liên hệ việt nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

v     Thực trạng thuế quan:

Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiện Cam kết về thủ tục nhập khẩu.Mức cam kết chung: Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong vòng 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng 5 - 7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô-tô, xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO, nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.=>Chính sách thuế nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu , mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả động nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo vệ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

v     Thực trạng hạn ngạch

Trước khi gia nhập WTO

Việt Nam sự dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu khá phổ biến đối với cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu nhưng sau năm 1995 bắt đầu chuyển sang chỉ quản lý hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu.

Sau khi gia nhập WTO

·                     Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may kể từ thời điểm gia nhập;

·                     Bãi bỏ tất cả các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối;

o                               Về việc bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập:

·                     Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà với điều kiện là việc nhập khẩu chỉ được thực hiện bởi một doanh nghiệp duy nhất là VINATABA và phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động;

·                     Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với khẩu ô tô cũ không quá 5 năm sử dụng (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu);

·                     Cho phép nhập khẩu đối với các phần mềm, thiết bị mã hoá thuộc diện tiêu dùng đại chúng (không liên quan đến bí mật quốc gia) (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu);

·                     Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với xe máy có dung tích từ 175 cm 3 trở lên từ ngày 31/5/2007 với điều kiện người điều khiển xe phải được cấp bằng lái theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và việc nhập khẩu phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động.

o                               Việc Nam được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan (thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây, nếu có) đối với các mặt hàng sau đây:

·                     Thuốc lá nguyên liệu;

·                     Trứng gia cầm;

·                     Đường thô và đường tinh luyện;

·                     Muối

1, Thành công

Chính sách quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu của nước ta đã đạt được một số thành công nhất định:

-  Nhờ có chính sách quản lý bằng hạn ngạch mà nhiều ngành công nghiệp trong nước đã tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.

-  Tiêu dùng trong nước được định hướng hiệu quả theo mục đích của nhà nước.Ví dụ như khi nước ta còn nghèo và chất lượng giao thông chưa tốt, thì việc đặt chế độ quản lý bằng hạn ngạch với ô tô là cần thiết để giảm số lượng ô tô nhập khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa.

2, Những tác động tiêu cực

Tuy vậy, nó cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội mà bản thân nókhông thể giải quyết nổi:

-  Hạn ngạch nhập khẩu khiến quan hệ cung cầu trong nước bị bóp méo, các doanh nghiệp lợi dụng điều đó để đẩy giá lên, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (hiện tượng độc quyền).

-  Tạo ra rất nhiều khó khăn và lãng phí cho các DN đầu tư dây chuyền sản xuất quy mô lớn, nhưng không đủ nguyên nhiên liệu, linh kiện ngoại nhập để sản xuất.

-  Tình trạng gian lận thương mại, buôn bán hạn ngạch diễn ra vô cùng nhức nhối, gây bức xúc trong xã hội cũng như thiệt hại cho nhà nước

-  Làm các DN trong nước trở nên trì trệ, mất khả năng khả năng cạnh tranh

v     Chính sách ngoại thương của Việt Nam:

            Chính sách ngoại thương của việt nam có chiều hướng nghiêng về tự do hóa thương mại. Từ khi Việt Nam ra ngập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì Việt Nam phải tuân thủ theo quy định từ bước cắt giảm hàng rào thuế quan và hạn ngạch. Vừa qua, theo Thông tư 216/TT-BTC ngày 13.11.2009 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Theo quy định trên, các mức thuế suất được cắt giảm hơn so với mức thuế hiện hành, cụ thể là giảm từ 1% đến 6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2% - 3%. Cùng với việc tập hợp lại các mức thuế suất đã được sửa đổi rải rác trong năm 2008, gộp thuế suất để đơn giản hóa, mức thuế trung bình là 10,54% (mức thuế trung bình hiện hành là 11,14%). Trong đó, các mức thuế suất phổ biến là từ 0% đến 30%, chiếm khoảng 91% tổng số dòng thuế à mở cửa thị trường

      Tuy nhiên, hiện tại thì Việt Nam vẫn đang sử dụng nhiều các biện pháp nhằm bảo hộ mậu dịch như đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng như ô tô, mỹ phẩm, điện thoại di động, thuốc là, xì gà, rượu bia .. sử dụng hạn ngạch với các mặt hàng như: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm.

      Nhìn chung, chính sách ngoại thương của Việt Nam về dài hạn theo xu hướng là tự do hóa thương mại nhưng đối với từng thời kỳ nhất định thi sẽ có sự kết hợp giữa 2 chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch.

FDI tại Việt Nam.

·        Đánh giá tình hình thu hút FDI

Trong 3 năm vừa qua, vốn FDI đăng ký đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ mang tính đột biến. Vốn đăng ký liên tục đạt mức cao kỷ lục kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Năm 2006 cả nước đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007, vốn đăng ký tiếp tục lập kỷ lục mới với 21,3 tỷ USD, tăng 71% so với năm 2006. Riêng năm 2008, vốn đăng ký đã đạt trên 64 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2007. Như vậy, chỉ tính từ 2006 đến hết năm 2008, vốn đăng ký đã đạt 97,6 tỷ USD, vượt 77,4% so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010.

+ Những kết quả đạt được:

-         Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-         Quy mô bình quân của một dự án đầu tư ngày càng lớn (dự án phát triển viễn thông: 230 triệu USD, dự án nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3: 418,2 triệu USD…).

-         Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và dần đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu tư quốc tế.

-         Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã xâm nhập vào qtrình sxuất kdoanh của nước ta, góp phần tích cực vào qtrình chuyển dịch cơ cấu ktế theo hướng cnghiệp hóa, hiện đại hóa.

-         Các dự án FDI góp phần đáng kể vào việc tạo việc làm, ↑ thu nhập và nâng cao trình độ đội ngũ lao động Việt Nam.

-         Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách chính phủ, duy trì tốc độ tăng trưởng ktế ổn định.

+ Những mặt tồn tại:

-         Còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn à thua thiệt về mặt lợi ích cho cả bên nước ngoài và Việt Nam.

-         Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra sự phát triển không cân đối giữa các vùng, ngành, địa phương.

-         Tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong nhiều dự án còn thấp (< 30%) à khó khăn trong tổ chức, quản lý à thiệt thòi cho bên Việt Nam.

-         Một số hợp đồng liên doanh còn bất hợp lý: tiếp nhận công nghệ cũ với giá cao, công nhân bị ngược đãi…

-         Một số văn bản chính sách liên quan đến đầu tư trong qtrình thực hiện còn không ít bất cập.

·        Các giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả FDI tại Việt Nam:

-         Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền ktế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong trong xu thế hội nhập quốc tế.

-         Chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế.

-         Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán và minh bạch hơn.

-         Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.

-         Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát huy sức mạnh, đầu tư sản xuất kinh doanh.

-         Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có cán bộ hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, kết hợp chặt chẽ công tác trên với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;  công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm phải được chú trọng giải quyết kịp thời

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro