loi nhuan vs tisuat loi nhuan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 7

Cau1 So sánh sự khác nhau giữa Lợi nhuận - m và tỷ suất lợi nhuận - m' Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.

Cau1 So sánh sự khác nhau giữa Lợi nhuận - m và tỷ suất lợi nhuận - m' Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.

1. So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận - m

- Giữa giá trị hang hóa và chi phí sản xuất TBCN luôn có sự chênh lệch nên sau khi bán hang hóa nhà tư bản không những bù đắp được chi phí TB bỏ ra mà còn thu được số tiền lời ngang với giá trị thặng dư. Số tiền đó được gọi là lợi nhuận.

- Vì thế, lợi nhuận được coi như do chi phí sản xuất sinh ra hoặc do TB sinh ra. Lợi nhuận là phần thưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

So sánh Giá trị hang hóa Chiphí sx TBCN

Về chất Chi phí lao động Chiphí TB

Về lượng (c+v+m ) (c+v )=K

Kết luận Luôn lon hơn và khác chi phí sx TBCN Loi nhuan la ht bieu hien ben ngoai GTTD

- Lợi nhuận là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra trong sản xuất mà bị nhà TB chiếm đoạt.

- Sự giống nhau giữa LN và giá trị thặng dư là đều có chung 1 nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê, đều phản ánh quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê.

- Tuy nhiên do các nhân tố bên ngoài tác động lên giá cả ( cung cầu, cạnh tranh...) tạo nên sự khác biệt giữa LN và giá trị thặng dư.

Khi giá cả = giá trị thì LN = giá trị thặng dư

Khi giá cả > giá trị thì LN < giá trị thặng dư

Khi giá cả < giá trị thì LN > giá trị thặng dư

- Vì thế LN trở thành hình thái thần bí của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị thặng dư.

- Phạm trù LN đã che dấu bản chất quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê. Nó làm cho mọi người lầm tưởng giá trị thặng dư hay lợi nhuận là do chi phí sản xuất TBCN sinh ra.

2 .Tỷ suất LN (P') - Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất LN là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước

P'=m/K*100= p/K * 100

So sánh Tỷ suất LN P' Tỷsuất giátrị thặngdư m'

Công thức P'=m/K*100% M'= m/v* 100%

Về chất Phản ánh hiệu quả đầu tư của TB Phản ánh trình độ bóc lột

Về lượng P'

- Tỷ suất LN là con số thuần túy kinh tế, cho biết đầu tư vào ngành nào có lợi nhất và chỉ phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà TB. Tỷ suất LN che dấu hoàn toàn bản chất quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê.

3 Sự hình thành LN bình quân và giá cả sản xuất:

TB ghét cay ghét đắng tình trạng ko có LN hoặc quá ít LN. LN cao hơn là mục đích, động lực của nhà TB. Sự cạnh tranh giữa các ngành nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn đã tạo ra sự di chuyển tự do TB từ ngành này sang ngành khác làm dẫn tới sự hình thành LN bình quân.

- Cụ thể là: giả sử có ba ngàng sản xuất khác nhau, CP SX TBCN K đều là 100, m' = 100%, tốc độ chu chuyển TB như nhau

(hinh3)

- Do ngành giấy có LN cao nên nhiều TB sẽ chuyển sang. Việc có quá nhiều TB cùng đầu tư vào 1 ngành sẽ làm tăng cung loại hàng hóa đó, giảm giá cả hàng hóa xuống. Nên LN ngành giấy giảm ( -10 còn ngành cơ khí do lượng TB giảm nên cung hàng hóa giảm, giá cả tăng (+10) làm cho LN tăng). Sự di chuyển TB sẽ làm thay đổi LN cá biệt của từng ngành đến khi LN của các ngành đều bằng nhau. Gọi là lợi nhuận bình quân.

- LN bình quân là số LN ngang nhau của những TB bằng nhau, đầu tư vào các ngành khác nhau (có cấu tạo hữu cơ TB khác nhau)

Tỷ suất LN bình quân p' = Tổng giá trị thặng dư / Tổng TB * 100%

Lợi nhuận bình quân = p'. K

KL:

Tỷ suất LN bình quân < Tỷ suất LN < Tỷ suất giá trị thặng dư

- Nên sự hình thành tỷ suất LN bình quân và LN bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột TBCN

- Tuy nhiên sự hình thành tỷ suất LN bình quân ko làm chấm dứt quá trình cạnh tranh, các nhà TB luôn khát khao mức LN siêu ngạch (LN cao hơn người khác) nên cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

- Qui luật LN bình quân là biểu hiện của qui luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh

- Qui luật LN bình quân càng khẳng định hơn sự bình đẳng trong XH tư sản là bình đẳng dựa trên sở hữu TB (kể từ nay mọi người sẽ bình đẳng với nhau nếu lượng TB của họ ngang nhau)

4 Sự chuyển hóa giá trị hang hóa thành giá cả sản xuất:

- Cùng với sự hình thành tỷ suất LN bình quân và LN bình quân thì giá trị đã chuyển hóa thành giá cả sản xuất

W = c + v + m => giá cả sản xuất = K +P

- Điều kiện để giá trị hang hóa biến thành giá cả sản xuất bao gồm: đại công nghiệp cơ khí, sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tự do di chuyển TB.

- Khi có giá cả sx, giá cả hang hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Trong mối quan hệ này, giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sán xuất. - giá cả sx là cơ sở của giá trị thị trường và giá cả thị trường sẽ xoay quanh giá cả sản xuất.

- Do vậy qui luật giá trị chuyển hóa thành qui luật giá cả sản xuất trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chuogn