1- Việt Thường thị(cách từ Việt ra đời vào năm 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

sau vài lần đọc, tác giả theo lý thuyết thì Việt Nam từ xa xưa(cụ thể là năm 1) hình thành từ đất Trung, đó chỉ là lý thuyết..
------------------------------------------
Triều Liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, Kiêm Sử Quan Tu Soạn, Thần Ngô Sĩ Liên Biên

Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt(1). Vua Nghiêu sai Hy thị(2) đến ở Nam Giao(3) để định đất Giao chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu(4) thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về từ đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu(1063-1026 TCN) mới gọi là Việt Thường thị(5), tên Việt bắt đầu có từ đấy
-----------------------------------
1-Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung những người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Kí (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên).

2-Hy thị: tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy(Hy thị) và họ Hòa(Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch Pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đén ở miền đất Phương Nam(Kinh Thư, Nghiêu điển).

3-Nam Giao: Kinh Thư chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giáo là Giao Chỉ ở phương Nam.

4-chín châu: theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.

5-Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết cho rằng Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro