liên hệ thực tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

câu 1, Thực trạng thị trg BH VN?

Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn.

Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả.

Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.

Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Tốc độ tăng doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo hiểm gốc, giảm được một lượng không nhỏ phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài.

quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam dự báo ngành bảo hiểm sẽ tiếp tục phát triển và tổng phí bảo hiểm thu được trong năm 2012 sẽ đạt khoảng 46,4 ngàn tỉ đồng, tăng 24% so với năm ngoái. Số liệu của hiệp hội này cho thấy tổng doanh thu bảo hiểm tại thị trường Việt Nam trong năm 2011 đạt 37,5 ngàn tỉ đồng, tăng gần 22% so với năm 2010. Hiện có 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 14 công ty bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới hàng tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không, dầu khí; Nhà máy xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng… Hoạt động đầu tư của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội.

Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các công ty bảo hiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm ViệtNam.

- khâu giải quyết sau bán hàng đã được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng hơn.                        

Đây có thể coi là một thay đổi đáng kể của các DNBH Việt Nam bởi nó thể hiện sự thay đổi trong tư duy của các DNBH. Sản phẩm bảo hiểm, dù tự thân nó đã có những điểm ưu việt, nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ để khách hàng thực sự quan tâm. Năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp và lương tâm nghề nghiệp của người tư vấn, các dịch vụ trước và sau bán hàng của doanh nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng để họ quyết định có ký vào các hợp đồng bảo hiểm hay không. Khách hàng đã được đặt lên vị trí cao nhất và việc xây dựng mối liên hệ khăng khít với khách hàng không chỉ thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách  hàng tìm hiểu thông tin, thắc mắc và khiếu nại, cũng như góp ý đều được nhanh chóng đáp ứng một cách đầy đủ và thuận lợi nhất, đồng thời trợ giúp và tư vấn để khách hàng có thể sử dụng một cách có hiệu qua các sản phẩm bảo hiểm khác nhau đã được các DNBH thực sự quan tâm. Sự coi trọng khách hàng còn thể hiện ở việc nhanh chóng hoàn tất các thủ tục bồi thường cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể.

- các DNBH Việt Nam đã từng bước đa dạng hóa các sản phẩm cũng như kênh phân phối trên cơ sở xác định rõ thị trường mục tiêu của mình.

Về sản phẩm bảo hiểm: bên cạnh các sản phẩm truyền thống, các DNBH đang nỗ lực để thiết kế thêm các sản phẩm mới, cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cao cấp với mức trách nhiệm cao,các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm liên kết chung (Univeral Life), bảo hiểm liên kết đơn vị (unit Link), bảo hiểm vi mô, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp… Tính chung hiện nay, trên thị trường có khoảng hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và hơn 200 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

Về kênh phân phối: cùng với các kênh phân phối chủ yếu là thông qua các đại lý, các kênh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, các DNBH cũng đang triển khai. các DNBH bước đầu đã hình thành và triển khai một số kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm trực tuyến (qua mạng, điện thoại…).

các DNBH Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh bình đẳng với nhau và với các DNBH nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

 

 

 

Các doanh nghiệp đều đã chủ động rà soát sửa đổi bổ sung quy tắc điều khoản, biểu phí, phát triển sản phẩm mới mang tính đặc thù, hoàn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ, quy trình thủ tục giải quyết bồi thường nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác đến giải quyết bồi thường.

 

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đã tăng cường việc giám sát chất lượng phục vụ, mở rộng hệ thống đại lý, liên doanh liên kết, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhằm giữ vững và từng bước mở rộng thị phần

 

 

 

hành lang pháp lý về kinh doanh bảo hiểm đã và đang được hoàn thiện nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các cam kết hội nhập.

 

Trước những yêu cầu cấp bách về thực tiễn phát triển của ngành dịch vụ bảo hiểm và những đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập quốc tế, từ năm 2007 đến nay, hàng loạt các chính sách đã được ban hành( ), từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường này theo hướng rõ ràng, minh bạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các hình vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Chính phủ cũng quyết định chuyển Vụ bảo hiểm thành Cục quản lý và giám sát bảo hiểm nhằm nâng cao vai trò quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm.

 

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng.

 

câu 2, phân tích slogan Prudential:  “…”

 

 

 

"Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" - phương châm hoạt động (slogan) của Prudential đã trở thành thành ngữ trong tiếng Việt hiện đại và đi vào cuộc sống một cách tự nhiên. Chỉ riêng điều này cũng đã lý giải sức ảnh hưởng của Prudential trên thị trường bảo hiểm Việt Nam vốn đã có sự hiện diện đầy đủ của các "đại gia" bảo hiểm nhân thọ thế giới đến từ Mỹ, Canada, Pháp, Nhật, Singapore, Đài Loan… Vậy Prudential đã "nghe" thấy gì, "hiểu" được gì từ người dân Việt Nam?

 

 

 

Việc "nghe - hiểu" thị trường của Prudential được thể hiện trước tiên qua những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu tài chính thiết thực của người dân Việt Nam. Với rất nhiều người Việt Nam, dành dụm tiền bạc phòng khi cơ nhỡ là việc thường ngày, nhưng lại rất xa lạ với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cho các giai đoạn của cuộc đời. Chính vì vậy, sản phẩm bảo hiểm của Prudential được thiết kế riêng cho các cá nhân và gia đình Việt Nam, cân đối nhiều yếu tố như mức thu nhập, quy mô gia đình, hoàn cảnh kinh tế, chính sách an sinh xã hội của chính phủ…Đồng thời, đại lý của Prudential giới thiệu sản phẩm không phải với tư cách người "chào bán" mà thực sự là tư vấn viên tài chính chuyên nghiệp giúp từng khách hàng đánh giá được điều kiện tài chính của mình để lập một kế hoạch tài chính lâu dài cho bản thân mình và những người thân, từ đó lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Có thể kể đến những sản phẩm bảo hiểm như "Phú - An gia thành tài" được các bậc cha mẹ chào đón nồng nhiệt như một món quà chăm lo tương lai học hành của con cái, "Phú - An gia hưu trí" lập kế hoạch cho tuổi nghỉ hưu hay sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư "Phú - Bảo gia Đầu tư" cho phép vừa tham gia bảo hiểm, vừa đầu tư vào thị trường chứng khoán, lần đầu tiên có tại Việt Nam, mang tính tiên phong và dẫn dắt thị trường.

 

Prudential còn "nghe - hiểu" cộng đồng thông qua những chương trình xã hội. "Hiến máu nhân đạo", một hoạt động có sức lan tỏa rộng trong phong trào "Pru - Tình nguyện" của nhân viên và đại lý công ty được thực hiện liên tục trong 9 năm qua đã hiến tặng vào ngân hàng máu của Hội chữ thập đỏ và hệ thống các bệnh viện cả nước khoảng 2.500 đơn vị máu. Ngoài ra, tên tuổi nhà tài trợ độc quyền Prudential luôn đồng hành với các chương trình xã hội gây tiếng vang khác như "Giải quần vợt thanh thiếu niên toàn quốc Prudence Cup", "Giải thưởng Võ Trường Toản", "Học bổng Trần Văn Ơn", cuộc thi "Prudential  Văn hay chữ tốt", hội thảo phổ biến kiến thức tài chính…

 

 

 

câu 3. tại sao trên thị trg BH, DNBH cổ phần chiếm chủ yếu?

 

Câu trả lời đơn giản nhất có lẽ là bởi vì DNNN thường làm ăn kém hiệu quả, khó có thể cạnh tranh nổi với các tập đoàn nước ngoài trong sau thời kỳ gia nhập WTO. Một nguyên nhân chính của việc làm ăn kém hiệu quả của DNNN đó là “DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nghĩa là toàn dân nhưng lại không thuộc sở hữu của ai cả”.

 

 

 

Động cơ nào thúc đẩy DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào thúc đẩy DNNN làm ăn uy tín, động cơ nào thúc đẩy DNNN minh bạch trong tài chính... hoàn toàn không có. Nếu DNNN có phá sản, làm ăn kém hiệu quả thì cũng không làm ảnh hưởng đến “túi tiền” của những vị được giao trách nhiệm quản lý DNNN, cùng lắm thì họ chỉ bị kiểmđiểm về việc đã thiếu năng lực mà thôi và chuyển công tác sang một nơi khác.

 

DNNN đang nằm ngoài cuộc chơi. Muốn DNNN bước vào cuộc chơi một cách nhanh chóng chỉ có một biện pháp duy nhất đó là thúc đẩy cổ phần hóa một cách nhanh chóng.

 

câu 4. tình hình trục lợi BH. Giai pháp

 

Bảng số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm ở VN giai đoạn 2007 -2009

 

 

 

Lĩnh vực

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

 

Số vụ phát hiện

Số tiền (Tr.đ)

Số vụ phát hiện

Số tiền (Tr.đ)

Số vụ phát hiện

Số tiền (Tr.đ)

1. Lĩnh vực PNT

8.095

75.400

10.688

257.988

8.775

86.792

2. Lĩnh vực NT

1.207

24.293

4.114

74.296

5.932

145.935

3. Tổng

9.302

99.693

14.802

332.284

14.707

232.727

 

 các vụ việc trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện và xử lý trong toàn hệ thống Bảo Việt từ năm 2007 đến năm 2011. Tổng số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện trước khi ký hợp đồng là 642 vụ, sau khi ký hợp đồng là 1.696 vụ, số tiền bị trục lợi lên đến hàng tỷ đồng.

Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người có tình trạng trục lợi bảo hiểm nhiều nhất, chiếm khoảng 67% tổng số vụ, kế tiếp là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm khoảng 31%, ngoài ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác cũng như nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và nghiệp vụ bảo hiểm tàu chiếm 2%. Hình thức được các đối tượng trục lợi sử dụng nhiều nhất là tạo hiện trường giả chiếm khoảng 50%, tiếp theo là hình thức giả mạo giấy tờ chiếm khoảng 39%, các hình thức hủy hoại đối tượng bảo hiểm và lợi dụng chức vụ có nhưng không nhiều.

Nguyên nhân dẫn tới trục lợi bảo hiểm có rất nhiều, như: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các mức chế tài hoặc hình phạt đối với hành vi trục lợi chưa cao, đồng thời thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý của các bên liên quan nên dẫn tới nảy sinh hành vi gian lận; khó khăn về địa lý, cũng là nguyên nhân phát sinh trục lợi bảo hiểm. nguyên nhân chủ yếu là trình độ của nhân viên bảo hiểm còn hạn chế, các nhân viên còn ít kinh nghiệm trong công tác phòng và chống gian lận bảo hiểm. Giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chưa có cơ chế hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin, do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý…”.

Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã quy định rất cụ thể, đặc biệt là đối với một số khâu dễ phát sinh trục lợi, có hình thức chế tài xử phạt cho các hành vi trục lợi bồi thường, trục lợi phí bảo hiểm và trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ từ 60- 70 triệu đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, những quy định về phòng, chống trục lợi bảo hiểm hiện nay chưa bắt kịp với tình hình thực tế diễn ra, không đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

 

Kinh nghiệm các nước cho thấy, để ngăn chặn và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực do trục lợi bảo hiểm gây ra, trước hết, cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, cộng đồng và đòi hỏi phải có sự tham gia, ủng hộ tích cực của các cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và mỗi người dân. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về trục lợi bảo hiểm, đặc biệt cần phải có quy định về tội danh “Trục lợi bảo hiểm” trong Bộ luật hình sự để có thể xử lý đúng tội danh trục lợi bảo hiểm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

 

 

 

Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng xây dựng hệ thống luật pháp liên quan đến chống trục lợi bảo hiểm. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần chủ động xây dựng và hoàn thiện các quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quy trình xử lý công việc, phối hợp giữa các phòng, ban chức năng để hạn chế mức thấp nhất việc lợi dụng những lỗ hổng trong phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp.

 

Trong đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các khâu khai thác, quản lý và giám định, bồi thường. Tăng cường hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt, cần phải có quy định về tội danh “Trục lợi bảo hiểm” trong Bộ luật hình sự để có thể xử lý đúng tội danh và phù hợp với thông lệ quốc tế. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro