Liên kết kinh tế quốc tế: Khái niệm, đặc trưng, vai trò và tác động

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm:

Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định.

2. Các loại hình liên kết kinh tế:

Có 5 loại hình liên kết kinh tế:-Khu mậu dịch tự do

                                                 -Liên minh thuế quan

                                                 -Thị trường chung

                                                 -Liên minh kinh tế

                                                 -Liên minh tiền tệ

a.Khu mậu dịch tự do:

- Là hình thức liên kết kinh tế trong đó các thành viên cùng thỏa thuận, thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hóa trong buôn bán về một hay một số hàng hóa.

- Các thỏa thuận:

            + Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch về một hay một số hàng hóa đó.

            + Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa - dịch vụ

            + Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với quốc gia ngoài khối (tức là vẫn có chính sách ngoại thương riêng đối với các quốc gia ngoài khối)

VD: EFTA, NAFTA, ASEAN

b. Liên minh thuế quan:

- Là hệ thống có tính chất tổ chức cao hơn, mang toàn bộ đặc điểm của khu mậu dịch tự do, nhưng có thêm các điều kiện thỏa thuận.

- Các thỏa thuận thêm là:

            + Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên.

            + Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài liên kết.

            + Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà mỗi nước thành viên phải tuân thủ theo.

VD: EEC trước 1992

c. Thị trường chung:

- Là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước.

- Thỏa thuận thêm các điều kiện:

            + Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên.

            + Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên

            + Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngoài khối.

VD: EC sau 1992

d.Liên minh kinh tế:

- Là liêm minh quốc tế với một mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, tư bản và lao động giữa các nước thành viên.

- thống nhất biểu thuế quan chung cho các nước thành viên.

- thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng mà ko bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nước thành viên.

- Cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước)

VD: EU sau 1994

 

 

e. Liên minh tiền tệ:

- Là hình thức  liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới lập một “quốc gia kinh tế chung” của nhiều nước.

- Có những đặc điểm sau:

            + Xây dựng chính sách kinh tế chung, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại thương.

            + Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của nước hội viên.

            + Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.

            + Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho Ngân hàng Trung ương các nước.

            + Xây dựng quỹ tiền tệ chung.

            + Xây dựng chính sách quan hệ tài chính – tiền tệ chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế.

            + Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

VD: EU từ sau 1999 đến nay

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro