Chương 1: Khai quật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-ĐÁ ĐỔ!!!!

- RẦM! RẦM!! RRAMM!!!

Chiếc xe cẩu từ từ tiến lại theo hướng dẫn của thợ nhân công. Đống đá đổ vừa rồi là một phần của quá trình khai quật đang diễn ra tại đây. Nhân tiện nói sơ qua thì đây là khu công trường rộng lớn của tập đoàn Vạn Thiên. Xung quanh là sự ầm ĩ của những tay thợ đang tiến hành đập những tảng đá to tướng bằng đủ thứ loại máy móc cơ khí, cơ giới. Cũng thật là lạ, khu vực này thuộc một cánh rừng tại Quảng Ninh, vốn dĩ không nằm danh sách địa điểm khai quật di tích quốc gia. Càng lạ lùng hơn là khu khai quật này được tài trợ bởi một tập đoàn chuyên kinh doanh địa ốc nổi tiếng ở đất Hà Thành, thuộc sở hữu bởi một ông chủ người Hoa tên là Cao Vạn Phát. Trước giờ người ta từng thấy ông chủ Cao tham gia vào nhiều phi vụ làm ăn lớn, có khi là bất động sản, cũng có khi là giao dịch chứng khoán,... nói chung, bất cứ một lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cho một doanh nhân như ông Phát thì ông tuyệt đối không bỏ qua. Thế nhưng đùng một cái, người ta nghe nói ông đầu tư cho công trình khai quật di tích tại vùng đất Quảng Ninh này, làm cho không ít người ngạc nhiên, bởi xưa nay, một doanh nhân như ông có bao giờ "quan tâm đặc biệt" đến lịch sử văn hóa đâu chứ.

- Nhanh tay lên một chút! Ông chủ Phát không muốn công việc bị chậm trễ đâu!

Đô Sẹo gào lên.

Do bận rộn với công việc làm ăn của mình nên ông Phát giao phó công việc giám đốc công trình khai quật này cho gã Đô Sẹo. Mặc dù gã chẳng biết chút gì về kinh doanh hay mấy công việc của giới doanh nhân. Nhưng nghe nói gã ta xuất thân từ giới giang hồ Hải Phòng, gốc Tây Bắc. Đô Sẹo là một gã to con với cái đầu trọc lóc, vết sẹo dài từ dưới cằm xuyên qua sống mũi lên tới mí mắt bên trái là món quà lưu niệm từ một thời đâm thuê chém mướn góp phần cường điệu lên vẻ hung tợn của gã. Gã vốn tên thật là Xùy Cẩm Đô, nhưng mọi người đều gọi gã là Đô Sẹo. Mặc dù có khuôn mặc bặm trợn cùng thân hình hộ pháp đen thui, nhưng Đô Sẹo lại rất tươm tất trong bộ vest đen mà ông chủ Phát bắt gã ăn vận, mặc dù gã không ưng lắm.

- Anh Đô, chừng nào người của anh mới đem cái bộ dụng cụ khảo cổ đến cho thầy tôi đây? – Thành Nam gọi làm gã Đô Sẹo quay lại nhìn.

Nguyễn Thành Nam làm việc cho giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, chuyên ngành Lịch Sử và cũng chính là người đã nhận được sự tài trợ của tập đoàn Vạn Phát cho chuyến khai quật lần này. Nam là một chàng trai cao ráo, vạm vỡ cùng gương mặt điển trai, cậu mặc một chiếc áo sơ mi trắng, loại bodyfit ôm trọn lấy thân hình làm nổi bật lên các múi cơ cuồn cuộn, khoác bên ngoài là chiếc áo Flannel cũ sờn, một chiếc quần jeans màu navi với đuôi giày boots nâu đất. Nhìn Nam, chẳng ai nghĩ cậu là một chàng sinh viên năm hai thuộc ngành Lịch Sử của trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, một ngành học mà người ta khi nhắc đến thường nghĩ về mấy thanh niên ốm o gầy mòn hoặc mấy lão già với cặp mắt kính dày cộm ngồi nghiên cứu mớ tài liệu, sách vở chất cao như núi trong phòng, nhưng sự thật là vậy. Cậu yêu thích khảo cổ nhưng cũng đam mê các môn thể thao như tập võ. Một điều quan trọng phải nhắc đến có lẽ là thành tích Hoàng Đai Tam Đẳng Vovinam trong khoảng hơn 8 năm tập võ của Nam. Đối với một thanh niên chỉ mới hai mươi tuổi như Nam thì đó thực sự là một thành tích đáng nể.

Đô Sẹo liếc Nam bằng một ánh mắt sắc lạnh. Hắn ta nói:

- Nói với thầy của cậu là chốc nữa sẽ có người mang tới. Khỏi phải lo!

- Đô này, ta phải nhắc với anh một lần cuối rằng nếu không có bộ dụng cụ của ta thì ta sẽ không thể tiến hành việc khai quật ngay được. Và tất nhiên, điều đó sẽ góp phần trì trệ tiến trình công việc nếu như anh muốn thế! Nhưng ta e là ông chủ Phát sẽ không vui. Phải không nào?

Một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi tuổi lên tiếng, đó là giáo sư Nguyễn Trọng Nhân. Giáo sư Trọng Nhân bước ra từ trong lều, giọng nói vừa chắc nịch vừa có chút đe dọa khiến cho cho gương mặt khó ưa của gã Đô lại càng khó chịu hơn. Gã liền rút chiếc điện thoại trong túi ra, bấm số một hồi rồi quát lên:

- Con mẹ nó! Tụi bây chết trương thây ở đâu rồi hả?!!!! Mau lên! Không là tao xẻo tai từng đứa bây giờ!

Gã tắt máy, chọt chiếc điện thoại vào túi một cách thô thiển rồi hất mặt sang hai thầy trò giáo sư Trọng Nhân nói:

- Đúng mười phút nữa, người của tôi sẽ đem đến cho lão! Trong khoảng đó, hãy nói xem chúng ta còn phải đào thêm bao lâu nữa?

Giáo sư Trọng Nhân đảo mắt nhìn quanh khu khai quật một lần rồi lắc đầu nói:

- Tôi cũng không chắc nữa. Nhưng nếu đúng như tôi tính toán thì ít nhất phải đào sâu thêm vài mét nữa. Nhưng để đảm bảo cho mọi chuyện diễn ra nhanh chóng và đúng như dự kiến thì anh và ông chủ của anh tốt nhất không nên làm gì để trì hoãn tôi.

- Cẩn thận lời nói của ông đấy. Nên nhớ rằng ai là người duy nhất chịu chi trả cho tất cả những thứ này trong khi không ai ủng hộ cái dự án viễn vông của ông!

- Cậu mới là người cần phải cẩn thận đấy con trai à! Đây là nghiên cứu cả cuộc đời ta! Nếu khai quật thành công và chỉ một! Đúng vậy! Chỉ cần ta tìm thấy được vật đó thì tất cả những kẻ huênh hoang ở Hội Lịch Sử sẽ phải nhìn nhận ta bằng con mắt khác! Lịch sử sẽ phải chỉnh sửa lại và đặc biệt: đất nước này sẽ tìm ra một bảo vật quốc gia nữa!

Giáo Sư Trọng Nhân tự tin nói. Sau đó, ông ra hiệu gọi Nam vào lều với mình.

Trong lều của giáo sư là cả một không gian chi chít những tài liệu, sách báo và cả những mẫu giấy cắt nhỏ với những ký tự dường như không phải là chữ quốc ngữ. Phía bên trái là một cái bảng lớn gắn những tấm bản đồ đủ loại hình dáng được kẻ đường, hoạch định đủ thứ. Phía bên phải là một cái bàn lớn chất hàng đống sách, hầu như là sách khảo cứu, có vài quyền cũ kỹ đến nổi chẳng ai đoán được niên đại của nó vào thời gian nào, cũng có những quyển long bìa, rách nát đến nỗi chỉ còn vài ba trang với mớ thông tin tạp nham. Nam đứng trước cửa lều, ngó quanh một vòng, vẫn còn khá bất ngờ với những gì xảy ra xung quanh dù cậu đã đến đây từ hôm qua.

Vốn dĩ Nam đang học tại trường ở Sài Gòn rồi bỗng một ngày, một cuộc điện thoại đã làm thay đổi cuộc đời cậu. Đó là cuộc điện thoại của giáo sư Trọng Nhân, người thầy đáng kính của cậu ở trường. Nói nào hay, giáo sư Trọng Nhân là một nhà nghiên cứu có tâm và có kiến thức uyên bác trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên những người trong giới nghiên cứu lịch sử lại cho rằng ông là một kẻ điên. Bởi không biết giáo sư Trọng Nhân tìm đâu ra tài liệu về truyền thuyết thời Lạc Hồng nhưng lại đi ngược lại hoàn toàn với những nhận định trước đây của các chuyên gia. Giáo sư Trọng Nhân đã giành cả đời mình để nghiên cứu và tìm hiểu về thời đại này. Nhưng không ai giúp ngoại trừ Nam, cậu học trò và cũng là người duy nhất hết lòng ủng hộ ông.

Rồi một ngày, Nam nhận được một cú điện thoại từ miền Bắc gọi vào bằng một giọng nói vô cùng tự tin và sung sướng:

- Thầy đã tìm ra nó rồi Nam à! Thầy đã tìm ra nó thật rồi! Thầy cần em giúp thầy! Hãy bắt chuyến bay sớm nhất để ra Hà Nội ngay! Thầy sẽ viết một giấy mời gửi cho thầy Hiệu Trưởng để xin em hoãn học vài ngày.

Vừa mừng cho thầy mình nhưng Nam cũng khá lo lắng. Dù vậy, cậu vẫn sửa soạn hành lý và bắt chuyến bay ra Hà Nội trong ngày theo lời thầy. Kế đó, cậu được người của Đô Sẹo sắp xếp đưa vào trong khu vực khai quật và gặp thầy.

Giáo sư Trọng Nhân nói:

- Chúng ta đang tiến đến rất gần rồi Nam à! Thật không thể tin được mọi thứ đang diễn ra trước mắt.

Nam nhìn thầy bằng ánh mắt đăm chiêu:

- Thầy chắc chứ? Vì em có linh cảm không tốt về chuyện này. Tại sao ông Phát gì đó lại đồng ý tài trợ cho thầy trong chuyện này chứ? Em vẫn chưa hiểu.

Giáo sư Trọng Nhân ra hiệu cho Nam ngồi ngồi xuống ghế, thầy kê chân ngồi lên chiếc bàn trống cạnh chiếc laptop của mình rồi ôn tồn giải thích:

- Chuyện này thực sự rất khó tin Nam à... Em còn nhớ buổi hội thảo cách đây hai tuần trước chứ? Trước đó thầy đã kịp hoàn thành xong dự án của mình và đã đề cập đến việc tài trợ cho chuyến khai quật trong buổi hội thảo. Nhưng thầy đã bị từ chối. Bọn họ bảo thầy bị điên! Nhưng chẳng sao cả, ta đã không bỏ cuộc và thầy đã tiếp tục kêu gọi sự tài trợ bằng mọi cách có thể. Và em đoán xem ai đã đáp lại lời kêu gọi ấy? Chính là ông chủ tập đoàn Vạn Thiên – Cao Vạn Phát! Ông Phát gọi cho ta bằng số liên lạc mà ta ghi trên bài giới thiệu. Ông ta tỏ ra rất hứng thú với dự án và long trọng hứa rằng sẽ tài trợ hoàn toàn mọi chi phí cho ta, kể cả việc lo lót giấy tờ hoạt động từ phía chính quyền địa phương và mọi thứ thủ tục rườm rà khác.

Nam cau mày:

- Chỉ thế thôi ư thưa thầy? Ý em là ông ta không đỏi hỏi lợi ích gì từ việc này sao ạ?

- Không, tất nhiên là ông ta bắt ta phải hứa rằng nếu tìm được vài cổ vật gì đấy thì ông ta sẽ được hưởng lời một nửa từ việc này. Ta nghĩ bọn doanh nhân ấy chỉ quan tâm đến tiền thôi. Nhưng ta đã phải nhấn mạnh với ông ta rằng đây không hẳn là một cuộc đi tìm kho báu. Khả năng cao là chúng ta sẽ không tìm thấy gì ngoài một vài phế tích cổ. – Giáo sư Trọng Nhân nói.

Nam nói:

- Thầy chắc là mình đang đi đúng hướng chứ?

Giáo sư Trọng Nhân nói:

- Em đang nghi ngờ công sức của chúng ta sao?

Nam đáp:

- Không thưa thầy. Nhưng nếu tất cả những điều này là thật thì không khác gì thầy trò ta đang xé đi một vài trang sử của đất nước và viết lại nó trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người đâu.

Giáo sư Trọng Nhân nói:

- Họ có thể nghĩ đây chỉ là truyền thuyết hoặc truyện cổ tích của trẻ con. Nhưng sự thật vẫn chỉ có một. Và nó đang nằm ngay dưới chân chúng ta, Nam à.

Nói đến đây, một bóng người xuất ngoài cửa lều khảng khái bước vào. Đó là Đô Sẹo. Gã ta cầm một cái túi to đùng đặt mạnh xuống đất rồi nói:

- Đồ của lão yêu cầu đây! Chuyến bay bị hoãn nên đến muộn. Nhân tiện thì ông chủ Phát vừa gọi và hy vọng mọi chuyện sẽ xong trước thứ hai tuần sau. Ông ấy muốn cập nhật mọi tin tức có thể.

Giáo sư Trọng Nhân nói:

- Cảm ơn anh vì đã hộ tống mấy món đồ chơi đến giúp ta. Ta sẽ gửi mail cho ông Phát thường xuyên và trực tiếp nói chuyện với ông ấy. Dù sao thì người có trình độ nói vẫn tốt hơn. Bây giờ anh có thể ra ngoài được rồi.

Bị chửi xéo đến cứng họng, gã Đô Sẹo liếc hai thầy trò bằng một ánh nhìn rợn óc, vết sẹo trên mặt hắn động đậy trông càng khiếp hơn. Rồi hắn quay mặt, miễn cưỡng bỏ đi ra ngoài.

Nam lấy chiếc túi đến cho thầy, giáo sư mở ra và kiểm tra mấy món đồ của mình. Nam có thể nhìn thấy được đủ thứ dụng cụ dùng trong công tác khảo cổ chuyên nghiệp mà trước giờ cậu chỉ biết đến thông qua sách ảnh. Nam nói:

- Đúng là đi thực tế thì tốt hơn là chỉ ngồi đọc lý thuyết.

Giáo sư vừa làm vừa nói:

- Tập làm quen với mấy thứ này đi Nam, sau này sẽ còn nhiều thứ làm trò bất ngờ hơn nữa. Chúng ta làm công tác khảo cổ, chính là khám phá ra những thứ mà trước giờ chưa ai từng thấy hoặc đã bị lãng quên từ lâu. Và cuộc hành trình này sẽ chẳng bao giờ có hồi kết...

Kiểm tra xong, giáo sư quay sang mỉm cười và chốt một câu:

-... thật tốt khi được chia sẻ cùng em!

Bỗng dưng bên ngoài có tiếng xì xầm bàn tán. Không còn âm thanh ầm ĩ của những chiếc máy cơ giới nữa. Tất cả mọi người đều đổ xô chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra.

Giáo sư Trọng Nhân và Nam đều bất ngờ, Nam hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Cả hai liền vén tấm lều phóng ra ngoài. Tất cả các thợ nhân công đều ngưng tay và tập trung lại một chỗ.

Nam và giáo sư đều chưa khỏi sửng sốt. Giáo sư nói:

- Thật không ngờ là nhanh đến vậy.

Gã Đô Sẹo cũng bước đến hỏi:

- Có chuyện gì vậy?

Giáo sư nói:

- Dường như họ đã tìm thấy gì đó.

Một người tri hô lên:

- TÌM THẤY RỒI!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro