Khiên ti hí ( điển )

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- Bài hát này có điển như sau:
Dư thiếu có thể thấy quỷ, thường vào những đêm tuyết ở chùa hoang gặp khôi lỗi Ông (khôi lỗi là tượng gỗ, Ông là người biểu diễn khôi lỗi), tóc bạc trắng, chỉ cầm một tượng gỗ được chế tác tinh xảo, nhìn như một kiều nữ, lệ châu đầy mi, khiến người thương tiếc. Lúc mây hồng tuyết gào rít, hai người sánh vai hướng về phía lửa hồng. Ông tự thuật nói: "Hồi nhỏ say mê khiên ti hí (tức khiên ti khôi lỗi hí - một loại hình múa rối gỗ kết hợp hí kịch thịnh hành ở Trung Quốc thời Tống), yêu thích nghề làm rối gỗ bàn linh, khi trưởng thành chí càng kiên định, từ đó liền lấy làm nghiệp, coi vật như người làm niềm vui cho mình. Nhưng phiêu bạt cả đời, không nhà không vợ con, chỉ có một tượng gỗ khôi lỗi làm bạn."
Ông vừa nói vừa khóc, vẫn cẩn thận giảng giải, chân thành tấu nhạc bàn linh, diễn khiên ti khôi lỗi hí trên ba thước vải hồng, qua khúc nhạc y a, rối gỗ như có thần, tuy họa trang bi dung nhưng uyển mị tuyệt luân.
Khúc chung Ông ôm lấy tượng gỗ, thoáng lộ vui mừng, chớp lại oán ân, nói: "Bình sinh khốn đốn, đổi tại do khôi lỗi, đông lạnh, áo ấm chẳng mua nổi, nghèo đến mức ấy, không bằng đốt đi", sau đó tức giận ném tượng vào lửa. Ta muốn ngăn mà không được, giậm chân oán thán. Chợt thấy tượng gỗ trong lửa uyển chuyển đứng dậy, cung kính vái chào từ biệt, dung mạo như người, lệ ngân trên mặt vẽ như thật, một nụ cười như xua tan tất cả, lửa diễm không thể bao lấy. Lửa cháy đến sáng mới tắt. Ông chợt hiểu, bưng mặt khóc rống, nói: Ấm thay, cô độc thay.
- Bàn linh: còn gọi là hưởng bàn, diêu linh, bản linh. Là một loại nhạc cụ của Khương tộc, Nạp Tây tộc.
- Nguyên tội: thuật ngữ của Cơ đốc giáo, chỉ điều lỗi lầm mà con người phạm phải ngay từ lúc đầu, tức tội tổ tông, tội của Adam và Eva đã vi phạm mệnh lệnh của Thượng đế.
- Tay niết lan hoa (̉nguyên gốc: lan hoa chỉ niệp): ngón tay xếp hình hoa lan như này này:
Niệp: động tác dùng ngón cái chạm lên những ngón tay khác, chính là động tác niết tay thành lan hoa chỉ đó.
- Dẫu cho rực hồng mấy cũng tàn (nguyên gốc: rực đỏ mười phần cũng thành tro): xuất phát từ câu "nhất vị hắc thời do hữu cốt, thập phân hồng xử tiện thành hôi" - khi than chưa cho vào lò đều là màu đen, nhưng vẫn còn cái cốt, một khi tiến vào lò, tuy nhất thời rực đỏ nhưng cuối cùng vẫn thành tro bụi.
- Hai câu: "Chẳng có tâm sao mà tương xứng" và "Chẳng có tâm mới là tương xứng" nhìn có vẻ ngược nhau nhưng không phải. Câu 1 "tâm" ở đây là tấm lòng, tức không thật lòng với nhau thì không xứng đôi. "Tâm" trong câu 2 là trái tim, không có trái tim -> rối. Chỉ có con rối làm bạn.. 4 câu trả lời. 23 lượt thích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro