lich su triet hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Câu 1: XH Á Đông cổ đại.

CÂU 2. Trình bày tư tưởng cơ bản của triết học phật giáo, ảnh hửơng của phật giáo đến văn hóa Việt Nam.

Câu 3: XH Trung Hoa cổ đại

Câu 4: Những tư tưởng cơ bản của Triết học Nho Gia, Anh hưởng của nó đối với đối với Việt Nam?

Câu 5: Phân tích cuộc đấu tranh giữa CN duy vật & CN duy tâm trong triết học cổ đại Hy lạp thông qua 2 đường lối triết học: Democrit & Platon. Những giá trị nổi bật của triết học Arixtot.

Câu 6: Cuộc đấu tranh giai cấp tranh giữa CNDV & CNDT từ TK XVII đến TK XVIII thông qua các triết gia tiêu biểu như Bêcơn & Đêcáctơ:

Câu 7: Trình bày những tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng chứng của Heghen & CN duy vật nhân bản của Phơ bách.Sự ảnh hưởng của hệ thống TH trên đối với sự hình thành TH Mác.

Câu 8: Triết học Mác –Lênin xuất hiện là một tất yếu lịch sử và là bước ngoặt cách mạng trong triết học.

Câu 1:

Xã hội AĐ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn với sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã. Tiêu biểu về mặt tư tưởng cho sự phân chia đẳng cấp xã hội đó là đạo Bà la môn.

Tư tưởng tôn giáo rất phát triển trong xã hội AĐ cổ đại đã đan xen vào triết học làm nên nét đặc thù của triết học AĐ cổ đại.

Khởi nguyên thế giới:

Theo quan điểm duy tâm, tôn giáo AĐ cổ đại coi tinh thần thế giới (Brahman) là thực tại trước hết, nguồn gốc sinh ra thế giới bên ngoài, kể cả thế giới con người. Linh hồn con người là hiện thân của Brahman tồn tại vĩnh viễn theo luật luân hồi. Sự siêu thoát là mục đích của linh hồn (átman), là điều kiện để linh hồn thống nhất với Brahman, để siêu thoát, con người phải từ bỏ cuộc sống trần tục sấu xa, phải nhờ vào sư linh báo ghi trong kinh Veda. Phật giáo tuy không thừa nhận thượng đế sáng tạo ra thế giới, nhưng vẫn thừa nhận linh hồn bất tử, độc lập với thể xác,  trải qua nhiều kiếp và do nghiệp quy định. Phật giáo cũng hướng con người vào cõi niết bàn (Nirvana), và để đến được cõi niết bàn, con người cần khổ công tu luyện hướng tới “cái tâm”.

Đối lập với quan điểm duy tâm, tôn giáo, theo quan điểm duy vật, thế giới là vật chất,  trong đó con người là một yếu tố do vật chất sinh ra. Có quan niệm coi khởi nguyên thế giới là không khí, có quan niệm coi không gian là bản nguyên thế giới. Có quan niệm nước là nguồn gốc sinh ra thế giới kể cả thần thánh. Hay như quan niệm của phái Nvàya và Vaisesika cho nguyên tử là yếu tố đầu tiên sinh ra thế giới vật chất. Còn linh hồn, được sinh ra từ đất, nước, lửa, không khí và mất đi cùng thể xác khi chết.

Con người và nhận thức:

Quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, gắn con người với vũ trụ, lấy con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu  là tư tưởng nhất quán của triết học AĐ cổ đại. Hầu hết các trường phái triết học đều tập trung giải quyết các vấn đề “nhân sinh” và tìm con đương “giải thoát” nổi đau trầm luân trong đời sống trần tục.  Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhận thức, do sự chi phối của quan điểm giai cấp, của những tư tuởng tôn giáo… nên hầu hết các học thuyết AĐ cổ đại lại đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau, của con người không phải ở trong đời sống kinh tế, xã hội mà ở trong ý thức, sự “vô minh”, sự “ham muốn” của con người. Vì vậy, con đường giải thoát con người đều mang sắc thái duy tâm và yếm thế.

Phép biện chứng thô sơ cũng là một giá trị triết học của AĐ cổ đại. Trường phái duy vật đã cố gắng giải thích sự mất đi của sự vật này, sự xuất hiện của sự vật khác là do những nguyên nhân nội tại của sự vật., sự vận động của vật chất là do yếu tố kích thích nội tại gây nên (quan niệm của phái Samkhya). Có quan niệm (phái Jaina) còn cho rằng thế giới bao quanh con người vừa vận động vừa đứng im, đó là một mâu thuẩn mà con người phải chấp nhận.

Tóm lại, cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, trong phạm vi triết học, các quan điểm duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình của triết học AĐ cổ đại không thể hiện ra một cách rạch ròi, tách bạch với nhau mà chúng thường đan xen

Vào nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận động phát triển


CÂU 2. Trình bày tư tưởng cơ bản của triết học phật giáo, ảnh hửơng của phật giáo đến văn hóa Việt Nam.

2.1 Nội dung cơ bản của phật giáo.

Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI trước CN ở miền bắc An Độ. Đạo phật ra đời trong làng sóng phản đối sự nghự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nổi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi nổi khổ triền miên, đè nặng trong XH An Độ.

Đạo phật cho rằng vũ trụ là vô thủy, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị thành nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường, nên không có cái gọi là bản ngã, không có thực thể, tất cả theo luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, di, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự biến hóa ấy là hữu thường.

Đạo phật lý giải về căn nguyên nổi khổ của con ngường, chỉ ra căn nguyên biến đổi của vũ trụ, thế gian, tìm ra nguồn gốc nỗi khổ do sự mê ngộ về bản chất của con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết, gồm:

Khổ đế: theo đạo phật thực tại nhân sinh là khổ ải, ngoài nỗi khổ do sinh, lão, bệnh tử gây nên con người ta còn khổ vì không ưa mà hợp là khổ, ưu mà phải lìa là khổ, mong không dược cũng khổ, được cũng khổ mà mất cũng khổ, đời là bể khổ.

Tập đế: tập là tụ hợp, kết hợp lại. Vậy nguyên nhân nào đã tạo ra nỗi khổ cho chúng sinh? Giải quyết căn nguyên ấy, đức phất đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên” gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục căn, Xu1x, Thụ, Ai, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử.

Diệt đế: là lần theo thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, đưa chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn.

Đạo đế: là con đường phải theo để diệt đau khổ. Con đường đó là trung đạo mà đức phật đã vạch ra để phá bỏ sự hôn mê, dứt bỏ được vôn minh, mờ tối che lấp, đạt tới sự sáng tỏ bản nhiên, nhận ra chân bản của vạn vật, vạn sự bằng con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh, với các phép tu: Giới, Định, Tuệ sùng với sự lực hành để giải thoát khỏ bể khổ của trần tục, thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử, đạt tới cõi siêu phàm, thanh tĩnh, không ham muốn, không vọng động, diệt được mọi ái dục, chấm dứt mọi khổ dau, phiền não, dó là Niết bàn.

Niết bàn phải đước thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần và do sự từ bỏ tất cả luyến ái bên trong đối với thế giới bên ngoài theo tám con đường chính gọi là “ Bát chánh đạo” mà bất cứ thời nào, hoàn cảnh nào đều có thể tực hiện được.

Chính kiến: tức hiểu biết đùng đắn.

Chính tư duy: suy nghĩ chân chính.

Chính nghiệp: hành động chân chính không làm những việc tàn bạo, giả dối.

Chính ngữ: lời nói chân chính trung thực.

Chính mệnh: sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa.

Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực chân chính.

Chính niệm: suy niệm chân chính.

Chính định: kiên định tập trung tâm trí vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển là thoái chí, phân tâm.

Đạo phật là tiến nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo chế độ XH bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng XH, nêu lên ứơc vọng giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch của cuộc đời, khuyên người ta sống đạo dức, từ bi bát ái. Đó là những ưu điểm của triết họa phật giáo. Tuy nhiên, trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giải thoát, tư tưởng phật giái vẫn còn hạn chế, mang năng tính bi quan, yếm thế về cuộc sống, chủ trương “xuất thế”, “siêu thoát” có tính chất duy tâm, không tưởng về những vần đề xã hội.

2.2 Những ảnh hưởng của phất giáo tới quan niệm sống của người Việt.

Phật giá xuất phát từ con người để nhìn nhận thế giới quan xung quanh. Nó không xuất phát từ cái trừu tượng để tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của vũ trụ mà xuất phát từ cái trừu tượng để nhận thức sự huyền đồng của con người trong vũ trụ. Sơ dĩ đạo phật đặ trọng tâm vào con người trước là vì đạo phật cho rằng con người biết được mình thì sẽ biết rõ được trời đất, vận vật. Nhà phật cho rằng “lý sự vô ngại” nghĩa là cái lý siêu hình của vũ trụ, vạn vật cùng các sự vật trên đời không phải là hai, không có sự ngăn cách và việc của trời đất với việc của con người không phải là không liên hệ với nhau. Thông hiểu được cái huyền diệu của bản thân thì cũng thông hiểu được cái lẽ huyền diệu của trời đất, vũ trụ.

Quan niệm vô thường, vô ngã của phật giáo đã thấm vào tư duy của người Việt Nam. Đó là kiểu tư duy tổng quan tức là loại tư duy tổng hợp một cách quân bình. Đó là thứ tư duy “động”, từ cái “có” qua cái “không” và từ cái “không” qua cái “có”. Nó bao giờ cũng hàm chứa mâu thuẫn: có mà không, không mà có. Tâm hồn người Việt Nam luôn bị cái triết lý “vô thường” của phật giáo chi phối nên mọi cảnh tượng thực mà hư, hư mà thực. Theo phật giáo mọi việc trên đời đều luôn luôn động. Do động nên mất quân bình nhưng mật quân bình chỉ là tạm thời để tìm lại quân bình. Luật quân bình là luật của tạo hóa để duy trì sự sống. Quân bình là không thái quá, không bất cập. Bởi thế, trong tư duy của người Việt Nam, trong trời đất không có gì là thái quá mà trường tồn vĩnh vửu được. Đứng trước công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thế giới quan và tư duy tổng hợp của người Việt Nam đã mang lại những thuận lợi nhất định bởi nó đặc tính rất linh hoạt. Điều này có thể coi là thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là năng động nhanh nhạy.

Mối quan hệ nhân quả: Phật giáo đã nhìn thấy mối quan hệ cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân quả. Nhấn mạnh tính nhân quả, phật giáo muốn hướng con người vào việc hướng thiện, làm việc tốt ở đời này để đem lại phúc đức cho gia đình và ngừơi thân. Anh hưởng của quan niệm này lớn đến mức mà chính nó đã biến thành quan niệm thế giới quan và nhân sinh quan của đại đa số người Việt. Người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặt quả ấy” hay “gieo gió thì gặp bảo”. Qun điểm nhân quả của phật giáo, xét về mặt nào đó có ý nghĩa nhất định. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Nó chống lại những tư tưởng sống gấp, chết là hết, v.v..

Tư tưởng từ bi bác ái: nói đến chùa phật, trong tâm trí người Việt Nam đã hiện ra ý tưởng từ bi, bác ái, khoan hồng, không hờn giận, không chấp nhất. Tuy nhiên, ta thấy ở Việt Nam đạo pháp được trường tồn, góp vào sự xây dựng nhờ có kỷ cương. Trong giới bình dân, nhiều khi khôi hài nói “ ăn chùa”, “của chùa” tức là ăn không phải trả tiền , mượn rồi đánh cắp luôn. Trong thực tế từ bi bác ái là “lá lành đùm lá rách” , “xóa đói giảm nghèo”, nhịn ăn nhịn mặc để giúp đồng bào đang gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình, tuy không giải quyết hoàn toàn, nhưng tạo cho người đang gặp hoạn nạn có sự phấn chấn,chịu cực, chịu khổ vượt khó khăn để vươn lên. Tư tưởng nhân ái, nhân đạo trong triết học phật giáo rất gần với tuyền thống của người Việt, của dân tộc Việt Nam. Đó là tình “thương người như thể thương thân”, là sự đồng cảm giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, “một miến khi đói bằng một gói khi no” , là “tình làng nghĩa xóm”, .v.v.. Chính vì vậy mà phật giáo đã làm giàu thêm tính nhân từ , mong làm điều lành, lánh dữ của con người Việt Nam.

Cái tâm của đạo phật: đạo phật luôn đề cao cái tâm của con người, bởi phậ giáo là một học thuyết về tâm. Cái tâm con người là vô cùng quan trọng, bởi lẻ nó chính là tinh thần, ý thức, là cái phân biệt sự khác nhau giữa con người và động vật. Trong mọi thời đại “thu phục nhân tâm” luôn là một thủ pháp hết sức đắc lực để giúp các vì vua, tướng… hay người lãnh đạo nói chung điều kiển những người dưới trướng. Lịch sử cũng đã chứng minh khi dân to6c ta đồng tâm hiệp lực thì sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn vượt qua bao khó khăn, thủ thách đánh thắng bao kẻ ngoãi xâm hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần mang lại tự do cho nhân dân. Qua căn bản tư tưởng của đạo phật và qua những khái niệm cơ bản của học thuyết, ta thấy đạo phật tràn đầy tinh thần nhân ái, nhân đạo. Đó chính là tinh thần từ bi, hỉ xả, là sự yêu thương, quý trọng con người, thông cảm với những nỗi đau của con người, muốn giải phóng cho con người ra khỏi mọi đau khổ, áp bức, bất công, là lòng mong muốn nâng cao giá trị con người, năng lực của con người để họ tự chiến thắng hay vạch ra con đường để “cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn”. Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một điển hình về một nhân cách cao đẹp của lòng nhân ái, suốt đời hy sinh thân mình vì hạnh phúc của toàn thể loài người.

Mục đích của đạo phật: giá trị của học thuyết phật giáo cũng như các học thuyết phương đông khác thể hiện ở chổ là nó cụ thể hoá thành hành động để mọi người thực hiện được nó ngay bản thân, áp dụng được trong đời sống hàng ngày. Phật dạy về “Giải thoát” và “Niết bàn” thì cũng không hoàn toàn chỉ là những tiêu đích lý tưởng xa xôi trong tương lai mà chủ yếu là phật muốn nhắn nhủ chúng ta phải sống và hành động như tế nào ngay trong hiện tại. Phật giáo cho rằng việc nghiên cứu về chân tướng của sự vật phải mang lại cho đời sống của hiện tại một nguồn vui bất diệt, làm cho tâm hồn con người vượt lên trên mọi ham muốn và lo sợ. Bởi vậy, phật giáo xem xét chân xác của một giáo lý bằng cách kiểm xét lại đời sống thực tế của người xây dựng giáo lý. Xem việc nói và làm của họ có ăn khớp nhau không. Đối với phật giáo, giáo lý và đời sống chỉ là một chức không phải hai việc khác nhau. Tri là cái “ minh giác của tâm”, hành là cái “phát động của tâm” và triết lý sống của người Việt Nam luôn coi “tri hành hợp nhất” cũng phù hợp với quan niệm của phật giáo.

 

Câu 3:

Xã hội Trung Hoa cổ đại mà ở đó triết học được hình thành và phát triển là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức tạp.

Khởi nguyên thế giới:

Theo quan niệm duy tâm, thế giới bên ngoài là do trời, thượng đế sáng tạo ra. Con người cũng do trời sinh ra và số phận của nó do trời quy định. Theo quan niệm duy vật, thuyết ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ) cho rằng vạn vật trong thế giới do “ngũ hành” tương sinh, tương khắc mà tạo nên, thuyết “âm dương” thì quan niệm âm dương giao cảm với nhau tạo nên trời, đất, vạn vật. Vấn đề cơ bản của triết học được thể hiện qua việc giải quyết các mối quan hệ giữa các cặp phạm trù: “hình” và “thần”, “tâm” và “vật”, “lý” và “khí”. Chủ nghĩa duy tâm do được giai cấp thống trị cổ vũ nên đã chiếm được vị trí chủ đạo trong thế giới quan của xã hội cổ đại Trung Hoa.

Con người và nhận thức:

“Thiên nhân hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết khác nhau. Việc tìm tòi phạm phạm trù triết học cao nhất của vũ trụ là trời là để chứng minh cho con nguời, như thuyết “thiên nhân cảm ứng” của Đổng Trọng Thư, mục đích là để luận chứng đạo làm người cũng như đạo trời là bất biến.

Vấn đề con người nói chung, trong đó đặc biệt là vấn đề tính người và số phận con người là vấn đề nổi bật trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Một trong những nguyên nhân xã hội của vấn đề này là tình trạng rối loạn xảy ra thường xuyên trong xã hội, sự chống đối triều đình liên tục của nhân dân. Giai cấp thống trị Trung Hoa không hiểu được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng đó, quy tất cả là do tính ngườivà cố gắng tìm cách giải thích bản tính người để mong có được những giải pháp trị yên đất nước. Theo quan niệm duy tâm, tính người là do trời phú và nghĩa vụ của con người đối với xã hội như thế nào là phụ thuộc tính trời đó. Muốn có sự thống nhất đạo đức trong xã hội phong kiến thì cần phải tiến hành giáo dục. Theo quan niệm duy vật, tính người là do hoàn cảnh bên ngoài sinh ra, những ham muốn dục vọng con người trong cuộc sống, là điều tự nhiên không có gì là xấu xa.

Về số mệnh con người, theo quan niệm duy tâm thì nó gắn với mệnh trời, mệnh trời chi phối cuộc sống xã hội và cuộc đời mỗi con người. Theo quan niệm duy vật, trời là giới tự nhiên, đạo trời và mệnh trời là do sự vận hành có tính quy luật của giới tự nhiên không liên quan gì đến tri luận của con người, cái đáng sợ không phải là mệnh trời mà là nhân họa. Tuy nhiên do sự khó khăn trong việc giải thích số kiếp con người, cho nên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thắng thế về vấn đề đó vẫn thắng thế trong lịch sử hàng nghìn năm triết học Trung Hoa cổ đại.

Các nhà triết học đã bàn đến khả năng nhận thức của các hạng người trong xã hội: quân tử và tiểu nhân. Các nhà duy tâm tiêu biểu thì cho rằng bậc thánh nhân hay thượng trí thì sinh ra đã hiểu biết, còn phàm nhân và kẻ hạ ngu dù có học cũng không thể biết được.  Quan niệm đó phụ vụ cho chính sách ngu dân thần bí của giai cấp thống trị.

Điểm hạn chế chung của triết học Trung Hoa cổ đại trong vấn đề nhận thức là không lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, vì vậy lý luận của họ không trở thành công cụ đắc lực khám phá, cải tạo giới tự nhiên.

Phép biện chứng về biến dịch cũng là một nét đặc sắc trong triết học Trung Hoa cổ đại. Trong dịch học, các nhà biện chứng Trung Hoa cho rằng trời, đất, vạn vật luôn luôn ở trong quá trình biến đổi không ngừng và có tính quy luật. Nguyên nhân của mọi biến hóa là do sự giao cảm của hai mặt đối lập như âm và dương, nước và lửa, đất và trời. Chính trị – xã hội cũng biến đổi theo quy luật tự nhiên đó. Hạn chế của phép biện chứng này là coi sự biến hóa chỉ có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ khép kín, không có sự phát triển. Không xuất hiện cái mới.

Vấn đề đạo đức là một trong những vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong triết học Trung Hoa cổ đại. Những phạm trù đạo đức như: “Nhân”, “Lể”, “Nghĩa” được các nhà triết học đặc biệt chú ý.  “Nhân” là lòng yêu thương con người, người có nhân là người muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, cái gì không muốn thì đừng làm cho người khác. Nhân là tôn trọng các qui tắc xã hội. “Lễ” đóng vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức và đời sống chính trị, vừa là nghi thức thờ cúng, vừa là những qui định có tính chất luật pháp. Trong quan hệ với “lễ” thì “nhân” là nền, là nội dung, còn “Lễ” là hình thức, là biểu hiện của “nhân”.  “Nghĩa” là lẻ phải, là hành động đúng theo đạo lý. “Nhân”, “Lễ”, “Nghĩa” phải gắn liền với nhau.

 

Câu 4: Những tư tưởng cơ bản của Triết học Nho Gia, Anh hưởng của nó đối với đối với Việt Nam?

1. Những tư tưởng cơ bản của Triết học Nho Gia:

Người sáng lập học thuyết Nho gia là Khổng Tử (551-479 TCN), các môn đệ đời sau đã phát triển thành 8 dòng phái khác nhau. Mạnh Tử là môn đệ gần gũi nhất của Khổng Tử, thường được đứng tên chung với Thầy, sinh sau Khổng Tử hơn một thế kỷ (385?-304? TCN). Những tư tưởng cơ bản của Triết học Nho Gia thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Quan điểm về thế giới quan: Khổng Tử tin vào “thiên mệnh”, coi việc hiểu biết mệnh trời  là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện. Ông cho rằng trời có ý chí, làm chủ tể vũ trụ, để chi phối moi sự vận động và biến đổi của vạn vật. Mạnh Tử phát triển tư tưởng “Thiên mệnh” của Khổng Tử và đẩy thế giới quan ấy tới đỉnh cao của CNDT, ông cho rằng: “chẳng có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời…”.

Thứ hai:  Về học thuyết chính trị-xã hội: Nho gia có tư tưởng coi con người là trung tâm của xã hội và gia đình là nền tảng của nhà nước, thiên hạ. Mỗi cá nhân có quan hệ mật thiết tới sự tồn tại và phát triển xã hội. Vì vậy, ở Nho gia, việc tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân luôn luôn được coi trọng. Theo Nho gia, mọi sự thịnh, suy trong phạm vi hẹp là gia đình và trong phạm vi rộng là nhà nước, thiên hạ, đều có điểm xuất phát từ chỗ có hay không sự nỗ lực học tập, rèn luyện của những cá nhân con người cụ thể. Chủ trương của Nho gia là “tu thân” để tề gia, từ tề gia mà trị quốc, bình thiên hạ.

Thứ ba: Tư tưởng coi con người không phải là các thực thể tách rời, cô lập mà là con người xã hội. Mối quan hệ giữa con người với con ngưới là mối quan hệ tác động qua lại với nhau như: quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ … Cùng với việc đưa ra mối quan hệ này, Nho gia còn chuển mực hoá chúng thành tư tưởng đạo đức của xã hội phong kiến, như là: trong quan hệ vua tôi: vua bảo bề tôi chết thì bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bề tôi bất trung, trong quan hệ cha-con: cha bảo con chết, con phải chết, con không chết là bất hiếu, là người phụ nữ thì chỉ có phục tùng mà không có quyền quyết định bất cứ việc gì trong gia đình, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Đây là thứ đạo đức ứng xử của gia cấp thống trị nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Ở đạo đức này, không có dân chủ mà chỉ có sự chuyến chế gia trưởng.       

Thứ tư: Trên cơ sở tư tưởng về con người xã hội, Nho gia xây dựng nên hệ thống các khái niệm để chuẩn mực hoá các hành vi ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người. Đó là các khái niệm: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng… với những tư tưởng cụ thể phản ánh tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị.  Trong quan hệ vua tôi, bề tôi phải có đức trung, là tôi trung thì vua nói gì cũng cho là đúng. Trong quan hệ cha con, con phải có hiếu, con người mà không có hiếu với cha mẹ thì không thể sống tốt với người khác, là con người thì phải có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là con người thì phải có dũng, tức thấy việc nghĩa là làm, không sợ sệt.

Thứ năm: Nho gia đề cao việc học tập và giáo dục. Nho gia cho rằng điều quan trọng bậc nhất của tu nhân là học tập vì “muốn trị nước trước hết phải sắp đặt cho nhà cửa chỉnh tề”, muốn làm được điều này thì phải có tri thức thấu đáo mà “muốn có tri thức thấu đáo thì phải nghiên cứu sự vật”, “học, bản thân việc ấy cũng là bổng lộc rồi”. Mặt khác, Nho gia cũng chỉ rõ những nguy cơ của việc lười học”ưu làm nhân mà chẳng ưa học hỏi, thì mối hại ngăn bít là cái ngu dốt”.

2. Anh hưởng của Nho gia đối với văn hóa Việt Nam:

Nho gia được truyền vào Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc biệt. Người Hán xâm lược Việt Nam và đưa Nho gia vào. Lúc đầu Nho gia là cái xa lạ với tư tưởng và tập tục truyền thống Việt Nam. Về sau nó được bản địa hóa và trở thành nhu cầu tinh thần của người Việt Nam. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, Nho gia ở Việt Nam mới là hiện tượng có mặt ở các trị sở của người phương Bắc. Về sau khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam ý thức được vai trò quan trọng của đạo Nho nên đã ra sức truyền bá đạo này. Có thể nói rằng hệ tư tưởng chủ đạo từ Tk XV đến Tk XIX là hệ tư tưởng của Nho gia. Một số ảnh hưởng đến văn hoá VN là:

- Xây dựng nơi thờ tự thánh hiền nhà Nho. Vào thời Lý Thánh Tông (1070), đã sai người xây dựng Văn Miếu-Hà Nội và vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Sau đó, Văn Miếu ở các địa phương cũng được lần lượt xây dựng. Đến thời Lê nơi thờ thánh hiền nhà Nho còn được thiết lập ở các xã gọi là “văn chỉ”. Đến thời Nguyễn, ở Kinh đô Huế, một Văn Miếu mới được xây dựng goi là Văn Thánh đã trở thành trung tâm tế lễ thánh hiền nhà Nho của triều đình và các vị tân khoa tiến sĩ.

- Gây ý thức sùng kính thánh hiền và tư tưởng thánh hiền trong học tập. Nho gia quy định rằng trước khi vào học, học trò phải đền nơi thờ tự để lễ bái. Sự lễ bái này là để thêm chứng tỏ về lòng thành kính và sự quyết tâm học đạo và hành đạo của thánh hiền.

- Tạo tâm lý mang ơn thần quyền và thế quyền khi đậu đạt. Đến tuổi thì đi học, học giỏi thì đi thi, thi đậu thì làm quan, đó là con đường tiến thân của nhà nho. Thế nhưng, Nhà nho lại cho rằng đỗ đạt hay không là do “số mệnh”, thần linh phù trợ, do ơn huệ của vua. Ở Việt Nam ngày nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại, họ thường dùng từ  “số mệnh” để lý giải cho những bế tắc cuộc sống hiện tại.

 - Xây dựng ý thức tuân theo thế quyền để thực hiện ý chỉ của thần quyền. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã nhân danh “trời” và “mệnh trời” để trị vì. Cho nên, các khái niệm “thuận thiên”, ứng thiên”, kính thiên”, thừa thiên”… có liên quan tới trời khi thì để chỉ niên hiệu, khi thì chỉ việc làm, khi thì chỉ thái độ… luôn xuất hiện và gắn liền với các triều đại Việt Nam: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý đến các triều đại nhà Lê, Nguyễn sau này.

- Tập tục thờ cúng tổ tiên, bên cạnh những nguồn gốc khác còn có một nguồn gốc từ chữ “hiếu” của đạo nho. Con cái phải để tang cha mẹ cho đến 3 năm sau mới được lập hôn cũng có nguồn gốc từ nho gia.

- Những công trình kiến trúc có liên quan đến Nho gia như Văn Miếu Hà Nội, Văn Miếu Huế vẫn còn và được xem là những “di tích lịch sử văn hóa”.

Ngày nay, tư tưởng coi con người là trung tâm của xã hội, gia đình là nền tảng của đất nước, tư tưởng “lấy dân làm gốc” vẫn là một tư tưởng tích cực, vẫn giữa được giá trị của nó mà Đảng CS VN trong đường lối chính sách phát triển đất nước mình vẫn xem giáo dục là quốc sách trong chiến lược “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” .

 

 

Câu 5: Phân tích cuộc đấu tranh giữa CN duy vật & CN duy tâm trong triết học cổ đại Hy lạp thông qua 2 đường lối triết học: Democrit & Platon. Những giá trị nổi bật của triết học Arixtot:


CN DV của Democrit ( 460- 370 TCN)               CN duy tâm của Platon( 427-347 TCN)

là học trò cưng của Lơxip thời trẻ có tiếp      

xúc nền khoa học và triết học P. Đông.

5.1 Quan điểm về thế giới:

- Học thuyết về nguyên tử :                               Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy

Thông qua học thuyết nguyên tử mà ông          tâm của Platon là học thuyết ý niệm , theogiải thích về thế giới, Ong cho rằng                                                             học thuyết nầy Ong đã chia ra 2 thế giới:

ntử là cơ sở cấu tạo vạn vật của vũ trụ, theo     - Thế giới ý niệm: là thế giới tồn tại chân

Ong nguyên tử là dạng vật chất nhỏ bé             thực bất biến vĩnh viễn tuyệt đối là cơ sở   

không nhìn thấy, không phân chia được, o        tồn tại của TG các sự vật cảm tính.

âm thanh, o màu sắc, nguyên tử thì giống         - Thế giới các sự vật cảm tính: là thế giới

nhau về chất lượng nhưng lại khác nhau về      không đúng đắn vì các sự vật không ngừng

hình thức & trật tự tư thế do đó nguyên tử       sinh ra & mất đi, nó luôn luôn thay đổi &

tạo nên sự vật nhưng sự vật khác nhau do        nó phụ thuộc vào TG ý niệm, nó là cái

nguyên tử được cấu tạo theo hình thức khác    bóng của TG ý niệm do TG ý niệm sản

nhau, sắp xếp kế tiếp ở những trật tự  khác       sinh ra. Như vậy TG ý niệm có trước TG

nhau & được xoay đặt ở những tư thế khác      các sự vật cảm tính sinh ra TG cảm tính.

nhau. Như vậy, Ong cho rằng mọi sự biến        Từ học thuyết ý niệm, ông đưa ra khái

đổi của sự vật chẳng qua sự thay đổi trình        niệm tồn tại & không tồn tại: Tồn tại là

tự sắp xếp của nguyên tử tạo nên chúng chứ    cái phi vật chất , cái nhận biết được = trí

bản thân nguyên tử hạt vật chất nhỏ nhất         tuệ siêu nhiên là cái thứ 1,còn cái không

thì không thay đổi, rõ ràng Ong thừa nhận        tồn tại là vật chất, là cái có tính thứ 2 so

vật chất vừa bất biến vừa biến đổi.                    với cái tồn tại phi vật chất.

- Quan điểm về vận động: Ong đã có sự            Nhận xét: từ học thuyết ý niệm cùng với

phỏng đoán thiên tài về vận động, ông cho       tồn tại & không tồn tại cho thấy triết học

rằng vận động không tách rời vật chất &          của Platon là triết học duy tâm khách

vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, nguyên   quan rất rõ nét.

nhân của vận động nguyên tử là ở bản thân

còn khỏang trống hay chân không, la điều

kiện vận động của nguyên tử.

- Quan niện về tất nhiên & ngẫu nhiên:

Ong thừa nhận tính tất nhiên & luật nhân

quả của các hiện tượng tự nhiên thế nhưng

ông lại phủ nhận tính ngẫu nhiên, cho rằng

ngẫu nhiên là vô lý, do sự không hiểu biết

của con người mà sinh ra.

5.2 Quan điểm về sự sống & con người:

Ong phủ nhận quan niệm cho rằng sự sống       Thể xác con người được cấu tạo từ nước,

& con người do thần thánh sinh ra, theo           đất, lửa, không khí thì không thể bất

ông sự sống là kết quả biến đổi của bản thân    diệt được , còn linh hồn thì bất diệt bởi

tự nhiên được phát sinh từ những vật thể         vì linh hồn được sinh ra từ lâu & từ thượng

ẩm ướt dưới tác động của nhiệt, nước & bùn   đế để đưa vào thể xác con người, theo

là 2 môi trường nảy sinh sự sống làm xuất        quan niệm duy tâm: linh hồn là bất tử

hiện sinh vật & con người.Sinh vật khác

với vật ở chỗ : sinh vật có linh hồn, theo ông

linh hồn được cấu tạo bởi những nguyên tử

hình cầu,vận động với tốc độ lớn , nguyên

tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho toàn

bộ cơ thể hưng phấn mà vận đông, ông phủ

nhận quan điểm của tôn giáo coi linh hồn

là bất tử, theo ông linh hồn sẽ chết cùng với

cái chết của cơ thể.

Ong coi linh hồn không phải là hiện tượng

của tinh thần mà là hiện tượng của vật chất

5.3 Quan điểm về lý luận nhận thức:

Ong chia nhận thức ra làm 2 dạng:nhận            Học thuyết về linh hồn: trí thức là cái có

thức mờ tối( nhận thức cảm tính) & nhận         trước, các sự vật cảm tính không phải do

thức chân lý.                                                      sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình

- Nhận thức mờ tối là nhận thức cảm tính         nhận thức các sự vật hiện tượng đó, nhận

do các giác quan đem lại, nó chưa nhận thức    thức cảm tính có sau nhận thức lý tính.

sâu kín bên trong sự vật.                                    Nhận thức con người không phải là phản

- Nhận thức chân lý là thông qua các phán        ánh các sự vật hiện tượng của TG khách

đoán lô gích đó là dạng nhận thức bản chất      quan mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi

của sự vật.                                                          tưởng lại linh hồn, những cái đã bị lãng 

Ông cho rằng 2 dạng nhận thức có liên hệ        quên trong quá khứ & theo ông linh hồn

chặt chẽ, đều có vai trò quan trọng đều             là bất tử.

cần thiết cho quá trình nhận thức, nhưng          Còn về nhận thức chân lý, ông quan niệm:

nhận thức chân lý đáng tin cậy hơn do đó         ý niệm là đối tượng của nhận thức chân

con người không thể dừng lại ở nhận thức       lý & nhận thức chân lý bằng sự hồi tưởng

mờ tối mà tiến sâu hơn để nhận thức về            của linh hồn bất tử, & ông chia làm 9 bậc:

bản chất của sự vật đó là chức năng của            1. Linh hồn nhận thức được phần lớn chân

nhận thức chân lý.                                              lý thường trú trong các nhà triết học

                                                                           2.Trong các vị vua chúa hay tướng lĩnh

                                                                           3.Các quan chức nhà nước.

                                                                           4.Các nhà thể thao, thầy thuốc.

                                                                           5.Các nhà tiên tri, tín ngưỡng

                                                                           6.Các nhà thơ, họa sĩ, người làm nghệ thuật

                                                                           7. Các thợ thủ công, nghề nông.

                                                                           8.Các nhà hùng biện,giáo dục

                                                                           9.Trong các bạo chúa.

                                                                           Platon đã dùng p2 biện chứng : hỏi đáp

                                                                           trực tiếp để giải thích những vấn đề TH,

                                                                           để thức tỉnh linh hồn, hồi tưởng ý niệm.

                                                                           Kế thừa P2 biện chứng của Socrate:

                                                                           - Mỉa mai: = cách nêu lên những câu

                                                                           hỏi cho người đối thoại & tự thấy mâu

                                                                           thuẫn trong ý kiến của mình & từ đó

                                                                           thừa nhận sai lầm.

                                                                           - Đở đẽ: gắn liền với p2(1) khi tranh luận

                                                                            : đối phương nhận thấy sai lầm giúp họ

                                                                           tìm thấy chân lý đúng & từ bỏ sai lầm

                                                                           - Quy nạp: từ  những cái cụ thể riêng về

                                                                           hành vi đạo đức khái quát chung ,phổ

                                                                           biến biến trên cơ sở phân biệt với cái ác

                                                                           cái phi nghĩa.

                                                                           - Xác định: nhằm chỉ ra những hành vi đạo

                                                                           đức thuộc loại nào & chúng quan hệ phụ

                                                                           thuộc lẫn nhau như thế nào, tức là làm

                                                                           người đối thoại thấy cần phải làm thế nào

                                                                           cho đúng với cái thiện, cái phổ biến.

                                                                           “Nếu o biết tính chất của vàng thật thế

                                                                           nào thì o thể phân biệt 1 vật nào đó có

                                                                           phải là vàng hay không?”.


5.4 Quan điểm về chính trị, đạo đức, XH:

- Chính trị xã hội:

Là người đứng trên lập trường của tầng lớp     Theo ông XH cần duy trì các hạng người

dân chủ chủ nô, Ong đã đấu tranh chống          khác nhau & o thể có sự bình đẳng hoàn

lại bọn chủ nô quý tộc bảo vệ tầng lớp              toàn giữa mọi người, còn nhà nước ra đời

chủ nô, Ong ra sức ca ngợi tình thân ái, tính     là đáp ứng nhu cầu đó, ông cho rằng công

ôn hòa, ca ngợi quyền lợi chung của công         lý ở chỗ mỗi hạng người làm hết trách

dân tự do. Nền tảng của chế độ dân chủ chủ    nhiệm của mình & biết sống đúng tầng lớp

nô là hình thức dân chủ của nhà nước chủ        của mình, ông chia XH làm 3 đẳng cấp

nô, đó là nhà nước cọng hòa dân cử , nhà         dựa trên đặc trưng đặc điểm của từng đẳng

nước đóng vai trò duy trì trật tự XH & điều     cấp:

hành hoạt động của XH, trừng phạt nghiêm     ĐC1: Các nhà TH, các nhà thông thái đảm

khắc những kẻ nào vi phạm pháp luật hay         bảo vị trí lãnh đạo nhà nước.

chuẩn mực đạo đức                                            ĐC2: Các nhà vệ binh làm nhiệm vụ bảo

* Dân chủ: thà sống nghèo còn hơn giàu có      vệ nhà nước

mà mất dân chủ                                                  ĐC3: nông dân & thợ thủ công làm nhiệm

* Hạnh phúc: sự thanh thản về tâm hồn &        vụ chủ yếu là tạo ra của cải vật chất đảm

được tự do.                                                        bảo cuộc sống cho nhà nước

Hạn chế: ông chỉ đề cập đến dân chủ của

chủ nô, còn bản thân người nô lệ phải biết

tuân theo người chủ,vì ông cho rằng nô lệ

không phải là người.

- Đạo đức: Ong có nhiều cống hiến về              Được ông quan niệm trên cơ sở lý thuyết

lĩnh vực nầy , trước hết ông xác định đối          về linh hồn, linh hồn có 3 bộ phận: trí tuệ

tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc       (lý tính), xúc cảm & cảm tính. Tương ứng

sống, là hành vi số phận của mỗi con người      với 3 bộ phận trên, XH có 3 loại người tuỳ

riêng biệt                                                            thuộc vào bộ phận linh hồn nào giữ vai trò

* Xác định hạt nhân trung tâm trong đạo          chủ đạo trong mỗi con người .Những người

đức học của Ong: lương tâm là sự lành             mà lý tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt

mạnh về tinh thần của từng cá nhân.                 động là những nhà TH, nhà thông thái,

* Vai trò trí tuậ trong đời sống hạnh phúc         luôn luôn suy đoán = lý tính & luôn luôn

của con người:1. “ hạnh phúc là người có trí     duy trì trật tự XH. Những người mà linh

tuệ & khả năng tinh thần”;2. “ sống tồi thiếu    hồn của họ tràn đầy cảm xúc, gan dạ &

trí tuệ là chết dần”;3.” suy nghĩ trước khi         dũng cảm là những người lính . Còn những

hành động tốt hơn là suy nghĩ sau”; 4.”vạch     người thuộc tầng lớp nông dân & thợ thủ

ra khuyết điểm của mình tốt hơn là vạch ra       công thì linh hồn cảm tính chỉ thích nghi

khuyết điểm của người khác”                            với lao động chân tay. Ong coi nô lệ không

* Về giáo dục đạo đức:                                      phải là người mà là động vật biết nói cho

Con người sống tốt là con người o những o      nên họ không có giá trị đạo đức.

làm mà còn o muốn làm điều phi nghĩa.             Đã o hướng con người vào hành vi đạo đức

Cái quý của gia súc là thể hiện chất lượng        trong cuộc sống hiện thực mà hướng con

cơ thể của chúng                                                người tới ý niệm tối cao của cái thiện,        

Cái quý của con người là thể hiện ở khuynh     đây là thứ đạo đức duy tâm.

hướng tốt trong tính cách của họ

Để nhận ra người trung thực & không trung

thực , phải căn cứ o chỉ vào việc làm của

họ mà còn vào ý muốn của họ

5.5 Những giá trị nổi bật trong TH Arixtot( 384-322 TCN):

Là nhà TH lớn nhất, bộ óc bách khoa của TH Hy lạp cổ đại:

Ong đã phê phán TH duy tâm khách quan của Platon đ/v học thuyết ý niệm. Ong cho rằng Platon coi ý niệm như 1 dạng tồn tại độc lập tối cao, tách rời thế giới hiện thực không phản ánh TG hiện thực, tức là đã biến các khái niệm phạm trù trở thành cái vô dụng đối với nhận thức các sự vật; trái lại , ý niệm phải phản ánh các thực thể cảm biết, thế giới ý niệm phải thuộc về thế giới các sự vật. Ong còn vạch ra mâu thuẫn lô gích trong học thuyết ý niệm của Platon: một mặt Platon cho rằng, ý niệm hoàn toàn cách biệt với các sự vật cảm biết; đồng thời lại vừa khẳng định các sự vật đó là cái bóng của y niệm, là bản sao của ý niệm, tức là thừa nhận sự vật & khái niệm có điểm tương đồng nhất định.

- Về học thuyết tồn tại của Arixtot:

Ong cho rằng tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản:

·         Nguyên nhân vật chất

·         Nguyên nhân hình dạng

·         Nguyên nhân vận động

·         Nguyên nhân mục đích

Trong đó vật chất & hình thức là cái mà từ đó tạo thành sự vật. Hình dạng là cơ bản nhất là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật, bởi chính nhờ hình dạng mà vật chất hiện thực hóa, biến thành các sự vật thực tế. Ong đã xem sự phát triển của giới tự nhiên  giống như sự hoạt động sản xuất của con người. Quan niệm đó đã đưa ông tới sai lầm: trong những hiện tượng tự nhiên, hình dạng ( nguyên nhân tích cực) là cái có trước vật chất( nguyên nhân bị động). Ong quan sát giới tư nhiên phỏng theo hoạt động của con người, không nhìn thấy sự khác nhau về chất giữa tự nhiên & sinh hoạt xã hội. Quan niệm đó đã dẫn tới CN duy tâm là thừa nhận “ hình dạng của tất cả mọi hình dạng” là xuất phát từ thần thánh- là thần thánh; đó là nguyên nhân cùng tận, là mục đích của tất cả mọi hiện tượng tự nhiên. Cuối cùng với lập trường duy tâm đó, ông đã đưa toàn thế giới vào 1 cuộc vận động có mục đích. Tuy nhiên quan đi63m duy tâm của ông khác với CN duy tâm của Platon ở chỗ: Platon xây dựng cả 1 hệ thống CN duy tâm, còn Arixtot đề ra những quan điểm duy tâm tự mâu thuẫn với xu hướng duy vật trong TH tự nhiên của mình.

Xu hướng duy vật trong TH tự nhiên của Arixtot còn thể hiện ở chỗ : thừa nhận tự nhiên là toàn bộ sự vật có 1 bản thể vật chất mãi mãi vận động & biến đổi, không có bản chất của sự vật tồn tại ở bên ngoài sự vật, hơn nữa, sự vật nào cũng là 1 hệ thống & quan hệ với sự vật khác. Vận động gắn liền với vật thể , với mọi hiện tượng của giới tự nhiên. Vận động là không thể bị tiêu diệt, “ đã có vận động & mãi mãi sẽ có vận động”. Ong đã tiến gần tới quan niệm vận động là tự thân của vật chất. Nhưng cuối cùng ông lại rơi vào duy tâm vì cho rằng thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động.

Ong chia hình thức vận động ra làm 6 dạng:

1.      Phát sinh ;2Tiêu diệt; 3.Thay đổi trạng thái;4.Tăng; 5.Giảm;6.Di chuyển vị trí.

Lý thuyết vận động của Arixtot là 1 thành quả có giá trị của khoa học cổ Hy lạp.

- Về học thuyết linh lồn & lý luận nhận thức:

Khi bàn về linh hồn Ong đã đứng trên quan điểm của CN duy vật: không có linh hồn bất tử, linh hồn chỉ tồn tại trong cơ thể sống.Linh hồn phụ thuộc vào thể xác. Với con mắt trực quan của người cổ đại, linh hồn trú ngụ ở trái tim của con người.

Là nhà TH có xu hướng tổng kết & hệ thống ông chia linh hồn làm 3 loại:

1.      Linh hồn thực vật có hoạt động sinh dưỡng & hoạt động sinh sản

2.      Linh hồn cảm giác, có biểu tượng cảm tính

3.      Linh hồn lý tính là linh hồn của con người.

Theo ông quá trình tư duy diễn ra như sau:

Cơ thể – tác động bên ngoài – cảm giác – tưởng tưởng – tư duy.

Lý luận nhận thức của Arixtot là 1 đóng góp và là bước tiến quan trọng trong lịch sử triết học.

Khác với Platon, coi ý niệm là đối tượng của nhận thức, Arixtot coi TGkhách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm & của cảm giác; tự nhiên là tính thứ 1, tri thức là tính thứ 2; tri thức bắt nguồn từ cảm giác về những sự đơn nhất.Ong coi cảm giác là điểm khởi đầu trên con đường hình thành tư duy khoa học theo 1 quá trình sau: cảm giác- biểu tượng – kinh nghiệm – nghệ thuật – khoa học.

Thành tựu nổi bật của Arixtot trong lý luận nhận thức ở chỗ ông coi nhận thức là 1 quá trình: từ cảm tính đến lý tính, cũng là quá trình đi từ cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến tư duy trừu tượng, từ khái niệm đến phạm trù quy luật. Ong cũng nêu lên mối quan hệ biện chứng chứng giữa nậhn thức cảm tính & nhận thức lý tính.Tuy nhiên ông cũng có sai lầm sa vào quan điểm duy tâm khi cho rằng lý tính là hình thức của hình thức & cho rằng đối tượng của khoa học không phải là TG khách quan mà là cái chung, cái phổ biến mà ông gọi là hình thức phi cơ thể.

Arixtot là người đầu tiên đặt nền móng & hình thành về cơ bản của khoa học lôgich. Lần đầu tiên tư duy trở thành đối tượng của 1 một môn khoa học- lôgich học.

Ong đã nêu ra những p2 cơ bản của việc xây dựng các khái niệm phạm trù, phán đoán, suy lý tam đoạn thức & chứng minh, Ong cũng là người đầu tiên đưa ra các quy luật cơ bản của lôgich học hình thức với tư cách là các quy luật của tư duy.

Arixtot được coi là cha đẻ của lôgich hình thức với việc khám phá ra các quy luật cơ bản cơ bản của tư duy lô gich như quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy & quy luật loại trừ cái thứ 3.Lô hình học hình thức của Ong tuy chưa hoàn hảo, song ông đã đem lại cho loài người một môn khoa học về tư duy.

- Quan điểm triết học về XH của Arixtot:

Một cống hiến quan trọng được Mác đánh giá rất cao là ông đã chỉ ra được mối quan hệ giữa đạo đức & kinh tế và tìm ra cơ sở kinh tế của công bằng & bình đẳng trong XH. Ong cho rằng cơ sở của sự công bằng XH là sự công bằng trong trao đổi sản phẩm. Mác đánh  giá cao thiên tài của Arixtot là ở chỗ , trong biểu hiện giá trị của hàng hóa, ông đã tìm ra được một quan hệ bình đẳng & là nhà nghiên cứu vĩ đại, người đầu tiên đã phân tích hình thái giá trị.

Tóm lại,những công trình nghiên cứu của Arixtot thật là đồ sộ: thiên tài của ông thật đa dạng; học vấn uyên bác của ông thật hiếm có. Ong hoàn toàn xứng đáng  như Mác đã suy tôn’ là người khổng lồ về tư tưởng”,… Tuy nhiên do hạn chế lịch sử & là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy lạp, cho nên về mặt TH, ông trù trừ giữa CN duy vật & CN duy tâm.

 

Câu 6: Cuộc đấu tranh giai cấp tranh giữa CNDV & CNDT từ TK XVII đến TK XVIII thông qua các triết gia tiêu biểu như Bêcơn & Đêcáctơ:

6.1 Francy Bacon ( 1561 – 1626)

Ong là người sáng lập ra CNDV Anh & khoa học thực nghiệm hiện đại, bắt đầu từ Bêcơn lịch sử TH Tây Au đã bước sang giai cấp đoạn mới.

- Bản thể luận TH của Bêcơn:

Bêcơn khẳng định sự tồn tại thật sự của thế giới vật chất khách quan không phụ thuộc vào bất kỳ siêu nhiên hay là vào cảm giác ý thức của con người. Sự tồn tại thế giới khách quan của vật chất: khoa học không thể bàn cãi. Bêcơn còn khẳng định: vận động không tách rời vật chất do đó nhận thức bản chất của sự vật là nhận thức về sự vận động của nó, cống hiến mới của Bêcơn là ở chỗ: coi đứng im là 1 hình thức của vận động, coi vận động là 1 đặc tính vốn có của vật chất & là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới là cơ sở hình thành định luật bảo toàn vật chất sau nầy.Ong đã chỉ ra 19 hình thức của vận động nhưng sai lầm đó là vận động cơ học

- Về lý luận nhận thức: Bêcơn nêu lên & giải quyết 3 vấn đề:

Ong quan niệm không có tri thức bẩm sinh, mỗi tri thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm & thực hiện sự chế biến những kinh nghiệm thành hệ thống nhờ đó con người biết được bản chất quy luật của sự vật. Và từ đó xuất hiện duy vật biện chứng của nhận thức. Theo Bêcơn muốn nhận thức được giới tư nhiên 1 cách đúng đắn thì phải từ bỏ các ảo tuởng đã thống trị lâu nay & phải thực hiện 1 P2 nhận thức mới : đó là  P2 quy nạp. Các ảo tưởng đó là:

** Chủng tộc( loài): đó là sai lầm của cả nhóm người, của cả loài người, nó sinh  ra do loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất của sự vật hay nói cách khác là do loài người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật = cách gán ghép cho sự vật khách quan = những đặc điểm chủ quan của mình.

** Hang động: đó là nhận thức sai lầm của cá nhân do tính chủ quan, tính đặc thù  do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người, do hạn chế bởi sự tiếp xúc sinh hoạt của mỗi người đã làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật.

** Công cộng:xuất hiện do mọi người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà nó xuất hiện do sự sùng bái, do chạy theo quan điểm của ai đó có uy tín hoặc ủng hộ các quan điểm, các tập quán truyền thống mà bên cạnh những yếu tố tích cực chứa đựng không ít những điều lạc hậu, nhảm nhí.

** Rạp hát: đó là sự ảnh hưởng có hại của những quan niệm, những học thuyết thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý.

Công lao của Bêcơn trong hình thức ảo tưởng đã đặt ra cơ sở XH của quá trình nhận thức, song ông chưa đưa ra được các biện chứng pháp khắc phục ảo tưởng & ông chưa thấy được tính hạn chế lịch sử của thời đại & cơ sở kinh tế XH có tính chất quyết định đến quá trình nhận thức.

Trong lý luận nhận thức của mình ông đã không đứng vững trên lập trường vô thần vì ông thừa nhận: chân lý có tính 2 mặt : mặt khoa học & mặt thần học.

- Quan niệm về chính trị XH:

Ong chủ trương xây dựng nhà nước tập quyền mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của sự phát triển TBCN chống lại đặc quyền của bọn quý tộc nhưng đồng thời cũng chống lại các cuộc đấu tranh giai cấp tranh của nhân dân, ông mơ ước có 1 XH phát triển = con đường giáo dục & = các phát minh kỹ thuật & mong ước nuớc Anh của ông phải làm bá chủ thế giới, nô dịch các dân tộc khác.

6.2 Đêcáctơ (1596 – 1650)

là đại biểu xuất sắc của TH cận đại, cùng với Bêcơn  Đêcáctơ đã tạo ra 1 cuộc cách mạng trong lịch sử Tây Au, TH cận đại. Triết học của ông gồm 2 bộ phận: vật lí học & siêu hình học, trong đó: phần vật lí học ông là nhà duy vật, còn phần siêu hình học ông là nhà nhị nguyên.

- Bản thể luận TH của Đêcáctơ:

Trong vật lí học của mình, ông đã đưa ra quan điểm duy vật về TG, theo ông vũ trụ là TG vật chất & vật chất là vô tận không giới hạn & không có không gian, thời gian trống rỗng trái lại không gian, thời gian là những thuộc tính gắn liền với vật chất vận động & không thể tiêu diệt được. Trong siêu hình học, ông lại đứng trên quan điểm nhị nguyên luận, ở chỗ ông cho rằng có 2 thực thể tồn tại độc lập với nhau không phụ thuộc vào nhau đó là vật chất & tinh thần.

- Phương pháp luận:

 Nếu Bêcơn đề cao khoa học thực nghiệm & phương pháp quy nạp thì Đêcáctơ lại đề cao toán học & phương pháp diễn dịch.

Từ việc đề cao phương pháp suy lí, Đêcáctơ đã đi đến quan điểm thiên leach sai lầm về tiêu chuẩn của chân lý, theo ông tiêu chuẩn của chân lý không phải là thực tiễn , là thực nghiệm khoa học mà ở chỗ tư duy có rành mạch, có khúc chiết, có lô gich hay không. Phương pháp nhận thức của ông gồm 4 nguyên tắc:

** Nguyên tắc nghi ngờ: trước khi chưa chắc chắn nó là chân lí & gắn liền với nguyên tắc nghi ngờ là nguyên lí ” tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại”

** Nguyên tắc cần phải chia nhỏ đối tượng nhận thức d8ể mà nhận thức.

** Trong quá trình nhận thức cần xuất phát từ những điều đơn giản nhất dần dần đi đến những vấn đề phức tạp hơn theo trình tự lô gích của vấn đề.

** Phải xem xét đầy đủ mọi dữ liệu không bỏ sót 1 dữ liệu nào trong quá trình nhận thức.

Tóm lại, trong phương pháp nhận thức của mình do đề cao tư duy lí tính “tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại” & xem nhẹ coi thường trực quan cảm tính Đêcáctơ đã đi tới quan niệm về tư tưởng bẩm sinh & thừa nhận tư duy con người là tiêu chuẩn của chân lí, phủ nhận thực tiễn & thực nghiệm khoa học.

 

Câu 7: Trình bày những tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng chứng của Heghen & CN duy vật nhân bản của Phơ bách.Sự ảnh hưởng của hệ thống TH trên đối với sự hình thành TH Mác.

7.1 Những tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng của Heghen(1770-1831):

      - Triết học duy tâm khách quan của Heghen:

·         Ong coi ý niệm tuyệt đối là điểm xuất phát, là nền tảng cho toàn bộ học thuyết của mình , ông cho rằng ý niệm tuyệt đối là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên & con người, mọi sự vật xung quanh kể cả con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, ông cho rằng con người là sản phẩm, là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối, hoạt động nhận thức & cải tạo thế giới con người chính là công cụ để ý niệm tuyệt đối để ý niệm tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình & trở về với chính bản thân mình.

·         Triết học DTKQ của Heghen đã được thể hiện trong toàn bộ hệ thống TH của ông, bao gồm 3 phần:

** Lô gích: đây là học thuyết về các quy luật phổ biến của sự vận động phát triển, về các nguyên tắc lý tính dùng làm cơ sở cho mọi cái đang tồn tại.

** TH tự nhiên: đã đem lại bức tranh sự phát triển của giới tự nhiên nhưng dưới hình thức duy tâm.

** TH về tinh thần: học thuyết lịch sử của tinh thần, Heghen đã trình bày lịch sử của con người & sự tự nhận thức của con người

      - Phép biện chứng duy tâm của Heghen( hạt nhân hợp lý):

      Giá trị TH của Heghen đó là phép biện chứng : hạt nhân của nó là tư tưởng về sự phát triển.

·         Những luận điểm về phép biện chứng của TH Heghen có cả trong 3 phần thuộc hệ thống TH nhưng trong phần lô gich tập trung những gì quan trọng nhất về phép biện chứng của Heghen” tất cả cái gì hiện thực đều hợp lý, đều là hiện thực” Trong lô gich, luận điểm 1 mặt bảo vệ duy trì nền chuyên chế qúy tộc Phổ hiện đang tồn tại, mặt khác cơ bản hơn thì không phải tất cả cái gì hiện đang tồn tại cũng là hiện thực mà tính hiện thực chỉ thuộc về những cái gì đồng thời là tất yếu” Tính hiện thực trong sự phát triển của nó tự biểu lộ ra là tất yếu”. Như vậy theo Heghen hiện thực không phải là tồn tại nói chung mà tồn tại trong tính tất yếu của nó đó là hiện thực trong sự phát triển.

·         Hê ghen là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tư nhiên, lịch sử & tư duy dưới dạng 1 quá trình nghĩa là sự vận động, biến đổi & phát triển không ngừng.

·         He ghen là người đầu tiên có công xây dựng hệ thống các phạm trù & các quy luật của phép biện chứng chứng như các phạm trù chất lựợng, độ, phủ định, mâu thuẫn, cái chung & cái riêng, bản chất & hiện tượng, nguyên nhân & kết quả,…& các quy luật: quy luật luợng chất, ql phủ định của phủ định & 1phần ql mâu thuẫn thế nhưng tất cả chỉ là những ql vận động, phát triển của tư duy, của khái niệm. Mác” Phép biện chứng của Heghen là phép biện chứng lộn đầu xuống đất”

·         Bản chất của các khái niệm trong khoa học lô gích bao gồm những đặc điểm tổng quát sau:

* Heghen nêu lên nguyên lý cho rằng : những khái niệm không những khác nhau mà còn trung giới cho nhau tức là có sự liên hệ với nhau.

* Mỗi khái niệm đều trải qua 1 quá trình phát & sự phát triển được thực hiện trên cơ sở của 3 nguyên tắc sau:

            ** Nguyên tắc 1: chất lượng quy định lẫn nhau, những chuyển hóa về chất luợng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất & ngược lại.

      ** Nguyên tắc 2: sự thống nhất & đấu tranh giai cấp tranh của các mặt đối lập với tư cách là nguồn gốc & động lực của sự phát triển.

      ** Nguyên tắc 3: phủ định của phủ định với tư cách là sự phát triển diễn ra theo hình thức xoáy ốc. Heghen: khuynh hướng của sự phát triển.

      - Quan niệm về XH của Heghen:

·         Heghen đã nêu ra nhiều tư tưởng biện chứng quý báu về sự phát triển của đời sống XH trong đó ông quan tâm nghiên cứu nhiều về nguồn gốc & bản chất của nhà nước, ông đã tìm ra nguồn gốc của nhà nước từ mâu thuẫn XH nhưng ông cho rằng nhà nước tồn tại vĩnh viễn, tồn tại trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, theo ông nhà nước là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong đời sống XH & nhờ có nhà nuớc : gia đình của XH công dân được bảo tồn, mâu thuẫn giữa các giai cấp đuợc điều hòa. Ong đề cao nhà nước Phổ xem đó là đỉnh cao của sự phát triển nhà nước & pháp luật.

      Chiến tranh là 1 hiện tượng vĩnh viễn & tất yếu trong lịch sử

·         Ong cho rằng lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan & tính chủ quan trong hoạt động của con người nhưng lịch sử không bao giờ diễn ra theo ý muốn chủ quan của họ mà trái lại thế giới hiện thực như thế nào thì tất yếu nó phải như thế.

·         Quan niệm về vĩ nhân: theo Heghen vĩ nhân của mỗi thời đại là người suy nghĩ & hiểu được những gì cần thiết & những gì là  hợp thời & hoạt động của các vĩ nhân phải phù hợp với xu hướng của thời đại mình, không ai có thể đảo ngược xu thế tất yếu khách quan của của tiến trình lich sử nhân loại.

·         Theo ông lịch sử nhân loại diễn ra theo từng lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia của mỗi dân tộc không thể vuợt ra ngoài khung cảnh lịch sử của toàn TG nói chung mà phải tuân theo xu hướng chung toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại & tham dự vào lịch sử của toàn nhân loại ( cái riêng & cái chung)

·         Quan niệm về tự do: Heghen cho rằng sự phát triển tư do của con người là chuẩn mực so sánh tính ưu việt của thời đại nầy so với thời đại khác, thế nhưng ông lại hiểu tự do 1 cách duy tâm tư do thể hiện trong sự hiểu biết & làm theo ý chúa.

7.2 CNDV nhân bản của Phơ bach.( 1804-1872)

là người có công lao làm sống lại CNDV thế kỷ XVII-XVIII

- Quan điểm về TG quan:

·         Đứng trên lập trường DV để bảo vệ & chứng minh cho nguyên lý của CNDV cho rằng: vật chất có trước ý thức, giới tự nhiên tự tồn tại, người ta chỉ có thể giải thích được giới tự nhiên từ chính bản thân nó.

·         Ong cho rằng con người với tư cách là 1 bộ phận của giới tự nhiên, tư duy của con người chính là 1 thuộc tính của nó.

·         Ong đã khẳng định không gian, thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại bên ngoài không gian & thời gian đồng thời ông cũng thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên & tính khách quan của các quan hệ nhân quả.

·         Ong đã thừa nhận sự vận động phát triển của giới tự nhiên cũng diễn ra 1 cách khách quan & trong những điều kiện nhất định thì dẩn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ & con người.

      - Nhận thức luận:

·         Ong đã phê phán tính chất duy tâm của Heghen ở chỗ: trước hết ông đã coi đối tượng của tư duy không có gì khác với bản chất của tư duy từ đó Phơ bach cho rằng đối tượng của nhận thức nói chung & TH nói riêng là giới tư nhiên & con người.” Hãy quan sát giới tự nhiên đi thì anh sẽ thấy bí mật của TH”.

·         Khi đề cập đến khả năng nhận thức 1mặt Phơ bach đã phê phán thuyết “bất khả tri luận” mặt khác ông khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới nhưng theo ông 1 người không thể nhận thức hoàn toàn giới tự nhiên nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ thì có thể nhận thức được.

·         Đề cập đến chủ thể của nhận thức: đó là con người ,ông cho rằng không có con người & ngoài con người thì không có nhận thức.

·         Đề cập đến vai trò của trực quan cảm tính: ông quan niệm cảm giác là cái phản ánh các vật thể của TG vật chất, cảm giác là nguồn gốc của tư duy lý luận. Chính vì vậy theo ông nếu coi thường cảm giác thì không có quan niệm đúng đắnvề quá trình nhận thức.

·         Phơ bach đã đề cập quan hệ giữa trực quan cảm tính & tư duy lý tính , Ong đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa những quan hệ nầy “ Chúng ta có thể đọc cuốn sách tự nhiên = các giác quan, nhưng không dùng giác quan để hiểu nó được” – dùng tư duy lý tính.

·         Hạn chế của Phơ bach: 2 khuyết điểm:

* Vẫn còn mang tính trực quan, không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.Đây là khuyết điểm chung của các nhà THDV trước Mác.

* Khi ông phê phán Heghen thì ông đã tước bỏ mất phép biên của Heghen( phủ định siêu hình) Mác “ khi ông Phơ bach phê phán ông Heghen giống như hắt đi chậu nước tất cả mà ông quên rằng có đứa trẻ trong đó”.

- Quan niệm về con người:

·         Phơ bach đã phê phán Heghen coi thường con người sống do đó ông đã lấy con người sống, con người có cảm giác làm điểm xuất phát cho học thuyết duy vật của mình & ông xác định nhiệm vụ của TH là phải đem lại cho con người 1 quan niệm mới về chính bản thân mình, tạo điều kiện cho con người hạnh phúc, mặt khác ông quan niệm con người như 1 thực thể sinh vật có cảm giác biết tư duy có tham muốn, ước mơ & là 1 bộ phận của giới tự nhiên & xét về bản chất của nó là có tình yêu thương.

·         Hạn chế của Phơ bach: Ong đã không thấy đuợc phương diện XH của con người, con người mà ông quan niệm là con người trừu tượng  bị tách khỏi những điều kiện kinh tế, XH & lịch sử chính vì vậy khi ông nghiên cứu những vấn đề về đời sống XH ông đã rơi vào quan điểm duy tâm về XH & trừu tượng về con người.

- Quan niệm về tôn giáo & thần học:

Ong đã kịch liệt phê phán tôn giáo & thần học, ông cho rằng chính con người bày đặt ra thần thánh, bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người của mình & coi thần thánh cũng có bản chất ấy & ông cho rằng cần phải từ bỏ cái tôn giáo trước đây để thay thế 1 tôn giáo mới: tôn giáo không có chúa – tôn giáo tình yêu, điều đó cho thấy Phơ bach đã hạ thần học xuống trình độ nhân bản & nâng nhân bản lên trình độ thần học.

Tóm lại, mặc dù còn hạn chế siêu hình trong quan điểm về tự nhiên & duy tâm trong quan điểm về XH thế nhưng Phơ bach đã có công lao trong việc phục hồi & phát triển CNDV, do đó ông xứng đáng là bậc tiền bối của TH Mác – Lê nin.

7.3 Sự ảnh hưởng của những hệ thống TH trên đối với sự hình thành triết học Mác:

-          Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hegel và Feurbach đã có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của triết học Mác.

-          Mác và Ăngghen đã tiếp thu có phê phán triết học của Heghen. Hai ông đã dùng tư tưởng cách mạng trong phép biện chứng của Heghen để luận giải cho những khát vọng dân chủ - cách mạng của mình.

-          Trên cơ sở đấu tranh phê phán chủ nghĩa duy tâm, giải phóng phép biện chứng của Heghen khỏi tính chất thần bí, Mác và Ăngghen đã xây dựng phép biện chứng duy vật - hình thức cao nhất của phép biện chứng, đối lập căn bản với phép biện chứng của Heghen.

-          Những tư tưởng triết học duy vật và vô thần của Phơ bach tạo tiền đề lý luận quan trọng cho bước chuyển của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ - cách mạng sang lập trường cộng sản.

-          Tuy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học Phơ bach, nhưng Mác và Ăngghen đã tiếp thu triết học đó một cách có phê phán. Hai ông khác Phơ bach ở chỗ không vứt bỏ hoàn toàn triết học của Heghen (bao gồm cả phép biện chứng) như Phơbach đã làm. Chủ nghĩa duy vật của triết học Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để, còn chủ nghĩa duy vật của Phơ bach vẫn chưa thoát khỏi tính chất duy tâm và siêu hình, đặc biệt khi xem xét lĩnh vực xã hội.

-          Mác và Ăngghen đã đánh giá vai trò to lớn của Phơ bach trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, trong việc hình thành thế giới quan duy vật khoa học của hai ông.

-          Phép biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật của Phơ bach là một trong những tiền đề trực tiếp của triết học Mác - Ăngghen. Tuy nhiên, sự ra đời triết học Mác còn là kết quả của sự tiếp thu tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại.

 Câu 8: Triết học Mác –Lênin xuất hiện là một tất yếu lịch sử và là bước ngoặt cách mạng trong triết học.

Vào đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ rõ những mâu thuẫn của nó. Cuộc khủng khoảng đầu tiên xảy ra năm 1825 làm rung động nền móng của xã hội tư bản. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản thêm gay gắt. Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng có tổ chức và ngày càng mang tính chất chính trị rõ rệt. Giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp lớn mạnh, có vị trí độc lập. Phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận hướng dẫn, soi đường. Cần phải giải thích địa vị lịch sử của giai cấp công nhân, chứng minh sự cần thiết phải đánh đổ chế độ tư bản, vạch con đường đi đến một xã hội mới tốt đẹp hơn, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mác và Ang ghen đã sống và chiến đấu trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Hai ông đã nghiên cứu những lý luận trước kia và đã khái quát những kinh nghiêm đấu tranh của phong trào công nhân, sáng tạo ra học thuyết của mình về chủ nghĩa cộng sản khoa học, trong đó triết học Mác là cơ sở lý luận chung.

Nhu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để sản sinh ra lý luận khoa học. Bên cạnh những điều kiện kinh tế chính trị của xã hội, còn phải có trình độ phát triển nhất định của khoa học tự nhiên thì mới có thể sáng tạo ra lý luận khoa học. Bên cạnh những điều kiện kinh tế chính trị của xã hội, còn phải có trình độ phát triển nhất định của khoa học tự nhiên thì mới có thể sáng tạo lý luận khoa học. Trước thế kỷ XIX, khoa học tư nhiên được chia thành những ngành khoa học hoàn toàn tách biệt nhau. Các nhà khoa học tự nhiên chưa thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa chúng với nhau. Tình hình đó làm ảnh hưởng đến triết học, làm cho chủ nghĩa duy vật có tính chất siêu hình, máy móc. Bước sang những năm 30 của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có sự phát triển mới, đã nghiên cứu nguồn gốc và quá trình phát triển của sự vật; phát hiện ra mối liên hệ lẫn nhau của các sự vật và các quá trình trong tự nhiên và khẳng định rằng, tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất. Đặc biệt ba phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên đã có tác dụng rất lớn đối với triết học Mác cụ thể là: Thuyết tế bào; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Thuyết tiến hóa của Đác uyn. Ba phát minh trên đã giáng một đòn chí tử vào chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và phương pháp siêu hình. Những phát minh vĩ đại nói trên đã giáng một đòn chí tử vào chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và phương pháp siêu hình.

 

Triết học Mác ra đời là do những đòi hỏi của điều kiện kinh tế xã hội nửa đầu thế kỷ 19, trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học hồi đó, đồng thời nó còn là kết tinh của những di sản quí báo trong kho tàng lý luận của loài người, đặc biệt làcủaaa nền triết học cổ điển Đức thế kỷ XIX. Mác và Angghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng quý giá của hai nhà triết học cổ điển Đức là Hê-ghen và Phơ-bách. Hai ông đánh giá rất cao vai trò triết học Hêghen trong sự phát triển tư tưởng triết học nói chung. Mác và Angghen đã vạch rõ mâu thuẫn giữa hệ thống duy tâm siêu hình và phương pháp biện chứng trong triết học Heghen. Hai ông đã rút ra “hạt nhân hợp lý” những tư tưởng biện chứng quý giá trong triết học Hêghen và cải tạo chúng trên cơ sở duy vật. Triết học của Phơ-bách cũng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Mác và ăngghen. Hai ông đánh giá cao Phơ-bách, tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật Phơ-bách, cải tạo và phát triển những tư tưởng đó. Đồng thời hai ông lại phê phán những khuyết điểm siêu hình, trực quan và duy tâm về mặt xã hội của Phơ-bách.

Mác và Angghen đã quán triệt chủ nghĩa duy vật một cách triệt để từ lĩnh vực tự nhiên đến lĩnh vực xã hội, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là hình thức cao nhất và triệt để nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học từ trước tới nay.

Trong lịch sử triết học đã có không ít những bước nhảy vọt, những bước ngoặc cách mạng, tạo ra những thành tựu vĩ đại trong văn học nghệ thuật, trong khoa học, trong triết học. Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác là bước ngoặc quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội. Triết học Mác –Lênin được hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động bị áp bức, được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của các ngành khoa học cự thể về tự nhiên và xã hội. Nó ngày càng dược cũng cố, phát triển trong cuộc đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, của phương pháp siêu hình, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều hiện đại. Triết học mác _Lênin luôn luôn gắn liền với cuộc sống sinh động của xả hội, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động khác để tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. Tách khỏi cuộc sống sinh động đó triết học Mác Lênin sẽ ất sinh khí, mất tính chiến đấu, tính sáng tạo và do đó cũng mất hết nội dung duy vật và biện chứng. Đó là thực chất cách mạng và khoa học của triết học Mác lênin.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác và triết học của nó không phải là ngẫu nhiên, mà là một hiện tượng hợp qui luật. Nó do những nguyên nhân kinh tế xã hội và sự phát triển của tư tưởng nhân loại trước đó. Khái quát kinh nghiệm của phong trào công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu có phê phán những tư tưởng triết học trước đó, mác và ăngghen đã thực hiện bước ngoặc vĩ đại trong triết học.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro