loi the ngoai thuong viet nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việt Nam nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Ấn, cạnh biển Đông là một vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Về kinh tế đây là điểm trung chuyển hàng hóa vận tải biển giữa Nam Á, Phi châu, Âu châu với các nền kinh tế lớn ở Đông Á, Singapore nhờ khai thác điểm này mà đã phát triển lên nhanh chóng. Nằm ở địa đầu khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là cửa ngõ mà Trung Quốc hay các nước Đông Á phải đi qua trước khi xuống Indonesia, Malaysia hay Singapore, có thể tận dụng ưu điểm này để phát triển mạnh về hàng hải, vận tải, giao dịch, đóng tàu vv...

Đường bờ biển Việt Nam dài trên 3000 km,biển Đông rộng lớn nhiều sản vật là lợi điểm không thể bỏ qua để phát triển ngành đánh bắt thủy sản xa bờ, các chỗ uốn khúc của "chữ S"(đường bờ biển nước ta uốn thành hình chữ S) sẽ tạo thành những vũng, vịnh thuận lợi cho việc tránh bão của tàu thuyền.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, đới khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo,số giờ nắng trong năm rất cao, nhưng do bề ngang hẹp lại nằm sát biển nên chịu ảnh hưởng hải dương mạnh mẽ, mưa nhiều quanh năm, khí hậu dễ chịu hơn những vùng cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi .... Đây là một nguyên nhân quan trọng để phát triển ngành Nông Lâm nghiệp.

1. Vị trí địa lí

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.

a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.

b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.

2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.

Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v... là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.

Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán v.v... Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.

Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v... tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.

Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.

b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.

Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.

Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.

Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.

c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hay