lich su tam ly hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trên đây là phần trình bày của tớ có phần nào chưa chuẩn mong các bạn đóng góp, cảm ơn!

MỤC LỤC

I Lời Giới Thiệu và Lý Do Chọn Đề Tài

II Các Giai Đoạn Phát Triển của Tâm Lý Học

A Thời Kỳ Cổ Đại

1/ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập

2/ Hy Lạp

B Thời Kỳ Trung Cổ

1/ Các nước Ả Rập

2/ Các nước châu Âu

C Thời Kỳ Phục Hưng

1/ Ytalia

2/ Tây Ban Nha

D Tâm Lý Học Thế Kỷ XVII

1/ Nguồn gốc các hiện tượng tâm lý (R. Descartes và W. G. Lebniz

2/ Thuyết phản xạ của Descartes:

E Tâm Lý Học Thế Kỷ XVIII

1/ tâm lý học Anh

2/ Tâm lý học Pháp

3/ Tâm lý học các nươc khác

F Tâm Lý Học Đầu Thế Kỷ XIX Đến Năm 1879

1/ Thuyết phản xạ

2/ Thuyết về cơ quan cảm giác

3/ Thuyết đại não

4/ Tâm ý học liên tưởng

G Tâm Lý Học Từ Nam 1879 Đến Thế Kỷ XX

1/ Tâm lý hành vi

2/ Tâm lý học Gestalt

3/ Phân tâm học

4\ Tâm lý học hoạt động

III Phần Kết Luận Và Trích Dẫn Tài Liệu

I Lời Giới Thiệu và Lý Do Chọn Đề Tài

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về nhiều mặc có phần tăng lên. Trong đó nhu cầu về giải quyết các vắn đề tâm lý nói riêng và đòi hỏi của nghành Tâm Lỳ Học nói chung đang có vai trò hết sức quan trọng. Tâm Lý Học giúp con người giải quyết các vấn đề xã hội như: chữa các chứng bệnh tâm thần ở người, giải tỏa tâm lý, tư vấn, quảng cáo-tiếp thị, nghiên cứu tâm lý ở động vật...Nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn nghành Tâm Lý Học đã ra đời đang phát triển trên thế giới. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia đều xây dựng và phát triển nghành này với tư cách là một nghành độc lập, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển, các trường Đại Học đã mở khoa Tâm Lý-Giáo Dục và chú ý hơn đên nghành này. Để hiểu rõ hơn về lịch sử của nghành Tâm Lý Học- các giai đoạn phát triển của Tâm Lý Học thế giới trong phần này cho phép tôi được giới thiệu đôi nét về Các giai đoạn phát triển của Tam Lý Học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc - một cái nhìn gây tranh cãi hơn - được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người".Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Để lịch sử của Tâm Lý Học được nhìn nhận một cách khách quan đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần tôn trọng các quy tắc của nó như: Nguyên tắc lịch sử, Nguyên tắc khách quan khoa học, Nguyên tắc phát triển. Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc ghestal, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt. Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc cũng tin rằng một người phải được huấn luyện để có thể tự xem xét nội tâm của mình. Ngày nay, vị trí tâm lý học có vai trò quyết định đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa sức khỏe là sự tương tác của mối liên hệ giữa Xã hội-Thể chất-Tinh thần con người. Năm 1972 Leonchiev đã làm sáng tỏ khái niệm về nghiên cứu tâm lý con người dựa trên hay hướng đến hoạt động có đối tượng. Xây dựng liệu pháp tâm lý trên hoạt động tích cực của cá nhân. Yếu tố tiền đề quyết định đến hành vi và năng lực cá nhân đó phương tiện trong cấu trúc hoạt động có đối tượng của cá nhân trong môi trường nhất định. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Các Giai Đoạn Phát Triển của Tâm Lý Học trong phần trình bày này chắc chắn sẽ có nhiều thiếu xót mong các bạn đóng góp ý kiến để bài viết này hoàn thiện hơn.

II Các Giai Đoạn Phát Triển của Tâm Lý Học

A Thời Kỳ Cổ Đại

1/ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập

Ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, được chia thành 6 phái: Nho Gia, Mặc Gia, Danh Gia, Pháp Gia, Âm Dương Gia, Đạo Đưc Gia. Nho gia là trường phái triết học, tâm lý học do Khổng Tử sáng lập trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc.

Tư tưởng của Nho Gia đề cao "Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình thiên hạ", nêu đạo lý "Nhân-Lễ-Trí-Tín" của con người . Trung tâm học thuyết của Khổng Tử là chữ Nhân, gồm những đúc tính cơ bản như: trung, hiếu, cung kính, khoan hòa chính đáng, thật thà khiêm tốn, dũng cảm. "Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác", "Mình lập thân bằng cách gúp người lập thân", bỏ tính tham lam ích kỉ, hạn chế dục vọng, nhận ra chân lý và hành động theo chân lý, phải có súc khỏe, can đảm để bảo vệ chân lý. Lễ vừa là nghi lễ,vừa là thể chế chính trị vừa là quy hạm đạo đức. Danh chính thì ngôn mới thuận. Nho gia được Mạnh Tử và Tuân Tử bổ sung, hoàn thiện hơn sau những cống hiến của người sang lập ra nó. Mạnh Tử là người đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, cái Tâm chi phối đều khiển hành vi của con người, con người sinh ra đều có thể nhận biết năng lực. Tuân Tử xem mối quan hệ giữa trời đất, người theo quan đểm duy vật, trời đất, thiên mệnh không quyết định và can thiệp vào đời sống của con người, thừa nhận sự vật hiện tượng khách quan. Nho gia đã đóng góp rất lớn vào lịch sử chính trị, tôn giáo, tâm lý học của Trung Quốc tuy vẫn còn một số hạn chế do lịch sử chế độ phong kiến và hoàn cảnh khách quan.

Thuyết ÂmDương-Ngũ Hành: Phản ánh tư tưởng sơ khai duy vật chất phác của người Trung Hoa cổ đại. Thuyết Âm-Dương cho rằng Âm-Dương là hai mặt đối lập cấu thành sự vật, vừa có xu hướng bài trừ nhau vừa có xu hướng lam tiền đề cho nhau cùng tồn tại. Âm Dương chuyển hóa cho nhau tạo thành sự vật. Thuyết Ngũ Hành cho rằng thế giới được cấu tạo từ 5 yêu tố gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong Ngũ Hành cũng có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 5 yếu tố đó chúng vừa tương sinh đồng thời tương khắc nhau tạo thành sự vật.

Đạo gia: người sáng lập là Lão Tử và được Trang Tử bổ sung phát triển. Thuyết "vô vi" và tư tưởng coi trọng Đạo và Đức. Đạo là bản thể, là nguồn gốc, là bản chất sâu kín của vạn vật. Con người cảm nhận Đạo bằng trí tuệ. Đức là thứ "lý" sâu sắc phổ biến trong hiện thực. Đặc biệt thuyết "vô vi" khuyên con người sống theo lẽ tự nhiên , không trái với bản tính của mình và tạo hóa, bỏ tính tham lam ích kỉ....

Mặc gia(Mặc Tử) và Pháp gia(Hàn Phi): Mặc Tử là người có những cống hiến lớn cho logic học, triết học. tâm lý học của ông có những quan điểm chống lại Nho gia, coi trọng kinh nghiệm cảm giác, đưa ra thuyết Tam biểu. Hàn Phi đưa ra quan đểm muốn thu phục được thiên hạ cần phải có sức mạnh về kinh tế lẫn quyền lực. nhờ đó mà nhà Tần nhanh chóng mạnh lên nhưng nhanh chóng suy tàn do quá chú trọng đến kinh tế và quyền lực mà không tuân theo những chân lý chữ Nhân của Nho gia.

Nhìn chung Triết học, tâm lý học Trung Hoa đề cập đến các vấn đề như vật chất , ý thức, lý luận nhận thức, logic hình thức, quan đểm triết lý nhân sinh sâu sắc.

Ấn Độ

Khởi đầu đã có sự đấu tranh quyết liệt giữa Chủ Nghĩa Duy Tâm và Chủ Nghĩa Duy Vật . Ấn Độ đã tồn tại 9 hệ thống triết học, đáng kể là các phái Vêđa,Yoga, Brahman, Vai'sesika và Lokayata. Phái Vêđa cho rằng Brahman (tinh thần thế giới, bản ngã vũ trụ) là bản chất duy nhất, hiện thực đàu tiên , thế giới là sự tỏa sáng của Brahman, thân thể là cái vỏ của linh hồn, bản ngã cá thể Atman, Atman là một phần của Brahman, linh hồn tồn tại vĩnh viễn.

Các quan điểm duy vật ở giai đoạn này là phê phán, bác bỏ quan niêm linh hồn bất tử. Quan niệm sơ khai về vật chất, các yếu tố cấu thành thế giới là Nước, Lửa, Ánh sáng, Đất, Không Khí, linh hồn gắn với thể xát. Thuyết Nguyên Tử của phai Vai'sesika coi nguiyeen tử là cái tồn tại mãi mãi, không ai sáng tạo, không bị phá hủy. Phái Yoga cho rằng có sự tồn tại của linh hồn, có 8 cách để điều hòa tâm thức, đều trị, giảm stress mà ngày nay đã được thế giới sử dụng. Phép biện chứng xuất hiện khá sớm trong kinh Vê Đa, Upanishad. Giải tích vũ trụ, vạn vật, bản chất, đời sống linh hồn con người, tìm cội nguồn của nổi khổ mà con nguopwif phải chịu đựng và cố gắn giải thích chúng. Các tư tưởng Tam lý học, triết học Ấn Độ là hệ thống tư tưởng đặc sắc, phong phú, quý giá.

Ai Cập

Tư liệu cổ thần học Menphis(Thiên niên kỉ III TCN) cho rằng con người con người có linh hồn do chúa Ptakh sáng tạo ra linh hồn. Cơ quan phụ trách linh hồn là tim, tim là trung tâm ngoại biên là mắt, mũi, tai, máu và không khí tạo ra sức sống.

Thành tựu lớn nhất của tư tưởng tâm lý học Hy Lạp cổ đại là việc đưa ra các học thuyết về tâm hồn.

Học thuyết về tâm hồn của Democrite

Nguồn gốc cấu tạo nên vũ trụ là các nguyên tử, đó là các hạt vật chất nhỏ nhất, không thể chia cắt được nữa, không màu, không mùi, không vị. Nguyên tử khác nhau về hình thức, trật tụ, tư thế, ba đặc tính này cố hữu của nguyên tử. Nguyên tử vận động không ngừng tạo ra vô só các thế giới. Ông cho răng tâm hồn không tách rời khỏi cơ thể. huyết nguyên tử của Democrite là một cuộc cách mạng có ý nghĩa tâm lý học, khoa hoc nói chung. Với Tâm lý học đay là một tư tưởng duy vật táo bạo về tâm hồn con người.

Học thuyết về tâm hồn của Platon

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức đuợc phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí. Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội.

Học thuyết về tâm hồn Acủa Aristote

Aristote là nhà Bách Khoa Toàn Thư thế giới cổ đại, là người đầu tiên có những tác phẩm viết chuyên bàn về tâm lý học với tác phẩm "Bàn về linh hồn" ông đã đề cập đến những vấn đề của tâm lý học.

Tâm hồn có khả năng vận động cao nhất vì nó tự thân vận động được cấu tạo từ Đất-Nước-Khí-Lửa. Tâm hồn gồm tư duy, trí nhớ, tình cảm, trạng thái tâm lý, các hành động. Tâm hồn có khả năng sống. Tư tưởng Tâm lý học của Airitote tuy có nhiều đều đáng ghi nhận nhưng cũng có những sai sót do thời đại, lịch sử, vẫn còn tư tưởng sinh vật luận, máy móc, siêu hình.

Tóm lại các nhà Tâm lý học Phương Đông(Trung Quốc, Ấn Độ, AI Cập) và Phương Tây(Hy Lạp) đều có quan tâm đến lĩnh vực tâm hồn, tâm lý con người. Nổi bật trong số này là các nhà Tâm lý học Hy Lạp "Các tư tưởng Hy Lạp mãi mãi là bật thầy của chúng ta bởi vì bằng tính hồn nhiên và khánh quan to lớn, họ đã tìm ra được đối tượng nghiên cứu dưới dang thuần khiết sạch sẽ của nó, tuy chưa thạt rõ nét" (theo Lê Nin)

B Thời Kỳ Trung Cổ

Các nền Văn minh cổ đại suy tàn, xã hội phong kiến hình thành và trở nên phổ biến. Ở Phương Tây Thiên Chúa Giáo, các tôn giáo quan đểm thần bí thay thế cho những nghiên cứu về cơ thể con người, tâm lý, hoạt động tinh thần của con người bị thay thế bởi thần học. Chủ nghĩa kinh viện xuất hiện, Khoa học tự nhiên bị kìm hãm, trung tâm của tâm lý học chuyển sang các nước Ả Rập ở châu Âu chỉ có ít nhà nghiên cứu tâm lý, đa phần theo chủ nghĩa kinh viện.

1/ Các nước Ả Rập

Đầu thế kỉ VII Ẳ Rập thống nhất thành một quốc gia hung mạnh. Mở nhiều cuộc chiến "Thập tự Chinh" ở thế kỉ VIII-X. Tôn giáo chính là Hồi Giáo, xuất hiện các trung tâm thương mại, phát triển mạnh khoa học tự nhiên, y học, khoa học về con người, tâm lý học...Tâm lý học Ả rập có những bước tiến lớn nổi bật là các nhà triết học như: Ibn xina, Ibn Rushd, Ibal haixam...

Ibn xina (Avicenna) và học thuyết veefcacs chức năng Tam-sinh lý học

Khẳng định sự phụ thuộc của tâm hồn là do bộ não quyết định, não bộ là nguyên nhân tâm lý của các hiện tượng tam lý. Ibn xina là ông tổ của tâm lý học thực nghiệm, phát triển tâm-sinh lý học lứa tuổi. Sự phatfs triển thể chất có ảnh hưởng đến tâm lý, giáo dục làm thay đổi con người.

Ibal haixam (965-1039)

Nghiên cứu về cảm giác nhìn của con người đầu tiên, mổ mắt để nghiên cứu về mắt, ông khẳng định mắt người giống như một thấu kính, để có được cảm giác nhìn cần phải có hai điều kiện là hoạt động trí tuệ, môi trường bên ngoài tác động hoạt động theo vô thức. Đặt nền móng cho tư duy kiểu mới, lý giải cơ sở cho tư duy kiểu mới, lý giải cơ chế xuất hiện cowchees nảy sinh các hiện tượng tâm lý.

bn-Rushd được biết với tên Averroes (1126 - 1198) là một nhà triết học, thầy thuốc và nhà thông thái người Al-Andalus-Ả Rập, một nhà thông thái về triết học, thần học, luật học, luật Maliki, thiên văn học, địa lý học, toán học, y học, vật lý, tâm lý và khoa học. Ông sinh ra tại Córdoba (thuộc Tây Ban Nha ngày nay) và mất tại Marrakech (thuộc Maroc ngày nay). được gọi là trường phái Averroes. Ông cũng được coi là cha đẻ của chủ nghĩa thế tục ở Tây Âu.

Người bắt đầu nghiên cứu thị giác, nêu cao vai trò của võng mạc , cơ quan cảm giác, vai trò não bộ trong xuất hiện cảm giác. Linh hồn xuất hiện do bộ não, hoạt động của con người tạo ra. Khẳng định vai trò của não bộ với hoạt động tâm lý, cơ chế nảy sinh các hiện tượng tâm lý..

Ngoài ra còn có những tư tưởng tâm lý học của nhiều nhà tâm lý khác nhu Pazec(865-925), Angazen(965-1039)...

2/ Tâm lý học các nước Châu Âu

Phoma Atvinxki(1225-1274)

Tách biệt linh hồn với thể xác, linh hồn không phải là phương thức tổ chức của cơ thể vật chất là chủ thể nguyên chất. Ông phân loại linh hồn thành thực vật cảm giác và linh hồn động vật biểu tượng.

Roge Bacon đưa khoa học thực nghiệm giải thích các hiện tượng tinh thần. Linh hồn là sự thống nhất giữa hình thức và vật chất.

Duns Scotl đưa ra học thuyết tư duy. Người đầu tiên đặc ra câu hỏi Tư duy là thuộc tính của linh hồn hay vật chất? ông cho rằng tư duy do haotj động vật chất tạo ra.

Wiliam okcam(1300-1349)

Đưa ra thuyết Duy danh, lấy xuất phát đểm nghiên cứu là kí hiệu từ ngữ chỉ có các sự vật riêng lẽ đon nhất mới tồn tại được, cái chung cái phổ biến chỉ tìm thấy trên tinh thần . Tạo ra bước ngoặc trong nghiên cứu tâm lý thay vì quan sát linh hồn, ông quan sát lời nói thay nghiên cứu kinh nghiệm bằng nghiên cứu khách quan.

Mặc dù trong sự kìm kẹp của thiên chúa giáo những tư tưởng tâm lí học tiên s bộ vẫn phát triển mà các giá trị văn hóa cổ đại vẫn được tiếp tục phát triển .Công lao ấy thuộc về Ibn xina, Ibn Rushd, Ibal haixam, Phoma Atvinxki, Roge Bacon, Wiliam okcam...

C Thời Kỳ Phục Hưng

1/ Ytalia

Các tác giả triết học nổi tiếng ở thời kì Phục Hưng là P.Pomponazzi, B. Telesio, T.Campenella, Loenardo De Vanci...

P.Pomponazzi: chỉ có kiến quyết từ bỏ niềm tin vào giáo lý về tính bất tử của linh hồn thì mới phù hợp với bản chat sự thật của con người đang tồn tại thật trên trần thế mới cứu vãn được thân phận hiện tại. Ông cho rằng "chỉ có tâm hồn con người là cao cấp và hoàn hỏa nhất, tâm hồn không thể hành động hoặc tồn tạimà thiếu cơ thể"

B. Telesio kêu gọi các nhà khoa học đương thời hãy nghiên cứu tự nhiên bằng thực nghiệm. Ông nhấn mạnh vai trò của các giác quan với tính cách là cội nguồn chính của sự hiểu biết. Trí tuệ được hình thành từ sự so sánh và các quan hệ của các ấn tượng cảm tính. Xúc cảm tích cực tạo nên sức mạnh cho tự bảo vệ tâm hồn, còn tính yếu đuối của tâm hồn được biểu hiện trong các cảm xúc tiêu cực.

T.Campenella Chống lại quyền bá chủ của Tây Ban Nha. Trong tác phẩm "thành phố mặt trời" ông đua ra mô hình xây dựng xã hội lý tưởng là một xã hội cộng đòng không có những bát công, không có kẻ giàu người nghèo, không có những khíacạnh ích kỉ là nguyên nhân cảu mọi đều ác trong con ngườ. Ông chống lại nguyên tắt của chủ nghĩa kinh viện đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ cho sự nảy sinh các tư tưỡng Xa họi tiếng bộ

2/ Tây Ban Nha

Tư tưởng tâm lý học của Juan Luis Vives Một trong những người đầu tiên của thời đại mới đem nhận thức kinh nghiệm-tâm lý đối lập với các học thuyết siêu hình về tâm hồn

Tư tưởng tâm lý học của K. Huarte(1529-1592) Người sánh lập ra phương hướng mà sau này trong tâm lý học gọi là tâm lý học sai biệt.

Tư tưởng tâm lý học của Andre Vesale đặt nền móng cho giải phảu học, nghiên cứu cơ thể con người nhờ vào mổ xẻ.

Sau hang ngàn năm bị khống chế kìm kịp trong vòng cương tỏa hà khắc của giáo lý nhà thờ trung cổ, bước sang thời đại Phục Hưng Các tư tưởng Tam lý học đã có điều kiện phát triển. Tư tưởng tự do trong nghiên cứu hướng vào khai thác và làm sâu săc thêm các thành tựu đạt được của các tư tưởng Tâm lý học cổ đại.

D Tâm Lý Học Thế Kỷ XVII

Các nghiên cứu Tâm lý học thời kì này bắt đầu phát triển từ những cố gắn của các nhà khoa học đương thời nhằm làm rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý, xát định bản thể, nguồn gốc nguyên nhân của tâm lý, giải thích sự phự phát sinh các hiện tượng tâm lý, giải thích cơ chế hoạt động của cơ thể, giải thích các hoạt động liên quan đến các lực lượng thúc đẩy hành vi.

Nguồn gốc các hiện tượng tâm lý (R. Descartes và W. G. Lebniz):

Descartes cho rằng tâm hồn là cái bẩm sinh tự nó tồn tại, gắn với ý niệm. .Lebniz thì cho rằng linh hồn gắn liền với "đơn tử". John Loke chống lại quan điểm của Descartes về "ý niệm bẩm sinh" cho rằng tâm lý có nguồn gốc bẩm sinh. Tâm hồn, tâm ly, ý thức là đòng nhất và là đối tượng của Tâm lý học. Kinh nghiệmj là nguồn gốc duy nhất của mọi ý niệm, các ý niệm nảy sinh do các tác động vật thể bên ngoài vào giác quan hooooawcj do sự chú ý hướng về tính trạng và hoạt động của tâm hồn. Ý niệm do kinh nghiệm đem lại.

Nguyên nhân của các hiện tượng tâm lý nằm bên ngoài các cơ quan nội tangh của cơ thể.

Thuyết phản xạ của Descartes:

Cơ thể là một tồn tại còn, còn tâm lý tâm hồn là một tồn tại khác. Tồn tại của tâm lý, tinh thần là tư duy suy nghĩ. Cử động của cơ thể xảy ra theo các kênh: Kích thích tạo xung động gây xung động lên thần kinh trung ươn. Các cơ quan thực hiện co cơ. Ông là người đặt nền móng cho tâm lý học hiện đại.

Các nghiên cứu về quá trình nhận cảm, liên tưởng và các nghiên cứu lực lượng thúc đẩy hành vi.

Nhìn chung Tâm lý học thế kỉ XVII như một bước ngoặc bắt đầu từ đây dựa vào các thành tựu khác nhau của Khoa học tự nhiên, tâm lý học đã thay đổi cách nhìn, các phạm trù cơ bản của nó, cũng như các phương pháp nghiên cứu chúng.

E Tâm Lý Học Thế Kỷ XVIII

1/ Tâm lý học ở Anh

Thuyết dao đôpng của D. Hartley(1705-1757)

Dao động lớn sinh ra ở các dây thần kinh, dao động nhỏ sinh ra ở não bộ và tủy sống. Các dao động này là nguồn gốc sinh ra tâm lý. Dao động được tiếp tục truyền từ não qua các dây thần kinh đến các cơ quan vận động, hệ thần kinh ghi nhớ các dao động đó.

Tâm lý học lien tưởng G. Bekeley và D. Hium. Là học thuyết duy tâm không thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, tách thế giới tinh thần khỏi thế giới vật chất.

2/ Tâm lý học ở Pháp

Montesquieu khẳng định các hiện tượng xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau và tuân theo các quy luật nhất định.

Francois Marie Voltaire(1694-1778) Ý thức là đặt tính của vật chất chỉ có vật thể sống mới có. Quan sát và kinh nghiệm là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết.

Denis Diderot (1713-1784) "Vật chất là nguyên nhân duy nhất của mọi cảm giác chúng ta". Vũ trụ chỉ có vật chất linh hồn cũng là một đặc tính của vật chất, linh hồn không tách khỏi cấu trúc cơ thể.

3/ Tâm lý học các nươc khác

Xuất hiện các tác giả như Jean Jacques Rousseau(Thụy Sỹ), Wolff(Đức),...

Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Khẳng định vai trò của xã hội, của giáo dục mang tính quyết định trong hình thành con người "Tất cả cái gì ta không có và ta cần dùng đến khi trưởng thành, đều là do giáo dục cấp cho tất cả"

Wolff(1679-1754) là người nước Đức đã có nhiều cống hiến cho nghành tâm lý học.

Tâm lý học của Nga cung phát triển trong thời kì này với những tên tuổi nhất là Radishep, Vico, Monteski, Gerder

F Tâm Lý Học Đầu Thế Kỷ XIX Đến Năm 1879

1/ Thuyết phản xạ

Một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về giải phẩu thần kinh là nhà thần kinh học người Anh Charles Bell(1774-1842). Ông đã chứng minh bằng thực nghiệm cho thấy các sợi thần kinh của rể sau làm nhiệm vụ tiếp nhận các xung động thần kinh truyền tới còn các sợi thần kinh rễ làm nhiệm vụ điều hienx vận động

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoc#tam