Lluan+ttien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. I. Khái niệm thực tiễn và khái niệm lý luận 1. Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. - Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể. - Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia thành ba hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động biến đổi chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có ý nghĩa quyết định các hình thức khác, hoạt động biến đổi chính trị - xã hội hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt - nhằm thu nhận những tri thức về hiện thực khách quan. 2. Lý luận với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là tổng hợp các tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử của con người. - Như vậy lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, là những tri thức về bản chất, quy luật của hiện thực. - Là sản phẩm của quá trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. II. Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận 1. Trong quan hệ với lý luận, thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chỗ: - Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức (lý luận). Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của lý luận. - Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hoá, hiện thực hoá, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực. 2. Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận, song theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận có sự tác động trở lại đối với thực tiễn. - Lý luận có vai trò trong việc xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, vì thế, có thể nói, lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. - Lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. - Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng. Lênin viết: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng". 3. Giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Bởi vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất và căn bản nhất của triết học Mác - Lênin. III- Ý nghĩa phương pháp luận - Không được đề cao thực tiễn, hạ thấp vai trò của lý luận để rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm. - Và ngược lại, không được đề cao lý luận đến mức xa rời thực tiễn, rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí. - Đổi mới tư duy trong sự gắn liền với hoạt động thực tiễn là một trong những chủ trương lớn hiện nay của Đảng ta. Chỉ có đổi mới tư duy lý luận, gắn lý luận với thực tiễn thì mới có thể nhận thức được các quy luật khách quan và trên cơ sở đó, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lyrics