linh tinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong bóng đá cổ điển, hậu vệ có vai trò đơn điệu là cắm chốt ở phần sân nhà, ngăn cản không cho đối phương làm bàn. Sự hiện diện của họ trong trận đấu là rất dễ nhận ra, nhưng chủ yếu bị coi là những con người âm thầm không nổi danh. Người ta thường tụng ca các chân sút chứ hiếm khi tôn vinh hàng phòng ngự. Nhưng rồi, bóng đá thay đổi...

Dần dần, khái niệm hậu vệ không chỉ gói gọn vào những cú tắc, phá đường chuyển, nhảy lên tranh chấp bóng theo kiểu 50-50 nữa. Họ trở thành những cầu thủ khéo léo hơn và mang tố chất điền kinh nhiều hơn để đóng một vai trò không thể thiếu trong cả chiến thuật tấn công của toàn đội.

Một số hậu vệ chẳng khác gì "máy nổ", những "người không phổi" hoạt động chóng mặt ở hai bên cánh, cung cấp các đường chuyền kiến thiết lợi hại vào vòng cấm địa. Một số khác thậm chí còn sẵn sàng bó vào giữa, chơi như tiền vệ trong khi vẫn luôn sẵn sàng lùi về thực hiện nhiệm vụ chính là phòng ngự khi đối phương có bóng.

Bóng đá hiện đại ngày càng chứng kiến sự linh hoạt hơn của hậu vệ. Và danh sách các gương mặt huyền thoại dưới đây chính là những cầu thủ phòng ngự đi tiên phong cho cuộc cách mạng đó. Nói một cách khác, họ là những hậu vệ luôn hướng về phía trước. Đừng ngạc nhiên khi danh sách này không phải là Top 10 như thường lệ mà là "chẵn chòi" một đội hình tới 11 huyền thoại. Lí do đơn giản: Thật khó loại bỏ một ai trong số họ!

1. Nilton Santos

ĐT Brazil (1940-1976)

Botafogo (1940 - 1976)

So với huyền thoại lừng danh đồng hương Carlos Alberto Torres, Santos ít tiếng tăm hơn. Thế nhưng ông là một hậu vệ trái hoàn hảo và được đánh giá rất cao với tài dắt bóng, kỹ thuật siêu hạng nhưng vẫn sở hữu các cú tắc bóng mạnh mẽ, chuẩn xác. Ngoài ra, biệt danh của Santos là "Bách khoa toàn thư" bởi ông có kiến thức về bóng đá rất sâu rộng.

Santos là một trong những hậu vệ đầu tiên khai phá khái niệm tấn công, mở rộng phạm vi bên ngoài phần sân nhà như quan điểm chung thời đó. Ông có một bàn thắng để đời trong lịch sử World Cup khi dắt bóng gần hết chiều dài sân, khéo léo sút tung lưới Áo năm 1958.

Nilton Santos (trái) xoạc bóng trong chân của Ferenc Pukas trong trận Brazil thắng Tây Ban Nha 2-1 ở World Cup 1962 tại Chile

Nilton Santos cùng với người cùng họ là Djalma Santos tạo thành bộ đôi ấn tượng trong hàng phòng ngự, là chỗ dựa vững chắc cho Brazil giúp vũ điệu samba xóa đi ấn tượng về một tuyến dưới thủng lỗ chỗ trước đó. Santos cùng Brazil đoạt 2 chức vô địch World Cup (1958 và 1962), 1 danh hiệu Copa America còn với Botafogo, ông chơi 1.004 trận, 6 lần đoạt danh hiệu Campeonato Carioca và vô địch giải Rio/Sao Paulo 3 lần.

Sau khi giải nghệ, Santos mới thực sự được tôn vinh xứng đáng khi hiện diện trong đội hình Xuất sắc nhất thế giới của thế kỷ 20 của cuộc bình chọn uy tín do Mastercard tài trợ. Muộn, nhưng hoàn toàn xứng đáng với những đóng góp của ông cho sự phát triển của vai trò hậu vệ trong bóng đá hiện đại.

2. Bobby Moore

ĐT Anh (1958-1978)

West Ham (1958-1974), Fulham (1974-1977), San Antonio Thunder (1976), Seattle Sounders (1978)

Ông không phải là mẫu hậu vệ lực lưỡng. Cũng không phải là người nhanh nhẹn nhất trên sân. Nhưng thay vào đó, Moore có khả năng đọc trận đấu siêu đẳng, khóa chặt đối phương như gọng kìm và tham gia tích cực vào tấn công. Ông trở thành mẫu hậu vệ chơi bóng bằng đầu tiêu biểu và nhận được những lời ca tụng từ Pele, một đánh giá rất cao.

Bobby Moore (giương cúp) có khả năng đọc trận đấu siêu đẳng, khóa chặt đối phương như gọng kìm và tham gia tích cực vào tấn công.

Không những thế, Moore nổi bật với vai trò thủ lĩnh mà minh chứng cụ thể là World Cup 1966 khi ông dẫn dắt ĐT Anh lên đỉnh cao thế giới lần đầu tiên (và cũng là duy nhất cho đến tận bây giờ). Trong trận chung kết lịch sử với Tây Đức, Moore chứng tỏ ông không chỉ biết phòng ngự khi kiến tạo bàn đầu tiên cũng như bàn thứ 4 ấn định vinh quang.

Ở cấp CLB, Moore cũng thành công không kém khi là yếu tố chính giúp West Ham đoạt Cúp FA năm 1974 và sau đó ông có thêm chiếc Cúp C2 năm 1975. Tuy nhiên, bên cạnh hình ảnh đầy kỷ luật trên sân, người ta còn biết đến một Moore tai tiếng thích la cà tại các hộp đêm và tửu lượng kha khá. Mặc dù vậy, sáng hôm sau, ông vẫn luôn có bộ mặt tươi tỉnh và đến khu tập luyện của đội từ rất sớm. Một bức tượng của Moore đặt trang trọng phía ngoài SVĐ Wembley nói lên tất cả.

3. Giacinto Facchetti

ĐT Italia (1960-1978)

Inter Milan (1960 - 1978)

Xương sống của kỷ nguyên "La Grande Inter". Ông chơi được mọi vị trí ở hàng phòng ngự. Từ cánh trái, kỹ thuật dắt và chuyền bóng của Facchetti cùng tầm hoạt động không mệt mỏi là một phần không thể thiếu trong các phương án tấn công của Inter. Facchetti cũng chơi trung vệ rất tốt với chiều cao, những cú tắc bóng hoàn hảo biến ông thành ác mộng của mọi tiền đạo. Không những thế, huyền thoại này còn thính nhạy trong việc ghi bàn mà cụ thể là 59 bàn trong sự nghiệp cho Inter Milan và 3 bàn cho ĐTQG.

Giacinto Facchetti, xương sống của kỷ nguyên "La Grande Inter".

Chính phong cách tấn công mới mẻ mà Facchetti thể hiện ở vị trí hậu vệ trái đã làm sửng sốt một Serie A luôn đặt nặng phòng ngự. Ông góp công không nhỏ giúp Inter đoạt 4 Scudetto, 1 Coppa Italia và những chiếc cúp châu Âu liên tiếp năm 1964, 1965. Trong 94 lần khoác áo Thiên Thanh (một kỷ lục thời đó) thì 70 lần, Facchetti đeo băng đội trưởng). Ông tham dự 3 kỳ World Cup mà thành tích tốt nhất là ngôi Á quân thế giới năm 1970. Trước đó, Facchetti đã được nếm hương vị ngọt ngào của chức vô địch EURO 1968 trên sân nhà.

Ấn tượng hơn nữa, Facchetti là mẫu hậu vệ fair-play đến hoàn hảo khi cả sự nghiệp chỉ một lần bị nhận thẻ đỏ. Sau khi giải nghệ, Facchetti tiếp tục gắn bó với bóng đá và Inter Milan trong vai trò quan chức CLB (được bầu làm Chủ tịch năm 2004). Ông mất vì ung thư tuyến tụy và để tôn vinh ông, Inter Milan treo vĩnh viễn chiếc áo số 3 của Facchetti.

4. Carlos Alberto Torres

ĐT Brazil (1963-1982)

Fluminense (1963-1966, 1974-1977), Santos (1966-1974), Flamengo (1977), New York Cosmos (1977-1980, 1982), California Surf (1981)

Nhắc đến Brazil là người ta nghĩ ngay đến các tài năng tấn công thượng đẳng như Pele, Zico hay Garrincha. Thế nhưng Torrres đã làm thay đổi cách nghĩ thông thường đó. Là hậu vệ cánh nhưng bên cạnh những phẩm chất phòng ngự chuẩn mực, xuất sắc, ông còn là cầu thủ tấn công hiệu quả, thậm chí còn ghi 8 bàn cho Brazil.

Torres chính là mẫu hậu vệ tiên phong cho một định nghĩa mới về họ: nguy hiểm trong tấn công chẳng kém trong phòng ngự.

Đóng góp ấn tượng nhất của Torres là ở World Cup khi ghi được một bàn thắng thuộc loại kinh điển vào lưới Italia trong trận chung kết. Quan trọng hơn cả, dù đồng đội xung quanh là một dàn sao với những tên tuổi như Pele, Clodoaldo, Gerson, Roberto Rivelino..., chính Torres là người đầu tiên tự hào giơ cao chiếc cúp thế giới với vai trò đội trưởng.

Ở giải quốc nội, Torres cũng gặt hái vô số danh hiệu với 3 chức vô địch Campeonato Carioca cùng Fluminese, 2 lần vô địch Paulista Championship cùng Santos và khi phiêu lưu sang Mỹ, ông bổ sung thêm 4 chiếc cúp NASL với Cosmos. Torres chính là mẫu hậu vệ tiên phong cho một định nghĩa mới về họ: nguy hiểm trong tấn công chẳng kém trong phòng ngự.

5. Franz Beckenbauer

ĐT Đức (1964-1983)

Bayern Munich (1964-1977), New York Cosmos (1977-1980, 1983), Hamburg (1980-1982)

"Hoàng đế", chỉ biệt danh đó thôi đủ nói lên nhiều điều. Beckenbauer là cầu thủ Đức vĩ đại nhất trong lịch sử, một nhận định chẳng ai dám bàn cãi. Không ai có tên tuổi gắn liền được với vinh quang như ông.

Beckenbauer là đầu tàu của một số đội hình vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá khi ông khoác áo Bayern Munich. Cùng với những tên tuổi huyền thoại khác là Sepp Maier và Gerd Muller, Beckenbauer đoạt 4 chức vô địch Bundesliga, 4 Cup Liên đoàn bóng đá Đức (DFB), 1 Cúp C2 và đáng kể nhất là 3 Cúp C1 liên tiếp từ 1973 đến 1976. Thậm chí khi rời Bayern Munich, vinh quang vẫn tiếp tục theo chân ông. Beckenbauer đoạt thêm 1 chức vô địch Bundesliga cùng Hamburg năm 1982 và 3 chức vô địch NASL với Cosmos ở Mỹ.

"Hoàng đế", chỉ biệt danh đó thôi đủ nói lên nhiều điều. Beckenbauer là cầu thủ Đức vĩ đại nhất trong lịch sử

Đấu trường quốc tế còn chứng kiến "Hoàng đế" rực rỡ hơn. Beckenbauer là đội trưởng Tây Đức vô địch EURO 1972 và World Cup 1974. Đặc biệt, trận chung kết năm 1974 là màn trình diễn có lẽ xuất sắc nhất sự nghiệp của ông. Khi đó, Tây Đức bị coi là lép vế trước một "cơn lốc màu Da Cam" của Johan Cruyff đang trình diễn thứ bóng đá tổng lực hớp hồn thế giới. Nhưng Beckenbauer, Berti Vogts và các tuyển thủ Đức đã "trói" thành công "Thánh Johan", khiến Hà Lan chỉ có được 1 bàn từ chấm phạt đền (thua Tây Đức 1-2).

Beckenbauer không chỉ là một người chiến thắng. Ông còn là một người tiên phong, làm thay đổi khái niệm về hậu vệ khi sản sinh ra vị trí "libero". Sau này, rất nhiều đội bóng học tập theo mô hình libero của "Hoàng đế" và không ít tên tuổi cũng nổi danh như Scirea và Baresi của Italia hay Lothar Matthaus của Đức (cũng góp mặt trong danh sách này). Nhưng tất cả đều chung kết luận: Chỉ có một và chỉ một Beckenbauer mà thôi!

Giải nghệ, Beckenbauer tiếp tục là một nhân vật đầy ảnh hưởng với bóng đá Đức và hiện đang là Chủ tịch Bayern Munich và Phó Chủ tịch DFB. Tên ông thường xuất hiện trên báo chí đi kèm những lời phê phán một loạt cầu thủ hay HLV Đức. Và với những gì đã đạt được, ông có thừa quyền chỉ trích đó...

Hơn cả một huyền thoại Facebook Twitter Google Bookmarks Yahoo Bookmarks My Space In E-mail

22/10/2008 09:55

Năm 1963, Lev Yashin nhận được Quả bóng Vàng châu Âu. Ông đã trở thành thủ môn đầu tiên (và cũng là duy nhất) trong lịch sử bóng đá vươn đến đỉnh cao đó. Chỉ riêng chi tiết này cũng đủ khắc họa một Yashin "huyền thoại"! Có lẽ không ai phủ nhận Yashin là thủ môn vĩ đại nhất lịch sử. Kỷ lục 270 trận chính thức giữ sạch lưới cùng hơn 150 lần cản phá thành công phạt đền cũng là chi tiết độc nhất vô nhị của Yashin, điều đó làm nên sự khác biệt giữa danh thủ này với những đồng nghiệp trước thời, cùng thời hoặc là đàn em của Yashin.

Một số nhà chuyên môn cho rằng các thủ môn xuất sắc trong chục năm qua như Gianluigi Buffon hay Oliver Kahn không kém Yashin về kỹ thuật. Tuy nhiên, hai ngôi sao của Ý và Đức kể trên không đem lại nét gì mới mẻ cho công việc của một thủ môn, vì thế không thể sánh với thủ môn huyền thoại người Liên Xô về những ảnh hưởng và dấu ấn mang giá trị tiên phong đối với vai trò của thủ môn nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Yashin không đơn thuần là thủ môn, rất nhiều cựu danh thủ, đồng đội, đối thủ, các nhà nghiên cứu bóng đá cùng có kết luận ấy. Danh thủ Liên Xô này vừa là người giữ thành xuất sắc, vừa là libero cừ, đồng thời cũng là ngôi sao tấn công đáng nể. Dễ hiểu thôi, Yashin được một cuốn sách hay về lịch sử bóng đá thế giới ghi nhận là "Thủ môn đầu tiên ý thức tầm quan trọng và thực hiện rất thành công việc làm chủ khu 16m50".

Image

Yashin (phải) và Di Stefano (trái)

Trên thế giới từng xuất hiện nhiều thủ môn rất giỏi, nhưng vừa phản xạ xuất sắc trong khu 5m50, vừa lao ra cản phá hiệu quả bên trong và cả bên ngoài khu 16m50 như Yashin quả là hiếm, thậm chí có thể nói là cực hiếm. Các thủ môn hàng đầu thế giới những năm gần đây chỉ có mỗi Edwin van der Sar có phẩm chất tương tự, nhưng cũng không xuất sắc bằng Yashin. Chúng ta đã biết đến Van der Sar, cũng như các thủ môn lừng danh của xứ sở hoa tulip ở tài phát bóng nhanh (cả bằng chân lẫn tay) phát động một đợt tấn công nhanh là nét đặc trưng của bóng đá tổng lực của Hà Lan khởi xướng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Trước đó chục năm, Yashin đã nhận ra tầm quan trọng của công việc tưởng như không cần thiết đối với thủ môn này, dù đội Liên Xô, cũng như CLB Dynamo Moscow của ông không chơi bóng đá tổng lực theo kiểu Hà Lan.

Yashin đi trước thời đại một, thậm chí nhiều thập kỷ về tư duy bóng đá. Rõ ràng, ông không chỉ là danh thủ đơn thuần theo phạm trù của một thủ môn. Yashin tham gia vào trận đấu nhiều hơn bất kỳ thủ môn này khác, mỗi lần ông "xuất tướng" đều hợp lý chứ không lố bịch hoặc mang màu sắc trình diễn (song thiếu hiệu quả) như Rene Higuita hoặc không ít thủ môn Nam Mỹ khác. Hiệu quả công việc là đặc thù đáng nhớ về Yashin (có tài liệu cho rằng trong 812 trận chơi bóng đá ở nhiều cấp độ khác nhau, thủ môn này giữ sạch lưới đến 480 trận), còn điều "bất thường" (nhưng đáng phục) về thủ môn này là thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá trước các trận quan trọng (phản khoa học thể thao, nhưng lại có tác dụng tốt với riêng Yashin).

Image

Pha cứu thua sở trường của Yashin

Cuối cùng, khi nói về Yashin, không thể không nhắc đến tước hiệu Nhà thể thao số 1 trong lịch sử Liên Xô, huân chương Lenin (tước hiệu cá nhân cao thứ nhì đối với một công dân Liên Xô), chức vô địch 1960 và á quân châu Âu năm 1964, vô địch Olympic 1958, hạng Tư World Cup 66. Chính Yashin làm nên thời kỳ rực rỡ nhất của bóng đá Xô Viết.

Từng có nhiều huyền thoại bóng đá, nhưng những người có quá nhiều nét riêng mang tính cách mạng như Yashin chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chẳng hạn Pele, Maradona, Di Stefano, Cruyff.

Nhìn từ lịch sử

Banks "chịu thua" Yashin

Cuối năm 1999, nhiều tổ chức bóng đá, phương tiện truyền thông tổ chức bình chọn các danh hiệu hay nhất thế kỷ. Ở hạng mục thủ môn, trong khi đa số thống nhất chọn Lev Yashin dẫn đầu thì giới bóng đá Anh có vẻ không phục. Họ cho rằng Gordon Banks, thủ môn huyền thoại góp công lớn đưa nước Anh đến chiếc cúp vàng thế giới năm 1966 xứng đáng giữ vị trí số 1. Nhiều người Anh nhắc lại pha cứu thua kinh điển của Banks ở VCK World Cup 1970. Đích thân Banks bảo rằng... có! Banks từng bay suốt chiều dài khung thành đẩy cú đánh đầu chắc ăn đến 99,99% của Pele khỏi khung gỗ ở pha bóng được gọi là "pha cứu thua hay nhất trong lịch sử World Cup".

Image

Thủ môn người Anh này từng giành chức VĐTG trong khi Yashin không bao giờ vươn đến danh hiệu này. Mặc dù vậy, Banks vẫn xem trọng Yashin: "Những gì Yashin làm luôn khiến người ta khó tin. Thủ môn này có phản xạ tuyệt vời mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ thủ môn nào khác. Yashin đoán tình huống rất giỏi và có thể cản phá bất kỳ cú dứt điểm nào. Tôi nhớ có một trận đấu của Liên Xô tại VCK World Cup 1966, Yashin dũng cảm cản phá bóng ngay trong chân một cầu thủ đối phương tưởng như sẽ sút văng đầu Yashin khỏi cổ. Tôi chưa thấy pha bóng nào ngoạn mục như thế".

Ngay sau khi Banks thừa nhận tài năng của Yashin, không còn ai tranh cãi về vị trí thủ môn số 1 trong lịch sử nữa. Tạp chí uy tín của Anh World Soccer thậm chí xếp Yashin vào vị trí số 11 trong số 100 danh thủ hay nhất thế kỷ 20, trên cả các huyền thoại của nước Anh như Bobby Charlton (hạng 12), Bobby Moore (14). Banks chỉ xếp thứ 34, một thủ môn huyền thoại khác là Dino Zoff hạng 47.

Bạn có biết?

Bí quyết bắt penalty của Yashin

Lev Yashin có thân hình hộ pháp (cao 1m90, nặng 86kg) cùng phản xạ cực nhanh. Đứng trong khung gỗ, thủ môn huyền thoại này như người khổng lồ mà mọi đối thủ đều ngán ngại. Ngay cả khi đối diện với một bàn thua từ chấm phạt đền, Yashin vẫn bình tĩnh như không. Ông lý luận: "Thủ môn có thua trong cuộc so tài với đối thủ từ chấm phạt đền cũng không có gì lạ, nhưng nếu tôi thắng thì đó là kỳ công".

Trong sự nghiệp, Yashin đã hơn 150 lần cản thành công phạt đền (hoặc 11m). Đấy là kỷ lục mà có lẽ không có thủ môn nào phá nổi.

Image

Bí quyết của Yashin là sự tự tin. Ông luôn tin mình có thể thành công, và từng có lúc ông cản thành công 6 quả phạt đền liên tiếp. Yashin luôn nhìn chòng chọc vào mắt cầu thủ đối diện với ông trong loạt "đấu súng" như muốn đọc tâm lý của đối phương. Hễ phát hiện được sự bối rối của đối thủ, Yashin coi như yên tâm vì ông tin chắc mình sẽ đoán được hướng sút của đối phương (qua ánh mắt, chuyển động thân người và cách chạy đà), dù cản phá không thành công vẫn an ủi vì đã không bị đối thủ đánh lừa. Ngay cả những danh thủ lớn nhất cùng thời với Yashin khi đối diện với ông trên chấm 11m đều thừa nhận họ thường sút mạnh chứ không nghĩ đến việc làm cho thủ môn huyền thoại người Liên Xô này bị tréo giò.

Có một truyền thuyết về Yashin khi bắt phạt đền: trong khi tất cả thủ môn khác đều đứng chính giữa khung thành thì Yashin không ít lần đứng lệch sang một phía, thậm chí có khi lệch hẳn ở vị trí 1/3 chiều dài khung thành. Như thế, Yashin cố tình gây bối rối cho cầu thủ sắp sút bóng: anh ta chỉ có thể sút về góc rộng, thế là Yashin yên tâm phản xạ rồi tung người về góc mà chắc chắn đối thủ sẽ sút về khu vực đó. Khung thành rộng thế mà Yashin vẫn tự tin sẽ bay người kịp cản phá.

Tất nhiên không phải lúc nào Yashin cũng thành công, nhưng dẫu sao ai cũng nể phục sự sáng tạo táo bạo của thủ môn huyền thoại này. Tính sáng tạo cũng là một đặc điểm nổi bật của Yashin, không chỉ thể hiện ở tài bắt phạt đền.

iếng quát tháo của ông Khẳn lại oang oang, bà Đối khóc nấc, tiếng con hét thất thanh... đó là trường hợp của bà Lê Thị Đối, ở thôn Liên Nam, xã Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Nơi căn nhà đơn sơ bên con đường đất đỏ ngoằn ngoèo sâu hun hút ấy, bà Đối vẫn gồng mình cam chịu sự bạo hành từ ông chồng Trần Quang Khẳn về cả tinh thần lẫn thể xác.

Đớn đau không chỉ hằn trên da thịt

Gần 30 năm chung sống, nay hai vợ chồng đã có với nhau 4 đứa con chung. Nhưng cũng ngần ấy năm, sau những cơn say rượu hay những lần thiếu tiền, ông Khẳn lại giáng xuống đầu bà Đối những trận đánh đập tàn nhẫn. Trách mình mang phận hẩm hiu, bà Đối vẫn đành lòng cam chịu, nhẫn nhịn nuôi con và hi vọng sẽ ngày nào đó chồng mình nghĩ lại mà thương mình. Nhưng dần dà, những niềm tin, hy vọng giản đơn nhất mà bà Đối gửi gắm nơi người chồng tàn ác cứ mất mất dần theo những trận đòn roi, bà thấy mình như tuyệt vọng đến cùng đường.

Năm 2007, lúc bà Đối đang đi giữ cháu ở TP.HCM thì nhà bà được đền bù 28 triệu đồng tiền giải phóng mặt bằng, nhưng ông Khẳn lấy đi. Sau đó, khi bà Đối hỏi số tiền trên thì ngay lập tức bị ông Khẳn đánh đập và bẻ gãy 3 ngón tay. Đến nay, 3 ngón tay của bà vẫn bị liệt, không cử động được.

Nay tài sản còn lại trong nhà bà Đối chỉ còn lại chiếc quạt máy và bộ bàn ghế nhựa do con gái sắm Tết năm 2008. Những tài sản có giá trong nhà do hai vợ chồng gây dựng bấy lâu, ông Khẳn đã lấy đi hết, hoặc bán lấy tiền hoặc đã đem cho những người đàn bà mà ông Khẳn đang quan hệ.

Ngồi trong căn nhà xập xệ, nghe bà Đối kể lại nhưng đau đớn, khổ cực về thể xác lẫn tinh thần mà bà đã chịu đựng trong gần 30 năm làm vợ, làm mẹ. Chúng tôi không khỏi nhói lòng xót xa cho những bất hạnh tột cùng của người đàn bà này. Đôi mắt giàn giụa nước, bà nói mà lời như nghẹn lại: "Tui cứ muốn tự kết liễu đời mình đi, chứ sống chi mà đau khổ quá. Nhưng lại nghĩ đến mấy đứa con mất mẹ, lại nuốt nước mắt. Thôi đành..."

Tiếng kêu cứu sau 30 năm bị hành hạ, An ninh - Hình sự,

Nạn nhân, bà Lê Thị Đối đã cam chịu bị chồng hành hạ gần 30 năm nay

Đã kêu cứu, nhưng vô vọng?

Tháng 6/2008, sau một lần quá hoang mang bởi sự tàn ác của ông chồng bạo hành. Bà Đối đã quyết định viết đơn kêu cứu. Trong lá đơn kêu cứu của bà Lê Thị Đối gửi Hội phụ nữ xã Ngư Thủy Nam và Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lệ Thủy, có nội dung trình bày về những việc mà ông Khẳng đã làm, bà viết: "Ngày 21/6/2008, ông Khẳn về nhà bỏ thuốc độc vào cháo của tôi. Tôi bưng cháo ăn thì thấy nồi cháo màu đen, tôi thấy quá bẩn tôi không ăn. Tôi cho lợn ăn lợn lăn ra chết. Rồi 3 con vịt (mỗi con 2 - 3kg) chạy ra ăn cũng chết luôn. Tôi đã mời công an thôn xóm, xã, huyện tới hiện trường xác nhận. Nhưng sao vẫn không thấy hồi âm..."

Đến ngày 21/6/2009, ông Trần Quang Khẳn đã lợi dụng lúc bà Đối đi chợ cạy cửa vào nhà phục sẵn. Rồi khi bà Đối về đã dùng rựa chém mạnh vào gáy bà Đối làm bà ngã gục bất tỉnh. Chém vợ xong, ông Khẳn bị công an xã bắt giữ khi đang bỏ trốn. Với hành động đó, ông Khẳn chỉ bị "khiển trách" giữa thôn và phạt hành chính... 1 triệu đồng.

Sau đó, bà Đối lại quyết định gõ cửa cầu cứu các cơ quan pháp luật. Bà Đối đề nghị ông Khẳn ly hôn thì bị chồng từ chối và xông vào đánh tới tấp vì "mắc tội bỏ chồng". Và người vợ, người mẹ bất hạnh Lê Thị Đối dù đã ở cái tuổi 49, đã có 4 đứa con vẫn ngày ngày sống trong hoang mang, lo sợ vì những trận hành hạ, những mối đe dọa đến tính mạng luôn rình rập bất cứ lúc nào...

heo ý kiến của nhiều bạn đọc, vụ sinh viên Trần Xuân Thanh tạt axít thầy giáo làm chấn động dư luận là vụ án hot nhất năm 2009. Kế đến là vụ cô nữ sinh Vũ Thị Kim Anh cắt cổ người tình trên xe Lexus... Về mức độ dã man, tàn nhẫn nhất đặc biệt đều là do sinh viên, học sinh ra tay (3 vụ).

Sinh viên tạt axít thầy giáo

Vì vướng môn Anh văn, không thể lấy được bằng tốt nghiệp sau nhiều năm thi lại, sáng 24/8/2009, Trần Xuân Thanh (SN 1981, ngụ tỉnh Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Dương) đã đem axít vào tạt vào người thầy Đặng Hữu Dũng (SN 1958, Phó trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM) khi thầy đang giảng bài trên lớp. Vụ ra tay tàn độc này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về đạo đức học đường đang xuống cấp trầm trọng.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Trần Xuân Thanh bị bắt ngay sau khi gây án

Nữ sinh viên cắt cổ người tình trên xe Lexus

Bị cưỡng ép yêu trên xe và bị người tình cũ đe dọa sẽ nói cho bạn trai mới biết những năm tháng yêu nhau mặn nồng trước đó, Vũ Thị Kim Anh (SN 1987, quê Cao Bằng, ngụ tại phòng 306 nhà D7 khu tập thể Vĩnh Hồ - Hà Nội) SV Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã cắt cổ anh Nguyễn Tiến Chính (SN 1967, trú tại 326 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội) trên xe Lexus vào đêm 14-2. Đây là vụ án gây chấn động thủ đô bởi hung thủ là một sinh viên nữ mới 22 tuổi. Ngày mai, 30/12, TAND TP Hà Nội sẽ chính thức xét xử vụ án này.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Kim Anh những ngày ở trong trại giam

Vụ giám đốc giết người diệt khẩu

Bị phó giám đốc dưới quyền tố cáo những sai phạm trong các dự án mua bán đất đai của mình, Ngô Quang Trưởng, (SN 1961, ngụ huyện Hóc Môn, quê tỉnh Bắc Giang) Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Hải đã thuê sát thủ sát hại ông Đặng Xuân Sĩ (SN 1958, ngụ phường 14, quận 10) vào ngày 15-10. Đặc biệt, sai phạm của Ngô Quang Trưởng có sự tiếp tay của nhiều quan chức tại Hóc Môn, TPHCM. Hiện vụ án vẫn chưa được khởi tố.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Ngô Quang Trưởng, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Hải bị công an bắt giải ra xe

Vụ chìm đò ở Quảng Bình

Sáng 30 Tết, một tai nạn đã xảy ra trên sông Gianh Quảng Bình làm đau lòng người dân cả nước. 70-80 người ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch đã lên đò của 2 anh em Nguyễn Xuân Quý (SN 1976), Nguyễn Minh Mậu (SN 1978) , để đi sắm đồ tết, do quá tải nên đò chìm, làm 42 người tử nạn. Ngày 28-8, tòa án đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Mậu 15 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường thủy" và Nguyễn Xuân Quý 14 năm tù về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy". Ngoài ra, cả hai còn phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân 450 triệu đồng. Dù vụ án đã xử xong nhưng dư luận còn khá bức xúc vì liên quan đến việc chậm xây cầu, dẫn đến tai nạn trên, chỉ có ông Đoàn Xuân Thiện, Chủ tịch UBND xã Quảng Hải bị đình chỉ công tác.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Bị cáo Nguyễn Xuân Quý (bên trái) và Nguyễn Minh Mậu trước vành móng ngựa

Vụ xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ và cấp dưới

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ -nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và ông Lê Quả, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây bị ra tòa về tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ. Lợi dụng chức vụ và quyền hạn Huỳnh Ngọc Sĩ đã chấp thuận cho ông Lê Quả thông qua cho việc thuê trụ sở của Ban Quản lý dự án (BQLDA) tại số 3 đường Nguyễn Thị Diệu (phường 6, quận 3, TPHCM). Trong 16 tháng Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây đã nhận 80.000 USD tiền thuê mặt bằng của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI). Tất cả số tiền này được chia cho 87 người trong BQLDA, có cả ông Quả và ông Sĩ. Do nhân thân tốt nên ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ bị mức án 3 năm tù giam, ông Lê Quả chỉ bị mức án 2 năm tù giam, nhẹ hơn mức án mà đại diện viện kiểm sát đưa ra cho khung hình phạt với tội danh này (5-6 năm tù).

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Ông Sĩ (đứng) và ông Quả (ngồi) tại phiên tòa xét xử

Xử vụ án điện kế điện tử

Thông qua việc mua bán với một công ty tư nhân, công ty Điện lực TPHCM đã bán ra 312.000 ĐKĐT chất lượng kém cho người dân sử dụng. Nhiều người dân thất vọng vì nhiều vị lãnh đạo đứng trước tòa xin xem xét "vì năng lực hạn chế; không nắm được các thông tư, nghị định của Chính phủ, không đọc các quy định, văn bản pháp lý về đấu thầu vì... không ai đưa cho đọc; không kiểm tra nội dung tờ trình vì tin vào cấp dưới..". Sau 15 ngày xét xử, ngày 5-6 tòa đã tuyên án xử phạt 17 bị cáo, trong đó bị cáo Lê Minh Hoàng, nguyên Giám đốc công ty Điện lực TPHCM 4 năm tù, Lê Văn Hoành, nguyên PGĐ, 4 năm 6 tháng tù giam.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Bị cáo Lê Minh Hoàng, nguyên Giám đốc công ty Điện lực TPHCM tại tòa

Vụ con giết cha, chặt xác

Do nghiện chơi game, học hành sa sút và nợ nần chồng chất, trộm đồ của cha bị cha phát hiện và mắng, tối ngày 7-5, Nghiêm Viết Thành (SN 1991, học sinh Trường THPT Dân lập Thành Đông) đã giết cha mình là ông Nghiêm Viết Yên (SN 1958, trú tại số 312, đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, TP Hải Dương) rồi chặt xác đem phi tang. Đứa con mất hết nhân tính này đã bị tòa tuyên án tử vào ngày 19-11. Đây cũng là lời cảnh báo cho hiện tượng tuổi teen phạm tội đang có chiều hướng tăng cao.

Những vụ án "hot" nhất năm 2009, An ninh - Hình sự,

Đứa con mất hết nhân tính Nghiêm Viết Thành

Bị bắt cóc, nhưng Steven Stayner chưa bao giờ tìm cách chạy trốn trong suốt những năm sống cùng người đàn ông bắt cóc mình. Thậm chí hàng xóm còn tưởng họ là hai bố con.

Trong cuối thập niên 1960, Merced, California là một trị trấn an toàn, mặc cho các khu vực lân cận đang lâm vào tình trạng khủng bộ bởi các nhóm tội phạm khét tiếng như gia đình Manson và tên sát thủ mang biệt danh Zodiac.

Merced nằm gần công viên Yosemite, cuộc sống yên bình nơi đây khiến những bậc làm cha làm mẹ yên tâm khi cho con cái mình thoải mái đi bộ và chơi đùa trong khu vực mà không phải để ý nhiều. Nhưng đây chỉ là chuyện của quá khứ, khi bước sang thập kỷ mới, sự chủ quan của bậc làm cha mẹ đã khiến họ phải hối hận...

Vụ bắt cóc kỳ lạ (Kỳ 1), Kỳ án, An ninh - Hình sự,

Steven Stayner trước khi bị bắt cóc

Ngày 04/12/1972, người đàn ông với dáng vẻ mập mạp, đầu hói, Kenneth Parnell, nhân viên trong công viên Yosemite nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp rằng có một người đàn ông đến thị trấn Merced làm nhiệm vụ. Buổi chiều mùa đông tại thị trấn Merced, không như mọi ngày thường đi với bạn bè hoặc anh chị em của mình, cậu bé Steven Stayner, 7 tuổi, đi bộ một mình về nhà. Bỗng một người đàn ông lạ mặt tiến lại và hỏi Steven một số câu hỏi về tôn giáo. Không giống như những đứa trẻ khác mà Murphy từng tiếp cận, Steven dừng hẳn lại, nói chuyện trong ít phút và kiên nhẫn lắng nghe những câu hỏi của người đàn ông.

Murphy hỏi bố mẹ của cậu bé có muốn đóng góp vào nhà thờ của ông không? "Để cháu về hỏi xem đã, có thể bố mẹ cháu cũng quan tâm đấy", cậu bé trả lời. Steven Murphy ngỏ ý muốn cho Steven đi nhờ về vì xe ô tô của bạn mình cũng đang đậu gần đây. Ban đầu, Steven trả lời "Thôi, nhà cháu gần đây, cháu đi bộ về cũng được" nhưng sau một hồi thuyết phụ cậu bé đã đồng ý đi xe, Parnell đang chờ ờ gần đó.

Mặc dù biết rằng người tài xế Parnell không đi về hướng của ngôi nhà nhưng cậu bé 7 tuổi không hề hoảng sợ. Thậm chí còn tỏ ra khá hứng thú ngắm nhìn phong cảnh khi bóng tối và sương mù bao trùm khi đi qua các ngọn núi xung quanh công viên Yosemite.

Vụ bắt cóc kỳ lạ (Kỳ 1), Kỳ án, An ninh - Hình sự,

Parnell, kẻ dã tâm bắt cóc cậu bé 7 tuổi

Parnell lái xe đến cabin của mình nằm gần Yosemite, không biết những nguy hiểm đang rình rập mình cậu bé Steven vẫn vô tư chơi đùa với đống đồ chơi mà Parnell đưa cho và càng yên tâm hơn khi người đàn ông nói rằng đã gọi điện xin phép mẹ cho ở đây thêm một chút.

Trong khi đó, chưa thấy con trai Steven về nhà, ông bà Kay và Del cảm thấy "ruột gan nóng như lửa đốt" bắt đầu hỏi hàng xóm xem có nhìn thấy thằng bé đâu không. Sau hai giờ tìm kiếm không thấy đâu, họ bắt đầu gọi cho cảnh sát và liên lạc với bạn bè cùng người thân để nhờ giúp đỡ. Có một điều trùng hợp ngẫu nhiên là ông nội của Steven sống cách cabin của Parnell có vài trăm mét. Ông bà Kay và Del vẫn nỗ lực hàng ngày để gửi những bức thư và tờ rơi để tìm kiếm cậu con trai mất tích.

Vụ bắt cóc kỳ lạ (Kỳ 1), Kỳ án, An ninh - Hình sự,

Khu rừng Yosemite

Quay trở lại cabin của Parnell, khi xa gia đình được 1 tuần, cậu bé Steven ngỏ ý với Parnell muốn về nhà vì sợ rằng bố mẹ sẽ tức giận vì chuyện mình vắng nhà quá lâu song Parnel đều từ chối. Trong thời gian ngắn ở với Steven, Parnell đã tìm hiểu về cuộc sống của cậu bé và biết rằng Steven đang bị bố mẹ phạt vì làm một số việc sai trái. Dựa vào thông tin đó, Parnell khôn ngoan nói rằng "Cháu đừng trở về nhà ở Marced làm gì. Chú đã liên lạc với bố mẹ cháu và họ nói rằng không muốn nhìn mặt cháu nữa".

Steven nghe thấy vậy thì rất buồn và bối rối không biết phải làm gì. Còn gã Parnell nói rằng "Nếu bố mẹ không muốn nuôi cháu nữa thì chú sẽ nuôi, chú sẽ làm giấy tờ để nhận nuôi hợp pháp. Chính vì thế cháu hãy gọi ta là bố cho quen dần và từ này tên của cháu sẽ đổi thành Denis Parnell".

Steven ngày càng trở nên lì lợm và xa lánh đám bạn cùng trang lứa sống ở quanh đó. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Steven bắt đầu bị lạm dụng tình dục. Sau này, khi trở lại với gia đình, cậu thừa nhận mình phải làm "chuyện ấy" với Parnell 2 tuần 1 lần và chuyện đấy tiếp diễn trong một thời gian rất dài.

Kể từ cái ngày hôm đó, cậu bé Steven bắt đầu cuộc sống đầy hỗn loạn với cái tên Denis Parnell. Steven chuyển nhà tới 12 lần quanh vùng phía Bắc California trong suốt 7 năm sống chung với Parnell. Họ sống một thời gian ngắn tại các vùng công viên Yosemite, Ukiah, Manchester, Santa Rosa, nhiều vùng nông thôn và các khu vực phía bắc của San Francisco. Đó là lý do khiến Steven không có cơ hội được cắp sách tới trường. Có những nơi cả hai sống xa khu dân cư để tránh sự dòm ngó của những người xung quanh.

Một trong những người chủ của họ sau này nói rằng: "Tôi không nghi ngờ gì về mối quan hệ giữa họ. Nhìn giống như hai cha con thực sự và tỏ ra khá tình cảm với nhau".

Sau này Steven kể rằng khi lên 9 tuổi, cậu bắt đầu nghi ngờ Parnell nói dối về chuyện bố từ mình nhưng không cố gắng làm rõ ngọn ngành sự việc. Parnell thường xuyên để Steven ở nhà một mình khi hắn đi làm và cậu cũng thừa nhận rằng không hiểu tại sao những lúc như thế không tìm cách trốn đi nhằm thoát khỏi sự giam cầm.

Thỉnh thoảng, Steven mới được ra đường, hít thở không khí trong lành, cơ thể được sưởi ấm nhờ những tia nắng mặt trời trong suốt thời gian bị giam lỏng. Đôi khi, cậu cũng xin đi chơi bóng, lái xe đạp với đám bạn quanh nhà nhưng những lần đó Parnell đều đứng quan sát từ xa như để tránh chuyện Steven trốn đi hay kể lung tung với người khác về cuộc sống và thân phận của mình.

Vụ bắt cóc kỳ lạ (Kỳ 2), Kỳ án, An ninh - Hình sự,

Parnell và Steven như 2 bố con

Không những vậy, cuộc sống của Steven còn bị hủy hoại. Khi còn là học sinh tiểu học, Parnell đã cho cậu bé uống rượu và sử dụng ma túy. Thậm chí, Steven còn được dạy cách làm sao để ăn cắp vặt trong các cửa hàng và còn sử dụng súng hơi tập bắn cửa sổ trường học gần nhà. Cậu bé ngày càng trở nên lì lợm và xa lánh đám bạn cùng trang lứa sống ở quanh đó. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Steven bắt đầu bị lạm dụng tình dục. Sau này, khi trở lại với gia đình, cậu thừa nhận mình phải làm "chuyện ấy" với Parnell 2 tuần 1 lần và chuyện đấy tiếp diễn trong một thời gian rất dài.

Trong thời gian chung sống với Parnell, Steven đã nhiều lần cố gắng tìm cảm giác yêu quí gã bởi đó là người thân duy nhất của cậu. Nhưng nỗi sợ khi bị lạm dụng tình dục luôn ám ảnh khiến cậu bé ghê tởm cuộc sống của chính mình và chẳng bao giờ kể cho ai về những chuyện đã xảy ra. Steven rất sợ mỗi khi Parnell nổi giận thế nên cậu luôn cố gắng không khiến hắn ta phật lòng bất cứ chuyện gì bởi điều đó sẽ giúp cậu không bị "bố ghẻ" đánh đập.

Nhưng rồi sau này, khi bắt đầu trưởng thành, Steven bắt đầu có tư tưởng "bật lại" sự quản thúc của Parnell. Trong một lần, Steven bị say khi cùng nhóm bạn liên hoan, cậu khóc nức nở và bắt đầu kể về chuyện của mình trong quá khứ. Thậm chí, Steven còn cãi lại lời Parnell, đặc biệt khi hắn ta có liên quan tới 1 vụ bắt cóc khác. Sau này, Steven kể với cảnh sát rằng trong suốt thời gian bị giam cầm, Parnell cố gắng yêu cầu cậu giúp đỡ bắt cóc một đứa trẻ nhưng không nhận được sự đáp trả.7 năm sau khi bắt cóc Steven, Parnell tiếp tục đưa một cậu bé nữa về nhà. Chính điều này trở thành động lực thôi thúc Steven thoát khỏi sự giam cầm của Parnell.

Dù không giúp đỡ Parnell bắt cóc người khác, nhưng Steven cũng không thể ngăn cản hắn đưa về nhà một đứa trẻ giống như mình trước kia. Parnell yêu cầu sự giúp đỡ một người bạn của Steven tên là Randall, 14 tuổi.

Đầu năm 1980, Parnell đề nghị cho Randall ma túy và tiền nếu như đồng ý giúp đỡ hắn "phát triển gia đình". Với một người nghiện, lời đề nghị đó quá hấp dẫn và Randall hoàn toàn đồng ý. Vào đúng ngày Valentine, Parnell và Randall lái xe tới Ukiah, dừng lại ở một hiệu thuốc để mua nước trái cây và thuốc ngủ. Sau khi đi lòng vòng quanh thành phố, Parnell phát hiện thấy Timmy White, 5 tuổi đang đi bộ một mình từ trường về nhà.

Vì lo ngại rằng Timmy có thể đang chạy phía trước người thân chứ không phải đi một mình, Parnell bảo Randall ra khỏi xe, giả vờ đang gặp vấn đề với chiếc xe và nhờ Timmy giúp đỡ. Timmy từ chối rồi co giò bỏ chạy khi Randall tiến gần về phía mình. Thấy vậy, Parnell liền quát lớn rồi yêu cầu Randall đuổi theo bắt bằng được đứa bé. Cậu nhanh chóng bắt được Timmy và đưa nó vào ghế sau trong chiếc xe của Parnell.

Trong xe, Randall ép Timmy uống nước hoa quả pha với thuốc ngủ để khống chế không cho bé trai mới 5 tuổi này la hét. Theo tờ The Oakland Tribune, sau khi hoàn thành công việc trở về nhà, Parnell trả công đầy đủ cho Randall đúng như những gì đã hứa và hăm dọa không được tiết lộ bất cứ chuyện này với ai.

Vụ bắt cóc kỳ lạ (Kỳ 3), Kỳ án, An ninh - Hình sự,

Ngôi nhà nơi Parnell và Steven sinh sống

Trong một ngôi nhà nhỏ ở hạt Mendocino - nơi Steven cũng đang bị giam lỏng - Parnell "bổn cũ soạn lại", nói dối rằng bố mẹ Timmy không muốn nuôi cậu nữa và hắn sẽ trở thành người bố mới của cậu bé. Ngoài ra, để tránh hàng xóm và người xung quanh nhận ra Timmy bởi lẽ những tấm poster tìm trẻ lại sớm muộn cũng sẽ được dán lên từng ngóc ngách trong thành phố, Parnell đã nhuộm tóc cậu bé thành màu vàng.

Steven không biết làm sao Timmy White rơi vào tay Parnell song cậu thề rằng sẽ đưa đứa bé về nhà. "Điều đầu tiên cháu nghĩ đến khi hắn ta đưa Timmy về là sẽ giúp cậu bé trở lại với gia đình mình", Steven trả lời phỏng vấn báo chí sau ngày đoàn tụ với gia đình. Lúc bấy giờ, suy nghĩ này thực sự mạo hiểm bởi lẽ cậu biết ràng Parnell sẽ rất tức giận. Bên cạnh đó, Steven cũng tính sẽ không trở về với kẻ đã cóc mình năm xưa sau khi giải thoát cho Timmy, nhưng cậu luôn đắn đo không biết mình sẽ đi đâu khi mới 14 tuổi và chẳng còn gia đình mà về.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#pmu