LLNN&PL - BTCN2: Đặc trưng của chính thể Cộng hòa quý tộc chủ nô.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tính đẳng cấp và đặc quyền là nét đặc trưng của pháp luật phong kiến, tuy ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia phong kiến khác nhau có những đặc điểm riêng biệt song chúng luôn được thể hiện hết sức rõ ràng và đậm nét.

Pháp luật phong kiến ghi nhận và củng cố địa vị bất bình đẳng của các thành viên xã hội trong sự phụ thuộc vào đẳng cấp của mình trong xã hội: từ các cá nhân riêng lẻ đến mỗi tổ chức, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều có sự phân biệt về thứ bậc, phẩm trật rõ rệt, từ đó mà địa vị pháp lý, địa vị xã hội rất khác nhau.

Mỗi đẳng cấp có các đặc quyền khác nhau đối với quyền lực, đất đai…và được pháp luật công khai tuyên bố, thừa nhận. Nông dân thường là đẳng cấp cuối cùng không có các đặc quyền này. Đơn cử như tình hình nước Pháp trước cách mạng 1789, xã hội thời kỳ này có ba đẳng cấp chính: tăng lữ (đẳng cấp thứ nhất), quý tộc (đẳng cấp thứ hai), những thành phần còn lại, bao gồm tư sản, nông dân, bình dân (đẳng cấp thứ ba). Hai đẳng cấp đầu chỉ chiếm 1% dân số, song có nhiều đặc quyền, không phải thực hiện các nghĩa vụ phong kiến, được miễn thuế còn đẳng cấp thứ ba – những người tạo ra của cải trong xã hội với 99% dân số thì phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phong kiến, chịu mọi loại thuế khoán.

Về mặt pháp lý trong xã hội nhà vua có quyền lực tuyệt đối; lãnh chúa, quý tộc phong kiến, địa chủ, tăng lữ có nhiều quyền và cũng gần như có toàn quyền với người nông dân. Lấy thí dụ ở Tây Âu thời trung đại, một số lãnh chúa có quyền bất khả xâm phạm trên lãnh thổ của mình – quyền miễn trừ phong kiến. Bằng chiếu chỉ đặc biệt, nhà vua thừa nhận cho các lãnh chúa nắm toàn bộ quyền chính trị, tư pháp, tài chính, quân sự ở địa phương, cấm các viên chức nhà nước tự động vào các lãnh địa nếu không được sự đồng ý của lãnh chúa, từ đó đem lại cho các lãnh chúa này đặc quyền mạnh mẽ trên lãnh thổ của họ.

Bổng lộc và đất đai được phân phong cũng tùy theo đẳng cấp. Nhà Chu, cai trị Trung Quốc từ trong khoảng 1122 – 256 trước công nguyên có đặt ra chế độ phân phong, áp dụng cho các thứ bậc khác nhau trong đẳng cấp cao nhất trong xã hội.

         1. Đất của thiên tử vuông vức 1 vạn dặm

            2. Đất của công vuông vức 1 ngàn dặm

            3. Đất của hầu vuông vức 5 trăm dặm

            4. Đất của bá vuông vức 100 dặm

         5. Đất của tử vuông vức 50 dặm

Cùng một tội phạm, pháp luật quy định mức phạt khác nhau tùy theo đẳng cấp, thứ bậc của người phạm tôi và người bị hại. Thí dụ, giết chết người nông dân xử nhẹ hơn giết chết người thuộc đẳng cấp khác; bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ ở nước ta quy định 8 hạng người có thể bị giảm hoặc miễn tội khi phạm tội, chủ yếu là những người thuộc hoàng tộc hoặc những người có chức vụ cao trong xã hội. 

Cuối cùng, pháp luật phong kiến bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất và chế độ bóc lột địa tô, bảo vệ ách thống trị về chính trị và và tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến và tăng lữ trong xã hội qua đó để thực hiện những đặc quyền đặc lợi đối với những đẳng cấp cao./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro