô số giáo đồ tại những vùng đất phương đông đang nằm trong tay của các lãnh đạo dòng Sunni. Tại những trường lớn ở Cairo, các học giả và giáo sư dựng nên học thuyết về đức tin Ismaili và đào tạo nhiều giáo sĩ đi truyền giảng các giáo lý này cho những ai chưa cải đạo ở trong nước và ngoài nước. Một trong những vùng họat động chính của họ là Ba-tư và vùng Trung Á, những con người khát khao chân lý tại đây tìm đường đến Cairo học tập để rồi sau khi đã thông thạo lại quay về quê hương rao giảng thông điệp của phái Ismaili. Xuất sắc nhất trong nhóm này là triết gia và nhà thơ Nasir –I Khusraw. Vốn là người đã cải đạo tại Iran, ông ta đến Ai cập vào năm 1046 và quay về nước để rao giảng giáo lý Ismaili tại các vùng đất miền đông là nơi ông ta có ảnh hưởng lớn. 
Sự đáp trả của phái Sunni lúc đầu còn hạn chế và bất lực - gồm các biện pháp an ninh chống lại các da’i, và chiến tranh chính trị chống lại dòng Fatimid chẳng hạn như trong 1 tuyên bố mang tính thuyết phục không cao, công bố tại Baghdad vào năm 1011, họ tố cáo chế độ Fatimid đang cầm quyền không hề có mối liên hệ với dòng Fatimid, mà chỉ là con cháu của 1 kẻ tiếm danh có thành tích bất hảo. 
Tuy thế, mặc dù với sức mạnh to lớn, và với 1 nổ lực lớn khi phát động chiến tranh chính trị, tôn giáo và kinh tế chống lại chế độ Caliph dòng Abbasid, nhưng thách thức của phái Fatimid thất bại. Chế độ Caliph dòng Abbasid vẫn tồn tại ; Hồi giáo Sunni phục hồi và chiến thắng - và các Caliph dòng Fatimid tiếp tục mất dần đế quốc, quyền hành và giáo đồ. 
Một phần nguyên nhân của sự thất bại này là do các biến cố xảy ra tại phương đông, nơi đang diễn ra nhiều sự xáo trộn lớn. Sự tiến công cuả các dân tộc gốc Thổ đã góp phần chặn đứng sự phân mãnh chính trị của vùng Tây Nam Á, và nhờ vậy đã giúp phục hồi sự thống nhất và ổn định đang bị mất dần tại các vùng đất dưới quyền chế độ Caliph dòngSunni trong một thời gian. Các tay chinh phục người Thổ là dân mới cải đạo, nhiệt tình, trung thành và chính thống ; họ thấm nhuần sâu đậm nhiệm vụ của họ đối với đạo Hồi, và đối với trách nhiệm là những người bảo vệ mới của Caliph và các chủ nhân của thế giới Hồi giáo, là duy trì và bảo vệ đạo này khỏi những mối hiểm nguy bên trong và bên ngoài. Nhiệm vụ này họ hoàn thành đầy đủ. Các thủ lãnh và binh lính Thổ với sức mạnh và khéo léo về chính trị và quân sự đã chống đỡ, ngăn chận, và đánh lùi 2 mối nguy hiểm lớn đe doạ Hồi giáo Sunni - đó là sự thách thức của các Caliph dòng Fatimid và, sau này, là sự xâm lăng của các cuộc Thập tự chinh đến từ châu Âu. 
Những mối nguy hiểm tương tự - sự phân ly tôn giáo và nạn ngọai xâm – đã khiến cho sự hồi phục cuả phái Sunni trở nên thuận lợi hơn. Trong thế giới cuả phái Sunni quyền lực tôn giáo vẫn còn nhiều chỗ dựa to lớn - nền thần học của các học giả, tính chất tinh thần của các nhà thần bí, và lòng mộ đạo thuần thành của các giáo đồ. Trong thời buổi vừa khủng hỏang vưà phục hưng đó, người ta đã đạt được một tổng hợp mới, đáp ứng được sự thách thức về tâm linh của tư tưởng Ismaili và sự lôi cuốn tình cảm của niềm tinIsmaili
Trong lúc các đối thủ phái Sunni đạt được ưu thế về chính trị, quân sự và tôn giáo, thì chính nghĩa của dòng Fatimid phái Ismaili lại bị suy yếu do các bất đồng tôn giáo và sự suy đồi chính trị. Những mối xung đột nghiêm trọng đầu tiên trong phái Ismaili là do chính sự thành công của dòng Fatimid. Các nhu cầu và trách nhiệm của 1 triều đại và 1 đế quốc đòi hỏi phải có một vài thay đổi đối với các học thuyết trước đó, và nói theo cách của 1 học giả Ismaili hiện đại, đó là "sự chấp nhận 1 thái độ bảo thủ và khắc nghiệt hơn đối với định chế Hồi giáo đang tồn tại vào thời đó ". Ngay từ lúc đầu, có sự tranh cải giữa nhóm cấp tiến và bảo thủ, giữa nhóm muốn duy trì và nhóm phát hiện các bí mật bí truyền. Có đôi lúc các Caliph dòng Fatimid phải đối đầu với sự ly khai, và thậm chí với cả sự đối kháng bằng vũ lực, khi nhiều nhóm giáo đồ thôi không ủng hộ. Vào thời Caliph thứ nhất dòng Fatimid tại Bắc Phi, đã xảy ra những cuộc tranh luận giữa các da’i về nhiều quan điểm khác nhau, và một số đã từ bỏ hàng ngũ Fatimid. Vị Caliph thứ tư, al –Mu’izz, cũng phải đối đầu với những khó khăn tương tự ; vào đúng thời điểm khi chinh phục chiến thắng Ai cập, ông ta còn phải chiến đấu chống lại nhà Carmathian ở phía đông bán đảo Ả-rập, nhà này lúc đầu ủng hộ dòng Fatimid, sau đó trở mặt chống lại họ, tấn công vào quân đội của họ tại Syria và Ai cập. Về sau, nhà Carmathian dường như quay lại trung thành với dòng Fatimid, rồi suy yêú dần và tan rã. Một sự ly khai khác xảy ra sự khi vị Caliph thứ 6 là al – Hakim mất dạng vào năm 1021 trong những tình huống khó hiểu. Một nhóm giáo đồ tin rằng al-Hakim là thánh, chưa chết nhưng đang ẩn dật đâu đó. Không chấp nhận sự cai trị cuả dòng Fatimid, họ tách ra khỏi nhánh chính của phái này. Họ cũng dành được chút ít ủng hộ của nhóm Ismaili tại Syria, nơi mà nhiều nhóm của họ vẫn còn tồn tại tại các quốc gia như Syria, Lebanon và Israel ngày nay. Một trong những người sáng lập ra phái này là da’i Muhammad ibn Isma’il al-Darazi vốn gốc dân Trung Á. Ngày nay họ được gọi là người Druze theo tên ông ta. 
Trong suốt thời gian dài dưới sự cai trị của al- Mustansir (1036-94), vị Caliph thứ 8, đế quốc Fatimid phát triển cực thịnh và rồi suy tàn nhanh ; sau khi ông chết đi, sứ mạng của phái Ismaili bị xâu xé do sự chia rẽ nội bộ lớn nhất. 
Khi quyền lực của dòng Fatimid đang cực thịnh, thì Caliph tự mình qủan lý mọi công việc, nắm hết quyền hành thuộc 3 nhánh chính của chính quyền – bộ máy quan chức, hệ thống tôn giáo, và lực lượng vũ trang, và người đứng đầu thực sự của chính phủ dưới quyền Caliph là vị vizier, một chức quan dân sự ; người đứng đầu của hệ thống tôn giáo là thủ lãnh các da’i hoặc các nhà truyền giáo, là những người ngoài nhiệm vụ kiểm soát các cơ sở của phái Ismaili trong đế quốc, còn là tư lệnh 1 đội quân đông đảo các phái viên và giáo sĩ truyền đạo Ismaili tại nước ngoài. Chỉ huy lực lượng vũ trang, là phần chủ yếu của 1 chế độ dân sự, cầm đầu nhánh thứ 3. Tuy nhiên kể từ khi al-Hakim chết, thì nhánh quân sự càng ngày càng nắm chặt uy thế của mình và làm giảm quyền lực của phái dân sự và thậm chí của chính vị Caliph nữa. Những thất bại, tai họa, và các xáo trộn vào giữa thế kỷ thứ 11 lại càng làm cho tiến trình này xảy ra nhanh hơn ; và tiến trình này hoàn tất vào năm 1074, khi Badr al – Jamali, thủ lãnh quân sự thành Acre, dẫn đội quân của mình vào Ai cập để tiếp quản các công việc theo lời mời của vị Caliph. Chẳng bao lâu, ông này trở thành nhà lãnh đạo đất nước Ai cập, được vị Caliph trao cho 3 tước vị là tư lệnh quân đội, thủ lãnh giáo đoàn truyền giáo, và là vizier - có nghĩa là ông ta nắm trọn 3 nhánh quân đội, tôn giáo, và hành chính. Ông ta thường được biết với chức danh quân sự. 
Kể từ đó trở đi, ông chủ thực sự tại Ai cập là Tư lệnh quân đội, là 1 nhà độc tài quân sự cai trị bằng quân đội. Chức vụ này trở thành thường trực, được Badr al – Jamali truyền cho con, rồi đến cháu, và sau đó là một lọat các độc tài quân sự khác. Cũng như tại Baghad các Caliph dòng Abbasid vốn là các con rối yếu đuối trong tay các phán quan, còn dòng Fatimid giờ đây chỉ là bù nhìn cho một loạt các nhà độc tài quân sự. Đây là 1 sự suy tàn đáng buồn đối với 1 triều đại đã từng tuyên xưng đứng đầu về tinh thần và chính trị của tất cả các giáo đồ đạo Hồi - một sự suy vong đầy nghịch lý các niềm tin và hy vọng của tín ngưỡng phái Ismaili
Một sự thay đổi như vậy chắc chắn sẽ gây sự bất bình và chống đối trong nhóm kiên định và hiếu chiến hơn của các phe phái, càng ngày họ càng hiếu chiến và kiên định hơn nữa bởi vì sự thay đổi này xảy ra cùng lúc với thời kỳ phái Ismaili họat động trở lại tại Ba tư. Khi al – Afdal thay thế cha mình là Badr al – Jamali vào năm 1094 sự việc không thay đổi nhiều ; nhưng vài tháng sau đó, khi al- Mustansir chết, vị Tư lệnh quân đội không gặp nhiều khó khăn khi phải chọn một Caliph mới. Một phía là Nizar, là con trưởng và đã trưởng thành, đã được al –Mustansir chọn làm người thừa kế, được các thủ lãnh Ismaili biết đến và chấp nhận ; còn phía kia là người em, al- Musta’li, không có ai là đồng minh hoặc hậu thuẫn, chắc hẳn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người bảo trợ đầy quyền lực. Rõ ràng là đã có chủ ý, nên al – Afdal đã sắp xếp gả em gái của mình cho al- Musta’li, và khi al- Mustansir chết, bèn dựng người em rể lên làm Caliph. Nizar bỏ chạy đến Alexandria, rồi nhờ có sự hỗ trợ tại đây, tổ chức nổi lọan. Sau một vài thành công ban đầu, ông ta bị đánh bại, bị bắt, và bị giết sau đó. 
Khi chọn al- Musta’li, al-Afdal chia tách chi phái từ ngọn tới gốc, và cố ý tỏ ra lạnh nhạt với hầu như toàn bộ các giáo đồ tại các vùng đất phía đông của Hồi giáo. Thậm chí ngay cả trong cương thổ của dòng Fatimid, cũng có các phong trào chống đối ; các nhóm Ismaili phía đông từ chối không công nhận vị Caliph mới, và sau khi tuyên thệ trung thành với Nizar và hậu duệ của ông này, bèn cắt đứt mọi quan hệ với tổ chức Fatimid tại Cairo vốn đã suy yếu. Sự phân tách giữa nhà nước và những người cách mạng, vốn xảy ra ngay từ khi nhà nước mới hình thành, giờ đây đã hoàn tất. 
Từ lâu rồi, ngay cả những tín đồ Ismaili nằm ngoài các vùng đất Fatimid nơi al-Musta’li được thừa nhận, cũng đã cắt đứt mối quan hệ với chế độ tại Cairo. Vào năm 1130 sau vụ mưu sát al-Amir, là con và người kế vị al-Musta’li, do những người ủng hộ phái Nizari thực hiện, họ từ chối công nhận vị Caliph mới tại Cairo, và tin tưởng rằng Tayyib, đứa con còn nhỏ và bị thất lạc của al- Amir, đang ẩn cư đâu đó và đến lúc sẽ xuất hiện. Sau Tayyib, không còn Imam nào khác nữa. 
Còn 4 vị Caliph dòng Fatimid nữa trị vì tại Cairo, nhưng họ cũng chỉ là 1 triều đại Ai cập tại địa phương, không có quyền lực, ảnh hưởng và hy vọng. Vào năm 1171, khi vị Caliphcuối cùng đang nằm chờ chết trong lâu đài của mình, thì Saladin, vốn là chiến binh người Kurd, lúc này là ông chủ thực sự của Ai cập,cho phép một thầy giảng đọc kinh cầu nguyện nhân danh Caliph dòng Abbasid tại Baghdad. Chế độ Caliph dòng Fatimid, vốn đã không còn là 1 sức mạnh chính trị cũng như tôn giáo, giờ đây mới bị thủ tiêu thực sự, hầu như toàn thể dân chúng không chút quan tâm.Các sách vở nghịch đạo của nhóm Ismaili bị đem ra đốt. Sau hơn 2 thế kỷ dưới sự cai trị cuả dòng Fatimid, Ai cập lại trở về với lề lối phái Sunni.
Vào thời điểm này, ít người tin rằng nhóm Ismaili còn hiện diện tại Ai cập. Tuy nhiên, tại các vùng khác, giáo phái này vẫn tồn tại, dưới 2 nhánh chính được phân tách sau khi al- Mustansir chết. Vẫn còn các đệ tử của al-Musta’li chủ yếu tại Yemen và tại Ấn độ, họ được gọi là nhóm Bohra. Nhóm này theo kinh sách cũ bởi vì họ duy trì những truyền thống giáo lý chính của thời kỳ Fatimid. 
Trong khi các giáo đồ phái al-Musta’li cố thủ trong những tiền đồn xa xôi của đạo Hồi, thì nhóm Nizaris đối nghịch, nhóm ủng hộ Nizar, bắt đầu phát triển mạnh, cả về giáo lý lẫn hành động chính trị, và có lúc đã đóng vai trò quan trọng và sâu sắc trong đời sống Hồi giáo.
Vào thế kỷ 11 thế giới Hồi giáo bị suy yếu ngày càng nặng khi gặp một lọat các cuộc xâm lăng, trong đó quan trọng nhất là sự xâm lăng của người Thổ Seljuq, nhóm này đã dựng lên 1 đế quốc quân sự mới trải dài từ Trung Á đến vùng Địa trung hải. Đi cùng với những cuộc xâm lăng này là những thay đổi quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá, đã đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử Hồi giáo. Sau khi chinh phục, đất đai rộng lớn và hoa lợi đều chảy vào túi của các tướng lĩnh của quân đội Thổ chiến thắng, những người này dựng nên 1 tầng lớp cai trị mới, hất chỗ hoặc khống chế giới quí tộc lớn và nhỏ người Ả-rập và Ba tư cũ. Quyền lực, của cải và địa vị thuộc về những người mới - những người xa lạ, vốn chưa hoà nhập mấy với nền văn minh đô thị của thế giới Hồi giáo vùng Trung đông. Địa vị của tầng lớp ưu tú cũ lại càng bị suy yếu nhiều hơn nữa bởi những yếu tố khác – sự di chuyển của dân du mục, những thương lộ bị thay đổi, và có nhiều thay đổi lớn dẫn đến sự trổi dậy của châu Âu và sự suy tàn tương đối của Hồi giáo. Trong thời buổi lọan lạc và đầy nguy hiểm, các ông chủ mới người Thổ đã đưa ra các biện pháp để duy trì trật tự và sức mạnh - với cái giá cao hơn về chi phí quân sự, kiểm soát chặt chẻ hơn các họat động công cộng, và siết chặt hơn về tư tưởng. 
Quyền lực quân sự của người Thổ rất vũng chắc - tính chính thống của các trường phái không còn phải chịu thử thách nghiêm trọng nào. Nhưng giờ đây lại có những phương pháp tấn công mới, và đối với vô số những kẻ bất bình của đế quốc Seljuq, thì giáo lý của phái Ismail dưới hình thức mới, một lần nữa lại đưa ra 1 luận cứ đầy quyến rũ phê bình tính chính thống,kết hợp với 1 chiến lược phản kháng mới, đầy hiệu quả. " Kiểu thuyết giảng cũ " giáo phái Ismaili đã thất bại, đế quốc Fatimid đang chết dần. Và như thế cần có lời thuyết giảng mới và 1 phương pháp mới. Tất cả đều bắt nguồn từ 1 nhà cách mạng Ismaili thiên tài, đó là Hasan –i Sabbah. 

Chương 3

Lời thuyết giảng mới

Hasan –i Sabbah sinh ra tại Qumm, một trong những trung tâm định cư Ả-rập tại Ba tư và là 1 căn cứ của phái Shi’a 12 Imam. Bố ông, là tín đồ của giáo phái này, gốc vùng Kufa (Iraq), nhưng có người lại nói rằng ông vốn là dân xứ Yemen - và kỳ dị hơn nữa, là hậu duệ của các vua dòng Himyaritic ở miền đông bán đảo Ả-rập. Không biết rõ ngày sinh, nhưng có lẽ vào khoảng giữa thế kỷ 11. Khi còn bé, cha ông dời đến Rayy – là Tehran ngày nay - và chính tại đây Hasan theo đuổi sự nghiệp học tập về tôn giáo của mình. Rayy từ lâu đã là 1 trung tâm hoạt động của các da’i kể từ thế kỷ thứ 9, và cũng không mấy chốc Hasan bắt đầu cảm nhận ảnh hưởng của các vị này. Trong 1 đoạn tiểu sử được các sử gia về sau gìn giữ, ông ta tự kể như sau :

" Hồi còn bé, khi được 7 tuổi, ta thích học nhiều thứ, và muốn trở thành 1 nhà nghiên cứu tôn giáo ; đến 17 tuổi ta tìm tòi và khao khát kiến thức, nhưng vẫn trung thành với giáo lý phái 12 Imam của tổ tiên.

" Một ngày nọ, ta gặp 1 đồng đạo (Rafiq, theo cách gọi cuả các tín đồ Ismaili) tên là Amira Zarrab, ông này đôi lúc diễn giải giáo lý của các Caliph Ai cập … như những người khác trước ông ta đã từng làm …”

" Chưa bao giờ ta nghi ngờ hoặc thay đổi về đức tin của ta đối với Hồi giáo ; ta luôn tin rằng có 1 Thượng đế luôn sống động, kiên trì, đầy quyền lực, nghe hết, thấy hết, 1 đấng tiên tri và 1 Imam, những điều được phép, những điều cấm, thiên đàng và địa ngục, lời răn dạy và sự cấm đoán. Ta cho rằng tôn giáo và giáo lý bao gồm những điều mà mọi người nói chung và người theo phái Shi’a nói riêng, đều có và trong đầu ta chưa bao giờ có ý nghĩ là phải tìm sự thật ngòai Hồi giáo. Ta nghĩ rằng các giáo lý của Hồi giáo chính là triết học (một từ bị người mộ đạo lạm dụng), và người cai trị là 1 người làm ra triết lý.

" Amira Zarrab là một người tốt tính. Khi chuyện trò với ta lần đầu, ông ta nói : Người Ismaili nói như thế này, thế này ". Ta bảo : " Này ông bạn, đừng nói theo lời của họ, bởi vì họ là những người bị ruồng bỏ, những điều họ nói đều chống lại tôn giáo ”. Bọn ta thảo luận, tranh cải, ông ta bác bỏ và làm cho ta mất lòng tin. Ta không thừa nhận điều này với ông ta, nhưng trong lòng ta có sự chuyển biến mạnh … Amira nói với ta" khi suy nghĩ những lời tôi nói trước khi ngủ, bạn sẽ thấy những điều tôi nói là đúng ”.

Sau này, Hasan và người hướng dẫn chia tay nhau, nhưng chàng thanh niên tiếp tục sự tìm kiếm của mình, và khi đọc các sách của phái Ismaili, chàng ta tìm được một số điều thuyết phục được mình, còn một số điều khác lại làm cho anh ta thất vọng. Một cơn bệnh nặng đã làm cho ông ta thay đổi hòan tòan. " Ta nghĩ : chắc chắn đây là niềm tin thực sự, và bởi vì ta quá sợ cho nên ta không tìm ra điều này. Nay số mạng của ta sắp hết, và ta sẽ chết mà không đạt được chân lý ”.

Hasan đã không chết, và khi hồi phục, ông ta đi tìm một đạo sư Ismaili khác, để hòan tất việc học hỏi. Bước kế tiếp của ông ta là lập thệ trung thành với Imam dòng Fatimid ; người đứng ra làm lễ là 1 thầy truyền đạo được phép của Abd al- Malik Ibn Attash, là thủ lãnh của sứ đòan truyền đạo (da’wa) Ismaili tại miền tây Ba tư và Iraq. Chẳng bao lâu sau đó, vào tháng 5-6 năm 1072, đích thân thủ lãnh đến thăm Rayy, và gặp kẻ tân tòng. Ông này chấp nhận Hasan và cử ông ta tham gia đòan da’wa, ra lệnh cho Hasan đến Cairo và có mặt tại triều đình Caliph- tức là trình diện trước cơ quan đầu não.

Thực ra, nhiều năm sau đó Hasan mới tới Ai cập. Có một câu chuyện liên quan đến nhiều tác giả người Ba tư, và được Edward Fitzgerald giới thiệu cho độc giả châu Âu trong lời nói đầu cho bản dịch tập thơ Rubaiyat, ngụ ý đưa ra 1 thông tin về các biến cố khiến Hasan phải ra đi. Theo câu chuyện này, thì Hasan- i Sabbah, nhà thơ Omar Khayyam, và vizier Nizam al- Mulk đều là bạn, học cùng 1 sư phụ. Họ cam kết là trong 3 người ai thành công sớm thì sẽ giúp đỡ 2 bạn kia. Nizam al- Mulk sau này trở thành vizier của Sultan, và khi đó 2 người bạn nhắc đến lời cam kết xưa. Cả 2 được đề nghị giữ chức thủ hiến ( governorship), nhưng cả 2 đều từ chối vì nhiều lý do khác nhau. Omar Khayyam ghét những trách nhiệm ở công đường, chỉ muốn nhận 1 khỏan trợ cấp để hưởng thú nhàn hạ ; Hasan lại không muốn chết đời làm 1 viên chức tỉnh lẻ, muốn tìm chức quan cao tại triều đình. Với mong muốn này, chẳng bao lâu Hasan dòm ngó chức vizier và trở thành đối thủ cuả chính Nizam. Vì thế, vị vizier lập mưu để làm giảm uy tín của Hasan trước mặt Sultan. Xấu hổ và đầy căm giận, Hasan bỏ trốn sang Ai cập để tìm cách báo thù.

Câu chuyện có một số điểm nghịch lý. Nizam al- Mulk sinh ra muộn nhất cũng vào năm 1020 và bị giết năm 1092. Omar Khayyam sinh vào năm 1048 và chết vào năm 1131. Còn ngày sinh của Hasan thì không rõ, nhưng chết vào năm 1124. Những năm tháng như thế khó có thể làm cho 3 nhân vật trở nên bạn đồng học được và nhiều tác giả hiện nay đều coi như đây là một câu chuyện được thêm thắt. Có một số sử gia đưa ra một cách giải thích khác về việc ra đi của Hasan, theo những người này thì Hasan va chạm với giới cầm quyền tại Rayy, họ tố cáo Hasan một mặt đã che chở cho các điệp viên người Ai cập và một mặt lại chính là 1 tay kích động nguy hiểm. Để tránh bị bắt, Hasan trốn ra khỏi thành phố, và sau nhiều gian nan mới tới được Ai cập.

Theo tiểu sử, Hasan rời Rayy vào năm 1076 và đi đến Isfahan. Từ đây, ông ta ngược lên hướng bắc đến Azerbayjan, rồi từ đó đến Mayyfariqin, tại đây ông ta bị vị Qadi đuổi ra khỏi thành phố vì khăng khăng cho rằng chỉ có Imam mới có quyền giải thích về tôn giáo, tức là gạt bỏ thẩm quyền của các thầy giảng (Ulema) dòng Sunni. Tiếp tục đi về miền Lưỡng hà và Syria, Hasan đến được Damascus, tại đây ông ta mới biết là không thể đến Ai- cập bằng đường bộ vì hiện có tranh chấp quân sự. Vì thế, ông ta quay về phía tây ra phía biển và từ Beirut đáp thuyền đi về hướng nam, đi từ Palestin đến Ai cập. Hasan đến Cairo vào ngày 30 tháng 8 năm 1078, được các quan chức cao cấp triều đình Fatimid đón tiếp.

Hasan - i Sabbah lưu lại Ai cập khỏang 3 năm, lúc đầu tại Cairo, sau đó đến Alexandria. Theo một số tài liệu, ông ta xung đột với Badr al- Jamali, chỉ huy quân sự ở đây, bởi vì Hasan ủng hộ Nizar, cho nên bị bắt giam và sau đó bị trục xuất khỏi Ai cập. Lý do gán cho cuộc xung đột chắc hẳn chỉ là tô vẻ thêm, bởi vì sự tranh cải về việc ly khai lúc này chưa xảy ra, nhưng sự va chạm giữa 1 nhà cách mạng sôi nổi và 1 tay độc tài quân sự là điều chắc chắn.

Từ Ai cập, Hasan bị tống khứ sang Bắc Phi, nhưng chiếc tàu của người Frank chở khách lại bị đắm, và ông ta được cứu sống, rồi được mang sang Syria. Vượt qua Aleppo và Baghdad, Hasan đến được Isfahan vào ngày 10 tháng 6 năm 1081. Trong vòng 9 năm sau đó, ông ta xuôi ngược khắp xứ Ba tư thực hiện nhiệm vụ do da’wa giao. Trong 1 đọan tiểu sử, ông ta kể lại những hành trình đó như sau : " Từ nơi đó (tức là từ Isfahan), ta đi đến Kerman và Yazid, và thực hiện việc giảng đạo tại đây một thời gian ”. Từ miền trung Iran, Hasan trở về Isfahan, và rồi quay về phương nam, trú 3 tháng tại Khuzistan, là nơi ông ta đã từng đến trên đường quay về từ Ai cập.

Hasan bắt đầu chú ý nhiều đến vùng phía bắc xa xôi của Ba tư - tức là những tỉnh Gilan và Mazandran quanh Lý hải, và nhất là vùng núi Daylam. Những vùng đất này, nằm về phía bắc của dãy núi bao quanh bình nguyên Ba tư rộng lớn, có hình thể khác hẳn với những phần còn lại của đất nước Ba tư, là nơi cư trú của 1 nhóm người độc lập, gan góc, ưa đánh nhau ; từ lâu đã bị người Iran vùng đồng bằng cho là người không cùng chủng tộc, rất đáng sợ. Từ thời xa xưa, các nhà lãnh đạo Iran chưa bao giờ kiểm sóat họ thực sự, và ngay đến dòng Sasanid cũng nhận thấy cần thiết phải lập ra các pháo đài vùng biên địa để phòng thủ chống sự xâm lấn của họ. Những người Ả-rập chinh phục Iran có đi xa hơn một chút. Người ta nói rằng khi lãnh tụ người Ả-rập tên là al-Hajjaj sắp tấn công vùng Daylam, ông này cho mang ra 1 tấm bản đồ, trong đó ghi rõ núi non, thung lũng và các đèo, rồi chỉ cho sứ giả người Daylam, bảo họ nên đầu hàng trước khi ông ta mang quân đến tấn công và tàn phá xứ sở của họ. Nhóm người Daylam nhìn vào bản đồ, và nói : " đúng là họ báo cho ngài biết rõ về đất nước chúng tôi, nhưng tấm bản đồ này không chỉ ra được các chiến binh bảo vệ vùng rừng núi và các đèo. Ngài sẽ biết đến họ nếu ngài muốn thử ". Về sau, Daylam theo đạo Hồi - do sự thâm nhập hòa bình hơn là do chinh phục.

Tuy là người qui phục đạo Hồi muộn, nhưng người Daylam lại là những người đầu tiên khẳng định tính cá biệt trong tôn giáo này- về mặt chính trị, qua sự xuất hiện của các triều đại độc lập, về mặt tôn giáo, qua sự nhìn nhận những tín điều không chính thống. Từ cuối thế kỷ thứ 8 trở đi, khi các con cháu của Ali trốn tránh sự săn lùng của dòng Abbasid, đã tìm được nơi trú ngụ và che chở ở đây, thì Daylam đã trở thành 1 trung tâm họat động của phái Shi’a, hết lòng bảo vệ nền độc lập của họ chống lại các Caliph ở Baghdad và các lãnh đạo phái Sunni. Trong suốt thế kỷ thứ 10, qua họ Buyid, người Daylam thậm chí còn xây dựng được thế lực hầu như khắp xứ Ba tư và Iraq, và có lúc các Caliph còn nằm trong tay của họ nữa. Sự xuất hiện của người Seljuq đã kết liễu sự cai trị của người Daylam và Shi’ite trong đế quốc, và tạo khó khăn cho chính người Daylam.

Chính từ những người phương bắc này - chủ yếu theo phái Shi’a và đã bị phái Ismaili tuyên truyền xâm nhập từ lâu – mà Hasan - i Sabbah ra sức nhắm tới. Đối với nhóm dân hiếu chiến và bất mãn sống tại vùng rừng núi các tỉnh Daylam và Mazarandan, thì những tín điều quá hiếu chiến của ông ta quả là có sức khêu gợi mạnh mẽ. Tránh không ghé qua các đô thị, Hasan len lõi qua các sa mạc từ Khuzistan đến miền đông Mazarandan và cuối cùng đóng đô tại Damghan trong vòng 3 năm. Từ căn cứ này, ông ta cử các da’i đến làm việc với các nhóm dân miền núi, và chính ông ta cũng di chuyển không hề mệt mỏi đến những nơi ấy để giúp đỡ và hướng dẫn họ. Chẳng bao lâu các họat động của ông ta đến tai vizier, vị này ra lệnh cho chính quyền tại Rayy phải bắt lấy ông ta. Nhưng họ không làm được. Tránh Rayy, ông ta cứ theo đường núi đến Qazvin, là căn cứ thuận lợi nhất để tiến hành 1 chiến dịch tại Daylam.

Trong suốt các chuyến du hành bất tận, Hasan không những chỉ bận tâm tới việc làm sao đưa được nhiều tín đồ theo chính nghĩa, mà còn chú ý tìm kiếm 1 kiểu căn cứ địa mới – không phải chỉ là 1 điểm hẹn lén lút tại thành phố lúc nào cũng có nguy cơ bị phát hiện và đánh phá nhưng phải là 1 căn cứ xa xôi, không thể đến đuợc, từ đó có thể ra tay phát động cuộc chiến chống lại đế quốc Seljuq mà không hề sợ bị trừng phạt. Cuối cùng, ông ta tìm ra pháo đài Alamut được xây trên đỉnh 1 núi đá, nằm sâu trong rặng Elburz, án ngữ 1 vùng thung lũng khép kín nhưng trồng trọt được, thung lũng này dài chừng 30 dặm, chỗ rộng nhất đến 3 dặm. Nằm chót vót trên mỏm đá 6000 bộ (khỏang 1800 m) so với mực nước biển, lâu đài chỉ có thể đến được qua 1 con đường hẹp, dốc và ngoằn ngoèo. Muốn tới được mỏm đá phải qua 1 hẻm núi hẹp tạo bởi dòng sông Alamut, với những vách đá thẳng đứng,và đôi khi chồm ra lơ lững như mái nhà.

Người ta nói rằng lâu đài này vốn do một trong những vị vua của người Daylam xây nên. Một ngày nọ khi đi ra ngòai săn bắn, con chim đại bàng được dạy để săn của nhà vua được thả ra và đậu trên mỏm đá. Nhà vua thấy được giá trị chiến lược của vị trí và lập tức cho xây trên đó 1 lâu đài đặt tên là Aluh Amut, theo tiếng Daylam có nghĩa là lời dạy của chim đại bàng. Còn những người khác thì dịch nghĩa Alamut là tổ đại bàng dù ít tính thuyết phục hơn. Lâu đài này được 1 ông vua dòng Alid xây lại vào năm 860, và khi Hasan đến thì lâu đài được Sultan dòng Seljuq giao lại cho 1 ông vua dòng Alid tên là Mihdi cai quản.

Vịệc đánh chiếm lâu đài Alamut được chuẩn bị cẩn thận. Từ Damghan, Hasan phái các da’i đến làm việc tại các làng mạc chung quanh lâu đài Alamut. Rồi " từ Qazvin, ta phái thêm 1 thầy da’i đến lâu đài Alamut …Trong lâu đài Alamut đã có một số người được thầy da’i này cải đạo và họ cũng cố gắng cải đạo cho Alid. Ông này giả bộ theo ý họ nhưng sau đó lại lập mưu đuổi tất cả những kẻ cải đạo xuống núi và đóng kín mọi cửa nẻo của lâu đài và cho họ biết lâu đài là tài sản của Sultan. Sau nhiều lần thương thảo, Alid cho họ quay trở lại nhưng từ đó họ không thèm nghe lệnh buộc phải xuống núi của ông ta nữa.

Sau khi các đồ đệ vào lâu đài, Hasan rời Qazvin đến vùng phụ cận Alamut, nhưng vẫn lánh mặt trong một thời gian. Rồi vào ngày thứ 4, ngày 4 tháng 9 năm 1090, ông ta được bí mật đưa vào lâu đài. Ông ta sống dấu mặt ở đây một thời gian, nhưng rồi cuối cùng cũng lộ ra danh tính. Chủ nhân cũ của lâu đài nhận biết sự việc đang xảy ra nhưng không thể làm gì để chận đứng hoặc thay đổi được. Hasan cho phép ông ta ra đi, và theo 1 truyện kể do các nhà chép biên niên người Ba tư ghi lại,thì Hasan đưa cho ông ta 1 hối phiếu 3000 đồng dinar vàng, coi như là tiền mua lâu đài.

Hasan–i Sabbah giờ đây trở thành chủ nhân của lâu đài Alamut.Từ khi lọt vào lâu đài cho đến lúc chết 35 năm sau, ông ta chưa bao giờ rời khỏi đỉnh núi, và có 2 lần ra khỏi ngôi nhà ông ta ở nhưng cả 2 lần đều chỉ đi lên mái nhà. Rashid al-Din kể lại : " Cho đến khi chết, ông ta chỉ ở suốt trong nhà ; mãi mê đọc sách, viết các bài giảng truyền đạo, xử lý công việc trong lãnh địa, và sống một cuộc đời khổ hạnh, đạm bạc, đầy lòng mộ đạo.

Lúc đầu, ông ta lo 2 nhiệm vụ - truyền đạo và chiếm lĩnh thêm nhiều lâu đài. Từ Alamut,ông ta gởi các sứ giả và gián điệp đi khắp nơi, nhằm hòan thành 2 mục đích đó. Mục tiêu trước mắt là kiểm sóat cho được vùng phụ cận chung quanh căn cứ địa, đó là thị trấn Rudbar nằm dọc bờ sông Shah Rud. Trong vùng thung lũng núi non heo hút nhưng phì nhiêu này, lối sống cũ vẫn tồn tại, không hề bị ảnh hưởng bởi những đổi thay đang xảy ra ở tận phương nam. Thực ra Rudbar không phải 1 thị trấn thực sự, cũng không có 1 thẩm quyền quân sự hoặc chính trị nào đặt trên cơ sở thị trấn cả. Dân chúng sống trong các làng mạc, và tuân phục giới hào trưởng địa phương sống trong lâu đài. Chính từ các làng mạc và dân chúng ở đây mà nhóm Ismaili tìm ra chỗ dựa. Juvayni kể lại : " Hasan tìm đủ mọi cách để chiếm được các vùng kế cận Alamut. Nơi nào có thể được thì ông ta chiêu dụ bằng mánh lới tuyên truyền, nơi nào không theo lời phủ dụ thì ông ta tàn sát, cướp bóc, cưởng đọat, gây đổ máu và chiến tranh để chiếm lâý. Nơi nào có lâu đài thì ông ta đánh chiếm và khi thấy có mỏm núi nào phù hợp, ông ta cho xây lâu đài trên đó. " Một thành công quan trọng khi tiến chiếm lâu đài Lamasar vào năm 1096 hoặc 1102. Kiya Burzugumid dẫn binh lính chiếm lâu đài này rồi trụ lại ở đó 20 năm. Nằm ở 1 vị trí chiến lược trên 1 mỏn đá tròn trông xuống sông Shah Rud, lâu đài này khẳng định quyền lực của nhóm Ismaili trên tòan vùng Rudbar.

Xa mãi về phía đông nam là vùng núi non khô cằn xứ Quhistan, gần biên giới ngày nay giữa Ba tư và Afghanistan. Dân chúng vùng này sống rải rác thành những nhóm khu trú trong các ốc đảo chung quanh tứ phía chỉ tòan là sa mạc muối rộng lớn thuộc bình nguyên trung tâm. Vào những năm đầu của đạo Hồi, vùng này là 1 trong những nơi trú ẩn của Bái hoả giáo (Zoroastra) ; khi chuyển sang đạo Hồi, nó trở thành 1 cứ điểm của nhóm Shi’ite và những kẻ bất tuân tôn giáo khác, và sau này là nhóm Ismaili.. Vào năm 1091-1092 Hasan cử 1 nhà truyền đạo đến Quhisatan để vận động và mở rộng sự ủng hộ của nhóm Ismaili. Ông ta chọn ngay Husayn Qa’ini là 1 thầy da’i có năng lực đã từng tham gia việc cải đạo tại Alamut và ông ta cũng là người gốc Quhistan. Ông này hòan thành nhiệm vụ tức tốc. Dân chúng Quhistan đang rên siết dưới ách cai trị của triều đại Seljuq ; người ta đồn rằng 1 viên sĩ quan người Seljuq hống hách tại đây đã làm vấn đề thêm phức tạp khi đòi cưới người em gái của 1 thủ lãnh người địa phương rất được kính trọng, làm cho ông này phải bỏ trốn sang hàng ngũ Ismaili. Những gì xảy ra tại Quhistan còn hơn là 1 cuộc nổi dậy bí mật, không những chỉ là việc chiếm lĩnh các lâu đài ; người ta cho rằng đó là 1 cuộc nổi dậy của quần chúng, một phong trào đòi độc lập khỏi sự thống trị quân sự của ngọai bang. Tại nhiều nơi trong tỉnh, người Ismaili công khai nổi dậy, chiếm quyền kiểm sóat nhiều thị trấn lớn – Zuzan, Qa’in, Tabas, Tun và nhiều nơi khác. Tại miền đông Quhistan, cũng như tại Rudbar, họ đã thành công tạo dựng nên 1 một cái gì đó giống như 1 vùng lãnh thổ quốc gia.

Các khu vực miền núi tạo nên những lợi thế rõ rệt đối với chiến lược bành trướng của phái Ismaili. Một vùng khác cũng giống như thế nằm tại miền Tây nam Ba tư, nằm giữa Khuzistan và Fars. Tại đây cũng có những điều kiện cần thiết cho sự thành công - 1 vùng đầy những khó khăn, dân chúng phản nghịch và bất mãn, dân tại đây có truyền thống rất trung thành với nhóm Shi’ite và Ismaili. Lãnh tụ phái Ismaili tại vùng này là Abu Hamza, vốn là thợ giầy vùng Arrajan, đã từng đến Ai cập rồi quay về trong vai trò thầy giảng da’i dòng Fatimid. Ông này chiếm lấy 2 lâu đài, cách Arrajan vài dặm, và lấy đó làm căn cứ cho các họat động về sau.

Trong lúc một số người truyền đạo Ismaili chiếm đọat và củng cố các vị trí quyền lực tại những cứ địa xa xôi, thì những người khác đi tuyên truyền giảng đạo tại các trung tâm chính của phái chính thống Sunni và do triều đại Seljuq cầm quyền. Chính họ là người gây những cuộc đổ máu đầu tiên giữa các bộ hạ Ismaili và nhà cầm quyền triều Seljuq. Vụ xung đột đầu tiên, thậm chí có lẽ trước khi chiếm được lâu đài Alamut, xảy ra tại 1 thị trấn nhỏ Sava, nằm ở bình nguyên phía bắc không xa Rayy và Qumm. Viên cảnh sát trưởng bắt được 1 nhóm 18 người Ismaili vì tụ tập riêng để cầu nguyện. Do đây là lần họp hội đầu tiên cho nên sau khi tra xét họ được thả. Sau đó họ cố cải đạo 1 thầy rao (muezzin) gốc Sava, và sống tại Isfahan. Ông này cự tuyệt lời chiêu mộ của họ, thế là nhóm Ismaili, do sợ ông ta tố cáo, bèn giết đi. Sử gia Ả-rập tên là Ibn al-Athir cho biết ông ta là nạn nhân đầu tiên bị họ hạ thủ. Tin tức về vụ mưu sát này đến tai vị vizier Nizam al-Mulk, ông này đích thân ra lệnh hành hình kẻ cầm đầu. Người bị kết tội tên là Tahir làm nghề thợ mộc, con của 1 thầy giảng từng giữ nhiều chức vụ tôn giáo và đã bị 1 nhóm côn đồ tại Kerman treo cổ vì nghi ngờ thuộc nhóm Ismaili. Tahir bị hành hình, và để răn đe, xác ông ta bị kéo lê khắp chợ. Theo Ibn al-Athir, thì ông này là người Ismaili đầu tiên bị hành quyết.

Vào năm 1092, triều đại Seljuq bắt đầu đưa các biện pháp quân sự đối phó với sự đe dọa của nhóm Ismaili. Malikshak, vị Sutan vĩ đại, hoặc chúa tễ tối cao của dòng Seljuq, phái 2 cánh quân, 1 để chống Alamut, 1 để chống Quhistan. Cả 2 đều bị đẩy lùi, cánh thứ nhất là do sự giúp đỡ của dân chúng có cảm tình tại Rudbar và từ Qazvin. Juvayni nêu ra 1 tài liệu của người Ismaili về chiến thắng này như sau :” Sultan Malikshah, vào đầu năm 495/1092 phái 1 vị emir (tiểu vương) tên là Arsalnash đến để đánh đuổi và diệt tận gốc Hasan –i Sabbah và đồng bọn. Vị emir này đến được Alamut vào ngày 1 tháng Jumada năm đó (tháng 6-7 năm 1092). Vào thời điểm này, trên Alamut, Hasan -i Sabbah chỉ có vỏn vẹn 60-70 bộ hạ ; và không có nhiều lương thực. Họ sống dè sẻn và cố gắng cầm cự với đám quân lính bao vây. Rồi trong đám da’i của Hasan có người tên là Dihdar Bu-Ali, vốn từ Zuvara và Ardistan tới, cư trú tại Qazvin nơi có môt số người là tín đồ cải giáo của ông ta ; cũng giống như tại thị trấn Talaqan và Khu-i Bara và thị trấn Rayy, có nhiều người tin vào lời tuyên truyền của Sabbah, tất cả đều trông cậy vào con người có hộ khẩu tại Qazvin. Hasan -i Sabbah bèn nhờ Bu-Ali giúp đỡ, và ông ta khuấy động đám dân tại Khu-i Bara và Talaqan và mấy nơi khác từ Qazvin gởi khí giới và quân cụ đến. Có khỏang 300 người đến để trợ giúp cho Hasan –i Sabbah. Họ lũ lượt vào lâu đài Alamut và rồi với sự giúp đỡ của quân lính đồn trú và sự hỗ trợ của một số người tại Rudbar cùng với đồng đảng ở bên ngòai lâu đài, vào 1 đêm cuối tháng Sha’ban của năm đó (tháng 9-10 năm 1092), họ đánh úp quân đội của Arslantash. Như có phép màu, quân đội tháo chạy, bỏ lâu đài Alamut và quay về với Malikshah. Việc bao vây trung tâm Ismaili tại Quhistan bị huỷ bỏ khi có tin Sultan từ trần vào tháng 11 năm 1092.

Trong khi đó nhóm Ismaili đã đạt được thành công lớn đầu tiên trong ngón nghề mang tên của họ - đó là ngón nghề ám sát. Con mồi được chọn là chính vị vizier đầy quyền lực, người đã ra sức ‘ nặn cho hết bọc ung nhọt dấy loạn và cắt bỏ vết nhơ ứ trệ  khiến ông ta trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của họ. Hasan-i Sabbah đưa ra 1 kế họach tỉ mĩ. Rashid al -Din kể lại, theo nguồn tài liệu Ismaili và của ông ta dĩ nhiên có chỉnh sửa, " Vị đạo sư của chúng ta đặt ra chông, bẩy cốt để bắt và giết cho cho được con thịt béo như Nizam al –Mulk, nhằm lấy tiếng và tạo uy danh. Với trò lừa gạt và ma mãnh những điều không có thực, đầy những mưu chuớc xảo quyệt làm cho mụ mị đầu óc, ông ta đã dựng nên nền tảng tổ chức fida’i, và ông ta bảo " ai trong các anh sẽ thanh tóan kẻ ác Nizam al- Mulk Tusi ?.” Một người tên là Bu Tahir Arrani đặt tay lên ngực tuân phục và, bằng cách chọn con đường lầm lạc mà ông ta mong sẽ đạt được ơn phước ở đời sau, vào một đêm của ngày thứ 6, ngày 12 tháng Ramadan năm 485 (nhằm ngày 16 tháng 10 năm 1092), tại thị trấn Nihavand nơi có vũ đài Sahna, dưới bộ dạng 1 tu sĩ phái Sufi, Arrani đến gần chiếc kiệu khiêng Nizam al- Mulk từ nơi thiết triều về lều hậu cung, và rút dao đâm ông này 1 nhát. Với nhát đâm này, Arrani trở thành kẻ tử đạo. Nizam al- Mulk là người đầu tiên bị đám fida’i giết. Vị Đạo sư của chúng ta, đã rất đúng khi dạy, " việc giết tên nanh ác này là bước khởi đầu để đến cảnh cực lạc ‘.

Đây là bước đầu của 1 loạt dài nhiều đợt đột kích như thế, theo đường lối chiến tranh khủng bố có tính tóan, đã gieo những cái chết bất ngờ cho nhìều vua chúa, tướng lãnh, thống đốc và thậm chí cả các nhà thần học là những người đã tố cáo các giáo thuyết của phái Ismaili và cho phép đàn áp những ai rao giảng các giáo thuyết này. Một trong những đối thủ mộ đạo này tuyên bố : " Giết bọn họ còn hợp pháp hơn là uống nước mưa. Các Sultan và vua chúa có nhiệm vụ khống chế và giết bọn chúng, và giữ cho mặt đất thanh sạch không bị bọn chúng làm bẩn. Không được quyền liên minh hoặc liên kết với chúng, không được ăn thịt do chúng giết, không được có quan hệ hôn nhân với chúng. Làm đổ máu 1 tên theo tà giáo còn đáng tưởng thưởng hơn là giết 70 tên vô đạo Hi lạp ”.

Đối với nạn nhân, thì những sát thủ chỉ là bọn cuồng tín tội đồ, nhúng tay vào âm mưu giết người, chống lại tôn giáo và xã hội. Còn đối với nhóm Ismaili, họ là nhóm người ưu tú trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của Imam ; việc đánh đổ bọn áp bức và thóan đọat đó là bằng chứng chính yếu chứng minh đức tin và lòng trung thành của họ, họ sẽ được hưởng cảnh cực lạc tức thời và miên viễn. Bản thân nhóm Ismaili dùng từ fida’i, có nghĩa là người mộ đạo, để chỉ những tên sát nhân thực sự, và ngày nay người ta còn tìm được 1 bài thơ của nhóm Ismaili khá thú vị ca tụng lòng can đảm, sự trung thành và lòng mộ đạo quên mình của họ. Trong các sử biên niên của nhóm Ismaili địa phương tại Alamut được Rashid al-Din và Kashani trích dẫn, có 1 danh sách vinh danh ghi những cuộc ám sát, nêu rõ tên nạn nhân và tên của các đồ tễ sùng đạo.

Về hình thức, Ismaili là 1 tổ chức bí mật, có 1 hệ thống các lời thề và lễ nhập đạo và 1 trật tự các thứ bậc và bí quyết nhận ra nhau. Các bí mật được giữ rất chặt, cho nên các thông tin về họ đều manh mún và rối mù. Các nhà luận chiến phái chính thống mô tả nhóm Ismaili như những tay theo chủ nghĩa hư vô đầy mưu chước chuyên lừa dối những kẻ u mê làm cho họ biến chất qua nhiều giai đọan tiếp nhau, cuối cùng là họ rất đổi kinh hòang khi biết rằng mình không giữ được niềm tin nữa. Các tác giả nhóm Ismaili coi giáo phái này là những người gìn giữ những bí mật thiêng liêng, mà người có lòng tin chỉ biết được sau 1 quá trình dài chuẩn bị và học hỏi, được ghi nhận qua các đợt khai tâm. Danh từ được sử dụng thường xuyên nhất để chỉ cách tổ chức của giáo phái là da’wa (da’vat theo tiếng Ba tư), có nghĩa là truyền đạo hoặc thuyết giáo ; thành viên là da’i hoặc nhà truyền giáo - nghĩa bóng là những người triệu tập tín đồ, hình thành một tầng lớp giống như tu sĩ được thụ phong. Theo những tài liệu của nhóm Ismaili sau này, thì thầy giảng, thầy giáo và người biết kinh sách được chia ra làm nhiều nhóm cao và thấp. Dưới những bậc này là các mustajib, nghĩa bóng là những người đáp trả ( respondent), là bậc thấp nhất của những người nhập đạo ; trên các bậc này là các hujja (tiếng Ba tư là hujjar) là bậc Chứng ngộ (Proof), tức là da’i trửơng lão. Từ jariza, hòn đảo, được dùng để chỉ thẩm quyền lãnh thổ hoặc 1 nhóm dân mà vị da’i cai quản. Cũng gíông như các phe phái và dòng tu Hồi giáo, nhóm Ismaili cũng thường gọi người đứng đầu của họ về mặt tôn giáo là Trưởng lão - tiếng Ả-rập là Shaykh hoặc tiếng Ba tư là Pir. Một từ thường được các thành viên của giáo phái sử dụng là rafiq - đồng đạo.

Vào năm 1094, nhóm Ismaili đối mặt với 1 khủng hỏang lớn. Vị Caliph dòng Fatimid là al- Mustanir, là Imam vào thời điểm đó và là người đứng đầu tín đồ, từ trần tại Cairo, nhưng không chỉ rõ người kế vị. Nhóm Ismaili tại Ba- tư không chịu thừa nhận kẻ kế vị của ông này lên ngôi tại Ai cập, và tuyên bố rằng họ chỉ tin vào người thừa kế chính đáng là Nizar, người con trưởng của ông đã bị hất cẳng. Cho đến lần phân tách này, thì tổ chức tại Ba tư, ít nhất trên danh nghĩa, nằm dưới thẩm quyền tối thượng của vị Imam và Thủ lãnh Da’i tại Cairo. Hasan –i Sabbah đã từng là thành viên của nhóm, ban đầu là cấp phó, sau đó là người kế vị của Abd al-Malik ibn Attash. Lần này thì tuyệt giao hoàn toàn, và từ đó trở đi, nhóm Ismaili ở Ba-tư không còn nhận được sự hỗ trợ cũng như chịu sự kiểm soát của các ông chủ cũ tại Cairo nữa.

Một vấn đề cốt lõi là lý lịch của vị Imam - bộ mặt trung tâm của cả 1 hệ thống thần học và chính trị của nhóm Ismaili. Nizar từng là Imam hợp pháp sau al- Mustansir - nhưng Nizar bị ám sát chết trong nhà ngục ở Alexandria, nghe nói người con của ông ta cũng bị giết theo. Một số người theo phái Nizari cho rằng Nizar chưa chết thực sự, mà còn ẩn náu ở đâu đó và sẽ xuất hiện dưới hình dạng Madhi - điều này có nghĩa là dòng dõi Imam không còn nữa.Trường phái này không kéo dài. Ta không biết những gì mà Hasan dạy cho các đồ đệ về điểm này, nhưng về sau, người ta chấp nhận một giáo thuyết là chức vị Imam được truyền cho cháu nội của Nizar, vốn được nuôi dưỡng bí mật tại Alamut. Có 1 nguồn tin cho rằng đó là đứa bé được bí mật đưa từ Ai cập sang Ba tư ; một nguồn tin khác cho rằng 1 người vợ của con Nizar có thai và được mang tới Alamut, rồi sinh ra một Imam mới tại đây. Theo sự tin tưởng của tín đồ phái Nizari, những điều này được giữ rất kín vào thời điểm đó, và rất nhiều năm về sau mới được tiết lộ.

Sự thiếu vắng 1 Imam công khai, và những lần chỉnh sửa cần phải có sau khi tuyệt giao với Cairo dường như không ngăn chặn hoặc cản trở các hoạt động của nhóm Ismaili tại Ba- tư. Ngược lại, lợi dụng sự hỗn loạn nhất thời của nhà nước Seljuq xảy ra vào những năm cuối của thế kỷ 11 và những năm đầu của thế kỷ 12, họ bành trướng các hoạt động của mình sang các khu vực mới.

Một trong các hoạt động này là việc chiếm đoạt 1 lâu đài nằm ở miền đông Elbruz vào năm 1096. Từ Alamut, các sứ giả được phái tới vùng Damghan, nơi Hasan đã từng làm việc trước khi đến Daylam. Họ được thủ hiến Daylam tên là Muzzffar giúp đỡ rất nhiều, ông này vốn là một người đã bí mật cải đạo Ismaili, mà người bị lôi kéo là Abd al-Malik ibn Attash chứ không phải ai khác. Nằm ở phía nam Damghan có lâu đài Girdkuh, có vị trí và lợi thế phù hợp với các mục đích của phái này, cho nên Muzaffar toan tính việc chiếm lấy lâu đài cho đồng bọn. Một mặt vẫn tỏ ra trung thành, ông này thuyết phục bề trên là vị tiểu vương Seljuq xin Sultan giao lại lâu đài Girdkuh và cử cho ông ta làm chỉ huy. Lấy danh nghĩa của vị tiểu vương và có lẽ bằng tiền của ông này, Muzaffar cho sửa chữa và gia cố lâu đài, tích trữ quân cụ và vàng bạc. Thế rồi khi mọi việc sắp xếp xong xuôi, ông ta công khai xưng danh là tín đồ Ismaili và là đồ đệ của Hasan - i Sabbah. Ông ta cai trị tại đây trong 40 năm. Lâu đài Girdkhu, án ngữ con đường chính giữa Khurasan và miền tây Iran, và rất thuận lợi vì gần các trung tâm ủng hộ phái Ismaili ở miền đông Mazandaran, vì thế đã cũng cố vị trí chiến lược làm cho nhóm Ismaili ngày càng lớn mạnh.

Cũng cùng thời gian đó, họ đã ra tay làm 1 cú táo bạo hơn nhiều - đó là đánh chiếm lâu đài Shahdiz nằm trên 1 ngọn đồi trong thành Isfahan, vốn là đầu não của Sultan dòng Seljuq. Các đặc tình Ismaili đã hoạt động từ lâu trong thành phố này ; Abd al-Malik ibn Attash cũng đã từng sống tại đây, nhưng sau đó bỏ trốn khi bị tố cáo là theo phái Shi’a. Việc tranh chấp giữa Berkyaruq, vị Sultan mới, với mẹ kế và em cùng cha đã cho họ một dịp may mới, và mối kinh sợ mà họ gieo rắc cho cả thành phố Isfahan chỉ chấm dứt khi toàn thể dân chúng đứng lên chống đối và giết sạch bọn họ. Người ta ghi nhận nhiều vụ bạo hành tương tự của dân chúng chống lại nhóm Ismaili tại các thành phố khác ở Ba-tư.

Một bước khởi đầu mới do Ahmah, con của al-Malik ibn Attash, khởi xướng tại Isfahan. Vào thời điểm người cha bỏ trốn, Ahmah được phép ở lại, bởi vì người ta tin rằng Ahmah không theo quan điểm tôn giáo của người cha. Tuy nhiên, Ahmah lại bí mật phục vụ cho lý tưởng Ismaili. Một sử gia người Ba tư kể rằng Ahmah tìm được 1 công việc là làm thầy giáo dạy cho đám trẻ em trong doanh trại quân đội tại Shahdiz mà đa số vốn là lính đánh thuê người vùng Daylam. Bằng cách này, anh ta tranh thủ cảm tình và lôi cuốn họ theo phái Ismaili. Nhờ thế anh ta mới chiếm được pháo đài. Ngòai ra, còn có 1 nguồn tin dung tục hơn cho rằng anh ta luồn lách để được vị chỉ huy doanh trại tin dùng như cánh tay mặt, và khi ông này chết thì nắm quyền chỉ huy. Một thời gian ngắn sau đó, nhóm Ismaili chiếm được 1 lâu đài thứ 2 gần Isfahan tên là Khalinjan - không rõ là do chiếm lấy hoặc được nhường cho. Một câu chuyện theo kiểu này cũng được các nhà chép biên niên ưa kể về nhóm Ismaili là có 1 anh chàng thợ mộc kết thân với vị chỉ huy, và tòan bộ binh sĩ đều say bí tỉ khi dự bữa tiệc do anh ta khỏan đãi.

Sultan Berkyaruq, lên kế nghiệp Maliskshah vào năm 1092, mãi lo tranh giành với người anh em cùng cha là Muhamad Tapar, ông này được sự ủng hộ của người anh em ruột là Sanjar. Nếu thuận lợi thì vị Sultan chẳng cần quan tâm hoặc bỏ công sức gì cho nhóm Ismaili ; còn nếu trong tình huống xấu nhất, ông ta và bộ hạ đều sẵn lòng bỏ qua hành động của nhóm Ismaili đối với với các địch thủ của mình và thậm chí có khi còn kín đáo nhờ họ giúp đỡ. Vì thế, thuộc cấp của Berkyaruq tại Khurasan tìm được sự giúp đỡ của nhóm Ismaili vùng Quhistan để chống lại phe đối nghịch. Trong bảng công trạng của các sát thủ được ghi trong biên niên sử lâu đài Alamut, có đến 50 vụ ám sát được ghi nhận trong thời gian trị vì của Hasan-i Sabbath, mà tên đầu tiên là Nizam al-Mulk. Quá nửa các vụ ám sát xảy ra trong thời kỳ này - và người ta kể rằng một số các nạn nhân là tay chân của Muhammad Tapar và các đối thủ của Berkyaruq.

Vào mùa hè năm 1100, Berkyaruq đánh bại Muhammad Tapar, buộc ông này tháo lui về Khurasan. Sau thắng lợi này, nhóm Ismaili trở nên bạo dạn và táo tợn hơn, thậm chí còn thâm nhập vào triều đình và quân đội của Berkyaruq. Họ lôi kéo được nhiều binh sĩ, và dọa sẽ ám sát những ai chống đối. Sử gia biên niên tiếng Ả-rập cho biết :” Không có cấp chỉ huy hoặc sĩ quan nào dám ra đường mà không có người hộ vệ ; thảy đều mặc giáp sắt bên trong, và ngay cả vizier Abu’l Hasan cũng mang 1 áo giáp ngắn bên trong. Do sợ bị tấn công, các sĩ quan cao cấp của Sultan Berkyaruq xin phép được mang vũ khí khi yết kiến, và Sultan đồng ý ".

Mối đe dọa và tính xấc xược của đám Ismaili càng lúc càng quá, và chính đám thủ hạ cũng càng căm giận thêm khi thấy thủ lãnh làm ngơ, cho nên cuối cùng buộc Berkyaruq phải ra tay. Năm 1101, ông ta gần như thỏa thuận được với Sanjar, lúc này vẫn còn cai trị Khurasan, để cùng hành động chống lại 1 kẻ địch chung. Sanjar phái 1 đòan quân lớn, trang bị đầy đủ, do 1 tiểu vương thân tín cầm đầu, đến đánh những khu vực Ismaili tại Quhistan. Tại đây họ phá tan khu vực và vây hãm Tabas là cứ địa chính của nhóm Ismaili. Sử dụng súng bắn đá, họ đánh sập gần hết các bờ thành và lúc gần chiếm được pháo đài, thì đám Ismaaili bỏ tiền ra mua chuộc vị tiểu vương để ngưng việc hãm thành và rút quân. Nhờ thế họ có thì giờ sửa chữa, gia cố lại Tabas để chuẩn bị cho đợt tiến công tiếp. Việc này xảy ra 3 năm sau đó, khi vị tiểu vương dẫn 1 đoàn quân mới - gồm quân chính qui, 1 số quân tình nguyện tiến đến Quhistan. Lần này chiến dịch thành công, nhưng lạ thay lại không đem kết quả rõ rệt. Quân đội Seljuq chiếm lĩnh rồi phá hủy Tabas cùng với các lâu đài khác của nhóm Ismaili, cướp phá làng mạc, bắt một số người Ismaili làm nô lệ - và lui quân, sau khi ép người Ismaili phải đưa ra lời cam kết là " họ không được xây lâu đài, mua khí giới, hoặc chiêu dụ người khác theo tôn giáo của họ ". Có nhiều người cho rằng những điều kiện này quá nhẹ, và chỉ trích Sanjar đã chấp nhận. Như thế là quá đủ, vì chẳng mấy chốc sau đó nhóm Ismaili lại bám vững chắc tại Quhistan.

Tại vùng tây Ba tư và Iraq, Berkyaruq không có cố gắng nào rõ rệt để tấn công các trung tâm quyền lực nhóm Ismaili. Thay vào đó, ông ta cố làm dịu nổi căm phẩn của các sĩ quan và dân chúng bằng cách cho phép hoặc xúi dục họ tàn sát những kẻ có cảm tình với nhóm Ismaili tại Isfahan. Quân sĩ và dân thường lùng sục những kẻ tình nghi, dồn tất cả vào 1 quảng trường lớn rồi chém giết. Ibn al- Athir kể lại, chỉ cần 1 lời tố cáo vu vơ đủ để nhiều người vô tội bị giết vì óan thù cá nhân trong những ngày đó. Từ Isfahan, họat động chống nhóm Ismaili lan tới Iraq, tại đây nhóm Ismaili bị giết trong 1 trại quân ở Baghdad, sách vở của họ đều bị đốt. Một người Ismaili lỗi lạc tên là Abu Ibrahim Asadabadi, đã từng được chính Sultan cử sang Baghdad công cán, lúc này bị Sultan ra lệnh bắt giam. Khi bọn giữ ngục đem ông đi giết, Asadabadi nói " Được lắm, các người giết ta – nhưng liệu có giết được những người ở trong lâu đài ?. "

Sự chế nhạo cuả Asadabadi có phần đúng. Nhóm Ismaili đã chịu nhiều thất bại ; họ không còn trông mong vào sự mặc nhận của Berkyurq và trong một thời gian nhóm fida’i nằm im không họat động - nhưng các lâu đài của họ vẫn không ai xâm nhập được, và sự sợ hải do họ tạo ra, dù có bị kìm lại, nhưng không hề mất. Giữa những năm 1101 và 1103, bảng công trạng có ghi lại những vụ ám sát như vụ Mufti của Isfahan tại 1 nhà nguyện cổ trong thành phố, vụ quận trưởng Bayhaq, và vụ thủ lãnh của dòng Karramiyya, một dòng tu hiếu chiến chống lại nhóm Ismaili, tại 1 nhà nguyện ở Nishapur. Việc ám sát các sĩ quan và viên chức Seljuq vào lúc này xem ra quá khó - nhưng nhiệm vụ phải trừng phạt các chức sắc tôn giáo và dân sự dám chống đối nhóm Ismaili vẫn còn. Chính trong những năm này mà thủ lãnh lâu đài Alamut đưa ra 1 quyết định quan trọng - cử các sứ giả đến Syria.

Mối đe dọa của nhóm Ismaili đối với đế quốc Seljuq tuy bị ngăn chặn nhưng chưa phải là hết. Sau khi Berkyurq chết vào năm 1105, người kế nghiệp, Muhammad Tapar, đã đưa ra một nổ lực mới dứt khoát phải thanh tóan nhóm này. " Khi Muhammad nắm chắc quyền hành của thể chế Sultan và không còn ai tranh giành với ông ta nữa, thì không có công việc gì cấp bách hơn là truy tầm đám Ismaili để trả mối thù cho những tín hữu Hồi giáo bị họ áp bức và đối xử bất công. Ông ta quyết định trước hết là chọn lâu đài Isfahan hiện đang nằm trong tay họ, bởi vì đây là nơi khống chế thủ phủ và gây lắm điều khó chịu. Vì thế ông ta thân chinh cầm quân, bao vây thành này vào ngày 6 tháng Sha’ban năm 500 (ngày 2 tháng 4 năm 1027).

Công cuộc bao vây và chiếm lĩnh lâu đài bị hõan lại vì một lọat các mưu mô và thủ đọan do nhóm Ismaili và đồng bọn dựng nên. Ngay từ lúc đầu, việc xuất chinh cũng bị dời lại đến 5 tuần, do những kẻ có cảm tình với nhóm Ismaili trong doanh trại của Sultan đơm đặt các mối nguy hiểm ở đâu đó. Khi thủ lãnh của nhóm Ismaili địa phương tên là Ahmad ibn Attash cảm thấy cùng đường, ông ta cố lấy lại sức bằng cách cho nổ ra 1 cuộc tranh luận về tôn giáo. Trong 1 điệp văn gởi cho Sultan, nhóm Ismaili kêu rằng họ là những tín đồ Hồi giáo tốt, những người tin vào Thượng đế và đấng tiên tri, tuân thủ theo Luật thánh. Họ chỉ khác những người phái Sunni về vấn đề đấng Imam, cho nên tốt nhất Sultan nên ban cho họ được hưu chiến và giảng hoà, chấp nhận sự trung thành của họ. Điều này khơi ra một cuộc tranh luận về tôn giáo - giữa kẻ tấn công và người phòng thủ, và giữa các trường phái tư tưởng khác nhau trong đội ngũ của những người đi tấn công. Nhiều người trong số các cố vấn thần học của Sultan muốn chấp nhận luận điểm của nhómIsmaili, nhưng một số ít lại giữ vững một quan điểm nghiêm khắc hơn : " Nếu vị Imam của các anh cho phép những gì mà Luật thánh cấm và cấm những gì mà Luật thánh cho phép, thì liệu anh có vâng phục ông ta không ?. Nếu họ trả lời là có, thì việc giết họ là đúng luật. Do nhóm chủ trương khắc khổ (rigorist) kiên định quan điểm của mình, cho nên cuộc tranh luận không đi đến đâu và lâu đài tiếp tục bị vây hãm.

Đám Ismaili giờ đây đưa ra 1 mánh lới mới, đề nghị 1 thỏa hiệp có điều khoản họ sẽ nhường 1 lâu đài khác ở gần đó " để cứu mạng sống và tài sản của họ khỏi bị dân chúng xâm phạm ". Việc thương thuyết cứ kéo lê, trong khi đó vị vizier của Sultan lại đích thân thu xếp để đưa lương thực vào bên trong pháo đài. Giai đọan này chấm dứt khi 1 sát thủIsmaili chỉ làm bị thương nhưng không giết được một trong các tiểu vương của Sultan vốn là người đã từng lớn tiếng chống đối họ. Lúc này Sultan thắt chặt việc vây hãm,và đối với những kẻ thủ thành chỉ còn 1 mối hy vọng duy nhất là điều kiện đầu hàng.

Chẳng bao lâu, các điều kiện được thỏa thuận. Một phần quân sĩ, dưới sự bảo vệ của Sultan, sẽ được phép rời pháo đài để đi đến các điểm tập trung Ismaili tại Tabas và gần Arrajan. Phần còn lại sẽ chuyển vào 1 cánh của pháo đài và giao phần kia cho Sultan. Khi nào nhận được tin báo các đồng đảng đã đến nơi an toàn, họ sẽ trèo xuống và sẽ được phép chuyển về Alamut. Theo đúng lịch trình, những người ra đi được báo đã đến nơi, nhưng Ibn Attash lại không muốn thực hiện theo như cam kết. Lợi dụng thời gian nghỉ lấy hơi này, ông ta tập trung vũ khí và bộ hạ - khỏang 80 người - vào phía còn lại của pháo đài, và chuẩn bị đánh 1 trận liều chết. Bọn họ chỉ bị đè bẹp khi có kẻ phản bội mách bảo rằng trên 1 bờ thành chỉ có 1 hàng vũ khí và áo giáp được xếp sắp giống như có người đang đứng - nhưng chẳng hề có người. Trong đợt đột kích cuối cùng, phần lớn lính thủ thành đều bị tiêu diệt. Vợ của Ibn Attash đeo đầy nữ trang, gieo mình từ bờ thành xuống đất, rồi bị giết ; còn Ibn Attash bị bắt và bị đem dong bêu khắp các đường phố Isfahan. Sau đó, ông này bị xử tùng xẻo - da đem nhồi rơm, còn thủ cấp thì mang về Baghdad.

Trong 1 thư báo tiệp, được công bố nhân dịp thắng trận, thư ký của Sultan cho biết quan điểm của triều đại Seljuq đối kẻ thù mà họ vừa dẹp xong, bằng một giọng văn có phần khoa trương thường gặp trong những lọai văn kiện như thế này " Tại lâu đài Shahdiz này … đã nuôi dưỡng mầm mống dối trá …. Có kẻ tên Ibn Attash, mà lý trí đã đi vào con đường lầm lạc, dám nói Con đường chính đạo là sai, và đâm đầu theo 1 ngụy thư chứa đầy những điều láo toét, và cho rằng mình có quyền làm đổ máu và cho phép chiếm đọat tài sản của tín hữu Hồi giáo … Dù rằng chúng chưa kịp làm những gì mà chúng đã từng làm khi mới tới Isfahan - chúng đã trí trá theo dõi và dùng mưu ma chước quỉ vây bắt nạn nhân, dùng những nhục hình kinh khiếp để giết họ, chúng đã ám sát nhiều người từ các thượng quan trong triều đình đến các phần tử ưu tú trong Ulema, chúng đã làm đổ maú những dòng máu đáng kính và những xúc phạm xấu xa đối với đạo Hồi … chúng ta phải có bổn phận chiến đấu bảo vệ tôn giáo của ta và bằng mọi giá sẵn sàng tham gia cuộc thánh chiến chống lại bọn chúng, dù có phải đi đến nước Tàu đi nữa ".

Dĩ nhiên nước Tàu chẳng qua chỉ là cách nói đầy hoa mỹ - kiểu nói ẩn dụ của đấng Tiên tri mà ai cũng biết. Nhưng cuộc tiến công của Sultan vào nhóm Ismaili trải rộng ra đến cả 2 cực đông và tây của đế quốc Seljuq. Tại Iraq, một đòan quân tấn công Takrit, nơi mà nhóm Ismaili đã giữ vững suốt 12 năm, tuy không chiếm được nơi này, nhưng cũng buộc được thủ lãnh Ismaili trao trả lại cho các giáo đồ Ả-rập địa phương theo phái Shi’ite. Tại phía đông, Sanjar bị thúc bách phải ra tay tấn công các căn cứ Ismaili tại Quhistan, dù không đưa lại hiệu quả nào rõ rệt. Cũng vào thời gian đó hoặc sau đó ít lâu, thành lũy của nhóm Ismaili gần Arrajan bị chiếm, và không còn nghe mấy đến họ tại miền Khuzistan và Fars.

Nhưng trung tâm thế lực chính của nhóm Ismaili không nằm tại những nơi này. Nó nằm ở miền bắc - trong các lâu đài Rudbar và Girdkuh, và trên tất cả là lâu đài lớn Alamut, nơi Hasan-I Sabbah đóng đô. Vào năm 1107-08, Sultan gởi một đạo quân đến Rudbar, dưới sự chỉ đạo của vizier Ahmad ibn Nizam al-Mulk. Vị vizier này có lý do riêng để thù ghét đám Ismaili. Cha ông ta, Nizam al-Mulk danh tiếng, là nạn nhân tên tuổi đầu tiên của họ ; anh ông ta, Fakhr al- Mulk, cũng bị sát hại dưới nhát dao của tay sát thủ tại Nishapur trong năm trước đó.

Công cuộc chinh phạt đạt được một vài thành công, đã gây nhiều tổn thất cho nhóm Ismaili, nhưng không đạt được mục đích - đó là chiếm được hoặc phá tan lâu đài Alamut. " Ông ta (Ahmad ibn Nizam al-Mulk) bao vây Alamut và Ustavand, gần mé sông Andij, và cho quân sĩ khởi sự đánh phá một thời gian và phá họai mùa màng. Rồi sau đó, do không đạt kết quả thêm gì, quân đội rút lui khỏi Rudbar. Trong lâu đài dân chúng bị đói nặng, chỉ ăn cỏ sống qua ngày ; cho nên, họ phải gởi vợ con đi nơi khác, và chính Hasan –i Sabbah cũng phải gởi vợ và con gái đến Girdkuh.

Bên cạnh việc sai phái quân đội chính qui, Sultan còn cố xúi dục các láng giềng của nhóm Ismaili đứng lên chống lại họ, và thuyết phục 1 thủ lãnh địa phương tại Gilan tham gia tấn công – nhưng không đạt được mục đích. Về sau vị thủ lãnh này thôi không ủng hộ nữa, có người cho là vì không ưa tính kiêu căng của Sultan. Thủ lãnh này hẵn có lý do khác. Juvayni đã diễn tả một cách sinh động dự cảm của các thủ lãnh địa phương tại Daylam, bị kẹt giữa anh hàng xóm hung bạo ở sát bên và các lãnh chúa tuy có quyền lực nhưng lại quá xa xôi : " về mặt này thì các thủ lãnh địa phương, cả xa lẫn gần, cũng đều lâm vào cảnh nguy hiểm, dù đối với bạn hoặc thù, đều bị cuốn vào cái vòng xoáy huỷ diệt quay cuồng - nếu làm bạn với họ, thì vua Hồi giáo sẽ nghiền nát và tiêu diệt và họ sẽ mất hết " trong kiếp này và kiếp sau " (Qur’an xxii,11) ; còn nếu coi họ là kẻ thù, vốn sợ sự giả trá và phản bội, cho nên họ sẽ thủ thế và cuối cùng tất cả thảy đều bị giết.”

Rõ ràng là không thể tổ chức đánh chiếm Alamut bằng cách tấn công trực diện. Vì thế Sultan bèn tìm cách khác - đó là chiến tranh hao mòn, như mong muốn sẽ làm suy yếu nhóm Ismaili đến mức họ không đủ sức kháng cự. Juvayni kể lại ” trong 8 năm ròng rã, quân đội bao vây Rudbar, phá hủy mùa màng, và 2 bên cố cầm chân nhau. Khi biết Hasan và đồng đảng không được cung cấp thực phẩm hoặc bổ sung lực lượng, vào đầu năm 511/1117-18 Sultan Muhammad cử vị atabeg (phụ chính) tên là Nushtigin Shirgir làm tư lệnh đòan quân và ra lệnh cho ông này tiếp tục vây chặt lâu đài. Vào ngày 1 tháng Safar (ngày 4 tháng 6 năm 1117) họ phong tỏa Lamasar và vào ngày 11 tháng Rabi’ (ngày 13 tháng 7) phong tỏa Alamut. Bằng cách dựng lên máy bắn đá, họ tấn công tới tấp và đến khỏang tháng Dhu’l – Hijja của năm đó (tháng 3-4 năm 1118) khi họ sắp chiếm được lâu đài và giải phóng nhân lọai khỏi mưu đồ của nhóm Ismaili, thì họ nhận được tin báo Sultan Muhammad qua đời tại Isfahan. Quân sĩ thế là tan tác, và đám dị giáo bị bỏ sổng, tha hồ mang vác vào lâu đài mọi thứ quân dụng, vũ khí và công cụ chiến tranh do quân đội của Sultan mang tới.

Việc Shirgir cho rút quân, vào thời điểm gần nắm được chiến thắng, đã gây nên một nổi thất vọng sâu sắc. Có một số chỉ điểm cho thấy không phải chỉ riêng tin báo Sultan qua đời đã làm cho họ phải hối hả lui quân. Trong vụ này có vai trò nham hiểm của Qiwam al-Din Nasir ibn ‘Ali al- Dargazini, là vizier của triều đình Seljuq, được coi là giáo đồ bí mật của phái Ismaili. Ông này có ảnh hưởng lớn đối với Mahmud, là con của Sultan Muhammad. Mahmud kế vị Sultan của cha tại Isfahan. Vị vizier có vai trò quan trọng trong triều đình. Ông này được coi là đã làm cho quân đội Shirgir rút ra khỏi Alamut, tức là đã cứu được nhóm Ismaili, và đã làm cho vị Sultan mới đem lòng ghét bỏ Shirgir, tiếp đến cho hạ ngục và giết đi. Sau này, al - Dargazini còn bị tố cáo có nhúng tay vào nhiều vụ mưu sát khác.

Ngay cả trong lúc đang bị tấn công, các sát thủ cũng chẳng hề rãnh việc. Năm 1108-09 họ giết Ubay Allh al-Khatib, là Qadi của Isfahan, vốn là người chống đối Ismaili kịch liệt. Vị Qadi biết rõ các hiểm nguy. Ông ta mặc áo giáp, có vệ sĩ kèm theo và luôn thận trọng – nhưng cũng chẳng ích gì. Trong những buổi cầu nguyện ngày thứ 6 tại nhà nguyện Hamadan, một sát thủ chen lọt vào đám vệ sĩ và đã hạ gục ông này. Cùng năm đó, Qadi của thành Nishapur cũng bị ám sát vào dịp ăn mừng hết tháng Ramadan. Tại Baghdad, một sát thủ tấn công Ahmad ibn Nizam al-mulk, chắc là để trừng phạt cái tội dẫn quân chinh phạt Alamut ; vị vizier này bị thương, nhưng không chết. Ngoài ra còn những các nạn nhân khác - các nhà thần học Sunni, các luật sĩ và các quan chức cao cấp như tiểu vương người Kurd tên là Ahmadil, vốn là em nuôi của Sultan.

Tiếp sau cái chết của Sultan Muhammad vào năm 1118 là cảnh xung đột tương tàn giữa dòng họ Seluq, nhờ đó các Sát thủ mới có thời gian lấy lại sức sau những cú đánh mà họ chịu trận và phục hồi được vị trí tại cả 2 vùng Quhistan và phía bắc. Trong thời Sanjar, người đã kiểm sóat được các tỉnh miền đông do 2 người anh là Berkyaruq và Mohammad Tapar cai quản, đã cố gắng dành được vị trí đứng đầu mỏng manh trong hàng ngũ các lãnh đạo người Seljuq. Trong giai đọan này, bản chất mối quan hệ giữa nhóm Ismaili và các vùng lãnh thổ theo phái Sunni bắt đầu có sự thay đổi. Phong trào Ismaili không từ bỏ các mục đích tối hậu, nhưng các chiến dịch khởi lọan và gây khủng bố tại các vùng trung tâm bị bóp nghẹt ; thay vào đó, họ dồn sức để bảo vệ và củng cố các lãnh thổ mà họ đang kiểm sóat, thậm chí còn đạt được một vài sự công nhận về mặt chính trị. Vào thời buổi mà sự phân rã của miền Trung đông vốn bị gián đoạn do các cuộc chinh phục của triều đại Seljuq, nay lại tiếp tục như trước, thì các lãnh địa và thái ấp của nhóm Ismailira đời dưới dạng các tiểu quốc độc lập, những tiểu quốc này thậm chí còn lập bè liên kết và tranh chấp ở cấp độ địa phương.

Juvayni có kể 1 câu chuyện để giải thích về sự khoan dung của Sanjar đối với sự độc lập của phái Ismaili :” ‘Hasan –i Sabbah muốn gởi sứ giả đi cầu hòa nhưng các đề nghị của ông ta lại không được chấp nhận. Vì thế ông ta dùng thủ đọan đút lót các cận thần của Sultan để bênh vực cho ông ta trước mặt Sultan ; Hasan bỏ ra một món tiền lớn để mua chuộc một trong các thái giám của Sultan, giao cho ông này 1 con dao ngắn rồi chờ đến một đêm nào đó khi vị Sultan say rượu ngủ như chết mới đem dao ra cắm ngập xuống chỗ đất cạnh giường ngủ. Khi Sultan thức dậy, trông thấy con dao, ông ta hết sức hốt hỏang nhưng do không biết ai đã làm việc này nên ra lệnh giữ kín mọi việc. Sau đó, Hasan-i Sabbah mới cử sứ giả đến mang theo lời nhắn như sau :’ Chẳng lẽ ta lại không muốn cắm con dao vào cái ngực mềm của Sultan thay cho chỗ đất cứng kia sao ". Vị Sultan lấy làm hỏang sợ và từ đó trở đi muốn làm hòa với bọn họ. Nói tóm lại, nhờ trò ma mãnh này mà Sultan thôi không tấn công nữa và trong suốt thời gian ông trị vì, sự nghiệp của họ trở nên phồn thịnh. Ông ta cấp cho họ một khỏan trợ cấp 3000 đồng dinar lấy từ thuế đất thuộc quyền của họ tại vùng Aumish và lại cho họ thu một khỏan lệ phí nhỏ đánh trên khách lữ hành đi ngang qua lâu đài Girdkuh, một tập tục mãi đến ngày nay vẫn còn. Tôi có thấy nhiều sắc chỉ của Sanjar còn lưu giữ trong thư khố của họ, trong đó, ông ta xoa dịu và vỗ về họ ; và qua những sắc chỉ này, tôi có thể suy ra mức độ mà Sultan làm ngơ trước các hành động của họ và muốn được hòa hõan với họ. Nói ngắn gọn, dưới thời của Sultan, bọn họ sống thỏa mái và yên bình.

Nhóm theo phái Nizari ở Alamut còn có một kẻ thù khác ngòai Caliph dòng Abbasd và Sultan, đó là Caliph dòng Fatimid, và giữa các giáo đồ của ông này với nhóm Nizari ở Ba tư có 1 mối căm ghét đặc biệt sâu sắc xảy ra giữa các phái của cùng một tôn giáo cạnh tranh nhau. Vào năm 1121, Al-Afdal, con người đáng sợ, vizier và tư lệnh quân đội bị mưu sát tại Cairo. Dĩ nhiên lời đồn đại chỉa vào nhóm Sát thủ - nhưng một nhà chép biên niên cùng thời người Damascus cho rằng đó chỉ là " cái cớ rỗng tuếch và lời vu cáo không căn cứ ". Sử gia này cho rằng " lý do thực sự của vụ ám sát là do sự bất hòa giữa al-Afdal và al-Amir, Caliph dòng Fatimid, là người kế vị al-Musta’li vào năm 1101. Al-amir căm ghét sự giám hộ của vị vizier đầy quyền lực và hồ hỡi khi ông này từ trần. Có thể là như thế, nhưng lần này thì lời đồn đại lại đúng. Truyện kể của người Ismaili được Rashid al- Din và Kashani trích dẫn, thừa nhận rằng vụ ám sát đó là do " 3 đồng đạo ở Aleppo làm ". Khi nhận được tin Afidal chết, " Vị Đạo sư của chúng ta ra lệnh mở tiệc ăn mừng 7 ngày 7 đêm, để chiêu đãi các đồng đạo đó ".

Cả lâu đài Alamut và cung đình ở Cairo đều hoan hỉ khi lọai trừ được al-Afdal, dường như đây là thời điểm thìch hợp để thử nối lại mối quan hệ giữa 2 nhánh. Vào năm 1122, có 1 cuộc họp công khai tổ chức tại Cairo,để làm rõ việc ủng hộ Musta’li và chống đối Nizar ; và cùng lúc đó, vị Caliph gởi cho các huynh đệ ly khai một bức thư nhằm bảo vệ tính hợp pháp của mình, còn vị vizier mới tại Cairo là al-Ma’mun, ra lệnh cho Viện thư ký công khố viết 1 lá thư dài cho Hasan –i Sabbah, nhằm thúc dục ông này nên quay về với chân lý và từ bỏ việc tôn thờ cương vị vị Imam của Nizar. Cho tới lúc này, al Ma’num - tuy là người theo phái 12 Imam chứ không phải là người của phái Shi’ite Ismaili - chìu theo ý củaCaliph và các da’i. Nhưng vị vizier rõ ràng là không có ý định để những vụ dàn xếp này với Hasan-i Sabbah đi quá xa. Sau khi phát hiện ra 1 âm mưu, do Alamut chỉ đạo và cung cấp tiền bạc, nhằm ám sát cả 2 người al-Amir và al-Ma’mum, các biện pháp an ninh hết sức nghiêm ngặt được triển khai tại các vùng biên giới và tại Cairo nhằm ngăn chận sự thâm nhập của các sát thủ.  Khi al Ma’mun lên nắm quyền, ông ta được báo cáo là Ibn al – Sabbah (tức là Hasan-i Sabbah) và nhóm Batini hồ hởi với cái chết của al-Afdal, và họ còn mong muốn ám sát cả al-Amir và thậm chí al Ma’mun nữa, và vì thế họ phái đi nhiều sứ giả mang tiền bạc đến gặp các đồng đảng đang sống tại Ai cập.

‘Al- Ma’mun đến gặp viên thủ hiến Asqalan, bãi chức ông này và cử 1 người khác thay thế. Ông ta ra lệnh cho viên thủ hiến mới tuần hành và xem xét tất cả các quan chức tại Asqalan, sa thải tất cả chỉ để lại những người mà dân địa phương quen biết. Ông ta chỉ thị cho viên quan này rà sóat tòan bộ các thương nhân và những ai mới tới, và không được cả tin vào những gì mà họ khai về tên họ, tên gọi và quê quán của họ ‘’’ mà phải dò hỏi từng người riêng rẽ những gì liên quan đến người khác và phải hết sức thận trọng về công việc này. Nếu có ai mang bộ dạng như mới đến lần đầu, phải chận hắn ta ngay ngòai biên giới, điều tra kỹ tình huống và hàng hóa mang theo. Cũng làm như thế đối với người dắt lạc đà, và từ chối không cho nhập cảnh đối với tất cả trừ những ai đã quen biết hoặc là những người đã đến nhiều lần. Quan chức địa phương cũng không được cho phép các thương đòan tiến bước nếu chưa gởi báo cáo bằng văn bản đến diwan, trong đó nêu rõ số lượng nhà buôn, tên tuổi của họ, tên tuổi các gia nhân, tên tuổi người dắt lạc đà và danh mục hàng hóa phải được kiểm tra tại thành phố Bilbays và khi đòan của họ đi đến cổng thành. Mặt khác cũng phải tỏ ra tôn trọng và không được làm mích lòng các nhà buôn.

‘ Sau đó, al Ma’mun ra lệnh cho các thủ hiến tại thành Cairo cũ và mới đều phải đăng ký tên họ của tất cả mọi người dân, theo từng đường phố, theo từng phường một, và không cho phép ai được chuyển đi lại từ nhà này sang nhà khác nếu không được lệnh.

Khi nắm được số dân đăng ký, tên họ, cả tên lóng, hòan cảnh và lối sống của mọi người tại thành Cairo cũ và mới, và của tất cả những người lạ nào đến thăm người dân trong khu phố, ông ta mới sai phụ nữ đến những nhà đó và tiến hành tra hỏi mọi công việc của nhóm Ismaili, đến mức không có việc gì liên quan đến bất cứ người nào tại 2 thành phố Cairo cũ và mới mà không bị phát hiện … rồi vào một ngày nào đó ông ta phái binh linh đến từng nhà và ra lệnh cho họ bắt giữ những kẻ mà ông ta đánh dấu …’ Có nhiều tên gián điệp như thế bị bắt, trong đó có thầy dạy cho con của Caliph ; một số người trong bọn họ còn được Hasan- i Sabbah cấp tiền bạc mang theo để sử dụng tại Ai-cập. Một nhà chép sử biên niên Ai cập cho biết, cảnh sát và tình báo của vizier họat động rất thành công đến nổi ngay từ lúc tên sát thủ mới vừa rời Alamut, thì mọi hành tung của hắn ta đã được theo dõi và báo cáo. Rõ ràng là bức thư ân xá, gọi đích danh các thủ lãnh Nizari quay về chính đạo mà không sợ bị trừng phạt, chưa bao giờ được gởi đi, và mối liên hệ giữa Cairo và Alamut xấu đi nhanh chóng.

Vào tháng 5 năm 1124, Hasan-i Sabbah lâm bệnh. Cảm nhận mình không sống được, ông ta chuẩn bị sắp xếp người kế vị. Người được chọn là Buzugumid, đã từng cai quản Lamasar trong 20 năm. " Ông ta cử người đến Lamasar tìm Buzugumid và bổ nhiệm làm người kế vị. Và sau đó ông ta cho Dihdar Abu- Ali xứ Ardistan ngồi ở phía bên phải của mình và giao phụ trách bộ phận tuyên truyền ; cho Hasan con của Adam xứ Qasran ngồi phía bên trái và Kya Ba-Ja’far, là tư lệnh quân đội ngồi trước mặt. Và ông ta giao cho 4 người trong bọn họ nhiệm vụ là phải thống nhất ý kiến khi hành động cho tới khi nào có vị Imam đến tiếp quản lãnh địa. Và vào đêm thứ 4 ngày 6 tháng Rabi’ 11, năm 511 (nhằm ngày thứ 6, ngày 23 tháng 5, năm 1126), ông ta vội vã tìm đến Thượng đế để chờ sự phán xét.

Một sự nghiệp phi thường đã chấm dứt. Một nhà viết tiểu sử Ả-rập, hẳn chẳng có thiện cảm gì, đã mô tả Hasan như là " một con người thông tuệ, đầy năng lực, giỏi về hình học, đại số, thiên văn, ma thuật và nhiều việc khác’. Phần tiểu sử của nhóm Ismaili được các nhà biên niên sử người Ba-tư trích dẫn, nhấn mạnh đến lối sống khổ hạnh và chay tịnh của ông ta – trong suốt 35 năm Hasan ngự trị tại lâu đài Alamut, không ai được phép uống rượu công khai hoặc cất trử rượu. Tính nghiêm khắc này không chỉ dành riêng cho kẻ thù. Một trong những người con trai của ông ta bị hành hình vì uống rượu, 1 người khác bị xử tử vì bị tố cáo đã tham gia ám sát vị da’i tên là Husayn Qa’ini nhưng sau lại được minh oan. Và ông ta thường viện dẫn đến việc hành hình cả 2 con trai để bác bỏ những ai có ý kiến là ông ta chủ tâm lợi dụng họ để tuyên truyền.

Hasan –i Sabbah là một nhà tư tuởng và nhà văn cũng như là con người của hành động. Các tác giả Sunni còn giữ được 2 đoạn trích dẫn trong các bài viết của ông ta - một đọan lấy trong tự truyện, còn phần kia là phần rút gọn của 1 luận văn thần học. Đối với các tín đồ Ismaili sau này, ông ta được tôn kính như là người đề xuất chính về lời thuyết giảng mới – da’wa jadida – là 1 giáo lý Ismaili cải tổ, được tuyên truyền rộng rãi sau khi ly khai khỏi Cairo, giáo lý này được lưu truyền và bổ sung trong các nhóm Ismaili theo phái Nizari. Các bài giảng của nhóm Nizari về sau có chứa một số đọan có thể là trích dẫn hoặc đọan tóm tắt từ các bài giảng của chính Hasan. Hasan không hề cho mình là Imam – mà chỉ là người đại diện của Imam. Sau khi Imam ẩn thân, thì Hasan là Hujja - bằng chứng – là nguồn gốc để nhận biết có 1 Imam đang ẩn thân trong thời đại mà ông ta đang sống, là mắt xích sống giữa dòng dõi các Imam hiển hiện trong quá khứ và trong tương lai, và các thủ lãnh của da’wa. Tín đồ không có quyền chọn lựa, nhưng phải tuân theo lời giảng đã được cho phép, đó là ta’lim. Căn cứ dìu dắt tối hậu là đấng Imam ; căn cứ trực tiếp là người đại diện được thừa nhận của vị này. Phái Sunni cho rằng, Con Người không thể chọn được Imam, hoặc phán xét để quyết định chân lý trong các lãnh vực thần học và luật pháp. Thượng đế chỉ định Imam, và Imam là người nắm giữ chân lý. Chỉ có Imammới chứng thực vừa thiên khải vừa lý tính ; chỉ có Imam, qua chức vụ và lời giảng, mới thực sự làm được điều này, và vì thế Imam mới đúng thực là Imam. Những ai khác cạnh tranh đều là là kẻ thóan đọat, kẻ nào đi theo họ sẽ là người bị tội, những lời rao giảng của họ đều là giả mạo.

Giáo thuyết này, nhấn mạnh vào tính trung thành và sự tuân phục, và chối bỏ cái thế giới đang có, đã trở thành một vũ khí đầy quyền lực trong tay của đám chống đối bí mật, có tính cách mạng. Những thực tiển nhọc nhằn của triều đại Caliph dòng Fatimid tại Ai cập đã trở nên lúng túng trước những yêu sách của nhóm Ismaili. Khi ly khai với Cairo, quay sang trung thành với 1 vị Imam bí mật đang ẩn cư, đã giải phóng những khát vọng và nhiệt tình của nhóm Ismaili vốn bị dồn nén sôi sục ; và chính Hasan-I Sabbah thành công trong việc đánh thức và lèo lái những sức mạnh này.

Chương 4

Sứ mạng tại Ba tư

Cái chết của 1 Sultan dòng Seljuq đã làm ngưng ngay mọi hành động tích cực, và sau đó là 1 khỏang thời gian đầy những xung đột và bất trắc, là thời điểm mà mọi kẻ thù bên trong, giặc bên ngoài đều tìm cách nắm lấy cơ hội tốt. Chắc hẳn có nhiều người mong mỏi rằng cứ địa Ismaili do Hasan-i Sabbah lập ra, nhờ cái chết của Sultan, sẽ thích nghi được với cái cung cách đầy thảm hại của 1 chính quyền Hồi giáo trong giai đọan này.

Vào năm 1126, tức là 2 năm sau khi Buzurgumid kế vị, Sultan Sanjar mở một cuộc tấn công để kiểm tra vấn đề. Từ lúc tổ chức cuộc viễn chinh tấn công Tabas vào năm 1103, Sanjar không đưa thêm hành động nào chống lại nhóm Ismaili, thậm chí còn thoả hiệp với họ nữa. Trận tấn công năm 1126 chống lại nhóm Ismaili không có lý do gây chiến rõ rệt. Có thể do Sultan cảm thấy đủ tự tin, và nhóm Ismaili bị coi là suy yếu với thủ lãnh mới, có thể là lý do đủ mạnh để giải thích cho quyết định của Sultan không thể nào tiếp tục chịu đựng cái thế lực độc lập đầy nguy hiểm này trong cương thổ của mình và cả trong phạm vi của đế quốc. Mu’in al – Din Kashi, vizier của Sultan, người có chủ trương hành động mạnh tay đóng vai trò quan trọng trong vụ này.

Đợt tấn công đầu tiên dường như đến từ phương Đông. " Năm đó, vị vizier … ra lệnh gây chiến với nhóm Ismaili, cứ gặp là giết, cướp sạch tài sản và bắt vợ, con gái của họ làm nô lệ. Vizier gởi 1 đạo quân tấn công Turaythith ( vùng Quhistan) hiện đang nằm trong tay họ, và tấn công Bayhaq, ở tỉnh Nishapur … ông ta phái các tóan quân tấn công mọi vùng lãnh địa của họ, ra lệnh cứ gặp nhóm Ismaili là giết ‘. Hiểu ngầm là không được xem nhóm Ismaili như tù binh và là dân thường theo luật Hồi giáo trong các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo với nhau, mà phải coi như là những kẻ vô đạo, chỉ có giết hoặc bắt làm nô lệ. Nhà chép sử biên niên Ả-rập ghi nhận 2 vụ thành công - vụ chiếm đóng làng Tarz của người Ismaili, gần Bayhaq ; trong vụ này, tất cả dân làng đều bị giết, còn thủ lãnh của họ thì tự sát bằng cách nhảy từ tháp chuông đền thờ xuống đất, và vụ đột kích vào Turaythith, tại đây binh lính đã giết rất nhiều người, lấy đi nhiều tài sản, rồi rút quân ". Rõ ràng là các chiến dịch này đều mang lại kết quả hạn chế và không mấy thuyết phục. Tại miền bắc, thế tấn công đem lại kết quả còn tệ hơn. Cuộc viễn chinh vào Rudbar, do người cháu của Shirgir chỉ huy, bị đánh trả, và quân phiến lọan dành khá nhiều chiến lợi phẩm. Một cuộc viễn chinh khác, tuy có dân địa phương giúp đỡ, nhưng cũng bị đánh bật, và một trong các cấp chỉ huy bị bắt giữ.

Nhóm Ismaili chẳng hề chậm chân trong việc trả thù. 2 tên fida’i len lõi vào nhóm gia nhân dưới vỏ bọc người giữ ngựa cho vị vizier, chiếm đuợc sự tin cậy của ông này nhờ tài khéo léo và vẻ mộ đạo. Họ tìm được thời cơ khi vị vizier kêu họ đến gặp để chọn ra 2 con ngựa Ả-rập làm quà tặng cho Sultan xứ Ba - tư nhân dịp năm mới. Vụ ám sát xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1127. Ibn al-Athir nói:’ Ông ta đã làm nhiều việc tốt và có ý định tốt khi chống lại bọn họ, và Thượng đế sẽ coi ông ta là kẻ tử đạo ". Cũng chính sử gia nay đã ghi lại cuộc chinh phạt do Sanjar cầm đầu tấn công vào lâu đài Alamut ; trong trận này có đến trên 10.000 người Ismaili bị tàn sát. Nhưng điều này không được nhómIsmaili hoặc các nguồn tư liệu khác nhắc tới, cho nên có lẽ là một chuyện bịa đặt.

Khi các vụ xung đột chấm dứt người ta mới thấy là đám Ismaili mạnh hơn nhiều so với trước đó. Tại Rudbar, họ đã cũng cố vị thế của mình bằng cách xây dựng 1 pháo đài mới, kiên cố hơn tên là Maymundiz, và mở mang lãnh thổ, cụ thể là chiếm lấy Talaqan. Tại phía đông, các lực lượng Ismaili, đóan chừng là từ Quhistan tới, đã đột kích Sistan vào năm 1129. Cùng năm đó, Mahmud, là Sultan dòng Seljuq tại Isfahan, thấy rằng tốt hơn nên nói đến hòa bình, và mời Alamut gởi đến 1 sứ giả. Rủi thay sứ giả này cùng với đồng nghiệp, lại bị dân chúng tại Isfahan bắt đem treo cổ sau khi được gặp Sultan. Sultan đưa ra lời xin lỗi và không nhận trách nhiệm nhưng lại từ chối yêu cầu của Buzurgumid là phải trừng trị đám giết người. Nhóm Ismaili trả đủa bằng cách tấn công Qazvin, tại đây, theo sử biên niên của họ, họ đã giết được 400 người và cướp đươc nhiều chiến lợi phẩm. Người Qazvin tìm cách giáng trả, nhưng theo lời người chép biên niên Ismaili, khi các đồng đảng Ismaili giết được 1 tiểu vương người Thổ, thì cả bọn đều bỏ chạy. Một đợt tấn công lâu đài Alamut do đích thân Mahmud ra tay vào lúc đó, đã không mang lại kết quả gì.

Vào năm 1131, Sultan Mahmud chết, và cảnh xâu xé giữa các anh em và con ông ta lại xuất hịện. Một vài tiểu vương tìm cách kết thân với vị Caliph ở Baghdad là al-Ustarshid, liên kết để chống lại Sultan Mas’ud, và vào năm 1139, vị Caliph cùng với viên vizier và một số quan lại, bị Mas’ud bắt giữ gần Hamadan. Sultan giải người tù nổi tiếng này về Maragha, đối xử tử tế – nhưng không ngăn chặn đươc 1 đám đông nhóm Ismaili xông vào doanh trại và ám sát ông này. Một vị Caliph dòng Abbasid - tức là thủ lãnh danh nghĩa của Hồi giáo dòng Sunni - là mục tiêu đương nhiên phải sát hại của các sát thủ nếu gặp cơ hội, nhưng có lời đồn đại cho rằng Mas’ud đã câu kết hoặc cố tình xao nhãng, và thậm chí giao cho Sanjar, lúc này vẫn là thủ lãnh danh nghĩa của dòng Seljuq, là kẻ thủ ác. Yuvayni cố gắng giải tội cho cả 2 người này :’ Một số người đầu óc thiển cận và ác ý với nhà Sanjar đã gán cho họ phải chịu trách nhiệm về hành động này.Nhưng " các nhà chiêm tinh đã lừa dối, lạy đấng Ka’ba!” Lòng hào hiệp và bản chất thanh khiết Sultan Sanjar đã được chúng minh qua tấm lòng tuân phục và thêm sức vào đức tin Hanafite và Luật thánh Shari’a, Sultan luôn kính trọng những gì liên quan đến chức vụ của Caliph cũng như lòng nhân từ và thương cảm đều rất thẳng thắn và bộc bạch cho nên những lời tố cáo giả trá và phỉ báng không thể nào nhắm được vào cá nhân của ngài, vốn là cội nguồn của đức khoan dung và lòng trắc ẩn ".

Tại Alamut, tin tức về cái chết của Caliph được đón nhận hết sức hồ hởi. Họ ăn mừng trong 7 ngày đêm, ca tụng các đồng đảng và không tiếc lời xỉ vả tên họ và tước hiệu của dòng Abbasid.

Danh sách các vụ ám sát tại Ba-tư trong thời gian cầm quyền của Buzurgumid tương đối ngắn, mặc dù không phải là không nổi bật. Ngòai vị Caliph ra,còn có các nạn nhân khác là quận trưởng Isfahan, thủ hiến Maragha, đều bị ám sát không lâu trước khi Caliph đến thành phố này, quận trưởng Tabriz và 1 vị Mufti của Qazvin.

Nhịp độ ám sát lơi đi không phải là sự thay đổi duy nhất về đặc điểm của 1 lãnh điạ Ismaili. Khác với Hasan-i Sabbah, Buzurgumid không phải là người ngòai mà vốn là dân địa phương tại Rudbar, ông này không có kinh nghiệm của 1 tay khuấy động bí mật như Hasan, nên đã dành nhiều thời gian để lo việc cai trị hành chánh. Việc ông ta chấp nhận vai trò của 1 nhà cai trị trên lãnh địa, và thiên hạ cũng thừa nhận như vậy, đã được chứng minh rõ nét khi tiểu vương Yarankush, vốn là kẻ cựu thù đáng gờm của nhóm Ismaili, cùng với bộ hạ chạy trốn vào lâu đài Alamut, khi bị thế lực đang lên của vua Shah xứ Khorazm lật đổ. Vua Shah buộc ông này phải ra đầu hàng, cho rằng ông này là bạn của nhómIsmaili, trong khi đó Yarankush vốn là kẻ thù của họ - nhưng Buzurgumid từ chối giao trả, và nói rằng :” ta không thể coi ai là kẻ thù khi người đó đến xin ta che chở ‘. Sử gia chép biên niên dưới trướng Buzurgumid quả là phấn khởi khi kể lại những câu chuyện về lòng quảng đại - những câu chuyện phản ánh vai trò của 1 chúa công mã thượng hơn là 1 thủ lãnh cách mạng.

Các thủ lãnh Ismaili đã làm tròn nhiệm vụ của mình đến mức đàn áp dị giáo. Vào năm 1131, theo lời 1 sử gia biên niên Ismaili, có 1 giáo đồ Shi’ite tên là Abu Hashim xuất hiện tại Daylam, và gởi nhiều thư đến tận Khurasan. ‘ Buzurgumid gởi cho ông ta 1 bức thư khuyên nhủ, nhắc ông ta chú ý đến bằng chứng của Thượng đế ‘. Abu Hashim đáp lời :’ Những gì nhà ngươi nói đều là tà giáo và trái với tín ngưỡng. Nếu ngươi tới đây chúng ta sẽ tranh luận, ta sẽ bóc trần những điều mà ngươi tin đều là giả dối ‘. Nhóm Ismaili gởi đến 1 đội quân và đánh bại ông này. Họ bắt được Abu Hashim, đưa ra nhiều bằng chứng, rồi đem ông ta ra thiêu sống.

Buzurgumid cai trị trong một thời gian dài cho đến lúc chết vào ngày 9 tháng 2 năm 1138. Juvayni đã diễn tả một cách hoa mỹ như sau :’ Buzurgmid đã bám víu vào Dốt nát để cai trị bằng sự Lầm lạc cho đến ngày 26 tháng Jumda I, năm 522 (nhằm ngày 9 tháng 2, năm 1138), là lúc ông ta bị ách Trầm luân đè bẹp và Địa ngục sẽ được sưởi ấm khi cái thây của ông ta được quăng vào lửa. Điều đáng nói là khi thay đổi lãnh đạo, không có sự cố nào xảy ra khi người con là Muhammad được ông ta chỉ định làm thừa kế trước khi chết có 3 ngày. Một sử gia biên niên Ismaili cho biết, khi Buzurgumid chết, " đám kẻ thù của họ lộ vẻ vui mừng và lên mặt, nhưng họ cũng mau chóng nhận ra rằng mọi hy vọng của họ đều vô ích ".

Nạn nhân đầu tiên của triều đại mới là một người cuả dòng Abbasid al-Rashid, vị cựu Caliph, là con và người thừa kế người cha là al-Mustarshid đã bị ám sát. Cũng giống như cha mình, ông này bị lôi vào những chuyện tranh dành của dòng Seljuq, cho nên bị một hội đồng các luật gia và quan tòa do Sultan triệu tập chính thức cách chức. Sau đó al – Rashid rời Iraq đi Ba-tư để gặp các đồng minh, và chính tại Isfahan, sau khi ốm dậy, ông ta bị các sát thủ tìm giết vào ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 6 năm 1138. Thích khách chính là đám dân Khurasani đang phục vụ cho ông ta. Tại Alamut, người ta ăn mừng cái chết của vị Caliph trong 1 tuần lễ, để tỏ lòng trân trọng với " chiến thắng” đầu tiên của triều đại mới.

Bảng vinh danh (roll of honor) dưới thời Muhammad có ghi ra 14 vụ ám sát. Ngòai tên vị Caliph ra, nạn nhân nổi danh nhất là Sultan dòng Seljuq tên là Da’ud, bị 4 sát thủ người Syria giết tại Tabriz vào năm 1143. Người ta cho rằng các sát thủ này do chính Zangi cử đến. Là thủ lãnh tại Mossul, ông ta sợ rằng Da’ud có thể cử người khác đến hất chỗ của mình vì lý do đã mở rộng lãnh địa sang Syria. Có điều khá kỳ lạ là 1 vụ ám sát tại miền Tây bắc Ba-tư lại được sắp xếp từ Syria chứ không phải từ lâu đài Alamut gần đó. Những nạn nhân khác có gồm 1 tiểu vương trong triều của Sanjar và 1 trong những cộng sự của ông này, một vương gia thuộc dòng họ của vua Shah tại Khorazm, các thủ lãnh tại xứ Gruzia (?) và Mazandaran, 1 vizier, các vị Qadi xứ Quhistan, Tiflis và Hamadan là những người đã phê chuẩn hoặc xúi dục việc tàn sát nhóm Ismaili.

Đây quả là 1 mẻ lưới nghèo nàn so với những ngày huy hòang khi Hasan-i Sabbah còn sống, và điều này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của nhóm Ismaili đối với các vấn đề tại chỗ. Trong biên niên sử của nhóm Ismaili những việc này được coi trọng. Những vụ việc lớn của đế quốc hầu như không được nhắc tới ; thay vào đó, là những ghi chép chi tiết về các cuộc xung đột với các thủ lãnh láng giềng, được tô điểm thêm bằng danh sách các bò, cừu, lừa và những chiến lợi phẩm khác đọat được.Ngoài ra nhóm Ismaili còn đưa 1 lọat các cuộc đột kích và phản kích vào Rudbar và Qazvin, và vào năm 1143, đã đẩy lùi được 1 cuộc tấn công do Sultan Mahmud đánh vào lâu đài Alamut. Họ cố đánh chiếm hoặc xây dựng một số pháo đài mới tại các thị trấn bên bờ Lý hải, và thậm chí còn cho biết là đã mở rộng họat động sang 2 khu vực mới - tại Gruzia, họ tổ chức đột kích và tuyên truyền, và tại xứ Afghanistan ngày nay, họ được thủ lãnh địa phương, vì lý do riêng, đã yêu cầu họ gởi đến 1 đòan truyền đạo. Khi thủ lãnh này chết vào năm 1161, cả các giáo sĩ truyền đạo lẫn các tín đồ cải giáo đều bị người kế nhiệm đem ra giết sạch.

Vẫn còn 2 kẻ thù đặc biệt dai dẵng - thủ lãnh thành Mazandaran, và Abbas, thủ hiến người Seljuq tại thành Rayy, đã ra tay tàn sát nhóm Ismaili tại thành phố này và tấn công vào lãnh thổ của họ. Có người nói là cả 2 kẻ thù này đã lấy xương sọ của người Ismaili để xây tháp canh. Vào năm 1146, Abbas bị Sultan Mas’ud giết khi đến thăm Baghdad mà theo sử gia chép biên niên Ismaili " thì đó là do lệnh của Sultan Sanjar ‘. Đầu của ông này được gởi đến Khurasan. Có rất nhiều dấu hiệu tương tự cho thấy Sanjar và nhómIsmaili đứng cùng một phía, mặc dù có lúc họ xung đột, chẳng hạn như khi Sanjar ủng hộ âm mưu phục hồi giáo lý phái Sunni tại 1 trong những trung tâm Ismaili tại Quhistan. Còn ở những nơi khác, chuyện tranh chấp thường liên quan đến vấn đề đất đai và cục bộ. Điều đáng chú ý là tại những lâu đài và thái ấp khác của nhóm Ismaili, ngòai Alamut ra, quyền lãnh đạo được truyền từ cha xuống con, và lắm khi những cuộc xung đột chỉ có tính hòan tòan liên quan đến dòng dõi cai trị.

Giáo lý Ismaili dường như đã mất sức lôi cuốn. Trong tình thế hầu như bế tắc và thỏa thuận ngầm giữa các lãnh địa Ismaili và các vương triều dòng Sunni, cuộc chiến đấu cao cả để lật đổ cái trật tự cũ và xây dựng một kỷ nguyên mới, nhân danh vị Imam ẩn thân, đã bị đẩy xuống thành những vụ cải vả vặt vãnh về biên giới và đột kích để bắt trộm ngựa. Các lâu đài cứ địa, ban đầu vốn được coi là mũi xung kích để tấn công ào ạt vào đế quốc Sunni, giờ đây lại trở thành lỵ sở của các thủ lãnh phe nhóm địa phương,vốn là cảnh thường gặp trong lịch sử đạo Hồi. Nhóm Ismaili thậm chí còn có các cơ sở đúc tiền riêng nữa. Thật vậy, các tay fida’i vẫn còn đi ám sát, nhưng không còn chuyên chú, và trong nhiều trường hợp, chưa đủ sức để khơi lên ngọn lửa hy vọng của tín đồ.

Vẫn có người trong bọn họ muốn quay về những ngày vẻ vang của Hasan –i Sabbah - quay lại với tinh thần tận tụy và phiêu lưu khi ông ta mới tham gia chiến đấu, và quay lại với niềm tin tôn giáo đã truyền cảm hứng cho họ. Họ tìm thấy hình ảnh lãnh đạo của Hasan qua người con và người kế nghiệp hợp pháp của l chủ lâu đài Alamut, là Muhammad. Ông này sớm quan tâm đến công việc. " Lúc nhỏ, ông ta hun đúc ý muốn học hỏi và nghiên cứu những lời dạy của Hasan-i Sabbah và tổ tiên của mình, và … ông ta đã giải thích những tín lý của họ một cách xuất sắc … Với lời lẽ hùng hồn ông ta lấy lòng được nhiều người. Trong lúc người cha hầu như không khéo mấy về nghệ thuật này, thì người con … lại có vẻ như 1 học giả lớn khi đứng bên cạnh, và vì thế thường dân tôn ông ta làm thủ lãnh. Và do không nghe được những gì giống như thế ở người cha, cho nên họ bắt đầu nghĩ rằng đây đúng là vị Imam mà Hasan đã từng hứa hẹn. Dân chúng càng ngày càng theo ông ta nhiều hơn và chẳng bao lâu họ đưa ông lên làm thủ lãnh ‘.

Mauhammad chẳng hề thích thú điều này. Là môt người bảo thủ với các tín điều Ismaili, ‘ ông ta cứng nhắc trong việc tuân thủ những nguyên tắc do cha ông ta và Hasan đặt để về cách tuyên truyền trên danh nghĩa vị Imam và việc tuân thủ các qui tắc Hồi giáo bên ngoài ; và ông ta cho rằng cách hành sử của con mình không phù hợp với những nguyên tắc đó. Vì vậy ông ta phê bình con mình không chút úp mở và nói trước mọi người như thế này :” Tên Hasan này là con ta, và ta không phải là Imam mà chỉ là một trong các da’i của người mà thôi. Ai đã từng nghe những lời này mà còn tin họ thì chỉ là kẻ vô đạo và vô thần ". Và trên cơ sở này, ông ta trừng trị thẳng tay bằng khổ hình và tra tấn một số người tin vào chức vị Imam của con mình, và có đợt đã kết tội chết đến 250 người tại Alamut rồi tống cổ 250 người khác phạm cùng tội ra khỏi lâu đài, bắt họ phải cỏng xác những người chết trên lưng. Bằng cách này, thảy đều nản lòng và khuất phục. Hasan nằm im đợi thời cơ và cố gắng không để cha mình nghi ngờ mảy may.Khi Muhammad chết vào năm 1162, ông ta kế vị, không ai lên tiếng phản đối. Lúc ấy, ông ta mới 35 tuổi.

Lúc đầu sự cai trị của Hasan chẳng có gì để nói, chỉ nới lỏng chút ít những qui định nghiêm khắc của Luật thánh mà trước đây đã được duy trì tại lâu đài Alamut. Sau khi lên cầm quyền được 2 năm rưỡi, vào giữa tháng ăn chay Ramadan, ông ta tuyên cáo thiên niên kỷ mới.

Các sự kiện về nhóm Ismaili về những gì đã xảy ra đều được lưu giữ trong các tài liệu về sau này của giáo phái và, cả trong các biên niên Ba tư được viết sau khi Alamut sụp đổ, tuy có sửa đổi chút ít. Tài liệu này nêu ra một câu chuyện kỳ lạ. Vào ngày thứ 17 của tháng chay Ramadan, năm 559 (nhằm ngày 8 tháng 8 năm 1164), là ngày kỷ niệm Ali bị ám sát, khi sao Xử nữ xuất hiện và mặt trời đi vào cung Bắc giải, Hasan ra lệnh dựng lên 1 đài cao trong sân lâu đài Alamut, mặt quay về hướng tây, 4 góc cắm 4 đại kỳ mang 4 màu trắng, đỏ, vàng và xanh. Dân chúng từ các vùng được triệu tập về Alamut từ trước, tụ tập trong sân lâu đài - người từ phương đông thì ngồi ở bên phải, người từ phía tây đến ngồi ở bên trái, và người từ phía bắc, từ Rudbar và Daylam, ngồi đằng trước mặt, đối diện với đài. Vì đài cao quay về hướng tây, nên các giáo đồ ngồi quay lưng về hướng Mecca. Một tài liệu nhỏ Ismaili kể lại : ‘ Khoảng gần trưa, Chuá công (Hasan), cầu cho an bình khi nhắc đến người, mặc quần áo trắng, đội khăn trắng, từ lâu đài đi xuống, từ hướng phải tiến gần đài cao, và đường bệ bước lên đài. Ngài chào 3 lần, trước tiên chào người Daylam, rồi đến những ngưòi ở phiá hữu, rồi đến những người ở phiá tả. Sau đó ngài ngồi xuống, rồi đứng dậy, tay giữ kiếm, cất cao giọng . Hướng về phía " con dân của các thế giới, jinn, đàn ông và các thiên thần , ngài tuyên bố là vị Imam ẩn thân đã gởi đến cho ngài 1 sứ điệp với những chỉ dạy mới. Vị Imam của thời đại chúng ta gởi đến các con lời chúc phúc và lòng thương cảm của Người, và coi các con là những tôi tớ được ngài chọn lựa đặc biệt. Đức Imam giải phóng các con khỏi các qui lệ nặng nề của Luật thánh, và mang các con đến cõi Sống lại ". Ngòai ra, vị Imam cử Hasan, con của Muhammad là con của Buzurgumid, là người đại diện (vicar), là da’i và là bằng chứng của chúng ta. Chúng ta phải vâng lời và tuân phục Hasan về những vấn đề tôn giáo lẫn thế tục, có nhiệm vụ phải thực hiện những mệnh lệnh của người và coi những lời của ông ta là lời của chúng ta ‘. Phát biểu xong, Hasan bước xuống đài, cúi lạy 2 lần theo kiểu cầu nguyện. Rồi, sai người bày ra 1 bàn tiệc, ông ta bảo họ chấm dứt mùa chay, nhập tiệc và cùng vui vẻ. Các sứ giả được phái sang phía đông và tây báo tiệp. Tại Quhistan, thủ lãnh pháo đài Mu’minabad cũng làm một lễ rập khuôn như ở lâu đài Alamut, và tự xưng là người đại diện của Hasan nhưng lễ đài lại đặt lệch hướng ;’ Và từ ngày đó trở đi, những điều đê tiện được phanh phui và những cái ác này được tuyên xưng trong hang ổ của bọn dị giáo, Mu’minabad, lũ này đờn ca, chè chén công khai trên mọi bậc cấp của lễ đài và chung quanh . Tại Syria người ta đón nhận những tin tức như vậy, và các tín đồ ăn mừng vì không còn phải tuân theo qui luật nữa.

Sự vi phạm nghiêm trọng về mặt thể thức của luật tôn giáo – giáo đồ quay lưng về hướng Mecca, tổ chức tiệc vào buổi trưa ngay trong mùa chay – đánh giá điểm đỉnh của khuynh hướng của phái thiên niên kỷ và phá luật ( antinomian) xảy ra nhiều lần trong Hồi giáo và tương tự như thế tại các nước theo đạo Kitô. Luật lệ đã đạt được mục đích, và không còn hiệu lực nữa ; các bí mật được phơi bày, chỉ còn ơn phước của Imam mà thôi. Khi dựng những kẻ tôi tớ được lựa chọn của mình thành các tín đồ, ông ta đã cứu họ ra khỏi tội lỗi, qua cách tuyên cáo Sự sống lại, ông ta cứu họ khỏi cái chết, và mang họ, khi còn sống, đến cõi Thiên đàng tinh thần tại đây họ nắm được Chân lý, và chiêm nghiệm được cái Bản thể thần thánh.’ Giờ đây bản chất của niềm tin vô ích này … là : bắt chước nhà triết học, họ nói đến 1 thế giới như chưa hề được tạo dựng và Thời gian không hề có giới hạn và sự Sống lại chỉ nói về mặt tinh thần. Và họ giải thích Thiên đàng và Hỏa ngục… theo kiểu gán thêm ý nghĩa tinh thần cho những quan niệm này. Và dựa trên cơ sở đó, họ cho rằng sự Sống lại là khi ta gặp được Thượng đế và mọi bí mật cũng như chân lý của mọi Sáng tạo được vén ra, và các qui định về sự tuân phục đều bị bãi bỏ, bởi vì trong cái thế giới này, tất cả đều là hành động và không có sự phán xét, nhưng trong cái thế giới sắp đến, chỉ có sự phán xét và không có hành động. Đây là (sự Sống lại) tinh thần do chính Hasan tìm thấy và cái này là sự Sống lại như được hứa hẹn và mong chờ trong tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng. Do hệ quả này, từ đây, tín đồ được miễn không phải tuân theo các nhiệm vụ do luật Shari’a qui định bởi vì trong thời buổi Sống lại này họ phải tòan tâm ý hướng về thượng đế và từ bỏ mọi nghi lễ theo luật tôn giáo và những qui định thờ phụng đã có. Luật Shari’a qui định là tín đồ phải cầu nguyện Thượng đế mỗi ngày 5 lần và trọn lòng hướng về Người. Qui định này chỉ là hình thức, nhưng giờ đây, trong những ngày Sống lại họ phải luôn luôn hết lòng hướng về Thượng đế và giữ cho mọi mặt linh hồn của họ luôn hướng về phía Đấng Chí Thánh, có như thế mới đúng lời cầu nguyện chân thực.

Hệ thống tôn giáo mới đã dẫn tới một sự thay đổi quan trọng vị thế của Chúa công lâu đài Alamut. Khi hành lễ cầu nguyện trong sân lâu đài, ông ta được tuyên xưng là người đại diện của Imam và là Bằng chứng sống ; với vai trò người mang sự Sống lại (qiyama), ông ta là Qa’im, tức là 1 khuôn mặt chủ đạo trong triết học mạt thế của phái Ismaili. Theo Rashid al-Din, sau khi ra mặt công khai, Hasan cho lưu hành những bài viết trong đó ông ta nói rằng, dù bên ngòai ông ta là cháu nội của Buzurgumid, nhưng trong thực tế thần bí, ông ta là Imam đang sống, là con trai của vị Imam quá cố thuộc dòng Nizar. Có vài người lý luận, có thể là Hasan không xưng mình thuộc dòng dõi Nizar thực sự, vốn không còn mang ý nghĩa gì trong thời kỳ Sống lại, nhưng là một dạng quan hệ dòng họ về mặt tinh thần. Quả thật đã từng có các tiền lệ trong các phong trào cứu rỗi Hồi giáo buổi sơ kỳ với những lời mạo nhận là con cháu của đấng Tiên tri về tinh thần hoặc được thừa nhận. Tuy nhiên, truyền thống mới của phái Ismaili lúc này là nhất trí xác nhận rằng Hasan và hậu duệ của ông này đều là thuộc dòng dõi đích thực của Nizar, mặc dù đã có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh sự tráo đổi. Bản thân Hasan luôn được kính trọng, và được xưng tụng là Hasan ala dhikrihi’I-salam - Hasan, cầu cho sự bình yên khi nhắc đến tên ngài ‘.

Đa số nhóm Ismaili đều sẳn lòng chấp nhận hệ thống tôn giáo mới này. Tuy nhiên có một số lại từ chối không muốn cởi bỏ cái ách của luật đạo, và Hasan đã đưa ra những khổ hình hà khắc nhất để đặt để sự tự do. ‘ Nửa kín đáo nửa công khai, Hasan tuyên bố là vào thời điểm áp dụng Luật đạo, nếu có kẻ không tuân thủ và không thờ phụng vì cho rằng theo luật của sự Sống lại, sự tuân phục và thờ phụng chỉ có tính tinh thần, hắn ta sẽ bị trừng phạt, bị ném đá cho chết, còn vào thời điểm Sống lại, nếu có kẻ vẫn cứ vâng theo từng câu chữ trong Luật đạo và tiếp tục thờ phụng và hành lễ thực sự, thì nhất quyết hắn phải bị trừng phạt, bị ném đá cho đến chết.

Trong số những người bất phục Hasan có anh vợ ông ta, xuất thân từ 1 dòng họ quí tộc tại Daylam. Theo Juvayni, ông này là một trong những người mà mùi mộ đạo từ tim xông ra đến tận lỗ mũi … Con người này không thể nào chịu nổi khi thấy những điều lầm lạc đáng xấu hổ này cứ lan rộng. Cầu trời thương xót đến ông ta và ban thưởng cho ý đồ tốt lành của ông ta !. Vào ngày chủ nhật, ngày 6 tháng Rabi’i, năm 561 (nhằm ngày 9 tháng giêng năm 1166) ông ta rút dao đâm vào tên Hasan ma muội tại lâu đài Lamasar, và từ biệt cõi đời này để đi vào " ngọn lửa ngời sáng của Thượng đế ".

Kế vị Hasan là Muhammad, người con lớn mới 19 tuổi, người này tiếp tục xác nhận là cha mình, và chính bản thân đều là hậu duệ của Nizar, hậu duệ của các Imam. Muhammad được coi là một người viết khoẻ, và trong suốt thời gian cai trị dài, giáo thuyết về sự Sống lại được phát triển và hòan thiện - nhưng dường như chẳng mấy ảnh hưởng đối với thế giới bên ngòai. Điều đáng chú ý là chi tiết lịch sử tòan bộ giai đọan Sống lại tại lâu đài Alamut không hề được phái Sunni nhắc tới, và chỉ được biết sau khi lâu đài Alamut bị phá hủy, khi các tài liệu của nhóm Ismaili lọt vào tay các học giả Sunni.

Về mặt chính trị cũng vậy, triều đại Muhammad không xảy ra biến cố lớn. Chẳng có việc gì quan trọng ngoài việc lâu đài Alamut tiếp tục đột kích các láng giềng và các fida’i ra tay giết chết vizier của Caliph tại Baghdad. Rashid al-Din và các tác giả khác kể lại một câu chuyện liên quan đến nhà thần học lớn của phái Sunni là Fakhr al-Din Razi. Trong các bài giảng cho giáo sinh tại Rayy, Fakhr al-Din có dành riêng một phần nhằm bài bác và đả kích nhóm Ismaili. Nghe tin, chúa công lâu đài Alamut quyết định phải dẹp ngay việc này và và phái 1 tên fida’i tới Rayy. Đến nơi, tên này đóng vai sinh viên, ghi tên theo học, và trong 7 tháng trời, ngày nào anh ta cũng nghe Fakhr al-Din giảng bài, cho tới khi anh ta tìm được cơ hội xin gặp riêng một mình với thầy để tranh cải một vấn đề hóc búa. Lập tức tên fida’i rút dao ra dọa nhà thần học. Fakhr al-Din nhảy sang một bên, và kêu :” Tên kia, ngươi làm gì thế?”. Tên fida’i trả lời :” Ta muốn phanh thây Ngài, bởi vì Ngài đã chửi rũa chúng tôi trên bục giảng ". Sau một hồi vật lộn, tên fida’i quật Fakhr al-Din xuống đất, ngồi lên ngực ông này. Nhà thần học quá hỏang sợ và hứa sẽ hối lỗi, và trong tương lai sẽ thôi không công kích nữa. Tên fida’i nghe theo, chấp nhận lời thề trọng của Fakhr al-Din là sẽ chuộc lại lỗi lầm, rồi đưa ra một cái túi có chứa 365 đồng dinar vàng. Số vàng này dùng để trả cho sự cam kết mỗi năm của ông ta. Từ đó về sau, trong các bài giảng về các chi phái Hồi giáo, Fakhr al-Din đều cố tránh không dùng những ngôn từ đụng chạm đến phái Ismaili. Có một học sinh nhận ra sự thay đổi này, bèn hỏi rõ lý do. Vị giáo sư trả lời :” Không nên chữi rũa phái Ismaili, bởi vì họ có những lập luận sắc bén và nặng cân.’ Câu chuyện mang dáng vẻ một chuyện ngụ ngôn –nhưng ta cũng có thể nhận thấy là trong các bài viết của mình, Fakhr al-Din Razi, trong khi không chấp nhận các giáo thuyết của nhóm Ismaili, cũng tố cáo một nhà thần học nào đó của phái Sunni khi ông này tìm cách bác bỏ các giáo thuyết của họ với những lời lăng mạ đầy cuồng tín và không chính xác, và khen ngợi một nhà thần học khác đã trích dẫn đúng đắn 1 văn bản của pháiIsmaili. Dĩ nhiên, quan điểm của Razi là không phải nhóm Ismaili đúng, nhưng sự tranh luận về thần học phải dựa trên các thông tin đúng đắn và một sự thông hiểu sâu sắc quan điểm của đối thủ.

Vào thời điểm đó, có những thay đổi quan trọng về chính trị đã xảy ra tại các miền đất phía đông của Hồi giáo. Chế độ Sultan vĩ đại dòng Seljuq,có lúc đã gìn giữ được sự thống nhất và xác định lại mục đích của Hồi giáo dòng Sunni, lúc này đang phân rã ; trên vùng đất này đang hình thành 1 kiểu lãnh địa mới, do các vương tôn hoặc sĩ quan gốc Seljuq lập nên và ngày càng có thêm những vùng đất như thế do các thủ lãnh các bộ lạc người Thổ du mục từ miền Trung Á tiến vào vùng Trung đông qua nhiều đợt di cư liên tiếp. Lúc này sự bành trướng của người Thổ về mặt lãnh thổ đã đến giới hạn ; cơ cấu đế quốc của người Thổ của dòng Seljuq đang suy tàn - nhưng sự xâm nhập và chiếm thuộc địa vẫn tiếp tục, bám rễ và củng cố những thành quả đạt được từ công cuộc chinh phục. Những thay đổi về chế độ đã không mang lại những thay đổi về bản chất ; các vương hầu kế tục nhận ra rằng tốt hơn hết nên duy trì những thủ tục chính trị, quân sự và hành chính của triều Seljuq, kể cả việc dựa vào tính chính thống tôn giáo. Đó đây, nơi nào người Thổ thưa thớt, thì những nhóm dân địa phương, gốc Ba tư, Kurd hoặc Ả-rập lại ngóc đầu lên, và giành được ít nhiều độc lập - nhưng cái chính vẫn là những thủ lãnh người Thổ, dù bị chia rẻ bởi phe nhóm chính trị, nhưng vẫn cứ theo đuổi một mục đích chung là bứng gốc và thay thế các quí tộc cũ tại địa phương. Về mặt này họ đã đạt được nhiều thành công.

Vào cuối thế kỷ 12, có 1 lực lượng mới trổi dậy tại phương Đông. Nằm về phía nam Lý hải và đất của người Khorazm, cái nôi của 1 nền văn minh cổ, trù phú, có sa mạc bao quanh bảo vệ khỏi những chấn động làm rung chuyển các nước láng giềng. Cũng giống như phần lớn các nước vùng Trung Á, họ đã từng bị người Thổ chiếm làm thuộc địa ; triều đại đang cai trị vốn có nguồn gốc từ 1 nô lệ người Thổ được Đại Sultan Malishak dòng Seljuq cử đến làm thủ hiến. Những thủ lãnh này đã xây dựng cơ nghiệp, và hòa nhập vào bản sắc của địa phương mà họ cai trị khi nhận tước hiệu địa phương cũ là Khorazmshah, tức là Shah (vua) của vùng Khorazm - lúc đầu chỉ là chư hầu của các nước lớn, về sau là các thủ lãnh độc lập. Lọt thỏm vào cái cảnh hỗn độn chung, thì vương triều Khorazm phồn vinh và được vũ trang tốt quả là 1 nơi ẩn náu an tòan ; và chẳng bao lâu sau, nhà vua cảm thấy cần phải mở rộng những phúc lợi từ nền cai trị của mình sang các vùng đất và các dân tộc khác. Vào khỏang năm 1190, Vua Shah xứ Khorazm là Tekish chiếm lấy Khurasan, và trở thành chủ nhân của vùng đông Ba-tư, và là 1 thế lực chính trong thế giới Hồi giáo. Vị Caliph ở Baghdad là al-Nasir, bị Tughrul III - vua cuối cùng của dòng Seljuq ở Iran, áp bức quá chịu hết thấu, mới nhờ Tekish giúp đỡ và thế là tạo cơ hội cho quân đội Khorazm tiến về hướng tây chiếm lấy Rayy và Hamadan. Chính tại Rayy, vào năm 1194, vị vua cuối cùng của dòng Seljuq đại bại và bị giết.

Trong suốt 1 thế kỷ rưỡi kể từ khi người Seljuq xuất hiện, chế độ Đại Sultan mà họ thiết lập đã được thế giới Hồi giáo thừa nhận là 1 phần của cung cách cai trị. Cái chết của vị vua Seljuq cuối cùng đã tạo nên 1 khỏang trống – và vua Shah xứ Khorazm chiến thắng rõ ràng là người phù hợp cho chỗ trống đó. Lúc này, Tekish gởi 1 thông điệp cho Caliphal –Nasir, yêu cầu ông này công nhận ông ta là Sultan tại Baghdad. Tuy thế, al-Nasir lại có ý khác – và Tekish, người từng hy vọng được chuyển vai trò từ đồng minh sang người bảo vệ Caliph, giờ đây lại coi Caliph là kẻ thù.

Kể từ khi al-Nasir lên nắm quyền vào năm 1180, chế độ Caliph của dòng Abbasd đã hồi phục đáng kể. Trong hơn 3 thế kỷ, các Caliph chỉ là những bù nhìn không hơn không kém - tuy là người đứng đầu danh nghĩa của Hồi giáo phái Sunni, nhưng trên thực tế lại nằm dưới tay của các thủ lãnh quân sự, các tiểu vương và cuối cùng là các Sultan. Sự sa sút quyền lực của dòng Seljuq tại Iraq là cơ hội để cho al-Nazir nhanh tay nắm bắt. Ông ta bắn một mũi tên nhằm 2 đích ; một là để phục hồi sự thống nhất đạo Hồi về mặt tôn giáo và thẩm quyền đạo đức của Caliph với tư cách là người đứng đầu, và hai là để thiết lập chế độ lãnh địa Caliph tại Iraq dưới sự cai trị thực quyền của Caliph - một hình thức nhà nước của giáo hội, không chịu sự kiểm sóat hoặc ảnh hưởng của bên ngòai, lấy đó làm cơ sở để phục vụ các chính sách về tôn giáo của Caliph. Cái mục đích hạn hẹp thứ 2, được ông ta theo đuổi bằng hành động quân sự và chính trị, nhằm chống lại Tughrul và sau này là Tekish ; còn mục tiêu thứ 1 – có lẽ là mục tiêu chính - là sự phục hưng Hồi giáo được đẩy mạnh bởi một lọat các sáng kiến tôn giáo, xã hội và giáo dục, kể cả cách tiếp cận với cả 2 nhánh- phái Shi’a thờ 12 Imam và phái Ismaili. Với phái Ismaili, ông ta đã đạt được thành công đáng kinh ngạc.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1210, Muhammad II- chúa công của lâu đài Alamut - chết, có lẽ do bị đầu độc và con trai là Jalal al-Din Hasan kế vị. Ngay trong lúc người cha còn sống, Hasan đã có những biểu hiện không hài lòng với các giáo lý và thực hành trong qiyama (sự sống lại) và mong muốn có được một tình huynh đệ lớn hơn trong thế giới Hồi giáo. Juvayni kể lại :’ ông ta được người cha chỉ định làm thừa kế từ khi còn là đứa trẻ. Lớn lên, có trí khôn, ông ta bác bỏ quan điểm của người cha, và cảm thấy chán ghét những lề thói dị giáo và tính phóng đãng. Người cha đóan được những cảm nghĩ của người con, và giữa họ nẩy sinh một kiểu hục hặc, ngừời này e dè và ngờ vực người kia … Còn bây giờ thì Jalal al-Din Hasan, có thể vì tin vào tính chính thống hoặc do chống với cha mình, cho nên âm mưu chống lại Muhammad và bí mật cử người đến gặp Caliph ở Baghdad cùng các Sultan và thủ lãnh của các địa phương khác, bảo với họ rằng, về đức tin ta là 1 người Hồi giáo, khác với cha mình và khi nắm được quyền, ông ta sẽ triệt bỏ Dị giáo và quay trở lại với sự tuân phục Hồi giáo. Khi cầm quyền, Jalal al-Din tuyên bố ngay là theo Hồi giáo, và quở trách nặng nề đám bộ hạ gia nhập đám Dị giáo, và cấm tuyệt không cho họ tiếp tục, buộc họ phải chấp nhận Hồi giáo và tuân thủ các nghi thức ghi trong luật Shari’a. Ông ta phái sứ giả đến gặp Caliph tại Baghdad, Muhammad vua Khorazmshah, các malik và các tiểu vương ở Iraq và nhiều nơi khác để báo cho họ biết những thay đổi này ; do ông ta đã chuẩn bị đường lối từ khi người cha còn sống, cho nên lúc tuyên bố địa vị của mình cho họ biết, họ thảy đều tin vào lời ông ta, nhất là tại Baghdad, đã phát ra 1 chỉ dụ xác định sự trở lại đạo Hồi của ông ta, và ông ta nhận được mọi ưu ái : rộng mở các mối giao lưu và dành nhiều tước hiệu tôn quí.. Ông ta được gọi là Jalal al-Din, tín đồ Hồi giáo mới và các giáo đồ của ông đều được gọi là tín đồ Hồi giáo mới trong thời ông ta cai trị. Các nhà tâm lý học cũng có thể ghi nhận là trong khi khác hẵn với người cha về tính cách, Hasan dường như gắn bó nhiều với người mẹ vốn là tín đồ mộ đạo phái Sunni.

Còn tại Qazvin, dân chúng đương nhiên là có chút ít nghi ngờ về tính chân thực của sự cải đạo này đã xảy ra với kẻ láng giềng thù nghịch cũ, và Jalal al-Din đã phải bỏ nhiều công sức nhằm thuyết phục họ về sự thành thật của mình. Ông ta trực tiếp gặp các nhân sĩ trong thành, và gợi ý họ gởi 1 phái đòan đến lâu đài Alamut, rà sóat thư viện và bỏ đi những tác phẩm nào mà họ không vừa ý kể cả những trứ tác của Hasan-i Sabbah và của tổ tiên cùng các bậc tiền bối của Jalal al-Din Hasan. Juvayni kể lại : ’ theo ý của người Qazvin, Jalal al-Din ra lệnh đem đốt những sách vở này ngay trước mặt họ ; rồi ông ta xỉ vả và nguyền rủa các bậc cha ông nhà mình và những người đưa ra tuyên truyền này. Chính tôi cũng được xem 1 lá thư do các nhân sĩ và vị qadi của thành Qazvin đưa ra, viết theo lệnh của chính Jalal al-Din trong đó ông ta công nhận đạo Hồi và chấp nhận những nghi thức của luật Shari’a và cởi bỏ sự ràng buộc dị giáo và tín ngưỡng của các bậc tiền bối và tổ tiên của mình. Và Jalal al-Din đã tự tay viết vài dòng lên trang đầu của bức thư này và khi nhắc tới sự cởi bỏ khỏi tôn giáo của họ, chỗ nào gặp phải tên cha và tổ tiên của mình, ông viết thêm lời nguyền rủa :’ cầu Trời đổ lửa xuống mộ của họ ‘.

Mẹ của Jalal al-Din đi hành hương vào năm 609 (tức là năm 1212-13 AD), tại Baghdad bà ta được tiếp đãi hết sức trọng vọng. Rủi là chuyến đi đến Mecca của bà ta lại trùng với vụ mưu sát người anh em chú bác của Sharif. Vị Sharif, có bề ngoài rất giống với người anh em của mình, tin chắc rằng mình mới là đối tượng ám sát, và cho rằng sát thủ là do chính vị Caliph phái tới. Hết sức tức giận, ông ta tấn công và cướp bóc các khách hành hương người Iraq, bắt họ phải nộp phạt rất nặng,nhưng phần lớn tiền phạt này là do mẹ của Jalal của lâu đài Alamut bỏ ra. Mặc dù gặp chuyện không may này, Jalal al-Din vẫn duy trì sự liên minh với các đồng đạo Hồi giáo ; ông ta trở nên rất thân thiện với các thủ lãnh tại Arran và Azerbayjan, trao đổi tặng vật và giúp đỡ nhau nhiều việc và liên kết lực lượng để chống kẻ thù chung là thủ lãnh tại miền tây Ba tư.

Vị Caliph còn giúp đỡ một việc khác nữa. ‘ sau khi lưu trú khỏang 1 năm tại Iraq, Arran và Azerbayjan, giờ đây Jalal al-Din quay về Alamut. Trong các chuyến đi và khi lưu trú tại các nước này, ông ta đều xưng danh là 1 người Hồi giáo cho nên ông ta được nhiều người thừa nhận và người Hồi giáo giờ đây quan hệ với ông ta tự do hơn. Ông ta hỏi cưới con gái của các vị tiểu vương ở Gilan. Cũng dễ hiểu là các vị tiểu vương ngần ngừ không biết nên chấp thuận hay từ chối những lời cầu hôn từ một chàng rể đáng gờm như thế, cho nên họ thỏa thuận là chỉ đồng ý khi có phép của Caliph. Một sứ giả từ Alamut được phái ngay đến Baghdad, và vị Caliph gởi một bức thư ra lệnh cho các tiểu vương phải gả con gái cho Jalal al-Din " để cho phù hợp với các luật lệ Hồi giáo ‘. Nhờ bức thư này, ông ta lấy luôn 4 công nương xứ Gilan làm vợ, một người trong bọn họ có đặc ân là mang thai vịImam tương lai.

Những phiêu lưu về mặt tôn giáo, quân sự và hôn ước của Jalal al-Din đã cho thấy ông ta đạt được vị thế khá mạnh. Bằng cách ra 1 sắc chỉ cũng không kém phần bất ngờ và đại khái hơn là sắc chỉ cho ra đời sự Sống lại, ông ta hủy bỏ sắc chỉ này và phục hồi sự cai trị bằng lụât - và lại được chấp nhận tại Quhistan và Syria cũng như tại Rudbar. Khi tham gia các chiến dịch quân sự, ông ta rời Alamut, đó là điều mà các bậc tiền nhiệm chưa hề làm, và trong 1 năm rưỡi sống xa lâu đài đã không có rủi ro gì xảy ra. Thay vì phái các sát thủ đi giết các quan chức và các nhà thần học, việc ông ta cử binh để chinh phục các thành phố, các vùng đất và bỏ công xây dựng đền thờ, xây nhà tắm tại các làng mạc và đã hòan tất việc chuyển đổi cứ địa của ông ta từ 1 hang ổ các sát thủ thành 1 lãnh thổ đáng kính nễ, được nối kết bằng các liên minh qua hôn nhân với các xứ láng giềng.

Cũng giống như các chúa đất, Jalal al-Din hết lượt liên kết rồi cắt đứt liên minh. Lúc đầu dường như ông ta giúp đỡ cho Khorazmshah và thậm chí đưa ra bài kinh nguyện nhân danh ông này tại Rudbar. Sau đó ông ta chuyển sự trung thành của mình sang Caliph, và giúp cho vị này nhiều việc, kể cả phá vụ mưu sát do một tiểu vương nổi lọan, tìm cách chui vào hàng ngũ phục vụ Khorazmshah, vụ mưu sát của Sharif tại Mecca. Về sau, ông ta nhanh chóng ra tay và kết thân với một lực lượng đầy khủng khiếp mới đang trổi dậy tại phương Đông. ‘ Họ (nhóm Ismaili) cho rằng khi Đại hãn Thành cát tư hãn phát xuất từ Turkestan, trước khi đặt chân đến đất nước người đạo Hồi, Jalal al-Din đã bí mật gởi sứ giả tìm đến yết kiến và dâng thư xin qui phục và trung thành. Điều này do nhóm Dị giáo tố cáo, tuy thật hư chưa rõ, nhưng việc sau đây thì rõ ràng hơn nhiều, đó là khi quân đội của Thành cát tư hãn tiến vào đất nước người đạo Hồi, Jalal al-Din là thủ lãnh đầu tiên ở bờ bên kia sông Oxus mau mắn gởi sứ giả và cống nạp để tỏ rõ lòng trung thành.

Vào tháng 11 năm 1221, sau khi nắm quyền chỉ vỏn vẹn có 10 năm, Jalal al-Din chết. "Jalal al-Din chết vì bệnh kiết lỵ, và người ta nghi ngờ rằng ông ta bị mấy bà vợ của mình đánh thuốc độc với sự tiếp tay của bà chị và một số người bà con của ông ta. Theo di chúc để lại, quyền quản lý lãnh địa và giám hộ cho người con của ông ta là Ala al-Din được giao cho vizier. Ông này nghi ngờ việc đầu độc cho nên đã đem giết nhiều bà con, người chị, các bà vợ và kẻ thân cận của Jalal ‘.

Sự phục hồi các qui định nghi thức và những hòa giải với nhóm chính thống và với Caliph của Jalal al-Din đã được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Theo Juvayni và các sử gia dòng Sunni tại Ba tư, đó là sự biểu hiện của việc cải cải tà qui chính thực sự về tôn giáo - là lòng mong muốn từ bỏ những niềm tin và đường lối xấu của các bậc tiền nhiệm, và đưa tín đồ trở lại con đường chân chính đạo Hồi, con đường mà họ đã chệch hướng quá xa. Bản thân vị Caliph dường như cũng cảm thấy hài lòng với đức tin tốt đẹp của Hasan, và khi can thiệp để giúp cho ông ta cưới các công nương xứ Gilan và dành cho bà mẹ ông này vị trí danh dự trong đoàn hành hương, cho thấy những ưu ái trên mức cần có của 1 liên minh. Ngay cả những kẻ lắm ngờ vực tại Qazvin cũng phải tin vào lòng chân thành của Jalal al-Din. 6 thế kỷ sau dưới thời của Tể tướng Metternich ở Vienna, học giả Joseph von Hammer lại có quan điểm khác vì ông ta không dễ tin như thế : " Vì vậy, gần như chắc chắn, là sự cải tà qui chánh từ phái Ismaili sang Hồi giáo của Jeladdin, được tuyên cáo ầm ĩ ở bên ngòai, và việc bội đạo công khai của ông ta, chẳng qua chỉ là tính đạo đức giả và là 1 sách lược được chuẩn bị kỹ càng, nhằm lấy lại lòng tin của dòng này, vốn đã bị các giáo sĩ nguyền rủa, bị các vương hầu cấm đóan, vì các giáo thuyết của họ được công bố một cách khinh suất, và nhằm chiếm cho cá nhân tước hiệu vương thân, tức là cao hơn chức vụ một đại pháp sư. Cũng giống như các thầy tu dòng Tên khi bị nghị viện doạ trục xuất, và giải tán theo sắc chỉ của Giáo hòang tại Vatican – trước nguy cơ khắp nơi, các chính phủ, các nội các lên tiếng phản đối những nguyên tắc về đạo đức và chính sách của họ - thì họ liền từ bỏ cái giáo thuyết về việc giết vua và khởi lọan hợp pháp của họ mà đám biện sĩ cuả họ thuận miệng nhắc tới, và công khai tố cáo các tín điều mà giữa họ với nhau được coi là các luật lệ đích thực của dòng tu ‘.

Đối với nhóm Ismaili cũng vậy, những thay đổi này cần được giải thích. Nói cho cùng, họ không chỉ là 1 lãnh địa phải phục tùng thủ lãnh địa phương, mặc dù đối với thế giới bên ngòai họ là như thế, họ lại càng không phải là 1 băng đảng chỉ gồm những kẻ âm mưu và giết người. Họ là những giáo đồ nhiệt thành của 1 tôn giáo, có 1 quá khứ đầy tự hào và một nhiệm vụ to lớn – và cũng giống như mọi tín đồ chân chính khác, họ đều cảm thấy cần phải bảo vệ nguyên vẹn tính chân chính những gì họ tin tưởng. Điều này đòi hỏi là tất cả những thay đổi - từ luật đạo cho tới sự Sống lại, từ sự Sống lại cho đến sự giả vờ theo hình thức Sunni, và cuối cùng quay trở lại phái Ismaili nằm trong vòng luật giáo - tất cả đều phải có giá trị và ý nghĩa tôn giáo.

Người ta tìm ra được câu trả lời trong 2 nguyên tắc- trong giáo thuyết Taqiya, sự che dấu của những niềm tin thực sự của một người khi gặp nguy hiểm, và theo một quan niệm cũ của phái Ismaili về các thời kỳ đan xen giữa che dấu và biểu lộ. Những nguyên tắc này tương ứng với các giai đoạn đối phó với giáo luật bên ngòai và chân lý bên trong, mỗi thời kỳ như thế được 1 Imam khai cơ mang đến 1 sứ mệnh mới. 1 tài liệu Ismaili vào thế kỷ 13 cho biết:’ Thời kỳ của mỗi tiên tri rao giảng những hình thức bên ngòai của luật thánh đươc gọi là thời kỳ che dấu, và thời kỳ của mỗi Qa’im, người sở hữu những chân lý bên trong các giáo luật của các đấng tiên tri, thì được gọi là qiyama (sự Sống lại) ‘. Một giai đọan che dấu mới bắt đầu vào năm 1210, khi Jalal al-Din Hasan lên cầm quyền. Lần này không phải chính các vị Imam ẩn thân như trong các giai đoạn che dấu trước, mà chính là họ che dấu nhiệm vụ thực sự của họ. Khi chân lý bên trong bị che dấu, thì sự chấp nhận hình thức tuân thủ giáo luật bên ngòai như thế nào cũng không hề quan trọng.

Khi Jalal al-Din chết, người con trai độc nhất mới 9 tuổi tên là Ala al-Din Muhammad kế vị. Trong một thời gian khá dài vị vizier của Jalal al-Din là thủ lãnh thực tế của lâu đài Alamut, và dường như ông này duy trì một đường lối hòa hõan với thế giới Sunni. Tuy nhiên, có 1 phản ứng đang bắt đầu nhen nhúm. Tại các lãnh địa Ismaili, luật thánh không còn được tôn trọng, và thậm chí còn có báo cáo cho biết là bị ngăn cản cố ý. Juvayni và các sử gia người Ba- tư cho rằng vị Imam mới tạo nên những thay đổi trên :’ Hiện giờ, Ala al-Din chỉ là một đứa trẻ, không chút học vấn, bởi vì theo niềm tin sai lạc của họ, …thì Imam về cơ bản là Imam, dù có là 1 đứa trẻ nằm trong nôi, hoặc một thanh niên, hoặc 1 người lớn, và bất cứ cái gì vị này nói hay làm …., thảy đều đúng cả. … Cho nên, bất cứ đường lối nào mà Ala al-Din chọn, không phàm nhân nào được phép phản đối, và … việc quản lý công việc lại do đàn bà quyết định, các nền móng mà người cha ra công xây đắp giờ bị đạp đổ … nhưng ai đã từng chấp nhận luật Shari’a và Hồi giáo do sợ người cha nhưng trong lòng dạ xấu xa và đầu óc đen tối của họ vẫn còn tin tưởng vào tín điều độc ác của ông nội ông ta … khi thấy rằng không ai ngăn trở họ phạm vào những tội lỗi bị cấm … họ lại quay về với cái Dị giáo … và …khôi phục quyền lực …Những người còn lại…, những người chấp nhận Hồi giáo vì lòng tin … lấy làm hỏang sợ … và … lại phải che dấu sự thực họ là các giáo đồ Hồi giáo. …

Sau khi cậu bé này cầm quyền được 5 hoặc 6 năm … thì mắc bệnh trầm uất. … Không ai dám làm trái ý … người ta dấu đi tất cả các báo cáo trong và ngòai lãnh địa...không có một cố vấn nào dám thốt 1 lời trước mặt cậu ta…. Cậu ta để mặc cho việc trộm cắp, trấn lột và cướp bóc xảy ra hàng ngày trong lãnh địa của mình ; và cho rằng mình có thể bỏ qua cho cách hành xử này bằng những lời giả dối và ban tặng tiền bạc. Và khi tất cả sự việc vượt quá giới hạn, thì cả cuộc đời, vợ con, nhà cửa, lãnh địa và tài sản đều bị cuốn hút vào cơn điên lọan và mất trí này …

Mặc dù với những khó khăn trên, vẫn còn các thủ lãnh có năng lực để lèo lái công việc của giáo phái, và trong thời gian Ala al-Din cầm quyền có nhiều hoạt động trí thức và chính trị. Một trong những nhiệm vụ - và vinh quang - được thừa nhận của 1 thủ lãnh Hồi giáo là vai trò bảo trợ khoa học và học thuật, và các Imam phái Ismaili không hề lạc hậu chút nào về mặt này. Thư viện của lâu đài Alamut nổi danh - ngay cả Juvayni là người đố kỵ mạnh cũng phải thừa nhận là mình có quan tâm đến thư viện này – và trong giai đoạn đó, thư viện cũng lôi cuốn được một số học giả từ bên ngoài. Đứng đầu trong nhóm là Nasir al-Din Tusi (1201-74) - triết gia, nhà thần học và chiêm tinh gia - đã từng lưu lại ở đây nhiều năm trời. Vào thời gian đó, ông theo nhóm Ismaili và thực tế đã viết ra một số tác phẩm mà đến nay vẫn còn được coi là cặn kẻ về phái Ismaili. Về sau, ông ta xưng mình thuộc phái thờ 12 Imam, tức là phái có chút ít sự gắn kết với phái Ismaili. Vẫn còn chưa rõ phái nào có liên quan đến taqiyya (sự che dấu), phái mà ông ta trung thành, hoặc cả 2.

Trong những năm đầu dưới sự cai trị của Ala al-Din, tình hình tại Iran thuận lợi cho sự bành trướng của nhóm Ismaili. Đế quốc Khorazm đã bị xé nát khi quân Mông cổ xâm lăng, và trong lúc vị vua cuối cùng của đế quốc này, Sultan Jahal al-Din, cố gắng vô vọng nhằm phục hưng đất nước tơi tả của mình, thì người Ismaili đã thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của họ. Cũng trong khoảng thời gian này, họ chiếm lấy thành phố Damghan, gần pháo đài Girdkuh, và công khai muốn chiếm lấy thành Rayy, nơi mà người Khorazm đã ra lệnh tàn sát các da’i phái Ismaili vào năm 1222.

Năm 1227, Sultan Jalal al -Din buộc nhóm Ismaili phải chấp nhận 1 cuộc hưu binh và đem cống nạp thành phố Damghan. Trước đó không lâu, một sĩ quan Khorazm là Orkhan đã bị họ ám sát để trả đủa cho cuộc đột kích vào trang trại của người Ismaili tại Quhistan ; Nasawi, người chép tiểu sử của Jalal al –Din, vua Shah xứ Khorazm, vẽ ra 1 bức tranh sinh động như thế này : " 3 tên fida’i xông vào tấn công Orkhan và giết ông này ở ngoại thành. Sau đó chúng tiến vào thành phố, tay cầm dao, lớn tiếng hô tên Ala al-Din, cho tới khi chúng đến cổng dinh của vị vizier Sharaf al- Mulk. Họ xộc vào phủ thư ký, nhưng không tìm thấy ông này, bởi vì đúng lúc đó ông ta đang ở tại lâu đài của Sultan. Họ làm bị thương 1 lao công rồi chạy vụt ra ngoài, hô hào tập hợp và khoe khoang thắng lợi. Từ trên các mái nhà, dân chúng hè nhau ném đá giết chết bọn họ. Còn chút hơi tàn, họ gắng hô to:’ Chúng ta xả thân vì chúa công Ala al-Din.”

Chính vào thời điểm này, Badr al-Din Ahmad, đặc sứ của Alamut, đang trên đường đi gặp Sultan. Khi nghe được những sự cố, đương nhiên là ông ta có phần nào e ngại về buổi tiếp kiến, cho nên ông ta viết thư cho vị vizier xin ý kiến là có nên tiếp tục chuyến đi họăc quay về. Vị vizier, do sợ bản thân của mình bị liên luỵ, nên hồ hởi tiếp đặc sứ của nhómIsmaili, hy vọng rằng sự có mặt của ông này sẽ ‘ bảo đảm cho mình khỏi phải chịu cái số phận đáng sợ và các chết kinh hãi đã xảy ra cho Orkhan’. Vì thế, ông ta dục viên đặc sứ đến gặp mình và hứa làm tất cả để giúp hoàn thành sứ mạng.

Rồi 2 người đi cùng nhau, vị vizier cố hết sức để lấy lòng ông khách đáng gờm này. Tuy nhiên, tình bạn của họ bị ngăn trở vì 1 sự cố không may. ‘ Khi đến đồng bằng Serat, trong 1 giây phút buông thả do say vì uống nhiều, Badr al-Din nói : ’Ngay tại nơi này, trong đám lính tráng của ngài cũng có fida’i của chúng tôi, từ lâu họ đã chui vào hàng ngũ của ngài, người thì giữ ngựa, người thì phục vụ cho viên thị quan chính (pursuivant) của Sultan. Sharaf al- Mulk cố nài đưa họ ra mắt và tặng ông này 1 chiếc khăn coi như dấu hiệu bảo đảm an toàn (safe-conduct). Thế là, Badr al-Din Ahmad gọi 5 tên fida’i tới, và khi đến, 1 tên người Ấn trong bọn nói với Sharaf al- Mulk một cách xất xược :” Đúng ra là tôi đã giết ngài vào ngày giờ này tại chỗ này chỗ này ; nhưng tôi không làm vì chưa nhận lệnh phải xủ trí ngài”. Khi Sharaf al -Mulk nghe những lời trên, ông ta cởi phắt áo choàng ra, chỉ mặc áo sơ mi, rồi ngồi ngay trước mặt họ và nói :” Vì cớ gì ?. Ala al-Din muốn gì ở ta ? Ta có tội lỗi hoặc thiếu sót gì mà ông ta muốn uống máu ta ? Ta chỉ là nô lệ của Ala al –Din, là nô lệ của Sultan, đang ở trước mặt các ngươi đây. Muốn làm gì ta thì cứ làm ". Sultan rất lấy làm tức giận khi biết được tình cảnh khốn khó của Sharaf al -Mulk, lập tức truyền lệnh cho ông ta phải đem 5 tên fida’i ra thiêu sống. Vị vizier xin tha cho chúng, nhưng vô ích, đành phải thực hiện lệnh của Sultan :’ Ngay ở cửa lều một đống lửa to được nhóm lên, và 5 tên kia bị quăng vào lửa. Khi bị thiêu, chúng cứ gào : ’ Bọn ta xả thân vì chúa công Ala al-Din ", cho tới chết hẳn, xác cháy thành tro, bay tung theo gió.’ Để chắc ăn, Sultan xử tử luôn viên thị quan chính vì tội tắc trách.

Chính mắt Nasawi chứng kiến kết cuộc.’ Một ngày nọ, khi tôi đang ở chỗ Sharaf al- Mulk tại Bardha’a, có 1 đặc sứ tên là Salah al-Din từ Alamut tìm đến và nói:” Ngài đã thiêu chết 5 fida’i của chúng tôi. Nếu muốn yên ổn, ngài phải trả món nợ máu 10.000 đồng dinar cho mỗi người.”. Những lời này làm cho Sharaf al- Mulk kinh hãi đến mức tê liệt suy nghĩ và hành động. Ông ta tiếp đãi viên đặc sứ trọng hậu, biếu nhiều quà tặng và chiêu đãi tươm tất, rồi lệnh cho tôi viết một công văn, trong đó xin giảm từ 10.000 dinar mỗi người xuống còn 30.000 dinar là khoản cống nạp hàng năm mà họ có nhiệm vụ nộp vào kho của Sultan. Sharaf al- Mulk đóng ấn vào văn kiện.

Thỏa hiệp giữa Khorazmmshah và nhóm Ismaili tỏ ra không mấy tác dụng. Những vụ cải cọ linh tinh với Sultan Jalal al-Din vẫn tiếp tục xảy ra, trong khi đó nhóm Ismaili cứ quan hệ thân thiện với 2 kẻ thù chính của người Khorazm – đó là Caliph ở phía Tây và bọn Mông cổ ở phía Đông. Vào năm 1228, nhà ngọai giao Ismaili là Nadr al-Din vượt sông Oxus đi về hướng đông tới triều đình Mông- cổ ; 1 thương đòan người Ismaili trẩy hướng tây gồm 70 người bị người Khorazm chặn lại và tàn sát vì có 1 đặc sứ Mông cổ cùng đi với họ để đến Anatolia. Sự hục hặc giữa nhóm Ismaili và người Khorazm còn tiếp tục trong nhiều năm, có lúc được thổi bùng lên qua các vụ giao tranh, ám sát hoặc thương thuyết.

Nasawi có lần được cử theo 1 sứ đoàn đến Alamut để đòi thanh tóan đủ số cống nạp phải nộp cho Damghan.Ông này mô tả nhiệm vụ của mình với đôi chút hài lòng: ’ Ala al-Din biệt đãi tôi so với những đặc sứ khác của Sultan, tiếp đãi hết sức trọng thị và hào phóng. Ngài đối xử tử tế, và 2 lần tặng tôi quà và áo bào. Ngài bảo :’ Ngươi là người đáng kính. Rộng rãi với 1 con người như thế không bao giờ phí phạm ". Giá trị của những thứ ban cho tôi, tính bằng tiền mặt và hàng hóa, gần đến 3000 đồng dinar, ‘ gồm có 2 áo bào, 1 chíếc là áo chòang satanh, 1 mũ trùm đầu, một mũ dạ và áo chòang không tay, một chiếc áo có lót satanh và chiếc kia lót nhiễu Trung quốc ; 2 thắt lưng giá 200 đồng dinar, 70 mảnh vải ; 2 con ngựa với yên cương và núm yên ngựa ; 1000 đồng dinar vàng, 4 con ngựa có tấm phủ lưng ; một đàn lạc đà xứ Bactria ; và 30 áo bào cho đám tùy tùng. Nói không ngoa, rõ ràng là chúa công Alamut đã được thế giới này cống nạp khá nhiều món ngon vật tốt.

Việc tranh chấp với Khorazmshah không phải là điều quan tâm duy nhất của nhóm Ismaili. Ở gần thì họ giở trò đánh đấm với các thủ lãnh ở Gilan, nơi mà không thể nào cải thiện được mối quan hệ vì đã giết vô cớ mấy công nương xứ Gilan sau cái chết của Jalal al-Din Hasan ; có lúc nhóm Ismaili chiếm thêm một số đất đai của xứ Gilan, gần Tarim. Ngược lại, mối giao hảo với các cựu thù tại Qazvin lại tương đối êm ắng. Có một chuyện khá ngạc nhiên là Ala al-Din Muhammad, lại là 1 đệ tử thuần thành của 1 vị Shayk tại Qazvin ; mỗi năm tặng cho ông này 1 khoản gồm 500 đồng dinar vàng để cho vị này chi dụng thức ăn, thức uống. Khi người dân Qazvin trách cứ vị Shayk đã sống bằng tiền của kẻ dị giáo, ông này trả lời: " Nếu Đấng Imam cho rằng hợp pháp khi lấy máu và tiền của bọn dị giáo ; thì lại càng hợp pháp gấp đôi khi bọn chúng tự nguyện cống nạp ". Ala al-Din cho dân chúng thành Qazvin biết sở dĩ ông ta không đụng đến thành này là vì có vị Shaykh ở đó. " Nếu không vì vị, ta sẽ biến Qazvin thành tro bụi rồi bỏ vào thúng để mang về Alamut”.

Tuy đứng ra gây chiến tranh, đột kích, ám sát, nhưng nhóm Ismaili không quên mục đích hàng đầu của họ là giảng đạo và cải đạo, và cũng vào thời điểm đó họ đạt được một trong những thành công quan trọng khi cấy được tín ngưỡng của họ vào vùng đất Ấn độ. Nhiều thế hệ qua, giáo lý cũ của nhóm Ismaili theo Musta’l đã cắm chắc rễ tại Ấn độ nhất là vùng bờ biển Gujerati ; giờ đây một phái bộ truyền giáo từ Iran triển khai " giáo lý mới " của phái Nizari vào tiểu lục địa Ấn độ, nơi sẽ trở thành 1 trung tâm chính của phái này.

Juvayni và các sử gia dòng Sunni Ba tư khác đã đưa ra 1 bức tranh rất thù nghịch về Ala al-Din Muhammad, dưới hình ảnh một người nát rượu dễ bị những cơn sầu chán và giận dữ. Trong những năm cuối đời, ông ta lại hục hặc với người con cả là Rukn al-Din Khurshah, vốn đã được ông ta chỉ định làm Imam từ khi còn rất bé. Về sau, ông ta tìm cách huỷ bỏ sự chỉ định này và cử một người con trai khác, nhưng nhóm Ismaili " dựa theo giáo lý, từ chối công nhận điều này và cho rằng chỉ có lần chỉ định đầu tiên mới có giá trị ".

Sự hục hặc giữa cha và con đưa đến cảnh khủng hoảng vào năm 1255. Vào năm này, cơn điên của Ala al-Din trở nên nặng hơn và… căm ghét đối với Rukn al –Din nhiều hơn … Rukn al –Din cảm thấy mạng sống của mình không an toàn … và vì vậy ông ta tính chuyện bỏ trốn, chạy đến các lâu đài ở Syria, tìm cách chiếm lấy một cái, nếu không được thì chiếm lấy Alamut, Maymundiz và một vài lâu đài khác tại Rudbar, nơi có nhiều kho tàng và đá quí … rồi khởi loạn … Phần lớn các quan chức thuộc lãnh địa của Ala al-Din đều ái ngại cho người con, bởi vì không biết điều gì sẽ xảy ra cho cái mạng của người này.

Ruhn al-Din đưa ra 1 lập luận như sau để thăm dò. Ông ta cho rằng " do tính tình hiểm ác của cha ta nên quân đội Mông cổ mới có ý tấn công lãnh địa, còn cha ta thì chẳng quan tâm đến cái gì cả. Ta sẽ li khai và cử sứ giả gặp Hoàng đế trên mặt đất (Hãn Mông cổ) và đến yết kiến tại triều đình để xin thần phục và bày tỏ lòng trung thành. Và từ rày về sau, ta sẽ không cho phép bất cứ kẻ nào trong lãnh địa của ta được phạm 1 hành động sai trái [ và để bảo đảm ] cho dân chúng trong vùng sống sót yên ổn ”.

Với khẳng định này, các thủ lãnh Ismaili nhất trí ủng hộ Ruhn al-Din, thậm chí còn chống lại người của cha ông này ; nhưng có một điều mà họ chưa làm là không ra mặt chống đối đích danh Ala al-Din. Vị Imam, ngay cả khi điên loạn, vẫn còn mang tính thiêng liêng, đụng tới ông ta tức là báng bổ, là phản bội.

Thật là may mắn cho nhóm Ismaili - hoặc cho một số ít người trong bọn họ - là không cần phải đi đến 1 lựa chọn khủng khiếp như thế. Khoảng 1 tháng sau thoả hiệp đó, Ruhn al-Din đổ bệnh và thoi thóp trên giường bệnh. Khi Ruhn nằm liệt giường, thì người cha, Ala al –Din, theo Juvayni, đã bị 1 kẻ không rõ danh tính ám sát trong khi ngủ mê mệt vì say bí tỉ.. Việc này xảy ra vào ngày 1 tháng chạp năm 1255. Việc ám sát một thủ lãnh của nhóm sát thủ ngay tại hang ổ của ông ta đã dấy lên nhiều điều nghi ngờ và cáo buộc. Một số người hầu của vị Imam quá cố bị bắt gặp gần nơi án mạng đều bị đem ra giết và người ta còn cho rằng 1 nhóm các kẻ thân tín đã âm mưu chống lại Ala và đã đưa người bên ngoài từ Qazvin đến Alamut để thực hiện âm mưu này. Cuối cùng, họ nhất trí về thủ phạm như sau :’ Qua một tuần, căn cứ các dấu hiệu và chỉ điểm rõ ràng, tất cả nhất trí là Hasan của xứ Mazandaran, là kẻ kề cận sủng ái ngày đêm không hề xa lìa một bước, người giữ tất cả những bí mật của Ala al-Din, đã ra tay hạ sát Ala. Có người cho rằng vợ của Hasan, vốn là nhân tình của Ala al-Din, đã báo cho Ruhn al-Din các bí mật liên quan đến ám sát mà Hasan thổ lộ cho vợ biết. Rồi điều phải đến đã đến 1 tuần sau đó, Hasan bị kết tội chết, xác bị đốt, con cái, gồm 2 gái và 1 trai, cũng bị đốt ; và Ruhn al –Din thay mặt cha cai trị lâu đài ".

Trong những năm cuối của triều đại Ala al-Din, nhóm Ismaili ngày càng phải đối đầu với kẻ thù khủng khiếp nhất trong tất cả các kẻ thù của họ - giặc Mông cổ. Vào năm 1218, các đội quân của Thành Cát Tư Hãn, thủ lãnh của 1 Đế quốc mới đang hình thành tại phía Đông châu Á, đã tiến đến bờ sông Jaxartes, kế cận với vùng Khorazmshah.Chẳng bao lâu, một vụ việc xung đột biên giới được coi là cái cớ để đưa quân tiến về hướng tây. Vào năm 1219, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân vượt sông Jaxartes tiến vào vùng đất của người Hồi. Năm 1220, ông ta đánh chiếm các thành phố Hồi giáo cổ như Samarqand và Bukhara,và tiến về phía sông Oxus ; và năm sau, vượt sông Oxus, chiếm lấy thành Balkh, Merv và Nishapur, và thống lãnh toàn bộ miền đông Iran. Cái chết của Thành Cát Tư Hãn vào năm 1227 chỉ làm chậm bước tiến trong một thời gian ngắn. Vào năm 1230 người kế vị tung ra 1 đợt tấn công mới vào xứ Khorazmshah rệu rã ; và vào năm 1240, quân Mông cổ đã tràn qua miền tây Iran, tấn công Gruzia, Armenia và phía bắc vùng Lưỡng hà.

Đợt tấn công cuối cùng xảy ra vào giữa thế kỷ 13. Từ Mông cổ, Đại Hãn sai người em là Hulegu -tức là cháu nội Thành Cát Tư Hãn -, chỉ huy một đợt viễn chinh mới với mệnh lệnh là chiếm lấy tất cả các vùng đất Hồi giáo đến tận Ai cập. Chỉ trong vòng vài tháng, các kỵ sĩ tóc dài người Mông cổ đã dẫm nát Iran, phá tan mọi chướng ngại và vào tháng giêng năm 1258, tất cả các mũi giáp công vào thành Baghdad. Vị Caliph cuối cùng sau một hồi cố gắng chống trả vô vọng, đành phải cố xin được miễn tội chết. Các chiến binh Mông cổ tràn vào thành, tha hồ cướp bóc, đốt phá và vào ngày 20 tháng 2,Vị Caliph bị giết cùng với tất cả gia đình. Sau 500 năm là thủ lãnh danh nghĩa của phái Hồi giáo Sunni, dòng Abbas đến đây là chấm dứt.

Các Imam của lâu đài Alamut, cũng giống như các thủ lãnh Hồi giáo cùng thời, không hề ngờ nghệt khi đối đầu với đám ngoại đạo Mông cổ tấn công vào Hồi giáo. Vì đang tranh chấp với Khorazmshah, cho nên Vị Caliph al – Nasir không thấy bực mình chút nào với sự xuất hiện của 1 kẻ thù mới, đầy nguy hiểm lấp ló từ phía xa của đế quốc Khorazm - và đồng minh của ông ta, Imam Jalal al-Din Hasan, là một trong những người đầu tiên gởi thư tỏ bày thiện chí đối với Đại Hãn. Thật ra, có lúc nhóm Ismaili cũng tỏ vẻ đoàn kết với các láng giềng Sunni để chống lại mối đe doạ mới. Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục miền đông Iran, thủ lãnh Ismaili tại Quhistan niềm nở cho nhóm dân Sunni vào tị nạn tại các pháo đài trên núi của ông ta. Khi nói về thủ lãnh Ismaili tại Quhistan, một du khách Hồi giáo kể lại :’ Tôi thấy ông ta là một người có học vấn sâu rộng … khôn ngoan, rành về khoa học, triết học ; ở cái xứ Khurasan này không có mấy người như ông ta xét về mặt triết gia và hiền nhân. Ông ta thưòng cưu mang các lữ khách, người phương xa nghèo khó ; và người Hồi giáo nào ở Khurasan có dịp kề cận đều được ông ta che chở. Vì thế, ông ta tập hợp được một số học giả Hồi giáo xuất sắc nhất tại Khurasan … ông ta đối đãi họ trọng thị và tỏ ra rất tử tế. Về mặt này, họ cho biết là trong 2 hoặc 3 năm đầu của thời kỳ hỗn loạn tại Khurasan, các học giả và khách qua đường đã nhận được một ngàn bộ quần áo, 700 con ngựa có đủ yên cương lấy từ kho lẫm của thủ lãnh. Làm được như thế cho thấy các tụ điểm Ismaili chưa bị quân Mông cổ tấn công, và chẳng bao lâu Alamut nghe được lời than phiền của dân chúng về tính hào phóng của ông ta, những người này đòi hỏi – và được giải quyết - là 1 người quản trị không nên phung phí tiền bạc của nhómIsmaili cho người ngoài. Sử gia Minhaj-i Siraj Juzjani, đã từng phục vụ cho các thủ lãnh vùng Sistan, đã 3 lần viếng các tụ điểm của nhóm Ismaili tại Quhistan - trong những lần công cán ngoại giao nhằm mở lại các con đường giao dịch và 1 lần đi mua sắm, để mua " quần áo và những thứ cần dùng khác ", những thứ đã bắt đầu hiếm tại miền đông Iran " vì sự tấn công của quân ngoại đạo ". Rõ ràng là nhóm Ismaili tại Quhistan có lợi thế vì chưa bị tấn công.

Bất cứ sự thoả thuận nào giữa nhóm Ismaili và quân Mông cổ, nếu có, đều không lâu bền. Các ông chủ mới của châu Á không thể chịu được tình trạng cứ mãi độc lập của đám tín đồ đầy nguy hiểm và hiếu chiến này - và trong đám chiến binh của họ cũng không thiếu những tín đồ Hồi giáo mộ đạo nhắc nhở cho họ biết về mối nguy hiểm của đámIsmaili. Có người nói rằng, Vị Qadi chính tại Qazvin khi diện kiến Đại Hãn phải mang 1 áo giáp, và giải thích rằng phải làm như vậy vì lúc nào cũng có nguy cơ bị ám sát.

Lời cảnh báo không hề thừa. Sứ thần Ismaili đi dự Đại Hội tại Mông cổ bị đuổi về, và viên tướng Mông cổ tại Iran báo cho Đại Hãn biết rằng 2 kẻ thù cứng cổ nhất của Ngài làCaliph và nhóm Ismaili. Tại Karalorum, các biện pháp được triển khai để bảo vệ Đại Hãn tránh khỏi những cuộc tấn công do các đặc nhiệm Ismaili. Khi Hulegu dẫn quân chinh phạt đến Iran vào năm 1256, thì mục tiêu đầu tiên của ông ta là các lâu đài của nhóm Ismaili.

Thậm chí trước khi đến nơi, quân Mông cổ tại Iran, có sự tiếp tay của Hồi giáo đã tung các cuộc tấn công vào các cứ điểm Ismaili tại Rudbar và Quhistan, nhưng chỉ đạt được một số thành công hạn chế. Mũi tiến công vào Quhistan bị đẩy lùi vì nhóm Ismaili phản công, còn vụ đột kích vào pháo đài lớn tại Girdkhu thì thất bại hoàn toàn. Khi cố thủ trong lâu đài, nhóm Ismaili có được lợi thế là có thể cầm cự lâu dài với các đợt tấn công của quân Mông - nhưng vị Imam mới lại có quyết định khác.

Một trong những vấn đề mà Ruhn al – Din Khurshah không cùng ý với cha mình là chống lại hoặc cộng tác với quân Mông cổ. Khi lên nắm quyền, Ruhn ra sức hoà hoãn với các nước Hồi giáo láng giềng ; ‘ không giống như người cha, ông ta bắt đầu xây dựng nền móng thân hữu với những nước này. Ông ta cũng gởi sứ giả đến khắp các tỉnh ra lệnh người dân phải hành sử đúng tư cách người Hồi giáo và giữ cho giao thương thông suốt.” Sau khi bảo vệ được vị trí của mình trong nước, ông ta gởi 1 sứ giả đến gặp chỉ huy quân Mông cổ tại Hamadan là Yasa’ur Noyan, mang theo các chỉ thị là rằng khi cờ tới tay, ông ta sẽ hết lòng tuân phục và sẽ cạo sạch lớp bụi bất mãn ra khỏi sắc mặt trung thành .

Yasa’ur khuyên Ruhn al-Din đích thân đến thần phục Hulegu và vị Imam phái Ismaili hoà hoãn bằng cách cử người em là Shahanshah đi thay. Quân Mông cổ thử đưa quân vào Rudbar, nhưng lại bị nhóm Ismaili cố thủ trong các vị trí hiểm yếu đẩy lùi, cho nên chúng chỉ đốt phá mùa màng rồi rút lui. Trong khi đó, những cánh quân Mông khác lại tấn công vùng Quhistan và chiếm được nhiều trung tâm Ismaili.

Hài lòng vì gặp được Shahanshah, giờ đây Hulegu lại gởi đến 1 sứ điệp mới. Chính bản thân Ruhk al -Din không mắc lỗi gì ; nếu ông ta phá bỏ các lâu đài, đích thân đến xin thần phục, thì quân đội Mông cổ sẽ tha cho lãnh địa của ông ta. Vị Imam kéo dài thời gian. Ông ta cho triệt hạ một số lâu đài, nhưng với Alamut, Maymundiz và Lamasar, chỉ cho tháo dỡ tượng trưng, và xin hoãn lại một năm sau mới đến chầu. Cùng lúc đó, ông ta gởi lệnh đến các thủ hiến tại Girdkuh và Quhistan " đích thân đến trình diện trước nhà vua và bày tỏ lòng trung thành và sự tuân phục của mình ‘. Điều này thì họ làm - nhưng lâu đài ở Girdkuh vẫn nằm trong tay nhóm Ismaili. Hulegu lại gởi 1 thông báo cho Ruhn al-Din yêu cầu phải đến chầu tại Damavand lập tức. Nếu trong vòng 5 ngày mà chưa đến đó được, thì Ruhn phải gởi con mình đến đó trước.

Ruhn al-Din gởi đứa con trai đến - thằng bé mới 7 tuổi. Hulegu, có lẽ nghi ngờ rằng đây không phải là đứa con thực sự của Ruhn, cho nên trả về với lý do là cậu này còn bé quá, và gợi ý Ruhn nên cử 1 người anh em khác để thế thân cho Shahanshah. Trong lúc quân Mông cổ tiến gần đến Rudbar, và khi sứ giả của Rukn al –Din gặp được Hulegu, thì quân Mông phát hiện là Rukn chỉ còn có 3 ngày để cất bước. Quân Mông cổ giáng 1 tối hậu thư :’ Nếu Rukn al-Din phá bỏ lâu đài Maymundiz và đích thân đến chầu Hoàng đế, thì ông ta sẽ được tiếp đãi tử tế và trân trọng phù hợp với đức khoan dung của người ; còn nếu ông ta không nhận ra hậu quả hành động của mình, chỉ có trời mới biết được việc gì sẽ xảy ra cho ông ta.’ Cùng lúc, quân Mông cổ vào được Rudbar và chia quân bố trí chung quanh các lâu đài. Đích thân Hulegu chỉ đạo vây hãm Myamundiz, nơi Rukn al-Din đang trú ngụ.

Dường như trong nhóm Ismaili không thống nhất ý kiến, người thì cho rằng khôn ngoan thì nên đầu hàng và cố gắng tranh thủ Hulegu được chừng nào hay chừng nấy, người thì muốn chiến đấu đến cùng. Rukn al-Din rõ ràng là chọn ý thứ nhất, và theo đuổi chính sách này hẳn nhiên là theo lời khuyên của một số cố vấn như nhà chiêm tinh Nasir al- Din Tusi, người ôm hy vọng - và cũng có lý do - là sau khi đầu hàng, mình sẽ có cơ hội kết thân với quân Mông cổ và biết đâu sẽ vớ được chút ít sự nghiệp mới. Có người còn nói rằng chính Tusi đã khuyên vị Imam đầu hàng vì các ngôi sao báo hiệu điềm xấu – Tusi cũng là đặc sứ cuối cùng của Rukn al-Din rời lâu đài Maymundiz đến doanh trại của quân hãm thành để thương thuyết việc đầu hàng. Hulegu đồng ý tiếp nhận Rukn al-Din, gia đình, tuỳ tùng và tài sản. Như Juvayni ghi nhận ;‘ ông ta… cống nạp tài sản để tỏ lòng trung thành. Tài sản này không lớn như lời đồn, nhưng mà cũng gần như thế, tất cả đều được đem ra khỏi lâu đài. Hoàng đế đem phần lớn tài sản này phân phát cho quân đội của mình ‘.

Rukn al-Din được Hulegu tiếp đãi tử tế, thậm chí còn chìu theo những sở thích cá nhân của ông này nữa. Ông ta được tặng 100 lạc đà cái tốt vì bản thân thích lạc đà xứ Bactria. Món quà này cũng chưa đủ ; Rukn al-Din còn thích chọi lạc đà, và không chờ được đến khi chúng đẻ, ông ta đã sung công trước 30 lạc đà đực. Một đặc ân khác đáng chú ý hơn là ông ta được phép cưới 1 cô gái Mông cổ, người mà ông ta đâm lòng yêu và úp mở tuyên bố sẵn lòng nhường lại lãnh địa của mình.

Hulegu có lý do để quan tâm đến Rukn. Nhóm Ismaili vẫn còn giữ một số lâu đài, và có thể còn gây ra lắm phiền phức. Lời khuyên họ ra đầu hàng của vị Imam của nhómIsmaili là 1 món hàng đáng giá đối với triều đình Mông cổ. Gia đình, đầy tớ tư trang và gia súc của vị này tất cả đều còn ở tại Qazvin ( những lời nhận xét của dân thành Qazvin không được ghi lại), và chính ông ta cũng tháp tùng Hulegu trong các cuộc chinh phạt sau này.

Rukn al-Din cố giữ lấy thân. Theo lệnh ông ta, phần lớn các pháo đài tại Rudbar, gần Girdkhh và tại Quhistan đều qui hàng, giúp cho quân Mông cổ khỏi phải tốn những chí phí khổng lồ và những rủi ro khi bao vây và tiến công. Có đến 100 pháo đài - chắc chắn là phóng đại. Có 2 pháo đài mà chỉ huy không chịu đầu hàng, không theo lệnh của chính vịImam - có lẽ do họ tin rằng ông ta làm thế là vì bị ép. Đó là pháo đài Alamut và Lamasar, 2 căn cứ lớn tại vùng Rudbar. Quân đội Mông cổ bao vây cả 2, và sau một vài ngày thì chỉ huy pháo đài đổi ý. ‘ nhìn thấy những hậu quả của vấn đề và sự rủi may của số phần, phía quân đội cử 1 sứ giả đến xin tha mạng và xin giảm tội. Ruhn al –Din cũng lên tiếng xin dùm và Hòang đế sẳn lòng bỏ qua các lỗi lầm của họ. Vào vào cuối tháng Dhu’l –Qa’da (bắt đầu vào tháng 12 năm 12561256), tòan bộ phe đảng của cái đám vô luân và cái tổ của Satan ấy mang vác tất cả các hàng hóa và của cải xuống núi. 3 ngày sau quân đội mới trèo lên lâu đài và tịch thu tất cả những thứ sót lại do chúng không thể mang theo được. Họ phóng tay đốt rụi nhiều tòa nhà, san bằng mọi thứ và biến tất cả thành bụi bay trong gió . Lamasar cầm cự cho đến năm sau, và cuối cùng đến năm 1258 phải đầu hàng quân Mông cổ. Tại Girdkuh, nhóm Ismaili không thèm tuân lệnh Rukn al-Din, cố giữ pháo đài, mãi đến mấy năm sau sau đó mới chịu khuất phục.

Do hầu hết các lâu đài chịu đầu hàng, cho nên Rukn al-Din không còn tác dụng đối với quân Mông nữa ; việc các thành phố Lamasar và Girdkuh chống trả chứng tỏ rằng ông ta chẳng còn ích lợi gì. Các sĩ quan Mông cổ tại Qazvin nhận được lệnh phải giết cả gia đình và tùy tùng của Imam ; còn chính vị Imam, theo lời đề nghị của ông ta, phải đi đến kinh đô Mông cổ tại Karakorum để chầu, nhưng Đại Hãn lại không cho gặp. Đại hãn nói ”Không cần phải dẫn ông ta đi quá xa như thế, bởi vì luật lệ của ta đã rõ.’ Hãy dẫn Rukn al-Din quay lại, cho hắn thấy các lâu đài còn lại đều đầu hàng và bị phá bỏ ; lúc ấy hắn mới được phép đầu hàng. Trên thực tế, ông ta không hề có cơ hội ấy. Trên đường quay về Ba-tư, đến chân rặng núi Khangay, ông ta được dẫn vào đường rẽ nói là để đi dự tiệc rồi bị giết.’ Ông ta và bọn tùy tùng bị đá cho đến khi mềm như bún rồi bị băm nát bằng kiếm, sau đó mọi vết tích bị thủ tiêu, và còn lại chăng chỉ là lời cuả người đời nhắc nhiều lần câu chuyện của ông ta và đồng bọn mà thôi ‘.

Việc tiêu diệt nhóm Ismaili tại Ba-tư không hòan tòan suôn sẻ như lời Juvayni. Các đồng đảng cho rằng, khi Rukn al-Din chết, người con kế vị và duy trì một chuỗi các Imam, mà cuối cùng là dòng họ Aga Khan xuất hiện vào thế kỷ 19. Nhóm Ismaili vẫn còn họat động trong một thời gian nữa, và thậm chí vào năm 1275 họ còn chiếm lại Alamut trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, chính nghĩa của họ không còn, và kể từ đó trở đi họ chỉ tồn tại như là 1 chi phái nhỏ tại các vùng nói tiếng Ba-tư, phân tán ở miền đông Ba-tư, Afghanistan và phần Trung Á thuộc Liên xô cũ. Tại Rudbar, họ không còn tăm dạng.

Sự tàn phá Alamut, và kết cục nhục nhã của thế lực Ismaili, đã được Juvayni mô tả một cách sống động.’ Trong hang ổ Alamut tại Rudbar của bọn tà giáo, sào huyệt của lũ giáo đồ tội lỗi của Hasan-i Sabbah… không 1 viên đá nào được giữ nguyên tại chỗ. Và tại nơi chưá chấp cái cải biến một thời phồn thịnh này, Đấng Hóa công Vĩnh cữu đã dùng cây bút bạo lực viết lên từng cánh cổng mỗi ngôi nhà câu thơ sau:” Trong những ngôi nhà vắng vẻ này chỉ toàn là đổ nát trống rỗng " [ Qur’an, xxvii,53]. Và tại chốn mua bán trong lãnh địa của những kẻ khốn khổ này, thầy tu báo giờ cầu nguyện (muezzin) có tên Định mệnh lớn tiếng rao " Hãy tránh xa những kẻ độc ác !”. " [ Qur’an, xxviii,43]. Đám phụ nữ bạc phước của họ, cũng giống như tôn giáo trống rỗng của họ, đều bị giết sạch. Và vàng của những kẻ điên khùng, lừa bịp 2 mặt này bên ngòai có vẻ như là vàng ròng nhưng thực ra chỉ là chì mà thôi.

‘ Ngày nay, nhờ cơ đồ rực rỡ của đức Hòang đế anh minh, nếu còn tên sát thủ nào lảng vảng tại nơi hoang vu hẻo lánh, thì hắn chỉ chăm chú công việc của đám đàn bà ; chỗ nào mà còn tên da’i tức là còn điềm chết chóc, và hãy bắt hết bọn rafiq làm nô lệ. Những kẻ tuyên giảng giáo lý Ismaili sẽ đền tội dưới lưỡi kiếm của Hồi giáo …Các bậc vua chúa người Hy lạp, người Frank, đã từng hết vía sợ đám người đáng nguyền rũa này, cam chịu nhục khi cống nạp cho họ, giờ đây có thể yên tâm kê gối cao mà ngủ. Và thảy các con dân của thế giới này, nhất là các tín đồ mộ đạo, đã được giải thóat khỏi những mưu toan xấu xa và những niềm tin uế tạp. Không những thế, tòan thể nhân lọai, sang hèn, cao thấp, đều chia sẻ niềm vui này. Câu chuyện của Rustam con của Dastan chỉ là một chuyện ngụ ngôn cổ tích khi đem so sánh với những việc này’

‘ Thế là thế giới từng bị ô uế bởi cái xấu nay đã được cạo rửa sạch sẻ. Khách lữ hành từ giờ trở đi sẽ tha hồ đi lại mà không phải lo sợ, không phải nộp tiền lộ phí, sẽ cầu nguyện cho công đức (còn tiếp tục) của đức vua nhân từ người đã nhổ sạch gốc rễ bọn chúng. Thật vậy, hành động này là tiên đơn chữa các vết thương đạo Hồi và chữa lành những hỗn lọan về đức tin. Hãy để cho những kẻ hậu sinh biết được mối nguy hại mà bọn chúng đã gây ra, sự hỗn loạn mà chhúng gieo vào lòng người. Ai đã từng hòa hõan với họ, dù là vua chúa thời trước hoặc các nguyên thủ hiện thời, đều run sợ lo cho tính mạng của mình và [những ai ] chống đối họ, ngày đêm phải sống trong sợ hãi vì đám tay chân vô lại của chúng. Như ly nước bị đổ quá đầy thì phải tràn ; như thể ngọn gió đã hết trớn.’ Đây là lời cảnh báo dành cho những ai hồi tâm [ Qur’an. vi,116] và xin Thượng đế cũng trừng trị như thế đối với tất cả những kẻ bạo ngược !.’

Chương 5

Sơn trung Lão nhân

Khi Hasan -i Sabbah còn đang cầm quyền tại lâu đài Alamut, và thông điệp của ông ta, bằng lời nói và bằng lưỡi gươm, được các sứ giả đem tới cho dân chúng và các vương hầu tại Iran, thì một nhóm thuộc hạ của ông ta lại cất bước băng qua vùng đất thù nghịch, để đến phía Tây. Đích đến là Syria ; mục đích là mang Lời giảng mới cho nhóm Ismaili cố cựu sống ở xứ này, và để mở rộng chiến tranh chống lại thế lực của dòng Seljuq, trải dài từ Tiểu Á cho đến biên giới Ai cập.

Lời giảng mới xuất phát từ Iran, và các tín đồ nhiệt thành đã đạt thành công lớn đầu tiên tại những vùng mang nền văn hóa và nói tiếng Ba- tư - miền tây và miền đông Ba-tư, và tại Trung Á. Đối với âm mưu thứ nhất muốn bành trướng về phía tây, Syria là lựa chọn đương nhiên của họ, còn Iraq, lại không có nhiều cơ hội tuy nằm sát phía Tây Ba-tư. Chắc chắn tại các thành phố ở Iraq đều có người cảm tình với nhóm Ismaili, nhưng các vùng thung lũng bằng phẳng có sông chảy qua vốn không thuận lợi mấy cho chiến thuật xâm nhập, cố thủ và tấn công của nhóm này. Còn đối với Syria, là 1 vấn đề khác. Nằm giữa vùng núi Taurus và Sinai, Syria 1 vùng gồm nhiều núi và thung lũng, sa mạc xen nhau, là nơi sinh sống của nhiều sắc dân khác nhau, có truyền thống địa phương độc lập mạnh mẽ. Không giống như các xã hội có lối sống dựa trên sông ngòi-thung lũng tại Iraq và Ai-cập, Syria hầu như không có sự thống nhất chính trị. Tại đây lúc nào cũng có tình trạng phân rã - giữa các đặc trưng phe phái tôn giáo và địa phương, luôn trong tình trạng tái diễn xung đột và đổi thay. Mặc dù cùng nói tiếng Ả-rập, người Syria lại theo nhiều giáo phái và tín ngưỡng khác nhau, với nhiều nhóm theo đức tin của nhóm Shi’ite cực đoan. Nhóm Shi’ite tiên khởi xuất hiện tại Syria vào thế kỷ thứ 8 ;vào khỏang cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ thứ 10, các Imam ẩn thân của nhóm Ismaili có thể an tâm dựa vào sự ủng hộ của dân đại phương để biến Syria thành cứ địa để đặt tổng hành dinh bí mật và trở thành nơi đầu tiên để dành thế lực. Việc hình thành chế độ Caliph dòng Fatimid tại Ai cập, rồi bành trướng sang châu Á, đã đưa Syria vào vùng ảnh hưởng của nhóm Ismaili vào cuối thế kỷ thứ 10 và thế kỷ 11, và mở cửa cho những tuyên truyền và giáo lý cuả nhóm Ismaili xâm nhập vào nước này.

Ngoài nhóm Ismaili công khai, còn có những giáo phái khác cũng có giáo thuyết gần giống như cuả nhóm Ismaili về mặt giáo lý và tầm nhìn (outlook), đã tạo nơi này thành một mảnh đất đầy hứa hẹn cho các sứ đồ từ lâu đài Alamut tới để tuyển người. Lấy một ví dụ như người Druze sống ở vùng núi Liban và các vùng phụ cận, họ vốn thuộc 1 chi phái Ismaili chống đối, mới vừa tách ra khỏi dòng chính, và cũng chưa lâm vào tình trạng cô lập ôm lấy những tập tục cũ như về sau này. Một nhóm khác cũng hứa hẹn cung cấp nhiều hỗ trợ đó là nhóm Nusayris, cũng còn gọi là nhóm Alawis, vốn là phái Shi’ite theo 12 Imam, nhưng lại nhiễm nhiều tư tưởng cực đoan. Tất cả đều lập cư tại vùng núi phía đông và đông-bắc Lattakia, và vào thời đó, họ cũng có mặt tại vùng hồ Tiberias và thung lũng sông Jordan.

Có thiên thời và có lẽ thêm địa lợi. Các nhóm người Thổ đầu tiên được biết đã nhập vào Syria vào năm 1064. Trong suốt những năm 70 thuộc thế kỷ 11, những nhóm người Thổ di dân tự do, và sau đó là quân đội chính qui người Seljuq đã tấn công nước này, và tiếp đến chiếm tòan bộ Syria, chỉ trừ dãi đất ven biển vẫn do dòng Fatimid giữ, chịu sự kiểm sóat của dòng Seljuq. Thủ lãnh của vùng này là Tutush, em của Đại Sultan Malikshah.

Vào năm 1095, Tutush bị giết tại Ba-tư khi ra trận tranh giành chức vụ Sultan đầy quyền lực. Cái kiểu thức địa phương chủ nghĩa cọng với cái truyền thống tranh dành ngôi vị của người Seljuq đã làm cho lãnh địa của ông này nát bấy. Syria lại bị chia thành những tiểu quốc nhỏ, do các vương hầu và lãnh chúa người Seljuq cai trị ; quan trọng nhất trong số đó là mấy người con của Tutush, Ridwan và Duqaq, nắm giữ 2 thành phố Aleppo và Damascus đối nghịch nhau.

Chính vào thời điểm lọan lạc và đầy rẫy xung đột này, một lực lượng mới toanh xuất hiện – đó là quân Thập tự. Từ thành phố Antioch ở phía bắc, họ tiến nhanh dọc theo vùng bờ biển xứ Syria mà không gặp phải lực lượng nào đủ sức ngăn trở, sau đó họ thành lập 4 quốc gia Latinh tại Edessa, Antioch, Tripoli và Jerusalem.

Sự mở rộng quyền lực của dòng Seljuq sang phía Syria đã đem theo nhiều vấn đề liên quan đến sự thay đổi và áp lực xã hội vốn quen thuộc tại phương Đông. Ngỡ ngàng vì bị các quốc gia Latinh xâm lược và sự chinh phục đã làm cho người Syria càng thêm khốn khổ và thất vọng và đẩy họ vào hòan cảnh dễ gần với những kẻ mang thông điệp đem lại hy vọng đươc cứu chuộc - nhất là đối với những ai vốn đã mang các tín niệm sẵn sàng chấp nhận một thông điệp kiểu như thế. Dòng Fatimid tại Cairo vẫn còn có các tín đồ tại Syria, là những người phái Ismaili theo Lời giảng cũ - nhưng do sự yếu hèn nhục nhã của chế độ tai Cairo không ngóc nổi đầu để chống trả sự đe dọa của bọn Thổ, hoặc bọn Latinh, cho nên họ phải chuyển sang phía nào tích cực, hiếu chiến hơn và cũng có phần dễ thành công hơn. Một nhóm Shi’ite và đa số nhóm Sunni dường như vẫn còn chung thủy với các những ràng buộc cũ ; nhưng cũng đã có nhiều người lại quây quanh lực lượng mới, có vẻ một mình cũng đủ sức đối đầu với những kẻ xâm lược và cai trị trong xứ.

Ngay từ lúc khởi đầu, các thuộc hạ của lâu đài Alamut tại Syria thử sử dụng các phương pháp tương tự và đã đạt được một số kết qủa giống như các đồng bọn của họ tại Ba-tư. Mục đích của họ là đánh chiếm hoặc bằng cách nào đó đọat được pháo đài làm căn cứ bàn đạp để phát ra các đợt khủng bố. Để đạt được cứu cánh này, họ tìm cách xúi giục và lèo lái lòng nhiệt tình của các tín đồ, nhất là tại các khu vực núi non ; cùng lúc, họ cũng không chê kiểu hợp tác bí mật với các vương hầu khi xét thấy cần đến một liên minh tạm thời và có mức độ mà cả 2 bên đều cần có.

Mặc dù được giúp đỡ như thế, và thỉnh thỏang cũng đạt được một số thành công, nhóm Ismaili nhận thấy rằng nhiệm vụ của họ tại Syria khó khăn hơn nhiều so với công việc tại Ba-tư - có lẽ phần nào vì họ là người Ba-tư phải làm việc trong một môi trường xa lạ. Sau ngót nửa thế kỷ hết sức quyết tâm, họ mới đạt được mục tiêu đầu tiên, và củng cố được 1 loạt các cứ điểm tại vùng trung tâm Syria, vùng rừng núi Jabal Bahra theo tên cũ, tức là Jabal Ansariyya ngày nay. Các thủ lãnh của họ, theo như chúng ta biết được, thảy đều là người Ba-tư, được Alamut phái tới theo lệnh của Hasan-i Sabbah và những người kế vị sau này. Việc chiến đấu để tồn tại của họ chia ra làm 3 giai đọan chính. Trong 2 giai đọan đầu, chấm dứt vào các năm 1113 và 1130, họ họat động liên tục ở Aleppo và Damascus nhờ sự tiếp tay của thủ lãnh 2 thành phố trên, và họ cố gắng phát triển sang vùng lân cận. Cả 2 đợt đều thất bại tai hại. Trong suốt giai đọan 3 bắt đầu từ năm 1131, họ cũng chiếm được các cứ điểm mà họ cần, khi chiếm đươc rồi, họ ra sức củng cố.

Lịch sử của nhóm Ismaili tại Syria, theo như các sử gia Syria ghi lại, chủ yếu chỉ là lịch sử những cuộc ám sát do họ chủ mưu. Câu chuyện bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 năm 1103, với vụ ám sát đầy tai tiếng nhắm vào Janah al-Dawla, thủ lãnh thành Homs, tại giáo đường trung tâm thành phố xảy ra vào ngày thứ sáu cầu nguyện. Các tay sát thủ người Batư, giả dạng làm tu sĩ dòng Sufis, nhào tới tấn công ông này theo tín hiệu của 1 tên Shaykh đi cùng. Trong lúc hỗn lọan, nhiều người bị giết trong đó có bọn tùy tùng của Janah al-Dawla, và những tên thủ ác. Điều đáng chú ý là, sau vụ này, phần lớn người Thổ sống tại Homs bỏ chạy sang Damascus.

Janah al-Dawla là kẻ thù của Ridwan, thủ lãnh Seljuq tại Aleppo, và đa số các nhà chép sử biên niên đều nhất trí rằng Ridwan có nhúng tay vào vụ mưu sát. Đầu đảng của nhómhashishiyya hoặc Sát thủ (Assassin), như tên gọi bọn chúng tại Syria, là tên al-Hakim al-Munajjin, là " nhà chiêm tinh kiêm thầy thuốc ‘. Ông này cùng với bạn bè từ Ba tư tới và lập nghiệp tại Aleppo. Họ được Ridwan cho phép hành đạo và rao giảng giáo lý tôn giáo của họ tại đây, và họ lấy thành phố này làm bàn đạp cho các hoạt động khác. Aleppo có sẵn những lợi thế mạnh cho các Sát thủ. Trong thành phố có nhiều người theo phái Shi’ite thờ 12 Imam, và thuận lợi hơn nữa là gần gũi với những khu vực Jabalal-Summaq và Jabal Bahra’ nơi có nhóm Shi’ite cực đoan. Nhờ sự lơ là với các trách vụ tôn giáo của Ridwan, nên nhóm Sát thủ mới có khả năng huy động các nhân tố mới để bù đắp cho sự yếu kém về quân sự so với các đối thủ tại Syria.

Vị " chiêm tinh gia kiêm thầy thuốc " chỉ chết sau Janah al-Dawla 2 hoặc 3 tuần, và sau đó được một người Ba-tư khác tên là Abu Tahir al-Sa’igh, thợ kim hòan, kế vị làm thủ lãnh nhóm Sát thủ. Abu Tahir, cũng được Ridwan ưu ái và cho tự do hành động tại Aleppo, tìm cách chiếm lấy các điểm chiến lược tại vùng núi ở phía nam thành phố. Dường như ông này được dân địa phương giúp đỡ cho nên chiếm giữ được 1 vài vị trí, dù chỉ trong thời gian ngắn.

Theo tài liệu thì đợt tấn công đầu tiên xảy ra vào năm 1106 nhằm vào thành Afamiya. Thủ thành này là Khalaf ibn Mula’ib, 1 người Shi’ite, có lẽ cũng thuộc nhóm Ismaili - nhưng gốc tích ở Cairo, không thuộc lâu đài Alamut. Vào năm 1096, ông ta giành được Afamiya từ tay Ridwan, và tìm cách biến thành phố này thành một căn cứ bàn đạp để tiến hành việc cướp bóc rộng rãi hơn. Các sát thủ cho rằng Afamiya sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của họ, và Abu Tahir bèn nghĩ ra 1 kế họach giết Khalaf và đọat lấy thành trì của ông này. Một số dân chúng trong thành Afamiya là nhóm Ismaili tại chỗ, và thông qua Abu’I-Fath, thủ lãnh của họ, vốn là 1 quan tòa của thành Sarmin kế cận, cũng biết được âm mưu. Một nhóm gồm 6 sát thủ từ Aleppo đến để thực hiện vụ tiến công ’. Từ Aleppo tới Afamiya, họ dắt theo 1 con ngựa, 1 con lừa và quân phục, gồm 1 bộ khiên và giáp của người Frank, và nói với Khalaf …” Chúng tôi đến để xin được phục vụ cho ngài. Giữa đường gặp 1 hiệp sĩ người Frank, chúng tôi giết hắn và giờ đây chúng tôi xin dâng lên ngài ngựa, lừa và quân phục của hắn.” Khalaf tiếp đón họ tử tế, và thu xếp cho họ ở trong thành Afamiya, trong một căn nhà sát bờ thành. Bọn họ đào 1 cái lổ xuyên qua tường và hẹn hò với đồng bọn Afamiya … để bọn này chui qua lổ ấy mà vào bên trong. Rồi họ giết chết Khalaf, chiếm được lâu đài Afamiya.’ Việc này xảy ra vào ngày 3 tháng 3 năm 1106. Chẳng bao lâu sau, đích thân Abu Tahir từ Aleppo tới để nắm quyền.

Vụ tấn công Afamiya, dù thoạt đầu đầy hứa hẹn nhưng lại không thành công. Tancred, là vương hầu tham gia Thập tự chinh đóng tại Antioch, tức là ở sát bên, nhân cơ hội này tấn công vào Afamiya. Có vẻ ông ta nắm rõ tình hình, và dẫn theo 1 tù nhân chính là em của Abu’l-Fath thành Sarmin. Thoạt tiên, ông ta đồng ý bắt bọn Sát thủ cống nạp và cho phép họ giữ thành Afamiya, nhưng đến tháng 11 năm đó, ông ta quay lại và ra lệnh bao vây thị trấn buộc họ phải đầu hàng. Abu’l-Fath của thành Sarmin bị bắt và bị tra tấn cho đến chết ; Abu Tahir và đồng bọn bị bắt cầm tù, nhưng được phép nộp tiền chuộc để về Aleppo.

Lần đụng độ đầu tiên này của các Sát thủ với quân Thập tự, và cay đắng thay khi 1 kế họach được chuẩn bị kỹ lại bị 1 vương hầu cuả quân Thập tự phá hỏng, nhưng dường như không xoay chuyển mục tiêu của nhóm Sát thủ từ Hồi giáo sang Cơ đốc. Cuộc chiến đấu chính của họ chỉ nhằm vào các thủ lãnh, chứ không phải là kẻ thù của Hồi giáo. Mục đích trước mắt của họ là chiếm lấy 1 căn cứ, của ai cũng được ; còn mục đích lớn hơn là nhằm lật đổ nơi nào có quyền lực của dòng Seljuq.

Vào năm 1113, họ làm được cú đảo chánh nhiều tham vọng nhất chưa từng có - đó là vụ ám sát tại Damascus nhằm vào Mawdud, tiểu vương dòng Seljuq vùng Mosul, tư lệnh lực lượng viễn chính phía đông, người đã đem quân đến Syria với lý do bề ngòai để giúp cho người Hồi giáo tại đây chống lại quân Thập tự. Nhưng đối với các Sát thủ, một cuộc viễn chinh như thế quả là một mối nguy thực sự. Mà cũng chẳng phải chỉ riêng họ mới sợ. Năm 1111, khi Mawdud đem quân đội đến Aleppo, Ridwan đã cho đóng sập cửa thành không để họ vào, và các sát thủ đã đứng về phía ông ta. Theo nguồn tin ngồi lê đôi mách thời ấy, từ cả 2 nguồn Hồi giáo và Cơ đốc, đều cho rằng vụ mưu sát Mawdud có sự tiếp tay của Phó vương Hồi giáo tại Damascus.

Mối nguy trước ảnh hưởng của dòng Seljuq ở phía đông đối với với nhóm Sát thủ càng ngày càng rõ hơn khi Ridwan, người bảo trợ của họ chết vào ngày 10 tháng chạp năm 1113. Dân chúng tại Aleppo càng ngày càng trở có ác cảm với các họat động ám sát của họ tại đây, và vào năm 1111, sau vụ mưu sát không thành một người Ba-tư giàu có đến từ phương Đông, người này vốn chống nhóm Ismaili ra mặt, đã làm cho dân chúng ở đây nhất tề nổi lên chống lại bọn họ. Sau khi Ridwan chết, con là Alp Arslan lúc đầu theo chính sách của cha, thậm chí còn nhường cho họ 1 lâu đài nằm trên đường đi Baghdad. Nhưng chẳng bao lâu lại có phản ứng. Đại Sultan dòng Seljuq là Muhammad gởi cho Alp Arslan 1 bức thư cảnh báo về cái họa Ismaili và khuyên ông này nên ra tay tiêu diệt chúng. Trong thành, thủ lãnh thị dân và chỉ huy quân tự vệ là Ibn Badi’, chộp lấy ý này, và thuyết phục thủ lãnh cho phép áp dụng những biện pháp mạnh. ‘ Ông ta cho bắt và giết Abu Tahir thợ kim hòan cùng với viên da’i tên là Isma’il, và người em của nhà chiêm tinh-thầy thuốc, và những tay cầm đầu của chi phái này tại Aleppo. Khỏang 200 tên bị bắt, một số bị bỏ tù, tài sản bị tịch thu. Một số được can thiệp xin tha, một số được thả, một số bị ném từ trên đỉnh pháo đài xuống đất cho chết, một số bị giết. Số còn lại trốn thóat, trôi dạt khắp vùng.

Dù bị thoái trào, và chưa kiếm được một lâu đài để làm cứ điểm lâu dài, nhưng sứ mạng của nhóm Ismaili Ba-tư cũng không hẳn quá bết bát trong thời gian Abu Tahir cầm quyền. Họ đã liên lạc với các cảm tình viên người địa phương, hình thành liên minh giữa nhóm Sát thủ với các nhóm Ismaili khác cùng với những nhóm Shi’ite cực đoan thuộc nhiều chi phái tại Syria. Họ có chỗ dựa quan trọng tại vùng Jabal al-Summaq, vùng Jazr, vùng Banu Ulayn- tức là vùng lãnh thổ có tầm chiến lược nằm giữa Shayzar và Sarmin. Họ xây dựng được những hạt nhân hỗ trợ tại nhiều nơi ở Syria, nhất là dọc theo con đường liên lạc hướng về phía đông chạy đến tận Alamut. Các đô thị trên dòng Euphrates nằm về phía đông Aleppo đã từng là hang ổ của các nhóm Shi’ite cực đoan thời trước và về sau này, và mặc dù không có bằng chứng trực tiếp chứng tỏ chúng có hoạt động trong những năm đó, nhưng người ta có thể tin chắc rằng Abu Tabir không hề bỏ qua khi có cơ hội. Điều đáng chú ý là ngay từ mùa xuân năm 1142, một lực lượng chừng 100 tênIsmaili từ Afamiya, Sarmin và các nơi khác lại bất ngờ tấn công chiếm được thành Sarmin của người Hồi giáo, khi quan thủ thành này cùng bộ hạ đi ra ngoài dự hội nhân ngày lễ Phục sinh của người Cơ đốc. Ngay sau đó đã xảy 1 cuộc phản công giáng trả, đẩy lùi và tiêu diệt bọn chiếm thành.

Thậm chí tại Aleppo, mặc dù đã thất bại vào năm 1113, nhóm Sát thủ cũng còn lưu được một vài dấu ấn. Vào năm 1119, kẻ thù của họ là Ibn Badi’ bị đuổi ra khỏi thành phố và chạy về Mardin ; nhóm Sát thủ đón lỏng và giết được ông này cùng với 2 đứa con trai tại chỗ vượt sông Euphrates. Năm sau họ đòi một thủ lãnh phải giao 1 lâu đài, ông này tuy không muốn nhưng lại sợ trả thù, bèn giả vờ cho phá hủy vội vàng như thể lệnh phá hủy đã đưa ra từ trước. Mấy năm sau, viên sĩ quan thực hiện việc phá hủy này bị ám sát. Đến năm 1124 thì ảnh hưởng của nhóm Ismaili tại Aleppo không còn nữa, khi thủ lãnh mới của thành phố này bắt giam người đại diện của viên da’i chính và trục xuất các tay chân của ông ta, bọn này bán tống bán tháo tài sản rồi bỏ đi.

Vào thời đó, người đại diện mới là thủ lãnh thực sự nhóm Ismaili tại Aleppo chứ không phải viên da’i chính. Sau khi Abu Tahir bị hành quyết, người kế nghiệp là Bahram, đưa các họat động chính của phái này về phía nam, và chẳng bao lâu sau đó thâu tóm được quyền hành tại Damascus. Cũng như người tiền nhiệm, Bahram là 1 người Ba-tư, là cháu họ của al-Asadabadi, người bị xử tử tại Baghdad vào năm 1101. Trong một thời gian dài ‘ ông ta sống ẩn dật và hầu như hòan tòan bí mật, luôn cải trang kín đến mức khi đi từ thành phố này sang thành phố khác, từ lâu đài này sang lâu đài khác, không hề để lộ lý lịch ’. Chắc hẵn ông ta có nhúng tay vào vụ mưu sát Bursuqi, là thủ hiến Mosul, tại 1 giáo đường thành phố vào ngày 26 tháng 11 năm 1126. Có đến ít nhất 8 tay sát thủ người Syria, cải trang thành thầy tu khổ hạnh, nhào vô đâm Bursuqi. Sử gia thành Aleppo là Kamal al-Din Ibn al-Adim kể lại 1 câu chuyện khá thú vị :” Tất cả các thích khách đều bị giết chỉ trừ 1 thanh niên quê tại Kafr Nasih, thuộc thị trấn Azaz (phía bắc Aleppo) thóat được mà không hề hấn gì. Bà mẹ cậu này khi nghe Bursuqi bị giết và bọn thích khách cũng bị giết, và biết rằng trong số đó có con trai mình, lấy làm mừng rỡ, lấy dầu kohn bôi lên mí mắt ; nhưng vài ngày sau khi thấy đứa con trai trở về an lành, bà ta nắm lấy tóc mà giựt và bôi đen cả mặt mình.’

Cũng từ năm đó, năm 1126, mới có các báo cáo đầu tiên cho biết về sự hợp tác giữa nhóm Sát thủ và Tughtigin, thủ lãnh người Thổ tại Damascus. Vào tháng giêng, theo sử gia biên niên người Damascus là Ibn al-Qalanisi, các băng nhóm Ismaili từ Homs và các nơi khác, nổi tiếng là can đảm và mã thượng, đã gia nhập đội quân của Tughtigin, tấn công vào quân Thập tự nhưng không thành công. Vài năm trước, Bahram xuất hiện công khai tại Damascus qua thư giới thiệu của Il-Ghazi, là thủ lãnh của thành Aleppo. Ông ta được tiếp đón nồng hậu tại Damascus, và chẳng bao lâu, nhờ sự che chở chính thức đó đã kiếm được 1 vị trí nhiều quyền lực. Theo chiến lược được thừa nhận của giáo phái, đầu tiên ông ta đòi lấy 1 lâu đài ; Tughgitin nhường cho ông ta pháo đài Banyas, nằm trên biên giới với Jerusalem, vương quốc Latinh. Nhưng vẫn chưa đủ. Ngay chính tại Damascus, bọn Sát thủ cũng được tặng 1 tòa nhà, khi thì gọi là "dinh” khi thì gọi là " nhà công vụ " để họ đặt tổng hành dinh. Sử gia biên niên thành Damascus cho rằng người mắc sai lầm chính trong những vụ việc này là al-Mazdagani, vị vizier, vị này tuy không theo nhóm Ismaili, nhưng lại là kẻ sẵn lòng tiếp tay theo các kế họach của chúng và đã đứng đằng sau các âm mưu thóan đọat quyền hành. Theo sử gia trên thì Tughtigin tuy không ưa bọn Sát thủ, nhưng vì những lý do chiến thuật nên bỏ qua cho chúng, đợi đến lúc thuận lợi sẽ giáng 1 cú quyết định chống lại. Các sử gia khác, trong khi thừa nhận vai trò của vị vizier, nhưng cứ qui lỗi cho Tughtigin, và cho rằng ông ta làm như thế chẳng qua vì áp lực của Il-Ghazi, người mà Bahram kết thân khi còn ở Aleppo.

Tại Banyas, Bahram cho xây lại và gia cố lâu đài, và bắt đầu chuẩn bị các họat động quân sự và tuyên truyền tại các vùng phụ cận. Ibn al-Qalanisi cho biết: ’ Ông này tung các sứ đòan ra khắp mọi hướng, bọn này nổ lực lôi kéo lũ dân chúng ngu muội tại các tỉnh và đám nông dân khờ khạo tại các làng mạc, cùng với bọn rác rưỡi cùng đinh …’ Từ Banyas, Bahram và bộ hạ ra sức đột kích, và chiếm giữ được một vài chỗ. Nhưng chẳng bao lâu họ gặp phải thất bại. Tại vùng Hasbayya, nơi mà người Druze, người Nusayri và các nhóm tà đạo khác cùng chung sống, vị Wadi tên là al-Taym lại muốn tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm Sát thủ bành trướng. Baraq ibn-Jandal, là 1 trong những thủ lãnh của vùng này bị bắt giữ và rồi bị giết chết do bị phản bội, và chẳng bao lâu sau đó, Bahram đem lực lượng đến tấn công vị Wadi. Tại đây, chúng gặp sự chống trả quyết liệt của Dahhak ibn Jandal, là em của người bị giết, thề sẽ trả thù. Trong 1 trận giao chiến dữ dội, bọn Sát thủ bại trận, còn Bahram thì bị giết.

Thay thế Bahram nắm quyền tại Banyas là Isma’il, một người Ba-tư, tiếp tục theo chính sách và các họat động của người trước. Vị vizier al-Mazdagani tiếp tục ra tay ủng hộ. Nhưng rồi cũng tới hồi kết. Cái chết của Tughtigin vào năm 1128 kéo theo một phản ứng chống nhóm Ismaili tương tự như tình hình sau cái chết của Ridwan tại Aleppo. Lần này cũng thế, viên thị trưởng tên là Mufarrij ibn al-Hasan ibn al-Sufi, người chống đối kịch liệt các chi phái, và là kẻ thù của vizier, có sáng kiến. Được vị thị trưởng cũng như thủ hiến quân sự là Yusuf ibn Firuz khuyến khích, Buri, là con và là người kế vị của Tughtigin chuẩn bị tấn công. Vào thứ 4, mồng 4 tháng 9 năm 1129, ông ta ra tay. Theo lệnh Buri,vị vizier bị giết khi ra tiếp khách buổi sáng, và đầu bị chặt đem bêu nơi công cọng. Khi tin tức lộ ra, đám thân binh và quần chúng đổ xô tấn công đám Sát thủ, chém giết và cướp bóc. ‘ Đến sáng hôm sau, thì bọn Batinites (= bọn Ismaili) bị quét sạch ra khỏi mọi khu phố đường phố, lũ chó tha hồ tranh nhau xâu xé xác và tứ chi bọn chúng.’ Trong vụ này, tài liệu của các sử gia biên niên không giống nhau, người thì cho rằng có đến 6000 tên Sát thủ bị giết, người thì cho là 10000 tên, người khác cho là 20000 tên. Tại Banyas, Isma’il thấy rằng không thể giữ được chỗ này nữa, cho nên đầu hàng và giao lâu đài cho người Frank rồi bỏ chạy sang lãnh thổ của người Frank. Ông ta chết vào đầu năm 1130. Câu chuyện về âm mưu của vị vizier và của nhóm Sát thủ đem giao thành Damascus đầu hàng người Frank được kể nhiều lần, nhưng chỉ dựa trên 1 nguồn tư liệu duy nhất, không đáng tin cậy lắm và có thể coi như đây là một câu chuyện tầm phào đầy ác ý không đáng chú ý.

Buri và các trợ lý hết sức thận trọng tự bảo vệ mình nhằm tránh sự trả thù của bọn Sát thủ, luôn mặc áo giáp và lúc nào cũng có nhiều quân sỹ hộ vệ ; nhưng đều vô ích. Lực lượng tại Syria lúc đó hầu như tan rã, và cú tấn công bất ngờ do chính từ Alamut hang ổ của bọn này đưa ra. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1131, 2 người Ba-tư cải trang thành lính Thổ, nhập vào đám tùy tùng của Buri, đã hạ gục ông này. Tên của họ được ghi vào sổ danh dự tại Alamut. Lập tức, lính canh bằm nát 2 tên sát thủ còn Buri bị thương và chết sau đó 1 năm. Tuy cú đột kích này thành công, nhưng nhóm Sát thủ không bao giờ phục hồi đươc vị thế của họ tại Damascus, và thật vậy, trong 1 thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt đúng nghĩa, khó có hy vọng để làm được việc đó.

Trong thời kỳ này, ngoài người Thổ ra, nhóm Sát thủ còn đánh nhau với 1 kẻ thù khác. Dưới mắt họ, Caliph dòng Fatimid đang trị vì tại Cairo là kẻ thoán đoạt ; cho nên lật đổ người này đi để đưa dòng Nizar lên giữ chức Imam là nghĩa vụ thiêng liêng. Trong nửa đầu thế kỷ 12, có vài cuộc nổi dậy của phe thân Nizari nổ ra và bị dập tắt tại Ai- cập, và chính quyền Cairo dành nhiều công sức đánh bạt lời tuyên truyền của nhóm Nizari nhắm vào các thần dân của mình. Vị Caliph al-Amir đưa ra 1 huấn lệnh đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của dòng tộc của mình về quyền kế vị và bác bỏ lời cáo buộc của phái Nizari. Có 1 đoạn phụ lục đầy thú vị về tài liệu này, người ta kể rằng khi sứ giả dòng Fatimid đọc to cho các Sát thủ tại Damascus nghe huấn lệnh trên, họ nhao nhao phản đối và có 1 tên rất phấn kích đến mức hắn ta trình tài liệu này cho thủ lãnh, ông ta ghi thêm lời phủ nhận vào chỗ trống ở cuối trang. Nhóm Nizari đọc phần phủ nhận này trong 1 phiên họp cuả những người ủng hộ dòng Fatimid tại Damascus. Vị sứ giả của Cairo nhờ Caliph giúp đỡ để trả lời ý này và nhận được lời giải thích rõ hơn từ Musta’l. Những việc này có thể liên quan đến vụ ám sát do bọn Sát thủ thực hiện tại Damascus vào năm 1120 nhằm vào một người bị coi là nằm vùng săn tin cho chính quyền Fatimid.

Bọn Sát thủ cũng đưa ra các lý luận đanh thép và đặc trưng hơn để chống lại với kẻ kình địch thuộc dòng Fatimid. Vào năm 1121, al-Afdal là tư lệnh quân đội tại Ai cập, và là người tham gia vào việc truất quyền của Nizar, bị 3 tay sát thủ từ Aleppo đến ám sát ; vào năm 1130 chính Caliph al-Amir cũng bị 10 tay Sát thủ từ Aleppo hạ gục. Ai cũng biết là ông này rất căm ghét nhóm Nizari, và người ta kể lại rằng sau khi Bahram chết, thì thủ cấp, tay và nhẫn của ông này bị 1 người của Wadi al – Taym mang về Cairo để nhận tiền thưởng và được ban tặng 1 chiếc áo bào (robe of honor).

Mối liên hệ giữa nhóm Sát thủ với người Frank trong thời kỳ này không rõ lắm. Theo các tài liệu Hồi giáo về sau này thì những câu chuyện liên quan đến việc nhóm Ismaili bắt tay với kẻ thù của có lẽ chỉ là sự nghiền ngẫm của thế hệ sau, khi tòan bộ dân Hồi giáo miền Trung đông dồn hết tâm trí vào cuộc Thánh chiến bảo vệ tôn giáo. Vào thời điểm này, đại để người ta chỉ biết là nhóm Sát thủ cũng như nhóm Hồi giáo ở Syria không quan tâm nhiều về vấn đề chia rẽ tôn giáo. Không nghe thấy người Frank nào ngả gục dưới lưỡi dao găm của bọn fida’i, nhưng ít nhất cũng có 2 lần lực lượng Sát thủ xô xát với đội quân Thập tự. Ngược lại, đám tị nạn là Sát thủ từ Aleppo và Banyas chạy đến đất của người Frank tìm chốn nương thân. Việc Banyas đầu hàng người Frank thay vì các thủ lãnh Hồi giáo, khi cần phải bỏ chạy, xem ra chỉ là một vấn đề địa lý.

20 năm tiếp nằm trong nổ lực thứ 3 của nhóm Sát thủ đã bảo toàn thành công các căn cứ pháo đài tại Syria, lần này tại Jabal Bahra’, nằm ngay phía tây nam của vùng Jabal al-Summaq mà lúc đầu họ đã cố công chiếm lấy. Họ đặt chân được vào nơi này sau khi người Frank cố gắng dành quyền kiểm soát khu vực nhưng không thành công. Vào năm 1132-33 một quí tộc Hồi giáo ở al-Kahf bán pháo đài trên núi ở Qadmus, vừa mới dành được từ tay người Frank trong năm trước, cho nhóm Sát thủ. Vài năm sau đó, người con của ông ta lại nhường luôn al-Kahf cho họ khi tranh giành quyền kế tục với nhóm cháu họ của ông ta. Vào năm 1136-37, quân đồn trú người Frank tại Khariba bị một nhóm Sát thủ đuổi chạy, bọn này dành lại quyền kiểm soát sau một thời gian ngắn bị vị thủ hiến ở Hama tống cổ. Masyaf, là cứ điểm quan trọng nhất của nhóm Sát thủ, bị chiếm cứ vào năm 1140-41 từ tay vị thủ hiến được Banu Munqidh bổ nhiệm, ông này là người đã mua lâu đài vào năm 1127-28. Những lâu đài khác của nhóm Sát thủ tại Khawabi, Rusafa, Qulay’a và Maniqa có lẽ tất cả đều được thâu tóm cũng vào thời kỳ ấy, mà dù ta không biết rõ ngày tháng cũng như cách thức chiếm lĩnh.

Trong suốt thời kỳ im hơi lặng tiếng để củng cố này, thế giới bên ngoài không hề biết điều gì về nhóm Sát thủ, và chính vì thế, trong các tài liệu biên niên cũng không có mấy dòng nói về họ. Chúng ta biết rất ít đến tên tuổi của họ. Người mua lâu đài Qadmus được ghi tên là Abu’l –Fath, đó là Abu Muhammad, thủ lãnh da’i cuối cùng trước Sinan. Một thủ lãnh Sát thủ gốc người Kurd tên là Ali ibn Wafa đã cọng tác với Raymond xứ Antioch trong chiến dịch đánh lại Nur al-Din, và bị giết cùng với ông này tại chiến trường Inab vào năm 1149. Chỉ có 2 vụ ám sát được ghi nhận trong những năm đó. Vào năm 1149, Dahhak ibn Jandal, thủ lãnh của Wadi al-Taym, bị đám Sát thủ trả thù vì ông này đã chống trả Bahram vào năm 1128. Một hoặc 2 năm sau đó, họ đã ám sát Bá tước Raymond II tại Tripoli ngay tại cổng thành - đó là nạn nhân người Frank đầu tiên của họ.

Chúng ta chỉ thấy được những nét chính về chính sách chung của nhóm Sát thủ trong những năm đó. Đối với họ, thì Zangi, thủ lãnh vùng Mosul, và dòng họ của ông này chỉ có sự thù nghịch. Các thủ lãnh của vùng Mosul lúc nào cũng là các thân vương người Thổ hùng mạnh nhất. Khống chế được các con đường liên lạc giữa Ba-tư và Syria, và có mối liên hệ thân hữu với các thủ lãnh dòng Seljuq ở phương Đông, cho nên họ luôn là mối đe doạ cho vị trí lúc nào cũng muốn bành trướng về phía Syria của nhóm Sát thủ. Mawdud và Bursuqi đã bị ám sát. Họ Zangid bị hăm doạ không phải chỉ 1 lần. Khi họ chiếm cứ Aleppo vào năm 1128, thì mối đe doạ của họ đối với nhóm Ismaili lại càng trực tiếp hơn. Vào năm 1148, Nur al-Din ibn Zangi bãi bỏ công thức mà từ trước đến giờ nhóm Shi’ite tại Aleppo vẫn làm để nhắc mọi người cầu nguyện. Bước này tuy gây phẫn nộ nhiều nhưng không đạt hiệu quả gì trong nhóm Ismaili và các nhóm Shi’ite khác trong thành phố, diễn tiến thành lời tuyên chiến công khai chống lại bọn tà đạo. Trong tình thế này, sẽ chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy 1 nhóm sát thủ đứng chung hàng ngũ chiến đấu với Raymond thành Antioch, là thủ lãnh duy nhất tại Syria thời đó có khả năng chống trả với nhà Zangid.

Trong khi đó, thủ lãnh lớn nhất trong tất cả các thủ lãnh Sát thủ tại Syria đứng ra cầm quân. Đó là Sinan ibn Salman ibn Muhammad, được biết dưới tên Rashid al-Din, vốn là người ở Aqr al –Sudan, là 1 làng gần Basra, trên đường đến Wasit. Ông này khi thì xưng là nhà giả kim thuật, khi là thầy giáo, và theo chính ông ta cho biết, là con trai của một trong những người có máu mặt tại Basra. Một tác gia người Syria cùng thời tả lại lần gặp gỡ Sinan, và trong khi trò chuyện được Sinan cho biết nghề nghiệp cũ, học vấn của mình cũng như sứ mạng trong những lần đến Syria. ‘ Ta lớn lên tại Basra và cha ta là một trong những nhân sĩ tại đấy. Giáo lý này đã đi vào tim ta. Rồi giữa ta và các anh em ta có chuyện buộc ta phải rời bỏ họ, và ta ra đi tay trắng không ngựa không tài sản. Ta cứ tìm đường đi mãi miết cho đến khi tới được Alamut. Chủ nhân lâu đài bấy giờ là Kiya Muhammad và ông ta có 2 người con tên là Hasan và Husayn. Kiya cho ta cùng học với con ông, coi ta như con, cung cấp mọi thứ cần thiết cho việc sinh hoạt, giáo dục, quần áo con trẻ. Ta lưu lại ở đó cho đến khi Kiya Muhammad chết và người con là Hasan lên kế tục. Hasan lệnh cho ta đi đến Syria. Ta lại lên đường cũng như đi ra khỏi Basra, và ta tránh ít khi đi vào các thành thị. Hasan giao cho ta mệnh lệnh và thư từ. Ta vào được Mosul và dừng lại ở một nhà nguyện của đám thợ mộc và qua đêm tại đó, và sau đó ta lại tiếp tục đi, cũng không ghé vào chỗ đô thị, cho tới khi đến được Raqqa. Ta có 1 lá thư gởi cho một đồng đạo ở đó. Ta giao thư cho ông ta, ông ta cho ta lương thực và thuê cho ta một con ngựa để đi đến Aleppo. Tại đây ta gặp 1 đồng đạo khác và giao cho anh ta 1 lá thư khác, anh này lại thuê cho ta 1 con ngựa để đưa ta đến Kahf. Ta được lệnh lưu lại trong pháo đài, và ta ở đó cho tới khi Shaykh Abu Muhammad, trưởng của đoàn truyền đạo, chết trên núi. Người kế vị là Khwaja Ali b. Mas’ud, tuy không được Alamut bổ nhiệm nhưng lại được sự nhất trí của một số người trong nhóm. Rồi sau đó thủ lãnh Abu Mansur, là cháu họ của Shaykh Abu Muhammad, và thủ lãnh Fahd lập mưu sai một vài tên nào đó đến đâm chết ông này khi đi tắm. Lúc này việc lãnh đạo là lấy ý kiến chung, còn những kẻ giết người thì bị bắt và cầm tù. Thế rồi có lệnh từ Alamut là phải xử tử tên sát nhân và thả thủ lãnh Fahd. Kèm theo đó là 1 bức thư và 1 mệnh lệnh được đọc to cho mọi người cùng nghe.’ Những điểm chính của lời kể này được các nguồn tin khác xác nhận, và được thổi phồng lên trong tiểu sử huyền thoại của Sinan, là thời kỳ tại Kahf ông ta phải chờ đợi đến 7 năm. Sinan, rõ ràng là người được Hasan ala dhikrihi-‘l-salam bảo trợ, và năm mà ông ta xuất hiện trước các giáo đồ tại Syria là năm 1162, tức là năm Hasan lên nắm quyền tại Alamut. Câu chuyện về ai là người kế nghiệp có lẽ là một nhận xét về sự bất hoà giữa Hasan và cha của mình.

Vào tháng 8 năm 1164, Hasan tuyên cáo sự Sống lại tại Alamut và phái các sứ giả mang tin này đến các nhóm Ismaili tại những vùng khác. Nhằm lúc đó Sinan khai trương một hệ thống cai trị mới tại Syria. Có sự đối nghịch khá kỳ lạ giữa những gì được ghi chép về các biến cố này tại Ba-tư và tại Syria. Tại Ba-tư việc xuất hiện của sự Sống lại được ngườiIsmaili ghi lại một cách trung thành – và dường như không gây được sự chú ý cho người Sunni cùng thời ; tại Syria ngược lại, người Ismaili dường như đã quên hẵn - trong khi đó các sử gia phái Sunni, vừa hãi hùng vừa thích thú, lập lại các tin đồn mà họ nghe được về thời kỳ mạt pháp. Một người cùng thời kể lại :’ Ta từng nghe là ông ta (Sinan) đã cho phép bọn chúng cưỡng bức mẹ, chị em gái, con gái của chúng và cho họ khỏi phải ăn chay trong tháng Ramadan .

Trong khi những báo cáo kiểu này không nghi ngờ gì là có phóng đại, thì cũng rõ ràng là thời kỳ không còn giáo luật đã được công bố tại Syria, và đã đưa lại lắm điều quá đáng, cuối cùng cũng được chính Sinan cho dừng lại. ‘ Vào năm 572 [1176-77], Kamal al-Din kể lại  dân chúng tại Jabal al-Summaq đâm đầu vào những điều đồi bạc và trác táng và nhưng lại gọi chính mình là người "thanh khiết ”. Đàn ông, đàn bà cùng nhau chè chén, không tay đàn ông nào tha cho chị hoặc con gái của chính mình, phụ nữ thì vận quần áo nam giới, và có kẻ lại tuyên bố rằng Sinan là Thượng đế của mình . Các nhà lãnh đạo tại Aleppo cử quân đội đến đánh dẹp, bọn họ rút vào trong núi để cố thủ. Còn Sinan, sau khi điều tra vụ việc, chối không nhận trách nhiệm của mình trong vụ này, và thuyết phục người Aleppo rút quân, để tự tay ông ta đánh dẹp bọn họ. Những nguồn tư liệu khác cũng nói về những nhóm sa đoạ tương tự trong mấy năm đó. Có lẽ là các tin đồn đại và các báo cáo mơ hồ của những vụ việc đó là nhằm nhắc đến đến truyền thuyết về các khu vườn Thiên đàng của nhóm Sát thủ sau này.

Một khi đã đặt được cơ sở, công việc đầu tiên của Sinan là củng cố lãnh đia mới của mình. Ông ta xây lại các pháo đài tại Rusafa và Khawabi, và vun quén lãnh thổ của mình bằng cách chiếm giữ và gia cố lại Ulayqa. Một sử gia biên niên Ả-rập cho biết ‘ Ông ta xây dựng pháo đài tại Syria là để cho chi phái. Có cái mới và có cái cũ nhờ mưu mô đọat được, ông ta gia cố và biến chúng thành bất khả xâm phạm. Lợi dụng thời gian mà các vua chúa không tấn công vào những lâu đài này bởi vì sợ các vụ ám sát do đám tay chân của ông ta thực hiện. Ông ta cai trị Syria hơn 30 năm. Thủ lãnh tại Alamut nhiều lần cử người đến ám sát, sợ rằng Sinan sẽ nổi lên giành quyền lãnh đạo, thường thì những tên được cử đến đều bị giết. Một số tên thì lại bị ông ta lừa phỉnh và thuyết phục không thực hiện mệnh lệnh . Điều này có nghĩa là chỉ có một mình Sinan trong nhóm các thủ lãnh Sát thủ tại Syria không chịu thừa nhận uy quyền của Alamut và đi theo một chính sách hòan tòan độclập. Về điểm này, cũng có một số người ủng hộ quan điểm về sự phân rã giáo lý mang tên ông ta, và đươc lưu giữ mãi cho đến thời kỳ cận đại trong nhóm Ismaili tại Syria. Giáo lý này không hề nhắc đến Alamut, nhắc đến thủ lãnh của lâu đài này, hoặc cácImam dòng Nizari, nhưng lại thừa nhận rằng chính Sinan là thủ lãnh tinh thần tối thượng.

Thông tin mà chúng ta có được về các chính sách của nhóm Sát thủ dưới thời Sinan chủ yếu liên quan đến một lọat các biến cố mà chính họ tham gia : 2 vụ mưu sát Saladin sau khi ông này tổ chức tấn công không thành công vào Masyaf; 1 vụ mưu sát và gây hỏa họan tại Aleppo; và vụ ám sát Conrad xứ Montferrat. Ngòai ra còn có những bằng chứng mơ hồ về mấy lá thư hăm dọa gởi cho Nur al-Din và Saladin, và một tài liệu tra cứu về tình trạng chiến tranh vào năm 1167 giữa nhóm Sát thủ và lãnh thổ Tripoli do 1 lữ khách người Do thái sống tại Tây ban nha, tên là Benjamin người Tudela ghi lại.

Sự xuất hiện của Saladin với vai trò là kiến trúc sư của sự thống nhất Hồi giáo và tính chính thống, cũng như là người dẫn đầu Thánh chiến đã khiến cho ông ta trở thành kẻ thù chính của nhóm Sát thủ, và điều không thể tránh khỏi là đẩy họ vào vị trí dựa dẫm nhà Zangid ở Mosul và Aleppo, tức là các đối thủ chính của ông ta lúc đó. Trong các bức thư gởi cho Caliph ở Baghdad vào năm 1181-2, Saladin tố cáo các thủ lãnh ở Mosul đã kết bè với đám Sát thủ tà đạo và dùng họ để liên lạc với người Frank vô đạo. Saladin cũng đề cập đến việc họ hứa hẹn dành cho nhóm Sát thủ nào là lâu đài, đất đai, và 1 cơ sở truyền giáo tại Aleppo, và việc cử các sứ giả đến gặp Sinan và quân Thập tự, và cũng nhấn mạnh đến vai trò là người bảo vệ đạo Hồi chống lại bọn Frank vô đạo, bọn Sát thủ tà đạo, và bọn Zangid phản bội. Còn chính tác giả của thiên tiểu sử của phái Ismaili viết về Sinan, vốn tiêm nhiễm các lý tưởng thánh chiến của giai đoạn sau này, đã mô tả người anh hùng của mình như là 1 người cọng tác với Saladin trong công cuộc chiến đấu chống lại quân Thập tự.

Cả 2 tài liệu đều đúng trong các thời điểm khác nhau. Mặc dù chứng cứ của Saladin đưa ra cho biết mức độ cọng tác của các kẻ thù của mình có lẽ đã được phóng đại nhằm hạ uy tín nhà Zangid, thì đó cũng là lẽ tự nhiên khi các kẻ thù của Saladin trước hết là tập trung tấn công vào chính ông ta thay vì vào ngươi khác. Câu chuyện kỳ lạ về việc 1 sát thủ đề nghị xin theo đạo Cơ đốc do William người xứ Tyre kể lại có thể chỉ nhằm phản ánh một sự xích lại gần giữa Sinan và vương quốc Jerusalem.

Vụ mưu sát do nhóm Sát thủ nhắm vào Saladin xảy ra vào tháng chạp năm 1174 hoặc tháng giêng năm 1175, khi ông ta đang bao vây thành Aleppo. Theo các nhà chép tiểu sử Saladin, thì Gumushtigin, người cai trị thành này nhân danh người con của Zangi, đã gởi thư cho Sinan, đề nghị dâng đất, tiền bạc để đổi lại việc mưu sát Saladin. Đám Sát thủ nhận nhiệm vụ xâm nhập vào doanh trại vào một ngày đông lạnh lẽo, nhưng lại bị tiểu vương Abu Qubais, là người láng giềng của chúng, phát hiện được. Ông ta cật vấn chúng, và bị chúng giết lập tức. Vụ đụng độ sau đó làm nhiều người chết, nhưng Saladin thì không hề hấn gì. Năm sau, Sinan tính làm một cú mưu sát nữa, và ngày 22 tháng 5 năm 1176, nhóm Sát thủ ăn mặc như quân sĩ của Saladin, tấn công Saladin bằng dao khi ông này đang bao vây Azaz. Nhờ mặc áo giáp cho nên Saladin chỉ bị sướt bên ngòai, còn bọn ám sát thì bị các tiểu vương xử trí, nhiều người bị chết trong khi xô xát. Một số tài liệu cho rằng cú mưu sát lần thứ 2 là do Gumushtigin xúi dục. Sau mấy vụ như thế, Saladin hết sức cẩn trọng, lúc đi ngủ thì nằm trong 1 cái tháp gỗ được chế tạo đặc biệt và không cho bất cứ ai lạ tiến gần đến bên mình.

Khi tổ chức 2 vụ mưu sát Saladin, dứt khóat là không thể có việc Sinan bắt tay với Gumushtigin, và cũng không thể có việc ông ta hành động là do Gumushtigin gợi ý. Nhiều khả năng hơn cả là Sinan hành động theo ý của mình, chấp nhận sự giúp đỡ của Gumushtigin, và như thế là có được các lợi thế về vật chất và chiến thuật. Những quan điểm tương tự cũng được áp dụng cho nội dung của bức thư do Saladin từ Cairo gởi cho Caliph vào năm 1174, cho rằng các thủ lãnh tham gia trong âm mưu bất thành nhằm ủng hộ nhà Fatimid tại Ai cập trong năm đó đã viết cho Sinan, nhấn mạnh đến điểm là họ có chung niềm tin tôn giáo và thúc dục ông ta có hành động chống lại Saladin. Nhóm Ismaili phái Nizari ở Syria và Ba-tư không có nghĩa vụ gì với những người cuối cùng của dòng Fatimid tại Cairo, mà họ coi là những kẻ thóan đọat. Việc các thành viên dòng Fatimid tìm sự giúp đỡ từ các Sát thủ tại Syria cũng đã quá đủ rồi - khỏang nửa thế kỷ trước vị Caliph dòng Fatimid là al-Amir đã thử thuyết phục họ thừa nhận sự lãnh đạo của mình. Nhưng nhóm Nizari từ chối, và chính al-Amir cũng bị họ sát hại. Có thể là Sinan, một lần nữa vì các lý do chiến thuật, lại tỏ ý muốn cọng tác với những kẻ âm mưu người Ai cập, mặc dù không chắc là ông ta còn tiếp tục phục vụ lợi ích của họ sau khi ra tay dẹp tan âm mưu tại Ai cập. Một nguyên nhân trực tiếp có nhiều khả năng hơn giải thích hành động chống Saladin của Sinan có thể tìm thấy trong 1 câu chuyện do 1 sử gia biên niên đời sau kể lại, chứ không phải do các tác giả đương thời. Vào năm 1174-5, theo tài liệu này, có đến 10 ngàn kỵ binh của Nubuwiyya, là một dòng tu tại Iraq chống nhóm Ismaili, đã đột kích vào các trung tâm Ismaili tại al-Bab và Buza’a, tại đây họ tàn sát đến 15000 ngườiIsmaili và lấy đi nhiều của cải và tù binh. Lợi dụng sự hỏang lọan của nhóm Ismaili, Saladin phái quân đội đến tấn công họ, đột kích vào Sarmin, Ma’arrat Masrin, và Jabal al-Summaq, giết sạch dân chúng ở đó. Tiếc rằng sử gia biên niên không nêu rõ biến cố đã xảy ra vào tháng nào, nhưng có nhiều khả năng là Saladin đã cho quân đội tấn công khi trên đường tiến về hướng bắc để đến Aleppo, việc này có thể giải thích thái độ thù nghịch của nhóm Sát thủ đối với ông ta. Tuy nhiên, ngay cả khi không có lời giải thích này, thì sự xuất hiện của Saladin với tính cách là 1 lực lượng chính tại xứ Syria Hồi giáo, chủ trương chính sách thống nhất Hồi giáo, thì cũng đủ để xác định ông ta là 1 địch thủ nguy hiểm.

Vào tháng 8 năm 1176, Saladin dẫn quân vào lãnh thổ của nhóm Sát thủ để trả thù và cho bao vây thành Masyaf. Có nhiều cách giải thích khác nhau lý do ông ta lui binh. Theo Imad al-Din, là thư ký và là sử quan cuả Saladin, cùng với các nguồn tự liệu tiếng Ả-rập về sau này, thì nhóm Sát thủ nhờ hòang thân Hama, là chú của Saladin, đứng ra can thiệp dùm. Một người chép tiểu sử khác bổ sung 1 lý do khá thuyết phục hơn - vì người Frank tấn công vào thung lũng Biqa’ nên Saldin phải có mặt ở đó gấp. Trong quyển sử về Aleppo của Kamal al-Din, thì chính Saladin nhờ hòang thân Hama làm trung gian đứng ra kêu gọi hòa bình, rõ ràng là do hiệu quả khủng bố mà nhóm sát thủ tạo ra. Theo luận điểm của nhóm Ismaili, thì Saladin qúa hỏang sợ vì các quyền lực siêu nhiên của Sinan ; cho nên mới nhờ hòang thân Hama đứng ra năn nỉ Sinan để rút lui an toàn. Saladin đồng ý rút binh, và Sinan trao cho ông ta 1 chứng thư bảo đảm, và sau này 2 người trở thành bạn thân thiết. Tài liệu của nhóm Ismaili rõ ràng là thêm thắt nhiều chuyện hoang đường, nhưng dường như cũng có phần đúng, bởi vì thật ra 2 bên có đạt được một số thỏa thuận. Chắc hẵn là ta không ghi nhận được hành động công khai nào của bọn Sát thủ chống lại Saladin sau khi ông này rút binh ra khỏi Masyaf và thậm chí còn có lời bóng gió cho biết có sự toa rập nữa.

Các sử gia đưa ra nhiều câu chuyện, nhằm mục đích giải thích - có lẽ cũng để biện minh - cho sự dễ dãi của Saladin đối với nhóm sát thủ. Có chuyện kể rằng, trong một dịp nọ, vị Sultan gởi một bức thư hăm dọa cho thủ lãnh nhóm Sát thủ. Ông này trả lời như sau : ’ Ta đã đọc kỹ mọi chi tiết bức thư của ngươi, ghi nhận những lời đe dọa nhắm vào bọn ta bằng lời nói và việc làm, và có trời chứng giám, ta ngạc nhiên khi thấy đó chỉ là những tiếng ruồi vo ve bên tai con voi và con muỗi châm vào tượng đá. Biết bao nhiêu kẻ trước ngươi cũng từng đã nói như thế, rồi cũng bị chúng ta diệt sạch mà không ai cứu được. Liệu ngươi có dám chối bỏ sự thật và tiếp tay cho cái giả dối ?. Kẻ nào làm sai sẽ biết cái kết cuộc mà chúng sẽ gánh chịu "[ Qur’an,xxvi, 228]. Nếu quả thật lệnh của ngươi có cắt được đầu ta và cào bỏ được lâu đài của ta ra khỏi núi đá cứng, thì đó chỉ là những hy vọng hão huyền và không tưởng, bởi vì chẳng khi nào mà cái tinh chất lại bị phá hủy bởi cái tình cờ, cũng như bệnh tật không khi nào làm tan rã linh hồn được. Nhưng nếu chúng ta theo cái biểu lộ, được cảm nhận bằng cảm giác mà bỏ đi cái thần bí, cảm nhận bằng linh hồn, thì đây là lời của Đấng Tiên tri thay mặt cho Thượng đế :’ Không có tiên tri nào trải qua những gì mà ta gánh chịu ”. Nhà ngươi đã rõ những gì xảy ra cho dòng dõi, gia đình và bạn hữu của Người. Nhưng tình thế cũng không hề thay đổi, lý tưởng không hể tàn lụi và Thượng đế luôn được vinh danh. Chúng ta chỉ là người bị áp bức chứ chưa hề đi áp bức ai, là người bị thiệt thòi chớ không phải là người đi cướp đọat. Khi ” chân lý đến thì sự dối trá sẽ tàn lụi ; mà quả đúng như thế, sự dối trá đang tàn lụi.” "[ Qur’an,ii, ] Người biết rõ bề nổi công việc của chúng ta, bản chất của người chúng ta, những gì họ làm được ngay tức thì và họ sẵn sàng liều chết. ” Này - Nói ra sự thật thì có chết cũng được ” [ Qur’an,ii, 88]. Có câu ngạn ngữ : Ngươi có ý định lấy con sông mà dọa con vịt hay không ?’. Hãy chuẩn bị phương tiện, quần áo để đối đầu với tai họa ; bởi vì ta sẽ đánh bại ngươi từ bên trong hàng ngũ của ngươi và sẽ trả thù người tại ngay chỗ của ngươi, và ngươi sẽ thấy ai là kẻ sẽ bị tiêu diệt, và " đối với Thượng đế thì điều này chẳng có ý nghĩa gì [ cf Qur’an,xiv,23]. Khi ngươi đọc thư này của ta, hãy liệu chừng chúng ta và hãy bình tĩnh, và hãy đọc từ chữ đầu ’Con ong’ đến chữ " Buồn " cuối cùng.

Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là câu chuyện do Kamal al-Din kể về thẩm quyền của người anh của mình.:’ Anh tôi (Cầu trời thương xót cho ông ta) nói với tôi rằng Sinan đã gởi 1 sứ giả đến gặp Saladin (Cầu trời thương xót cho ông ta) và ra lệnh chỉ nói riêng với Saladin mà thôi. Saladin cho người lục sóat sứ giả, và khi thấy không có gì nguy hiểm bèn ra lệnh đuổi bớt đám tùy tùng, chỉ để lại còn một vài người, và yêu cầu sứ giả thông báo nội dung thông điệp. Nhưng ông này nói :’ Chủ của tôi ra lệnh chỉ đưa bức thư cho riêng ngài mà thôi ‘. Thế là Saladin đuổi hết tùy tùng ra ngòai chỉ còn lại 2 tên nô lệ (Mamluck), rồi nói " Ngươi đưa bức thư ra đây”. Sứ giả trả lời " Tôi được lệnh chỉ đưa bức thư chỉ riêng cho ngài mà thôi”. Saladin đáp:’ 2 người này luôn ở bên ta. Nếu ngươi muốn, thì hãy đưa bức thư ra, còn nếu không thì cứ ra về’. Sứ giả nói:’ Tại sao ngài không cho 2 người này ra ngòai như những người khác ? Saladin trả lời :’ Ta coi 2 người này như con trai của ta, họ với ta là một ‘. Thế rồi sứ giả quay sang 2 tên Mamluck và nói : » Nếu ta nhân danh chủ nhân ra lệnh ngươi giết tên Sultan này, ngươi có làm hay không ?. Họ trả lời có, rút gươm ra, và nói : « Xin ngài hãy ra lệnh «. Sultan Saladin (Cầu trời phù hộ cho ông ta) hết sức ngỡ ngàng, và khi sứ giả ra về, dẫn theo luôn 2 tên Mamluck. Thế là từ đó, Saladin (Cầu trời phù hộ cho ông ta) phải cầu hòa với Sinan và đặt quan hệ thân hữu với ông này. Chỉ có trời mới biết rõ tình tiết.

Vụ mưu sát thứ 2, xảy ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1177, nhằm vào Shihab al-Din ibn al-Ajami, là vizier của Zangid al-Malik al-Sahih tại Aleppo, và cựu vizier của Nur al-Din ibn Zangi. Vụ ám sát này, kéo theo 2 vụ mưu sát không thành công nhắm vào 2 tay chân của vizier, theo các sử gia Syria thì đó là do mưu mẹo của Gumushtigin, người đã làm giả chữ ký của al-Malik al-Sahih trong 1 bức thư gởi cho Sinan xin ông này gởi cho ông ta mấy tên thích khách. Câu chuyện này dựa trên lời thú tội của nhóm Sát thủ, khi bị thẩm vấn, cho rằng họ thực hiện mệnh lệnh của chính al-Malik al –Sahih. Mánh lới này được phát hiện qua những thư từ trao đổi sau này giữa al –Malik al-Sahih và Sinan, và các kẻ thù của Gumushtigin chộp lấy cơ hội để đánh đổ ông ta. Dù câu chuyện có đúng sự thật hay không, cái chết của vị vizier, mối bất hòa và thiếu tin cậy về sau cũng đều làm cho Saladin hài lòng.

Sự tranh chấp giữa Aleppo và Sinan vẫn tiếp tục. Vào năm 1179-80, al-Malik al-Sahih chiếm lấy al-Hajira từ tay bọn Sát thủ. Sinan có phản đối nhưng không đạt kết quả, nên ông ta cử người đến đốt các khu chợ tại Aleppo và gây khá nhiều thiệt hại. Không thủ phạm nào bị bắt - có lẽ là họ vẫn còn có sự ủng hộ của dân địa phương.

Vào ngày 28 tháng 4 năm 1192, họ thực hiện một cú bạo lọan lớn nhất - đó là ám sát Hầu tước Conrad xứ Monferrat, là vua xứ Jerusalem, tại thành Tyre. Phần lớn các tài liệu đều thống nhất là các tên giết người giả dạng làm thầy tu Cơ đốc, luồn lọt chiếm được sự tin cậy của Giám mục và hầu tước. Khi có cơ hội, bọn chúng bèn đâm chết ông này. Phái viên của Saladin tại Tyre báo cáo rằng khi 2 tên Sát thủ bị đem ra tra hỏi, chúng thú nhận rằng vụ mưu sát này do vua nước Anh xúi bẩy. Theo những nguồn chứng cứ phương đông và một số từ phương tây, thì dường như chẳng có mấy ai nghi ngờ có lời thú tội như thế này. Rõ ràng là vua Richard của Anh muốn Hầu tước biến đi, và việc người được ông ta bảo trợ là Bá tước Henri vùng Champagne cưới bà quả phụ và sau đó nhảy lên kế tục ngai vàng vương quốc Latinh nhanh đến mức đáng ngờ, đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn - và cũng dễ hiểu là nhiều người thời ấy dễ dàng tin ngay. Nhưng không biết bọn Sát thủ có nói ra sự thật khi họ trả lời một câu hỏi khác. Sử gia của nhà Zangid tên là Ibn al-Athir, ghét Saladin vì không cấp tiền trợ cấp đúng hạn, nhận xét là Richard bị coi là chủ mưu chỉ vì hồi đó người Frank tin như thế. Chính ông này cho rằng Saladin là kẻ xúi bẫy, và thậm chí còn biết được số tiền đã trả cho Sinan để giải quyết công việc. Kế hoạch là giết Richard lẫn Conrad, nhưng việc ám sát Richard hầu như không thể được. Nhà chép tiểu sử nhóm Ismaili cho rằng Sinan khởi xướng việc này, với sự cho phép trước và tiếp tay của Saladin ; nhưng ở đây cũng phải chú ý đến ý muốn rõ nét của tác giả là muốn trình bày người anh hùng của mình là người cọng tác trung thành với Saladin trong cuộc thánh chiến. Sử gia đã thêm nhiều thông tin vô lý chẳng hạn như để tưởng thưởng, Saladin đã ban cho nhóm Sát thủ nhiều đặc quyền, kể cả quyền được thành lập các cơ sở tuyên truyền tại Cairo, Damascus, Homs, Hama, Aleppo và nhiều thành phố khác. Trong câu chuyện này, có lẽ ta sẽ thấy được là khi kể lại người ta phóng đại một số quyền lợi mà Saladin ban cho nhóm Sát thủ trong thời kỳ sau khi có thoả thuận tại Masyaf. Ngược lại, Imad al-Din kể lại rằng vụ ám sát không hợp theo ý cuả Saladin, bởi vì Conrad mặc dù là một trong những thủ lãnh của Thập tự binh, nhưng lại là kẻ thù của vua Richard đáng sợ hơn nhiều, và Conrad có liên lạc với Saladin trước khi chết. Cái chết của Conrad đã giải thoát cho Richard nhiều mối lo âu và khuyến khích ông này quay lại giao chiến. 4 tháng sau, ông ta ký hưu chiến với Saladin, trong đó theo yêu cầu của Saladin, bao gồm cả các vùng đất của nhóm Sát thủ.

Vụ mưu sát Conrad là thành quả cuối cùng của Sinan. Vào năm 1192 -3 hoặc 1193-4, Sơn trung lão nhân đáng gờm qua đời, và được 1 người Ba tư tên là Nasr kế vị. Với thủ lãnh mới, quyền lực của Alamut dường như được khôi phục và không chút suy chuyển mãi tận đến sau khi quân Mông cổ chiến thắng. Ta biết được tên tuổi của nhiều thủ lãnh da’i ở nhiều thời kỳ khác nhau là nhờ các tài liệu của họ và những lời ghi khắc trên đá tại các trung tâm Ismaili tại Syria, trong đó đa số bọn họ đều được gọi là người đại diện của Alamut.

Là thần dân của Alamut, các sát thủ người Syria cũng phải chịu các chính sách mới của Jalal al-Din Hasan III- đó là việc phục hồi giáo luật, và việc liên kết với Caliph tại Baghdad. Vào năm 1211, thủ lãnh Alamut gởi sứ điệp đến Syria, ra lệnh cho các giáo đồ xây dựng nhà nguyện và thực hành các lễ cầu nguyện theo nghi thức, không được uống rượu và những điều cấm đoán khác, tuân thủ ngày nhịn ăn và tất cả những qui định có ghi trong luật thánh.

Chúng ta không biết nhiều về việc cải cách đã ảnh hưởng như thế nào đến các niềm tin và thực hành tôn giáo của nhóm Sát thủ ; tuy nhiên liên minh với Caliph dường như đã tác động nhiều đến hoạt động của họ. Đáng chú ý là tại Syria, có sự hiện diện các kẻ thù của Hồi giáo, nhưng không có thêm vụ ám sát nào được ghi nhận, mặc dù nhiều người Cơ đốc vẫn tiếp tục gục ngã. Người đầu tiên là Raymond, con của Bohemond IV xứ Antioch, ông này bị giết trong 1 nhà thờ tại Tortosa năm 1213. Cha ông ta, nôn nóng muốn trả thù, đã cho bao vây pháo đài Khawabi. Nhóm Sát thủ, lúc này đang giao hảo tốt với người kế vị Saladin, đã kêu gọi xin Aleppo giúp đỡ, và thủ lãnh thành này gởi đến một đoàn quân giải cứu. Nhưng đội quân này lại bị quân Frank đẩy lùi, cho nên phải kêu cứu đến đồng nghiệp tại Damascus gởi quân đội đến để buộc quân địch phải mở vòng vây và lui binh.

Trong khi đó, các thủ lãnh nhóm Sát thủ tìm ra được cách lợi dụng danh tiếng của mình sao cho có lợi. Bằng cách hăm doạ ám sát, họ bắt các nhà cầm quyền cả Hồi giáo lẫn Cơ đốc phải chi tiền, thậm chí, dường như họ còn lấy tiền của các du khách quá cảnh qua phương đông nữa. Vào năm 1227, theo một nguồn tư liệu Ả-rập, thủ lãnh da’i là Majd al-Din tiếp các phái viên của Hoàng đế Frederidk II, người đã từng đến Palestine để tham gia Thập tự chinh ; những người này mang theo quà cáp trị giá đến 80.000 dinar. Lấy lý do là con đường đi đến Alamut quá nguy hiểm vì người Khorazm quấy phá, Majd al-Dun cho giữ các quà tặng tại Syria và đích thân ông ta trao cho Hoàng đế 1 chứng thư để làm bằng. Cùng lúc đó, ông ta thận trọng gởi 1 phái viên đến gặp người đứng đầu Aleppo, để báo cho ông ta biết về đặc sứ của Hoàng đế và để kết hợp các hành động.

Mối nguy hiểm tại Khorazm cũng giải thích được một vụ rắc rối khác, đã xảy ra trước nhưng cũng cùng năm đó. Theo câu chuyện này, thì Majd al-Din cử 1 phái viên đến gặp Sultan dòng Seljuq ở Rum, xứ Konya, yêu cầu là số tiền cống nạp hàng năm khoảng 2000 dinar, mà những năm trước Sultan vẫn gởi cho Alamut, thì bây giờ phải gởi cho ông ta. Vị Sultan, hơi chần chừ, cho nên cử 1 sứ giả đến Alamut để hỏi ý Jalal al-Din, thủ lãnh Alamut xác nhận là ông đã chỉ định món tiền này gởi đến Syria và chỉ đạo Sultan phải trả. Thế là Sultan giao tiền.

Cũng trong thời gian này, nhóm Sát thủ chính họ cũng phải cống nộp cho các Hiệp sĩ dòng Nhà thương (Knights Hospitaliers). Theo nhiệm vụ của Hoàng đế giao, sử gia biên niên Ả-rập cho biết, các Hiệp sĩ đòi nhóm Sát thủ phải cống nộp, nhưng họ từ chối và bảo :’ Hoàng đế của các ngưoi ban cho ta, thế thì sao các ngươi lấy lại ?. Các Hiệp sĩ liền tổ chức tấn công, và lấy đi khá nhiều chiến lợi phẩm. Tài liệu không nói rõ là việc nộp cống cho các Hiệp sĩ mới bắt đầu từ sự cố này hoặc đã có từ trước.

Một dấu hiệu thú vị khác do Ibn Wasil, người gốc miền trung Syria, cho biết là các Sát thủ đã được thừa nhận và thậm chí trở thành 1 bộ phận của bối cảnh chính trị tại Syria. Vào năm 1240, vị qadi của vùng Sinjar, là Badr al-Din, làm mất lòng vị Sultan mới. Bỏ chạy khỏi Syria, ông ta tìm chốn nương thân ở chỗ các sát thủ. Thủ lãnh của nhóm này vào thời đó là một người Ba-tư tên là Taj al-Din, từ Alamut tới. Ibn Wasil không ngần ngại khi nói thêm rằng ông ta có quen biết thủ lãnh này. Tên vị Taj al-Din này được khắc vào bia ở Masyaf vào năm 646 Dhu’l Qa’da (tháng 3 hoặc tháng 5 năm 1249).

Chỉ có một loạt các biến cố cần phải được ghi chép trước khi nhóm Sát thủ tại Syria tàn lụi về mặt chính trị - đó là việc thông đồng với Saint Louis. Câu chuyện về 1 âm mưu của nhóm Sát thủ nhằm giết Saint Louis ở Pháp khi ngài còn trẻ, được coi là không có căn cứ, cũng giống như những chuyện khác về các hoạt động của nhóm Sát thủ tại châu Âu. Nhưng theo tài liệu của Jonville, sử gia chép tiểu sử của Saint Louis, về những thông đồng của nhà vua với đám Sát thủ khi ngài đến xứ Palestine lại khác, có chứng cứ hẳn hoi. Các đặc sứ của nhóm Sát thủ đến gặp nhà vua tại Acre, đòi ngài phải nộp cống hàng năm cho thủ lãnh của họ ‘ như Hoàng đế nước Đức, Vua xứ Hungari, Sultan xứ Babylon [Ai cập], và nhiều người khác đã làm, bởi vì các vị này biết rằng họ chỉ còn sống khi nào thủ lãnh của họ hài lòng’. Ngược lại, nếu nhà vua không muốn cống nộp, thì họ cũng lấy làm hài lòng không phải thanh tóan khỏan cống nộp của chính họ cho các hiệp sĩ dòng Nhà thương và dòng đền Thánh. Joinville giải thích có khỏan cống nộp này bởi vì 2 dòng tu hiệp sĩ trên không có gì để sợ nhóm Sát thủ, bởi vì, nếu 1 trưởng dòng (master) bị giết chết, thì lập tức sẽ có người khác cũng giỏi dang như thế lên thay ngay và thủ lãnh nhóm Sát thủ lại không muốn mất người cho những việc chẳng mang lại lợi lộc. Trong vụ này, cống nộp vẫn giao cho các dòng tu Hiệp sĩ, còn Vua và thủ lãnh da’i thì trao đổi quà cáp. Nhờ thế, vị thầy tu nói được tiếng Ả-rập là Yves người Breton mới có dịp gặp gở và trò chuyện với thủ lãnh nhóm Sát thủ.

Quyền lực của nhóm Sát thủ tàn lụi dần khi chịu sự tấn công 2 đầu của người Mông cổ và của Sultan Mamluk tại Ai cập, là Baybars. Tại Syria, nhóm Sát thủ cùng với các nhóm Hồi giáo khác đẩy lùi mối đe dọa Mông cổ, và cử sứ giả đến gặp và tặng quà cáp để tìm sự che chở ở Baybars. Lúc đầu Baybars tỏ ra không ghét bỏ gì họ, và nhưng khi ký kết hưu chiến với các hiệp sĩ dòng Nhà thương năm 1266, lại buộc họ phải từ bỏ việc đòi lại các thành phố và đô thị Hồi giáo, kể cả các lâu đài của nhóm Sát thủ cũng phải cống nạp ; phần cống nạp của họ, theo một tư liệu Ai cập là 1200 dinar và hàng trăm mudd lúa mì và lúa mạch. Nhóm Sát thủ thận trọng gởi 1 đặc sứ tới gặp Baybars để dâng phần cống nạp mà trước đây họ vẫn nộp cho người Frank để chi dùng trong thánh chiến.

Nhưng Baybars, cả đời gắn với sự nghiệp giải phóng dân Hồi giáo vùng Cận đông khỏi 2 mối đe dọa của người Frank đạo Cơ đốc và đám ngọai đạo Mông cổ, cũng không mong mình cứ tiếp tục dung nạp mãi 1 hang ổ bọn tà đạo tự tung tự tác ngay tại giữa đất nước Syria. Ngay vào đầu năm 1260, theo sử gia chép tiểu sử Baybars cho biết, ông này cho phép một trong các tướng lãnh của mình lấy những vùng đất của nhóm Sát thủ làm thái ấp. Vào năm 1265, ông ta ra lệnh thu thuế và lệ phí đánh trên ‘quà cáp’ mà các vương hầu cống nộp cho nhóm Sát thủ. Các tư liệu cho biết trong số những vua chúa đó, có tên ‘ Hòang đế Alfonso, Vua của người Frank và Yemen . Các Sát thủ, do đã suy yếu tại Syria và nản lòng vì số phận của các anh em người Ba-tư của mình, cho nên không còn phương cách chống trả. Ngoan ngõan chấp hành biện pháp này, họ cống nộp cho Baybars, và chẳng bao lâu sau đó, Baybars thâu tóm quyền sinh sát vốn trước đó nằm trong tay thủ lãnh của lâu đài Alamut, đang thất thế. Vào năm 1270, Baybars,do không hài lòng thái độ của thủ lãnh Najm al-Din già yếu, cách chức ông này và thay thế bằng một người khác dễ bảo hơn, là Sarim al – Din Mubarak, thủ lãnh Sát thủ tại Ulayqa, là con rể của Najm. Thủ lãnh mới, giữ chức vụ người đại diện cho Baybars, bị trục xuất khỏi Masyaf, là vùng do Baybars trực tiếp cai trị. Nhưng Sarim al- Din, nhờ mưu mẹo, lại chiếm được Masyaf. Baybars lật đổ, rồi cho giải qua Cairo cầm tù. Sarim chết tại đây, chắc là bị đầu độc. Sau đó chính người bị phạt là Najm al-Din lại được bổ nhiệm lại, cùng với Shams al-Din là con trai với điều kiện phải cống nạp hàng năm. Từ đó tên 2 người đều được khắc ghi tên tại nhà thờ Qadmus.

Vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 1271, Baybars bắt được 2 Sát thủ, nói là được gởi tới để ám sát ông ta. Theo lời kể lại, bọn chúng đi theo 1 sứ đòan từ từ Ulayqa đến gặp Bohemond VI xứ Tripoli, và ông này sắp xếp để chúng đến ám sát vị Sultan. Shams al- Din bị bắt và bị kết tội giao thiệp với người Frank, nhưng lại được thả sau khi người cha là Najm al-Din đến để chứng minh con mình vô tội. 2 tên chưa kịp giết người được thả tự do, còn 2 thủ lãnh Ismaili, bị ép phải nhường lại lâu đài và bị cầm chân tại triều đình Baybars. Najm al-Din tháp tùng Baybars, và chết tại Cairo vào đầu năm 1274. Shams al-Din được phép đi đến Kahf để ’ thu xếp công việc’. Khi tới nơi, ông này bắt đầu tổ chức chống trả, nhưng vô ích. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 1271, tay chân của Baybars đánh chiếm Ulayqa và Rusafa và vào tháng 10, Shams al-Din, nhận thấy rằng mục đích của mình không còn hy vọng, cho nên đầu hàng Baybars. Lúc đầu, ông ta được tiếp đãi tử tế. Về sau, khi biết có 1 âm mưu nhằm ám sát một số tiểu vương của mình, Baybars bèn đày Shams al-Din và đồng bọn sang Ai -cập. Các lâu đài vẫn còn tiếp tục bị phong tỏa. Khawabi đổ trong năm đó, còn tất cả các lâu đài còn lại đều bị chiếm đóng vào năm 1273.

Khi đám Sát thủ thần phục Baybars, trong một thời gian ngắn đám bộ hạ tài ba của họ đều vào lọt tay ông này. Ngay từ đầu tháng 4 năm 1271, Baybars hăm dọa ám sát Chủ thành Tripoli. Vụ mưu sát Hòang tử Edward nước Anh vào năm 1272 và có lẽ vụ ám sát Philip xứ Montford tại Tyre vào năm 1270 thảy đều do Baybars xúi bẩy. Một số sử gia biên niên sau này còn nói đến việc Sultan Mamluk sử dụng các Sát thủ để trừ khử các đối thủ gây phiền hà, và nhà du hành người Moor tên là Ibn Battuta, vào thế kỷ 14, thậm chí còn mô tả được những vụ dàn xếp này. ‘ Khi Sultan muốn sai một người trong bọn họ đi giết kẻ thù, ông ta phải trả cho họ theo giá máu. Nếu thích khách sống sót sau khi hòan thành nhiệm vụ, hắn sẽ nhận tiền, còn nếu hắn bị bắt, con hắn sẽ nhận. Họ sử dụng dao có tẩm thuốc độc để hạ gục các nạn nhân được lựa chọn. Có khi mưu đồ không thành, và chính họ bị giết.

Những câu chuyện như vậy có lẽ là do thêm thắt nào là huyền thọai nào là ngờ vực nên cũng không mang mấy ý nghĩa như các câu chuyện kể tại phương tây sau này, về các vụ giết thuê đám vương hầu tại châu Âu do Sơn trung lão nhân thực hiện. Sau thế kỷ thứ 13, không còn có thêm vụ hành thích nào đúng nghĩa do các Sát thủ Syria thực hiện vì gíáo phái của mình. Từ đó về sau, giáo phái Ismaili chỉ còn là 1 nhóm nhỏ tà giáo tại Syria và Ba-tư, không gây được ý nghĩa quan trọng gì về chính trị. Các nhóm Ismaili tại Syria và Ba-tư đi theo những kẻ tiếm danh (claimant) và kể từ đó trở về sau không còn liên hệ gì với nhau nữa.

Vào thế kỷ 16, sau khi đế quốc Ottoman chiếm đóng Syria, những cuộc điều tra đất đai và dân số đầu tiên được trình cho những chủ nhân mới có ghi đầy đủ các qila al-da-wa - lâu đài truyền đạo – là một nhóm các làng mạc ở phiá tây Hama, bao gồm những trung tâm cũ và từng có tiếng tăm như Qadmus và Kahf, nơi mà dân cư là giáo đồ cuả một chi phái đặc biệt. Điểm khác biệt duy nhất của họ là phải trả một thứ thuế đặc biệt. Không có trang sử nào nhắc đến họ mãi cho đến đầu thế kỷ 19, khi có báo cáo là họ xung đột với các thủ lãnh, các nhóm dân kề cận và giữa bọn họ với nhau. Vào khoảng giữa thế kỷ 19, họ sống đời sống thôn dã bình dị trong các trung tâm vùng Aalamiyya, vốn là nơi định cư mới do họ khai phá từ sa mạc. Hiện nay, họ chỉ còn khoảng 50.000 người, một số người trong bọn họ, không phải toàn bộ, thừa nhận dòng Aga Khan là Imam.

Chương 6

Mục đích và phương tiện

Nhóm Sát thủ không phát minh ra ám sát ; họ chỉ gắn tên của mình lên đó mà thôi. Mưu sát cũng cũ xưa như nhân loại ; hành động này đã được tượng trưng rõ ràng trong chương 4 của Sáng thế ký, khi kẻ giết người đầu tiên và nạn nhân đầu tiên là 2 anh em, cùng là con của người đàn ông và người đàn bà đầu tiên. Ám sát vì lý do chính trị xảy ra cùng với sự xuất hiện thẩm quyền chính trị - khi quyền hành được trao cho 1 cá nhân, và việc loại bỏ cá nhân này được coi như là 1 phương pháp nhanh chóng và đơn giản để thực hiện sự thay đổi chính trị. Thường thì những vụ mưu sát như thế là do động cơ cá nhân, phe nhóm hoặc triều đại - việc thay thế một cá nhân, một đảng phái hoặc 1 gia tộc bằng một cái khác để chiếm lấy quyền lực. Những vụ mưu sát như thế thường xảy ra tại các đế quốc và vương quốc chuyên quyền, cả phương Đông lẫn phương Tây đều có.

Đôi khi mưu sát được diễn đạt – do những người khác cũng như kẻ mưu sát – là 1 nghĩa vụ, và được biện mình bằng những lý luận tư tưởng. Nạn nhân là 1 kẻ độc tài hoặc là 1 kẻ thoán đoạt ; giết hắn là 1 đức hạnh, chứ không phải là 1 tội ác. Sự biện minh về mặt tư tưởng như thế có thể được diễn giải theo ngôn ngữ tôn giáo hoặc chính trị - mà trong nhiều xã hội, không có sự khác biệt nhiều giữa 2 từ này. Tại Athens cổ đại, 2 người bạn, Harmodius và Aristogeiton, bàn mưu giết tên độc tài Hippias. Họ chỉ giết được người em cùng nắm quyền hành của tên này, và rồi cả 2 đều bị ghép vào tội chết. Sau khi Hippias sụp đổ, họ trở thành những anh hùng công khai tại Athens, được ca tụng qua tượng đài và bài hát ; con cháu của họ được hưởng các đặc quyền và đặc lợi. Sự lý tưởng hoá hành động giết kẻ độc tài đã trở thành 1 đặc tính chính trị của Hi lạp và Rome, và được thể hiện qua những vụ mưu sát nổi danh nhắm vào vua Philip II xứ Macedon, Tiberius Grachus và Julius Caesar. Lý tưởng này xuất hiện trong đám dân Do thái, với các khuôn mặt như Ehud và Jehu, và gây ấn tượng sâu sắc nhất là trong câu chuyện nàng Judith xinh đẹp tìm cách vào lều của tên áp bức Holofernes rồi cắt đầu khi hắn đang ngủ. Sách về Judith được viết trong thời kỳ bị Hy lạp đô hộ, và đến nay chỉ còn lại ấn bản Hy lạp ; còn người Do thái, sau đó là tín đồ đạo Tin lành, cho là nguỵ tác. Tuy nhiên, truyện này cũng được đưa vào kinh của Giáo hội Ca-tô La Mã, và đã gợi hứng cho nhiều hoạ sĩ và điêu khắc Cơ đốc. Mặc dù Judith không có chỗ trong truyền thống tôn giáo Do thái, nhưng lý tưởng của 1 sát thủ mộ đạo mà nàng tiêu biểu vẫn còn tồn tại để gợi ý cho nhóm Sicarii - người mang dao găm- là một nhóm những người cuồng tín xuất hiện vào thời điểm thành Jerusalem thất thủ, và họ sẳn sàng tiêu diệt kẻ nào chống đối hoặc ngăn trở họ.

Giết vua - cả về mặt thực tế và lý tưởng - khá quen thuộc đã có ngay từ lúc bắt đầu lịch sử Hồi giáo về mặt chính trị. Trong 4 vị Caliph chính trực kế vị Đấng Tiên tri để lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo, thì 3 vị bị mưu sát. Vị Caliph thứ 2, Umar, khi biết mình bị 1 tên nô lệ Cơ đốc đâm vì thù oán cá nhân ; trước khi chết còn cám ơn Thượng đế đã không để cho ông bị đồng đạo giết. Nhưng niềm an ủi này lại không dành cho 2 người kế vị của ông là Uthman và Ali, cả 2 đều bị hạ gục bởi người Hồi giáo Ả-rập – Uthman là do 1 nhóm đứng lên làm binh biến, Ali là do 1 kẻ cuồng tín tôn giáo. Trong cả 2 vụ mưu sát, kẻ thủ ác đều tự cho mình là người giết bạo chúa, nhằm giải thoát cộng đồng khỏi ách cai trị của kẻ bạo ngược - và cả 2 đều tìm được người có cùng chung ý kiến.

Những vấn đề trở nên rõ hơn khi cuộc nội chiến trong phe Hồi giáo xảy ra sau cái chết của Uthman. Mu’awiya, thủ hiến Syria và là bà con của vị Caliph bị mưu sát, đòi phải trừng trị những kẻ giết vua. Còn Ali, người kế vị tước hiệu Caliph, lại không thể hoặc không muốn chấp hành, và những người ủng hộ Ali lại cho rằng không có tội ác nào cả, để biện minh cho hành động không can thiệp này. Họ cho rằng Uthman là kẻ áp bức, tội chết là để trừng trị, chứ không phải là mưu sát. Vài năm sau đó, nhóm cực đoan Kharjites cũng sử dụng lý luận này để biện minh cho hành động mưu sát Ali.

Trong một chừng mực nào đó, truyền thống Hồi giáo thừa nhận nguyên tắc khởi loạn chính đáng. Khi người cầm quyền nắm các quyền lực chuyên chế, thì nguyên tắc này cũng nêu rõ rằng thần dân sẽ không có nhiệm vụ phục tùng khi sự cai trị này phạm tội ác, và ‘ không phải phục tùng kẻ đứng ra chống lại đấng Sáng tạo của mình.. Do không có qui trình nào để xác định tính chân thực của một mệnh lệnh, hoặc để thực hành cái quyền bất tuân một mệnh lệnh được coi là tội lỗi, cho nên phương cách hiệu quả nhất cho 1 thần dân có suy nghĩ là đứng lên chống lại nhà cầm quyền, và tìm cách khống chế hoặc lật đổ người này bằng vũ lực. Phương sách nhanh chóng để loại bỏ bạo chúa là ám sát. Nguyên tắc này thường được trưng ra để biện minh cho hành động của mình nhất là đối với nhóm nổi loạn theo phe phái tôn giáo.

Trên thực tế, sau cái chết của Ali và Mu’awiya lên cầm quyền, việc mưu sát các nhà lãnh đạo trở nên hiếm hoi, và những vụ mưu sát xảy ra thường là có tính chất thanh toán để dành quyền cho dòng họ hơn là do lý tưởng cách mạng. Ngược lại, phái Shi’a lại cho rằng chính các Imam của họ, và con cháu khác của Đấng tiên tri, bị giết là do các Caliph pháiSunni xúi bẩy ; tài liệu của họ nêu lên một danh sách dài các tử đạo vì Ali, đòi phải được trả nợ máu.

Khi cử các phái viên đi giết các kẻ bạo ngược và tay chân, nhóm Ismaili có thể viện dẫn một truyền thống Hồi giáo cũ. Đây là 1 truyền thống chưa bao giờ công khai, nhiều năm không được nhắc tới, nhưng lại có vai trò trong nhóm những chi phái cực đoan hoặc bất đồng ý kiến.

Lý tưởng cổ xưa về việc giết kẻ bạo ngược, 1 bổn phận tôn giáo nhằm giải phóng thế giới thoát khỏi kẻ cai trị độc ác, chắc chắn đã góp phần làm cho việc ám sát trở thành một thủ tục được nhóm Ismaili chọn lâý và đem ra áp dụng. Nhưng ý nghĩa còn nhiều hơn thế. Việc hạ sát nạn nhân không phải chỉ là 1 hành động mộ đạo ; mà còn mang tính chất nghi lễ, gần như mang tính tạ ơn thần thánh. Điểm đáng chú ý là trong tất cả các vụ mưu sát, tại Ba tư lẫn Syria, các Sát thủ luôn luôn sử dụng dao găm, không bao giờ dùng thuốc độc, không bao giờ sử dụng tên, đạn, mặc dù có thể trong nhiều tình huống sẽ trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Hầu như luôn luôn các sát thủ đều bị bắt, và chính xác là họ không muốn trốn ; thậm chí có ý cho rằng thật là xấu hổ khi làm xong sứ mạng mà còn sống. Những lời nói của 1 tác giả châu Âu thế kỷ 12 tiết lộ :’ Khi người nào trong bọn họ được chọn để chết theo cách này... thì đích thân ông ta (tức là thủ lãnh) sẽ trao tận tay 1 con dao găm đã được ban phép thánh, có thể nói như vậy...

Đem con người ra làm vật hiến tế và giết người theo nghi thức (ritual murder) không hề có vị trí trong giáo luật Hồi giáo. Tuy nhiên cả 2 việc này đều có từ xa xưa và bắt rễ sâu trong các xã hội loài người, và có thể tái xuất hiện tại những nơi ít ai ngờ tới. Cũng như tục nhảy múa trong thờ cúng (dance-cult) thời cổ đại đã từng bị quên lãng, vì nó trái ngược với với truyền thống thờ phượng nghiêm khắc của đạo Hồi, lại tái hiện trong nghi thức xuất thần của các thầy tu Hồi giáo nhảy múa, cũng như những tục thờ cúng cái chết thời xa xưa lại tìm được cách diễn đạt mới trong hoàn cảnh Hồi giáo. Vào đầu thế kỷ thứ 8, các tác giả Hồi giáo cho biết là có một người tên Abu Mansur al-Ijli vùng Kufa, cho mình là Imam, và rao giảng rằng các điều khoản trong giáo luật có ý nghĩa tượng trưng, cho nên không cần phải theo đúng từng câu từng chữ. Thiên đàng và Địa ngục không hề tách rời nhau, mà chỉ là những lạc thú và bất hạnh của thế giới trần tục này. Các giáo đồ của ông này thực hiện việc giết người là làm theo bổn phận tôn giáo. Những giáo thuyết – và thực hành- tương tự cũng được gán cho người cùng bộ tộc và người đồng thời của ông ta là Mughira b. Sa’id. Cả 2 nhóm đều bị nhà cầm quyền đàn áp. Điểm đáng chú ý là theo giáo lý, họ chỉ sử dụng 1 vũ khí duy nhất trong các nghi thức giết người. Một nhóm thì chỉ dùng thòng lọng để thắt cổ nạn nhân ; nhóm khác thì đập đầu nạn nhân bằng chày gỗ. Chỉ tới thời Madhi họ mới được phép sử dụng sắt thép. Cả 2 nhóm đều thuộc cánh cực đoan của nhóm cực đoan Shi’a. Điều gây ấn tượng sâu sắc là nhóm Ismaili sau này vừa coi trọng việc chống lại giáo lý chính thống (antinomianism) và vừa sùng bái vũ khí.

Với vai trò là người gìn giữ các bí mật mầu nhiệm đối với kẻ mới điểm đạo, là người đưa đường giải thoát qua sự nhận biết vị Imam, là người mang đến lời hứa hẹn sẽ được cứu độ, được giải phóng khỏi những khổ ải của thế giới này và cái ách của luật pháp, nhóm Ismaili là một phần của 1 truyền thống lâu dài, có nguồn gốc từ thuở khởi đầu của đạo Hồi và xa xưa hơn nữa, và truyền đến chúng ta ngày nay - một truyền thống thờ phượng dân gian và tình cảm hoàn toàn trái ngược với 1 cơ sở tôn giáo có kiến thức và lệ luật đã thành nề nếp.

Đã từng có những chi phái và những nhóm như thế trước đám Ismaili nhưng chính họ là người đầu tiên tạo được một tổ chức hữu hiệu và bền bĩ. Thời đại nào cũng có. Những hội tương trợ mang tính tôn giáo xa xưa dành cho người nghèo và thấp cổ bé miệng đều nhỏ bé và tản mác, ít khi được các sử gia chú ý và ghi lại. Trong một xã hội bất an và xé thành nhóm nhỏ của chế độ Caliph sau này, con người tìm sự an ủi và bảo đảm trong những hình thức hội đoàn mới mạnh mẽ hơn ; những hình thức này càng ngày càng trở nên nhiều hơn, rộng rãi hơn, và đã chuyển biến từ nhóm dân cứ thấp kém đến tầng lớp giữa và thậm chí các tầng lớp cao hơn trong cộng đồng - mức cuối cùng là Caliph al-Nasir, người đã long trọng tham gia vào một trong những nhóm đó, cố gắng gắn kết các tổ chức này vào bộ máy chính quyền.

Những hội đoàn này có nhiều loại. Một số chủ yếu có tính khu vực, dựa theo thành phố hoặc khu phố, có các chức năng dân sự, cảnh sát hoặc thậm chí quân sự nữa. Trong một xã hội khi nghề nghiệp chỉ khu trú cho một nhóm chủng tộc, địa phương hoặc tôn giáo, thì một số hội đoàn này cũng có thể giữ vai trò kinh tế. Thường thì họ xuất hiện dưới hình thức hội đoàn của thanh niên, đủ các thứ bậc và nghi lễ nhằm đánh dấu thời điểm trở thành thiếu niên hoặc thành người lớn. Đa số là những băng đảng tôn giáo, là của đồ đệ của những bậc chí thánh đặt để cách thờ phượng cho họ noi theo. Những đặc trưng thường gặp là chấp nhận các tín niệm và thực hành của một tôn giáo dân gian nhưng lại bị phái chính thống bài bác ; hết lòng trung thành đối với các đồng đạo và tận tuỵ với thủ lãnh ; có 1 hệ thống khai đạo và thứ bậc giáo phẩm, qui định chi tiết qua các lễ nghi và biểu tượng. Phần lớn những nhóm này, dù có phần nào bất mãn nhưng không có hoạt động chính trị. Còn nhóm Ismaili, với các chiến thuật chiến đấu và mục đích cách mạng, mới có khả năng sử dụng hình thức tổ chức này nhiều lần toan tính lật đổ và thay thế cái trật tự hiện có. Cùng lúc đó, họ từ bỏ dần phần tinh tuý về triết học trong các giáo thuyết cũ của họ, và chấp nhận những hình thức của 1 thứ tôn giáo gần gũi với các tín lý phổ biến trong các tổ chức băng đảng. Theo các sử gia người Ba tư, nhóm Ismaili chấp nhận 1 lối sống gần như dòng tu kín ; thủ lãnh của họ không hề có phụ nữ kề cận.

Một mặt, trước nhóm Sát thủ chưa hề có tiền lệ - về việc sử dụng khủng bố có kế hoạch, có hệ thống và mang tính lâu dài như là 1 thứ vũ khí chính trị. Những tên thắt cổ tại Iraq, tương đương với bọn thugge ở Ấn độ, có đôi chút liên hệ với họ, chỉ là những tay giết người cỏn con, đơn lẻ. Những mưu sát chính trị trước đó, dù lắm tăm tiếng, cũng chỉ là tác phẩm của các cá nhân, hoặc cùng lắm cũng chỉ do những nhóm nhỏ các tay âm mưu mà mục đích và hiệu quả đều hạn hẹp. Về kỷ năng ám sát và mưu mô, nhóm Sát thủ có vô số các tiền bối ; thậm chí trong việc hoàn thiện để đưa ám sát thành 1 nghệ thuật, 1 nghi lễ, và 1 trách vụ, tất cả đều được dự kiến hoặc xếp đặt trước. Nhưng họ mới chính là những kẻ khủng bố đầu tiên. Một thi sĩ của nhóm Ismaili viết :’ Này các anh em, khi thời điểm chiến thắng đã tới, với những ân thưởng lớn trong đời này và đời sau, một chiến binh đi chân đất đơn độc cũng có thể làm cho 1 ông vua hoảng sợ, dẫu cho có hàng ngàn binh mã chung quanh.’.

Đúng vậy. Qua bao thế kỷ, nhóm Shi’a đã phung phí quá nhiều nhiệt tình và máu vì các Imam của họ nhưng đều vô ích. Có biết bao cuộc nổi lọan, từ một nhóm nhỏ những kẻ cuồng sản tự hành hạ thân xác đến những cuộc hành quân chuẩn bị kỹ càng. Đa số đều bị thất bại, đều bị phá tan bởi quân đội của nhà nước và 1 trật tự mà họ không đủ sức lật đổ. Thậm chí, sự thành công của một số rất ít cũng không giải phóng được cái xúc động dâng trào của họ. Thay vào đó, thì những kẻ chiến thắng, vốn được cộng đồng Hồi giáo tin tưởng giao phó quyền lực và vai trò lãnh đạo, lại trở mặt và giết chóc chính những người đã ủng hộ họ.

Hasan-i Sabbah biết rằng lời rao giảng của mình không thể thắng được tính chính thống thâm căn cố đế của Hồi giáo Sunni - rằng các giáo đồ của mình không thể đọ sức và đánh bại được sức mạnh vũ trang của nhà nước Seljuq. Những người đi trước ông ta đã từng trút nổi căm giận của họ bằng bạo lực xốc nổi bằng bạo lọan vô vọng, hoặc nhẩn nhục chịu đựng. Hasan đã tìm ra một đường lối mới, chỉ cần 1 lực lượng nhỏ, có kỹ luật và tận tụy, có thể tấn công hiệu quả vào kẻ thù lớn mạnh. Một chuyên gia thời nay cho biết : ’ Hành động khủng bố do 1 tổ chức nhỏ thực hiện nhưng lại được nuôi dưỡng bằng 1 chương trình lâu dài gồm các mục tiêu có qui mô lớn mà từ đó người ta viện dẫn để tạo nên sự khiếp sợ. Đây là phương pháp Hasan chọn lựa – phương pháp do chính ông ta tạo ra.

Joinville kể lại như sau khi nói về một thủ lãnh Ismaili tại Syria :’ Sơn trung Lão nhân cống nạp cho các Hiệp sĩ dòng đền Thánh và dòng Nhà thương vì 2 dòng này chẳng có việc gì phải sợ nhóm Sát thủ bởi lẽ Lão nhân sẽ chẳng được lợi lộc gì nếu hành thích Vị Thủ lãnh dòng đền Thánh hoặc dòng Nhà thương ; Lão nhân biết rất rõ rằng nếu giết đi một người, thì sẽ có một người khác cũng giỏi dang như thế lên thay ngay, chính vì vậy mà Lão nhân không muốn mất người để chẳng đạt được cái gì cả . 2 dòng tu hiệp sĩ này là những định chế chặt chẽ, có cơ cấu, thứ bậc và sự trung thành theo qui cũ, cho nên sẽ không hề hấn gì nếu xảy ra ám sát ; chính do thiếu những tính chất này nên 1 quốc gia Hồi giáo cô lập, với cơ cấu quyền lực độc đóan, tập trung dựa trên lòng trung thành của cá nhân, vốn dễ thay đổi, sẽ là cái đich thường xuyên của các vụ ám sát.

Hasan có tài năng chính trị đặc biệt khi nhận ra sự yếu kém này của các vương triều Hồi giáo. Ông ta cũng chứng tỏ có nhiều tài năng về quản lý và chiến lược khi lợi dụng thiên tài này để thực hiện các cuộc tấn công tạo khiếp sợ.

Để dựng nên một chiến dịch tạo ra sự khiếp sợ kéo dài cần phải có 2 yêu cầu - tổ chức và ý thức hệ. Phải có 1 cơ cấu tổ chức có khả năng tấn công và chịu đựng được phản công ; phải có 1 hệ thống tín niệm - mà tùy nơi tùy lúc chỉ có thể là 1 tôn giáo - để luôn thúc dục người làm nhiệm vụ tấn công sẳn lòng liều chết.

Đã tìm ra cả 2 điều kiện đó. Tôn giáo của phái Ismaili được cải cách, với các hồi ức về lòng nhiệt thành và tử vì đạo, với những lời hứa hẹn về cõi viên mãn thần thánh và nhân gian, là 1 chính nghĩa tạo ra phẩm giá và can đảm cho những ai theo nó, và đã gợi mở một sự sùng bái chưa hề có trong lịch sử lòai người. Đó là lòng trung thành của các Sát thủ, những người sẵn sàng xả thân liều chết cho Chủ nhân, lần đầu tiên gây được sự chú ý của châu Âu, khiến cho tên của họ đồng nghĩa với với sự trung thành và sự quên mình trước khi đồng nghĩa với từ giết người.

Công việc của Sát thủ là cả một sự tính toán lạnh lùng, cũng như nhiệt thành một cách cuồng tín. Một số nguyên tăc khá rõ ràng. Chiếm lĩnh các lâu đài - một số vốn là hang ổ của các thủ lãnh lục lâm - đã giúp cho họ có được các cứ địa an tòan ; còn qui luật bí mật - dựa theo giáo thuyết taqiyya cũ - giúp cho họ giữ được an ninh và đòan kết. Sự nghiệp của bọn khủng bố dựa trên hành động tôn giáo và chính trị. Các giáo sĩ truyền đạo nhóm Ismaili tìm được chỗ dựa trong dân chúng thôn quê và thành thị ; các phái viên nhóm Ismaili tìm đến các giáo đồ Hồi giáo có địa vị cao, những người này vì sợ hãi hoặc do tham vọng cho nên trở thành đồng minh tạm thời của họ.

Những liên minh như thế đặt ra một vấn đề lớn liên quan đến nhóm Sát thủ. Trong số hàng chục các vụ hành thích được ghi chép tại Iran và Syria, có một số khá lớn được coi như phe thứ 3 đứng ra xúi bẩy, thường là bằng tiền bạc hoặc những thứ cám dỗ khác. Đôi khi câu chuyện chỉ dựa vào lời thú tội của những tên thích khách bằng xương thịt, bị bắt và bị tra hỏi.

Rõ ràng là những tay Sát thủ, là những tín đồ mộ đạo của của 1 sự nghiệp tôn giáo, không phải chỉ là những tên cắt họng thuê có trang bị dao găm. Họ có mục tiêu chính trị riêng ; việc thiết lập chức Imam chân chính, và cả họ lẫn thủ lãnh của họ đều không phải là công cụ phục vụ cho tham vọng của kẻ khác. Tuy nhiên, những câu chuyện dai dẵng và phổ biến về sự toa rập có liên quan đến những cái tên như Berkyaruq và Sanjar ở phương Đông, Saladin và Richard tim sư tử ở phương Tây, cần có lời giải thích.

Một số các câu chuyện này được nhiều người biết bởi vì đã xảy ra. Nhiều lúc nhiều nơi, có những con người đầy tham vọng muốn tìm sự trợ giúp của những kẻ cực đoan hung hãn ; có thể họ không chung tín niệm, và thậm chí cũng chẳng ưa gì nhau nhưng họ nghĩ có thể lợi dụng với hy vọng, thường là nhầm, rằng họ có thể dứt bỏ được những đồng minh đáng sợ này khi đã thực hiện xong mục đích. Đó là trường hợp của Ridwan ở Aleppo, một vương thân dòng Seljuq, đã không chút ngại ngùng khi chuyển sự trung thành từ phái Sunni sang dòng Fatimid, và sau đó lại đón nhóm Sát thủ vào thành, dùng họ để chống lại đồng bào và các bề trên của mình. Đó là trường hợp của các vizier đầy mưu mô tại Isfahan và Damascus, những người cố sử dụng quyền lực và khủng bố của nhóm Sát thủ như bước đệm để tiến thân. Đôi khi động cơ của họ chỉ nhằm gây khiếp sợ hơn là tham vọng - như trường hợp vị vizier của Khorasmshah Jalal al-Din, sợ hãi một cách bệnh họan, theo lời Nasawi tả lại. Các quân nhân và Sultan, cũng như các vizier, có thể vì quá sợ hãi nên phải đồng lõa, và có nhiều câu chuyện đầy ấn tượng cho biết về tài năng và tính gan dạ cuả bọn Sát thủ dường như nhằm mục đích biện giải một số thỏa thuận ngầm giữa 1 bậc quân vương mộ đạo dòng Sunni và các nhà cách mạng phái Ismaili.

Còn động cơ của những người như Sanjar và Saladin lại có phần phức tạp. Cả 2 đều có nhượng bộ đối với nhóm Sát thủ ; nhưng cả 2 đều không phải chỉ vì sợ hãi hoặc tham vọng cá nhân. Cả 2 đều dấn thân vào những việc to lớn - Sanjar muốn phục hồi chế độ Sultan dòng Seljuq và bảo vệ Hồi giáo khỏi những kẻ vô đạo đến từ phương Đông, Saladin thì muốn làm sống lại sự thống nhất trong dòng Sunni và đánh đuổi bọn xâm lược Cơ đốc đến từ phương tây. Cả 2 đều phải nhận ra một chân lý - sau khi họ chết, vương quốc của họ sẽ sụp đổ và các kế họach của họ không đem lại kết quả nào. Họ cảm nhận rõ rằng hợp lý khi nhượng bộ tạm thời đối với một kẻ thù ít đáng sợ hơn về sau này, nhằm bảo đảm sự an tòan cá nhân, và có cơ may hòan thành đại nghiệp của họ là chấn hưng và bảo vệ Hồi giáo.

Còn đối với chính nhóm Sát thủ, sự tính tóan lại đơn giản hơn nhiều. Mục đích của họ là phá vỡ và tiêu diệt cái trật tự của phái Sunni ; nếu có thủ lãnh nào của phái Sunni buộc lòng phải giúp đở họ do bị dụ dỗ hoặc bị khủng bố, thì càng tốt. Thậm chí trong thời gian đầu đầy nhiệt huyết, các thủ lãnh nhóm Sát thủ cũng không bao giờ bỏ qua sự giúp đỡ của người khác khi thuận lợi ; và về sau này, khi họ đã trở thành các chúa đất thực sự, họ mới đem gắn các chính sách của mình một cách khéo léo và nhẹ nhàng vào các mối liên minh và tranh chấp muôn màu muôn vẻ của thế giới Hồi giáo.

Tất cả những điều này không có nghĩa là họ sẳn sàng bán mình, hoặc mọi câu chuyện về sự câu kết đều đúng cả thậm chí qua lời thú tội. Các thủ lãnh của họ có thể bí mật dàn xếp, nhưng cũng không thể có việc họ thông báo cặn kẻ các chi tiết cho thích khách. Có nhiều khả năng hơn cả là Sát thủ bắt tay nhận nhiệm vụ được giao theo một ‘ kịch bản sườn (cover story), nói theo ngôn ngữ hiện đại, bao hàm các tình tiết có nhiều khả năng sẽ xảy ra nhất tại nơi thực hiện. Điều này sẽ tạo thêm lợi thế là gieo được sự bất hòa và ngờ vực trong phe thù nghịch. Ví dụ rõ nhất của tình huống này là vụ hành thích Caliph al-Mustarshid và Conrad xứ Montferrat của Thập tự quân. Sự nghi ngờ nhắm vào Sanjar ở Ba-tư và vào Richard tim sư tử trong Thập tư quân nhằm làm cho sự việc rối tung lên để tạo nên mối bất hòa. Ngòai ra ta cũng không rõ là liệu mỗi vụ ám sát được gán cho họ hoặc thậm chí do chính họ thừa nhận trên thực tế có phải chính họ làm ra hay không. Hành thích, vì lý do riêng tư hoặc công khai, cũng khá thường gặp, và chính nhóm Sát thủ tự họ cũng phải tạo ra một ‘ tấm màn che  cho một số các vụ ám sát không thuộc về ý thức hệ mà chính họ không hề tham dự.

Các Sát thủ chọn lựa con mồi của họ cẩn thận. Một số các tác giả dòng Sunni cho rằng họ phát động chiến tranh bừa bãi chống lại tòan thể cộng đồng Hồi giáo. Hamdulla Mustawfi cho biết :’ Từ lâu người ta đã biết rõ là đám Batini (tức là nhóm Ismaili) đáng đựoc thưởng công xứng đáng bởi vì họ không hề từ bỏ một giây phút nào tìm kiến đủ cách để làm hại Hồi giáo, và tin rằng nhờ đó họ sẽ nhận được nhiều ân thưởng. Theo họ việc không hạ thủ được người nào, không khuất phục được kẻ thù là 1 trọng tội. Hamdulla viết điều này vào năm 1330, nhằm trình bày một quan điểm mới sau này, có lẽ chịu ảnh hưởng của các chuyện hoang đường và thần thọai thịnh hành thời đó. Những nguồn tư liệu cùng thời tại Ba-tư và Syria đều cho biết là mối sợ hãi do nhóm Ismaili gây ra là nhắm đúng người, có chủ đích và trừ một vài vụ việc dân chúng đứng lên nổi lọan riêng lẽ,mối quan hệ của họ với nhóm Sunni vláng giềng đều khá bình thường. Điều này có lẽ đúng đối với cả các nhóm thiểu số Ismaili sống tại thành thị, và các chúa đấtIsmaili, khi giao dịch với các đồng sự Sunni.

Nạn nhân của các Sát thủ nằm trong 2 nhóm ; nhóm đầu tiên gồm các vương công, quan lại và thượng thư, nhóm thứ 2 gồm các qadia và hàng giáo phẩm tôn giáo khác. Nằm giữa 2 nhóm này, đôi khi là các viên chức cảnh sát thành phố. Trừ một ít ngọai lệ, tất cả các nạn nhân đều là người thuộc nhóm Hồi giáo Sunni. Bình thường, các Sát thủ không tấn công nhóm thờ 12 Imam hoặc các nhóm Shi’ite khác, cũng không chĩa dao giết người Cơ đốc hoặc Do thái bản địa. Thậm chí còn có ít vụ tấn công vào các thập tự quân tại Syria, và đa số là do Sinan làm theo theo cam kết của Saladin và Hasan với Caliph.

Đối với nhóm Ismaili, kẻ thù của họ là thể chế của dòng Sunni- về mặt chính trị và quân sự, bộ máy hành chính và tôn giáo. Các vụ mưu sát của họ được bày ra là để gây sợ hãi, làm cho suy yếu và cuối cùng là để lật đổ thể chế này. Một số vụ chỉ là hành động cảnh cáo hoặc trả thù, chẳng hạn như việc hạ sát ngay tại chính nhà nguyện các nhà thần học phái Sunni vì có lời nói hoặc việc làm chống phá họ. Các nạn nhân khác được chọn vì các lý do trực tiếp và chọn lọc hơn - chẳng hạn như tư lệnh các đòan quân tấn công nhóm Ismaili, hoặc người trấn thủ các cứ điểm mà họ muốn chiếm lấy. Các động cơ chiến thuật và tuyên truyền kết hợp với nhau trong việc hành thích các nhân vật quan trọng, chẳng hạn như Đại vizier Nizam al-Mulk, 2 Caliph và những lượt mưu sát Saladin.

Lại càng khó khăn hơn nhiều khi xác định bản chất của sự ủng hộ dành cho nhóm Ismaili. Phần lớn có nguồn gốc từ vùng thôn quê. Nhóm Ismaili đặt căn cứ chính trong lâu đài ; họ thành công nhất khi dựa vào dân chúng các làng mạc chung quanh tìm sự ủng hộ và để tuyển người. Ở cả Ba-tư lẫn Syria, các đặc sứ Ismaili cố gắng cắm vào các khu vực có các truyền thống xa xưa chệch hướng tôn giáo. Những truyền thống như thế khá dai dẵng, và vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay tại một số vùng trong khu vực này. Một số điểm trong các kinh sách lời ‘ Thuyết giảng mới ‘ đưa ra nhiều tính chất ma thuật pha trộn với tôn giáo của nông dân, đi ngược với khuynh hướng trí thức phức tạp của thần học theo dòng Fatimid tại vùng đô thị.

Sự ủng hộ dành cho nhóm Ismaili có thể được huy động và điều khiển hữu hiệu nhất tại các vùng thôn quê hẻo lánh. Tuy nhiên, sự ủng hộ không chỉ khu trú tại các khu vực này. Nhóm Ismaili cũng có môn đồ tại các thị trấn mà khi cần có thể giúp đỡ kín đáo cho các nhân viên từ lâu đài ra ngòai thi hành sứ mạng. Đôi khi họ khá đủ mạnh để ra tay giành lấy quyền lực như tại Isfahan và Damascus.

Người ta thường cho rằng những kẻ ủng hộ nhóm Ismaili tại thành thị xuất thân từ các tầng lớp thấp trong xã hội – như thợ thủ công, và dưới nhóm này là bọn rác ruởi ưa phá rối rày đây mai đó. Giả định này dựa vào những mối liên quan bề ngoài cuả các thành viên nhóm Ismaili có nguồn gốc xuất thân như thế, và cũng vì không có bằng chứng cho biết nhóm Ismaili có cơ sở cảm tình trong tầng lớp trên, tức là kể cả những kẻ bất mãn với cái trật tự phái Sunni do nhà Seljuq cai trị. Cũng có nhiều dấu hiệu cho biết có cảm tình viên Shi’ite trong đám nhà buôn và thư lại, nhưng dường như những người này chuộng hành động chống đối thụ động của nhóm thờ 12 Imam hơn là nhóm Ismaili chủ trương lật đổ cấp tiến.

Hiển nhiên là nhiều giáo sĩ và thủ lãnh của nhóm Ismaili là người có học vấn, nguồn gốc thị dân. Hasan-i Sabbah quê ở Rayy, vốn được đào tạo để làm thư lại ; Ibn Attash là thầy thuốc, lúc đầu là đặc sứ của lâu đài Alamut tại Syria, Sinan là thầy giáo, và theo như chính lời ông ta nói, vốn là con trai của 1 thân sĩ tại Basra. Tuy nhiên ‘ Lời giảng mới ‘ dường như chưa bao giờ tạo được sức quyến rũ về trí thức lôi cuốn được các nhà thơ, triết gia và nhà thần học trong quá khứ. Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 11, dưới nhiều hình thức khác nhau, phái Ismaili đã trở thành 1 lực lượng trí thức chính của Hồi giáo, là một đối thủ quan trọng trong việc dành lấy khối óc và con tim của các tín đồ, và thậm chí đã tranh thủ được tình cảm, tuy không được công nhận, của bậc trí giả như triết gia, nhà khoa học Avicenna (980-1037). Đến thế kỷ 12 và 13, thì điều này không còn đúng nữa. Sau khi Nasir al-Khusraw chết vào năm 1087, không còn có khuôn mặt trí thức quan trọng nào trong thần học của phái Ismaili và thậm chí các môn đồ của ông này cũng chỉ gồm có các nông dân và dân sơn cước tại những vùng xa xăm. Dưới thời Hasan-i Sabbah và những người kế tục, nhóm Ismaili đã khuấy lên những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội nghiêm trọng đối với Hồi giáo dòng Sunni, nhưng họ không còn là 1 thách thức về mặt trí thức nữa. Tôn giáo của họ càng ngày càng nhuốm màu pháp thuật và đầy cảm tính, những hy vọng về sự cứu chuộc và tận thế, kết hợp với sự thờ phụng của nhóm người cùng khổ, nhóm thiệt thòi và rày đây mai đó. Thần học của phái Ismaili đã không còn, và sẽ không còn, khả năng thay thế cho một nền thần học chính thống mới hiện đang chiếm ưu thế trong đời sống trí thức tại các đô thị Hồi giáo - mặc dù các ý niệm tinh thần và thái độ của nhóm Ismaili vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến chủ nghĩa thần bí và thi ca tại Ba-tư và Syria dưới hình thức gián tiếp và cải biên, và ta có thể nhận ra các yếu tố của giáo thuyết Ismaili trong những cao trào truyền bá sự cứu rỗi có tính cách mạng qua cuộc nổi dậy của các thầy tu Hồi giáo vào thế kỷ 15.

Còn 1 câu hỏi nữa mà các sử gia cận đại buộc lòng phải hỏi - điều này có ý nghĩa gì ?. Theo các thuật ngữ tôn giáo, thì có thể coi ‘ Lời giảng mới ‘ của phái Ismaili thuộc về các khuynh hướng tận thế và chống đối, rất thường thấy trong đạo Hồi và trong các truyền thống tôn giáo khác, ta cũng gặp những hình thức tương tự mà có lẽ trước đây cũng đã từng có. Nhưng khi con người hiện đại không còn coi tôn giáo là mối quan tâm hàng đầu nữa, thì anh ta cũng không còn tin rằng những người khác, vào các thời điểm khác, lại có thể thực sự làm như thế, và vì vậy anh ta bắt đầu rà sóat những phong trào tôn giáo lớn trong quá khứ để tìm kiếm những động cơ và lợi ích có thể chấp nhận được đối với suy nghĩ hiện thời.

Lý thuyết lớn đầu tiên về ý nghĩa ‘ thực sự’ của mặt dị giáo trong Hồi giáo được Bá tước Gobineau, cha đẻ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện đại, khởi xướng. Theo ông này, thì phái Shi’a tiêu biểu cho 1 phản ứng của người Ba-tư gốc Ấn -Âu chống lại sự thống trị của người Ả-rập- chống lại sự hẹp hòi chỉ quan tâm đến dòng giống Semite của Hồi giáo gốc Ả-rập. Đối với châu Âu thế kỷ 19, bị ám ảnh bởi những vấn đề về xung đột quốc gia và tự do quốc gia, thì cách giải thích như thế dường như có lý và rất hiển nhiên. Phái Shi a đại diện cho Ba-tư, chiến đấu chống lại sự thống trị của người Ả-rập và người Thổ sau này. Nhóm Sát thủ đại diện cho một hình thức cực đoan quốc gia, quân phiệt, giống như các hội kín khủng bố của nước Ý và Macedonia vào thế kỷ 19.

Nhờ tiến bộ về học thuật, và mặt khác là những thay đổi tình thế tại châu Âu, cho nên vào thế kỷ 20 lý thuyết về sự xung đột chủng tộc và quốc gia này có thay đổi chút ít. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy phái Shi’a nói chung và phái Ismaili nói riêng, không phải chỉ có ở Ba-tư. Chi phái này khởi đầu tại Iraq ; chế độ Caliph dòng Fatimid đã đạt được nhiều thành công quan trọng tại bán đảo Ả-rập, tại Bắc Phi và tại Ai-cập- và ngay cả phái Ismaili cải lương của Hasan-i Sabbah, mặc dù khởi nghiệp tại Ba-tư, do người Ba-tư, nhưng chiêu dụ được nhiều giáo đồ tại Syria nói tiếng Ả-rập và thậm chí còn len lõi vào được các bộ tộc gốc Thổ có nguồn gốc từ Trung Á di cư vào miền Trung đông. Và trong bất cứ trường hợp nào, yếu tố quốc gia không còn được coi như là điều kiện đủ đối với các cuộc vận động lịch sử lớn.

Trong một lọat các nghiên cứu lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1911, học giả người Nga, V.V. Barthold, đưa ra một lý giải mới. Theo ý ông này, thì ý nghĩa thực sự của phong trào Sát thủ là 1 cuộc chiến của các lâu đài chống lại thành thị - là một sự cố gắng cuối cùng, nhưng chung cuộc không đưa tới thành công của giới quí tộc Iran thôn dã nhằm kháng cự lại cái trật tự xã hội thành thị mới của đạo Hồi. Xứ Ba-tư thời tiền- Hồi giáo là 1 xã hội thượng võ, còn thành thị lại là 1 sự đổi mới của Hồi giáo. Giống như các chúa đất – và chúa đất lục lâm - của châu Âu thời Trung cổ, các hiệp sĩ có đất đai của xứ Ba- tư, với sự ủng hộ của dân làng, từ trong các lâu đài đứng lên phát động chiến tranh chống lại cái trật tự mới và xa lạ này xâm lấn vào lãnh địa của mình. Nhóm Sát thủ là 1 vũ khí của cuộc chiến này.

Các học giả Nga sau này chỉnh sửa và hòan thiện ý đồ của Barthold nhằm đưa ra một cách giải thích giáo phái Ismaili về mặt kinh tế. Nhóm Ismaili không chống lại thành thị, bởi vì những người ủng hộ họ cũng sống ở đó, nhưng là chống một số phần tử chủ chốt tại đô thị - các nhà cầm quyền, các thân sĩ dân sự, và sĩ quan, các quí tộc phong kiến mới và các thầy tu Hồi giáo đặc quyền đặc lợi. Ngòai ra không thể coi như nhóm Ismaili chỉ là đám quí tộc cũ. Họ không hề thừa hưởng lâu đài, mà họ chiếm đọat, và họ không được nhiều sự ủng hộ từ nhóm vẫn còn có ruộng đất như những người bị các ông chủ mới lấy mất tài sản - đó là các người thu thuế, các viên chức và sĩ quan nhận được bổng lộc duới hình thức ruộng đất và huê lợi do ông chủ mới ban cho nhưng lại làm thiệt hại quyền lợi của giới nông dân và giới quí tộc cũ. Có 1 quan điểm coi phái Ismaili chỉ là 1 ý thức hệ phản động, do các tay trùm phong kiến đưa ra nhằm bảo vệ các đặc quyền của họ để chống lại chủ trương bình quân của Hồi giáo Sunni ; một quan điểm khác đó là 1 sự đáp ứng, nhiều hay ít tùy theo tình huống, đối với nhu cầu của từng nhóm khác nhau phải chịu đựng đau khổ từ khi có sự áp đặt của hệ thống cai trị mới dòng Seljuq, và đã chiêu tập được giai cấp cai trị cũ nay bị hất cẳng và đám dân bất mãn ở đô thị ; tuy nhiên còn quan điểm khác coi đó chỉ là 1 phong trào ‘ bình dân’ dựa trên thợ thủ công, thị dân nghèo, và nông dân tại các vùng núi. Theo quan điểm này, thì tuyên cáo Sống lại của Hasan quả là 1 chiến thắng của các lực lượng ‘ bình dân' ; lời đe dọa của ông ta chống lại những ai còn tuân theo Luật Thánh là nhắm vào các phần tử phong kiến trong các lãnh địa Ismaili, những người vẫn bí mật trung thành với Hồi giáo chính thống và thù nghịch với sự công bằng xã hội.

Giống như những cố gắng trước kia tìm cách lý giải trên cơ sở sắc tộc, những lý thuyết nhấn mạnh vai trò kinh tế đã làm cho kiến thức của chúng ta về nhóm Ismaili phong phú hơn, khi lái nghiên cứu sang những định hướng mới có lợi ; cũng như các nền thần học cũ, các lý thuyết này đều mang tính giáo điều quá mức, tức là nhấn mạnh một số mặt nhưng lại bỏ quên một số mặt khác - nhất là khía cạnh xã hội học về tôn giáo,về quyền lãnh đạo, và về các hội đoàn. Rõ ràng là khi ta hiểu rõ hơn về Hồi giáo và các chi phái, chúng ta cần hòan thiện một số mặt trong phương pháp điều tra, trước khi chúng ta có thể quyết định vai trò của yếu tố kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với phái Ismaili, và mức độ chính xác đến đâu. Trong khi đó, sự trải nghiệm các biến cố lẫn sự tiến bộ của học thuật trong thời đại chúng ta có thể cho thấy rằng khó mà tách rời được các yếu tố quốc gia ra khỏi yếu tố kinh tế, hoặc các yếu tố quyết định về mặt xã hội và tâm lý,và rằng sự phân biệt gĩưa cấp tiến cánh hữu và cấp tiến cánh tả đã từng được coi là rất quan trọng đối với lớp học giả tiền bối gần chúng ta nhất, đôi khi chỉ là chuyện hão huyền.

Không có cách lý giải duy nhất, đơn giản nào lại đủ sức làm rõ cái hiện tượng Ismaili đầy phức tạp, trong một xã hội đầy phức tạp của đạo Hồi thời trung cổ. Tôn giáo Ismaili đã phát triển trong một thời gian dài, trên 1 vùng rộng lớn, và mang nhiều ý nghĩa khác nhau vào các thời gian và không gian khác nhau ; quốc gia Ismaili là những lãnh địa, với những khác biệt và xung đột nội tại ; cái trật tự kinh tế, xã hội của đế quốc Hồi giáo, cũng như những xã hội khác thời trung cổ, là một mô thức phức tạp và luôn thay đổi gồm có nhiều tầng lớp ưu tú, đẳng cấp và giai cấp thuộc các nhóm tôn giao và sắc tộc khác nhau - và cả tôn giáo lẫn xã hội mà từ đó xuất hiện cái trật tự trên đều chưa được khảo sát đúng mức.

Cũng giống như những phong trào và tín ngưỡng lịch sử lớn khác, phái Ismaili dưạ trên nhiều nguồn và phục vụ cho nhiều nhu cầu. Đối với một số người, nó là 1 phương tiện để tấn công sự thống trị bị căm ghét, có thể là để phục hồi một trật tự cũ hoặc tạo ra một trật tự mới ; đối với nhóm khác, đó là cách duy nhất để đạt đến gần Thượng đế trên cõi trần này. Đối với những kẻ cầm quyền, đó là 1 công cụ để bảo đảm và duy trị sự độc lập địa phương chống lại sự can thiệp từ bên ngòai, hoặc là 1 phương cách để tiến tới việc thống trị thế giới ; một nỗi cuồng say và sự viên mãn, đem lại phẩm giá và ý nghĩa cho những cuộc đời buồn tẻ và đầy khổ nhục, hoặc là một phúc âm về sự giải thóat và hủy diệt ; là sự trở lại chân lý của tổ tiên – và 1 hứa hẹn về sự sáng đạo trong tương lai.

Liên quan đến vị trí của các sát thủ trong lịch sử của Hồi giáo, có thể nói được 4 điều chắc chắn. Điều thứ nhất về phong trào của họ, dù với bất cứ động cơ nào, họ đều bị coi là 1 sự đe dọa cho cái trật tự hiện có, về mặt chính trị, tôn giáo và xã hội ; điều thứ 2 là họ không phải là 1 hiện tượng riêng lẽ, mà chỉ là 1 trong 1 chuỗi dài các phong trào rao giảng sự cứu chuộc, lúc đầu mang tính bình dân và ít người biết đến, bị thôi thúc vì những nỗi bất an thâm căn cố đế, và đôi khi lại bùng lên thành những vụ bạo lọan mang màu sắc cách mạng ; điều thứ 3 là Hasan-i Sabbah và các môn đồ thành công trong việc uốn nắn và định hướng lại những khát vọng mơ hồ, những tín niệm ngông cuồng và sự căm giận không mục đích đó của đám người bất mãn thành một hệ tư tưởng và một tổ chức mà trong đó về mặt gắn kết, kỷ luật và bạo lực có chủ ý chưa từng có trước đó và về sau cũng không bao giờ có cái gì tương tự. Điều thứ 4 và có lẽ là điểm quan trọng nhất cần phải nói, đó là sự thất bại hòan tòan. Họ không lật đổ được cái trật tự hiện có ; họ cũng không giữ được bất cứ 1 đô thị nào dù lớn dù bé. Ngay cả các dinh cơ lâu đài của họ chẳng qua chỉ là 1 lãnh địa con con, có lúc bị chiếm đóng, và các môn đồ của họ chẳng qua chỉ là những cộng đồng nhỏ bé và an bình gồm nông dân và người buôn bán - chỉ là 1 thiểu số của 1 phái tôn giáo trong nhiều thiểu số khác.

Nhưng dòng chảy ngầm mang theo hy vọng cứu rỗi vào ngày tận thế và bạo lực cách mạng đã buộc họ phải trôi theo, và những kẻ tiếm danh nắm được lý tưởng và phương pháp của họ. Đối với những kẻ này, những thay đổi lớn trong thời đại của chúng ta đã sản sinh ra nhiều nguyên do gây căm giận, nhiều giấc mơ về sự viên mãn mới cũng như nhiều công cụ để tấn công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro