Phần Không Tên 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

C1:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946:

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập "Nam Kì tự trị". Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính phu phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

C2:

   - Sau gần 7-8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhất là những chiến dịch tấn công và phản công của quân ta từ cuối 1950 đến giữa 1953 đã tiêu diệt tiêu hao lớn 1 bộ phận sinh lực địch và tổn thất nặng nề về tài chính. Tính đến 1953 số quân địch thiệt hại đã lên tới 39.000 tên, pháp đã phải tiêu tốn đến 2000 tỉ frăng mà vùng chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp, pháp ngày càng bị đẩy sâu vào thế bị phòng ngự.


- Những thất bại dồn dập về quân sự cùng với những khó khăn về kinh tế của Pháp ở Đ D đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị nước pháp, gây nên cuộc khủng hoảng nội các sâu sắc trong vòng 8 năm, chính phủ đã 17 lần lập nên rồi đổ xuống đã làm bùng lên 1 phong trào đấu tranh của nhân dân đòi CP phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đ D.

- Mặc dù khó khăn TD pháp vẫn chưa chịu từ bỏ Đ D vì vậy lối thoát duy nhất của pháp lúc này là phải dựa vào mĩ , xin thêm viện trợ để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược giành thắng lợi quân sự quyết định hòng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

- Về phía Mĩ từ lâu Mĩ đã nuôi dưỡng ý đồ thay chân pháp độc chiếm VN và Đ/D hòng biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của mĩ. Thực hiện âm mưu đó Mĩ đã tìm cách lợi dụng những khó khăn của pháp để can thiệp ngày càng sâu hơn vào Đ/D mĩ đã tăng cường viện trợ cho pháp = đô la (nếu như 1950 viện trợ của mĩ cho pháp là 55 tỉ fr thì đến 1954 số viện trợ lên đến 555 tỉ fr), vũ khí. Qua đó buộc Pháp kéo dài chiến tranh mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh.

- Ngày 7/5/1953 được sự thoả thuận của mĩ chính phủ Pháp đã cử tướng Nava sang Việt Nam làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh pháp ở Đ/D. SAu khi sang Đ D Na va đã nhanh chóng phác thảo ra một kế hoạch quân sự mới được gọi là kế haọch quân sự nava với mục đích xoay chuyển toàn bộ cục diện chiến tranh để chuyển bại thành thắng.
Kế hoạch quân sự nava chia thành hai bước và dự định thực hiện trong vòng 18 tháng.

- Bước 1: (từ thu đông 1953 - xuân 1954) giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền bắc, tuyệt đối tránh giao tranh với quân chủ lực của ta, thực hiện tiến công chiến lược ở chiến trường miền nam đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực xây dựng 1 lực lượng cơ động.

- Bước 2: (thu đông 1954 - xuân 1955) : ở lực lượng ra chiến trường miền bắc thực hiện tấn công chiến lược cố giành thắng lợi quyết định buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.

- Kế hoạch quân sự nava là kế hoạch lớn nhất và cuối cùng của thực dân pháp có sự can thiệp của đế quốc mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đ D.

- Để thực hiện kế hoạch trên pháp đã tăng cường lực lượng, chuyển lực của pháp = cách gấp rút đưa 12 tiểu đoàn bộ binh từ pháp, bắc phi và nam triều tiên , angiêri sang Đ D. TĂng cường xin thêm viện trợ . Tăng cường xây dựng lực lượng nguỵ quân = cách ra sức dồn quân bắt lính, đưa lực lượng nguỵ quân lên đến 339.000 người đầu 1954; tính đến thu đông 1953 toàn Đ D có đến 84 tiểu đoàn cơ động mạnh trong đó có 44 tiểu đoàn tập trung ở đồng bằng bắc hộ, hành động theo khẩu hiệu "Luôn chủ động,luôn tấn công" chúng đã tăng cường mở các cuộc càn quét ở đồng bằng bắc bộ bình trị thiên, nam bộ, bình định, tiến hành hoạt động thổ bổ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới, mở những cuộc tấn công lớn vào vùng giáp giới Ninh bình, Thanh Hoá.
- Kế hoạch quân sự Nava ra đời trong thế thất bại, but cũng thể hiện những cố gắng những nỗ lực cuối cùng của pháp mĩ nên âm mưu của nó rất nham hiểm, rất xảo quệt, đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn gay go hơn, quyết liệt hơn.  

c3

  Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
- Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

*    c/ Diễn biến:


-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ''hành quân kép": một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

d/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử:

* Kết quả:


-Ta tiêu diệt và bắt 8.300 địch, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; khai thông 750 km đường biên giới Việt – trung với 35 vạn dân; căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

* Ý nghĩa lịch sử:

-Giáng 1 đòn mạnh mẽ vào ý đồ xâm lược của địch, dẩy địch vào tình thế bị động phòng ngự, ngày càng lúng túng nhiều mặt.

-Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh: Ta bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.  

C4:

  - Thực hiện phương hướng chiến lược đã đưa ra, tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
- Tháng 1-1954. liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
- Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum. uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông — Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi ở các chiến trường rừng núi. Trong đó, bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.

C5:

   1.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được cũng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Lào và Campuchia được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và câc nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ

Xem thêm tại:   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro