GIÓI THIỆU VỀ TAM GIỚI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.
Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.

Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.

Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.

Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư.

Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết. mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.
Sau khi Bàn Cổ chết, giữa Trời và Đất hoàn toàn trống trải. Về sau không biết bao nhiêu năm, lại xuất hiện Nữ Oa. Nữ Oa là một người sống giữa Trời Đất, cảm thấy quá vắng vẻ mới nghĩ tới việc tạo ra một số người để sống cùng với Bà. Bà dùng nước và đất sét vàng nặn thành người. Bà nặn một người đàn ông, rồi nặn một người đàn bà. Thật là kỳ lạ, bà nặn xong một người, thổi một hơi vào người đất, người đất đã biến thành một người biết nói biết cười. Những người này thành từng bầy sống quanh Nữ Oa, nhảy múa, gào thét. Gọi Nữ Oa là mẹ. Đây chính là thần thoại "Nữ Oa tạo người".
Những thần thoại này rất hoang đường, nhưng chúng ta cũng đọc được  một số thông tin. Thần thoại Bàn Cổ khai thiên lập địa nói rõ tổ tiên chúng ta tin rằng sức mạnh của con người là vĩ đại, con người có thể dùng lao động để cải tạo tự nhiên. Thần thoại Nữ Oa tạo người đã phản ánh cuộc sống của con người buổi đầu. Hiện tại chúng ta biết, lịch sử loài người còn tồn tại thời đại thị tộc mẫu hệ, lúc ấy, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống, con cái chỉ có thể nhận được mẹ của mình, không biết ai là cha. Thần thoại Nữ Oa có phải ảnh hưởng của xã hội mẫu hệ?

Tiếp theo thì có Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, rồi Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ thay Bàn Cổ.

Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng".

Cũng vào thời đó, có hai thần đực, cái thân hình hết sức to lớn, thần đực gọi là Tứ Tượng hay Khổng lồ, thần cái gọi là Nữ Oa.
Tứ Tượng muốn kết duyên với Nữ Oa, nữ thần bắt nam thần phải thi tài với mình, hẹn trong vòng ba ngày mỗi người xây một hòn núi thật cao, có thể đứng lên trên mà nhìn khắp cả mặt đất. Nếu núi của nam thần cao hơn thì nữ thần mới bằng lòng làm vợ chồng.
Nam thần ở Bắc, nữ thần ở Nam, hai bên đua nhau đắp núi. Tứ Tượng có một đôi thúng vĩ đại, có thể chứa được hàng nghìn đồi đất. Một chuyến thần đang gánh, thúng đứt dây làm đất đổ xuống thành chín cái đồi lớn.

Sau kỳ hạn làm xong, hai thần bèn trèo lên núi của nhau để xem núi nào cao hơn. Đứng trên núi của thần đực trông thấy được ra ngoài biển Đông xa đến các nước láng giềng. Còn đứng trên núi của thần cái, thì thấy rõ cả bốn phía chân trời. Nam thần thua cuộc, nữ thần bèn đạp đổ núi của Tứ Tượng xuống mà bảo hãy làm lại núi khác.
Núi của nữ thần ngày nay tương truyền còn dấu tích là núi Nam Giới ở Hà Tĩnh.
Thần đực lại ra sức đắp nhiều núi khác cho nữ thần bằng lòng. Do đó mà nhiều ngọn núi mọc lên từ Bắc chí Nam. Có những dấu chân lớn còn lưu lại trên đá ở vài núi miền Bắc và miền Trung mà về sau người ta cho đó là dấu chân của nam thần Khổng lồ.
Trước sự theo đuổi chí tình của nam thần, rốt cuộc nữ thần cũng vui lòng kết hôn.

Nói về hai thần đực cái, trong dân gian có câu ví về:

... bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng

... ông Tứ Tượng mười bốn con sào

để chỉ cơ thể vĩ đại của hai thần. Hai vị Tứ Tượng - Nữ Oa cũng được coi là thủy tổ của loài người
Ở miền bắc có ông Lộc Cộc - bà Tồ Cô, tuy là hai vị thần khổng lồ nhưng tính tình lại như trẻ con, hay chạy nhảy lung tung, làm đất lún tạo ra các đầm hồ, thung lũng. Như em bé thích nghịch cát xây nhà, hai ông bà thường thi nhau đắp núi, đào sông nghịch nước, buồn buồn thì cãi nhau gây ra những trận mưa bão. Trẻ trâu là thế nhưng hai vị cũng giúp tạo ra đồi núi, sông suối, đồng bằng và đất đai cho dân ở. Ông bà để lại trên sườn đồi, dưới đồng ruộng, trong ngách rừng những dấu chân khổng lồ, ở Kẻ Đồng, ở Chè Dọc, ở Phật Tích, Tiên Lát,... đâu đâu cũng có dấu chân ông bà. Trải qua mấy nghìn năm phá dạo, cuối cùng thì hai ông bà cũng chịu nghỉ ngơi. Bà Tổ Cô nằm trên bờ sông Đuống, từ thân thể bà hóa thành mười hai vị nữ thần, chia nhau đi khắp thế gian để dạy nghề, bảo trợ cho người dân, ví như Bà Chóa, Bà Chúa Vĩnh, Bà Chúa Ngọc hay Vua Bà,...

Theo truyền thuyết, Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa. tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tỉnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một "người" như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.
Nhưng Nữ Oa không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản. Nữ Oa còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

Nữ Oa truyền thuyết đã tạo ra nam và nữ, và vì thế bà trở thành vị nữ thần cho họ kết đôi với cuộc hôn nhân. Bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người. Phục Hy và Nữ Oa kết duyên với là cùng họ, nay Nữ Oa tạo ra con người bắt họ phải khác họ mới được lấy nhau; vì thế quy định khác họ mới kết hôn bắt đầu từ đây.

Nữ Oa là vị thần được dân gian sùng bái như một vị thần thuỷ tổ của loài người đã sáng tạo ra thế giới, vạn vật, kỳ tích nổi tiếng nhất của bà là Luyện thạch bổ thiên (luyện đá vá trời), và nặn đất tạo ra loài người, ); Sát Hắc long tế Kí châu (giết Hắc long giúp Kí châu);.... và quan trọng nhất là lập nên hôn nhân, là Nữ thần bảo trợ cho gia đình. Bà thường được mổ tả là đầu người thân rắn.
Thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa, hay Nữ Oa thị, Oa Hoàng, Nữ Hi thị, tục gọi là Nữ Oa nương nương, là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Quốc cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng.
Khi Côn Lôn hình thành thì Nữ Oa và Phục Hy cũng được sinh ra. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

Truyền thuyết ghi chép cho rằng Nữ Oa là vị thần sáng thế, bà vừa là em vừa là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng Ngũ Đế. Chữ Oa trong từ Nữ Oa tại Thời cổ đại là ý chỉ về một vị nữ thần. Nữ Oa còn là vị thần chính trong Vu Thần giáo.
Do là hình tượng thần thaọi tạo ra hôn nhân, vào thời Nhà Hán về sau, Nữ Oa và Phục Hy thường được tạo hình quyện vào nhau theo truyền thuyết về sự kết duyên của họ. Ngoài ra, Nữ Oa được tạo hình đang cầm Viên Quy , còn Phục Hy cầm Củ Xích tượng trưng cho hôn nhân quy củ.

Muốn giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là Sanh hoàng để thổi nhạc, món đồ này ngày nay gọi là Hồ lo tí. Ngoài ra, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác như Hoàng phiến

Theo căn cứ lịch sử Tam Hoàng Bổn Ký ghi chép trong Sử ký do Tư Mã Thiên soạn, câu chuyện về Nữ Oa vá trời như sau:
Ở trên thiên cung, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân thiên ma đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công đã bị Chúc Dung đánh bại, Cộng Công đụng vào vách Bất Chu Sơn ở phía tây. Núi này vốn là một cây trụ chống trời, đã bị Cộng Công húc làm gãy. Trụ trời bị gãy sụp, nước của thiên hà rơi xuống trần gian. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời. Nữ Oa đã bay lên khắp nơi thiên, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ viên đá ngũ sắc, bà đã lấy đá ngũ sắc vá lại bầu trời. Từ lúc đó nước trên thiên cung không còn chảy xuống trần gian gây họa dân chúng.

Nữ Oa Vá Trời là truyền thuyết rất nổi tiếng.Trong ttruyền thuyết này Nữ Oa vì muốn vá trời đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc, sau đó đã sử dụng 36500 viên đá ngũ sắc vá trời, trừ lại một viên chưa dùng.
Viên chưa dùng đó sau khi trợ giúp Khương Tử Nha trong Phong Thần Diễn Nghĩa đã rơi vào tay tiểu công chúa của Nam Hải cô ấy dùng sức mạnh của đá Ngũ Sắc tu luyện nâng cao pháp lực và cứu vớt chúng sinh
Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách sỏ một sợi giây phép vào mũi Ngưu vương. Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của Trung Hoa sau này.
Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Sơn thần hoàn tất chỉ trong một đêm.
Theo ghi chép của Sơn hải kinh, Nữ Oa tại nhục thân sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần. Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà, vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn. Theo truyền thuyết Nữ oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa, vì vậy huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành.
=> đây là tích về sự hình thành tam giới và tích Nữ Oa Phục Hy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro