lllllllllllllllllllllllllllllllll

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Muốn thực hiện được tin vô tuyến, phải phát ra sóng điện từ ở máy phát và thu sóng điện từ ở máy thu. Sự phát sóng điện từ dựa vào sự dao động của mạch dao động . Tần số dao động của mạch là . Nếu chọn độ tự cảm và điện dung khá nhỏ, có thể tạo ra tần số dòng điện rất lớn.

1. Máy phát dao động điều hoà dùng trandito

Khi một mạch dao động hoạt động, năng lượng dự trữ trong tụ điện lúc ban đầu bị tiêu hao dần do toả nhiệt trong các dây dẫn, do bức xạ ra sóng điện từ, và dao động sẽ tắt dần. Để duy trì dao động, người ta thường dùng một cơ cấu gọi là máy phát dao động điều hoà dùng trandito.

Hai bản của tụ điện trong mạch dao động được nối với một nguồn điện không đổi qua trandito T. Một cuộn cảm được đặt gần cuộn cảm của mạch dao động, hai đầu của nối với êmitơ và bazơ của trandito. Tụ ngăn không cho dòng điện một chiều từ nguồn điện P đi vào bazơ.

Khi mạch dao động hoạt động, từ trường biến thiên của cuộn gây ra dòng điện cảm ứng trong cuộn . Hai cuộn và được bố trí sao cho khi dòng colectơ tăng thì điện thế bazơ cao hơn điện thế êmitơ, và không có dòng điện chạy qua trandito. Trái lại, khi dòng colectơ giảm, điện thế bazơ thấp hơn điện thế êmitơ có dòng điện chạy qua trandito từ êmitơ đến côlectơ và làm tăng dòng côlectơ Ic mạch dao động được bổ sung thêm năng lượng. Người ta chọn các thông số của máy phát dao động điều hoà sao cho trong mỗi chu kì mạch dao động lại được bổ sung đúng số năng lượng mà nó đã mất đi.

Sự duy trì dao động ở đây tương tự như sự duy trì dao động của quả lắc trong đồng hồ quả lắc.

2. Mạch dao động hở. ăngten

Trong mạch dao động của máy phát dao động điều hoà có dao động điện từ không bị tắt dần, nhưng vẫn chưa có sóng điện từ phát ra. Nguyên nhân là vì hầu hết từ trường biến thiên tập trung trong cuộn cảm và hầu hết điện trường biến thiên tập trung trong tụ điện. Phần điện từ trường bức xạ ra ngoài là nhỏ bé không đáng kể. Mạch dao động như vậy được gọi là mạch dao động kín. Nếu ta cho các bản của tụ điện lệch đi để chúng không còn song song nữa, điện trường của tụ điện đã có một phần vượt ra ngoài mạch dao động, và mạch có khả năng phát sóng xa hơn. Một mạch như vậy được gọi là mạch dao động hở. Trong trường hợp giới hạn, mỗi bản của tụ điện lệch hẳn một góc , hai bản "quay lưng" lại nhau, và khả năng phát sóng của mạch dao động lúc đó là lớn nhất. Trong thực tế, người ta không đặt hai bản tụ điện như vậy, mà chỉ dùng một dây dẫn dài, có cuộn cảm ở phía giữa, đầu trên để hở và đầu dưới tiếp đất. Một dây như vậy được gọi là ăngten..

3. Nguyên tắc phát sóng điện từ và thu sóng điện từ

Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hoà với một ăngten. Mạch dao động có dòng điện dao động duy trì với tần số .

Cuộn cảm của mạch dao động truyền vào cuộn cảm LA của ăngten một từ trường dao động với tần số . Từ trường đó làm phát sinh một điện trường cảm ứng, và điện trường cảm ứng làm các êlectrôn trong ăngten dao động theo phương của ăngten cùng với tần số bằng , ăngten phát ra một sóng điện từ có tần số bằng .

Để thu sóng điện từ, người ta phối hợp một ăngten với một mạch dao động. ăngten nhận được rất nhiều sóng có tần số khác nhau của nhiều đài phát truyền tới, các êlectroon trong ăngten dao động theo tất cả các tần số đó. Nhờ hai cuộn cảm LA và L, mạch dao động cũng dao động với tất cả các tần số đó.

Trong mạch dao động, tụ điện có điện dung điều chỉnh được. Muốn thu sóng có tần số của một đài phát nhất định, người ta điều chỉnh tụ điện của máy thu để dao động riêng của mạch cũng có tần số bằng . Khi đó hiện tượng tượng cộng hưởng, và trong mạch dao động với tần số có biên độ lớn hơn hẳn các dao động khác. Người ta nói rằng máy thu đã thực hiện sự chọn sóng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro