Những viên ngọc lừa đảo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Những viên ngọc lấp lánh là những thứ làm ta khó cầm cự. Nhưng nếu kiểm tra kĩ hơn một chút, thì những viên ngọc đắt giá này thường hóa ra...không quý đến thế !

 Đây là một vài ví dụ:

- Viên ngọc Tanzania - Khi David Unwin mua một viên ruby khổng lồ vào năm 2006, nó được định giá 365 nghìn USD. Một năm sau, khi công ty ông phá sản, viên ngọc tái xuất hiện trong khối tài sản của ông với giá trị 14 triệu USD. Dù vậy, văn bản đó là giả, sau đó, viên ngọc đã được bán lại với giá 10 nghìn USD.

- Sự sống và niềm tự hào nước Mỹ - Một ngày nọ ở Tuscon, Arizona, một thương gia đá quý đã mua một viên sapphire 1905 carat với giá 10 USD từ một chiếc giỏ tại một chợ đá. Sau đó, một chuyên gia giám định đã xác định giá trị của nó là 2,28 triệu USD. Các nhà ngọc học không đồng tình. Ngày nay, nó đang làm nhiệm vụ chặn giấy với màu xanh tuyệt đẹp.

- Viên "Tàu đắm" - Năm 2011, các thợ lặn đã quả quyết rằng họ đã phát hiện một kho báu gần con tàu Nuestra Senora de Atocha, con tàu đã bị đắm gần bờ biển Florida năm 1622. Họ nói rằng các viên ngọc đều là các viên lục bảo Colombia hiếm có, nhưng thực ra chúng chỉ là những viên lục bảo rẻ tiền được phủ nhựa epoxy - và đã nằm dưới đại dương gần 400 năm.

- Teodora - Năm 2012, một thương nhân đá quý người Canada đã công bố với thế giới rằng viên lục bảo 57500 carat của mình có giá 1,15 triệu USD. Ông gọi nó là Teodora và đưa lên sàn đấu giá. Hóa ra Teodora chỉ bao gồm mấy viên beryl trắng, được nhuộm màu xanh lá cây.

- Vụ lừa đảo kim cương năm 1872 - "những người họ hàng" đến từ Kentucky đã thuyết phục được Charles Tiffany của công ty Tiffany & Co cùng rất nhiều người khác tin rằng có một bãi đá quý trên biên giới Colorado. Các nhà đầu tư đã nhả ra tới 500 nghìn USD. Nhưng đáng tiếc thay, những người họ hàng này chỉ đơn giản là rải những viên kim cương, ruby và lục bảo rẻ tiền ra mặt đất.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro