Lời dẫn cho 4 tập truyện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả Hoàn Công Đình

* 1. Đaị học Oxford và người ấy 

(Quyền năng ẩn vi trong con người)

* 2. Diêm Vương xử án 

(Những định luật vũ trụ)

* 3. Con Trời đi học

(Sự tiến hóa của linh hồn)

* 4. Người con gái cõi Âm 

(Chiều đo thứ tư )

Trong cuộc sống thường ngày, con người bị thu hút vào các mãnh lực của cái vỏ vật chất được đánh bóng bằng một lớp sơn hào nhoáng, còn gọi là chạy theo hình thức. Đó là cách sống của thời đại vi tính, thời đại kinh tế toàn cầu đang phát triển làm cho con người phải chạy theo tốc độ của nó. Mặc dù con người đã chế ra vài dụng cụ để vượt ra ngoài sức hút của địa cầu, và có nhiều trạm không gian có người ở trên đó nhiều năm. Họ đã sử dụng viễn vọng kính tối tân nhất để tìm kiếm cái mênh mông trong vũ trụ; nhưng cuối cùng không thấy một sinh vật nào mà ta gọi là người của hành tinh khác.

Có những khi mệt mỏi, ngồi một mình trong đêm trường vắng lặng, con người cũng đặt vài câu hỏi về mình :

 Ta từ đâu đến, bỏ cái xác phàm này rồi đi về đâu ? 

 Ta đã đến thế gian này bao nhiêu lần ? Và đến với mục đích gì ?

 Ngoài cái xác phàm này, còn có cái gì nữa không ? 

 Tại sao mỗi người có sự khác nhau về tri thức, phẩm hạnh, đạo đức, thông minh, tối dạ, khôn ngoan, khờ dại, còn giai cấp thì vua, quan, lính, và có đủ thành phần giàu, nghèo. v.v...

 Tại sao có người suốt đời gặp may, còn người suốt đời tai nạn phủ đầu. 

 Chẳng lẽ cái xác phàm chỉ có biết làm việc, ăn, giải trí và ngủ. Khi ngủ mà kêu gọi gì cũng không ừ hử, thế gian gọi là sự chết. Rồi cái gì tiếp theo sau cái chết ? Thiên đàng ? Địa ngục ? Có thật hay là do cái trí tưởng tượng của người phàm ? Nếu có một cõi cho con người sau khi “chết”, thì cái cõi đó như thế nào?

 Nếu có Linh Hồn thì nó hoạt động như thế nào ? Tại sao con mắt phàm không thấy nó ?

  Sự cố gắng học hỏi, sưu tầm nghiên cứu, ăn hiền ở lành, tu nhơn tích đức để làm cái gì? Hay cuối cùng chỉ là cái xác chết đem thiêu rải trôi theo dòng nước. 

Tất cả những câu hỏi trên, được giải nghĩa bởi những định luật của vũ trụ, ông bà xưa gọi là “lưới trời” mà con người không thể lọt qua.Linh Hồn mỗi lần giáng phàm đã học được những gì, và sống qua cõi trời nào. Con người còn có những quyền năng ẩn tàng mà y chưa có học cách thức sự dụng quyền năng đó. Con người có thể sử dụng những quyền năng ẩn tàng qua câu nói của một vị Chơn Sư : “Muốn chứng minh quyền năng của Đấng Tọa Hóa : toàn năng, toàn trí, toàn thông thì phải chứng minh nơi con người; vì con người là con của Ngài, sẽ làm được những gì giống như Ngài”.

Đi tìm lại thời xa xưa, cái thời mà dãy Hy Mã Lạp Sơn còn là bờ biển và Ấn Độ còn là những đảo ngoài khơi, trong các đền đài hoang phế không có dấu chân người, trong đó có những cổ thư nói về NGƯỜI THẬT :

“Con người chân thật không phải là một tổ hợp tế bào, một số tình cảm và một ít trí hóa mà là một CHƠN THẦN có nhiều thể, mỗi thể thích hợp với một cõi trời”.

 Con người bị lưới trời bủa vây, đó là đinh luật của vũ trụ : “Mỗi cõi giới có chiều đo riêng biệt và các nguyên tử của mỗi cõi giới có sự rung động khác nhau”.

Cõi thế gian có ba chiều đo, là cõi họat động của cái xác phàm của con NGƯỜI GIẢ, một lớp vỏ vật chất khoát ngoài của con NGƯỜI THẬT.

Linh Hồn (Người Thật) cấu tạo gồm có ba thể : thể Thượng Trí, thể Kim Thân và Tiên Thể, có đặc tính thường tồn. 

Cấu tạo của NGƯỜI GIẢ gồm có ba thể : thể XÁC, thể VÍA và thể HẠ TRÍ, có đặc tính không thường tồn.

 Mỗi khi Linh Hồn “GIÁNG PHÀM” còn gọi là “đầu thai” phải mượn :

– Chất khí cõi Hạ Thiên làm ra Thể Hạ Trí. 

– Chất khí cõi Trung Giới làm ra thể Vía.

– NGUYÊN TỬ HỒNG TRẦN làm ra thể Xác và có kèm thêm thể Phách. (sau khi chết khoảng 24 giờ thì thể Phách tan rã)

Ba thể này cấu tạo ra NGƯỜI GIẢ, chỉ sử dụng có một kiếp người, còn gọi là thể không thường tồn, vì bị thay đổi trong mỗi kiếp luân hồi.

Cũng chính vì “mỗi cõi giới có chiều đo riêng biệt và cò sự rung động của nguyên tử khác nhau”. Cho nên cái xác phàm chỉ biết những gì của cõi Hồng Trần tức là tâm thức của chiều đo thứ ba. Chỉ khi nào khai mở được giác quan của thể Vía thì mới biết được chiều đo thứ tư.

 Loài động vật thuộc Hồn Khóm, chúng nó hoàn toàn lệ thuộc Thiên Nhiên, chúng sống theo Bản Năng. Nhưng Con Người có một Linh Hồn có Cá Tánh riêng biệt và Đấng Tạo Hóa ban đặc ân cho con người một Ý Chí hoàn toàn tự do với điều kiện duy nhất là con người không được Vi Phạm Các Định Luật Của Vũ Trụ. Sở dĩ con người bị đau khổ là do y đã vi phạm các định luật của vũ trụ.

 Khi nghiên cứu những định luật của vũ trụ thì phải có một cái gì làm cho nó rung động thì định luật đó mới tác dụng được. Như vậy sự thành lập vũ trụ này chỉ là một sự rung động, cho nên giải quyết tất cả vấn đề trong vũ trụ phải thông qua sự rung động.

Giáo lý Huyền Môn cho biết cái gì có sự sống là có sự rung động, khi thần lực của Đấng Tạo Hóa xâm nhập vào vật chất thì có sự rung động. Hay nói cách khác trong một nguyên tử có âm và dươmg được kết dính với nhau bởi một mãnh lực; cái mãnh lực (strong force) làm cho nó kết dính với nhau chính là Sự Sống. Khi sự sống không còn nữa thì hai phần âm và dương tan rã, đó là sự chết. Cái Mãnh Lực đó Huyền Môn gọi là Thần Lực hoặc Sự Sống; đức Lão Tử nói “Cái lớn nhất và cái nhỏ nhất ta không biết gọi tên chi bèn gượng kêu là Đạo”. Kinh Dịch nói trong một nguyên tử có âm và dương; nhưng không phải là thuần nhất, vì trong âm có một cái cực nhỏ của dương và trong dương cũng có cái mầm của âm, nên sinh ra sự mâu thuẫn; chính cái mâu thuẫn này nó cũng tạo ra một mãnh lực.

 Trong Thánh kinh nói về hai người Nam và Nữ ở vườn Địa Đàng, đó là tượng trưng phần âm và phần dương của một nguyên tử.  Trong người nữ có cái xương sườn của người nam, tức là trong âm phải có phần dương thì mới “lưu truyền sự sống”. Và con rắn là tượng trưng cho cái mãnh lực của vật chất. Người nữ nghe lời dụ của Rắn là tượng trưng cho bị  vật chất cám dỗ. Người Nam nghe lời ngọt ngào của người nữ là tượng trưng cho thể trí chưa chỉ huy được thể vía tức là thể tình cảm thì người đó còn sống bằng cảm giác, ai nói gì hể nghe bùi tai là chấp nhận. Đó là Tâm Thức của linh hồn chưa tiến hóa, trong thời kỳ sơ khai.

  Người Nam (dương) và người Nữ (âm) ăn Trái Cấm là tượng trưng cho sự tiếp nhận cái Mãnh Lực tức là sự sống từ Đấng Tạo Hóa. Trong một nguyên tử phải có âm và dương, muốn cho Âm và Dương hoạt động thì phải có một Mãnh Lực tác động nó, cái mãnh lực đó được cụ thể hóa bằng Trái Cấm. Khi thần lực của Đấng Tạo Hóa làm cho một nguyên tử hoạt động, cũng giống như “ăn Trái Cấm” có tác dụng làm cho người Nữ và người Nam rời khỏi vườn Địa Đàng để đi vào cõi vật chất, cõi có Tâm Thức Nhị Nguyên : Phân chia thiện ác, xấu tốt, hung dữ hiền đức v.v… Ý nghĩa đích thực của “ăn trái cấm” là Âm và Dương của một nguyên tử bắt đầu khởi động, cái đó chính là Thủy Tổ của loài người.   

Như vậy, cái mà ta gọi Thủy Tổ của loài người chỉ là Một Hột Nguyên Tử trong đó có phần dương và phần âm; bởi vì tất cả sinh vật từ cõi hữu hình cho đến vô hình,  nếu đem phân tích  thì cũng chỉ là Hột Nguyên Tử.

Nếu cái Mãnh Lực còn gọi là Sự Sống hoặc Thần Lực đột nhập vào một nguyên tử, nó làm cho nguyên tử có sự rung động. Nguyên tử là một đơn vị nhỏ nhất của vũ trụ và con người là sự tổng hợp của nhiều nguyên tử cũng không thoát khỏi quy luật ấy.  Cái mà ta gọi người đó còn sống là vì người đó có Sự Sống trong xác thân, còn gọi là Thần Lực ở trong thể Xác, khi Sự Sống rút đi thì sự chết xảy ra. 

Như vậy Sự Sống từ đâu mà đến? Nếu nó ra đi, vậy nó đi về đâu ? Và nó cấu tạo như thế nào mà không có con mắt phàm tục nào thấy nó. Chỉ có ba câu hỏi đơn giản mà xét cho cùng nó không đơn giản chút nào. Bởi vì đã có rất nhiều môn phái trả lời ba câu hỏi nêu trên. Và tùy theo sự tiến hóa của Linh hồn mà tiếp thu tư tưởng ấy; nó nằm trong luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Đức Lão Tử nói : “Cùng với ta ta cho là phải, không cùng với ta, ta cho là quấy” cho nên Ngài không phiền trách một người nào không cùng một quan điểm với Ngài. Tại sao ? Bởi vì Ngài có cái nhìn đời gần như thoát tục, đó là tùy theo sự tiến hóa của Linh hồn mà tiếp thu tư tưởng.

Giống như cái radio, nếu chỉnh đúng tần số thì âm thanh mới rõ ràng; còn tư tưởng cũng y như vậy, phải có cùng một thứ rung động thì mới tiếp thu được tư tưởng ấy.

Trở lại vấn đề : Sự Sống từ đâu đến ? Nếu nó ra đi vậy nó đi về đâu ?  Và nó cấu tạo như thế nào mà không có con mắt phàm tục nào thấy được nó ? Tất cả những câu hỏi nêu trên được “người ấy”, Diêm Vương, “người con gái cõi âm” và những nhân vật hư cấu, họ thích nói chuyện trên trời dưới đất, đó là những định luật của vũ trụ từ cõi vô hình cho đến cõi hữu hình. Chuyện có cũng như không, chuyện không mà lại có đó là NGƯỜI GIẢ và NGƯỜI THẬT (linh hồn).

 Chúng ta đã thấy cái “nghêu ngao” của xác phàm, khi cơn giận nổi lên nó như bị điện giật :  nhảy cà tưng, cà tưng. Khi bị người dưng khác họ phụ bạc, nó ủ rũ, tưởng như loài người bị cơn cuồng phong thổi bay ra khỏi địa cầu. Khi có lợi lộc, nó hí hửng như trẻ em được kẹo. Khi no say, cái đầu nó cà gục cà gặt và nó nói bằng cái giọng như bài ca có nhiều dấu lặng. Trước một nhan sắc thỏa mãn cho xác thịt, nó như bị trời tròng. Khi ai chạm vào xác nó thì mạng đổi mạng. Đối với nó thì có rất nhiều nhu cầu cho cái xác phàm, nó chỉ có nhận vào mà không hề cho ra (bản chất của thể xác là thích lợi lộc); vì nó nghĩ rằng ngoài cái xác này ra thì nó không còn gì nữa cả.

 Chỉ khi nào nó ý thức từ trong tâm phát ra một tiếng nói thì thầm, độc thoại trong đêm trường vắng lặng, rằng nó có một Linh Hồn trường sanh bất tử. Còn cái xác này là một dụng cụ, một cái vỏ vật chất để nó tiếp xúc với cõi Hồng Trần, mượn thế gian là trường học  còn gọi “con trời đi học” thì chừng đó, cái quan niệm về cuộc đời của nó sẽ khác hẳn. 

Vấn đề tin rằng nó có một linh hồn trường sanh bất tư, còn sự tử chỉ xảy ra cho cái xác phàm bị thay đổi trong mỗi kiếp luân hồi. Muốn biết và chứng nghiệm điều đó, nó phải tự tìm kiếm trong vấn đề suy tư; nó phải tự đặt ra những câu hỏi và chính nó tự trả lời, không có ai làm thế cho nó việc này. Đó là một sự chứng nghiệm bằng tâm linh, bằng trực giác, chớ không phải do người khác nói với nó. 

Vì bất cứ sự hiểu biết nào về Tâm Linh, nếu không do chính nó tìm ra thì cũng như đường chim bay, không hề có một dấu vết.

 Nói về Sự Sống, như một hột Mè, một hột lúa, một trứng gà;  nếu ta đặt câu hỏi : “cây Mè, cây Lúa, con Gà và Hột mè, Hột lúa, Trứng gà cái nào có trước ?” Nếu ta có can đảm ngồi nghe hai người tranh luận cái nào có trước, có lẽ một ngàn năm sau cũng không giải quyết đượcvấn đề. (Khoa học ngày nay đã đưa người lên mặt Trăng, vài dụng cụ lên Sao Hỏa mà cũng không “chế ra” được một hột mè; một hột rất đơn giản chì có mùi thơm và chất béo). Tại sao ? Bởi vì Sự Sống là “vô thủy, vô chung” nghĩa là không có cái khởi đầu và cũng không có cái chấm đứt. Cái Sự Sống vô bờ bến còn gọi là Đại Thể, nhưng khi nó tách ra cái Đại Thể để thành lập Một Đơn Vị độc lập thì ta gọi nó là Một Linh Hồn có Cá Tánh và nó tự phát triển theo Thiên Cơ.

 Một Linh Hồn có Cá Tánh này còn gọi là NGƯỜI THẬT, nguồn gốc của nó là Sự Sống, mà sự sống thì “vô thủy, vô chung” cho nên Linh hồn  cũng vô thủy, vô chung, ngôn ngữ cõi phàm gọi “Linh Hồn trường sanh bất tử”. Vì sự tử chỉ có phần thể xác thuộc về NGƯỜI GIẢ. Linh Hồn xuống cõi trần mượn thể xác như cái áo khoát ngoài để học hỏi kinh nghiệm trong các rung động của những chất khí khác nhau.

Vấn đề chính là Linh Hồn còn gọi là NGƯỜI THẬT, mỗi lần y xuống cõi trần tục để “đi học” thì phải mượn vật chất cõi Hồng Trần để tạo ra thể Xác thuộc về NGƯỜI GIẢ. NGƯỜI THẬT (linh hồn) lên xuống thế gian hàng ngàn kiếp rồi, mỗi một kiếp là có “một xác chết”. Thỉnh thoảng trên thế gian cũng có xảy ra là có người còn nhớ lại kiếp trước của mình, như báo chí đã loan tin và có đến điều tra để xác nhận có đúng như vậy hay không, hay là nói theo kiểu “bà cậu”.

Những nhân vật trong sách này hoàn toàn hư cấu; đó là những cái xác phàm còn nặng mùi vật chất, và cái xác phàm này nó cũng cử động cheo đúng với cái bản chất của xác phàm là “nghe động dao động thớt là có cái xác phàm vác cái bản mặt đến”. Linh hồn chưa tiến hóa thì nó không chỉ huy được cái xác phàm.  Bản chất của xác phàm là thích lợi lộc, nó chỉ muốn thu nhận vào mà không hề cho ra. Vì xác phàm được cấu tạo bằng nguyên tử Hồng Trần, nên nó rất cần vật chất hồng trần để nuôi thể xác, đối với nó thì có càng nhiều càng tốt. 

 Chính vì lẽ đó mà trong các tổ chức chính trị, tôn giáo, hội đoàn, thì cái xác phàm thường vác cái mặt đến để kiếm ăn, kiếm chức quyền, bon chen chức sắc. Chỉ có  linh hồn tiến hóa thì chỉ huy được cái xác phàm, nên nó làm việc trong tinh thần bất vụ lợi. Còn linh hồn chưa tiến hóa thì bị cái xác phàm chỉ huy; vì lẽ đó, nó chỉ làm theo cái bản chất ham lợi lộc của cái xác phàm. 

Nếu ta tách ra khỏi cái xác phàm, và quan sát việc làm của nó thì ta không khỏi chạnh lòng và trắc ẩn; vì nó không biết bất cứ cái gì mà ta cố nâng niu gìn giữ như tư cách và phẩm hạnh. Xét cho cùng thì nó chỉ hành động là “cố gắng” tóm thâu của cải càng nhiều càng tốt. 

Với cái xác phàm của linh hồn chưa (not yet) tiến hóa, nó được bao bọc bằng cái vỏ vật chất và có tước hiệu đầy mình như : vua, lãnh tụ chính trị, chức sắc của tổ chức tôn giáo, tổ chức hội đoàn, quan lại triều đình, giai cấp quí tộc, nhà đại tư bản. Khi linh hồn chưa làm chủ được xác phàm mà xác phàm khoát cái vỏ vật chất đó thì nó là một thứ gian xảo và bịp bợm. Với cái vỏ khoát ngoài làm kiểu cách anh chị bự, hy sinh “dỗm”, đạo đức giả đầy mình, tìm kiếm chức vụ nào có ăn. Nó cố tình sơn bề ngoài một lớp hào nhoáng cũng như cái tinh vi, cái xảo thuật của người làm hàng dỗm, nó là sư phụ của người làm hàng giả. 

Vì bị cái vỏ vật chất làm mờ mắt những người tôn thờ vật chất nên nó vẫn đươc họ bái phục. Họ đâu biết rằng nó giống như một trái chín, bề ngoài coi ngon lành nhưng khi cắt ra, trong ruột toàn là dòi, sâu bọ.

 Khi  biết được cái bản chất của xác phàm “nghe động dao, động thớt là có cái xác phàm vác cái bản mặt đến để kiếm ăn” thì bá tánh, bổn đạo, nhân dân chỉ còn “húp cháo rùa”; vì bị cái xác phàm ham lợi lộc nó chôm chĩa không còn manh giáp. Đó là những nhân vật hư cấu (fiction) để ta phân biệt cái nào là hành động của cái xác phàm và cái nào là hành động theo tiếng nói của lương tâm.

Trong sự chân thành của tác giả gởi đến qui vị là phân biệt cái vỏ vật chất khoát ngoài của cái xác phàm ham lợi lộc của người Giả và con người Thật có sự hướng dẫn của Linh Hồn. Trên con đường đi tìm Chân Lý, tức là tìm cái gì Chân Thật của con Người Thật cũng kèm theo con Người Giả có cái Xác Phàm. 

Tác giả chỉ nói lên bản chất của cái xác phàm qua các nhận vật hư cấu, mà không nhầm ám chỉ bất cứ một tổ chức chính trị, tôn giáo và cá nhân nào trên địa cầu này. Tác giả chỉ nói cái xác phàm, bản chất ham lợi lộc của cái xác phàm, khi nó xâm nhập vô các tổ chức thì nó làm cái gì mà thôi. Vì bất cứ tổ chức nào cũng có những lý tưởng tốt đẹp và cao cả, chỉ có cái xác phàm là nó làm theo quyền lợi riêng tư của nó. Vì lẽ đó, phải phân biệt cái nào là việc làm của cái xác phàm và cái nào là cái cao cả tốt đẹp của tổ chức.

Vấn đề NGƯỜI THẬT (Linh Hồn) và NGƯỜI  GIẢ (Xác, Vía, Hạ Trí thay đổi trong mỗi kiếp luân hồi) hoạt động trong cõi Hồng Trần qua muôn nghìn hiện tượng của cái GIẢ và cái THẬT, cái thường tồn và cái không thường tồn.

 Với con mắt trần tục mà ta phân biệt được những việc làm của NGƯỜI GIẢ và NGƯỜI THẬT không phải là việc dễ dàng. Vì nó vô cùng phúc tạp qua những hình thức mập mờ hư ảo của cái thường tồn và cái không thường tồn.

Con người cũng bị giới hạn cái hiểu biết sự vật qua định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; vì bị định luật đó mà cái thường tồn thì biết được cái thường tồn, cái không thường tồn thì biết được cái không thường tồn. Cái đó chính là hình ảnh của của cái xác phàm hỏi mãi mà không ai trả lời, vì đó là cái không thường tồn hỏi cái thường tồn, thì làm sao mà có được một thứ rung động để hòa điệu, nếu có trả lời thì cái xác phàm cũng không biết gì cả. 

Như vậy, muốn cho NGƯỜI GIẢ (Phàm Nhơn) hòa hợp đươc với NGUỜI THẬT (Chơn Nhơn) thì ta phải huấn luyện cái Hạ Trí (thể không thường tồn) cho có sự rung động điều hòa với Thượng Trí (thể thường tồn) là ta nghe được tiếng nói của Linh Hồn.

 Cho nên sự hiểu biết tha nhân và chính mình qua sự suy luận, trong đó có tư tưởng được phóng ra và nhận vào cũng không thoát khỏi định luật “Đồng Thanh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu”. Vì Tâm Thức của mỗi người có tần sồ rung động khác nhau, nên có sự hiểu biết khác nhau. Do đó, trong sự trình bày tư tưởng có thể bị những tần số rung động của Tâm Thức  chi phối, kính những bậc cao minh chỉ giáo.

                Atlanta mùa xuân năm Giáp Thân 2004

                                       Kính bái

                                 Hoàn Công Đình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro