loi may

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không để treo máy

Tắt bằng nút nguồn để thoát khỏi treo. Đợi hơn 1 phút và khởi động lại.Đặc biệt chú ý đến vấn đề bảo vệ máy khi di chuyển, ràng và buộc máychắc chắn trong balô, tránh việc máy bị lắc hoặc sốc mạnh vì sẽ dẫn đếnhỏng ổ cứng (HDD). Nguyên nhân gây treo máy và tệ hơn là mất toàn bộ dữliệu. Ngoài ra, khi thấy máy phát tiếng kêu lạ kẹt kẹt khá to cũng làdấu hiệu thể hiện HDD đã xuống sức. Bạn cần chép dữ liệu sang CD lưutrữ đề phòng HDD hỏng bất thình lình.

Kiểm tra RAM

Bạn phải quan tâm nhiều đến RAM vì đơn giản nếu RAM hỏng, máy sẽ chẳngchịu nhúc nhích chút nào, có chăng chỉ là chút ánh sáng ở đèn báo hiệu,ổ cứng HDD, pin và ngay sau đó cũng tắt luôn. Có trường hợp máy lênhình được nhưng là màn hình xanh với thông báo Dumping RAM rồi tắt ngaysau đó.

Tháo RAM ra và vệ sinh sạch: Mở hộp chứa RAM -> tháo RAM -> vệ sinh nhẹ nhàng các chấu cắm -> Gắn cẩn thận vào và kiểm tralại. Máy có hai hộp RAM cũng thế, vệ sinh tương tự. Nhớ là khi tháo hộpRAM thứ hai ra thì gắn hộp RAM thứ nhất vào. Thao tác gắn RAM phải hếtsức cẩn thận vì gắn không đúng sẽ khiến cho màn hình Dos (màn hình đenbên ngoài) bị thu nhỏ và màn hình khởi động Win cũng thế.

Cài đặt chương trình phù hợp

Sở dĩ bạn cần quan tâm đến điều này vì chẳng những bạn làm cho hệ thống mắc lỗi không hoạt động được vì đụng phần mềmmà còn là nguyên nhân khiến hệ thống thông tin biểu hiện như chữ, hìnhảnh sẽ lem nhem, lòe loẹt. Xem lại bản Win mình cài có thích hợp không.Ví như máy dùng Win XP home lại đem cài XP Pro SP2. Thường thì Win cóversion thấp hơn Win nguyên bản để update thì sẽ gây ra hiện tượng này.Có thể theo dõi thêm ở cable nối màn hình hoặc chipset card video cólỏng hay hỏng hóc gì không. Chọn driver card màn hình theo đúng chuẩncủa nhà sản xuất để update.

Làm mát không cần đến đế giải nhiệt

Khá nhiều người dùng laptop than phiền là máy nóng nhanh nhưng ngại váctheo đế giải nhiệt trong khi thời gian hoạt động của laptop ngày càngdài từ 5 - 8 giờ liên tục mỗi ngày. Đặc biệt là hiện tượng cháy nổlaptop thời gian gần đây xảy ra không phải hiếm. Ngay trên laptop, vàoBios -> Advanced Setting -> Device Option, bật chức năng "Fanalways on when using AC Power", chọn "Always on" để quạt chạy liên tụchoặc Automatic tự động để khi máy nóng thì quạt sẽ hoạt động. Ngoài ra,bạn có thể tải thêm phần mềm PC Wizard đo nhiệt độ laptop để tiện theodõi: cpuid.com/pcwizard.php. Nhiệt độ lý tưởng nhất từ 30- 40 độ C.

Chỉnh trang các thiết bị ngoại vi

Mặc dù chỉ là các thiết bị ngoài vi như adapter, bàn phím, cổng USB,chuột, loa... nhưng bạn cũng cần có chế độ thường xuyên theo dõi vàchăm sóc vệ sinh định kỳ để bảo quản và tạo sự đồng bộ cho cả hệ thống.

Ngăn chặn các rắc rối thường gặp

Hầu như những ai từng sử dụng qua laptop, có khoảng 66% người dùngkhông tránh khỏi hiện tượng mở máy chẳng vào được Win hoặc khi muốn tắtthì tắt cũng không xong. Lỗi không vào được Win, bạn cần diệt virus vìkhả năng "dính" virus Blaster, System Suftdown khá lớn. Sau khi quét màkhông cải thiện được tình hình thì nên cài lại Win.

Bên cạnhđó, trường hợp không Shutdown được, hoặc khi Shutdown thì máy lại tựđộng Restart xảy ra thường xuyên hơn. Chỉ vài bước kiểm tra đơn giảnnhưng rất hiệu quả sau là bạn đã trị được tận gốc kiểu "giận dỗi" nàyrồi. Với lỗi không Shutdown được, kiểm tra theo các bước: Xem có sựtranh chấp giữa các phần mềm không (ứng dụng, Anti-Virus,Anti-Spyware...) và nên bỏ bớt. Quét virus trong Safe Mode.

Nếu cả hai cách này vẫn chưa ổn thì vào Start -> Run, gõ lệnhRegedit. ở cửa sổ bên trái chọn HKEY_CURRENT_US ER/ControlPanel/Desktop. ở cửa sổ bên phải tìm dòng PowerOff Active, bấm đúp vàovà sửa giá trị từ 0 - 1. Thoát ra và Reboot lại máy. Ngoài ra, bạn cũngnên xem lại Card Fax và Card mạng vì khi các bộ phận này hỏng haydriver trục trặc sẽ dẫn đến việc không tắt máy được.

Còn khiShutdown mà máy tự khởi động lại thì có đến 85% là do phần mềm BKAV.Bạn hãy gỡ bỏ phần mềm này, hiệu quả thấy rõ. 15% còn lại thường làkhông rõ nguyên nhân. Cũng chẳng sao, bạn có thể "úm ba la" theo cáchsau: Vào Start -> Control Panel -> System. ở cửa sổ SystemPropertie s, chọn thẻ Advanced. Bấm Setting trong phần Startup andRecovery.

Trong phần System Failure, bạn xóa dấu click cho mụcAutomaticc ally Restart. Bấm OK -> Thoát ra. Khi bạn tắtAutomaticc ally Restart, có khả năng sẽ xuất hiện màn hình xanh với khánhiều thông tin. Bạn ghi lại các thông tin này để có hướng giải quyếttiếp theo vì đôi khi máy mắc lỗi phần cứng như RAM (Dumping Ram), HDD(thông số dài ngoẵng) hay xung đột phần mềm.

Rắc rối kế tiếpmà ai dùng laptop cũng sợ nhưng lại rất hay gặp chính là màn hình xuấthiện đường đỏ, đường trắng, lờ nhờ vá tối thui. Quan tâm đến card mànhình sẽ giúp hạn chế rất nhiều lỗi trên. Trước hết, tháo card ra vệsinh sạch, xem lại chân tiếp xúc chip GPU của nó. Nếu chưa có điều kiệnthì vẫn có thể dùng tiếp nếu chỉ nổi sọc màn hình. Và phải thay mới nếumàn hình tối thui hay lờ nhờ, nhòe nhoẹt.

Gần đây, nhiềulaptop còn có hiện tượng tự dưng mở máy ra thấy màn hình quay ngược 180độ. Phần đầu bị đảo xuống dưới và ngược lại. Chuột cắm vào cũng chạylung tung cả lên. Bạn chỉ việc bấm vào Ctrl+ Alt+ phím mũi tên chỉ lên,xuống, trái, phải. Hoặc nhấp chuột phải vào Properties -> Setting-> Advance -> Intel Graphic -> tiếp tục vào Properties củaIntel Graphic và bỏ dấu click ở phần Enable Rotation.

Lỗi haygặp nữa ở màn hình là vẫn thấy các Icon sáng mờ mờ nhưng đèn nền khôngsáng mà nhiều bạn nghĩ là chết màn hình. Có hai trường hợp dẫn đếnnguyên nhân này: Cao áp hoặc đèn (yếu tố này hiếm xảy ra hơn cao áp) vàhoàn toàn khắc phục được với giá từ 30 - 40 USD. Sau hết các bước màdiễn biến không thay đổi thì có thể nghĩ đến việc hỏng cáp nối hoặcphải thay mới màn hình.

Lỗi thường gặp ở Windows

--------------------------------------------------------------------------------

Khi hệ thống gặp bất ổn, hệ điều hành (HĐH) sẽ cố gắng đưa ra các thông báo lỗi cho người sử dụng nhận biết để xử lý. Trong một số trường hợp, thông báo lỗi rất rõ ràng và dễ hiểu. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, HĐH đưa ra những thông báo chung chung, hoặc khó hiểu, và nhiều khi làm người sử dụng cảm thấy bối rối.

Điều này đặc biệt đúng đối với các HĐH Windows của Microsoft. Bài viết cố gắng mô tả và tìm hiểu nguyên nhân một số lỗi thường gặp nhất khi sử dụng Windows.

1. Fatal Exception Error OE/OD Error Lỗi Fatal Exception Error (tạm dịch là Lỗi ngoại lệ chết người) có 2 loại OE và OD.

Lỗi Fatal Exception OE xảy ra bất cứ khi nào bộ vi xử lý gặp lỗi dữ liệu hoặc lỗi của chương trình thực thi. Lỗi này có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

a.. Chương trình đang chạy bị lỗi.

b.. Dữ liệu hoặc mã máy không hợp lệ được gửi tới HĐH và Bộ vi xử lý.

c.. Cấp độ ưu tiên thực thi của một chương trình bị vi phạm.

Khi một trong 3 trường hợp nêu trên xảy ra, bộ vi xử lý sẽ gửi thông báo ngoại lệ (exception) tới HĐH, và nếu HĐH không sửa được lỗi, nó sẽ gửi thông báo lỗi Fatal Exception tới màn hình cho người dùng biết. Trong nhiều trường hợp, lỗi Fatal Exception là không thể cứu vãn được, và bạn chỉ còn một cách duy nhất là nhấn nút Power hoặc Restart của PC tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của lỗi.

Lỗi Fatal Exception OD cũng xảy ra khá thường xuyên đối với người dùng Windows. Lỗi này có thể đến từ các nguyên nhân như trình điều khiển card màn hình bị hỏng hoặc quá cũ với HĐH, hoặc một phần mềm đa phương tiện nào đó yêu cầu nâng cấp cho phù hợp với HĐH. Đôi khi lỗi OD là do file Hsflop.pdr bị mất hoặc bị hỏng.

2. Invalid Page Fault Error

Lỗi Invalid Page Fault Error (tạm dịch là Lỗi bộ nhớ ảo không hợp lệ) xảy ra khi các tham số trao đổi giữa 1 chương trình và HĐH bị sai lệch bất thường.

Tham số không hợp lệ sẽ khiến cho chương trình chạy sai và do vậy, HĐH sẽ đưa ra thông báo lỗi Invalid Page Fault. Lỗi này thường xảy ra ở những trường hợp sau:

a.. Bộ nhớ ảo (VM) bị mất ổn định vì thiếu bộ nhớ vật lý (RAM).

b.. VM bị mất ổn định vì thiếu không gian đĩa cứng.

c.. Khu vực VM trên đĩa cứng bị một chương trình nào đó làm hỏng.

d.. Một chương trình nào đó truy cập vào vùng dữ liệu đang được một chương trình khác cập nhật hoặc bổ xung.

3. General Protection Fault Error

Lỗi General Protection Fault Error (tạm dịch là Lỗi bảo vệ chung) thường xảy ra khi có bất ổn với phầm mềm, hoặc báo hiệu rằng một trình điều khiển thiết bị nào đó đã lỗi thời và cần được nâng cấp.

Nếu không thể tự mình xác định được nguyên nhân gây lỗi, bạn có thể nhờ tới Dr. Watson. Chương trình này là một công cụ hữu hiệu để chuẩn đoán tình trạng hoạt động của Windows khi có trục trặc xảy ra. Nó không chỉ tìm ra thủ phạm gây lỗi mà còn gợi ý cho bạn những hướng giải quyết tương đối hiệu quả.

Để Dr. Watson "bắt được thủ phạm", ngay sau khi gặp lỗi General Protection Fault, bạn nên chạy công cụ này. Bạn chọn Start - Run - Gõ "drwatson".

4. Windows Protection Error

Lỗi Windows Protection Error (tạm dịch là Lỗi bảo vệ Windows) xảy ra khi HĐH cố gắng nạp hoặc loại bỏ hoạt động của một trình điều khiển thiết bị ảo (*.vxd)

Mỗi khi HĐH thông báo về lỗi Windows Protection , bạn có thể chắc chắn rằng một trình điều khiển thiết bị nào đó đã gặp trục trặc. Trong phần lớn cách trường hợp, file *.vxd bị lỗi sẽ được nêu tên trong thông báo của HĐH. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn không thể xác định được file *.vxd nào có vấn đề qua thông báo của Windows. Để xác đinh lỗi file *.vxd trong những trường hợp này, bạn nên chọn chế độ khởi động Step-by-Step Confirmation (hoặc Debugging Mode) để xác định trình điều khiển thiết bị nào cần được sửa chữa. Để chọn chế độ nêu trên, nhấn phím Ctrl (Win9x) hoặc F8 (Win2K, XP) cùng lúc khi HĐH bắt đầu khới động, rồi chọn Step-by-Step Confirmation (hoặc Debugging Mode) từ danh sách.

Lỗi Windows Protection có thể đến từ các nguyên nhân sau:

a.. Có xung đột giữa một trình điều khiển chế độ thực (real-mode) với một trình điều khiển chế độ bảo vệ (protected-mode).

b.. Registry của Windows bị hỏng.

c.. File Win.com hoặc file Command.com bị nhiễm virus hoặc bị hỏng.

d.. Một trình điều khiển thiết bị chế độ bảo vệ được nạp lên từ file Systen.ini trong khi trình điều khiển này đã được tải lên rồi.

e.. Có xung đột giữa các địa chỉ vào-ra vật lý (I/O address ) hoặc địa chỉ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM address).

f.. Các thiết đặt cho thiết bị ngoại vi trong CMOS không phù hợp.

g.. Tính năng "Cắm - Xài" (Plug & Play) của BIOS làm việc không ổn định.

h.. Bộ nhớ (hoặc bộ nhớ đệm cache của PC có trục trặc.

i.. Bo mạch chủ của PC hoạt động không ổn định.

j.. PC của bạn có cài cả Microsoft Office 97 và phần mềm Novell Client32

5. Kernel32.dll

Lỗi Kernel32.dll (tạm dịch là Lỗi file Kernel32.dll). File Kernel32.dll là một file thư viện động 32 bit có trong Win9x và ME. File này chịu trách nhiệm quản lý bộ nhớ, các hoạt động vào-ra cũng như các ngắt. Khi Windows bắt đầu khởi động, file Kernel32.dll được tải lên một khu vực đặt biệt trong bộ nhớ. Khu vực này được bảo vệ đặc biệt khiến cho các chương trình khác không thể tiếp cận được một khi Kernel32.dll đã chiếm chỗ.

Lỗi Invalid Page Fault xảy ra khi một chương trình cố gắng thâm nhập vào khu vực bộ nhớ được bảo vệ của file Kernel32.dll. Đôi khi lỗi này có thể xảy ra khi chạy một chương trình cụ thể, nhưng cũng có khi nó xảy ra với nhiều chương trình khách nhau. Nếu lỗi là do một chương trình gây ra thì chương trình đó cần được thay thế. Nhưng nếu lỗi xảy ra với nhiều chương trình khác nhau thì bạn nên nghĩ tới khả năng phần cứng có vấn đề.

Bạn nên chọn chế độ khởi động Step-by-Step Confirmation (hoặc Debugging Mode) để kiểm tra xem các chương trình thường trú có phải là nguyên nhân gây lỗi không. (Nói vậy không có nghĩa là loại bỏ khả năng các chương trình khác cũng có thể gây lỗi).

Lỗi Kernel32.dll có thể đến từ các nguyên nhân sau:

a.. File tráo đổi (swap/paging) bị hỏng.

b.. Phân vùng file không hợp lệ.

c.. Danh sách mật khẩu bị mất.

d.. File Kernel32.dll bị hỏng hoặc sai phiên bản.

e.. Registry của Windows bị hỏng.

f.. Lỗi phần cứng (CPU quá nóng, tình trạng overclocking, bộ nguồn không ổn định, lỗi đĩa cứng...).

g.. Các thiết đặt (cho RAM, Cache...) trong BIOS không chính xác.

h.. Lỗi phần mềm.

i.. File *.dll bị lưu trên Desktop.

j.. Thư mục Temp bị mất hoặc hỏng.

k.. File *.cpl (control panel) bị hỏng.

l.. Trình điều khiển phần cứng bị lỗi hoặc bị hỏng.

m.. Cài đặt sai trình điều khiển máy in.

n.. Máy ảo Java bị hỏng.

o.. File *.log bị hỏng.

p.. Lỗi trong thư mục History.

q.. Các file thư viện liên kết động (*.dll) bị hỏng hoặc không đúng phiên bản.

r.. Thiếu chỗ trên đĩa cứng

s.. Cùng một số các trục trặc khác liên quan tới file Kernel32.dll.

6. Stack Fault

Stack (tạm dịch là Ngăn xếp) là một vùng bộ nhớ dùng cho các file thực thi hoặc cho các quá trình xử lý. Lỗi Stack xảy ra khi một ứng dụng hoặc một quá trình sử lý cố truy cập vào vùng bộ nhớ bên ngoài khu vực Stack. Lỗi này thường dẫn đến treo máy.

7. Missing or Damaged Files

Missing or Damaged Files (tạm dịch là Lỗi file bị mất hoặc hỏng). Đây là một lỗi rất thường gặp ở Windows. Nguyên nhân của lỗi này có rất nhiều, và đôi khi rất khó thể xác định được nguyên nhân.

Để khắc phục tình trạng này thì cách tốt nhất là tìm file bị mất trong bộ cài đặt và chép đè lên file bị hỏng, hoặc chép tới vị trí của file bị mất. Trong trường hợp không được thì bạn cần phải cài đặt lại chương trình.

Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn cũng nên xác định xem file lỗi bị mất hay bị hỏng. Dựa trên thông báo lỗi, bạn nên dùng lệnh Find hoặc Search của Windows để tìm file. Nếu tìm thấy (tức là file bị hỏng), bạn nên tìm xem file này của HĐH, của các chương trình Microsoft, hay của một hãng khác. Để làm vậy, bạn nhấn chuột phải vào file, chọn Properties, nhấn lên nhãn Version (nếu có). Thông tin về file nàm ở đây, và dựa vào đó bạn có thể xác định được file bị mất thuộc chương trình nào, và tìm file thay thế ở đâu. Nếu không tìm thấy file, hoặc không biết file do ai phát triển, bạn nên thử một vài cách sau để tìm thông tin:

a.. Kiểm tra xem có chương trình nào không chạy khi bạn có gắng cho nó làm việc.

b.. Xác định xem thông báo lỗi có xuất hiện khi bạn chạy một chương trình cụ thể nào đó không.

c.. Kiểm tra những chương trình được cài đặt (hoặc gỡ cài đặt) gần nhất.

8. Blue screen of death

Blue screen of death (tạm dịch là Màn hình màu xanh chết chóc) không nên coi là lỗi mà nên được coi là hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống do lỗi gây ra. Khi bạn nhìn thấy màn hình màu xanh này có nghĩa là Windows đã mất khả năng kiểm soát. Bạn được khuyên là hãy nhấn tổ hợp phím CTRL-ALT-DEL để khởi động lại PC. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểu khởi động nóng này cũng không có tác dụng, và bạn chỉ còn một cách duy nhất là nhấn nút Restart hoặc Power trên PC mà thôi.

So với những người anh em Win9x của mình thì Win2K và XP tỏ ra có khả năng chịu đựng lỗi cao hơn nhiều, đặc biệt là WinXP. Tuy nhiên không phải là Win2K và XP không có lỗi. Khi quản lý được lỗi, WinXP đề nghị bạn gửi thông tin về lỗi cho Microsoft xử lý. Khi không sửa chữa được trục trặc (mặc dù tình trạng này không nhiều) WinXP hoặc: bất ngờ khởi động lại PC mà không đưa ra một thông báo nào, hoặc: xuất hiện màn hình màu xanh kiểu mới với những thông báo rất khó hiểu với người dùng thông thường. Trong trường hợp này, bạn cũng chỉ có thể nhấn nút Restart hoạc Power trên PC mà thôi.

Trong bài viết này, tôi chỉ bước đầu mô tả và tìm hiểu nguyên nhân một số lỗi hay gặp nhất khi người dùng chạy các HĐH Windows của Microsoft. Qua đó, tôi cũng cố gắng đưa ra một số hướng giải quyết để các bạn cùng tham khảo khi "không may" gặp phải những lỗi nêu trên. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn trong việc sử dụng Windows nói riêng và trong quá trình học hỏi, nâng cao trình độ tin học nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro