IURA-"LỜI KÊU CỨU" CỦA BA HUÂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đầu tháng 7, Công ty cổ phần Ba Huân có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ chấm dứt hợp tác với Quỹ đầu tư VinaCapital ( gọi tắt là VNC). Lý do được phía Ba Huân đưa ra là " thỏa thuận hợp tác giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt có nội dung không đúng hoặc không như trao đổi ban đầu". Cụ thể, VNC "tự động" đưa vào tỷ suất hoàn vốn đầu tư 22% một năm - gấp ba lần lãi suất vay vốn ngân hàng. "Tỷ suất lợi nhuận này là con số kỳ vọng riêng của VNC, hoàn toàn không phù hợp với thỏa thuận giữa hai bên", bà Huân khẳng định và cho biết thêm hai bên chỉ mới ký bản tiếng Anh. VNC còn hạn chế hoạt động công ty bằng việc loại bỏ các ngành nghề kinh doanh trước đó, chỉ giữ lại sản xuất, kinh doanh gà thịt và trứng gà. VNC cũng ra điều kiện Ba Huân chịu phạt trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi suất 22% hoặc chuyển giao tối thiểu 51% cổ phần nếu không hoàn thành kế hoạch kinh doanh sau ba năm từ khi nhận vốn đầu tư.

Thương vụ này giữa Ba Huân và VNC trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Có rất nhiều chuyên gia đã " mổ xẻ" vụ việc với những góc nhìn khác nhau. Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Trọng Thuận, hiện là Luật sư cộng sự của Công ty Luật TNHH Tín Nhiệm, đã có những chia sẻ quý báu.

Thứ nhất, Ba Huân "cầu cứu" Thủ tướng liệu có phù hợp?

Rõ ràng, cả Ba Huân và VNC đã ký kết với nhau một hợp đồng kinh tế. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp, hai bên cần căn cứ vào điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng để ngồi lại thương lượng. Khi không giải quyết được bằng con đường thương lượng thì mới "dắt tay" nhau ra Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Thương vụ hợp tác giữa Ba Huân và VNC không thể thuộc quyền tài phán của Thủ tướng.

Ba Huân là một doanh nghiệp nội địa thực lực và đã gây dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, hành động "cầu cứu" của Ba Huân chẳng khác nào đang " tự bắn vào chân mình", tạo nên một tiền lệ xấu. Cho dù đó có là hành động " phòng vệ" trước nguy cơ mất công ty thì rõ ràng, uy tín của Ba Huân cũng bị ảnh hưởng không ít.

Thứ hai, Ba Huân có tham khảo qua ý kiến chuyên gia trước khi đặt bút ký kết hợp đồng?

Trong vụ việc trên, Ba Huân hoàn toàn có thể thuê Luật sư hay chuyên gia tư vấn khi ký kết hợp đồng. Thậm chí, người tư vấn có thể phải đền bù thiệt hại nếu tư vấn sai. Tuy nhiên, có vẻ Ba Huân đã không sử dụng Luật sư hoặc chuyên gia tư vấn về hợp đồng mà tự mình ký kết vào một bản hợp đồng triệu đô mà chính mình cũng không hiểu rõ trong đó đề cập đến nội dung gì. Sai lầm nghiêm trọng nhất của Ba Huân chính là ở điểm này.

Từ câu chuyện hợp tác giữa Ba Huân và Qũy đầu tư VNC cũng như lời " cầu cứu" của " Nữ hoàng hột vịt" lên Thủ tướng chính phủ, phải chăng đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận lại vai trò của Luật sư trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển sâu rộng của nền kinh tế thị trường, ngày có càng nhiều doanh nghiệp được thành lập. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề pháp lý cũng ít được coi trọng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp không đáng có trong quá trình vận hành. Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Trọng Thuận cũng cho rằng, vai trò của Luật sư là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một Luật sư giỏi và có kinh nghiệm sẽ đưa ra được những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro và tranh chấp. Trong trường hợp của Ba Huân, nếu họ có một Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn trước khi ký kết hợp đồng, việc "nâng thương hiệu Ba Huân lên tầm quốc tế" không phải là điều xa vời.

Phan Minh Thành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro