liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 5 tính tất yếu, nội dung và nguyên tắc của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN. Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng khối liên minh giữa công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức ở Việt Nam.

Tính tất yếu của liên minh  

- Liên minh để thực hiện mục tiêu chung do giai cấp công nhân lãnh đạo.  

- Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với họ là điều tất yếu. Qua khối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng CNXH, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị- xã hội, là yếu tố tiên quyết. 

- Liên minh công - nông là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhu cầu tự giải phóng của nông dân  

.  

Nội dung và nguyên tắc của liên minh 

a. Nội dung 

* Liên minh về chính trị: 

- Nhiệm vụ trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành lấy chính quyền về tay GCCN và NDLĐ. Trong quá trình xây dựng CNXH là GCCN và NDLĐ cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước, bảo vệ XHCN và mọi thành quả của CM 

- Liên minh về chính trị không phải là dung hòa lập trường chính trị của các giai cấp tầng lớp mà cần phải trên lập trường chính trị của GCCN. 

- Liên minh về chính trị GCCN và NDLĐ tạo cơ sở vững chắc cho NN XHCN, làm nòng cốt cho mặt trận, thực hiện liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác. 

*Liên minh về kinh tế: Đây là nội dung quan trọng nhất của liên minh. 

- Thực hiện liên minh giữa GCCN với GCND trong quá trình xây dựng CNXH là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa 2 GC, Hoạt động KT vừa đảm bảo lợi ích của NN, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới nông dân, phát triển công nghiêp và nông nghiệp nông thôn. 

- Chú ý quan tâm tới việc xây dựng khối liên minh giữa GCCN với tầng lớp trí thức, nếu không chú ý đến điều này thì không thể xây dựng một nền CN hiện đại được và cũng không thể đứng vững được trong cuộc đấu tranh chống CNTB. 

* Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh cũng là một nội dung quan trọng, điều này bởi vì: 

- CNXH được xây dựng trên một nền SX công nghiệp hiện đại, vì vậy CN, DN và những người lao động khác phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hóa. 

- CNXH với mong muỗn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, con người sống với nhau có tình có nghĩa, điều này chỉ có thể thực hiện được trên có sở một nền văn hóa của nhân dân. 

- CNXH tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước, vì vậy nhân dân phải có trình độ văn hóa, phải hiểu biết pháp luật. 

b. Nguyên tắc cơ bản của liên minh. 

- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng (phân tích) 

- Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện (phân tích) 

- Kết hợp đúng đắn các lợi ích (phân tích) 

=>KL: 

. Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta 

- Ngay từ ĐH II (1951) trong văn kiện ĐLĐ VN đã nêu: "chính quyền của nước VNDCCH là chính quyền dân chủ của nhân dân...lấy liên minh CN, ND và lao động trí thức làm nền tảng và do GCCN lãnh đạo". 

- Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH và trong chỉ đạo thực tiễn Đảng ta đặc biệt coi trọng mối liên minh này và coi đó là nền tảng của NN của dân, do dân, vì dân. 

- ĐH IX của Đảng tiếp tục khẳng định tính tất yếu của khối liên minh, liên minh là cơ sở cho khối đại đoàn kêt toàn dân tộc và nó là động lực để phát triển đất nước. 

=> KL; Quan điểm, đường lối của liên minh là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của CN Mác - lênin về liên minh.

1.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH:  

- Sự thay thế xã hội CNTB bằng xã hội XHCN là một tất yếu khách quan trong tiến trình lịch sử xã hội loài người theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. 

- Sự thay thế của các chế độ xã hội trước đây chỉ là thay thế xã hội bóc lột này bằng xã hội bóc lột khác cao hơn còn về bản chất vẫn là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.  

- Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử vì mục tiêu trực tiếp là xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu chế độ người bóc lột người để thiết lập chế độ mới do nhân dân lao động làm chủ.  

- Cách mạng XHCN nổ ra thành công là bắt đầu vào thời kỳ quá độ, thời kỳ quá độ này có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chon CNXH, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho XHCN. 

" Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Thời kỳ này được bắt đầu sau khi giai cấp công nhân thiết lập được chính quyền nhà nước và trực tiếp bắt tay vào sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và được kết thúc sau khi xây dựng xong về cơ bản những cơ sở về kinh tế, văn hóa - tư tưởng để CNXH bắt đầu quá trình tự phát triển" 

* Hai loại hình quá độ lên CNXH: 

- Quá độ trực tiếp... 

- Quá độ gián tiếp...

2. Đặc trưng cơ bản của XH XHCN trong CN Mác - Lênin 

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại (phân tích) 

- Xã hội XHCN đã xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX chủ yếu (phân tích) 

- Xã hội XHCN tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới (phân tích) 

- Xã hội XHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động- nguyên tắc phân phối cơ bản nhất (phân tích) 

- Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. (phân tích) 

- Xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo ra những điều kiện cơ bản để con người pháp triển toàn diện (phân tích)

3. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển những đặc trưng cơ bản của XH XHCN trong chủ nghĩa Mác - Lênin 

- Ngay từ đầu Đảng ta đã xác định: Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, đưa cả nước quá độ lên CNXH và luôn giương cao ngọn cờ "độc lập dân tộc gắn liền với CNXH". Trong các kỳ đại hội của Đảng đều ít nhiều đề cập đến đặc trưng của CNXH. Tuy nhiên đến đại hội VII với cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 Đảng ta đã Nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và đưa ra 6 đặc trưng bản chất của CNXH. Các đại hội VIII, IX, X tiếp tục khẳng định và phát triển những đặc trưng đó.

6 Đặc trưng của CNXH theo Đại hội Đảng lần thứ VII: 

+ CNXH do nhân dân lao động làm chủ 

+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. 

+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, có cuộc sông ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện các nhân. 

+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

+ Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. 

- 8 Đặc trưng của CNXH theo Đại hội Đảng lần thứ X (cụ thể hơn, phù hợp hơn) 

Nhận xét: Đảng và Nhà nước ta đã dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội để đưa ra các đặc trưng về CNXH. Những đặc trưng đó vùa có sự kế thừa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vừa có sự phát triển sáng tạo cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro